Xu Hướng 6/2023 # Bia Sagota Thành Thương Hiệu Đồ Uống Tiêu Biểu Của Du Lịch Việt Nam # Top 12 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bia Sagota Thành Thương Hiệu Đồ Uống Tiêu Biểu Của Du Lịch Việt Nam # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Bia Sagota Thành Thương Hiệu Đồ Uống Tiêu Biểu Của Du Lịch Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã chọn bia SAGOTA của Công ty CP Tập đoàn bia Sài Gòn – Bình Tây được làm từ 100% lúa mạch nhập khẩu, không sử dụng chất bảo quản là sản phẩm phục vụ khách du lịch.

Đối với các nước có du lịch phát triển, đồ uống luôn được du khách quan tâm và nhiều đồ uống đã trở thành thương hiệu quốc gia như: Sake của Nhật Bản, rượu Soju của Hàn Quốc, bia Heineken của Hà Lan… Để phát triển nhanh, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, việc xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam, trong đó có ẩm thực là rất cần thiết.

Để triển khai xây dựng thương hiệu đồ uống Việt Nam, phục vụ cho khách du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Hiệp hội Du lịch các tỉnh, TP triển khai việc sử dụng bia SAGOTA trong các hoạt động đối ngoại, các sự kiện du lịch tại địa phương và sử dụng logo SAGOTA trong các ấn phẩm quảng bá du lịch của mình, từng bước đưa bia SAGOTA trở thành thương hiệu đồ uống tiêu biểu của du lịch Việt Nam.

Vừa qua Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã chọn bia SAGOTA của Công ty CP bia Sài Gòn – Bình Tây, sản phẩm trong nước có chất lượng cao tương đương với bia Heineken, được làm từ 100% lúa mạch nhập khẩu, không sử dụng chất bảo quản là sản phẩm phục vụ khách du lịch.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Công ty CP bia Sài Gòn – Bình Tây triển khai một chiến dịch tuyên truyền giới thiệu rộng rãi đồ uống này cho du khách du lịch quốc tế và nội địa với Slogan “SAGOTA – Bia của Du lịch Việt Nam”.

Theo nguồn: http://cand.com.vn/Xa-hoi/Bia-SAGOTA-thanh-thuong-hieu-do-uong-tieu-bieu-cua-du-lich-VN-221898/

Những Lợi Ích Của Việc Đăng Ký Bảo Hộ Thương Hiệu Tại Việt Nam

Để có một thương hiệu riêng, đó là cả một quá trình đầu tư công sức và tiền bạc của doanh nghiệp để xây dựng hình ảnh, uy tín, nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện dịch vụ. Như vậy, vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam là một trong những điều đặc biệt quan trọng mà các doanh nghiệp cần làm để bảo vệ thương hiệu của mình.

Như thế nào là thương hiệu?

Đó là tổng hòa tất cả thông tin về một sản phẩm, dịch vụ hay của một công ty được truyền đạt tới người tiêu dùng bằng tên gọi hoặc các dấu hiệu nhận biết khác như logo hoặc hình tượng….

Thương hiệu có thể được đăng ký bảo hộ dưới dạng: logo, mẫu thiết kế, chữ…Một thương hiệu có nổi tiếng, có uy tín, có đáng tin cậy hay không đều từ những trải nghiệm và đánh giá của khách hàng trên thị trường.

Như vậy thương hiệu thể hiện cho linh hồn và thể xác của một doanh nghiệp. Cho ta thấy doanh nghiệp đó đã đưa lại cái nhìn như thế nào cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ và sản phẩm của họ.

Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là điều cần thiết phải làm. Vấn đề này ngày càng được quan tâm đúng mức ở nước ta, bởi nó mang lại những lợi ích to lớn và thiết thực.

Thứ nhất, một thương hiệu được pháp luật bảo hộ sẽ tạo niềm tin cho khách hàng và chủ đầu tư về uy tín, chất lượng và hình ảnh tích cực công ty. Họ có thể yên tâm sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc đầu tư vào doanh nghiệp đó.

Khi đó sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Chỉ khi họ có sự tin tưởng vào thương hiệu đã được pháp luật bảo hộ học mới sẵn sàng đầu tư. Bởi vì việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của nhà đầu tư.

Thứ hai, đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam đồng nghĩa với việc pháp luật sẽ bảo vệ thương hiệu đó. Điều này giúp ngăn chặn những hành vi xâm phạm làm tổn hại tới uy tín thương hiệu. Hành vi xâm phạm có thể bị áp dụng biện pháp hành chính, dân sự, hình sự để nhằm xử phạt, ngăn ngừa, khắc phục hậu quả và bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

Để tạo dựng được một thương hiệu mạnh trên thị trường là điều không phải ai cũng làm được. Cần cả một quá trình phấn đấu, giữ gìn và cải thiện hình ảnh thông qua sản phẩm và dịch vụ.

Đồng thời phải đầu tư cho các chiến dịch marketing nhằm quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng. Vì vậy, đăng ký bảo hộ thương hiệu có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mang thương hiệu đó và bảo vệ công sức, quá trình cố gắng xây dựng thương hiệu của họ.

