Xu Hướng 3/2023 # Bến Tre: Điểm Nhấn Trong Phát Triển Du Lịch? # Top 6 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bến Tre: Điểm Nhấn Trong Phát Triển Du Lịch? # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Bến Tre: Điểm Nhấn Trong Phát Triển Du Lịch? được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(TBMK) – Theo đánh giá của các chuyên gia tư vấn về hiện trạng ngành du lịch tỉnh Bến Tre, hạn chế chủ yếu là chưa xác định được sản phẩm du lịch đặc thù để tập trung xây dựng tạo nên thương hiệu du lịch.

Từ những điều kiện về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, thời gian qua, Bến Tre đã khai thác mạnh loại hình du lịch sinh thái, những năm gần đây phát triển mạnh thêm du lịch homestay, được du khách nước ngoài ưa thích. Các địa phương khai thác tốt để làm du lịch sinh thái như các xã cánh Đông huyện Châu Thành (Tân Thạch, Tân Phú, An Khánh…); cánh Nam TP. Bến Tre (Nhơn Thạnh, Phú Nhuận, Mỹ Thạnh An); Chợ Lách; Cồn Bửng (xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú)…

Một số các dự án lớn nhằm xây dựng điểm du lịch đặc thù của Bến Tre cũng đã được triển khai. Có thể kể đến như: Dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre” tại Thạnh Phú; Dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng với loại hình du lịch homestay kiểu mới tại Bến Tre”; Đề án Làng Văn hóa du lịch Chợ Lách. Đối với các giá trị về văn hóa, lịch sử thì Bến Tre được xem là khai thác chưa thực sự có hiệu quả. Trong khi đó, Bến Tre lại có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt là Di tích Đồng khởi (Mỏ Cày Nam), Di tích Mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (Ba Tri).

Tuy nhiên, giữa các điểm du lịch trong tỉnh cũng còn thiếu tính liên kết, trùng lặp sản phẩm. Khai thác du lịch sinh thái tuy mạnh nhưng chưa tạo được nét riêng. Điều này khiến cho việc định hình vị trí và xây dựng thương hiệu du lịch xứ Dừa trong khu vực ĐBSCL còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực làm du lịch cũng còn là một vấn đề mà ngành chức năng phải trăn trở khi hầu như các điểm kinh doanh du lịch đều là tự phát, người dân tham gia làm du lịch chưa có kiến thức, kỹ năng bài bản…

Qua các đợt tham vấn ý kiến giữa ngành chức năng, doanh nghiệp du lịch với các chuyên gia tư vấn, các ý tưởng kỳ vọng cho ngành du lịch của Bến Tre cũng đã dần hình thành. Tầm nhìn cho 10 năm tới và xa hơn chính là phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Muốn như vậy, cần sắp xếp, tổ chức lại hoạt động. Vấn đề quy hoạch, phát triển du lịch cần được đặt trong quy hoạch phát triển du lịch chung của khu vực ĐBSCL. Mục tiêu đặt ra là Bến Tre trở thành điểm đến lý tưởng của khu vực ĐBSCL, phát triển một nền du lịch xanh, thân thiện, mang tính đặc thù của khu vực.

Ông Trương Quốc Phong – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre cho rằng, việc xây dựng sản phẩm du lịch của tỉnh cần làm nổi rõ thế mạnh đặc thù của địa phương, định hướng phát triển du lịch lấy dừa làm chủ đạo, du lịch gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Theo tham vấn ý kiến của các chuyên gia tư vấn, việc xây dựng sản phẩm du lịch của tỉnh có thể xác định thành 4 cụm chủ đạo. Đó là: cụm du lịch sinh thái trải nghiệm (khu vực Châu Thành, TP.Bến Tre, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam), du lịch giải trí, nghỉ dưỡng ven biển Thạnh Phú, cụm tour du lịch văn hóa tâm linh Ba Tri – Bình Đại, cụm du lịch MICE tại TP.Bến Tre, Châu Thành. Tại mỗi cụm, cần có sự đầu tư thích đáng hơn cho các điểm đã có cũng như đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, giao thông, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cho truyền thông quảng bá du lịch…

Điểm Nhấn Trong Phát Triển Du Lịch Của Thành Phố Kon Tum

Thành phố Kon Tum có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các DTTS. Đó là các lễ hội văn hoá truyền thống; cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc; ẩm thực, trang phục độc đáo cùng với nhiều nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, làm rượu ghè, đan lát… Ở các làng, người dân vẫn còn giữ được số công trình kiến trúc mang đặc trưng như nhà rông, nhà sàn, nhà nguyện.

