Xu Hướng 6/2023 # Chơi Gì Ở Pleiku? 24+ Địa Điểm Du Lịch Gia Lai Hot Nhất # Top 15 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chơi Gì Ở Pleiku? 24+ Địa Điểm Du Lịch Gia Lai Hot Nhất # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Chơi Gì Ở Pleiku? 24+ Địa Điểm Du Lịch Gia Lai Hot Nhất được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Biển Hồ Chè

Biển hồ chè nằm tại huyện Chư Pah của tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku chỉ khoảng 13 cây số về phía Bắc. Đây là đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai hình thành từ những năm 20 thế kỷ trước. Biển Hồ chè là một nơi kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và những bạt ngàn chè xanh có phong cảnh tuyệt đẹp, không khí trong lành.

Đến với biển Hồ Chè bạn sẽ bị “hút hồn” bởi màu xanh tươi rói của lá chè, mênh mông và bạt ngàn và đâu đó còn thoang thoảng hương thơm của lá chè. Màu xanh theo đất nước Hy Lạp cổ đại, đó chính là màu của những cơn gió. Đến với đồi chè, dường như những buổi trưa nắng hạ chỉ được điểm qua một vài dải nắng vàng rực, bởi nơi đây đã được màu xanh lá chè chiếm trọn. Thật mát mắt, mát lòng và bỗng dưng, muộn phiền xua tan hết, chỉ còn ta và đồi chè, cùng những cảm xúc dịu êm.

2. Biển Hồ T’nưng

Biển Hồ Pleiku còn gọi là hồ Tơ Nưng, T’nưng, Tơ Nueng hay Ea Nueng (chữ Ea trong tiếng Êđê có nghĩa là nước), cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7km, thuộc xã Biển Hồ, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Hồ T’nưng là một trong những hồ tự nhiên đẹp nhất Tây Nguyên, khi gió to thường có sóng lớn nên mới gọi là biển hồ. Người địa phương gọi là T’Nưng, có nghĩa là “biển trên núi”. Diện tích của Biển Hồ là 240 ha, chứa đến 30 triệu m3 nước ngọt, là hồ nước tự nhiên lớn nhất trong khu vực.

Biển Hồ vốn là 3 miệng núi lửa cổ thông với nhau. Bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao cho nên đứng từ xa vẫn trông thấy rõ. Mỗi miệng tạo ra một vực sâu khó dò đến đáy, nên người ta còn gọi T’nưng là “hồ không đáy” Dùng máy hồi âm định vị xác định được Biển Hồ gồm 3 phễu trũng vốn là 3 miệng núi lửa cổ, hai phễu lớn thông nhau qua một eo khá rộng.

Không chỉ là một điểm di sản địa chất có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt, Biển Hồ còn có một hệ sinh thái nước giá trị, với sự góp mặt của nhiều loài chim như sin sít lông tím, bói cá lông sặc sỡ, cuốc đen, chim kơ vông, kơ túc, le le, vịt trờì, đ’rao, trắc-la,…Biển Hồ còn là một vựa cá ở Tây Nguyên, gồm đủ các loại cá nước ngọt như cá trắm, cá chép, cá trôi, cá đá, cá niềng … trong đó có 2 loài cá đặc hữu không nơi nào có. Đặc điểm này giúp cho Biển Hồ trở thành khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trong cấp Quốc gia vào ngày 16/11/1988.

3. Nhà tù Pleiku

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đế quốc Mỹ vẫn sử dụng nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị. Lúc 17 giờ ngày 15 tháng 3 năm 1975, trong chiến dịch Tây Nguyên, những phạm nhân trong nhà lao Pleiku đã phá ra ngoài và tổ chức một bộ phận ra vùng ven, đón một cánh quân cách mạng từ ngã ba Trà Bá vào cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku.

4. Đỉnh Núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng còn được gọi với tên là núi Chư Hơ Đông hay núi Hòn Rồng, đến đây bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng ngọn núi lửa nổi tiếng nhất tại tỉnh Tây Nguyên với độ cao hơn trên dưới 1000m. Có thể do miệng núi lửa nằm nổi trên bề mặt đất nên núi Hàm Rồng có những đặc tính như một miệng núi lửa dương, được ví như là nóc nhà của phố núi Pleiku. Trong thời chiến, từng là căn cứ quân sự của Mỹ, ngày nay nơi đây là mảnh đất màu mỡ cho các loại hoa màu và dãy rừng thông xanh ngát sinh sôi, phát triển.

5. Chùa Bửu Minh

Cách trung tâm TP. Pleiku hơn 15 km về phía Bắc, chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah), là một trong những ngôi chùa ra đời sớm ở Gia Lai. Mặt tiền của chùa hướng Tây, nhìn về Biển Hồ nước, phía sau là Tiên Sơn… Đây chính là vị trí địa lý và phong thủy hài hòa cho sự ra đời của ngôi chùa. Trong gần một thế kỷ, chùa Bửu Minh trải qua 5 lần thay đổi thầy trụ trì, từ năm 1989 đến nay là Thượng tọa Thích Giác Tâm (Thầy Giác Tâm).

6. Thác Chín Tầng

Thác Chín Tầng thuộc xã Ia Sao huyện Ia Grai (Gia Lai), được xem là chốn “bồng lai tiên cảnh” giữa đại ngàn Tây Nguyên. Đây là một điểm dã ngoại cuối tuần lý tưởng và thú vị cho những đôi nam nữ, học sinh – sinh viên, khách du lịch trong và ngoài tỉnh muốn khám phá và tìm hiểu vẻ đẹp hoang sơ , kì vĩ của thác cũng như của núi rừng Tây Nguyên.

Thác Chín Tầng là dòng thác lớn bắt nguồn từ trên đỉnh núi cao đổ xuống với dòng chảy mạnh quyện vào vách đá tạo nên một âm thanh vang vọng giữa núi rừng trùng điệp. Không biết tự bao giờ, thiên nhiên đã tạo nên vẻ đẹp hiếm có này.

Vì được phân thành nhiều tầng, nên ở mỗi tầng thường có những hố nước sâu trong vắt nhìn thấy rõ từng đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội. Những lúc ánh nắng mặt trời vắt qua tạo ra những ánh cầu vồng lung linh huyền ảo.

Thác có khá nhiều phiến đá lớn giúp cho du khách nghỉ chân để hưởng những luồng hơi nước mát rượi mỗi khi có cơn gió thoảng qua.

Nếu ai có ý định khám phá vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ của núi rừng Tây Nguyên thì đây là nơi lý tưởng và thú vị.

7. Thủy điện Yaly

Bên dòng sông Sê San rộng lớn quanh năm nước chảy dạt dào, chính là công trình thủy điện Yaly, thuộc địa bàn xã Yaly, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai.

Yaly chính là công trình thủy điện lớn thứ hai của nước ta, chỉ sau thủy điện Sông Đà. Được xây dựng vào năm 1993, sau ba năm nhà máy đi vào hoạt động và trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Tây Nguyên, là nơi cung cấp điện chính cho đồng bào Tây Nguyên. Lòng hồ thủy điện rộng tới 64.5km2, với công suất 720 MW, cùng bốn tổ máy, Yaly sản xuất lượng điện lên tới 3.650 triệu KWh mỗi năm.

Đến với Tây Nguyên hùng vĩ, chúng ta đến với mảnh đất giàu nắng, nhiều gió, ấm nồng tình người. Và đến với Tây Nguyên, nếu không đến thăm thuỷ điện Yaly là chúng ta cảm thấy còn thiếu vắng trong lòng, không chỉ đối với người thuỷ lợi – thuỷ điện mà còn cả với bất kỳ ai đã, đang và sẽ đến với Tây Nguyên.

8. Núi lửa Chư Đăng Ya

Chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm phố núi Gia Lai khoảng 30 km về hướng đông bắc, cách điểm du lịch Biển Hồ nổi tiếng 20 km. Đây là một trong những ngọn núi lửa đã từng hoạt động dữ dội ở vùng đất Tây Nguyên cách đây hàng triệu năm, nằm ẩn mình giữa đại ngàn hoang sơ. Từ trên cao nhìn xuống, ngọn núi tựa như một cái phễu khổng lồ, miệng núi tròn rỗng mang sắc đỏ màu mỡ đã được những lớp nham thạch tạo nên qua hàng triệu năm lịch sử.

Đến vùng đất Chư Đăng Ya bạn sẽ cảm nhận sự yên bình trong tâm hồn khác xa sự ồn ào phố thị. Bởi Chư Đăng Ya bao trùm cảnh thiên nhiên hoang sơ, cây cối mịt mùng đậm nét Tây Nguyên. Bao quanh là những cây cổ thụ hàng trăm năm bị sâu đục mà bạn có thể ngồi nghỉ hay giấu mình trong thân cây.

9. Rừng cao su

Huyện Chư Sê thuộc tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km, đường đi được bao phủ bởi một màu xanh dịu dàng, bạn sẽ như được lạc vào một miền cổ tích ngoài đời thực, yên bình và nhẹ nhàng.

Những con đường dài thẳng tắp cứ thế nối tiếp theo nhau, nếu bạn bước vào những con đường không có lối rẽ này thì dám cá rằng bạn sẽ chẳng còn muốn bước ra đâu. Bạn như được lạc vào một bức tranh tuyệt đẹp mà ngỡ như không phải ở Việt Nam vậy. Không giống như hoa tam giác mạch chỉ đẹp ở Hà Giang hay những cánh đồng lúa chín ở Tây Bắc, cả Tây Nguyên này bạt ngàn là rừng cao su.

Ngoài cà phê, hồ tiêu, cao su mùa thay lá ở Gia Lai cũng khiến lòng du khách phải trũng lại bởi cảnh sắc vừa thơ mộng lại bình dị. Màu đất đỏ hòa cùng màu lá vàng như tấm thảm lớn trải dài mất hút giữa hai hàng cao su.

10. Chùa Minh Thành

Tọa lạc ở số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, chùa Minh Thành, ngôi chùa chịu ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản – nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2 km. Chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo và trở thành nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng.

Những công trình kiến trúc hiện nay mang vẻ uy nghi hơn trước như tòa chánh điện cao 16 m với trần nhà làm bằng gỗ pơ mu nổi tiếng của Tây Nguyên; bộ cửa gỗ cao 6 m, dày 4 tấc; bảo tháp Xá Lợi cao 70 m cùng nhiều tiểu cảnh, tượng Phật…

Ngoài mục đích tôn giáo, chùa Minh Thành còn là điểm đến nổi tiếng của TP Pleiku, thu hút hàng nghìn du khách tới tham quan, chụp ảnh hàng năm. Không gian tại chùa được nhiều khách du lịch ví như “đang đi nước ngoài”.

11. Đồi thông Hà Tam

Đồi thông Hà Tam, thuộc huyện Đăk Pơ, cách đường 19 khoảng 5km, được nhiều người ví von là “phiên bản thu nhỏ” của rừng thông Đà Lạt. Các cây thông nơi đây đã có rất nhiều năm sinh trưởng với đường kính thân to lớn từ 1m -1,5m, tương đương với vòng cánh tay từ khoảng 5 người.