Hậu quả của việc không đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam

Những năm gần đây, nước ta thúc đẩy phát triển thương mại, xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Nếu hàng hóa của một thương hiệu chưa được đăng ký sẽ khó khăn hơn trong việc xuất khẩu hàng ra những thị trường khó tính. Đồng thời, khi xuất ra nước ngoài sẽ dễ bị giả, nhái và ăn cắp thương hiệu. Điều này khiến thương hiệu Việt Nam bị mất uy tín và bị chiếm mất thị trường ngoại địa.

Thêm vào đó, việc sản xuất sản phẩm, dịch vụ giả, nhái thương hiệu khác sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, dẫn tới thiệt hại cho doanh nghiệp và khó thu hút đầu tư.

Người tiêu dùng gặp khó khăn khi chọn hàng hóa, dịch vụ trên thị trường vì lo sợ mua phải hàng giả, hàng nhái trôi nổi trên thị trường.

Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp tới quý bạn đọc những thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề lợi ích của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam. Đây là việc làm đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thương Hiệu Du Lịch Và 4 Mẹo Xây Dựng Một Thương Hiệu Thành Công

Xây dựng thương hiệu luôn là bài toán hao tốn nhiều thời gian, nỗ lực và rất tốn kém, và tất nhiên không phải là một điều gì đó nhỏ bé và dễ dàng để mọi doanh nghiệp du lịch đều có thể tạo dựng. Nhưng với các kỹ thuật và phương pháp phù hợp, bạn hoàn toàn có thể xây dựng một thương hiệu mang lại giá trị vượt trội hơn so với chi phí xây dựng.

Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu du lịch.

Thương hiệu mang lại giá trị gì cho hoạt động du lịch – lữ hành của bạn? 1.Thương hiệu xác định cá tính doanh nghiệp

Thương hiệu có thể là yếu tố trực quan, thông qua tiếng nói và hình ảnh giúp xác định bản sắc riêng của tour và hoạt động của bạn.

Trực quan: Thương hiệu là một trong những công cụ trực quan chính có thể giúp khán giả xác định doanh nghiệp của bạn. Hãy thử suy nghĩ xem mọi người ở mọi nơi có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu Coca Cola như thế nào.

Thông điệp: lời nói, dòng chữ hoặc thâm chí sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông đại chúng có thể giúp xác định tiếng nói của một thương hiệu.

Về hình ảnh: mọi tương tác của khán giả với thương hiệu phản ánh cá tính của bạn, cho dù khán giả đang tương tác với nhân viên hay website của bạn. Lululemon là một thương hiệu luôn đào tạo các nhân viên bán lẻ có cung cách thân thiện đề thể hiện bản sắc thương hiệu với khách hàng.

2.Thương hiệu mang lại lợi thế cạnh tranh.

Thương hiệu là một yếu tố quan trọng nâng cao lợi thế cạnh tranh:

-Thương hiệu nắm giữ giá trị cho khách hàng

-Thương hiệu luôn tốn nhiều thời gian và kinh phí để xây dựng

-Thương hiệu rất khó bị đạo nhái.

Đáp ứng thị trường là một ví dụ về sự khác biệt giữa các thương hiệu để tạo ra lợi thế canh tranh.

H&M được biết đến là một thương hiệu nhanh chóng xây dựng diện mạo mới trên đường đua và trong các cửa hàng của họ. Để làm được điều đó, H&M đã đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng các kênh phân phối, marketing, thiết kế,…

Điều đó đã mang lại cho H&M một lợi thế cạnh tranh không dễ dàng sao chép được từ các thương hiệu không có nguồn lực tương đương.

3.Thương hiệu là tài sản

Mỗi khách hàng lựa chọn sử dụng thương hiệu đều vì nhiều lý do:

-Khách hàng có cảm giác trung thành với thương hiệu

-Khách hàng có xu hướng đầu tư vào những gì thương hiệu đại diện

-Khách hàng biết được những gì có thể mong đợi từ thương hiệu

Apple được biết đến với việc sản xuất những sản phẩm công nghệ thân thiện với người dùng, kiểu dáng đẹp, đầy tính sáng tạo và mức giá cao. Tuy nhiên, những gì Apple thực sự bán không chỉ là máy tính. Đó là một phong cách sống tối giản, nghệ thuật, sáng tạo mà hàng triệu người trên thế giới cùng yêu thích.

Điều này đã tạo ra những khách hàng thân thiết có mối liên hệ cảm xúc với Apple mạnh đến nỗi họ không bao giờ nghĩ đến việc sử dụng sản phẩm của một thương hiệu khác.

4.Thương hiệu thiết lập sự mong đợi

Thương hiệu tạo nên kỳ vọng cho khach hàng và nhân viên:

-Khách hàng: việc xây dựng một thương hiệu tốt sẽ tạo cho khách hàng ý tưởng về sự mong đợi những gì thương hiệu mang lại

-Nhân viên: Xác định một thương hiệu rõ ràng sẽ giúp đội ngũ nhân viên có động lực và định hướng hoạt động tốt.

Ví dụ: Google

Google được biết đến với tính đổi mới và sáng tạo và tất nhiên, khách hàng luôn mong đợi những sản phẩm mang tính đổi mới và sáng tạo từ họ. Để tạo ra những sản phẩm/ dịch vụ như vậy, Google cung cấp cho đội ngũ nhân viên của họ môi trường làm việc có cùng đặc điểm: tính sáng tạo.