Bên cạnh đó, tại các vùng đồng bào DTTS còn có nhiều hệ thống sông, suối chảy qua gắn kết với địa hình đồi núi, rừng cây và rẫy của người dân tạo ra cảnh quan thiên nhiên hài hòa, hội tụ đầy đủ các yếu tố cảnh quan chung của vùng đất Tây Nguyên… Đây là điều kiện và là cơ hội để thành phố khai thác, đưa du lịch cộng đồng phát triển nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, cộng đồng xã hội, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS.

Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền của thành phố đã quan tâm chỉ đạo các ngành, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về văn hóa, con người của vùng đất Tây Nguyên nói chung và thành phố Kon Tum nói riêng với khách du lịch và bạn bè thế giới. Thành phố tích cực triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Kon Ktu (xã Đăk Rơ Wa) và hiện đang tiếp tục mở rộng ra một số thôn, làng ở xã Ngọc Bay. Đồng thời, địa phương cũng đẩy mạnh việc khôi phục, bảo tồn các ngành nghề truyền thống để phục vụ du lịch cộng đồng; duy trì các sản phẩm sẵn có và xây dựng mới các sản phẩm du lịch đặc sắc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của du khách…

Tính đến nay, chỉ riêng tại làng Kon Ktu có khoảng 40 người tham gia tổ chức các hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch cộng đồng, 20 lao động tham gia phục vụ du lịch theo tính chất mùa vụ. Trong làng đã có 1 cơ sở lưu trú của Công ty TNHH Sinh thái Miền Cao và hơn 10 hộ gia đình cung cấp dịch vụ homestay.

Các doanh nghiệp, công ty lữ hành tổ chức những tour du lịch 1 ngày đối với hoạt động trải nghiệm tại cộng đồng làng Kon Ktu; tour 2 ngày 1 đêm gồm trải nghiệm tại cộng đồng làng Kon Ktu và kết nối với các làng DTTS ở xã Ia Chim, Ngọc Bay, các điểm du lịch trong nội thị như Nhà thờ gỗ, cầu treo – nhà rông Kon Klor hay kết nối với các điểm du lịch cộng đồng tại các huyện Ngọc Hồi, Kon Plông…

Đặc biệt, các doanh nghiệp và các hộ gia đình người DTTS đã biết liên kết để phục vụ các đoàn khách du lịch đến tham quan, lưu trú, trải nghiệm thực tế, mang lại sự hài lòng cho du khách cũng như giúp người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập.

Tham gia du lịch cộng đồng, du khách tham quan được tìm hiểu về kiến trúc nhà rông, nhà sàn; tìm hiểu cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của đồng bào; cùng chế biến và thưởng thức những món ăn mang đậm phong vị của người địa phương như cơm lam, gà nướng, cá sông nướng trên than củi và trong ống lồ ô, măng le, lá mì, rau rừng; hòa mình vào không gian cồng chiêng Tây Nguyên…

Sự độc đáo, mới lạ đó đã khiến cho loại hình du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào DTTS ở thành phố Kon Tum hấp dẫn, lôi cuốn du khách. Nhờ đó, mỗi năm, thành phố đã đón khoảng 70.000 lượt khách đến tham quan và tham gia trải nghiệm các hoạt động du lịch cộng dồng, phần đông là du khách quốc tế đến từ các nước như Pháp, Thuỵ Điển, Mỹ…

Phát triển du lịch cộng đồng cũng đã góp phần vào việc cải thiện đời sống người dân. Thu nhập của người dân không chỉ đến từ những việc chuyên nghiệp như đưa đón khách đi tham quan, cho thuê nhà ở, làm hướng dẫn viên cho du khách, mà còn cả từ những hoạt động bên lề như tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp do người dân làm ra, bán các loại đồ lưu niệm từ thổ cẩm, đan lát… Qua đó, góp phần tạo ra động lực để người dân tự giác bảo tồn, gìn giữ và quảng bá những giá trị, sản phẩm văn hoá đặc trưng của người dân địa phương.

Thành phố Kon Tum phấn đấu đến năm 2020, du lịch cộng đồng sẽ trở thành thành phần kinh tế quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; tạo ra nhiều việc làm cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong các làng đồng bào DTTS gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống; hướng tới xây dựng thành phố trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Để thực hiện mục tiêu này, thành phố đã đề ra những giải pháp quan trọng như: Huy động các nguồn lực xã hội tham gia phát triển du lịch; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về vùng đất – con người – văn hóa của địa phương đến với du khách trong và ngoài nước; tăng cường công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc. Thành phố cũng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh để triển khai Đề án xây dựng điểm du lịch cộng đồng làng Kon Ktu (xã Đăk Rơ Wa). Ngoài ra, thành phố Kon Tum cũng sẽ chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác quản lý các hoạt động du lịch; tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân tại các điểm, vùng phát triển du lịch cộng đồng…

Quyết Tâm Phát Triển Du Lịch Thành Phố Bến Tre

Mãi đến những năm 2000 – 2004 thì nhu cầu phát triển về du lịch trên địa bàn huyện Châu Thành, tại các xã như Tân Thạch, Quới Sơn dần dần tự phát do những nhà lữ hành đặt tại Tiền Giang qua xây dựng cùng người dân nơi đây những điểm dừng chân tham quan và từng bước mở rộng trên nhiều xã lân cận; nhưng vẫn mang tính tự phát.

Năm 2009, cầu Rạch Miễu hoàn thành đưa vào lưu thông, một cơ hội cho du lịch phát triển cũng như cơ hội cho những nhà đầu tư để mắt đến du lịch Bến Tre đầy tiềm năng phát triển. Lúc bấy giờ nhiều lữ hành bắt đầu phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch, điểm dừng chân tại 3 xã Nam TP. Bến Tre (Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh và Phú Nhuận).

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư cũng đón đầu cơ hội về với Bến Tre trước và sau thời điểm này để đầu tư xây dựng nhiều cơ sở lưu trú tầm một sao, ba sao và hiện nay có khách sạn bốn sao; cùng nhiều điểm dừng chân mới. Đồng thời nhiều công ty lữ hành mở ra và có nhiều chương trình, nhiều tour, tuyến phân tỏa trên địa bàn toàn tỉnh và các tỉnh lân cận cũng như những tour từ Bến Tre đi các nước.

Đặt biệt là đón nhận được nhiều du khách từ các nước trên thế giới đến với Bến Tre; họ rất thích cảnh quan sông nước miệt vườn của Nam TP. Bến Tre; tỷ lệ khách quốc tế đạt 40,4% trong tổng lượt khách là 88.500 lượt của năm 2015.

Hiện tại trên địa bàn TP. Bến Tre có 10 công ty lữ hành du lịch, 13 điểm dừng chân du lịch, 50 sơ sở lưu trú, 9 nhà hàng lớn đủ đáp ứng yêu cầu du khách từ thấp đến cao cấp, trong đó có 3 nhà hàng khách sạn 1 sao, hai nhà hàng khách sạn 3 sao và một nhà hàng khách sạn đạt chuẩn 4 sao.

Đặt biệt là có loại hình du lịch homestay kết hợp tour du lịch sinh thái sông nước miệt vườn trên ba xã Nam TP.Bến Tre.

Những thành quả đạt được bước đầu trong phát triển du lịch bởi được sự quan tâm của cấp lãnh đạo thành phố trong thời gian qua; hệ thống hạ tầng từng bước được đầu tư theo hướng xanh – sạch – đẹp, tạo ấn tượng đẹp cho du khách khi đến thành phố Bến Tre.

Cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư, tôn tạo và nâng chất rõ nét, đáp ứng được thị hiếu của phân khúc thị trường khách đến.

