Xu Hướng 4/2023 # Cảnh Giác Với Những Trò Lừa Đảo Du Lịch Phổ Biến # Top 12 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Cảnh Giác Với Những Trò Lừa Đảo Du Lịch Phổ Biến # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Cảnh Giác Với Những Trò Lừa Đảo Du Lịch Phổ Biến được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những chuyến du lịch có một hấp lực mạnh đến nỗi ai cũng cố gắng thu xếp để thực hiện ít nhất một chuyến đi hàng năm. Đánh vào tâm lý này, rất nhiều cá nhân/tổ chức đưa ra những lời mời gọi hấp dẫn về du lịch giá rẻ, hoặc thậm chí miễn phí, với mục đích lừa đảo du lịch để lấy tiền từ túi du khách.

Nếu không tỉnh táo, bạn sẽ trở thành một trong các nạn nhân nhẹ dạ của họ. Đến khi giật mình nhận ra số tiền mình bị mất oan thì đã quá muộn.

1. Mời tham gia hội thảo du lịch

Đã bao giờ bạn nhận được những cuộc điện thoại với lời mời tham dự hội thảo du lịch chưa? Nội dung đại khái là: “Mời anh/chị đến buổi hội thảo để nhận voucher du lịch miễn phí” kèm theo cam kết “Sẽ không có bất cứ lời chào mời mua bán nào trong hội thảo”. Rất nhiều người xiêu lòng trước lời mời hấp dẫn đó, và không ngần ngại gật đầu ngay.

Tuy nhiên, khi đã có mặt tại địa điểm đúng như thư mời, nhiều vị khách mới thấm thía chân lý: “Chẳng ai cho không ai cái gì”. Đúng là bạn được tặng voucher của resort/khách sạn, nhưng để sử dụng voucher (thường là có giá trị trong 2 ngày 1 đêm) đó, bạn phải ở ít nhất 3-4 ngày.

Hoặc, điều kiện áp dụng voucher là phòng VIP với giá cao ngất ngưởng, và bạn phải bù thêm số tiền chênh lệch giữa phòng VIP và phòng thường.

Nhờ chiêu thức này, rất nhiều tổ chức du lịch đã thu được món hời từ những vị khách cả tin. Nếu không muốn mình trở thành một trong những “con mồi”, bạn hãy từ chối ngay khi nhận được các cuộc điện thoại mời dự hội thảo du lịch.

2. Du lịch miễn phí để bán hàng

Bạn nhận được lời mời tham dự hội chợ tại một thành phố biển, và đơn vị tổ chức cam kết đài thọ toàn bộ chi phí chuyến đi. Nghĩ rằng chẳng mất gì nếu gật đầu đồng ý, bạn nhanh chóng thu xếp tham gia. Chắc hẳn bạn không nghĩ tới một loạt chiêu thức bán hàng khéo léo mà khách tham gia rất khó lòng chối từ.

Và điều gì chờ đợi bạn ở điểm du lịch “tưởng như là mơ” ấy? Những người bán hàng sẽ dùng đủ chiến thuật để bạn phải móc hầu bao cho các món hàng đắt đỏ, có món còn quá đát hoặc không rõ xuất xứ.

Nếu bạn không mua thì sao? Sẽ không có chữ “nếu” đó, bởi đơn vị tổ chức đã ra thông báo bạn sẽ phải trả chi phí cho chuyến đi trong trường hợp không mua hàng từ hội chợ.

Cuối cùng tính đi tính lại, khoản tiền bạn bỏ ra mua hàng (với giá đắt hơn nhiều lần so với bình thường) cũng xấp xỉ chi phí của chuyến du lịch, lại khiến bạn mang ấm ức và bực bội trong lòng.

3. Du lịch với giá 0 đồng

Chưa kể có tour còn đề nghị khách đóng tiền ăn vì giá tour chỉ bao gồm 1 bữa ăn/ngày. Đến lúc ra về, hướng dẫn viên du lịch tranh thủ chào bán các sản phẩm được giới thiệu là “đặc sản” của đất nước đó với giá trên trời.