Làm thế nào để xác định thương hiệu của bạn

Trước khi bắt đầu thiết kế và tạo ra các biểu tượng, kênh marketing,v.v thì điều quan trọng nhất là xác định tầm nhìn tổng thể và định hướng cho thương hiệu. Định nghĩa:

– Ai: Ai sẽ tạo nên thương hiệu của bạn? Khách hàng của bạn là ai?

– Có gì: Sứ mệnh của công ty bạn là gì? Công ty du lịch – lữ hành của bạn mang lại lợi ích gì cho xã hội? Những phẩm chất, giá trị, cảm xúc nào bạn muốn gắn liền với thương hiệu của mình.

– Thời điểm: khi nào bạn muốn bắt đầu xây dựng thương hiệu

– Cách thức marketing và khuếch chương hình ảnh thương hiệu? Thông điệp của thương hiệu là gì? Ý tưởng thiết kế logo tốt nhất gắn với thương hiệu là gì?

Hãy nhớ rằng, quá trình xây dựng một thương hiệu rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, hãy dành thời gian suy nghĩ từng yếu tố.

Các yếu tố tạo nên thương hiệu

Hãy hiểu rằng, mọi trải nghiệm khách hàng, hãy làm cho nó thật nhất quán và tích cực.

Tính cách thương hiệu cần được phản ánh qua thông điệp, thiết kế và mọi yếu tố khác trong thương hiệu.

Dove có tính cách phản ánh sự lành mạnh, lòng tốt, đạo đức và sự thuần khiết.

3.Thiết kế:

Logo: Logo là hình ảnh liên kết trực tiếp với thương hiệu của bạn để khách hàng lựa chọn.

Màu sắc: mỗi màu sắc gợi nên cảm xúc khác nhau ở mỗi người. Bạn nên chọn sơ đồ màu sắc phù hợp nhất với tính cách thương hiệu của mình.

Phông chữ: những gợi ý, liên tưởng hoàn hảo về tính cách thương hiệu của bạn.

4.Hình ảnh

Hình ảnh thông thường đều được thiết kế, nhưng đối với các nhà điều hành tour du lịch hoặc hoạt động, hình ảnh và nhiếp ảnh là một yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực du lịch.

Khách hàng tiềm năng không thể ngồi 1 nơi và cảm nhân dịch vụ về 1 tour du lịch bạn cung cấp, họ sẽ không thể cảm nhận được những trải nghiệm họ có thể có tuyệt vời đến đâu. Vì lý do này, các nhà khai thác du lịch hoặc hoạt động nên đầu tư vào hình ảnh chất lượng cao tạo cảm giác truyền tải trải nghiệm tour du lịch tuyệt vời.

Mỗi thương hiệu du lịch nên có những loại hình ảnh:

–Hero Photo: Hình ảnh nổi bật nhất trong website để thu hút sự chú ý của khách hàng.

–Activity Photos: cung cấp những hình ảnh khác nhau về những hoạt động khách hàng có thể trải nghiệm trong mỗi tour.

–Unique Photo: Hình ảnh khiến bạn nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh. Điều gì tour du lịch của bạn cung cấp thêm cho khách hàng tạo một trải nghiệm đặc biệt hơn.

–Team Photo: đăng hình ảnh công ty bạn để cá nhân hóa thương hiệu của bạn.

Ví dụ: Travel Noire:

Travel Noire – một dịch vụ đặt tour du lịch – có một Instagram đầy đủ hình ảnh đẹp, chất lượng cao về những trải nghiệm họ cung cấp cho khách hàng.

5.Tương tác

Dịch vụ khách hàng luôn luôn quan trọng trong bất kỳ ngành công nghiệp dịch vụ nào. Đối xử với khách hàng theo cách bạn muốn họ đối xử với thương hiệu của mình,

Sony muốn cung cấp cho khách hàng tất cả những tương tác dễ chịu, dễ dàng và không lo lắng.

Dòng sản phẩm của Sony như thế nào để tạo cho khách hàng trải nghiệm thú vị?

Sony có hơn 3500 trung tâm dịch vụ khách hàng trên toàn thế giới để có thể trợ giúp khách hàng bất cứ khi nào họ cần và ở bất cứ đâu!

Sony cũng nỗ lực thiết kế các sản phẩm của mình thân thiện với người dùng để bạn chế khả năng họ phải yêu cầu hỗ trợ.

Là một doanh nghiệp du lịch – lữ hành, bạn có thể tạo ra một chiến lược thương hiệu tập trung vào khách hàng.

4 mẹo để xây dựng thương hiệu du lịch thành công

Tại sao phải tạo ra nhiều thương hiệu để thu hút khách hàng trong khi bạn có thể tạo ra một thương hiệu làm được tất cả điều đó? Hãy thực hiện ngay 4 mẹo sau đây để xây dựng thương hiệu du lịch thành công. 1.Là bản gốc, không sao chép

Việc là bản sao của một thương hiệu lớn sẽ:

– Khách hàng sẽ lướt qua bạn và cảm thấy không tin tưởng

– Và sự thật, điều đó rất khó thực hiện, vì mỗi thương hiệu lớn đều đầu tư rất nhiều thời gian, năng lượng và tiền bạc để xây dựng một thương hiệu không dễ dàng có thể bí ao chép.