Thành phố Bến Tre để trở thành trung tâm phát triển du lịch của tỉnh nhằm lan tỏa đến các huyện để có nhiều tour, tuyến, điểm du lịch,… bước đầu đã có sự phát triển tốt, tuy nhiên vẫn có một số hạn chế như:

Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ

Việc đầu tư hạ tầng cho hoạt động du lịch như cầu tàu, bãi đậu xe, trạm thông tin hướng dẫn khách du lịch chưa có để đáp ứng nhu cầu còn chậm so với lượng khách đến Bến Tre hiện nay;

Sản phẩm du lịch chưa đa dạng và tạo hấp dẫn để thu hút khách và giữ chân khách dài ngày.

Công tác quảng bá về du lịch của các phòng ban chuyên môn, đặt biệc là cán bộ chuyên trách về công tác phát triển du lịch chưa thật sự quan tâm, chưa nắm bắt sự phát triển du lịch của tỉnh nói riêng, của cả nước nói chung dẫn đến hạn chế trong việc thu hút du khách du lịch cũng như chưa thu hút được nhà đầu tư ngoài tỉnh nhiều.

Từ những nhận định trên, định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp kịp thời để giữ gìn và khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên đầy tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, dịch vụ đa dạng, có chất lượng hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu khách trong và ngoài nước đến Bến Tre, góp phần cho sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố nói riêng, tỉnh Bến Tre nói chung.

Mục tiêu khách du lịch đến TP. Bến Tre tăng bình quân 13%/năm,

tính đến năm 2020 lượng khách đạt 361.500 lượt; doanh thu từ du lịch tăng bình quân 14%/năm,

đến năm 2020 doanh thu đạt 315 tỷ đồng;

phấn đấu tăng thêm 10 cơ sở, điểm dừng chân mới.

Đây là mục tiêu kế hoạch phát triển du lịch thành phố Bến Tre đặt ra cho giai đoạn 2016-2020 mà ngành du lịch TP. Bến Tre cần phải tập trung phấn đấu, quan tâm đến tuyên truyền quảng bá, tạo nhiều sản phẩm đặc thù, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ khách du lịch, trước tiên là lực lượng quản lý du lịch phải có kiến thức du lịch thì mới hoàn thành kế hoạch đạt chỉ tiêu đề ra.

Thành phố đã có kế hoạch phát triển đa dạng sản phẩm du lịch; khảo sát du khách đến để nắm bắt xu hướng phát triển phù hợp; xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất dành cho du lịch; phát triển hạ tầng phục vụ du lịch như 2 bến thủy nội địa, 1 bãi đậu xe khách du lịch, 1 nhà chờ công cộng tại phía Nam TP. Bến Tre; nâng cấp hệ thống giao thông liên tổ, liên ấp của 3 xã Phú Nhuận, Nhơn Thạnh và Mỹ Thạnh An thành một tour du lịch liên hoàn với loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn xứ dừa kết hợp với loại hình du lịch homestay; khai thác tốt các tiềm năng, phát huy thế mạnh mang nét đặt thù riêng trên các loại hình du lịch trên địa bàn thành phố làm điểm nhấn cho du lịch toàn tỉnh.

Thành phố cũng đặt ra việc liên kết tuyến du lịch về các huyện trong tỉnh, tuyến liên tỉnh để xúc tiến cùng các công ty lữ hành nhằm giữ chân khách dài ngày tại Bến Tre; đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá du lịch; triển khai các dự án đầu tư phát triển du lịch trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố từ nay đến năm 2020; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực trong hoạt động quản lý, kinh doanh, dịch vụ du lịch.

Những vấn đề cơ bản đặt ra về định hướng phát triển du lịch của thành phố Bến Tre, hy vọng đến năm 2020 hình ảnh điểm đến, sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng riêng vừa đô thị, vừa miệt vườn của xứ dừa sẽ đáp ứng yêu cầu du khách ở nhiều phân khúc thị trường; đồng thời cũng sẽ là trung tâm phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo Lê Luông Du lịch Miền Phù Sa sưu tầm

NHỮNG TOUR DU LỊCH BẾN TRE TIỀN GIANG ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT

Du Lịch Bến Tre Phát Triển Chưa Tương Xứng Tiềm Năng

Ông Nguyễn Văn Đức phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre phát biểu tại hội thảo.