Họ dùng chiêu trò “Mua 1 tặng 1” hoặc “Thẻ cào may mắn” khá hấp dẫn nên rất dễ khiến du khách móc ví. Kết quả là, khi chuyến du lịch 0 đồng kết thúc cũng là lúc trong túi bạn chẳng còn một xu.

4. Chiêu lừa “du khách bị mắc kẹt”

Mục tiêu chiêu lừa này nhắm đến không phải bạn mà là bạn bè và người thân của bạn. Một số kẻ lừa đảo sẽ lân la tìm kiếm tài khoản cá nhân của họ trên mạng xã hội, sau đó thông báo rằng họ đang đi du lịch.

Sau đó, kẻ đột nhập đăng nhập tài khoản của người đó rồi gửi một tin nhắn tới bạn, nói là họ đang mắc kẹt ở nước ngoài và cần một khoản tiền ngay lập tức. Với mối quan hệ thân thiết sẵn có, bạn sẽ dễ dàng cho người thân vay tiền không chút nghi ngờ.

Không khó để nhận ra bạn sắp bị móc túi từ trò lừa đảo tinh vi này. Nếu một ngày đẹp trời, bạn liên tục nhận được tin nhắn hối thúc mượn tiền từ người quen vì lý do mất tiền khi đi du lịch, hãy tỉnh táo xác minh độ tin cậy của tin nhắn.

Ngược lại, nhằm tránh kẻ xấu lợi dụng bạn để rút tiền của người thân bạn, đừng nói với cả thế giới mình đang đi du lịch (dù bạn đang đi thật). Đồng thời, cần nâng cao cảnh giác mỗi khi đăng nhập email/tài khoản mạng xã hội cá nhân.

18 Mánh Lừa Phổ Biến Cần Đề Phòng Khi Du Lịch Thái Lan

Như bất kì địa danh du lịch nào khác trên thế giới, Thái Lan có nhiều kẻ bịp bợm, những thương buôn lươn lẹo và những “nghệ sĩ lừa đảo” cao tay. Những mánh lừa đảo của họ sẽ phá hỏng chuyến đi của du khách.

1. Tiền giả

Nói đến lừa đảo thì “trò lừa tiền giả” là mánh lừa đảo khét tiếng nhất ở Thái Lan. Khi du khách thanh toán bằng tiền giấy, nếu không cẩn thận sẽ bị người bán hàng tung chiêu lừa đảo và nói đó là tiền giả. Trong lúc du khách không để ý, người bán hàng sẽ mang tiền của du khách đi và nói là để kiểm tra, sau đó sẽ tráo với một tờ tiền giả. Vì vậy, khi thanh toán bằng tiền giấy, đừng bao giờ để tờ tiền khuất khỏi tầm nhìn của du khách, hoặc nếu thanh toán các hóa đơn mệnh giá lớn hãy nhìn số series trước, người bán sẽ không thể tung ra mánh khóe gì.

Cũng có trường hợp, những kẻ lừa đảo sẽ trả cho du khách tiền giả khi du khách mua hàng hay đổi tiền,… Vì thế, du khách nên nắm những đặc điểm nhận biết tiền thật và tiền giả, đổi ngoại tệ tại các quầy được ủy quyền, không đổi tiền ở những cơ sở nhỏ lẻ trên đường.

2. “Điểm tham quan mà du khách muốn đến đã đóng cửa”

Khi du khách đến tham qua một địa điểm, đền chùa nào đó sẽ có một số người chặn đón du khách ở bên ngoài và họ bắt đầu bày biện đủ lý do hết sức thuyết phục rằng trong ngày hôm nay địa điểm tham quan này sẽ đóng cửa hoặc không còn hoạt động và cố giới thiệu cho du khách một địa điểm tham qua mới với chi phí rẻ hơn nhiều. Nếu du khách gật đầu đi theo, du khách không chỉ mất đi cơ hội tham quan, khám phá một địa danh hấp dẫn mà còn phải trả thêm rất nhiều chi phí taxi, Tuk Tuk và còn bị lừa mua quà lưu niệm với giá cắt cổ. Những tay “nghệ sĩ hắc ám” này thường xuất hiện ở khu chùa Wat Pho, và thậm chí là đường Khao San.