12. Công viên Đồng Xanh

Công viên Đồng Xanh thuộc thôn 5, xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Nơi đây được xem là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng và khám phá bản sắc văn hóa vùng Bắc Tây Nguyên, do Công ty Cổ phần văn hóa – du lịch Gia Lai đầu tư xây dựng.

Công viên Đồng Xanh là nơi lưu giữ nhiều hiện vật gỗ hóa thạch thuộc loại lớn và có niên đại rất cao. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng cây cổ thụ hóa thạch hơn một triệu năm tuổi lớn nhất Việt Nam, được tìm thấy tại miệng núi lửa đã ngưng hoạt động ở xã Chư A Thái, thị xã Ayunpa. Những thớ đá nổi rất đẹp, kỳ ảo và ấn tượng thực sự là một sản phẩm vô giá mà thời gian đã ban tặng cho con người Tây Nguyên.

13. Công viên Diên Hồng

Nằm giữa trung tâm Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, công viên Diên Hồng với lợi thế có cảnh quan tuyệt đẹp, môi trường trong lành và yên tĩnh vừa có hồ nước lại vừa có nhiều cây xanh, thực sự có sức hấp dẫn đối với du khách đến tham quan nghỉ ngơi, thư giãn, tản bộ, chèo thuyền, câu cá thư giãn.

Từ ngoài cổng vào, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi hồ nước xanh thăm thẳm với rất nhiều cây xung quanh bờ. Đi bộ khoảng 300m, đến khu vực chính của công viên – Làng Du lịch Hồ Diên Hồng. Đây là nơi dừng chân khá lý tưởng cho du khách đến tham quan, công tác và là điểm hẹn khá ấn tượng cho những người trẻ muốn gặp gỡ, hàn huyên chuyện trò.

Bên cạnh công viên là khu nhà hàng nhỏ nhắn, xinh xắn nằm ngay bên hồ được thiết kế ấn tượng mang đặc trưng kiến trúc Tây Nguyên, đến đây du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị của núi rừng Tây Nguyên.

Với cả một khoảng xanh giữa lòng thành phố với phong cảnh hữu tình, là điểm tham quan lý tưởng của du khách vào dịp cuối tuần.

14. Vườn quốc gia Kon Ka King

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trong khu vực giữa Đông và Tây của dãy Trường Sơn, ở thung lũng sông Ba. Vườn Kon Ka Kinh lấy tên đỉnh núi cao nhất, cao 1.748m so với mực nước biển cùng tên làm tên gọi. Đỉnh núi này còn được mệnh danh là “nóc nhà của tỉnh Gia Lai”. Kon Ka Kinh là một trong số 27 vườn của khu vực Đông Nam Á được công nhận là di sản ASEAN.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh rộng gần 42.000ha, có các loài cây quý hiếm như pơ – mu, trắc, chò đãi, kim giao… Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam có kiểu rừng hỗn giao này. Những loài cây dây leo dài ngoằng, chằng chịt trong rừng thoạt đầu có thể làm khách du lịch hơi khó chịu vì vướng víu.

15. Thác Phú Cường

Nằm cách thành phố Pleiku khoảng 45km về phía đông nam, thác Phú Cường nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc xã Dun, huyện Chư Sê. Thác có độ cao chừng 45m, với không gian thoáng đãng, không khí trong lành, một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi có dịp về thăm phố núi .

Phú Cường có nhiều ưu điểm của một khu du lịch sinh thái hấp dẫn với nhiều hình thức khám phá. Những ai ưa mạo hiểm có thể men theo con đường mòn bên trái dưới chân thác, con đường này đi xuyên qua những đồi cỏ, xen lẫn những chiếc lá khổng lồ to bằng người, dẫn sâu vào lòng vách núi phía sau ngọn thác.

16. Quảng trường Đại Đoàn Kết

Quảng trường Đại Đoàn Kết, hay còn gọi là quảng trường lớn, tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai với khuôn viên rộng lớn 12 héc ta. Gồm nhiều hạng mục như: Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên; phù điêu bằng đá mô tả cuộc sống, sinh hoạt của các dân tộc Tây Nguyên; mô hình núi Hàm Rồng; 2 hồ phun nghệ thuật; 205 ô cỏ và hàng trăm loại cây xanh. Nằm trong quần thể các công trình kiến trúc văn hóa-lịch sử như Bảo tàng cổ vật, Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum, Quảng trường Đại Đoàn Kết được ví như trái tim của TP. Pleiku.

Nằm ở vị trí trung tâm, không gian rộng lớn, môi trường trong lành nên Quảng trường Đại Đoàn Kết đã trở thành nơi tổ chức nhiều hoạt động lớn của tỉnh như các lễ hội cấp tỉnh, đường hoa, hội sách, triển lãm… Các câu lạc bộ, hội nhóm cũng chọn đây làm nơi sinh hoạt văn hóa-văn nghệ như nhóm Du ca Phố núi, Câu lạc bộ Sáo trúc Gia Lai…

17. Nhà thờ Pleichuet

Nhà thờ Pleichuet được xây dựng theo mô hình Nhà Rông của người Jrai, do các cha Dòng Chúa Cứu Thế quản nhiệm. Nhà thờ Pleichuet được thiết kế theo kiểu những buôn làng phía bắc của vùng Tây Nguyên, đặc biệt thuộc hai tỉnh Gia Lai và Kon tum. Mỗi buôn làng dựng một ngôi nhà sàn lớn, nó được trang trí rất đẹp, nằm ở giữa buôn làng gọi là Nhà Rông. Nhà Rông ở giữa buôn làng, nơi diễn ra những sự kiện quan trọng như lễ tết, hội làng, đám cưới, lễ cầu nguyện và là nơi hội họp của cả buôn làng.

18. Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Bảo tàng Gia Lai nằm ngay bên quảng trường Đại Đoàn Kết, trung tâm Tp. Pleiku. Tiền thân của bảo tàng là Phòng Bảo tồn – Bảo tàng được thành lập ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975 để đáp ứng yêu cầu khai thác, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc của tỉnh Gia Lai.

Bảo tàng giới thiệu đến công chúng trong nước và quốc tế những tinh hoa văn hóa của các dân tộc cư trú trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là hai tộc người bản địa Gia-rai và Ba-na như tín ngưỡng, phong tục tập quán, công cụ lao động sản xuất, trang phục, trang sức, nhạc khí… Đến bảo tàng, du khách còn đặc biệt ấn tượng khi ngay phía trước là bức phù điêu mô tả đời sống sinh hoạt thường nhật của đồng bào các dân tộc thiểu số và Tượng đài anh hùng Núp, một biểu tượng của sức chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ buôn làng của người Tây Nguyên.

19. Làng Plei Ốp

Làng Ốp (tiếng Jrai là Plei Ốp) là làng đồng bào Jrai nằm ở trung tâm thành phố Pleiku. Plei Ốp là làng văn hóa du lịch đầu tiên của Pleiku, có thể coi là điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn thưởng ngoạn và lưu giữ một chút gì đó bản sắc văn hóa buôn làng mà không có nhiều thời gian ở lại Phố núi.

Đến đây, ngoài nhà rông, du khách có thể thong dong thả bộ trên những con đường làng sạch sẽ, thoáng đãng và trò chuyện với những người dân thân thiện, hiếu khách; ngắm những đồng lúa, vườn rau xanh mướt; tham quan điểm trường Plei Ốp được xây dựng theo kiến trúc nhà sàn; giọt nước-nơi dân làng tập trung lấy nước sinh hoạt và tắm rửa hay khu nhà mồ với những bức tượng tạc gỗ, những ché rượu cần còn vương lại dưới gốc đa già cổ thụ nằm ở cuối làng… Đặc biệt, dòng suối Ia Nil trong vắt, dịu mát cùng cảnh vật rất đỗi nên thơ xung quanh chắc chắn là địa điểm mà du khách sẽ cảm thấy vô cùng hối tiếc nếu bỏ qua.

20. Học viện bóng đá HAGL

Thuộc xã Chư Hdrông, thành phố Pleiku, Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai nằm trong khuôn viên rộng 15ha, được xây dựng vào tháng 3 năm 2007. Một khuôn viên đẹp, thơ mộng, yên tĩnh thu hút du khách.

Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai – JMG là một trường đào tạo bóng đá chuyên nghiệp ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ngôi trường được bắt tay xây dựng bởi Học viện JMG và câu lạc bộ bóng đá Arsenal danh tiếng của Anh Quốc. Đây cũng là ngôi trường bóng đá đầu tiên của Việt Nam và là mái nhà của đội bóng Hoàng Anh Gia Lai trong giải V-League.

21. Đập Tân Sơn

Tọa lạc ở xã Nghĩa Hưng huyện Chư Pah (Gia Lai), cách trung tâm Tp Pleiku 25 km về hướng Bắc, đập Tân Sơn trở thành nơi “sống ảo” dành cho các teen. Đây là một công trình thủy lợi thuộc lưu vực Biển Hồ, gồm có hồ chứa, đập ngăm nước và hệ thống kênh mương. Sự hòa hợp giữa vẻ đẹp của thiên nhiên núi non sông nước gắn với công trình kỳ vĩ do con người tạo ra đã tạo nên một cảnh quan đắm say lòng người. Nơi này dành trở thành một điểm đến của Pleiku vào mỗi dịp nghỉ lễ hay ngày cuối tuần, đặc biệt là đôi với giới trẻ.

22. Núi Chư Nâm

Núi Chư Nâm có độ cao gần 1.500m so với mực nước biển. Nơi đây tọa lạc tại địa phận của huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai. Chư Nâm chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 30 phút.

Đây được xem là ngọn núi cao nhất của cao nguyên Pleiku ở phía Tây. Đặc biệt hơn là Chư Nâm chính là một người anh em của núi lửa Chư Đăng Ya.

Nơi đây có địa hình không mấy phức tạp, chủ yếu là đi leo lên cao. Nhưng bạn chú ý một chút vì độ cao ở Chư Nâm hơi dốc so với những địa điểm khác. Dọc cung đường đi bạn sẽ thưởng ngoạn được vô số cảnh đẹp, sự bình yên cũng như thanh tĩnh nơi đây.

23. Thác K50 – thác Én

Thác K50 ẩn mình trong chốn hoang sơ, kỳ bí ở nơi “rừng thiêng nước độc” thuộc khu bảo tồn Kon Chư Răng, nằm trong ranh giới thuộc tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định. Để có thể đến được thác K50, phượt thủ phải trải qua một hành trình đầy chông gai, thách thức với biết bao khó khăn, nguy hiểm.

Từ trụ sở Khu bảo tồn đến thác 50, phải vượt qua chặng đường khoảng 14km đường rừng bằng xe máy đến một địa điểm có tên là Trại Bò, sau đó phải để xe máy lại đây và leo bộ khoảng 4km xuyên rừng già, vượt dốc cao mới tới đích.

Đến đây, bạn có thể đắm mình trong không gian kỳ vĩ, nguyên sơ và yên bình, thả hồn miên man theo tiên cảnh thiên thiên. Nếu bạn là người yêu thiên nhiên và chẳng e dè trước những hành trình đầy khó khăn thì hãy lên kế hoạch để khám phá thác K50 ngay nào!

24. Nhà thờ Đức An và nhà thờ Thăng Thiên

Giáo xứ Thăng Thiên ngày nay nằm trong địa bàn phường Tây Sơn và phường Hội Thương, thuộc khu vực trung tâm Thành phố Pleiku được chia thành 5 xóm giáo: Thiên Mẫu, Mân Côi, Truyền Tin, Mẫu Tâm, Lộ Đức với số lượng giáo dân là 1.560 người.

Nhà thờ Đức An bao gồm: khu nhà thờ, nhà làm việc, nhà nghỉ và nhà ăn. Với lối kiến trúc Á – Âu độc đáo, nơi đây là giáo phận chính của tỉnh Gia Lai, thường diễn ra các buổi lễ quan trọng (lễ phong chức Phó Tế năm 2011).

Du Lịch Pleiku Gia Lai Có Gì Hay

Nói về những địa điểm du lịch của Pleiku thì phải kể đến một cái hồ bự bự tên là hồ T’nưng, được mệnh danh là “Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy”. Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 7km về hướng Tây Bắc, cái hồ ấy chẳng nhộn nhịp, chẳng đông hàng quán và cũng chẳng đông người tụ tập. Chỉ có hồ nước xanh, hàng thông reo và một bầu không khí trong lành thôi. Có thời gian ra đó làm vài pô ảnh mà sống ảo, hít thở bầu không khí trong lành và hóng làn gió mát là hết ý cho một ngày cuối tuần rồi đấy.

Hồ T’nưng là nguồn nước sinh hoạt chính của thành phố Pleiku. Người ta thường ví Biển Hồ như một viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ, như một “đôi mắt đẫm lệ” của phố núi Pleiku và cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho giới văn nghệ sĩ, từ đó cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật hay đi cùng năm tháng. Cái tên T’nưng còn được gọi lái đi là Tơ Nuêng theo tiếng địa phương, có nghĩa là “biển trên núi” bởi đây là hồ nước ngọt tự nhiên được hình thành trên một miệng núi lửa đã ngưng hoạt động từ hàng triệu năm qua. Mỗi khi có gió to, mặt hồ thường tạo nên sóng, vì vậy mà người ta mới gọi là Biển Hồ.

Người ta vẫn thường truyền tai nhau về một truyền thuyết gắn liền với Biển Hồ T’nưng rằng: xưa kia nơi đây vốn là một ngôi làng sầm uất với những dòng suối nước trong veo, có tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng đàn cùng hòa vang thành những khúc ca rộn rã, âm vang khắp cả núi rừng. Bỗng một hôm, núi lửa rung chuyển và đã vùi lấp cả ngôi làng xuống dưới vực sâu. Những người may mắn còn sống sót đã khóc thương cho ngôi làng và những người thân mãi không nguôi, đến nỗi nước mắt đã đọng lại thành Biển Hồ T’nưng này.

Con đường dẫn vào Biển Hồ với những rặng thông ở hai bên đường, rồi những bậc tam cấp đá đưa chúng ta xuống tới gần hồ hơn. Ở một khoảng cách gần như thế, ta được ngắm nhìn làn nước trong xanh, phẳng lặng trong âm thanh kì diệu của thiên nhiên. Tiếng hàng thông reo trong gió, được đứng dưới tán cây xanh cổ thụ uy nghi soi bóng xuống mặt hồ, tâm hồn ta như bình yên hơn. Chiều xuống, ở hồ thường có những hoạt động như câu cá, hoặc nếu bạn muốn mua những món quà về làm kỉ niệm thì có thể dừng chân ở cổng, chỗ đó có hàng bán tranh khắc rất kì công cùng với những xe hoa quả đầy hấp dẫn.

Đi cùng với cái tên Biển Hồ T’nưng, người ta không thể không nhắc đến Biển Hồ Chè cũng nổi tiếng không kém. Cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 15km về phía Bắc, địa điểm này cùng đường đi hồ T’nưng nên bạn có thể kết hợp đi khám phá hai địa danh này trong cùng một ngày. Cái tên Biển Hồ Chè được ra đời bởi sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và nương chè bạt ngàn nằm trên bờ biển Bắc Hồ. Để đến được với đồi chè, bạn cần đi qua con đường quốc lộ và cả những con đường đất đỏ đầy thơ mộng hay những rặng hoa cúc vàng rực rỡ trong ánh nắng vàng như rót mật.

Đi sâu vào bên trong đồi chè là màu xanh tươi mát của những lá chè và thoang thoảng hương thơm của chè len lỏi vào trong tận tim của bạn. Mọi ưu phiền trong cuộc sống như tan biến trước cả nương chè trải dài ngút tầm mắt, cũng dường như màu xanh của lá chè làm cho người ta căng tràn nhựa sống hơn vậy. Chiều chiều, lại thấy thấp thoáng bóng dáng của người nông dân đi chăm chè, dưới ánh nắng mặt trời nơi cao nguyên, biển chè xanh mênh mông như càng thêm phần rực rỡ hơn.

Đặc biệt hơn, trên con đường dẫn vào Biển Hồ Chè còn có cây cô đơn nằm ở bên hồ, chỉ cần đứng dưới cây là bạn đã có ngay một bức hình lung linh rồi. Ngoài ra, cây cầu dây bắc sang con đường dẫn đi hồ T’nưng cũng là một background sống ảo siêu chất nữa đó.

Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 25km về hướng Bắc, thuộc địa phận xã Nghĩa Hưng chính là đập thủy lợi Tân Sơn. Đập thủy lợi này nằm trên một ngã rẽ của con đường đến núi lửa Chư Đăng Ya. Không chỉ là công trình nhân tạo có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống sản xuất của người dân nơi đây mà nó còn là một địa điểm du lịch đẹp, hoang sơ không thể bỏ qua khi bạn có dịp đến với Pleiku nữa đó.

Ghé thăm đập Tân Sơn vào một buổi sáng sớm, đi bộ trên con đường nhựa để tham quan đập, hít thở bầu không khí trong lành. Một dải nước xanh ngọc trải dài ngút tầm mắt của người lữ khách, hai bên đập là cánh rừng nguyên sinh hoang sơ trải dài. Tựa lưng vào chân núi Tiên Sơn, hồ chứa hứng trọn nguồn nước từ hàng trăm những con rạch, suối đổ về đây.

Phía dưới lòng hồ trơ lên những dải đất đỏ như những con lươn, những gốc thông khô rút dần khỏi mặt nước, vài nhánh thông xám bạc trơ trọi còn lại sau nhiều ngày ngâm nước khiến cho khung cảnh ven hồ càng trở nên có phần “ma mị” khiến bạn có cảm giác như mình đang đi lạc giữa một khu rừng Taiga vậy.

Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku chừng hơn 15km về phía Bắc, giữa lòng đồi chè là một nơi linh thiêng cửa Phật được gọi tên – chùa Bửu Minh. Là một trong những ngôi chùa được ra đời sớm nhất Gia Lai, chùa Bửu Minh đã gắn liền với đồi chè hơn 50 năm, được xây dựng lại từ một cái am nhỏ và ngôi chùa Phật học. Chùa mang ý nghĩa tâm linh của bao thế hệ người trồng chè, của bao mùa vụ chè đã đi qua. Với quy mô chánh điện hơn 500 m2, cao gần 50m, chùa Bửu Minh là niềm tự hào của người dân ở đồi chè nói riêng và của cả Pleiku nói chung.

Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế bằng bê tông cốt thép, có sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc gỗ cùng mô típ chùa cổ ở miền Bắc và miền Trung nước ta, cùng với kiểu dáng của Nhật Bản và Đài Loan. Nét riêng của chùa chính là phần mái được tạo dáng cao vút và thanh thoát như mái nhà rông Tây Nguyên. Không gian trong sân chùa còn được cách điệu bởi những ngôi tháp nhỏ đặt nối tiếp nhau cùng với chiếc cầu dẫn vào nơi đặt tượng Phật nằm.

Chùa Minh Thành như một dấu ấn góp phần làm đẹp cho phố núi mùa đông với án sương chiêu đãng của phố núi Pleiku sương mù. Với lối kiến trúc hoài cổ, độc đáo cùng không gian thanh tịnh đã khiến cho nơi đây trở thành điểm dừng chân tham quan du lịch của rất nhiều du khách khi có dịp ghé đến Pleiku.

Đứng từ xa bạn đã có thể chiêm ngưỡng được tòa bảo tháp xá lợi cao 9 tầng, phía bên trong khuôn viên chính là tượng Phật Di Đà nguy nghiêm. Chánh điện của chùa cao đến 16m, được làm bằng gỗ pơ mu rất bền và chắc chắn. Đến với chùa Minh Thành, du khách sẽ được hòa mình vào với không gian thiêng liêng, thanh bình, tĩnh lặng tạo nên cảm giác vô cùng thư giãn và thoải mái.

Nhà thờ Đức An được biết đến là công trình kiến trúc Thiên chúa giáo lớn và tầm cỡ bậc nhất của thành phố Pleiku. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1990 tại Pleiku, trên một khu đất cao có diện tích rộng khoảng 1120 m2, với lối kiến trúc kết hợp Á – Âu. Giáo đường được trang trí vô cùng hài hòa với sức chứa lên đến khoảng 600 giáo dân, có tháp chuông cao khoảng 20m.

Nhà thờ được xây dựng trên một không gian thoáng mát, cao ráo càng làm cho bề thế công trình kiến trúc của nhà thờ thêm phần uy nghiêm và nguy nga hơn. Bên cạnh đó, nhà thờ còn có cả nhà làm việc, nhà nghỉ, nhà ăn riêng biệt nữa.

Nhà thờ Đức An là giáo phận quan trọng của phố núi Pleiku, nơi diễn ra những buổi lễ quan trọng. Với lối kiến trúc đặc trưng chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những ấn tượng đặc biệt ngay từ lần đầu tiên ngắm nhìn. Không gian yên tĩnh của nơi đây cũng sẽ mang lại cho bạn những phút giây thư giãn, thoái mái riêng.

Nằm giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, nhà máy thủy điện Yaly nằm bên dòng sông Sê San thuộc địa phận tỉnh Gia Lai. Trước đây, Yaly được biết đến là một thác nước đẹp, còn ngày nay nó được thay bằng một công trình thủy điện đồ sộ bao gồm đập dâng, đập tràn xả lũ bên một hồ nước trong bát ngát với mặt hồ rộng hơn 65 km2, giữa một khung cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng. Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây đã hòa với công trình hiện đại và hoành tráng do con người xây dựng nên, tạo thành một địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút được nhiều du khách khi đến thăm Pleiku – Gia Lai.

Ngay từ khi bước chân vào cổng của công trình thủy điện thì khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ đã hiện ra với những con đường quanh co giữa không gian núi rừng bao la, hùng vĩ, với dòng thác trắng xóa khiến cho du khách tưởng như chính mình đang lạc vào một chốn bồng lai tiên cảnh nào đó.

Đến khám phá công trình thủy điện Yaly, bạn sẽ được ngắm nhìn một bên là công trình thủy điện hoành tráng vô cùng đồ sộ với một bên là dòng sông Sê San đẹp tựa như một tấm dải lụa đậm màu xanh biếc, trải dài và uốn lượn qua những khe núi, chảy trôi lững lờ bên bờ những cánh rừng cây cối xanh rậm rạp. Có lẽ ấn tượng nhất vẫn là hồ chứa nước rộng mênh mông được bao bọc bởi bốn bề là núi non chập trùng. Còn gì thích thú hơn khi được lênh đênh trên mặt hồ gợn sóng, trong một không gian tươi mát vô cùng thư giãn và sảng khoái, ngắm nhìn núi rừng của Tây Nguyên đẹp hùng vĩ.

Ngoài ra, để khám phá bên trong khu nhà máy thủy điện, bạn cũng sẽ được trải nghiệm đi trên những con đường dưới hầm dài hơn 500m được tỏa sáng rực rỡ bởi những ánh đèn chùm lung linh, rực rỡ phía hai bên và mái vòm.

Công trình thủy điện Yaly không chỉ đơn giản là một công trình đồ sộ và hoành tráng thu hút được nhiều du khách đến tham quan mà nó còn đem lại nguồn điện năng cho biết bao nhiêu buôn làng vùng Tây Nguyên đất đỏ này, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào vùng núi. Công trình thủy điện Yaly đã trở thành một biểu tượng cho khối óc vĩ đại và sức mạnh phi thường của con người trong chinh phục tự nhiên để tạo nên những công trình có ích, phục vụ cho đời sống của con người.

Nếu như đã lỡ vô tình lạc bước vào những con đường thuộc các huyện lân cận của thành phố Pleiku như Chư Pah, Chư Sêm Chư Prông… chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng và lập tức bị “đánh cắp trái tim” bởi những hàng cao su thẳng tắp tựa như một tấm thảm khổng lồ. Những con đường cao su ấy đã biến thiên nhiên nơi đây trở nên hoang dã và đầy mộng mị, có phần bí ẩn, quyến rũ hơn như một nàng thơ nơi phố núi. Ai đã lỡ đi lạc vào đây chắc hẳn sẽ có cảm giác như bị “thôi miên”, trôi theo những con đường để hòa vào sự lãng mạn của những hàng cây, lắng nghe được âm thanh thầm thì của đại ngàn. Cũng có lẽ, tạo hóa đã vô tình xếp những cánh rừng vào với dải đất đỏ bazan đỏ rực này, dệt thêm chút nằng vàng và những bờ cỏ khô để tạo nên được sự kết hợp hài hòa.

Mùa mưa ở Pleiku thường kéo dài từ tháng 5 cho đến khoảng tháng 10 hàng năm, khi bắt đầu chuyển sang tháng 11 cũng là lúc đất trời Pleiku bắt đầu bước vào mùa khô, độ ẩm và nhiệt độ thấp. Lúc này, những cánh rừng cao su cũng bắt đầu trút lá miên man khắp cả một khoảng trời rộng lớn

Nơi đây không ồn ào, đông đúc khách thập phương đến check in mà thỉnh thoảng chỉ có vài chiếc xe máy đi ngang qua, hẳn là thiên đường dành cho những người muốn tìm chút bình yên để thả hồn vào với mây gió, hít thở thật chậm để cảm nhận được mùi hương của núi rừng Tây Nguyên rồi. Vào khoảng cuối tháng 11 – đầu tháng 12, vẫn còn lác đác những chiếc lá xanh mơn mởn nằm e ấp kế bên những cành cây khô được phủ đầy lá vàng, lá đỏ tạo nên một sự đối lập nhưng lại đầy hài hòa, thú vị của thiên nhiên. Những hàng cây cao su được trồng thẳng tắp, tuy khô trụi lá, thân cây khẳng khiu nhưng lại vô cùng vững vàng và đầy kiêu hãnh cũng như đức tính mộc mạc, giản dị, chân chất của người dân nơi đây vậy. Giữa nền trời xanh, mây trắng là những chiếc lá vàng, lá đỏ lãng mạn điểm xuyết ngay lập tức thu hút được tầm mắt của những người thích tìm đến không gian thơ mộng. Bạn chỉ cần vô tình đưa máy ảnh lên là đã có thể dễ dàng bắt lấy những khoảnh khắc đầy thương nhớ của thiên nhiên nơi núi rừng Tây Nguyên này rồi.

Nhà thờ gỗ Kon Tum là báu vật nằm giữa núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn, là một công trình kiến trúc tôn giáo rất độc đó với tuổi đời lên đến hàng thế kỉ, là niềm tự hào biết bao đời nay của người dân Kon Tum. Sở dĩ nơi đây được gọi bằng cái tên dân dã là “Nhà thờ gỗ Kon Tum” bởi nó được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ cà chít, được xem là di tích cổ kính và đẹp nhất thành phố xinh đẹp Pleiku.

Nhà thờ do một vị linh mục người Pháp thiết kế và khởi xướng, với lối kiến trúc kết hợp hài hòa giữa kiểu kiến trúc Roman và nhà sàn gỗ của người Ba Na. Vật liệu để xây dựng nhà thờ cũng rất đặc biệt, hoàn toàn bằng gỗ cà chít (sến đỏ) – loại gỗ đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân mà công trình độc đáo này đã được dựng lên, các tấm gỗ được kết dính với nhau mà không cần phải sử dụng đến đinh. Nhà thờ cũng là công trình kiến trúc kiệt tác bằng gỗ mang phong cách Basilica duy nhất còn lại trên thế giới.

Bước chân vào giáo đường, bạn sẽ thấy thêm cảm phục hơn những con người đã xây dựng lên công trình kiệt tác này. Những hàng cột được gắn kết với nhau bằng các vòng cung tạo thành hình vòm, mở ra một không gian rộng, cao và thoáng. Bên trên những cây cột gỗ đen bóng được trang trí nhiều họa tiết vô cùng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao nguyên đầy nắng gió, mang đến cho bạn một cảm giác hết sức gần gũi.

Bạn có thể đến khám phá ngôi nhà thờ độc đáo này vào bất cứ thời điểm nào trong năm, bởi mỗi thời điểm nó lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Nếu đến đúng vào mùa hoa đậu nở, bạn sẽ bắt gặp được sắc hồng xen lẫn với sắc trắng của những con đường hoa trải dài. Còn nếu đến đúng vào dịp lễ Giáng Sinh, bạn sẽ được hòa mình vào không khí náo nhiệt khi nơi đây hội tụ hàng ngàn những giáo dân từ các nơi trong vùng về đây dự lễ và cầu nguyện, không khí vô cùng nhộn nhịp và ấm áp. Trong những ngày lễ còn diễn ra những phiên chợ nhỏ, bày bán đủ những sản phẩm thủ công do chính tay những người dân từ buôn làng làm ra. Còn nếu bạn đến nhà thờ vào những ngày bình thường thì cũng chớ vội buồn, bởi sự bình yên và trầm mặc mang nét gì đó rất riêng sẽ làm tâm hồn ta như được thư thái hơn sau những bộn bề của cuộc sống ngoài kia.

Cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 20km, đồi thông Glar đang ngày càng nổi tiếng bởi cảnh đẹp thơ mộng và tự nhiên. Hơn 300ha rừng thông cứ đến cuối thu, đầu đông, khi những cơn mưa Tây Nguyên vừa dứt thì cũng là lúc cỏ hồng rực rỡ bừng sáng khắp sườn đồi, cứ chỗ nào đất trống rừng thưa thì mọc mạnh và dày như một tấm thảm êm dịu, mịn màng như nhung.

Nếu có hồng hoang hoải riêng lẻ cả triền đồi trơ trọi mà không có thông bon sai của Glar tô điểm thì vẻ đẹp kia cũng chỉ như sương gió thoáng qua, không lưu lại được lâu trong lòng du khách. Chẳng phải đợi đến mùa cỏ hồng, bình sinh, đồi thông Glar đã rất đẹp rồi. Những cây thông tự bao giờ đã mọc lên, cứ dăm ba mét lại đâm cành ngang nhánh dọc, phát tán mà không cao vút hay ngay hàng thẳng lối. Những cây thông ở đây tự tạo bon sai cho mình, mỗi cây một vẻ, có lúc đứng cạnh nhau thành đám, có chỗ lại lưa thưa như tô điểm cho cảnh quan thiên nhiên thơ mộng của đồi cỏ.

Đồi thông Glar không chỉ đẹp mùa cỏ hồng, những ngày đầu xuân, nhiều nam thanh nữ tú quanh vùng thường rủ nhau đến đây tình tự, ngắm trời mây non nước để tạm quên đi cuộc sống tất bật đời thường. Hoặc vào những đêm trắng sáng, nhiều cặp tình nhân chọn đồi thông Glar làm nơi hò hẹn cho tình yêu thêm phần lãng mạn và thi vị.

Đến đây không chỉ để chụp ảnh với cỏ mà còn có cả một đồi thông

Quảng trường này được mệnh danh là “trái tim” của thành phố Pleiku nói riêng và của tỉnh Gia Lai nói chung. Nơi đây đón một lượng du khách lớn tới thăm và ai cũng phải thổn thức hạnh phúc cùng tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước mình.

Quảng trường có tượng đài của Bác Hồ được đúc bằng đồng nguyên chất, khung xương được làm bằng thép không gỉ lớn nhất của Việt Nam và đồng thời đó cũng là bức tượng về Bác Hồ lớn nhất trên thế giới. Hình ảnh vị cha già dân tộc đứng vững chãi trên bệ, đang giơ tay vẫy chào đồng bào khắp mọi miền đất nước đã về đây. Phía sau bức tượng của Bác là dãy phù điêu mô phỏng lại hình hoa sen được cách điệu bằng đá uốn cong, như núi rừng Tây Nguyên bất tận.

Dầu cho thời gian đã trôi qua nhưng những nhà lao giam giữ vẫn còn đó như nhắc lại cho những ai đang trải qua chiến tranh, những ai nắm vận mệnh dân tộc một sức mạnh nội lực của quân và dân Việt Nam. Đây là nhà tù của người Pháp được xây dựng với mục đích giam giữ những nhà yêu nước với bao hình thức tra tấn man rợ, dã man. Nơi đây còn có ý nghĩa sâu sắc, như một minh chứng cho sự tàn ác mà thực dân Pháp đã gây ra đối với dân tộc ta, từ đó càng làm ta thêm yêu và biết ơn đối với những người đã hi sinh để đổi lấy hòa bình ngày hôm nay.

Được mệnh danh là “nóc nhà của Pleiku”, đây là một núi lửa đã không còn hoạt động từ lâu và là mảnh đất tươi tốt cho những loại hoa màu và những rừng thông xanh bát ngát. Vào buổi sáng sớm tinh mơ, nếu có dịp được đứng trên đỉnh núi bạn sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp hiếm có với mây bay ngang đầu, sương mù lẩn khuất ở phía dưới tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình mà khó nơi đâu có được. Còn nếu đứng từ dưới nhìn lên, ngọn núi lại như một chiếc bát úp ngược, nhưng càng lên cao thì miệng núi lại càng giống như một lòng chảo ôm gọn người vào đó với những thửa ruộng ngô, khoai… tươi tốt và đầy màu mỡ.

+ Phở Hồng – Phở “2 tô” Pleiku: ở số 22-24 Nguyễn Văn Trỗi, phường Hội Thương và giá chỉ khoảng 40k/tô thôi là bạn đã được thưởng thức đặc sản của phố núi Pleiku rồi.

+ Khu chợ mới: nổi tiếng với món bánh ram ít và cả bánh canh nữa, ngon xoắn lưỡi luôn đấy.

+ Lụi nướng và chả lá lốt: nổi tiếng nhất là lụi nướng bà Sáu ở số 122 Cao Bá Quát. Chỉ 3k/xiên cho món ăn chơi chơi ở Pleiku.

+ Khu phố ăn uống Hai Bà Trưng: khu ăn uống Pleiku này không nổi tiếng trên mạng lắm nhưng đến đây rồi mới thấy bao nhiêu là món ngon được mở vào buổi tối, đặc biệt là món sữa chua hoa quả nữa.

Phương Trần / chúng tôi – Ảnh: Internet

Du Lịch Gia Lai Pleiku, Kinh Nghiệm Phượt Bụi Du Lich Pleiku

Nên đi Gia Lai khi nào | Du lịch PleiKu | Ăn gì ở Gia Lai | Lịch trình đi Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh nổi tiếng ở Tây Nguyên với những cánh đồng Cafe và hương vị Cafe truyền thống. Còn nói tới Du lịch Gia Lai mọi người thường nhắc tới Biển Hồ Gia Lai đẹp, thác Chín tầng, và nhiều lễ hội mang đậm chất văn hóa Tây Nguyên như : Lễ Hội Đâm Trâu, Lễ Bỏ Mạ. Thành phố trung tâm của Gia Lai là Pleiku, mọi người thường tới Pleiku để nghỉ ngơi và từ đây đi thăm quan du lịch khắp tỉnh Gia Lai.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ và hướng dẫn chi tiết cách đi Du lịch Gia Lai, các món ăn đặc sắc không thể bỏ qua khi tới Gia Lai và Pleiku.

Thời gian thích hợp nhất để đến Gia Lai và Pleiku

Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa nên có độ ẩm cao, lượng mưa lớn, thời tiết không có bão và không có sương muối. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa thường có mưa lớn vào buổi sáng hoặc cả ngày nên sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển, đi lại. Ngoài ra, du lịch Gia Lai – Pleiku nhiều khi các bạn sẽ đi vào các khu vực rừng núi, thác nước, các bản làng nên việc di chuyển trong thời tiết nhiều mưa, đường xá ẩm ướt, lầy lội sẽ không phải là thuận lợi.

Vì vậy, các bạn nên đi du lịch Gia Lai – Pleiku vào mùa khô, đặc biệt là những tháng cuối năm như tháng 11, 12. Bởi vì lúc này lúa chín vàng trên các nương đồi, hoa dã quỳ nở vàng rực các nẻo đường cũng làm cho núi rừng Tây Nguyên rực rỡ hơn. Đây cũng là thời điểm các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc diễn ra như:

Lễ Mừng lúa mới: sau khi đồng bào Gia Rai thu hoạch xong vụ mùa, tổ chức lễ hội này để tạ ơn thần Lúa, thần Nông Nghiệp.

Lễ ăn cơm mới

Liên hoan cồng chiêng

Lễ hội cúng làng cuối năm

Lễ hội đâm trâu : (người Ba Na gọi là x’trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu) là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam.

Lễ bỏ mả : là dịp sinh hoạt văn hóa cổ truyền tổng hợp đặc sắc của các tộc người Tây Nguyên (tây nam Trung bộ Việt Nam), bao gồm nhiều hoạt động như: hiến tế bằng súc vật, lễ cúng và chia của cải cho người đã khuất, trình diễn âm nhạc, múa, trò rối và mặt nạ, ẩm thực cộng đồng…

Những lễ hội này thường kéo dài từ cuối năm trước cho đến tháng ba năm sau tùy vào từng làng, từng khu vực trong tỉnh. Ngoài ra còn nhiều các lễ hội khác nữa như Lễ hội dúi, Lễ đâm trâu, Hội đua voi… Tuy nhiên, những lễ hội này hiện nay đang dần bị mai một đi, không phải buôn làng nào cũng tổ chức hay năm nào cũng tổ chức một cách thường xuyên mà hiện nay thường được tái hiện lại trong các sự kiện liên quan đến Văn hóa được Sở/ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức.

Tháng 3 cũng là một thời điểm khác nữa mà bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp của Gia Lai. Đây là thời điểm hoa cà phê nở và sâu bướm nở nên bướm vàng bay đầy trời.

Hướng dẫn Đi đến Gia Lai Đường Hàng Không

Sân bay Pleiku cũng có các tuyến bay tới Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh của VietnamAirlines, nhưng giá các chuyến bay này cao hơn so với những chuyến bay đến các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên như Buôn Ma Thuột hay Đà Lạt. Giá 1 chiều Hà Nội – Pleiku trung bình khoảng 1tr8-2tr5. Bay từ TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thì rẻ hơn khoảng 200-500k/ chiều. Chuyến bay Hà Nội/ TP Hồ Chí Minh – Pleiku ngày nào cũng có 01 chuyến nhưng Đà Nẵng – Pleiku thì không có chuyến vào Thứ 2 và Thứ 4. Hiện chuyến Đà Nẵng – Pleiku đang có khuyến mại khoảng 800k/chiều.

Sân bay Pleiku chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 4km, nên sau khi đến sân bay các bạn dễ dàng bắt taxi để đi vào trung tâm thành phố, taxi chạy theo đồng hồ tính giờ, chứ không chạy trọn gói như ở các sân bay xa thành phố như sân bay Nội Bài, sân bay Đà Lạt, Nha Trang…

Đi Đường bộ tới Gia Lai Từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc:

– Xe Quân Trung: Hà Nội – , từ Giáp Bát 8h30-14h, từ bến xe Đức Long lúc 9h-14h. SĐT: 04 38616605 – 059 2240818 – 0915 119872. – Xe Hồng Hải: Hà Nội – Gia Lai, từ Giáp Bát 8h30-14h. SĐT: 0987 008800 – 0957 857155. – Xe Việt Hưng: Gia Lai – Hà Nội, xuất phát lúc 7h30 – 14h. SĐT: 059 3883591. – Xe Thuận Hưng: Gia Lai – Hà Nội, xuất phát lúc 14h45. SĐT: 059 3718889 – 0906 597773. – Xe Đak Pơ: An Khê – H Nội, xuất phát lúc 7h. SĐT: 059 3533458. – Xe Long Vân: Phúc Thắng – Đức Cơ – Hà Nội, xuất phát ở Đức Cơ lúc 8h. SĐT: 059 2242724 – 0913 479224. – Xe Kbang: Kbang – Đức Cơ – Hà Nội, xuất phát từ Kbang lúc 8h. SĐT: 059 2217123 – 0982 317047.

Từ Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung:

– Xe Hồng Hải: Đà Nẵng – Gia Lai, 8h30-20h30. SĐT: 0511 3683212. – Xe Hồng Hải: Vinh – Gia Lai, 8h30-14h. SĐT: 0957 857119. – Xe Mai Linh: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát 20h45. – Xe Hồng Hải: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát lúc 19h45. – Xe Thuận Tiến: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát lúc 21h. – Xe Thuận Thảo: Tuy Hòa – Gia Lai, xuất phát lúc 6h30 từ Tuy Hòa, 13h30 từ Gia Lai. SĐT: 057 3820303 – 0914 140483. – Xe Liên Hưng: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 18h30. – Xe Mai Linh: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 7h. – Xe Hoài Phương: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 16h.

Từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam:

– Xe Cô Hai: TP HCM – Ayun Pa – Krong Pa, từ TP HCM lúc 18h30 – 19h, từ Krong Pa lúc 16h30. SĐT: 08 39242264 – 0913 144108 – 059 3852781. – Xe Nam Phong: TP HCM – Kbang, xuất phát các ngày lẻ âm lịch từ TP HCM lúc 17h, xuất phát các ngày chẵn âm lịch từ Kbang lúc 16h. SĐT: 059 3834376 – 0905 034376. – Xe Việt Tân Phát: TP HCM – Gia Lai, từ TP HCM lúc 8h – 16h30 – 19h30, từ Gia Lai lúc 17h – 19h30. TP HCM – Kbang, từ TP HCM lúc 17h30, từ Kbang lúc 15h30. TP HCM – An Khê, từ TP HCM lúc 16h30-19h, từ An Khê lúc 16h30-18h45. TP HCM – Chư Sê, từ TP HCM lúc 16h30-19h30, từ Chư Sê lúc 17h30-20h. TP HCM – Đak Đoa, từ TPHCM lúc 16h30-19h30, từ Đak Đoa lúc 17h30-19h30. SĐT: 08 35118888 – 0907 222777. – Xe Phú Hưng: TP HCM – An Khê, từ TP HCM lúc 18h, từ An Khê lúc 17h. SĐT: 0913 406570 – 059 3532777. – Xe Thuận Hưng: TP HCM – Gia Lai, từ TPHCM lúc 19h30-20h-20h15. SĐT: 08 39033066 – 0935 272878 – 059 3715785. – Xe Tứ Loan: TP HCM – Gia Lai – Chư Sê, từ TP HCM lúc 19h30. SĐT: 059 6500339 – 0983 042727. – Xe Bảo Thịnh: TP HCM – Pleiku, liên hệ SĐT 0905 103255 để biết giờ xe chạy. – Xe Hoa Châu: An Khê – Quy Nhơn – TP HCM, liên hệ SĐT 08 22174749 – 059 2477777 để biết giờ xe chạy.

Đi lại ở Gia Lai – Pleiku

Để di chuyển trong thành phố Pleiku và ra các khu vực lân cận, các bạn có thể lựa chọn đi taxi, thuê ô tô (nếu đi nhóm lớn), thuê xe máy hoặc đi xe bus.

Đi Xe bus ở Gia Lai

Từ thành phố Pleiku các bạn có thể đi xe bus sang các huyện khác – Pleiku – An Khê – Pleiku – Kon Tum – Pleiku – Ia Grai, Đức Cơ, Chư Sê, Chư Puh, Chư Prong Giá vé xe bus từ 10-35k tùy tuyến, bắt xe tại các trạm xe bus trên đường Trần Phú và Hùng Vương.

Lựa chọn Taxi

Ở Pleiku có một vài hãng taxi như: – Mai Linh: 059 3717979 – Hùng Nhân: 059 3717171 – Huy Hoàng: 059 3757575 – Phú Quý: 059 3872777 – Tre Xanh: 059 3716666

Các hãng taxi đều có giá gần như nhau, không chênh lệch nhiều và taxi đỗ nhiều ở khu vực trung tâm, các bạn có thể gọi ngay mà không cần gọi điện thoại tới hãng. Khi đi tới những khu vực xa thành phố các bạn nên hỏi trước thông tin, thỏa thuận về giá cả, các loại phí nếu có với tài xế. Nên hỏi thông tin trước ở hãng xe để tránh bị tính nhiều loại phí hơn mức quy định.

Thuê xe ô tô và xe máy

Nếu các bạn đi một nhóm lớn các bạn nên thuê xe ô tô để di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác. Đối với ô tô, tốt nhất, các bạn hỏi thuê ngay tại khách sạn mình ở. Hầu hết các khách sạn đều có liên kết với một công ty cho thuê xe du lịch và họ sẽ phục vụ bạn một cách nhiệt tình. Các khách sạn ở thường đều có dịch vụ cho thuê xe máy, giá khoảng 150-200k/ngày tùy loại xe, xăng tự đổ. Theo cá nhân mình giá thuê xe máy ở đây khá đắt so với một vài thành phố du lịch khác. Dịch vụ thuê xe máy ở Pleiku cũng phổ biến nên dân du lịch bụi thường đến Pleiku và thuê xe máy di chuyển sang các huyện, các tỉnh lân cận.

Du lịch Gia Lai Du lịch thành phố Pleiku

Khi đi Du lịch Gia Lai chắc chắn bạn sẽ phải ghé thăm Pleiku, là một trong ba thành phố lớn nhất khu vực Tây Nguyên với sân bay Pleiku nằm ngay trong thành phố khiến những năm gần đây Pleiku trở thành một điểm thu hút khách du lịch. Từ sân bay vào trung tâm thành phố khoảng 4km, các bạn có thể bắt taxi để đi vào trung tâm thành phố, rất thuận tiện.

Khách sạn, nhà nghỉ ở Pleiku nhiều và giá cả chấp nhận được. Tuy nhiên, mình có thấy hiện tượng hết phòng khi đến đây vào dịp 30.4 năm ngoái. Dịp đó khi tới Pleiku, mình có hỏi nhiều khách sạn đều báo hết phòng và cuối cùng đã ở khách sạn Thanh Bình (số 93 đường Hai Bà Trưng) với giá 250k/phòng 2 giường, không rẻ so với mặt bằng chung của khu vực này.

Sẽ mất thời gian một chút để các bạn tìm cho mình một phòng ưng ý với giá 150-200k, còn trên giá đó, trong khoảng 3-400k thì có rất nhiều sự lựa chọn.

Pleiku cũng có nhiều khách sạn lớn:

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai 4* (số 1 đường Phù Đổng), giá khoảng 1200k/phòng.

Green Bamboo 3* (số 18 đường Lê Lai), giá khoảng 8-900k/phòng.

Thời gian gần đây, khách du lịch cho đánh giá cao với khách sạn Đức Long (số 95-97 đường Hai Bà Trưng hoặc 117-119 đường Trần Phú), giá phòng từ 3-600k/tùy phòng.

Ăn uống ở Pleiku

Do có nhiều thời gian ở Pleiku hơn và có cả người quen dẫn đi thưởng thức mấy món ăn Pleiku nên thấy Pleiku có nhiều món ăn hấp dẫn. Nhưng giá các món ăn trong quán không hề rẻ.

Phở khô ở Tàu Lý, phố Trần Phú giá 35k, ăn cũng ngon, lạ nhưng hơi nhiều. Bánh xèo bà Tám ở ngã tư Trần Bình Trọng với Lê Hồng Phong, bún thịt nướng trên đường Nguyễn Trãi, bún cua ở Chợ Nhỏ, bánh mỳ Phú Loan ở đường Sư Vạn Hạnh… Nhưng mình thấy thú vị nhất là ăn vặt vào buổi tối ở khu chợ trung tâm. Các hàng đồ nướng, bánh xèo, ngô nướng, bánh bao, chè… la liệt ở vỉa hè với giá cả vô cùng hấp dẫn. Cả mấy tối, tối nào mình cũng ăn chè ở khu đó, giá chỉ có 5k/ly và chè loại nào cũng được cho thêm lạc rang nên ăn có vị thơm thơm, bùi bùi, rất hấp dẫn. Buổi tối ở Pleiku cũng có vẻ tấp nập hơn, thanh niên ở đây cũng hay ngồi cà phê, quán xá hoặc dạo công viên… Nếu các bạn không thích ăn vặt như mình, các bạn hãy thử cảm giác nhìn thành phố lên đèn từ tầng 12 của khách sạn Hoàng Anh Gia Lai.

Đến Pleiku tất nhiên không thể không thưởng thức cà phê. Các bạn có thể ghé Thiên Trúc trên đường Cách Mạng Tháng Tám, Trâm trên đường Wừu,… Mình thì có nhiều cơ hội uống cà phê ở Gia Lai nhưng lại không vào những quán nổi tiếng, mà thường gặp được quán nào trên đường thì rẽ vào, giá rẻ, chỗ ngồi đẹp mà cũng chỉ khoảng 15k/ly. Nhiều người Pleiku nói rằng uống cà phê phải uống buổi sáng sớm mới đúng “phong cách Pleiku”.

Các điểm tham quan trong thành phố Pleiku

Khu vực thành phố Pleiku không nhiều điểm tham quan nhưng nếu dành một ngày để vòng quanh thành phố thì cũng rất hợp lý.

Sáng sớm, các bạn có thể bắt đầu với địa điểm đầu tiên là Núi Hàm Rồng, hay còn gọi là núi ChưH’Rông. Ngắm nhìn thành phố từ trên cao là một cảm giác hết sức thú vị. Nằm cách thành phố 7km, các bạn đi xe máy lên được tới đỉnh núi, xin phép các chú bộ đội đóng quân trên đó để có thể leo lên đài quan sát. Đường lên núi Hàm Rồng hai bên có rất nhiều hoa dã quỳ nên vào cuối năm thì con đường này có thể nói là tuyệt đẹp.

Hoặc các bạn có đi Biển Hồ (hồ T’Nưng) ở hướng ngược lại, đây còn được gọi là đôi mắt Pleiku. Mặt hồ phủ sương vào lúc sáng sớm cũng là một khoảnh khắc khó quên. Các bạn đi theo đường 14 về phía Kon Tum khoảng 7km, cứ đi theo biển chỉ đường sẽ thấy đường rẽ vào Biển Hồ. Đường vào Biển Hồ là một con đường đẹp tuyệt vời với những rặng thông ở hai bên.

Đi thẳng theo con đường này các bạn sẽ gặp một đài vọng cảnh từ trên cao. Từ đài vọng cảnh này, các bạn sẽ chiêm ngưỡng được toàn bộ vẻ đẹp của Biển Hồ.

Tuy nhiên, nếu muốn có những góc nhìn khác lạ, các bạn có thể rẽ xuống con đường nhỏ bên trái đài vọng cảnh hoặc đi vào phía bên kia Biển Hồ, còn gọi là Biển Hồ Chè vì khu vực này chuyên trồng chè để nhìn ngắm Biển Hồ bên cạnh những đồi chè hoặc những thửa ruộng bậc thang. Với cá nhân mình, Biển Hồ chỉ đến để ngắm cảnh, còn dịch vụ ở đó thì không có gì đáng nói.

Sau đó, các bạn nên quay trở lại khu vực trung tâm thành phố để có thể tham quan các điểm khác. Chùa Minh Thành với kiến trúc kiểu Đài Loan từ xa đã rất thu hút khách du lịch vì có một tòa tháp khổng lồ nằm trong một khuôn viên khá đồ sộ ở số 14 Nguyễn Viết Xuân. Trong chùa, các chi tiết kiến trúc, điêu khắc đều có dấu ấn riêng. Ngoài chùa Minh Thành, Pleiku còn có Chùa Bửu Nghiêm, ở đường Lý Thái Tổ, nhưng khi mình đến đây thì chùa đang được trùng tu lại, ngổn ngang gạch đá nên mình không vào bên trong.

Nhà thờ Đức An thì lại là một công trình kiến trúc Thiên Chúa giáo của Thành phố Pleiku. Nhà thờ không lớn nhưng có kiến trúc đặc trưng, nằm trong một không gian tĩnh lặng và hài hòa. Đây không phải là một điểm du lịch hút khách ở Pleiku nhưng cá nhân mình thấy rất ấn tượng.

Nhà tù Pleiku

Đây là nơi giam giữ tù chính trị dưới thời Pháp, Mỹ (trước năm 1975), di tích này nằm ngay trong trung tâm thành phố, cách bưu điện 300m, hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật được sử dụng trong thời gian trước 1975 ở trong tù cũng như những hình thức tra tiến được áp dụng ở đây.

Đặc biệt, đây là thành phố có khá nhiều công viên cây xanh, lớn nhất là Công viên Diên Hồng mới được xây dựng nên nếu có thời gian, các bạn có thể đến công viên vào buổi chiều, dạo mát và hòa mình vào cuộc sống của người dân thành phố Pleiku.

Nếu các bạn thích nhiếp ảnh, thì Bãi cỏ xã Gào là một lựa chọn đẹp cho một buổi chiều lãng mạn. Bãi cỏ này chỉ cách thành phố khoảng 15′ đi xe máy, các bạn đi đến đường Nguyễn Văn Cừ, đi thẳng theo hướng Trần Nhật Duật, qua cả đường Nguyễn Văn Linh thì sẽ gặp bãi cỏ này ngay bên đường. Tùy thời điểm mà bãi cỏ này có màu xanh hoặc màu vàng cháy.

Hoặc nếu có niềm đam mê với đá bóng, các bạn có thể tới tham quan Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai.

HỒ THỦY ĐIỆN YALY (HUYỆN CHƯ PUH)

Từ Biển Hồ, đi xa hơn về phía Kon Tum, các bạn có thể tham quan một địa danh nổi tiếng từ lâu đời, đó là Hồ Thủy điện Yaly, vé vào cửa là 30k/người. Thủy điện Yaly đã biến khu vực này thành một lòng hồ rộng lớn với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ. Đây là công trình Thủy điện lớn thứ 2 ở nước ta, sau Thủy điện Hòa Bình. Các bạn đi xe máy thì không thể chạy vào trong đập được. Mà phải thuê xe ô tô 4 chỗ với giá 200k/xe ở gần đó để đi vào đập Thủy điện, ngắm nhìn từ trên cao hoặc vào tham quan khu vực tuabin. Gần khu vực thủy điện có một khu du lịch sinh thái Yaly nhưng do quá vắng khách nên hiện đã không còn phục vụ nữa. Đường vào Thủy điện đẹp, dễ đi nhưng nếu các bạn đi từ hướng Kon Tum sang Pleiku thì cần chú ý biển chỉ đường. Tốt nhân nên hỏi người dân xem đi đường đó đã đúng chưa.

THÁC PHÚ CƯỜNG – HỒ AYUN HẠ (HUYỆN CHƯ SÊ)

Từ trung tâm thành phố Pleiku, các bạn có thể đi sang các vùng lân cận để thăm một số thác nước rất nổi tiếng ở khu vực này.

Thác Phú Cường, huyện Chư Sê, cách thành phố Pleiku hơn 40km, được ví như dải lụa vắt ngang núi rừng Tây Nguyên, thác nước cao nhất Tây Nguyên. Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động và có độ cao 45m nên ngắm nhìn thác từ bên dưới khiến du khách cảm thấy hết sức ngoạn mục. Thác nước khá dữ, cách đây vài năm muốn xuống thác phải đu dây khoảng 200m, nhưng hiện nay đã có đường đi xuống thác. Tuy nhiên, đá ở thác rất trơn, nước chảy xiết nên các bạn cần phải rất cẩn thận, không nên vì muốn chụp ảnh thác mà quá mạo hiểm.

Đứng từ cây cầu treo phía trên thác nhìn xuống, nhìn hơi nước bốc lên mới thấy hết được sự hùng vĩ của thác Phú Cường.

Thác Phú Cường chảy xuống Hồ thủy điện Auyn Hạ, đây cũng là một khu du lịch sinh thái hoang sơ mà nếu có thời gian các bạn nên ghé. Hồ Ayun Hạ cách thác Phú Cường khoảng 25km nữa, có chiều dài đến 20km, chạy dọc theo nhiều buôn làng dân tộc thiểu số Ba Na và Gia Rai. Điểm rộng nhất đến 2km và điểm sâu nhất là hơn 20m. Phần lòng hồ thuộc địa phận huyện Chư Sê nhưng cổng vào hồ thì thuộc địa phận huyện Ayun Pa. Dịch vụ phổ biến nhất ở hồ này là đi thuyền máy trên hồ và ăn cá lòng hồ nướng.

THÁC XUNG KHOENG (HUYỆN CHƯ PRONG)

Thác Xung Khoeng nằm giữa ranh giới hai xã Ia D’Rang và Ia Boong, gần nhà máy chế biến của công ty Cao su Chư Prong, cách thành phố Pleiku khoảng 30km. Đây lại là một khung cảnh khác với đá, rêu và những thảm cỏ xanh, thác Xung Khoeng mang một vẻ đẹp hoang dã.

Có một vài thông tin trên mạng nói thác Xung Khoeng thuộc địa phận xã Ia Me là không đúng, tọa độ chính xác của thác các bạn có thể tham khảo ở đây: http://wikimapia.org/#lat=13.737389&lon=107.8519593&z=18&l=38&m=b

Đến năm ngoái vẫn chưa có đường dễ đi xuống được thác và theo người dân bản địa ở đây thì phải đi đường vòng và rất khó đi, hoặc mùa khô có thể đi được xuống theo đường bên phải thác nhưng mùa mưa thì không thể xuống được do cây cỏ mọc um tùm hết cả lối mòn. Nhưng hiện nay có nhiều công ty du lịch ở Gia Lai đã đưa thác Xung Khoeng vào lịch trinh tham quan của mình nên có thể đường đi đã dễ hơn trước.

Ngoài hai thác kể trên các bạn còn có thể ghé thăm các thác nước khác ở Gia Lai. Nhưng theo cá nhân mình thì thấy đó là hai thác nước lớn nhất, đáng đi nhất ở đây rồi. Thác chín tầng, huyện Ia Grai, cách thành phố Pleiku 25km, riêng cái tên của thác cũng khiến du khách có thể tưởng tượng ra khung cảnh ở đây. Thác không cao nhưng trải dài và uốn lượn dọc theo những vách đá và chia thành 9 tầng riêng biệt. Mỗi tầng cao 5-10m còn 2 tầng cuối cao khoảng 15m.

Thác Lệ Kim (huyện Ia Grai), Thác Bàu Cạn (xã Gào, TP Pleiku) cũng là những thác nước nổi tiếng. Các bạn có thể tìm vị trí từng thác trên bản đồ trước để sắp xếp đường đi cho hợp lý.

ĐỒI THÔNG HÀ TAM (HUYỆN ĐAK PƠ)

Nếu các bạn là một nhóm lớn và thích các không gian có thể cắm trại được, các bạn có thể khám phá Đồi thông Hà Tam, thuộc huyện Đăk Pơ, cách đường 19 khoảng 5km. Ở đây có những cây thông cổ thụ có đường kính từ 1m đến 1,5m, phải 5 người mới có thể ôm được. Cũng có những cây thông không có hình dáng như bình thường mà rất đặc biệt khiến các bạn cảm thấy ngạc nhiên. Khu vực này hiện đang được đầu tư thành khu du lịch sinh thái nên một vài năm nữa có thể sẽ có rất nhiều resort mọc lên ở đây, còn hiện nay thì không có dịch vụ nào đáng nói cả.

VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH

Nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cũng rất thu hút đối với những khách du lịch có máu thám hiểm. Kon Ka Kinh cũng giống như các khu vực rừng quốc gia khác ở khu vực này, nếu các bạn tính dành thời gian tham quan thì cần có sự chuẩn bị kỹ càng để chuyến thám hiểm của các bạn an toàn nhất. Các đoàn tham quan vào vườn Kon Ka Kinh thực ra ra đa phần là các đoàn thám hiểm, các đoàn nghiên cứu về Sinh vật, Địa chất hay Bảo tồn Thiên nhiên. Khi vào vườn quốc gia phải được sự đồng ý của Ban Quản lý và có người hướng dẫn đi theo đoàn.

Thực tế, Gia Lai có tiềm năng du lịch lớn, nhưng chưa biết cách bảo tồn, phát huy nên những địa danh trước đây rất nổi tiếng như Khu di tích Tây Sơn Thượng Đạo, Làng văn hóa Đê K’Tu… hiện đều không có sức hút đối với khách du lịch.

Hoặc trước đây, khi tới Gia Lai, ai ai cũng đều biết đến Làng Voi Nhơn Hòa, thuộc huyện Chư Puh. Nhưng hiện nay, voi hoang dã ở khu vực này đã không còn nữa do nạn chặt phá rừng làm đồn điền trồng cây công nghiệp nên môi trướng sống của voi bị thu hẹp, đàn voi ngày càng ít đi và du lịch ở khu vực này cũng dần đi xuống.

Lưu ý khi đi Du lịch Gia Lai

Khi đi lại bằng xe máy hoặc ô tô tự lái tại khu vực này các bạn cần tuân thủ theo các luật lệ giao thông, đặc biệt là quy định về tốc độ. Ở các khu vực đầu vào thành phố hay trung tâm huyện thường có cảnh sát giao thông bắn tốc độ. Hệ thống biển chỉ đường ở Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung nhiều khi gây nhầm lẫn cho mọi người nên khi rẽ vào đường ngang các bạn cứ hỏi thêm người dân cho chắc ăn.

Người dân ở đây nói chung là thân thiện, nếu hỏi đường họ sẽ rất nhiệt tình hướng dẫn cho các bạn nhưng để đề phòng những trường hợp xấu nhất, các bạn cũng nên tham khảo cung đường trước bằng google maps hoặc bản đồ.

Nếu đi Gia Lai vào mùa mưa, các bạn nên chuẩn bị kỹ càng áo mưa, giày dép thuận tiện và tránh đi vào những khu vực suối, thác vì thời điểm này thác nước chảy xiết, đá trơn, đường mòn bùn đất, lầy lội, rất nguy hiểm cho việc di chuyển. Các bạn cũng nên mang theo áo khoác mỏng vì sáng sớm và tối muộn ở đây cũng lạnh hơn so với ban ngày.

Các Món ăn ngon ở Gia Lai

Ngoài các món ăn đặc sắc mà ở Gia Lai hay các tỉnh xung quanh cũng có như Gỏi lá, Cà đắng, Măng thì Gia Lai vẫn có những món ăn đặc biệt mà đã lên đến Gia Lai các bạn cần phải thử.

Phở khô Gia Lai

Có thể nói đây là món ăn được nhắc đến nhiều nhất khi đến Gia Lai. Phở khô có phần giống phở miền Bắc nhưng lại có phần giống hủ tiếu miền Nam, là sự kết hợp khá hài hòa của hai món ăn đặc trưng của hai miền Nam Bắc tại Tây Nguyên. Các tiệm phở khô ở Gia Lai có ở khắp các đường phố, thường bán cả ngày chứ không chỉ bán như một món quà sáng như ở các địa phương khác. Món này còn có tên khác là “phở hai tô” vì bánh phở và nước được để riêng thành hai bát.

Bún mắm cua

Bún mắm cua có mặt ở hầu hết các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng nhiều người cho rằng nó có nguồn gốc là của những người Bình Định khi di cư tới Gia Lai thì đã làm ra món ăn này. Đây không phải là món ai ăn cũng thấy thích ngay vì mùi vị đậm của nó. Nước dùng bún cũng được nấu từ cua đồng như Canh bánh đa Cua, Bún riêu cua nhưng điểm khác biệt nhất đó là cua đồng sau khi lọc lấy nước thì nước này được ủ khoảng 1 ngày để lên men, đây chính là lý do tại sao món này lại có mùi vị khác biệt như vậy.

Bò một nắng chấm Muối kiến vàng

Bò một nắng hay ở Gia Lai còn gọi là bò một nắng hai sương, cái tên nghe khá lạ tai và ăn cũng rất ngon. Điểm đặc biệt của món này là ở chỗ nó được chấm với muối kiến vàng. Đây thực sự là loại muối độc nhất vô nhị, được làm từ kiến của rừng Ayun Pa, Krong Pa. Người dân ở khu vực này phải vào rừng sâu để bắt được loài kiến này, đem về rang sơ, giã với ớt thật cay, trộn với một vài loại lá rừng, muối hột và dùng để chấm thịt nướng. Đây không chỉ là món ăn phải thử ở Gia Lai mà khách du lịch còn rất muốn mua về để làm quà hoặc dùng dần.

Canh lá bép

Những người dân nơi đây tìm thấy trong rừng của mình có hàng trăm các loại lá khác nhau mà không nơi nào có được, và lá bép là một trong những loại có nhiều nhất. Lá này có vị ngọt lợ nên người dân còn gọi là “lá mỳ chính”. Trước đây vào thời kỳ chiến tranh, người dân chỉ cần cho vài lá bép vào nồi nước là đã có một nồi canh cho cả gia đình. Nhưng ngày nay đã có nhiều cách khác nhau để khiến cho món canh này ngon hơn như: canh cua lá bép, lá bép nấu cá…

Cá chua

Đây là một món cá được làm để có thể để lâu được, để càng lâu thì món này càng ngon. Cá chua được làm từ cá niệng, một loài cá miệng rộng giống như cá trôi nhưng mình dẹt hơn, sống ở suối. Cá được đánh hết vẩy, bỏ ruột, bóc mang và rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ dày chừng 2 phân đến 3 phân, để ráo nước. Khi cá se khô, bắt đầu trộn đều với muối, ớt, lá bép, thính ngô, sau đó cho vào ống nứa hay ống lồ ô khô, sạch, nút thật kín, chặt rồi gác lên dàn bếp hoặc dưới mái nhà. Sau vài ngày, thịt cá nhờ các gia vị này lên men và đem lại một mùi vị rất đặc biệt.

Lịch trình gợi ý đi Gia Lai, Pleiku

Ngày 1: Trung tâm thành phố – Đón bình minh trên núi Hàm Rồng – Thăm quan chùa Bửu Nghiêm, chùa Minh Thành và nhà thờ Đức An – Ăn trưa ở Phở khô Tàu Lý – Chiều dạo chơi đồi thông Hà Tam hoặc chụp ảnh ở bãi cỏ xã Gào – Tối dạo chơi, ăn vặt khu vực trung tâm Ngày 2: Pleiku – Thác Phú Cường – Hồ Ayun Hạ – Pleiku – Ăn trưa cá nướng ở hồ Ayun Hạ – Mua bò một nắng và muối kiến vàng về làm quà Ngày 3: Pleiku – Biển Hồ – Thủy điện Yaly – Pleiku Nếu còn thời gian các bạn có thể ghé thăm thêm một vài điểm đến nữa để thưởng thức hết vẻ đẹp hoang dã của Gia Lai.

Video Thác Xung Khoeng Gia Lai Xem thêm các bài viết về Tây Nguyên

Du Lịch Pleiku, Gia Lai Đừng Bỏ Qua Những Địa Điểm Và Món Ăn Này

Vùng núi Tây Nguyên của Việt Nam vẫn còn giữ nguyên những bản chất giá trị nguyên thủy và văn hóa đích thực của nó. Bên cạnh Đà Lạt thu hút đông khách du lịch, thì Buôn Ma Thuột, Kon Tum, Pleiku là những điểm đến mà bạn không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch đến với Cao nguyên đầy thương nhớ của Việt Nam.

Bài viết của Emily Hứa – CTV Blog lexuancuong.com

Đi du lịch PleiKu, Gia Lai bằng gì?

TP. Pleiku là một trong những thành phố lớn ở Tây Nguyên Việt Nam, lớn thứ ba sau Đà Lạt và Buôn Ma Thuột. Do đó, phương tiện di chuyển từ / đến Pleiku có rất nhiều lựa chọn cho bạn lựa chọn như máy bay, xe khách. Nếu bạn là người thích trải nghiệm thì có thể hay tự đi bằng xe máy, ô tô với khoảng cách hơn 500km, cung đường QL14 này mới được hoàn thiện nên rất đẹp, được ví như 1 dải lụa vắt ngang qua mảnh đất Tây Nguyên này.

Tham khảo vé máy bay giá rẻ đi Pleiku: https://lexuancuong.com/ve-may-bay-pleiku

Vé xe rẻ đi Pleiku từ Sài Gòn: https://lexuancuong.com/ve-xe-re-pleiku

Để đi lòng vòng vui chơi quanh thành phố Pleiku, hãy liên hệ với homestay hoặc khách sạn để đặt xe máy. Sẽ tiết kiệm hơn taxi rất nhiều, vì di chuyển ngắn khá tốn kém.

Ngoài ra cũng có nhiều dịch vụ cho thuê xe ô tô có người lái: để bạn có thể đi những điểm xa ở huyện, Kon Tum hay trên 20km và khi nhóm bạn đông người.

Nên đi du lịch Pleiku vào thời điểm nào?

Cũng giống như Đà Lạt, mình thấy thời gian tốt nhất để tham quan Pleiku và Gia Lai được cho là tháng 12 và giữa tháng 2 đến đầu tháng 3. Vì khu vực Tây Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

Mỗi mùa sẽ có nét đẹp riêng, nhưng nếu đi du lịch Tây Nguyên đất đỏ vào mùa mưa thì sẽ rất khó khăn khi di chuyển và ảnh hưởng đến lịch trình vui chơi của bạn đấy.

Đặc biệt khi bạn ghé vào mùa khô tháng 11-12 bởi là mùa của hoa dã quỳ nở rộ, lúa chín vàng trên các nương đồi, nắng vàng rực rỡ trong nắng trưa, rồi đón buổi chiều gió nhè nhè mát mẻ tâm hồn và cuối ngày nằm cuộn tròn trong chăn với cái không khí se se lạnh mùa đông Tây Nguyên. 

Hoặc là sau Tết đến tháng 3 -4, lúc lễ hội truyền thống được tổ chức cùng với hoa cà phê nở rộ trắng xóa cả núi đồi.

Khách sạn, homestay khi du lịch Pleiku:

Nếu bạn chọn ở khách sạn thì có thể tham khảo các khách sạn ở đường Hùng Vương trên Agoda với mức giá tốt cùng với khuyến mãi hấp dẫn: https://lexuancuong.com/agoda-pleiku, như Hoàng Anh Gia Lai Hotel, Tre Xanh, Đức Long – Gia Lai hotel…

Còn nếu thích ở homestay thì bạn có thể tìm trên Luxstay hay Airbnb, hiện nay mô hình này khá nhiều ở Pleiku rồi:

Vài địa điểm hấp dẫn không thể bỏ qua khi du lịch Pleiku, Gia Lai

Biển hồ T’ nưng – Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy

Nhắc đến Pleiku, chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến Biển Hồ, nó xuất hiện trong bài hát nổi tiếng của nhạc sỹ Nguyễn Cường: Đôi Mắt Pleiku… và đến du lịch Pleiku thì không thể bỏ qua được nó.

Thú vị hơn khi mình được người bạn kể nghe về truyền thuyết hồ T’nưng này. Người ta vẫn truyền tai nhau truyền thuyết Biển Hồ T’Nưng rằng, “ngày xưa nơi đây là buôn làng bán buôn sầm uất với những dòng suối nước trong veo cùng với tiếng chiêng, tiếng đàn, tiếng trống ngân nga của đồng bào hòa vang thành những khúc nhạc rộn rã, âm thanh vang xa khắp núi rừng Tây Nguyên. Rồi bỗng đâu một hôm, núi lửa rung chuyển, nó đã vùi lấp tất cả xuống vực sâu. Những người may mắn còn sống sót, họ đã khóc thương cho dân làng mình và cho người thân nhưng mãi không nguôi, nước mắt đọng thành biển hồ T’nưng này.”

Điểm trừ ở đây là mấy quán nước mở lên phục vụ giải khát nhưng hơi mất mỹ quan, tiền vé xe máy khá cao và xe máy để tùm lum nên trước lúc vào khu bán quà lưu niệm mình không thích lắm. Tuy nhiên, sự yên bình và không khí khiến mình muốn dừng chân thật lâu để tận hưởng cái không gian, cái hương vị của sự an yên. 

Đồi thông Hà Tam & Đồi trà bắc Biển Hồ (Biển Hồ Chè)

Vì chỉ có 2 ngày tại Pleiku nên mình không có đi xa được, các thác nổi tiếng ở Pleiku như Thác Phú Cường, thác Đội Ba, Thác Lệ Kim… lần này mình không nhắc đến. Nhưng đã đi Biển Hồ T’nưng, người ta không thể không nhắc đến Biển Hồ Chè cũng nổi tiếng không kém và mình cũng kết hợp đi chung trên cung đường này luôn.

Đường đi đến Biển Hồ Chè ghé ngang hồ nước thủy lợi mênh mông, nơi mình phải dừng chân làm vài pô sống ảo.

  

Bên cạnh có chùa Bửu Minh với vẻ đẹp trang nghiêm được bao quanh bốn bề là những đồi chè xanh hút mắt.

Chùa Minh Thành

Là ngôi chùa nổi tiếng và xuất hiện trên báo khá nhiều với kiến trúc độc đáo. Nằm trên đường Nguyễn Việt Xuân, thành phố Pleiku, chùa Minh Thành được xây dựng vào năm 1964 và được biết đến với phong cách thiết kế Nhật Bản đẹp, khá hiếm thấy ở Việt Nam.

Đường đến Thác Mơ

Cung đường đến Thác Mơ có một điểm đến có sức hấp dẫn đầy mê hoặc. Mình đang chạy hướng đến phía Thác Mơ thì gặp con đường rừng cao su nối nhau thẳng tắp và bạt ngàn. Những chiếc lá úa màu, rụng bay trong gió tạo một khung cảnh đậm chất điện ảnh.

Mình chạy thẳng đến thác thì trời mưa đột ngột nên không chạy tiếp nữa mà quay về. Nếu theo hướng dẫn, bạn cứ chạy theo con đường mòn, sẽ đến thác. Bạn ghé ngắm thác từ trên cao xuống sẽ rất thú vị, vừa ngắm cảnh vừa nghe tiếng thác nước đổ rất hay.

Con đường đất đến Làng B 

Xanh xanh biển lúa đâu nào đẹp hơn. Thả sức mà ngắm, mà hít cái không khí quê hương trong lành. Vẻ đẹp nơi đây khiến tim bạn phải chậm đi một nhịp. Đã thấy cảnh rồi, bạn chỉ muốn nán lại lâu hơn thôi.

Mình nghĩ ghé đợt lúa chín vàng rộm chắc còn tuyệt vời hơn.

Lúc về men theo đường tránh Pleiku – Gia Lai ra QL19 lại thì gặp hoa café trắng muốt. Đường tránh Pleiku – Gia Lai mới làm nên còn đẹp lắm, hai bên đường đất đỏ bazan cực kỳ ấn tượng.

Một số địa điểm ăn ngon ở thành phố Pleiku

Phở khô Ngọc Sơn, Phở Hồng:

Nhắc đến đồ ăn Pleiku mà bỏ qua món Phở khô, Phở 2 tô thì hơi thiếu sót. Sợi phở tương tự như sợi hủ tiếu, ăn khô kèm tương & chén nước dùng đậm đà.

Đây là món ăn gây nghiện, mà bạn không thể giữ dáng vì quá ngon. 2 quán nổi tiếng & cũng ngon nhất ở đây là:

Phở Ngọc Sơn: 15 Nguyễn Thái Học, Pleiku.

Phở Hồng: 22 Nguyễn Văn Trỗi, Pleiku.

Lụi nướng – Chả lá lốt

Bạn có thể ghé quán Lụi nướng bà Sáu – 122 Cao Bá Quát, Pleiku.

Bún mắm cua 

Món này có cái mùi không được dễ chịu cho lắm, nhưng khi đã thích thì chỉ có ghiền. Bạn có thể ghé 87 Phan Đình Phùng, gần khu chợ nhỏ và hẻm Lê Lợi

Gà nướng Bazan

Bò một nắng và muối kiến vàng & Cải mầm trộn tép Biển Hồ

Cũng là 2 món ăn nổi tiếng, bạn có thể mua về làm quà khi du lịch Pleiku hay ăn tại các nhà hàng, quán ăn nhậu đều được. 

KAP bistro/ 46 Hùng Vương

Cafe de Rose / 44/2 Nguyễn Tất Thành

The corner house coffee/ 108 Thống Nhất

King coffee/ 02 Lê Lợi

Hani- Kafe & Kitchen / 148 Tô Vĩnh Diện, p Hoa Lư

CP10 coffee/ đường Cù Chính Lan (quán của cầu thủ Công Phượng)

Thêm vài mẹo du lịch Pleiku bỏ túi cho bạn:

Nếu bạn là người thích nhiếp ảnh hãy nạp pin thật đầy và sơ cua thêm chứ chụp nhiều lắm luôn đấy.

Đề phòng lạc đường, nên tham khảo bản đồ trước khi đi, đừng tin vào biển chỉ đường vì dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, dân ở đây khá thân thiện nên họ sẵn sàng giúp đỡ chