Xu Hướng 3/2023 # Cẩm Nang Du Lịch Bụi Tỉnh Nghệ An # Top 11 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cẩm Nang Du Lịch Bụi Tỉnh Nghệ An # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Cẩm Nang Du Lịch Bụi Tỉnh Nghệ An được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nghệ An là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, cách Hà Nội 291 km về phía Nam. Đây là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nghệ An có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn dành cho du khách từ du lịch biển, rừng núi, nghỉ dưỡng, di tích văn hóa – lịch sử.

Thành phố Vinh – Ảnh: chúng tôi gì, xem gì[/f1][f2]Thành Vinh: Đây là 1 công trình kiến trúc thành lũy được xây dựng vào năm 1831 dưới thời Nguyễn. Hiện nay còn 3 cửa: cửa Tiền, cửa Hậu và cửa Tả. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, thành Vinh bị phá hủy nặng nề, chỉ còn vài đoạn bằng đất, rêu phong phủ kính. Hơn 10 năm qua, thành Vinh được xếp hạng là di tích quốc gia và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn để chúng ta nhớ về một thời hoàng kim của cha ông.

Ảnh: Sưu tầm

Khu di tích lịch sử Kim Liên: Nằm cách thành phố Vinh 12 km, đây là quần thể di tích đồ sộ về Bác Hồ kính yêu và là điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Nghệ An. Khu di tích gồm 4 cụm chính: khu quê ngoại (làng Hoàng Trù hay còn gọi là làng Chùa), khu quê nội (làng Sen), núi Chung (xã Kim Liên) và khu mộ bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Bác) thuộc xã Nam Giang. Trên con đường vào làng Sen là những hồ sen lớn mà khi hè về lại tỏa hương thơm ngát cả một vùng. Ngôi nhà Bác khi xưa gồm 5 gian, được dựng bằng tre và gỗ. Dù chỉ còn lại là những cảnh vật nhưng khi đến đây, chúng ta cảm nhận được sự gần gũi thân thương mang hơi ấm Bác qua những đồ vật giản đơn. Mỗi hàng cây, mái lá, cửa sổ đều ẩn hiện nét đặc trưng của một gia đình Nho giáo.

Ảnh: chúng tôi núi Động Tranh, cách làng Sen 5 km là phần mộ của bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Bác. Từ chân núi leo lên gần 300 bậc đá là đến phần mộ của bà. Phần trên mộ có mái che là dàn bê tông được cách điệu như hình chiếc khung cửi để tưởng nhớ khi xưa bà từng dệt cửi để nuôi Bác.

Bãi biển Cửa Lò: Về phía Đông Bắc, cách thành phố Vinh 16 km, Cửa Lò được đánh giá là 1 trong những bãi biển đẹp nhất Bắc Trung Bộ với chiều dài gần 12 km mang vẻ đẹp hoang sơ. Đây là nơi neo đậu, ra khơi đánh bắt cá của nhiều tàu thuyền, trong đó hơn 8 km là bãi biển có cát trắng phẳng mịn.

Vườn Quốc gia Pù Mát: Cách thành phố Vinh 120 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc huyện Con Cuông, nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt Lào. Nơi đây có một số loài động vật, thực vật quý hiếm cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt như: sao la, thỏ vằn, niệc cổ hung và một số loài thực vật như pơ mu, sa mu, sao hải nam… Nơi đây đã được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển thế giới với tên gọi Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.

Ảnh: chúng tôi ra, Nghệ An còn là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như: lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền… Các lễ hội đậm tính nhân văn như: đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen.

Các điểm tham quan khác

Hòn Ngư, Đảo Lan Châu, Khu du lịch sinh thái Cửa Hội, Đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí, Bãi Lữ, Thác Xao Va, Hang Thẩm Ồm, Khu du lịch núi Quyết, Thành cổ Nghệ An, Khu du lịch hồ Cửa Nam… [/f2]

[f1]Ăn gì, ở đâu[/f1][f2]

Ăn và uống

Cá mát sông Giăng: cá thường chỉ bằng hai hoặc ba ngón tay người lớn. Thịt cá mát rất lành, thơm ngon, bổ dưỡng, hơi có vị đắng vì khi chế biến không vứt bỏ ruột (ruột cá rất sạch vì chủ yếu ăn thức ăn thực vật), mỡ béo ít xương và ngon nhất là phần đầu (đầu cá mát rất mềm và giòn). Cá mát có thể kho, rán, nướng… món nào cá cũng rất thơm và bùi.

Ảnh: chúng tôi lươn Vinh: cháo loãng, thịt lươn xé dọc sợi, được xào nấu cẩn thận, mặn một tí, cay một tí và mùi đặc trưng nhất của cháo lươn Vinh được làm nên từ rau răm. Cháo lươn có mặt khắp thành phố. Bạn có thể ăn với bánh mì, bánh mướt… đều ngon.

Tương Nam Đàn: được chế biến từ những hạt đậu tương và những hạt nếp, hạt ngô. Tương Nam Đàn nổi tiếng không chỉ ở Nghệ An mà khắp cả nước. Là thực phẩm được dùng làm nước chấm, nước chan với cơm, rất phổ biến ở trong bữa ăn của các gia đình ở huyện Nam Đàn.

Ảnh: chúng tôi xã Đoài: có vị đặc biệt thơm ngon, vỏ mỏng, rất nhiều nước.Cam khi mới chín có màu vàng rồi chuyển sang sẫm dần nhưng luôn giữ được vẻ tươi tắn, ngoài có lớp the mỏng, chỉ cần khẽ sây xát là đã thoát một mùi thơm đặc biệt, bổ ra màu vàng óng, ăn rất thơm ngon.

Chịn xồm: làm từ thịt trâu, thịt lợn, thịt bò, đôi khi là thú rừng, chỉ lấy thịt nạc. Chịn xồm mang thái miếng, kẹp rau thơm rừng chấm muối ớt (hoặc nước mắm ớt), ăn có mùi vị chua, béo và bùi, rất tinh khiết, thanh nhã.

Lưu trú

Ở Nghệ An có nhiều khách sạn với nhiều mức giá khác nhau cho bạn lựa chọn, từ 300.000 – 500.000 đồng. Khu vực trung tâm Nghệ An gồm các tuyến đường Trần Phú, Lê Duẩn, Trường Thi. Nếu đi vào dịp lễ, cuối tuần thì nên đặt trước để có giá tốt và đảm bảo còn phòng. [/f2]

Làm sao đến đó: Từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đến Nghệ An bằng xe khách (mua vé tại các bến xe), đi bằng tàu lửa (mua tại các ga) hoặc đi bằng máy bay (từ sân bay Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất đến sân bay Vinh). Khi đến Nghệ An, có thể di chuyển bằng nhiều hình thức như thuê xe máy, xe ôm, taxi. Nếu là một người thích khám phá và xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể đi bằng phương tiện cá nhân.

Tổng hợp và biên tập bởi: Quốc Thái, Hannah và Alex

Cẩm Nang Du Lịch Bụi Tỉnh Bến Tre

Bến Tre là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều địa điểm thú vị để du lịch với những vườn cây ăn trái, di tích lịch sử và văn hóa, những bãi biển đậm chất phù sa rất đặc trưng của miền tây và đặc biệt là lịch sử. Bến Tre là một trong những địa danh có phong cảnh đẹp nhất đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Cổ Chiên đổ ra Biển Động, chia Bến Tre thành 3 cù lao lớn: Cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa.

Ảnh: My Huy Photography

Bên cạnh đó Bến Tre còn có bãi ngao, những khu làm muối và đặc biệt là dừa xanh rì. Đi đến đâu, bạn cũng sẽ thấy tàu lá dừa đua đưa trong gió. Để thấy một cuộc sống bình dị, cuộc sống thanh bình, những dòng sông mát mẻ và các nghề truyền thống thì Bến Tre là điểm đến lý tưởng cho bạn.

[f1]Chơi gì, xem gì[/f1][f2]Sân chim Vàm Hồ: Sân chim nằm trên địa bàn xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Nơi đây sở hữu hệ sinh thái rừng ngập mặn vô cùng phong phú với khoảng 84 loài thuộc 35 họ và 12 bộ khác nhau, đông đảo nhất phải kể đến cò trắng, cò ngang nhỏ, vạc, diệc xám…; các bụi cây thấp hơn là thế giới của các loài cuốc, bìm bịp, chèo bẻo…; dưới cùng là nơi sinh sống của các loài thú hoang dã như dơi, chồn, rắn, sóc, trăn…

Ảnh: Sưu tầm

Vườn trái cây Cái Mơn – Chợ Lách: Chợ Lách là “quê hương” xứ trái cây của Bến Tre, là một trong vài nơi gọi là “cái nôi” trái cây Nam bộ, và là vùng nhân giống cây ăn quả lớn nhất cả nước. Vì vậy, du lịch nơi đây cũng không kém phần hấp dẫn, nhất là du lịch sinh thái. Men theo Quốc lộ 57 từ Mỏ Cày đi lên, du khách dễ bắt gặp những điểm du lịch, chỉ ghé qua một lần thôi cũng đủ tạo nên một dấu ấn trong lòng khó phai mờ. Cái Mơn được xem là vương quốc trái cây và cả hoa kiểng, bonsai. Hằng năm, vùng đất này thu hút rất nhiều lượt khách đến tham quan, nhất là những dịp Bến Tre tổ chức lễ hội trái cây ngon, an toàn (thường là vào 5/5 âm lịch – Tết Đoan Ngọ).

Chợ Lách – Ảnh: Wikipedia

Cồn Quy: Đây là một cồn đất rộng 65ha, nằm trên sông Tiền Giang giữa 2 xã Tân Thạch và Quới Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Bến Tre 22km đường sông. Trên cồn là các khu vườn trái cây với đủ loại như nhãn, bưởi, chôm chôm,… Bạn sẽ được tận hưởng cảm giác đi thuyền trên sông, ngắm nhìn những bụi dừa nước đặc trưng xứ này, ghé vào các khu vườn và tận thưởng vị thơm ngon của các loại trái cây thiên nhiên miền sông nước.

Ảnh: chúng tôi Phụng: Cồn có diện tích 50 ha, người dân sinh sống bằng nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ từ cây dừa và trồng cây ăn trái. Bạn có thể đến đây bằng xuồng máy thăm các cơ sở sản xuất kẹo dừa, sản xuất đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái dừa…, thưởng thức các món ăn trái cây miền nhiệt đới, nghe nhạc đờn ca tài tử.

Ảnh: Wikipedia

Làng nghề truyền thống: “Bánh Tráng Mỹ Lồng, Bánh Phồng Sơn Đốc”. Về với Sơn Đốc, Giồng Trôm, bạn sẽ thấy một khu vực chuyên sản xuất bánh phồng. Đây là loại bánh truyền thống lâu đời ở Bến Tre, đến Bến Tre chưa ăn qua bánh phồng quả là một thiếu sót. Ngày xưa, người dân làm bánh thủ công bằng những chiếc cối lớn và dùng sức người để nhào/nện nếp. Ngày nay, máy móc đã được thay thế khá nhiều khâu, riêng khâu cán bánh vẫn còn được duy trì khá nhiều. Để trải nghiệm tất cả công đoạn là nên chiếc bánh phồng, bạn hãy đến với Sơn Đốc, Giồng Trôm vào tháng 11 hay tháng chạp âm lịch. Đây là mùa làm bánh và nếu tết thì nhà nhà ở thôn quê đều đãi khách bằng món bánh phồng nướng thơm lừng, giòn tan với vị ngọt.

Làng nghề dệt chiếu: ở An Hiệp, huyện Châu Thành hình thành từ lâu đời. Nơi đây nhộn nhịp nhất vào những tháng trước tết âm lịch. Tết đến, mỗi nhà đều muốn thay chiếu mới đón chào một năm nhiều may mắn. Nhiều du khách thích thú thử dệt chiếu với thợ dệt nơi đây. Lối dệt thủ công với những khung gỗ vẫn còn tồn tại ở làng nghề này.

Nhà Thờ La Mã, Hưng Nhượng, Giồng Trôm: Ngày nay, Đức Mẹ La Mã Bến Tre là trung tâm hành hương thứ ba của Giáo hội Việt Nam, sau Đức Mẹ La Vang và Đức Mẹ Trà Kiệu, được nhà nước Việt Nam công nhận. Trung tâm thánh địa là Nhà thờ La Mã Bến Tre với chiều dài 35m, chiều ngang 16m và tháp chuông cao 19m.

Ảnh: chúng tôi điểm tham quan khác

Cồn Ốc, Cồn Tiên, Hội Tôn cổ tự, Khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu, Khu lăng mộ Phan Thanh Giản, Chùa Tuyên Linh, Làng du kích Đồng Khởi, Bãi biển Thới Thuận…

Ngoài ra, Bến Tre có khu đất rộng để cung cấp hoa tết và cây cảnh cho khu vực đồng bằng sông cửa long. Nơi tập trung chủ yếu là các xã Vĩnh Thành, Cái Mơn, Vĩnh Hòa, Phú Sơn và Long Thới, huyện Chợ Lách.

Bãi biển Thới Thuận – Ảnh: Panoramio

Lễ hội lớn tại Bến Tre

Có hai lễ hội lớn ở Bến Tre là hội đình Phú Lễ và Lễ hội nghinh Ông.

– Đình Phú Lễ: ở ấp Phú Khương xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh. Hàng năm lễ hội đình Phú Lễ diễn ra 2 lần: lễ Kỳ Yên vào ngày 18, ngày 19 tháng 3 âm lịch để cầu cho mưa thuận, gió hòa và lễ Cầu Bông vào ngày 9, ngày 10 tháng 11 âm lịch cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ hội có rước sắc thần, lễ tế Thành Hoàng, người đã có công khai khẩn giúp dân trồng trọt. Đêm có hát bội và ca nhạc tài tử.

– Lễ hội nghinh Ông: là lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam, trong đó có Bến Tre. Hàng năm vào các ngày 16/6 âm lịch tại các đình đền hay miếu của các xã thuộc huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, mở lế hội này. Trong ngày hội tất cả tàu thuyền đánh cá đều về tập trung neo đậu để tế lễ, vui chơi và ăn uống. Hầu như cả tỉnh Bến Tre điều đổ dồn về xem lễ hội Nghinh Ông hằng năm. Nghinh Ông là nghinh một loài cá voi. Người dân biển tin rằng loài cá này giúp người dân biển khi gặp nạn nên ho rất biết ơn và không đánh bắt hay ăn loài cá này.

Ảnh: chúng tôi Chợ hoa dịp tết âm lịch: là nơi không thể bỏ qua khi đến Bến Tre. Đọc suốt con đường gần bờ sông của thành phố Bến Tre, bắt đầu từ giữa tháng chạp âm lịch, tàu ghe chở hoa đổ xô về con đường này. Cảnh hoa tràn ngập các ghe, xuống dưới bên. Người người bưng bê lên bờ tấp nập. Các loại hoa chủ yếu là vạn thọ, bông giấy, mồng gà, ớt kiểng, hoa lan, cây quýt/tắc kiểng, …..Những chậu hoa sặc sỡ sắc màu làm vàng cả con đường hơn 1km. Những loài hoa mộc mạc, mang nhiều may mắn cho một năm mới.

[/f2]

[f1]Ăn gì, ngủ đâu[/f1][f2]

Ăn uống

Bánh dừa Giồng Luông: được làm từ nếp sáp, dẻo và thơm cộng vớinước cốt dừa, không quá khô và quá non. Bánh dừa đa dạng với nhiều loại bánh khác nhau như: bánh dừa đậu xanh, bánh dừa chuối, bánh dừa nước tro, bánh dừa đậu đen,..

Sầu riêng Cái Mơn: Cơm sầu riêng màu trắng ngà hoặc màu mỡ gà bọc quanh hạt. Cơm dày,ngọt, béo, thơm. Chất béo của cơm sầu riêng gợi cho người ăn như cái béo của bơ hay sữa.

Ảnh: chúng tôi xèo ốc gạo: là bánh xèo xứ dừa nên bột làm bánh xèo cũng pha bắng nước cốt dừa béo ngậy. đây là món ăn phổ biến của Bến Tre vào ngày Tết Đoan Ngọ.

Ốc Gạo Phú Đa: Phú Đa là “quê hương” của vô số ốc gạo, ngon không nơi nào ở ĐBSCL sánh được, nhất là khi vào mùa – trước và sau Tết Đoan ngọ. Vỏ ốc gạo Phú Đa có màu vàng xanh, ruột vàng nên ăn ngọt, béo, giòn, có vị thơm là nhờ được sống trong lòng sông Cổ Chiên hiền hòa và thơ mộng, nước ngọt quanh năm, đáy sông.

Bánh phồng nướng: Hãy nhớ thử miếng bánh phồng nướng của Sơn Đốc. Các loại kẹo chuối cuộn bánh tráng đã được nướng giòn, thêm đậu phộng rất được ưa thích. Mua chút kẹo dừa sữa, dừa dứa vê làm quà để thấy cái ngọt ngào của miền tây. Bánh phồng sữa mềm mỏng, ngọt lịm.

Ảnh: chúng tôi src=”https://windpro.vn/photos/images/countries/vietnam/ben-tre/dua-sap-mynuongshop.com.jpg”>Ảnh: chúng tôi nước: Loại này được trồng ở bờ sông, kênh, rạch. Thông thường dừa nước ít được bày bán nhiều vì nguồn cung không đủ. Nếu có dịp đến nhà dân, bạn có thể nhờ họ tìm ít dừa nước để dùng thử.

Đuông dừa: là món đặc sản nhưng cũng đầy thử thách, không phải ai cũng dám thử loài động vật này. Đuông dừa còn sống bỏ vào nước mắm. Khi ăn, đuông sẽ còn ngọ ngậy trong miệng, thật là thách thức phải không ?! Đuông dừa sống trong đọt non của dừa (củ hủ dừa). Vì vậy, đuông dừa trắng nõn, béo và sạch. Nhưng cây dừa nào có đuông thì chắc chắn cây sẽ chết. Vì vậy đuông dừa khá hiếm và hiện đang bị cấm nuôi ở Bến Tre. Việc cấm này để tránh rủi ro cho vườn dừa của bà con.

Các loại bánh khác ở Bến Tre: Bánh xèo, các loại bánh ở chợ quê như bánh da lợn – bánh bò – bánh rau mơ – bánh sung – bánh ú – bánh cúng – bánh ít – bánh tét. Đi chợ quê sáng sớm, bạn sẽ dễ dàng mua các loại bánh này để thưởng thức.

Bánh canh bột: sắt với thịt vịt hay tép đều ngon cả. Bột sau khi nhào mịn, được đắp mỏng vòng quanh 1 cái chai thủy tinh sạch. Chủ quán sẽ dùng dao, cắt thật nhanh thật đều những cọng bột bánh canh vào nồi nước lèo đang sôi. Cứ thế đến khi hết bột. Ăn với thịt vịt luộc hay tép luộc chung với nước lèo. Vừa điêu luyện vừa ngon ngọt. Thường bánh canh chỉ được bán vào buổi sáng ở các quán ven đường hoặc chợ.

Ảnh: chúng tôi đập: khá khó tìm, thường chỉ bán ở những hàng gánh rong ngoài lề đường. Chuối được lựa chọn phải là chuối xiêm vỏ còn xanh vừa chuyển vàng, người miền Tây hay gọi là “chín hường hường”. Nếu lựa chuối chín quá thì nướng lên bị nhão, không ngon. Sau khi bóc vỏ, chuối được cắt lát cho vào túi ni lông đập dẹt rồi cho lên bếp nướng đến khi chuyển sàng màu vàng óng và dậy mùi thơm. Chuối nướng được chấm cùng với nước cốt dừa đặc quánh, là món ăn lót dạ mỗi buổi chiều rất thú vị.

Ảnh: chúng tôi món ăn khác: mắm tép trộn đu đủ chin, chấm với cá chiên, tép ram với nước cốt dừa, thịt heo kho tàu với nước dừa xiêm.

Lưu trú

[f3]

Ảnh: Sưu tầm Ảnh: HaiAnh và Nguoimientay Ảnh: HaiAnh và Nguoimientay Ảnh: HaiAnh và Nguoimientay Ảnh: HaiAnh và Nguoimientay

[/f3]

[f4] Từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đến các phòng vé ở bến xe Miền Tây để mua, giá vé dao động từ 80.000 – 120.000 đồng. Thời gian đi mất khoảng 1,5 đến 2 tiếng.

Nếu là người thích khám phá những cung đường, bạn có thể đi bằng xe máy theo quốc lộ 1A đến thành phố Mỹ Tho, hỏi đường đến cầu Rạch Miễu, qua cầu rẽ phải là bạn đã ở trung tâm thành phố Bến Tre. Bến phà Rạch Miễu cách Mỹ Tho khoảng 10 km về phía bắc của Bến Tre (phà giãn cách 20phút/chuyến và chạy liên tục suốt 24 giờ), vì vậy nếu không có phương tiện di chuyển, bạn có thể thuê xe ôm để đưa bạn đến trung tâm thành phố.

Ngoài ra còn có một tuyến phà khác nối tỉnh Vĩnh Long đến phía tây bắc của hòn đảo này, bạn có thể đón phương tiện giao thông công cộng để khám phá Bến Tre ví dụ như tuyến xe buýt số 8 từ bến phà này đến trugn tâm thành phố. Hình như nó thường xuyên hoạt động, lộ trình khoảng 25.000 đồng cho chuyến đi suốt 2tiếng đồng hồ. Bạn sẽ tiếp tục cần một xe taxi (hoặc xe ôm tầm 20.000 đồng cho 10phút di chuyển). Hãy lưu ý khi đến Bến Tre, xe buýt chỉ dừng ở trạm xe buýt bên ngoài bến thay vì vào bên trong bến. Có vẻ như tốt nhất là nên dừng lại ở chỗ vòng xuyến sau hai cây cầu lớn và cửa hàng Mắt kính Điện Biên Phủ rồi đi xe ôm tầm 15-20k để đến được trung tâm. [/f4]

Tổng hợp và biên tập bởi: Quốc Thái, Hannah, Alex và Ngọc Hơn

Cẩm Nang Du Lịch Bụi Tỉnh Bạc Liêu

Cũng như hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu được thiên nhiên ưu đãi cho những bãi cát trắng mịn, núi non trùng điệp, bạt ngàn rừng đước,… là vùng đất sản sinh ra những công tử Bạc Liêu ăn chơi khét tiếng đã tạo nên một giai thoại lưu truyền ngàn đời.

Ảnh: Wikipedia

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam Việt Nam. Đây là vùng đất sinh sống chủ yếu của ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, sự pha trộn độc đáo của 3 nền văn hoá, tại nên một Bạc Liêu rất riêng, người Bạc Liêu nổi tiếng với sự phóng khoáng, và có phần hơi “ngông” đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Nơi đây cũng gắn liền với tên tuổi nhạc sĩ Cao Văn Lầu – tác giả “Dạ Cổ Hoài Lang” đặt nền móng cho sự phát triển của cổ nhạc Nam Bộ.

Làm muối là một nghề rất phát triển ở Bạc Liêu, muối Bạc Liêu nổi tiếng vì chất lượng vượt trội, không có vị đắng chát và tạp chất. Hiện nay, tuy nghề làm muối không còn phổ biến như thời Pháp thuộc, nhưng nơi này vẫn là vựa muối lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long.

Địa lý và Khí hậu

Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích đất tự nhiên là 2.570 km2, chiếm gần 0.8% diện tích cả nước và đứng hàng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, không nhiều đồi núi lớn, chủ yếu là đồng bằng và hệ thống kênh rạch chằng chịt.

Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia ra hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Ngoài ra, ở đây có một hệ sinh thái rừng ngập mặn rất tiêu biểu chủ yếu như rừng tràm, đước,… và là nhà của hơn 104 loài thực vật, 10 loài thú nhỏ.

[f1]Chơi gì, xem gì[/f1][f2]Nhà Công Tử Bạc Liêu: Giai thoại về sự ngông cuồng “Đốt tiền nấu trứng” của công tử Bạc Liêu vẫn còn có sức ảnh hưởng rất lớn đến ngày nay. Quần thể nhà của Công tử Bạc Liêu vì vậy cũng trở thành điểm tham quan nổi tiếng nhất xứ Bạc Liêu. Toạ lạc trên đường Điện Biên Phủ, nhà của ông Trần Trinh Trạch, cha của Trần Trinh Huy – người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu.

Nhà công tử Bạc Liêu – Ảnh: chúng tôi Cổ Vĩnh Hưng: Nằm cách thành phố Bạc Liêu khoảng 20 km về hướng Tây Bắc, thuộc ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi. Tháp là di tích cổ duy nhất mang dáng dóc kiến trúc nghệ thuật thời Angkor của người Khmer còn tồn tại đến ngày nay. Những cổ vật được phát hiện nơi này đã “kể lại” những ngày vàng son của nền văn hóa Óc Eo một thời.

Ảnh: chúng tôi chim Bạc Liêu: Bạc Liêu nổi tiếng với hệ sinh thái ngập mặn đa dạng, sân chim Bạc Liêu là sân chim tự nhiên và hoang dã với khoảng 160 ha diện tích, hơn 40 loài với 60.000 con trong đó có nhiều loài quý như điêng điểng, quắm trắng, quắm đen, còng cọc, vạc, cò ngà, diệc…

Ảnh: chúng tôi Xiêm Cán: Ngôi chùa này mang phong cách kiến trúc của một ngôi chùa Khmer điển hình, cách thị xã Bạc Liêu khoảng chừng 7 cây số (cùng đường đi đến vườn chim Bạc Liêu). Với khuôn viên rất rộng, quang cảnh thoáng đãng và 2 màu chủ đạo là màu vàng với màu đỏ. Dù đã tồn tại được hơn một thế kỹ, nhưng ngôi chùa vẫn còn giữ được vẻ đẹp như thuở ban đầu.

Ảnh: chúng tôi điểm tham quan khác

Vườn cò Tân Long, Chùa Quan Đế, Vườn nhãn cổ Bạc Liêu, rừng đước, rừng tràm, biển Bạc Liêu…

Ảnh: activetravelmagazines.com

[/f2]

[f1]Ăn gì, ngủ đâu[/f1][f2]

Ăn và uống

Bạc Liêu có một số đặc sản nổi tiếng như bún bò cay, dưa chua bồn bồn, bánh củ cải… DU LỊCH BỤI đã tổng hợp một bài viết với 10 món ăn ngon nhất Bạc Liêu, bạn đọc có thể tham khảo theo liên kết bên dưới.

Ảnh: chúng tôi số địa chỉ ăn ngon tiêu biểu

Ăn sáng

– Hủ tiếu mì ở Cầu số 4. cari vịt cay cũng ở Cầu số 4 luôn (nhưng 2 chổ khác nhau nha, hỏi ngta sẽ chỉ à). – Cari vịt không cay ở gần trường Cao đẳng sư phạm củ, đường võ thị sáu. – Bún bò cay bên cầu quay phường 2. – Cơm sườn nướng ngang trường tiểu học Phùng ngọc liêm. vv…

Buổi trưa

– Ra biển đi vườn nhãn ăn bánh xèo

Buổi chiều + tối

– Bún bò huế Tự gần chợ xóm mới hoặc Hương Giang xéo trường võ thị sáu. – Bún nước lèo ở chợ phường 1 hoặc trước hiệu sách Vĩnh Liêm. – Chợ Đêm đủ món lựa chọn luôn: bánh tằm bì, bánh cống, hột vịt lộn, chè thái, bánh plan…. – Ngoài ra có thể đi karaoke, muốn giá bình dân thì vào hẻm 10, mắc chút thì vào Ý Lan, Ý Ngọc, Loan 2, 42, Phương Quyên…. – Nhậu nhẹt thì Osin, 89, 58, 36, không thì vịt nấu chao Trung gần bệnh viện, – Cách Chùa Cô Bảy thuộc phường 5 – thị xã Bạc Liêu, độ vài trăm mét có một quán ăn bán một món duy nhất là lẩu mắm nên thực khách truyền nhau gọi “lẩu mắm Chùa Cô Bảy”. Lẩu mắm ở đây ngon có tiếng. Đến thị xã Bạc Liêu du khách thường ghé vào thưởng thức món ăn này.

Ở đâu

Bạc Liêu không phải là một vùng trọng điểm du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng tại trung tâm thành phố vẫn có khá nhiều nhà nghỉ, khách sạn dành cho khách du lịch với mức giá khá hợp lý. Giá nhà nghỉ mỗi đêm từ 180.000 đến 300.000 đồng, phòng ốc sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi và gần trung tâm thành phố. Nếu thích, bạn có thể trải nghiệm cảm giác làm “công tử” tại khách sạn Nhà Công tử Bạc Liêu với mức giá từ 500.000 đến 1.200.000 đồng.

– Khách sạn Bạc Liêu: 4-6 Hoàng Văn Thụ Bạc Liêu. Điện thoại: (0781) 3823 964 / 3822437 – Khách sạn Công Tử Bạc Liêu: Số D13, đường Điện Biên Phủ, P. 3, Tp. Bạc Liêu. ĐT: (0781) 3953 304 / 3953 305 – Khách sạn Đạt Ngọc: Khu 1, Võ Thị Sáu, P3, Tp. Bạc Liêu .Điện thoại: (0781) 3956 633 – Khách sạn Ánh Hồng: 91A Quốc lộ 1A, Tp. Bạc Liêu . Điện thoại: (0781) 3954 699 – Khách sạn Hoàng Cung: 1B Trần Phú, phường 7, Bạc Liêu. Điện thoại: (0781) 824885 – Khách sạn Hải Hồ: 103/4 Quốc lộ 1A, Tp. Bạc Liêu .Điện thoại: (0781) 3952 026 / 3952 990 [/f2]

[f4]

Miền Nam

Từ Thành Phố Hồ Chí Minh cách Bạc Liêu khoảng 290km và mất khoảng 7h đi xe ôtô. Có rất nhiều hãng xe khách uy tín khai thác tuyến đường đến Tp.HCM-Bạc Liêu như Phương Trang, Mai Linh, Hoàng Yến,… với giá vé không quá 200,000đồng/hành khách.