Lời khuyên dành cho du khách là hãy tìm hiểu kỹ các điểm du lịch ở Thái Lan, đặc biệt là địa điểm du khách dự định sẽ tham quan về thời gian hoạt động cũng như cách thức di chuyển đến đó để không bị mất tiền oan.

3. Phóng thích chim

Du khách đang đi thăm tượng Phật lớn ở Wat Phra Yai, một trải nghiệm tinh thần cảm động, và trong số những quầy hàng ở gần cổng vào, du khách nhìn thấy một vài chú chim nhỏ bị nhốt trong lồng gỗ truyền thống.

Sớm thôi, du khách biết được rằng những chú chim này được dùng để bán, và một lễ nghi của Phật giáo là phóng sinh sẽ đem lại may mắn cho mình. Du khách làm theo những gì được bảo, thả chú chim ra và quay lưng bỏ đi, cảm giác thật thoải mái và an tâm.

Chú chim thì bay thẳng lên trời, nhưng mà vì đã bị làm yếu đi bởi thiếu dinh dưỡng và vì đã bị giam hãm trong lồng quá lâu, chưa kể cái lồng thì nhỏ và chật chội nữa. Vì những lý do đó cộng thêm nhiệt độ nóng nực, nó không bay được bao xa. Những người bán và người quen của họ sẽ dễ dàng bắt nó lại và lại đem bán nó cho người tiếp theo.

Không có việc gì phải thấy xấu hổ khi bị lừa bởi những kẻ lừa đảo này cả. Kể cả những người lanh trí nhất cũng có thể trở thành nạn nhân của chúng bởi vì chúng tập luyện và chuẩn bị rất kĩ càng. Chính vì vậy, cách tốt nhất là du khách nên phòng tránh những chuyện này bằng việc “ngụy trang” mình thành dân bản xứ (hoặc ít nhất cũng đừng làm mình quá khác biệt).

4. Lừa đảo hàng hiệu

5. Mánh lới của tài xế xe Taxi

Đối với những xe taxi tính km thì du khách phải kiểm tra công tơ mét xem có còn hoạt động hay không và phải thỏa thuận giá cả trước khi lên xe. Nên chọn các loại xe taxi bên ngoài thay cho các loại xe taxi ở sân bay vì cước phí thường rẻ hơn nhiều. Ngoài ra, hãy cảnh giác với điểm dừng cuối cùng của chuyến taxi vì họ có thể đưa du khách đến những nơi không đúng để tăng thêm tiền. Đây được xem là một trong những mánh lới rõ ràng nhất mà du khách có thể gặp khi đi du lịch Thái Lan. Vì vậy, tốt nhất, du khách nên mặc cả giá trước khi lên xe.

6. Tài xế xe Tuk Tuk có thể chở du khách đi lòng vòng

7. Dịch vụ lừa đảo trên thuyền

Cũng không khác gì mấy so với việc lừa đảo việc chùa hay những trung tâm thương mại đóng cửa, du khách sẽ phải dừng lại hoạt động trong hành trình của mình và phải theo hành trình và địa điểm mà những tay “nghệ sĩ hắc ám” này đưa ra. Du khách sẽ phải trả với cái giá trên trời để được đi thuyền tham quan thành phố bằng đường sông nước. Họ sẽ hỏi du khách có muốn xem bóng đá hay những dịch vụ khác kèm theo không. Một điều du khách nên lưu ý là tất cả những dịch vụ trên thuyền du khách đều phải trả giá.

8. Lừa đảo ở ga tàu Hua Lamphong

Một kịch bản khác có thể xảy ra tương tự là họ sẽ tiếp cận và nói sẽ giúp du khách đặt vé tàu bên ngoài nhà ga xe lửa. Tuy nhiên, họ sẽ dẫn du khách đến một đại lý du lịch ở gần đó, giả vờ kiểm tra lại thông tin cá nhân qua điện thoại để cho du khách thấy rằng vé tàu ở ga đã hết vé. Lựa chọn duy nhất của du khách lúc bấy giời là sử dụng một trong các loại xe bus của họ với mức giá cắt cổ.