Dự hội thảo có Trần Ngọc Tam phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Nguyễn Văn Đức phó Chủ tịch UBND tỉnh, TS. Lê Thanh Phong phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội du lịch ĐBSCL, TS. Trần Ái Cầm phó Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Theo ông Nguyễn Văn Đức phó Chủ tịch UBND tỉnh nhìn nhận, thực tế du lịch Bến Tre phát triển chậm, chưa xứng với tiềm năng hiện có. Lượng khách du lịch đến Bến Tre tăng về số lượng, nhưng doanh thu từ hoạt động du lịch chưa cao. Theo ông Đức nhiều sản phẩm du lịch còn đơn điệu, dịch vụ du lịch còn thấp, chưa kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến Bến Tre.

Thời gian qua, tuy ngành du lịch Bến Tre có thúc đẩy hoạt động du lịch nhưng chưa mang tính đột phá.

Cũng theo phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, hướng phát triển du lịch của tỉnh là cung cấp các sản phẩm du lịch cho tất cả du khách trong cũng như ngoài nước. Bến Tre tập trung phát triển các sản phẩm du lịch tiềm năng bao gồm: cụm du lịch sinh thái và trải nghiệm văn hóa, cụm du lịch nghỉ dưỡng ven biển, cụm du lịch tâm linh, cụm loại du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm (MICE);….

Trong đó, tỉnh dự kiến sẽ hình thành các khu, điểm du lịch trọng điểm tại huyện Châu Thành; khu du lịch Sân chim Vàm Hồ; khu du lịch tại huyện Chợ Lách và khu du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Thạnh Phú.

“Hội thảo là dịp để chúng ta cùng đánh giá thực trạng, tiềm năng và cơ hội để đưa du lịch Bến Tre trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, tăng cường hợp tác, kết nối để khơi dậy và phát huy đúng tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực để phát triển. Gắn kết du lịch Bến Tre với du lịch trong khu vực ĐBSCL và các tỉnh, thành khác trên cả nước”.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Tại hội thảo, đại biểu đã trình bày tham luận với các nội dung xoay quanh việc phát triển du lịch Bến Tre và ĐBSCL như: Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hợp lý để phát triển du lịch Bến Tre có trách nhiệm theo hướng bền vững; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ĐBSCL; Bến Tre cần làm cuộc cách mạng công nghệ 4.0; xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của Bến Tre; kết nối với các tỉnh ĐBSCL để khai thác du lịch đường sông, kết nối tuyến sông Mekong phát triển mạnh du lịch Bến Tre.

Đến năm 2020, tỉnh Bến Tre tiếp tục thực hiện các giải pháp trọng tâm, để cải thiện chất lượng bộ mặt của tỉnh đến năm 2025, các khu du lịch tâm linh đi vào hoạt động. Triển khai đồng bộ giải pháp phát triển nông nghiệp, tạo ra nhiều khu du lịch sinh thái đi vào hoạt động. Nông nghiệp sẽ gắn kết, tích hợp với du lịch để phát triển đồng bộ 2 lĩnh vực trong tổng thể.

Dự kiến đến năm 2045, các khu du lịch nghỉ dưỡng biển đi vào hoạt động, hệ sinh thái du lịch hoàn chỉnh với đa dạng các loại hình giải trí, nghỉ dưỡng, tâm linh thiết lập hội nghị, hội thảo, triển lãm lịch sử văn hóa và du lịch. Các dịch vụ du lịch kèm theo được cải thiện để đưa hình ảnh Bến Tre được rộng rãi đến bạn bè, du khách trong và ngoài nước.

Hội thảo đã diễn ra lễ ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa Sở văn hóa, thể thao và du lịch với trường đại học Nguyễn Tất Thành, Hiệp hội Ẩm thực văn hóa Việt Nam, Công ty Vietravel, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trọng Điểm – Focus Travel.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bến Tre: Điểm Nhấn Trong Phát Triển Du Lịch? trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!