Hãy dành thời gian xây dựng hình ảnh, thông điệp và cảm nhận duy nhất, bạn sẽ tạo được ấn tượng trong tâm chí khách hàng mục tiêu.

2.Nhất quán

Hãy cung cấp cho khách hàng của bạn một trải nghiệm, tính cách và thiết kế thương hiệu nhất quán, điều này sẽ giúp khách hàng không ngạc nhiên khi họ tiếp xúc nhiều lần với thương hiệu của bạn. Tính nhất quán sẽ mang lại lòng trung thành của khách hàng.

VD: Tất cả khách hàng của Apple luôn mong muốn thương hiệu cung cấp những sản phẩm đổi mới và sáng tạo. 3.Tính cộng đồng

Những doanh nghiệp lớn như Google và Facebook hiểu tầm quan trọng của cộng đồng đối với thương hiệu của họ. Các mạng lưới cộng đồng lan rộng khắp nơi và có tác động tích cực đến thương hiệu của bạn, qua đó, bạn có thể xây dựng một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ mà không cần quá nhiều nỗ lực.

Các doanh nghiệp du lịch – dịch vụ nhỏ có thể xây dựng cộng đồng của mình bằng cách tận dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram,…

4.Có giá trị

Để lôi kéo khách hàng sử dụng thương hiệu của bạn chứ không phải một thương hiệu nào khác, bạn phải cung cấp cho họ được một giá trị thật độc đáo, không dễ dàng bị sao chép.

Điều này có ý nghĩa nhiều hơn chỉ cung cấp mức giá thấp nhất. Chẳng hạn như giày Toms, giá của họ không thấp nhất, thiết kế cũng không phải tốt nhất, nhưng họ nổi bật khi đề cập đến trách nghiệm xã hội. Toms tặng một đôi giầy cho một trẻ em khó khăn mỗi khi có ai đó mua hàng của họ.

Toms cung cấp giá trị cho khách hàng: cho họ một cơ hội để có trách nghiệm với xã hội.

Trong trường hợp bạn vẫn còn phân vân, đây là những gì một thương hiệu được xây dựng thành công sẽ ảnh hưởng đến tour du lịch và hoạt động của bạn:

-Xây dựng thương hiệu sẽ giúp bạn phát triển mối quan hệ với khách hàng tốt hơn. -Cung cấp cho bạn một sự hiểu biết sâu sắc về mong muốn và nhu cầu của khách hàng -Giúp tăng doanh thu, chuyển đổi khách hàng tiềm năng, tăng khả năng tiếp cận khách hàng và tăng tương tác. -Giúp mang lại một thông điệp và định hướng nhất quán cho khách hàng và đội ngũ nhân sự. Mọi thành công đều đến từ nỗ lực, đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng. Đừng bỏ qua cơ hội khi thị trường ngày một cạnh tranh và chuyên nghiệp.

Xây Dựng Và Quảng Bá Thương Hiệu Du Lịch Việt Nam

{mosimage}Ở nhiều nước trên thế giới, Du lịch đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Du lịch không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, mà còn thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa.

Ngày nay, thương hiệu du lịch quốc gia trở thành một trong những tài sản giá trị nhất của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm xác lập hình ảnh du lịch của đất nước một cách rộng rãi đến với khách du lịch trên toàn cầu là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác marketing điểm đến để khẳng định vị thế cạnh tranh của Việt Nam với tư cách là một điểm đến du lịch ấn tượng ” Impressive Vietnam” trên thị trường quốc tế.

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Thạc sỹ Nguyễn Anh Tuấn – Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) về việc “Xây dựng và quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam“:

XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM

Trong thời đại ngày nay, Du lịch đó trở thành hiện tượng phổ biến và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Nhờ những đóng góp to lớn về kinh tế-xã hội, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hoà bình, giao lưu văn hoá, tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt. Như vậy, có thể nói du lịch là một trong những hoạt động quan trọng đầu tiên hướng tới xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Vì vậy, luôn có hai mục tiêu song trùng đối với ngành du lịch, đó là quảng bá du lịch góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng một thương hiệu du lịch quốc gia.

Bản chất của việc xây dựng thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí khách du lịch. Ngày nay, thương hiệu đã và đang trở thành một trong những tài sản giá trị nhất của một quốc gia với tư cách là một điểm đến du lịch. Thương hiệu điểm đến giúp nhận ra những đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch của điểm đến. Thương hiệu điểm đến là quá trình quản lý trong ngành du lịch đóng vai trò gắn kết chặt chẽ dựa trên hiểu biết với hệ thống đánh giá và cảm nhận của khách hàng, đồng thời là phương tiện định hướng hành vi của các nhà quản lý và kinh doanh du lịch tiếp thị điểm đến như một sản phẩm du lịch thống nhất. Nói cách khác, thương hiệu như một nguồn lực quan hệ với cả khách du lịch còng như với các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức du lịch khác.

Xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm xác lập hình ảnh du lịch của một quốc gia một cách rộng rãi đến với khách du lịch trên toàn cầu là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác marketing điểm đến để khẳng định vị thế cạnh tranh của quốc gia với tư cách là một điểm đến du lịch quốc tế trên thị trường quốc tế. Để thu hút khách du lịch, các nước quan tâm phát triển du lịch đều phải chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia trên thị trường du lịch thế giới và khu vực.Thương hiệu du lịch quốc gia không chỉ là những yếu tố hữu hình như khẩu hiệu quảng cáo, logo, tập gấp, trang web mà còng bao gồm các yếu tố vụ hình như thông tin quảng cáo, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp, các sự kiện đặc biệt, chiến lược bán và thực hiện sản phẩm/dịch vụ du lịch. Thương hiệu luôn luôn là hỗn hợp của tất cả các yếu tố này trong mối liên kết chặt chẽ với nhau.

Tạo dựng thương hiệu là một quá trình xây dựng và nhận dạng tính khác biệt, độc đáo và đặc trưng của một điểm đến du lịch. Tạo dựng thương hiệu là sự phối kết hợp tất cả sản phẩm và dịch vụ của các ngành khác nhau như nông nghiệp, du lịch, thể thao, nghệ thuật, đầu tư công nghệ, giáo dục,… liên quan tới điểm đến du lịch. Mục tiêu là để nắm được bản chất của điểm đến trong một thể thống nhất. Hơn nữa, thương hiệu được sử dụng để chào bán những giá trị độc đáo này tới khách du lịch tiềm năng. Tạo dựng thương hiệu điểm đến du lịch có thể giảm rủi ro cho khách du lịch khi quyết định lựa chọn địa điểm du lịch cho kỳ nghỉ của họ. Khách du lịch cảm thấy tin tưởng với một thương hiệu mạnh vì nó cung cấp kiến thức, thông tin, an ninh và sự chắc chắn.

Tuy nhiên, ý tưởng để tạo dựng thành công một thương hiệu điểm đến du lịch đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng và mất nhiều năm. Thương hiệu điểm đến không chỉ tạo ra mà còn khuếch trương quảng bá những gì một đất nước, một vùng hoặc một thành phố đã cung cấp rồi. Để thành công, thương hiệu điểm đến cần phải độc đáo và khác biệt. Nếu một nước, một khu vực hoặc một điểm du lịch liên quan khác có các sản phẩm tương tự rồi thì sức mạnh của thương hiệu nhanh chóng biến mất. Vì vậy, luôn luôn phải chú ý tới đối thủ cạnh tranh nâng cao vị thế của họ như thế nào để xây dựng thương hiệu cho phù hợp.

Du lịch Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong thời gian qua, trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Năm 2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt trên 4,3 triệu lượt, gấp gần 20 lần so với năm 1990, tổng doanh thu toàn ngành đạt gần 56 nghìn tỷ đồng. Ngoài đóng góp về kinh tế, du lịch là một kênh quan trọng để giới thiệu quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, góp phần tạo nên thương hiệu quốc gia. Thời gian qua, hình ảnh về Du lịch Việt Nam đã bắt đầu được biết tới trên thị trường du lịch thế giới và khu vực. Du lịch Việt Nam được đánh giá là một trong 10 nước có triển vọng tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, Du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước. Cơ sở hạ tầng du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch đã được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch Việt Nam còn thấp. Thông tin và hình ảnh về Du lịch Việt Nam ở nhiều phần của thế giới còn rất ít và mờ nhạt. Khả năng cạnh tranh trên thị trường du lịch thế giới của Du lịch Việt Nam còn thấp. Do đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Có nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân quan trọng đó là đến nay Du lịch Việt Nam vẫn chưa tạo dựng được thương hiệu. Chưa có chiến lược quốc gia về xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.

Trong những năm qua, Du lịch Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để khuyếch trương hình ảnh của mình đến với thế giới . Tuy nhiên, Du lịch Việt Nam vẫn chưa có thông điệp chung và rõ ràng. Hình ảnh về điểm đến Việt Nam chưa nổi bật và chưa rõ ràng trong tâm trí của du khách, vì vậy chúng ta gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Để khuếch trương hình ảnh và thương hiệu Du lịch Việt Nam, đòi hỏi phải có một chiến lược khuếch trương thông qua một khẩu hiệu và biểu tượng thống nhất. Năm 2000, Du lịch Việt Nam lần đầu tiên đưa ra khẩu hiệu “Việt Nam – điểm đến của thiên niên kỷ mới” (Vietnam- A destination for the new milliennium) với hình ảnh logo là một cô gái Việt Nam đội nón lá. Tuy nhiên, khẩu hiệu và logo này không phải là kết quả của một công trình nghiên cứu và đề xuất thống nhất mà chỉ là một sự lắp ghép cơ học từ hai ý tưởng khác nhau. Năm 2003, Du lịch Việt Nam đã đưa ra khẩu hiệu “Hãy đến với Việt Nam” (Welcome to Vietnam) với biểu tượng là hình cô gái mặc áo dài trắng đội nón lá. Tuy nhiên, khẩu hiệu và biểu tượng này ngày sau khi được công bố đã bị phê phán nhiều nên đặt ra yêu cầu phải thay thế sớm bằng một biểu tượng và khẩu hiệu khác. Năm 2005, Tổng cục Du lịch đã tổ chức cuộc thi lựa chọn khẩu hiệu và biểu tượng mới cho Du lịch Việt Nam nhằm thay thế khẩu hiệu và logo nêu trên. Kết quả cuộc thi đã lựa chọn ra khẩu hiệu và biểu tượng mới là “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn” (Vietnam – the hidden charm). Tuy nhiên, khẩu hiệu và biểu tượng trên vẫn chưa thực sự tạo được thông điệp rõ ràng cho Du lịch Việt Nam. Trong khi đó, nhiều nước trong khu vực đã rất thành công trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia như Thái Lan với “Amazing Thailand” Singapore với “Độc đáo Singapore” (Uniquely Singapore), Malayssia với “Malaysia-Châu Á đích thực” ( Malaysia -Truly Asia), Ấn Độ với “Ấn Độ trỗi dậy” (Incredible India). Chính những chương trình khuếch trương thành công các biểu tượng và khẩu hiệu này đã góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu du lịch của các nước này trên thế giới, đồng thời qua đó góp phần thu hút đáng kể khách quốc tế đến các nước này trong thời gian qua.