9. Lừa đảo ở những tiệm giặt là

Các cửa tiệm giặt là ở Bangkok đã có nhiều “phốt” là cố tình làm mất quần áo của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của họ. Sau đó, họ sẽ giả vờ không biết gì về điều đó, và thậm chí họ còn vui lòng đề nghị đưa du khách đến một cửa hàng nơi du khách có thể nhận được một sự thay thế. Thế nhưng, khi đến đó du khách sẽ bị ép phải mua nhiều đồ hơn, và tiền của du khách sẽ chuyển vào túi của những kẻ lừa đảo.

Vậy làm thế nào để tránh điều này? Lời khuyên là du khách chỉ dụng dịch vụ ở những cửa tiệm giặt ủi có danh tiếng tốt. Du khách cũng có thể chọn sử dụng dịch vụ tự phục vụ ở các cửa hàng giặt là nếu du khách muốn tự xử lý quần áo của mình.

10. Bị lấy cắp đồ khi đi trên xe bus đêm, trên tàu hay xe bus tư nhân

Thành thật mà nói, điều này có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, có thể là ở Châu Âu hoặc Châu Á chứ không chỉ riêng ở Thái Lan. Khi ngủ, đồ đạc của du khách có nguy cơ bị lấy cắp trên xe bus đêm hoặc tàu hỏa rất cao, trừ khi du khách khoá chúng cẩn thận. Nhiều du khách còn tố cáo bị đánh thuốc mê và mất sạch tiền bạc, tài sản khi họ thức dậy. Vì vậy, lưu ý khi đi xe bus, du khách không nên mang những tài sản giá trị theo cùng khi không cần thiết. Hãy coi chừng các công ty xe bus tư nhân với xe bus Vip bởi tình trạng trộm cắp ở đây rất tinh vi.

11. Cờ bạc và chất gây nghiện

Tốt nhất, để cảnh giác với chiêu lừa đảo nguy hiểm này khi du khách muốn đến nhà người Thái để tìm hiểu về phong tục tập quán của họ thì du khách nên nhờ trung tâm dịch vụ du lịch của Thái Lan giúp đỡ hoặc tìm những dịch vụ Homestay uy tín.

12. Lừa vào bar với giá rẻ

13. Dịch vụ cho thuê môtô nước (Jet Ski)

Đi môtô nước là một trải nghiệm tuyệt vời khi đến Phuket và Pattaya. Có rất nhiều môtô nước cho thuê ở hầu hết các bãi biển ở Pattaya và Phuket. Dĩ nhiên là có vẻ rất vui khi du khách lướt trên mặt sóng vòng quanh một lúc. Du khách chỉ việc nhảy lên chiếc môtô gần nhất, trả tiền phí nghe rất là hợp lý và phải chăng cho trải nghiệm lướt sóng và không nghĩ ngợi gì nhiều, lập tức phóng ra vịnh, hạnh phúc và tràn đầy hứng khởi.

Điều đáng sợ chỉ bắt đầu khi du khách trở về bãi biển. Những gương mặt thân thiện đã trao cho du khách áo phao cứu hộ với một nụ cười trước đó giờ đây bỗng lập tức tối sầm lại, chỉ trỏ vào các vết trày xước và vết lõm trên chiếc môtô nước. Họ đổ thừa rằng chắc chắn du khách đã đâm phải một tảng đá nào đó rồi. Du khách trả lời rằng mình không có làm gì cả và những hư hại đó đã có sẵn từ trước khi du khách lên rồi. Rồi sau đó, sẽ có những cuộc cãi vã không thể tránh khỏi mà du khách sẽ chính là người thua cuộc, vì du khách chẳng có bằng chứng gì để bảo vệ mình cả.

Họ sẽ khăng khăng bắt du khách phải trả tiền bồi thường thiệt hại, với nhiều gây hấn và dọa dẫm trong một vài trường hợp. Nếu du khách may mắn thì du khách “chỉ” phải trả 8.000 đến 12.000 Baht để thoát khỏi cái tình huống cực kì khó chịu và kể cả nguy hiểm này. Nếu mà du khách không được may mắn thì nó có thể lên tới tận 100.000 Baht. 

Cách rõ ràng nhất để tránh tình huống này đơn giản là không thuê bất kỳ phương tiện nào hết. Tuy nhiên nếu du khách thực sự muốn thuê thì đầu tiên phải lựa chọn cẩn thận nơi du khách sẽ thuê đã. Những tổ chức lớn và có tiếng tất nhiên sẽ an toàn hơn những chỗ có mấy gã đầu tóc bù xù ở bãi biển rồi. Kế tiếp là phải kiểm tra cẩn thận phương tiện, xem có bị thiệt hại gì trước khi du khách thuê nó không. Du khách hãy mang theo máy ảnh kỹ thuật số để chụp ảnh những chi tiết dù là nhỏ nhất, chỉ ra những chỗ hư hỏng dù là nhỏ nhất cho người cho thuê. Du khách cũng phải chắc chắn là những người đó đã thấy du khách chụp hình hết tất cả rồi.

14. Lừa đảo khi thuê xe máy

Du khách có thể mất tiền vì bị vu oan làm hỏng, trầy xước xe máy. Thậm chí, người cho thuê còn có thể bày trò ăn cắp xe và bắt khách du lịch đền tiền. Vì vậy, trước khi thuê một chiếc xe máy để vi vu trên “đất nước Chùa Vàng”,  du khách nên tham khảo những địa điểm cho thuê xe uy tín và không đưa hộ chiếu cho bất cứ ai. Khi thuê, du khách phải yêu cầu được điền vào một tờ giấy đàng hoàng, chấp nhận là đã có những hư hỏng trước khi du khách thuê và đưa cho du khách một bản sao. Nếu họ không làm vậy được thì du khách đi tìm chỗ khác “ngay và luôn” là tốt nhất.

15. Bị nhân viên quán ăn/cửa hàng đổ lỗi là thanh toán thiếu tiền

Chiêu này xảy ra rất hi hữu nhưng du khách cũng không nên chủ quan. Nhiều khi, vì một chút lơ là khi thanh toán hóa đơn, du khách sẽ bị nhân viên yêu cầu đưa thêm tiền. Trong khi du khách nhớ rõ ràng là mình đã đưa đủ, vậy mà khi nhân viên kiểm tiền lại bị thiếu. Lúc này du khách nhớ tập trung khi nhận và trả tiền hóa đơn, hạn chế quay mặt đi chỗ khác khi thanh toán. Không phải người nào cũng tốt và nếu có sự việc xảy ra thì sẽ khó xử lý nếu du khách ở hàng quán lề đường. Thêm vào đó, rào cản ngôn ngữ cũng sẽ gây khó khăn cho du khách khi giải quyết sự việc.

16. Thêm tiền trong hóa đơn

Cách duy nhất để không bị dính vào tình huống này là không để mình rơi vào nó. Nếu du khách muốn tranh cãi với nhân viên của bar thì họ sẽ bắt bạn phải chứng minh lời nói của mình.

Những người tình nguyện của sở cảnh sát du lịch sẽ tham gia vào những tình huống này, nhưng họ chỉ đơn giản là người đứng giữa thương lượng một khoảng giữa người này nói và người kia nói thôi. Trong khi một số quán bar có chủ là người nước ngoài sẽ nhường nhịn, nhưng việc du khách không có bằng chứng là du khách đã bị lừa sẽ dẫn đến hậu quả thua cuộc.