Miền Bắc

Nếu ở miền Bắc, du khách có thể bay các chuyến bay từ Hà Nội đến sân bay Cần Thơ ( giá vé máy bay dao đồng từ 1,5 triệu – 2,9 triệu/ khứ hồi). Sau đó, đón các chuyến xe tại các hãng xe lớn có tuyến đến Bạc Liêu như Phương Trang, Vũ Linh,… giá vé khoảng 100,000 đồng/hành khách. Tổng thời gian di chuyển mất khoảng 4-5h.

Để di chuyển trong nội ô thành phố, du khách có thể đi taxi, xe ôm. Ngoài ra, xe buýt cũng là một phương tiện công cộng khá phổ biến và tiện lợi hơn rất nhiều. [/f4]

Tổng hợp và biên tập bởi: Sanie Trần, Hannah và Alex

Cẩm Nang Du Lịch Bụi Tỉnh Phú Yên (Phần 2)

Tiếp theo bài viết Cẩm nang du lịch bụi tỉnh Phú Yên, DU LỊCH BỤI gởi đến các bạn thông tin khách sạn, ẩm thực, trong giới hạn của bài viết vẫn còn nhiều hạng mục sẽ được chúng tôi cập nhật sắp tới, mời các bạn tham khảo tiếp.

Sò huyết Đầm Ô Loan – Ảnh: chúng tôi gì, ở đâu[/f1][f2]

Ăn và uống

Đặc sản Phú Yên

Bạn nên nếm thử, ăn thử, cảm nhận thật các món ăn sau khi tới Phú Yên – Bánh Tráng(cuốn thịt heo) – Cá ngừ Đại Dương – Ghẹ Sông Cầu – Sò huyết Ô Loan – Bánh xèo – Bánh canh – Bánh bèo và bánh ướt – Bánh ít lá gai – Bánh hỏi lòng heo

Cá ngừ đại dương – Ảnh: chúng tôi số quán đáng chú ý tại Tuy Hòa

Những quán ăn sau đây được website chúng tôi gợi ý, DU LỊCH BỤI trích dẫn lại cho bạn đọc bạn tham khảo

Hải sản

– Quán Hải Sản nằm ngay ngã đường Lương Văn Chánh & Nguyễn Huệ. – Quán Trần Phú nằm trên đường Trần Phú, cách Bảo Tàng Phú Yên 200m hướng xuống biển. – Quán Tây Du Ký nằm đầu đường Bà Triệu, gần trường Lạc Long Quân đi tới ( đặc biệt có các món cá câu ) – Quán Phi Hoa Sữa nằm ngay ngã 3 giữa dốc đường Lê Thành Phương – Quán Cá Ngừ đại dương nằm ngay ngã tư Lê Duẩn – Điện Biên Phủ, gần quảng trường 1.4. – Quán Hải sản ở bờ biển thì cạnh khách sạn Công đoàn (0573823187) là ăn muộn được còn ở trong phố thì khoảng 9h là đã đóng cửa.

Các quán ăn đặc sản khác

– Quán Thịnh Nam, quán bán các món đặc sản: Đèn Pha (mắt cá ngừ đại dương chưng cách thủy với táo tàu, ăn bổ, thơm và ngon) và Cá Ngừ Đại dương (ăn sống với mù tạt). Nếu ăn luôn 2 món này, bạn nên ăn Cá ngừ đại dương trước rồi ăn Đèn pha sau. – Quán bánh xèo Lê Duẩn, quán vỉa hè, gần với ngã tư Điện Biên Phủ với Lê Duẩn. Chỉ bán buổi chiều từ 5h-8h tối. Bánh xèo Phú Yên là bánh xèo nhỏ, bánh được đúc với bột gạo, giòn, có mắm đục pha với thơm bằm (Sài Gòn gọi là mắm nêm). Ăn khác rất nhiều với bánh xèo miền tây). – Bánh xèo ở số 20 đường Lê Thánh Tôn (3,5k/cái không có trứng, 5k/cái có trứng) chỗ này có nước chấm ngon. – Cơm gà Tuyết Nhung ở đường Lê Thánh Tôn (20k/dĩa), đảm bảo ngon. Một chỗ ngon nữa là ở đường Thành Thái đối diện siêu thị. – Cơm 57 Duy Tân, có món mắn ăn rất ngon, ăn là 20k/dĩa đảm bảo no, cơm xin thêm miễn phí, trà đá thoải mái. – Chả Dong ở ngã 4 Trần Quý Cáp với Nguyễn Công Trứ. – Bắp nướng chan mắn và ăn với muối é thì ở ngã 4 Hùng Vương, Nguyễn Huệ. – Bún mắn ở công viên đường Nguyễn Huệ, ở đây có món trứng sả cũng rất ngon – Sỏ lòi với thịt nước thì ở quảng trường. – Bánh tráng trứng ở góc cây số 100 đường Lê Trung Kiên. – Bánh bèo thì ở dưới chân núi Nhạn (15k/khay), bánh xèo – dễ ăn, bánh canh (10k/bát) – ngon. Bánh bèo nóng (chỉ bán đêm dưới chân núi Nhạn.