Nước ta có tiềm năng to lớn về du lịch, tuy nhiên đến nay, ngành du lịch VN vẫn chưa tạo được một sản phẩm du lịch VN mang tầm vóc thương hiệu du lịch quốc gia. Điều cơ bản nhất mà du lịch VN đang thiếu là tính chuyên nghiệp. Sự thiếu chuyên nghiệp đó thể hiện ở nhiều khâu, trong đó quan trọng nhất là sự phối kết hợp thiếu hiệu quả của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và liên quan đến du lịch: từ các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển đến siêu thị, cửa hàng lưu niệm và các điểm du lịch. Công tác quảng bá du lịch của Du lịch Việt Nam vẫn chưa được quan tâm thực sự và thiếu chuyên nghiệp. Du lịch Việt Nam vẫn ít được thế giới biết đến, chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa tạo được lòng tin cho du khách. Thực tế cho thấy, có những điểm du lịch được giới thiệu như là thiên đường nghỉ ngơi, trong các ấn phẩm du lịch, sách hướng dẫn du lịch, trên trang web… nhưng khi du khách đến sân bay, họ đó vấp phải không ít khó chịu như cơ sở hạ tầng sân bay còn lạc hậu, lái xe taxi tranh giành lừa đảo khách, môi trường bị ô nhiễm, kinh doanh chộp giật, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không đúng như quảng cáo và nhiều hạn chế khác.

Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp du lịch Việt Nam đó bắt đầu quan tâm xây dựng và củng cố thương hiệu và thường đầu tư từ 1-5% doanh thu cho xây dựng và quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và quảng bá thương hiện của các doanh nghiệp du lịch hiện nay còn gặp khú khăn nhiều về nhân lực, tài chính, giá dịch vụ, tình trạng vi phạm bản quyền còng như cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính. Nhiều doanh nghiệp còng chưa ý thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh còng như nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường để thu hút khách du lịch. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp du lịch Việt Nam vẫn đang ở thế yếu về năng lực cạnh tranh thu hút khách du lịch do thương hiệu của doanh nghiệp chưa được biêt đến trên thị trường khu vực và thế giới.

Để có được một thương hiệu du lịch quốc gia tầm cỡ, ngành Du lịch phải đóng vai trò hiệu quả hơn nữa để tạo sự kết nối giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và liên quan đến du lịch, từ đó, vạch ra chiến lược tạo dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam. Điều quan trọng nhất hiện nay phải là chấn chỉnh ngay tình trạng bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch hiện đang trở thành vấn nạn phổ biến ở nhiều điểm du lịch. Hiện nay, Việt Nam được coi là một điểm đến an toàn, thân thiện nhưng như vậy vẫn chưa đủ. An toàn thật sự phải là làm cho khách du lịch cảm giác được tự do, thanh thản và thoải mái ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên đẹp và khám phá kho tàng văn hoá đa dạng và đặc sắc của dân tộc Việt Nam mà không phải băn khoăn về những chuyện rắc rối gây ra bởi đội ngũ làm du lịch nghiệp dư hay những người bán hàng rong, ăn xin, dựt dọc. Phải làm thế nào để thúc đẩy và khích lệ mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và liên quan đến du lịch ở địa phương kinh doanh lành mạnh, văn minh và biết tôn trọng khách du lịch thực sự.

Ngày nay, mọi khu vực hoặc điểm đến du lịch đều có các khách sạn cao cấp, các điểm du lịch hấp dẫn và đều khẳng định có các di sản văn hoá độc đáo, có người dân giàu lòng mến khách và có ngành công nghiệp du lịch quan tâm tới khách du lịch nhất. Dịch vụ và tiện nghi gần như không có sự khác biệt nhiều. Vì vậy, các điểm đến khác nhau cần tạo ra điều gì đó độc đáo và khác biệt với tất cả các điểm đến khác. Do đó, trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, tạo ra sự độc đáo và khác biệt là cần thiết hơn bao giờ hết. Nó thực sự trở thành cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của một điểm đến du lịch. Đã đến lúc chúng ta cần tìm ra điểm khác biệt để tạo dựng thương hiệu cho Du lịch Việt Nam. Việc tạo ra hình ảnh khác biệt, sẽ giúp Việt Nam khác biệt và cạnh tranh được với các nước Đông Nam Á còn lại.