Vậy nên để phòng tránh tình trạng bị thêm tiền vào hóa đơn, đừng bao giờ để chậu của du khách quá đầy đến mức du khách không thể kiểm soát được những gì du khách đã uống và chưa từng uống. Một số bar còn muốn khăng khăng giữ chúng ở sau quầy thay vì để ở gần khách hàng nữa chứ. Trong trường hợp như vậy thì du khách đứng dậy trả tiền rồi đi thẳng luôn. Còn có nhiều nơi khác tốt hơn mà. Còn nữa, hãy đổi những tờ tiền 1.000 Baht ở các cửa hàng uy tín, chỉ trả tiền thức uống bằng những tờ tiền có đơn vị nhỏ thôi. Du khách cũng phải đếm tiền thối cẩn thận và ngay tại chỗ nữa. Nếu thiếu thì du khách phải nói ngay, thường thì sẽ lấy lại được.

17. Cảnh sát giả mạo đề nghị kiểm tra hộ chiếu, giấy tờ của du khách và bắt du khách phải nộp tiền

Có nhiều người nước ngoài đến Thái Lan làm việc bất hợp pháp nên cảnh sát thường đi kiểm tra hộ chiếu. Điều này khiến một số kẻ mạo danh cảnh sát, vu khống và bắt du khách nộp phạt. Gặp trường hợp này, du khách đừng nên sợ hãi mà hãy bình tĩnh, yêu cầu họ đến đồn cảnh sát gần nhất để giải quyết. Lúc này những kẻ lừa đảo sẽ phải rút lui trong im lặng thôi.

18. Giả làm cảnh sát môi trường

Nếu đang đi trên một con đường bất kỳ nào ở Sukhumvit, rồi vô tình một tờ giấy, điếu thuốc lá hoặc một thức bất kỳ rơi ra từ tay du khách, rất có thể du khách sẽ bị chặn lại bởi một “cảnh sát môi trường giả mạo” quanh khu vực Sukhumvit.

Những kẻ lừa đảo ở thành phố này sẽ nói với du khách rằng du khách phải trả tiền phạt cho việc xả rác, và thành thật mà nói, du khách có thể nói gì với điều đó? Du khách đã xả rác và sau khi tất cả nếu du khách không trả tiền, họ sẽ đe dọa du khách bằng một vụ bắt giữ.

Một lời khuyên quan trọng nhất giúp du khách tránh được trò lừa này là du khách không xả rác ở bất kỳ đâu.

Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, Thái Lan vẫn còn rất nhiều điều hay ho để du khách khám phá. Chỉ cần cẩn thận một chút, du khách sẽ có một kỳ nghỉ trên cả tuyệt vời tại vùng đất này. Ngoài ra, nếu tham gia tour Thái Lan của Airtour, du khách có thể hoàn toàn yên tâm với mọi chiêu trò gạt gẫm, lừa đảo.

Những Phương Tiện Đi Lại Phổ Biến Ở Campuchia

Phương tiện giao thông công cộng ở Campuchia không quá hiện đại, nhưng lại đa dạng và có chi phí tương đối rẻ. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những phương tiện đi lại phổ biến ở Campuchia bạn có thể lựa chọn để dạo quanh những điểm đến hấp dẫn ở đất nước chùa tháp.

Xe tuk tuk là một trong những phương tiện đi lại phổ biển ở Campuchia

Xe Tuk Tuk là loại xe ba bánh có gắn cabin ở phía sau rất nổi tiếng ở các nước Châu Á, một phương tiện công cộng được người dân địa phương yêu thích và gây sự thích thú cho khách du lịch khi một lần được trải nghiệm. Xe Tuk Tuk đi với tốc độ không quá nhanh, dễ dàng luồng lách qua các con phố đông và mọi ngõ ngách trong thành phố. Xe Tuk Tuk có chi phí đi lại rất rẻ, được nhiều du khách lựa chọn bởi giúp tiết kiệm chi phí trong khi du lịch và thoải mái tham quan thành phố. Lưu ý là trước khi lên xe Tuk Tuk bạn nên thỏa thuận giá cả rõ ràng trước với tài xế.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Campuchia bằng xe Tuk Tuk

Xe buýt ở Campuchia

Thủ đô chưa có hệ thống xe buýt công cộng phục vụ người dân và du khách, do đối với người dân đi lại bằng xe tuk tuk vẫn là số một. Tuy nhiên, nếu muốn đi đến những thành phố du lịch khác như Siêm Riệp, Sihanoukville, Bangkok, Sài Gòn,… bạn có thể tìm đến các công ty vận tải khác nhau như Phnom Penh Sorya Transport Company, G.S.T. Express Bus Service, Virak Buntham Express Travel,…

Xe taxi không có nhiều ở Campuchia như Việt Nam, Thái Lan

Xe taxi ở Campuchia không nhiều như ở Việt Nam hay Thái Lan. Hầu hết xe taxi ở Phnom Penh không có bộ đếm meters để báo giá, do đó bạn nên thỏa thuận giá trước với tài xế trước khi lên xe. Nếu bạn cần đi đâu đó gấp, hãy chọn đi taxi sẽ nhanh hơn. Những lễ tân của nhà nghỉ, khách sạn sẽ rất sẵn lòng gọi giúp bạn một chiếc taxi.

Xe xích lô ở Campuchia

Không chỉ riêng Việt Nam, khi du lịch Campuchia bạn sẽ bắt gặp một vài chiếc xe xích lô đang chạy chầm chậm trên đường. Tuy nhiên, phương tiện này cũng không phổ biến lắm ở Campuchia.

Thuê xe máy, xe đạp

Nếu bạn du lịch một mình, thích sự mạo hiểm và muốn tự mình khám phá đất nước chùa tháp xinh đẹp này, bạn có thể tìm thuê xe máy hoặc xe đạp tại các khách sạn, nhà nghỉ bạn đang lưu trú. Các khách sạn thường có luôn dịch vụ cho thuê xe đạp, xe máy cho du khách. Nếu đi xe máy, bạn nên đảm bảo bằng lái của mình có giá trị tại đất nước Campuchia.

Bạn có thể chọn đi đến các điểm du lịch ở Campuchia bằng đường sông theo phà. Ở Campuchia, hiện đang vận hành phà theo hai tuyến là thành phố Phnom Penh đến Siêm Riệp và từ Siêm Riệp đến Battambang. Nếu bạn chọn đi phà thì chi phí sẽ mắc hơn nếu so với xe buýt.

Đi bộ (Walking tour)

Đi bộ chỉ áp dụng cho những điểm tham quan bên trong thành phố, đây là cách đi lại dễ dàng nhất, rẻ nhất, không kém phần thú vị và dĩ nhiên là sẽ rất mệt. Với bản đồ trong tay, trong buổi sáng bạn có thể tham quan nhiều điểm đến hấp dẫn ở Campuchia.

Cảnh Báo Lừa Đảo Du Lịch Thái Lan(Bangkok

CẢNH BÁO LỪA ĐẢO DU LỊCH THÁI LAN(BANGKOK-PATTAYA).

Cty bán tour: HULATOUR, cty tổ chức PACIFICTRAVEL Mình có mua 7 vé tour du lịch Thái Lan 28/4-2-5/2018 vừa đi về. Cảm giác sau tour là thất vọng,lừa đảo. Đại thể là cty du lịch ở Việt kiếm khách xong bán lại cty tại Thái. Nên trong quá trình tour khách gặp sự cố ko bên nào giải quyết. Khi bán tour HULA TOUR có cam kết chắc chắn ko bị tình trạng Hdv làm khó, áp lực cho khách. Nói rất hay và có trách nhiệm. Khi khách gặp vấn đề thì nói lằng nhằng, cuối cùng trốn luôn. Bên PACIFIC TRAVEL thì khỏi nói, ko nghe ko nói gì luôn (cty này có bài bóc trần lừa đảo rồi, mọi ng google PACIFIC LỪA ĐẢO là ra đầy) Mình nêu rõ các vấn đề: chúng tôi vé của cty HULA TOUR (đại lý vé) báo đi tour cty RỒNG Á CHÂU. Trước khi khởi hành 1 tuần thì bên HULA TOUR báo lại chuyển qua đi tour công ty PACIFIC TRAVEL vì RỒNG Á CHÂU ko đủ số lượng. Search google thì có bài phản ánh PACIFIC TRAVEL lừa đảo. Hỏi HULA thì dc trả lời bài đó vu khống cty đó,đừng tin. Giờ biết sao, đã cọc tiền tour hơn 20 triệu. Ko đi mất cọc.

2. Hdv bên Thái (tên Say – phát âm thế, ko bik đúng ko? Là ng Thái gốc Việt, nói tiếng Việt) Mọi người cần thì mình cho sdt 2 hdv luôn. Lúc đón khách từ sân bay về đã trù: ks wifi yếu lắm ko vào dc đâu. Mua sim đi, thế là anh ta bán dc 1 đống sim. Trong khi đó wifi ks ở Bangkok lẫn Payatta xài vù vù 3.Tối ngày thứ 2 ở Pattaya tự túc, Hdv đề nghị 2 ct cho khách lựa: 1 là đi coi show sexy và ăn vi cá gì đó-giá 1500bath, 2 là đi vòng vòng rồi đi chợ đêm, giá nhiêu quên rồi mà cũng ko rẻ. Tui mình quyết định tự đi, sau này mới bik tự đi sexyshow chỉ tốn 150bath có nơi còn rẻ hơn(chưa kể tip). Còn đi chợ thì tất nhiên chỉ tốn vài đồng đi xe bus Khi tui mình ko chọn trương trình nào thì Hdv trở mặt hẳn luôn, hỏi ko trả lời, gắt quá thì nói cho có lệ. Sang ngày hôm sau cũng vậy. Thái độ là bơ khách như tụi mình dựt tiền họ vậy chứ ko phải ngược lại. Cả bạn Hdv đi từ VN sang (tên QUYÊN) lẫn Hdv bên Thái Tụi mình mất vui từ đây 4. Tối ngày 3 có mục ăn lẩu Suki Nhật nhưng thực tế ăn tại điểm đồ buffer Thái. Chắc tầm trên 10 món cả tráng miệng. Siêu dở. Hỏi tại sao ko ăn Suki Nhật theo ctrinh, Hdv bảo ko có trong chương trình. Thái độ rất mất dạy 5. Bức xúc nhất là ngày này, ngày thứ 4 từ Pattaya về Bangkok. Theo chương trình tour là sáng đi mấy trại rắn,ong… trưa đi vườn thú Safari. Chiều tự túc Hdv đề nghị đổi ct thành: ko đi Vươn thú, trưa dc bao ăn lẩu băng chuyền, tối ăn tại toà nhà 86 tầng (theo lịch thì trưa hôm bay về mới Ăn) Mọi người cũng đồng ý kí tên hết rồi. Xong thực tế thì sáng đi chèn điểm mua bánh kẹo(ko có trong lịch). Trưa ăn tại toà nhà 86 tầng, chiều ai muốn đi sở thú thì xe đưa đi, ko thì tự túc. Ăn trưa xong đã gần 3 rưỡi, mà bảo đi sở thú thì xem gì nữa? Đoàn mình chỉ có 5/32 người đi. Tới đây tụi mình cảm thấy bị lừa lấy tiền trắng trợn luôn. Vì vé vào sở thú rất mắc (tầm 700-1500bath). Hỏi Hdv trả lời rất mất dạy: ko giải quyết, cty bên Thái đưa lịch vậy,đề nghi theo lại đúng lịch tour ban đầu cũng ko chịu. Gọi về HULA TOUR thì trả lời lằng nhằng,ko dc gì. Gọi PACIFICTRAVEL thì dc trả lời: để e nhắc Hdv

Ngày hôm sau Hdv cứ thúc mình đưa tiền tip 5 ngày. Thật sự là mình ko muốn đưa thập chí muốn chửi luôn ấy. Mà nghĩ ko dc gì nên thôi. Ko đòi được mình em nó chuyển sang người khác trong nhà mình. Trong khi ngày cuối bay về Hcm, giờ bay là khoảng 19h35 tối (15h co mặt sân bay). Còn từ sáng đến 15h hầu như tuii mình rãnh nguyên ngày.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảnh Giác Với Những Trò Lừa Đảo Du Lịch Phổ Biến trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!