Ở đâu

Khách sạn ở Phú Yên rất nhiều, từ bình dân cho đến khách sạn 5 sao. Bạn có thể chọn các khách sạn ở đường Trần Hưng Đạo, dọc đại lộ Hùng Vương. Giá phòng ở đây không đắt như các thành phố du lịch khác. Bình quân giá phòng khách sạn 2 sao từ 250.000/phòng 2 khách. Phú Yên hiện có 1 khách sạn 5 sao (Cendeluxe Hotel) nằm ngay trung tâm du lịch và sinh thái Thuận Thảo, 3 khách sạn 4 sao (Kaya, Sài Gòn- Phú Yên, Long Beach),… Một số khách sạn tham khảo giá bình dân (theo Toidi gợi ý):

Cendeluxe Hotel – Ảnh: hotels.com

Khách sạn Anh Tuấn 1 và 2. Địa chỉ Anh Tuấn 2: 60 Hùng Vương, Tp. Tuy Hòa. Đt: 057 3811711. Và Anh Tuấn 1: 324 – 326 Hùng Vương, Tp. Tuy Hòa. Đt: 057 3841999.

Khách sạn Nhiệt Đới, địa chỉ 216 Nguyễn Huệ, Tuy Hòa, Phú Yên, liên hệ: 057 3822 424 – Di động: 0985715334 & 0913472633.

Khách sạn công đoàn nằm sát biển. Địa chỉ 53 Độc Lập,TP. Tuy Hòa, điện thoại: 057. 3823187. Giá tham khảo 300k phòng 2 giường, có kèm ăn sáng 2 người. Hướng view ra biển cũng khá đẹp. Chiều bạn có thể ra biển tắm luôn, giá đã kèm ăn sáng nên cũng không đắt lắm.

Cendeluxe Hotel, địa chỉ số 02 Hải Dương, Tuy Hòa. Điện thoại 57 3 818 818.

[/f2]

Xe khách đi Phú Yên

Xe Thuận Thảo từ tp Hồ Chí Minh (bến xe Miền đông) đi Tuy Hòa. Cả vé ngồi và nằm – Khởi hành từ HCM: 07h30, 18h00, 19h30, 20h00, 21h00 – Khởi hành từ Tuy Hòa: 07h30, 08h00, 18h30, 19h00, 19h30, 20h00 – Giá ghế ngồi: 185k / Giá ghế nằm: 225k – Liên hệ : 0573821111 / 0573820303. / Hotline : 0914140483

Nhà xe Thành Ban (nằm bên bến Phú Lâm – chúng tôi Hòa – T. Phú Yên)

Nhà xe Cúc Tư (65 lê lợi, Tp Tuy Hòa Phú Yên), chất lượng ổn – Phòng vé ở BX miền đông: 08.9019090 -Phòng vé ở Tuy Hòa- PY: 0573.3824227

Nhà xe Bình Phương (74 Nguyễn Tất Thành, chúng tôi Hòa, Phú Yên), cả vé ngồi và nằm – Phòng vé ở BX miền đông:0913.477751 – Phòng vé ở Tuy Hòa: (057).3826632 – .3836767 / hotline : 0905028775

Xe đò Quy Nhơn đi Vũng Rô Đại Lãnh: xe A Tỷ 056.746200 (đối diện bến xe khách, xe Ford mới sạch sẽ, chạy 5-8h sáng, giá 50-60.000đ)

Dịch vụ Thuê xe ở Phú Yên

Thuê Xe máy – Bạn có thể liên hệ anh Sang bán cafe vỉa hè tại số 2 Lê Thánh Tôn, Tuy Hòa, Phú Yên. Số điện thoại 0934074522. Giá từ 80 – 120k. – Cty Du Lịch Phú Việt, bạn hỏi số này 0905280452. – Một số khách sạn cũng có dịch vụ cho thuê xe máy, bạn nhớ hỏi nếu cần thuê xe. Khách sạn Vĩnh Thuận, Tuy Hòa cho thuê khoảng 80 – 100k/1 ngày, nhưng xe Trung quốc, và phải đặt phòng ở đây mới thuê được.

Xe 7 chỗ, 16 chỗ – Hồng Vinh – 46 Trần Hưng Đạo – Tuy Hòa – PY, sdt: 0905825005 – 0913495432 – Khách sạn Thanh Bình – 126 Lê Thánh Tôn Tuy Hòa Phú Yên‎, số điện thoại: 057 3823 942 – Xe du lịch Anh Tuấn, địa chỉ: 337 Nguyễn Huệ, TP. Tuy Hòa. Điện thoại: 057. 3823569. [/f4]

(Tham khảo Toithay.com, chúng tôi Zing, chúng tôi chúng tôi Ivivu, timeoutvietnam.vn)

Cập nhật thông tin chi tiết về Cẩm Nang Du Lịch Bụi Tỉnh Nghệ An trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!