3. Một số biện pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu để thu hút khách du lịch, việc xây dựng một thương hiệu du lịch quốc gia có ý nghĩa to lớn. Để xây dựng và quảng bá thành công thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch thế giới và khu vực, làm cho khách du lịch trên toàn cầu có ấn tượng đặc biệt về thương hiệu Du lịch Việt Nam, ngành Du lịch Việt Nam cần thực hiện một số chủ trương và biện pháp sau:

Đẩy mạnh hoạt động marketing và xúc tiến du lịch được coi là chìa khoá cho việc chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách du lịch và thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ. Để thu hút được khách du lịch, phải hiểu rõ thị trường, nắm bắt được đặc điểm, tâm lý, thị hiếu, khả năng chi tiêu của từng đối tượng khách cụ thể, từ đó có biệc pháp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Muốn vậy, phải sớm tập trung xây dựng được chiến lược marketing du lịch quốc gia, mà cốt lõi là xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở đó tổ chức các chiến dịch xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia thiết thực và hiệu quả nhằm thu hút khách quốc tế. Đây cần được coi là nhiệm vụ ưu tiên của ngành Du lịch trong thời gian tới. Trong khi xây dựng chiến lược thương hiệu quốc gia cần đặc biệt chú trọng tới việc lựa chọn khẩu hiệu và biểu tượng cho Du lịch Việt Nam theo hướng khẩu hiệu và biểu tượng phải nằm trong một thể thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, đồng thời phản ánh được hình ảnh nổi bật và khác biệt của Du lịch Việt Nam để giúp khuếch trương quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam hiệu quả. Tuy nhiên, cần có một kế hoạch bài bản để đánh giá, xây dựng sản phẩm du lịch nhằm xác định rõ lợi thế của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trước khi xây dựng thực hiện các chiến lược và kế hoạch quảng bá thương hiệu và kế hoạch marketing điểm đến.

Khi xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế, cần phải tiến hành thường xuyên liên tục. Các chiến dịch xúc tiến thương hiệu này phải đảm bảo dễ dàng tiếp cận và nhiều thông tin cập nhật. Sử dụng đa dạng và linh hoạt các công cụ xúc tiến để quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam như quảng cáo, marketing trực tiếp, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, tài trợ, hội chợ, …Cần chú trọng áp dụng chiến lược marketing hỗn hợp trong việc quảng bá thương hiệu nhằm thu hút khách du lịch. Việc xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp cho du lịch Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào đặc trưng của du lịch Việt Nam, nhóm đối tượng khách mục tiêu, mà còn phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và tình hình bên trong của Việt Nam với tư cách là một điểm đến du lịch. Do đó, cần phải tính đến tất cả các yếu tố trên khi xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp để phát huy hiệu quả của tất cả các công cụ xúc tiến du lịch.

Trong quá trình xây dựng và quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam, cần phải sử dụng đa dạng các phương tiện xúc tiến theo hướng vừa sử dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất phim quảng cáo thương hiệu du lịch và lợi thế của mạng internet, vừa sử dụng các ấn phẩm quảng cáo truyền thống như bản đồ, tập gấp, áp phích, tờ rơi, sách mỏng, sách ảnh hay tập ảnh quảng cáo du lịch nhằm tăng hiệu quả của hoạt động này.

Để thực hiện tốt chiến dịch quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia nhằm tăng cường vị thế và hình ảnh du lịch của đất nước trên thị trường du lịch thế giới, cần phải có sự tham gia của cả Chính phủ, ngành Du lịch, các Bộ ngành liên quan, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và sự hưởng ứng tham gia tích cực của người dân. Tổng cục Du lịch phải có một đội ngũ chuyên nghiệp, năng động, có kinh nghiệm hiểu biết về marketing, thương hiệu và xúc tiến quảng bá thương hiệu. Trước khi phát động một chiến dịch quảng bá thương hiệu, cần xây dựng kế hoạch, chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung và cách thức tổ chức, huy động lực lượng chuyên nghiệp tham gia vào công tác này, thuê các tổ chức quảng cáo du lịch lớn, có uy tín xây dựng logo, khẩu hiệu và làm phim quảng cáo cho chiến dịch. Tổ chức sản xuất các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích, biển quảng cáo về chiến dịch. Tập trung chuẩn bị, tổ chức tốt các sự kiện, lễ hội, các hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế về du lịch, các chiến dịch xúc tiến bán hàng, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, … Tổ chức các tour làm quen FAM TRIP cho các nhà báo, các hãng lữ hành nước ngoài, quảng cáo thường xuyên trên các kênh truyền hình quốc tế lớn có uy tín như CNN, TV5, ZDF và các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế khác. Tận dụng lợi thế của mạng internet để quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam. Tổ chức thực hiện tốt chiến dịch xúc tiến thương hiệu du lịch sẽ mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế-xã hội, thúc đẩy tăng nhanh lượng khách quốc tế, khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường du lịch thế giới.

Việt Nam cú thể xây dựng hình ảnh du lịch quốc gia dựa vào đặc điểm và nền tảng của nền văn hóa Việt Nam còng như tiềm năng thiên nhiên đa dạng và đặc sắc của Việt Nam. Du lịch Việt Nam có thể khai thác nét văn hóa vốn có của mình làm thế mạnh để thu hút du khách đến tham quan, tạo cho khách du lịch có được ấn tượng sâu sắc khi đến Việt Nam. Phối hợp các di sản phi vật thể và vật thể, cảnh quan thiờn nhiờn kết hợp với những công trình kiến trúc đậm nét văn hóa dân tộc sẽ tạo ra sản phẩm đặc sắc để tạo dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch quốc gia. Với nền văn hóa đa dạng, hội tụ những nét văn hóa giàu bản sắc và độc đáo cộng với cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng, du lịch sẽ là con đường thuận tiện giúp Việt Nam nhanh chóng đưa hình ảnh quốc gia ra thế giới và qua đó thương hiệu Du lịch Việt Nam sẽ khẳng định được vị thế trên thị trường du lịch thế giới.

Thiết lập văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở những thị trường trọng điểm và tiềm năng và hình thành mạng lưới trung tâm thông tin du lịch tại các thành phố, trung tâm du lịch lớn ở trong nước để thúc đẩy quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam Kinh nghiệm các nước thành công trong việc quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia cho thấy, để tiếp thị, quảng bá thương hiệu du lịch hiệu quả ở nước ngoài, cần thiết phải có mạng lưới văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng. Đây là yếu tố quan trọng trong chiến lược quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia nhằm cung cấp và giải đáp thông tin du lịch cập nhật, kịp thời và triển khai các hình thức tiếp thị, quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam khác nhau tới du khách tiềm năng. Đến nay, Du lịch Việt Nam chưa có văn phòng đại diện nào để hỗ trợ quảng bá thương hiệu và hình ảnh du lịch Việt Nam ở nước ngoài. Vì vậy, Chính phủ và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần thống nhất chủ trương sớm cho phép Tổng cục Du lịch thiết lập một số văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở một số thị trường gửi khách trọng điểm và tiềm năng như Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Anh, Thuỵ Điển, Úc và Mỹ.

Để hỗ trợ quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam, ngay ở trong nước cần tập trung hình thành mạng lưới trung tâm thông tin du lịch tại các đô thị lớn, các trung tâm du lịch và các điểm du lịch có đông khách du lịch. Các trung tâm thông tin du lịch này có chức năng cung cấp thông tin du lịch, hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc cho khách du lịch, xúc tiến sản phẩm du lịch địa phương, nâng cao cảm nhận của du khách về đất nước, con người Việt Nam. Các trung tâm du lịch này cần phải có nhiều ấn phẩm, tờ rơi, tập gấp, bản đồ giới thiệu về du lịch của cả nước nói chung, của mỗi vùng, địa phương nói riêng để cung cấp miễn phí cho khách du lịch. Các ấn phẩm du lịch đều phải có khẩu hiệu và logo về Du lịch Việt Nam.

– Tổng cục Du lịch cần lập kế hoạch năm năm và hàng năm về việc tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch quốc tế chuyên nghiệp ở nước ngoài, trên cơ sở đó tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tham gia dưới một ngôi nhà chung. Tăng cường tổ chức các roadshow để đẩy mạnh quan hệ công chúng ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng, đồng thời tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế chuyên nghiệp về du lịch.

– Chủ động tăng cường hợp tác và kêu gọi hỗ trợ về tài chính và chuyên gia của các tổ chức quốc tế như UNWTO, JAICA, EU,… để tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về thị trường du lịch Việt Nam để người bán và nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch của Việt Nam gặp nhau tại các điểm du lịch và tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam tiếp cận được các thị trường trọng điểm và tiềm năng.

Hợp tác chặt chẽ với Hàng không Việt Nam để tổ chức thực hiện các chiến dịch xúc tiến quảng bá thương hiệu Du lịch Việt Nam ở nước ngoài.Phối hợp nghiên cứu mở các đường bay trực tiếp tới các thị trường này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách từ các thị trường này đến Việt Nam. Phối hợp tổ chức tham gia các hội chợ, hội thảo du lịch quốc tế, roadshow, tuần văn hoá du lịch Việt Nam, các tour làm quen FAMTRIP cho các hãng lữ hành, nhà báo nước ngoài. Phối hợp xây dựng và phát hành các ấn phẩm để quảng bá ngay trên các chuyến bay của hàng không Việt Nam.

Du lịch Việt Nam cần được tiếp thị bằng một hình ảnh mới mẻ, năng động và đầy sức bật trẻ trung và mãnh liệt. Quảng bá hình ảnh và thương hiệu du lịch của đất nước không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, của ngành Du lịch mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam. Môĩ nụ cười, mỗi cử chỉ và thái độ thân thiện của người dân Việt Nam đều có thể giúp hình ảnh Việt Nam trở nên đẹp hơn trong mắt du khách quốc tế và qua đó đã tạo dựng được thương hiệu Du lịch Việt Nam vững chắc. Chương trình phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam cần phải được thực hiện và điều phối của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch mà trực tiếp là Tổng cục Du lịch tương thích với chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia tổng thể và trong sự phối hợp chặt chẽ với những ngành liên quan. Một nguyên tắc bất di bất dịch trong quảng bá thương hiệu là phải đảm bảo tính trung thực của tất cả sản phẩm và dịch vụ du lịch hình thành thương hiệu đó. Có như vậy, thương hiệu của Du lịch Việt Nam mới thực sự trở thành tài sản giá trị của ngành Du lịch Việt Nam trong việc thu hút khách du lịch và khẳng định vị thế cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch thế giới./.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bia Sagota Thành Thương Hiệu Đồ Uống Tiêu Biểu Của Du Lịch Việt Nam trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!