Xu Hướng 6/2023 # Cẩm Nang Du Lịch Cao Bằng: 6 Món Ngon Không Thể Bỏ Qua # Top 9 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cẩm Nang Du Lịch Cao Bằng: 6 Món Ngon Không Thể Bỏ Qua # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Cẩm Nang Du Lịch Cao Bằng: 6 Món Ngon Không Thể Bỏ Qua được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

H.Thanh/Sức Khỏe Cộng Đồng

Cẩm nang du lịch Cao Bằng xin giới thiệu với bạn đọc 6 món ngon không thể bỏ qua khi đến thăm vùng đất kỳ vĩ này.

Trong bài viết này, cẩm nang du lịch sẽ giới thiệu với bạn những món ăn đặc trưng nhất, được đúc kết từ kinh nghiệm du lịch Cao Bằng của nhiều người, được đa số người dân Cao Bằng và khách du lịch yêu thích.

Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông bắc nước ta, nơi có núi sông hùng vĩ, thiên nhiên hoang sơ, bao la với thác Bản Giốc đẹp nhất Việt Nam, động Ngườm Ngao – thế giới của nhũ đá thiên nhiên. Cao Bằng cũng là vùng đất của truyền thống cách mạng với những di tích danh tiếng như hang Pác Bó, mộ anh Kim Đồng, nơi thành lập tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đến với Cao Bằng, ngoài việc đi thăm quan các địa chỉ cách mạng, các điểm du lịch, thắng cảnh, bạn đừng quên thưởng thức rất nhiều món ăn ngon, vô cùng đặc trưng của vùng đất này.

Cẩm nang du lịch Cao Bằng: 6 món ngon không thể bỏ qua – măng ngâm

Măng ngâm mác mật

Măng ngâm, một đặc sản của Cao Bằng, là hỗn hợp ngâm của măng, ớt, mác mật. Măng củ người Cao Bằng dùng là cây măng mới mọc, phải lấy đúng dịp, vừa tới, như thế măng giòn, không xác. Măng đem về bỏ bẹ, rửa sạch đem thái chỉ hoặc cắt miếng, không luộc. Ớt dùng ngâm có thể là ớt chỉ thiên để nguyên quả, ớt quả to thái miếng, còn tươi, chín đỏ. Tuy người Cao Bằng quen gọi tên “măng ớt”, nhưng vai trò của mác mật trong món ẩm thực thú vị này lại rất quan trọng không thiếu được. Dùng ngâm măng ớt là mác mật quả, quả mác mật át mùi măng và ớt tạo một mùi thơm nhè nhẹ, ngọt ngào. Món măng ngâm mác mật dễ bảo quản, để được lâu, được người Cao Bằng dùng kèm với hầu hết các món ăn và được các du khách ưa chọn làm quà mang về.

Bánh được chế biến theo công thức cổ truyền, từ các nguyên liệu sẵn có của địa phương như nếp cái, lạc (đậu phộng), đường mật… Nếp vo sạch đem đồ thành xôi, khi xôi chín dỡ ra mẹt lăn bột sắn hoặc đánh cho tơi rồi đem phơi. Khi hạt sôi se lại gần khô cho vào cối giã kỹ đến khi hạt xôi dẹt như hạt cốm lại phơi rồi giã lại lần nữa sau đó mang phơi thật khô rồi đem vào chảo rang cho nở phồng hạt xôi đến khi thấy mùi thơm là được. Bắc chảo lên nấu đường (tốt nhất là mật mía) khi nào thấy có độ kết dính thì đổ xôi vào đảo thật đều sau đó đổ ra mâm cán đều và cắt miếng.

Bánh khẩu sli ăn thơm, ngọt giòn, uống với nước trà nóng rất thú vị.

Hạt dẻ Trùng Khánh

Khi nói về các sản vật quý của Cao Bằng ai cũng nhớ đến Hạt dẻ Trùng Khánh, đó là thứ qủa ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Du khách nhớ đến hạt dẻ vì nó là loại quả có hương vị thơm ngon nhất. Loại hạt dẻ này rất to, một cân chỉ gần trăm hạt. Quả dẻ nhiều gai xù xì như quả chôm chôm. Mỗi quả chứa 3-4 hạt.

Khoảng cuối thu đầu đông, quả dẻ chín rụng đầy mặt đất. Vỏ hạt dẻ Trùng Khánh rất cứng nên muốn nó chín phải luộc kỹ. Có người còn cẩn thận khía sẵn vài đường trên vỏ hạt để khi chín dễ bóc. Sau khi luộc chín, nếu đem hạt dẻ rang lại một lượt đến khi dậy mùi thơm thì thật hấp dẫn. Người Trùng Khánh thường hay ninh hạt dẻ với chân giò lợn, thịt gà làm để đãi khách. Món này có hương vị rất đặc biệt, thơm ngon, béo ngậy, khi được thưởng thức một lần sẽ không thể nào quên.

Cẩm nang du lịch Cao Bằng: 6 món ngon không thể bỏ qua – bánh cuốn

Cẩm nang du lịch – món ngon – Bánh cuốn Cao Bằng

Bánh cuốn nóng đối với người Cao Bằng có thể được xem là một trong những món ăn thân thuộc nhất, gắn bó nhất.

Bánh cuốn nóng Cao Bằng có công thức chế biến bước đầu cũng không khác gì món này ở những nơi khác nhưng điều khác biệt của bánh cuốn nóng Cao Bằng là chiếc bánh tráng xong không phải ăn với nước mắm pha chua ngọt như ta thường thấy, mà sẽ được thả vào một bát nước hầm xương nóng sốt, ăn kèm với chả lụa, chả cây và một ít hành lá xắt nhuyễn, hành phi, tóp mỡ, tiêu bột rắc lên trên.

Để cho hương vị đậm đà và độc đáo hơn, bánh cuốn nóng Cao Bằng thường được ăn chung với quả mắt mật muối chua. Cắn một miếng bánh cuốn tráng trứng thơm lừng, thêm vào miệng một miếng chả lụa béo ngậy, húp thêm ngụm nước dùng nóng hổi, rồi nhấp nhẹ một quả mắt mật vàng um vị chua chua. Các hương vị ngọt, béo, thơm, cay, chua… hòa quyện với nhau, quả là một món ăn khó có thể quên.

Lợn sữa quay Cao Bằng

Người dân Cao Bằng thường chọn loại lợn giống địa phương nặng 4-6 kg để quay. Sau khi sơ chế xong, dùng giấy bản thấm khô mình con lợn bởi nếu rửa bằng nước thịt sẽ nhão, không săn và mất hết vị ngon. Sau đó, nhồi lá mác mật cùng các gia vị khác vào bụng con lợn rồi khâu lại, dùng cây tre xuyên từ mõm tới đuôi rồi quay trên bếp than hồng, vừa quay vừa dùng mật ong và các loại gia vị phết lên mình con lợn để cho giòn bì và khỏi nứt. Muốn xem thịt đã chín chưa, dùng que sắt nhỏ châm vào thịt, thấy rỉ ra nước màu sẫm là được. Mùi thơm toả ra nghi ngút, thịt quay ngon là thịt vừa chín tới, bì vàng rộm, giòn tan. Thịt lợn quay được dùng với nước chấm được pha chế riêng.

Phở chua

Phở chua là món ăn được chế biến khá cầu kỳ, phản ánh nghệ thuật ẩm thực của người dân Cao Bằng. Một nhúm phở đã được làm se lại vừa dẻo, vừa dai dàn đều trong bát, bên trên là những lát gan, lạp sườn được rán cháy cạnh thêm vài lát thịt ba chỉ, dạ dày lợn đã được rán vàng cùng những miếng thịt vịt quay, điểm thêm mấy ngọn rau thơm, chút lạc rang đập dập, miến, khoai tầu thái chỉ chao giòn. Sau đó, bát phở chua được rưới lên trên một chút nước sốt chế từ nước lấy từ trong bụng con vịt quay pha với một chút dấm, tỏi, đường và bột báng. Khi ăn, trộn đều bát phở, thêm chút mác mật ngâm măng ớt. Phở ăn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, bùi của lạc và khoai tầu, thơm của mác mật.

Món Ngon Hà Nội, 88 Quán Ngon Hà Nội Không Thể Bỏ Qua

Hà Nội là một điểm đến du lịch không thể bỏ qua khi đi du lịch miên bắc, đây là điểm đến du lịch hội tụ nhiều yếu tố từ Du lịch văn hóa, lịch sử, thưởng lãm phong cảnh, du lịch nghỉ dưỡng v.v.v Bên cạnh việc thăm quan Hà Nội bạn cũng có cơ hội thưởng thức những Món Ngon Hà Nội, đa số các món ăn ngon này đều tập trung ở khu vực Phố Cổ Hà Nội. Bởi đây là khu vực sinh sống lâu đời đã có lịch sử hàng nghìn năm từ thời vua Lý Công Uẩn dời đô. Ngoài những Món ăn ngon Hà nội truyền thống thì những năm về đây Hà Nội cũng có thêm nhiều món ăn, quán ăn với nhiều hương vị độc đáo của mọi miền và các nước khác. Đây cũng là cơ hội và thuận lợi cho các bạn có thêm nhiều lựa chọn Ăn uống khi đi Du lịch Hà Nội.

Món Ngon Hà Nội bạn không thể bỏ qua Gợi ý Ăn sáng ở Phố Cổ Hà Nội

Bún ốc Hàng Chai: Hàng Chai là một con phố nhỏ nối Hàng Rươi và Hàng Cót, quán Bún ốc Cô Thêm ở góc đường Hàng Chai này đã nổi tiếng 25 năm nay với một loại nước dùng đặc biệt có vị chua nhẹ của dấm bỗng. Quán có những khách hàng lâu năm, từ hồi bát bún ốc chỉ có giá 2k đến hiện nay là 30k. Quán đông khách nhất khoảng 9-10h sáng, bạn có thể phải xếp hàng khá lâu để thưởng thức món bún ốc nổi tiếng này nhưng càng ngày vẫn càng có nhiều khách hàng không nề hà gì việc xếp hàng ở đây cả.

Quán bún ốc này khá nhỏ, ngồi bàn ghế thấp, cảm giác khá chật chội, các bạn nên đến sớm thì không phải xếp hàng. Nhiều người dân quanh đó thì thường mua về nhà cho thoải mái thành ra mới có chuyện nhìn quán có vẻ ít người ngồi nhưng bạn vẫn phải chờ khá lâu.

Gợi ý Ăn trưa ở Hà Nội

Bún chả Đắc Kim: có thể nói đây là quán bún chả nổi tiếng nhất Hà Nội, quán hiện nay được sửa lại khá sạch sẽ, phục vụ nhanh chóng, giá 50 – 60k/suất nhưng suất hơi nhiều. Mình thường đi 3 người thì chỉ gọi 2 suất hoặc đi 2 người thì gọi 1 suất thêm nem cua bể. Bún chả ở đây có ba loại chả được phục vụ trong cùng một bát là chả nướng (thịt ba chỉ), chả viên (thịt băm) và chả xương sông (thịt băm cuốn lá xương sông) cùng với mắm được đun nóng, su hào, cà rốt muối giòn giòn chua ngọt, rắc 1 lớp hạt tiêu lên trên bát nước mắm chả cho dậy mùi. Khi ăn phải ăn kèm với nhiều loại rau sống như xà lách, rau mùi, kinh giới, húng, tía tô…

Bún đậu mắm tôm 55 ngõ Phất Lộc : Nằm ở cuối phố Hàng Bạc có một ngõ nhỏ mà lúc nào cũng tấp nập người qua lại, đó chính là ngõ Phất Lộc. Trong ngõ nổi tiếng nhất là món Bún đậu mắm tôm với rất nhiều hàng từ đầu ngõ đến cuối ngõ. Nhưng có 2 hàng nổi tiếng nhất là nhà số 55 và nhà số 49. Đây là một món ăn đơn giản, dễ làm nhưng lại cần có sự lựa chọn về nguyên liệu đầu vào. Bún ngon phải là bún lá ở làng Phú Đô, sợi nhỏ. Mắm tôm được lấy từ Thanh Hóa, có màu hồng sậm, bong, khi cho thêm 1 chút dầu ăn trong chảo đang sôi vào, đánh lên thì nhìn thật hấp dẫn. Đậu ngon là đậu làng Mơ nổi tiếng, miếng đậu béo ngậy, được rán vàng ruộm trong chảo mỡ sôi sung sục, vừa cắt ra còn nghi ngút khói… Ngoài đậu rán, khách hàng còn có thể gọi thêm chả cốm – một loại chả đặc biệt của người Hà Nội, được làm từ thịt xay mịn trộn với cốm nên khi ăn sẽ thấy dẻo thơm mùi cốm. Hoặc còn có các món ăn kèm khác như nem rán, thịt luộc,… Quán sạch sẽ, rất đông khách nhưng phục vụ nhanh chóng và nhiệt tình. Nhưng khi tính tiền các bạn nhớ xem kỹ lại giấy thanh toán.

Gợi ý Ăn tối

Nhà hàng Chim quay Thịnh Vượng: quán chim quay gia truyền này nằm ở ngôi nhà cổ số 13 Tạ Hiện, có từ thời phố Tạ Hiện chưa phải là một khu vực đông đúc như hiện nay. Tuy đây là khu vực được mệnh danh là “ngã tư quốc tế” với vô vàn các quán bia, đồ nhậu, ăn ăn vặt ở vỉa hè nhưng quán này lại là quán ăn trong nhà, có chỗ ngồi rất lịch sự và vị trí thì thuận tiện cho việc sau khi ăn tối các bạn có thể đi dạo phố cổ hoặc kiếm một quán bar nào đó để ngắm nhìn đường phố. Món đặc biệt nhất mà ai vào quán cũng gọi là chim bồ câu quay, chim quay thì khắp các phố phường đều có nhưng để trở thành “thương hiệu” thì chỉ có ở phố Tạ Hiện này, hoặc ở phố Hàng Buồm. Một con chim có giá khoảng 100k được phục vụ vẫn còn nóng hổi, bốc khói nghi ngút, thịt chim chín tới cùng lớp da giòn tan được tẩm ướp kỹ càng. Ăn vào mùa đông thì lại càng cảm thấy thú vị hơn. Ngoài các món chim quay, nhà hàng còn phục vụ món bít tết khô, vị khá lạ so với các món bít tết thông thường. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng nhà hàng Thịnh Vượng ở số 13 không ngon bằng quán Trường Thọ ở bên cạnh (số 11 Tạ Hiện).

Quán Ngon Hà Nội

Lưu ý thêm, nếu bạn chưa có kinh nghiệm về du lịch Phố Cổ Hà Nội bạn có thể đọc qua bài viết : Kinh nghiệm Du lịch Phố Cổ Hà Nội, trong đó cũng gợi ý khá nhiều điểm ăn uống theo lịch trình gợi ý có sẵn.

1. Khu vực được bao quanh bởi các phố Hàng Cót – Hàng Lược – Chả Cá – Lãn Ông – Hàng Vải – Phùng Hưng

Chả cá Lã Vọng

Ốc, hải sản Hàng Lược: bán chiều tối, ngay đầu Hàng Cót đi xuống, hình như là số 15 Hàng Lược. Ốc ở đây thì không có nhiều sự lựa chọn lắm nhưng có nhiều món khác ngon như: mực trứng, sò huyết nướng, cháo trai với quẩy…

Xôi chả mực 6A Hàng Lược: đối diện hàng ốc bên trên. Ngoài món xôi chả mực còn có chả cá, chả tôm… và bún hải sản.

Bún mọc 57 Hàng Lược, nằm trong ngõ cạnh chùa Vĩnh Trù, giá 25-30k/bát nhưng vì trong ngõ nên chỗ ngồi hơi chật.

Mỳ gà tần 12C Hàng Cót, 55k/suất, mỗi suất mỳ nước này có nửa con gà ác nên ăn rất chất lượng.

Bún ốc quán cô Thêm Hàng Chai: bán từ sáng đến 12h trưa.

Bò nầm nướng 33 Gầm Cầu: đây là một địa chỉ rất nổi tiếng nếu các bạn muốn thử các món nướng BBQ phong cách vỉa hè .

Thạch dừa 54 Hàng Cót: 30k/quả

Bánh đa cua trộn: 59A Phùng Hưng, 30k/bát. Các bạn có thể lựa chọn các món ăn kèm như giò, đậu, thịt bò…

Chè, kem xôi: 75 Hàng Giấy

Hạt dẻ rang, ngô nướng, khoai nướng vào mùa đông tập trung nhiều ở ngã ba Hàng Lược – Hàng Chai vào buổi chiều tối.

Phở tái nạm 80 Hàng Mã

Bánh bèo số 1 Hàng Mã: bánh bèo ở đây kiểu bánh bèo Huế nhưng đã được biến tấu đi cho đặc sắc hơn.

Phở gà trộn 65 Lãn Ông: bán chiều tối, 35k/bát.

Bún bò Huế 16B Hàng Gà

Nước mía đầu đường Hàng Vải và Phùng Hưng, tối mùa hè rất nhiều quán tập trung ở khu vực này.

Bún dọc mùng 25 Hàng Gà.

Bánh Mì 25, đìa chỉ ở 25 Hàng Cá. Đây là quán Bánh Mì vỉa hè nhưng không bán như dạng Kebab mà lại làm từ Pate, Dăm bông và các hương vị cổ truyền khác. Bánh ở đây ăn thơm đúng mùi bánh, được làm từ bột mì nguyên chất, nhân bánh là những hương vị cổ truyền từ thời Pháp. Quán mở hàng ngày từ 7h00 sáng cho tới 20h00 tối. Bạn có thể order giao tận nhà (khu vực nội thành), liên hệ chủ quán: anh Phương 0977668895

2. Khu vực xung quanh chợ hàng Da, được bao quanh bởi các phố Hàng Cân – Lương Văn Can – Hàng Gai – Hàng Bông – Phùng Hưng – Cửa Đông – Hàng Bồ

Chả cá Kinh Kỳ 25 Đường Thành: nhà hàng này cũng phục vụ món chả cá nhưng có không gian rộng rãi và thoải mái hơn so với nhà hàng gia truyền ở 14 Chả Cá. Buổi trưa quán khá đông và nếu các bạn đi nhiều người thì nên gọi điện đặt bàn trước. SĐT: (84-4) 39 232 873. Ở đây còn có nhiều món khác từ cá như: lòng cá, cá chiên, dạ dày cá… để các bạn có thể thoải mái lựa chọn.

Phở xếp hàng 49 Bát Đàn: đây là quán phở gia truyền, có từ những năm 60 của thế kỷ trước, quán nhỏ nhưng đông khách nên khách tới đây phải theo phong cách thời thời bao cấp, khách ăn phải xếp hàng, tự bưng phở và tự tìm chỗ ngồi, giá hơi đắt 40-50k/bát.

Phở Bưng Vỉa Hè, là một trong những bán buổi chiều ở ngã 4 Hàng Bông & Hàng Trống, bán buổi chiều đến 8h tối. Ăn ngon vào mùa Đông

Bún chả Đắc Kim số 1 Hàng Mành, 74 Hàng Quạt.

Bún bò Nam Bộ đầu Hàng Điếu với Đường Thành, giá 45k/bát.

Chè bốn mùa số 4 Hàng Cân: quán chè khá ngon, nhiều loại nhưng chỗ để xe hơi bất tiện, mùa đông có cả bánh trôi tàu rất ngon nhưng cá nhân mình thấy giá cao so với các quán chè khác.

Mỳ gà tần: ngã tư Lương Văn Can – Hàng Bồ, ngồi vỉa hè, 45k/bát.

Mỳ khô 16 Hàng Bồ

Bánh xèo Hàng Bồ: bán từ 3h chiều đến 7h tối.

Há cảo chiên 55 Hàng Bồ: bán chiều tối.

Bún riêu 25A Bát Đàn.

Mỳ vằn thắn 22 Hàng Phèn, 19 Hàng Điếu

Bún dọc mùng 18 Bát Đàn

Cháo trai 65 Đường Thành

Bún đậu mắm tôm: 1B Ngõ Trạm

Quẩy nóng 71 Hàng Bông

Nem chua rán, khoai tây chiên, phô mai que…: ngõ Tạm Thương, Hàng Bông

Cháo cá, dạ dày cá xào dưa, chả cá: cuối đường Hàng Bông, đoạn gặp phố Phùng Hưng.

Cháo Sườn ở Ngõ Huyện, bán chiều tối

Xôi rán số 2 Hàng Điếu: bán cả ngày, ăn kèm có dưa góp, ruốc, lạp sườn, thịt… 45k/suất.

Xôi chè: ngã tư Hàng Bồ – Hàng Thiếc.

Cafe Reng Reng 14 Hàng Phèn: cafe pha máy phong cách vỉa hè với giá rất dễ chịu, 28k/ly cappuchino hoặc latte.

Sữa chua cacao xắt miếng: 78 Hàng Nón

Hoa quả dầm: số 5 Hàng Chỉ, phố Tô Tịch

Cafe 34 Lương Văn Can, 37 Lương Văn Can: 2 hàng cafe này có từ lâu đời ở ngã ba Lương Văn Can với Hàng Quạt.

Chè khoai số 1 Ngõ Trạm

Nước ép cóc 190 Hàng Bông

Sữa chua thập cẩm: 23 Hàng Đường

3. Khu vực chợ Đồng Xuân, được bao quanh bởi các phố: Hàng Đậu – Trần Nhật Duật – Thanh Hà – Cầu Đông – Đồng Xuân

Bún cá ngõ Hồng Phúc, gần bốt Hàng Đậu: quán ngay đầu ngõ, bán cả ngày, giá phải chăng 30k/bát và theo phong cách bún cá Hải Phòng. Cá trắm được xắt thành miếng, chiên ròn, bỏ vào bát bún cùng với chả cá – loại chả cá thu mỏng mà giai, thơm mùi thì là. Khi ăn bún cá, nên cho một ít nước me để món ăn hấp dẫn hơn. Đến quán này các bạn còn có thể gọi món đầu cá để ngồi nhâm nhi.

Lòng nướng Gầm Cầu: ở đây có nhiều món nướng như long, dạ dày, tràng, cổ hũ bò… các nguyên liệu này được tẩm mật ong trước khi nướng nên có hương vị khác biệt so với các quán nướng vỉa hè khác. Những món này được chấm với một loại tương ớt được pha loãng khá hấp dẫn.

Phở gà trộn: ngã ba Cao Thắng – Nguyễn Thiện Thuật, tối mới mở cửa bán đến 1-2h sáng.

Sứa: vào mùa khu đường Nguyễn Thiện Thuật nhiều hàng sứa mẹt.

Bún ốc thập cẩm 23 Hàng Khoai, giá hơi đắt 50k/bát, lạ ở chỗ có thể ăn kèm trứng vịt lộn.

Bún ốc chuối đậu: ngõ chợ Đồng Xuân. Ngoài món này ngõ còn có vô số các món ăn khác mà chắc chắn khi vào các bạn sẽ thấy hoa mắt như: bún đậu, bún riêu cua, riêu ốc, bánh gối, bánh rán… Nhưng vấn đề vệ sinh có vẻ không ổn lắm.

Phở sốt vang: 49 Trần Nhật Duật, 78 Trần Nhật Duật 30k/bát.

Miến cua gầm cầu, 30k/bát.

Bánh tráng trộn 45 Hàng Đậu

4. Khu vực Ô Quan Chưởng, được bao quanh bởi các phố: Hàng Chiếu – Trần Nhật Duật – Lương Ngọc Quyến – Hàng Ngang – Hàng Đường.

Bún riêu 23 Nguyễn Siêu

Bún ốc nguội, chả rươi, bánh rán bi: Ô Quan Chưởng

Lòng xào phở rán số 10 Nguyễn Siêu.

Cơm đảo gà rang: 62 Đào Duy Từ, 35k/suất.

Quán đồ ăn Mexico Tacos 54 Đào Duy Từ.

Bò nướng 47 Mã Mây: rất nhiều quán trên đường này, có nhiều món khác nữa, không chỉ có đồ nướng.

Bánh giò: Đào Duy Từ gần đầu Ô Quan Chưởng, chỉ bán chiều, khoảng 5h có hôm ra đã hết.

Mỳ vắn thắn: Hàng Chiếu, ngã ba với Nguyễn Thiện Thuật, xưa giờ mình vẫn cho rằng mỳ ở đây ngon nhất trong các quán mỳ vằn thắn. Các bạn có thể chọn mỳ có tôm hoặc mỳ không tôm.

Bánh mỳ thịt nướng: 127 Hàng Buồm, 25k/bánh với 2 xiên thịt, bán buổi tối.

Phở bò 13 Hàng Giày

Chim quay Thịnh Vượng: 13 Tạ Hiện, quán nằm trong khu vực phố đi bộ nên các bạn có thể gửi xe ở ngoài và đi bộ vào. Quán hiện được mở rộng thành 2 nhà, chỗ ngồi rất lịch sự nên kể các các bạn đi nhóm đông cũng không phải lo lắng phải ngồi ở vỉa hè. nhất ở quán mà nhiều khách gợi ý là món chim quay và bít tết.

Bánh mỳ chảo số 1 Tạ Hiện, 25k/suất có pate, trứng, thịt, lạp sườn, mở từ 6h sáng đến 4h chiều.

Bún đậu mắm tốm: số 4 Ngõ Gạch. Ngõ Gạch buổi tối cũng có nhiều quán đồ nướng, bít tết.

Bún ốc số 7 Hàng Chĩnh.

Bún đậu mắm tôm: ngõ Phất Lộc, ngoài đậu ăn kèm còn có nhiều sự lựa chọn như: chả cốm, thịt luộc, nem rán…

Bún riêu ngõ Phất Lộc: gần đình Tiên Hạ, bán từ 5-10h sáng.

Bún chả cô Thúy ngõ Phất Lộc: bán buổi trưa, đoạn đầu Lương Ngọc Quyến.

Trà chanh, sữa chua mít, các loại chè: phố Chợ Gạo và Đào Duy Từ, rất nhiều quán, giờ còn có nhiều món nho nhỏ ăn kèm mà các bạn có thể thử mỗi lần vài món.

The Door Café: 11 Hàng Chĩnh

Shot café: 60 Ngõ Phất Lộc

Cafe 39 Tạ Hiện.

Phố Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến vào buổi tối là trung tâm các quán bia, trà chanh, nem chua rán vỉa hè… được các bạn trẻ và khách nước ngoài yêu thích. Ngoài ra ở đây còn có các bar, pub hoạt động từ chiều tối cho tới đêm muộn như Fat Cat (Tạ Hiện), Funky B (số 2 Tạ Hiện), Rockstore (61 Mã Mây), Prague Pub (38 Lương Ngọc Quyến), FactoryBar (47 Hàng Buồm), Mao’s Red (số 7 Tạ Hiện).

5. Khu vực gần hồ Hoàn Kiếm, được bao quanh bởi các phố: Hàng Bạc – Hàng Tre – Cầu Gỗ – Hàng Đào.

Mỳ gà tần Đinh Liệt

Ốc luộc Đinh Liệt: đoạn gần Hàng Bạc, bán từ 15h đến 19h và chỉ có ốc, không có đồ ăn kèm gì khác. Quán này nằm cạnh quán các loại bánh Việt, rất ngon, nhiều loại.

Donner Kebab số 2 Hàng Bạc: đây là nơi bán món này đầu tiên tại .

Cánh gà rang muối: 14 Hàng Thùng. Quán kiểu bình dân, thoáng mát, phục vụ nhanh, có các món như chân gà, cánh gà, sụn gà rang muối, được tẩm ướp gia vị đậm đà và ngon. Ngoài ra còn có các món cháo như cháo tim, cháo bầu dục khi kết thúc.

Rất nhiều món ăn trên khu vực Gia Ngư – chợ Cầu Gỗ vào buổi sáng và chiều tối.

Bún thang Bà Đức, địa chỉ48 Cầu Gỗ. Đây là một quán nhỏ nhưng cá nhân mình đánh giá phục vụ món bún thang với nguyên liệu và mùi vị rất chuẩn. Quán phục vụ nhanh, giá khá rẻ 30-50k/bát. Có món móng giò rất ngon để ngồi nhâm nhi.

Phở Cường 13 Hàng Muối: bán buổi sáng, phở ở đây giá khoảng 30-40k/bát, nước dùng đậm đà nhưng nếu bạn ăn muộn thì nước dùng này sẽ hơi bị mặn. Quẩy ăn kèm rất ngon nên dù bát phở khá nhiều nhưng mình vẫn gọi thêm quẩy.

Xôi Yến 35 Nguyễn Hữu Huân: quán xôi nổi tiếng nhất ở Hà Nội, hiện tại được mở rộng rất lớn, cả một tòa nhà 3 tầng mà lúc nào cũng đông khách. Khách mua mang về các giờ sáng, trưa và tối cũng dựng xe chật cả đường nhưng phục vụ rất nhanh nhẹn, không khách nào kêu ca vì phải chờ lâu cả vì quán có đội ngũ nhân viên đông đảo. Mình thấy có món xôi xéo gà xào nấm đặc biệt ngon hơn các loại khác.

Bún giả ba ba 57 Cầu Gỗ: 6h sáng đến 10h sáng

Sữa chua nếp cẩm 8B Hàng Tre

Trà sữa 14 Gia Ngư

Bánh trôi tàu, chè thập cẩm ngã tư Hàng Bạc – Đinh Liệt – Tạ Hiện.

Cafe Giảng: 39 Nguyễn Hữu Huân, món cafe đặc biệt là cafe trứng, một trong 10 món cafe ngon nhất thế giới.

Vô số các quán café dọc đường Nguyễn Hữu Huân: Cafe Lâm, Cafe Năng …

Các bài Ẩm thực hay rất nên đọc

Cẩm Nang Du Lịch Ngũ Hành Sơn Không Thể Bỏ Qua

Nằm trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An, Ngũ Hành Sơn là một quần thể gồm 5 núi đá vôi nhô lên trên bãi cát ven biển: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn và Thổ Sơn, Ngũ Hành Sơn. Núi Ngũ Hành Sơn có cảnh quan hùng vĩ với những ngọn đá rêu phong cổ kính cùng nhiều công trình kiến trúc văn hoá và lịch sử đặc sắc.

Thời điểm lý tưởng thăm quan Ngũ Hành Sơn

Với thời tiết trong lành, mát mẻ và phong cảnh đẹp 4 mùa, Ngũ Hành Sơn là một trong những địa điểm du lịch Đà Nẵng hấp dẫn mà bạn có thể thăm quan bất kì lúc nào trong năm. Nếu đi du lịch vào mùa hè thì ngoài Ngũ Hành Sơn, bạn còn có thể kết hợp đi nghỉ mát tại những bãi biển trong khu vực.

Cách di chuyển tới Ngũ Hành Sơn

Quãng đường từ trung tâm thành phố Đà Nẵng đến Ngũ Hành Sơn chỉ khoảng 7km nên bạn có thể chọn di chuyển bằng xe máy, xe bus hoặc taxi.

Xe máy: Bạn có thể đi theo 2 đường để tới Ngũ Hành Sơn: Võ Nguyên Giáp – Trường Sa – Non Nước hoặc Lê Văn Hiến – Non Nước. Thời gian di chuyển bằng xe máy khoảng 15 phút.

Xe bus: Bạn có thể chọn tuyến số 1 từ Đà Nẵng đi Hội An, xuất phát từ Bến xe Trung tâm thành phố Đà Nẵng và xuống tại điểm Ngũ Hành Sơn. Thời gian giờ giữa các chuyến xe là 20 phút. Taxi: Một số các hàng taxi ở Đà Nẵng là Taxi Sông Hàn, Mai Linh Taxi, Hương Lúa Taxi.

Cảnh đẹp núi Ngũ Hành Sơn

Thuỷ Sơn còn có tên gọi là là núi Tam Thai bởi có 3 đỉnh nằm ở ba tầng giống như ba ngôi sao Tam Thai. Trong 5 ngọn núi, Thuỷ Sơn là ngọn núi đẹp nhất và lớn nhất được nhiều du khách chọn để thăm quan và khám phá. Để lên được đỉnh núi, bạn có thể chọn leo lên hơn trăm bậc thang hoặc chọn đi thang máy với buồng kính trong suốt với giá vé hai chiều là 30,000 VNĐ.

Đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Đà Nẵng xinh đẹp từ trên cao mà bạn còn được thăm quan nhiều đền chùa và hang động đẹp.

Đã đến Ngũ Hành Sơn thì không thể bỏ qua ngôi chùa Linh Ứng trên ngọn Thuỷ Sơn. Được đặt ở vị trí trang trọng chính giữa chùa là tượng phật Thích Ca cao 10m với hai bên thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bồ Tát Địa Tang. Nơi đây không chỉ thu hút nhiều du khách yêu thích du lịch tâm linh mà còn là nơi bạn có thể đắm mình vào chốn bình yên nơi cửa Phật và tránh xa nơi thị thành ồn ào náo nhiệt.

Chùa Tam Thai cũng là một ngôi chùa lớn được nhiều du khách chọn thăm quan. Chùa có 3 cổng và theo văn hoá đạo Phật thì cổng chính được dành cho các sư thầy đi, còn lại cổng bên phải là của nữ qua, bên trái là của nam qua. Qua thời gian và chiến tranh, chùa đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ lại được nhiều nét kiến trúc Phật giáo cổ.

Động Huyền Không là sở hữu phong cảnh đẹp nhất trong các động ở Ngũ Hành Sơn. Động nằm lộ thiên và có cấu trúc vô cùng độc đáo ấn tượng với các vòm hình tròn thông ra bên ngoài nên luôn tràn ngập áng sáng. Không chỉ đến để thăm quan, khách đến đây thường hoà mình vào không gian linh thiêng để cảm thấy tịnh tâm, thư thái.

Động Âm Phủ là một trong những hang động lớn trong cụm Ngũ Hành Sơn. Là hang động tự nhiên có nét âm u huyền bí và có nhiều ngóc ngách sâu xuống lòng đất tưởng như đang đi đến các cửa ngục xuống âm phủ. Chính vì vậy người dân nơi đây từ lâu đã tái hiện lại nhiều hình phạt dưới âm phủ trong hang động với mục đích chuyển đổi tâm tính và hướng con người đến cuộc sống thiện hơn Ngoài ra, bạn sẽ có thể thăm quan quần thể các hang động kỳ bí khác ở Ngũ Hành Sơn: động Linh Nha, động Lăng Hư, động Vân Nguyệt,…

Ngọn Kim Sơn có hình dáng giống một quả chuông úp sấp và bên bờ sông Cổ Cò. Vậy nên nếu có dịp đi thuyền trên sông, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bóng núi đố xuống mặt nước yên ả phẳng lặng. Tựa lưng vào ngọn Kim Sơn là ngôi chùa Quan Thế Âm cổ kính và động Quan Âm vô cùng huyền bí.

Nằm song song với núi Thuỷ Sơn là núi Mộc Sơn. Mặc dù mang tên “mộc” nhưng nơi đây lại thưa cây. Trên ngọn núi Mộc Sơn không có chùa mà chỉ có một khối đá cẩm thạch trắng thường được người địa phương gọi là Bà Bà Quan Âm hay Cô Mụ.

Nằm đối diện với núi Thuỷ Sơn là núi Hỏa Sơn gồm 2 ngọn núi kép và một đường đá nối liền. Trong ngọn Dương Hoả Sơn có các hang và ngôi chùa Phổ Sơn Đà, còn ngọn Âm Hoả Sơn lại lại sở hữu chóp núi cao và các sườn núi đá nằm nghiêng với cây cối xen kẽ, trông vô cùng hùng vĩ, nguyên sơ.

Ngọn Thổ Sơn còn được gọi bằng một cái tên dân dã là “núi Đá Chồng”. Thố Sơn là ngọn núi đất và thấp, nhưng lại trải dài nhất trong 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Trong Thổ Sơn có một hang ăn sâu vào trong núi mang tên hang Bồ Đề (hay còn được gọi là hang Cóc) với ngách hẹp, và là nơi trú ẩn cho bà con địa phương trong các cuộc kháng chiến chống Pháp & Mỹ.

Với vị trí ngay gần Ngũ Hành Sơn, bãi biển Non Nước hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp nguyên sơ, bình yên và trong lành. Với bãi cát trắng mịn trải dài bên bờ biển xanh trong và những rặng phi lao xanh rì rào trong gió, bạn được hoà mình trong làn nước trong vắt, mát lạnh, xua tan đi mọi ưu phiền của cuộc sống hàng ngày. Cách Ngũ Hành Sơn không xa, bạn có thể kết hợp nghỉ dưỡng tại biển Non Nước với chuyến đi thăm quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn đầy kỳ thú!.

Ngũ Hành Sơn có vị trí không quá xa trung tâm thành phố Đà Nẵng nên có rất nhiều khách sạn cho bạn lựa chọn. chúng tôi xin giới thiệu với bạn 3 khách sạn đẹp và có vị trí thuận tiện để di chuyển đến núi Ngũ Hành.

Địa chỉ: 91 Hồ Xuân Hương, Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Tiêu chuẩn: 3 sao

Hemera Hotel nằm ở quận Ngũ Hành Sơn với vị trí thuận tiện di chuyển đến nhiều địa điểm du lịch ở Đà Nẵng. Không chỉ có nội thất phòng đẹp trang nhã, khách sạn còn sở hữu một hồ bơi rộng ngoài trời, chắc chắn sẽ đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.

Địa chỉ: 378 Võ Nguyên Giáp, Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà NẵngLe Manoir Premier Da Nang Tiêu chuẩn: 3 sao

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn nhiều khách sạn hơn trên trang chúng tôi

Mì Quảng là một trong những đặc sản của thành phố Đà Nẵng. Món ngon này được chế biến bằng loại nước lèo đậm đà, béo ngọt chan vào trong nguyên liệu bao gồm sợi mỳ, thịt gà, tôm, và dùng kèm với bánh đa vừng giòn giòn.

Trên đường ra thăm quan Ngũ Hành Sơn bạn có thể thưởng thức Mì Quảng tại các quán: Mì Quảng Dung (43 Ngũ Hành Sơn), Mì Quảng Phương (06 Phan Tứ), Mì Quảng bà Vị (60 Ngũ Hành Sơn) hoặc quán Bà Mua (40 Ngũ Hành Sơn) với giá chỉ từ 20,000đ/tô.

Gần những bờ biển xinh đẹp, khu vực Ngũ Hành Sơn còn có những quán hải sản tươi ngon giá rẻ phục vụ du khách. Tất cả các loại hải sản ở đây như: tôm, cua, ghe, bạch tuộc, ốc,… đều tươi sống và bạn sẽ được tha hồ tự do lựa chọn để nhà hàng chế biến.

Một số địa chỉ các quán hải sản cho bạn “bỏ túi” khi đến với khu vực này là: Hải Sản A Tý (tại số 2 Trường Sa), Hải Sản Bình Dân 2 Tâm (Lô 12-13 Trường Sa), Hải Sản Cu Nhật (23 Ngũ Hành Sơn)….

Bánh xèo cũng là một món ăn vặt được nhiều người ưa thích khi đến với những tỉnh miền Trung. Những lớp bánh xèo vàng rươm giòn rụm bọc bên trong nhân giá, tôm, thịt, được cuốn với bánh tráng và các loại rau.

Có một số hàng bánh xèo ở khu vực này bạn có thể ghé qua thưởng thức: Bánh Xèo Xuân (04 Phan Tứ), Quán Cô Mười (23 Châu Thị Vĩnh Tế). Những quán trên không chỉ có bánh xèo mà còn có nem lụi và bún thịt nướng vô cùng thơm ngon.

Một số quán ăn ngon khác gần khu vực này bạn có thể thưởng thức trên đường đến đây là: bún riêu cua Bà Hai ( K25/14 Ngũ Hành Sơn), bún mắm Cô Sáu (93 Hồ Xuân Hương), bê thui Quán Lý (328 Ngũ Hành Sơn), bò né 3 Ngon (262 Lê Văn Hiền),…

Một số lưu ý khác khi du lịch Ngũ Hành Sơn

Vì có nhiều đền chùa linh thiêng nên khi đi thăm quan Ngũ Hành Sơn, bạn hãy chú ý ăn mặc lịch sự, gọn gàng, nên mặc áo có tay, quần hoặc váy dưới đầu gối.

6 Điểm Du Lịch Cao Nguyên Di Linh Không Thể Bỏ Qua

(#wanderlusttips #DiLinh) Ngoài cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng còn có cao nguyên Di Linh thơ mộng. Vẻ đẹp của Di Linh được ví như “nàng sơn nữ” ẩn mình đầy quyến rũ, khiến du khách đường xa lạc lối tới đây chẳng thể nào quên được.

Cùng với Lâm Viên, Di Linh là một trong hai cao nguyên chính tạo nên tỉnh Lâm Đồng. Cao nguyên Di Linh trải dài từ chân đèo Bảo Lộc đến đèo Prenn, bao gồm cả địa phận của thành phố Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, một phần huyện Đơn Dương.

Nhưng chỉ riêng huyện Di Linh thôi cũng đủ để du khách say mê vẻ đẹp của xứ cao nguyên này. Với độ cao trung bình 1.000m so với mực nước biển, địa hình Di Linh nhiều đồi núi trập trùng với những con đèo quanh co uốn lượn. Khí hậu Di Linh mát mẻ và dễ chịu, không khí trong lành. Phần đông dân cư ở đây sống bằng nghề trồng cà phê và trồng thông.

Nếu bạn là người mê du lịch bụi, thích khám phá những nơi thiên nhiên yên bình nên thơ, Di Linh thực sự là điểm dừng chân lý tưởng. Cùng khám phá cao nguyên Di Linh đầy ấn tượng qua 6 thắng cảnh nổi tiếng nơi đây.

Thác Li Liang

Thác Li Liang là tên gọi xưa của người K’Ho nay còn gọi là thác Cầu 4. Thác nằm trên địa phận xã Gung Ré, cạnh Quốc lộ 28, trên đường Di Linh đi thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), cách trung tâm thị trấn Di Linh chừng 12 cây số. Dòng thác khá dài nhưng không ầm ào tung bọt mà nằm thoai thoải, hiền hòa uốn lượn qua vô số phiến đá nằm kề, nối tiếp, tạo nét duyên dáng rất riêng. Thác Li Liang xinh đẹp và hoang sơ nên nhiều người ví như “nàng sơn nữ tinh khôi lạ thường đang nghiêng mình xõa tóc”. Hai bên dòng thác là triền núi cao, bao bọc bởi bạt ngàn cánh rừng nguyên sinh.

Thác Bobla

Thác đọc theo tiếng K’ho là Pố Pla (nghĩa là đầu ngà voi). Thác Bobla thuộc xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt hơn 50km và cách thị xã Bảo Lộc 25km. Nằm cách quốc lộ 20 chỉ khoảng 300m đường vòng. Nằm trên suối Đa Rê-am (Da Réam), rộng hơn 20m và cao khoảng 55m.

Dòng nước trắng xoá đổ xuống vực sâu nổi bật trên nền xanh thẳm của rừng núi chập chùng và vườn trà, cà phê. Dưới thác là một cái hồ nhỏ do nước chảy lâu ngày tạo thành, cạnh hồ có những tảng đá lớn trông như những bàn đá của trời và những cây cổ thụ cao to che mát cả một khoảng trời.

Chùa Linh Thắng

Nhắc tới các thắng cảnh Di Linh còn phải kể tới ngôi chùa Linh Thắng. Nơi đây tiền thân là một ngôi Niệm Phật Đường mái tranh vách ván được tạo dựng từ năm 1933 do hai cụ Trương Quang Thám và Huỳnh Duyên Quỳ vận động cư dân làm công nhân đồn điền trà và cà phê đóng góp thành lập.

Khám phá những cung đường đèo uốn lượn

Từ trung tâm huyện Di Linh theo quốc lộ 28 xuôi về hướng Đông, những con đèo đẹp uốn lượn như dải lụa mềm len giữa rừng già. Đó cũng là con đường do người Pháp xây dựng cách đây hơn một thế kỷ dựa trên lối mòn của người dân bản địa.

Hơn trăm năm trước, lối mòn này in dấu chân người Thượng mang những sản vật của núi rừng từ cao nguyên Di Linh xuống miền biển để đổi lấy lương thực và muối. Họ chân trần đạp đá băng rừng trong nhiều ngày cho hành trình “con đường muối mặn”- đổi ngà voi, sáp ong, mật ong, đôi khi cả sừng tê giác chỉ để lấy muối, thứ mà họ quý hơn cả thảy, kể cả đổi lấy mạng sống của mình cho rừng già.

Con đường ấy quanh co hơn cả đèo Omega nối miền đất ngàn hoa với thành phố biển Nha Trang, là một thách thức ngoạn mục đối với người cầm lái. Bù lại, thiên nhiên nơi đây vô cùng xinh đẹp. Có những đoạn cheo leo, một phía đường là thung lũng mà xa xa là rặng núi màu xanh lam của cao nguyên Di Linh. Màu lam của núi ấy đã quyến rũ “ông Năm” Yersin từ một y sĩ trên tàu trở thành nhà thám hiểm, mở mang vùng cao nguyên hoang dại này.

Đặc biệt hơn, những năm gần đây, mỗi khi mùa dã quỳ đến, dân phượt hay rỉ tai nhau về những địa điểm săn hoa tại Di Linh. Và đèo Phú Hiệp là một trong những nơi được nhắc đến như một điểm không thể bỏ qua. Giữa bốn bề mênh mông thung lũng, phía xa là những vạt đồi xanh ấp ôm nhau trong mây trắng chập chùng, màu vàng của dã quỳ bỗng trở nên thật rực rỡ, làm nên một bức tranh đẹp chỉ có ở cao nguyên.

Đồi chè, cà phê xanh mướt

Bên cạnh Bảo Lộc và Đà Lạt, Di Linh cũng là vùng đất của những đồi chè, cà phê xanh ngút tầm mắt. Bạn có thể đi lang thang trên các đồi chè mênh mông, ngắm nhìn màu xanh biếc trải dài và trò chuyện cùng những người dân địa phương rất nồng hậu và hiếu khách.

Cây cối, cỏ tranh xanh mượt mà màu lá non đầy sinh khí. Các tay phượt mê chụp ảnh ngày đêm túc trực về đây để “bắt” những khoảnh khắc đẹp nhất của thiên nhiên và con người cao nguyên đang mùa xanh nõn.

Đập Kala

Hồ chứa nước Kala là công trình thủy lợi lớn của huyện Di Linh, không những thế Kala còn là một địa điểm du lịch tiềm ẩn của vùng đất Di Linh này. Thời điểm đẹp nhất để đến đây là tầm chiều tà, khi nắng đã dịu nhẹ bớt. Hãy ngồi lại và ngắm đập thủy điện hùng vĩ từ trên cao, đón chờ thời điểm hoàng hôn đỏ rực răng khắp. Đó thực sự là khoảnh khắc tuyệt vời mà bạn sẽ chẳng thể nào quên.

Cao nguyên Di Linh, Di Linh, du lịch Di Linh, Du lịch Đà Lạt, kinh nghiệm du lịch Di Linh, Lâm Đồng, điểm đến Di Linh

Cập nhật thông tin chi tiết về Cẩm Nang Du Lịch Cao Bằng: 6 Món Ngon Không Thể Bỏ Qua trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!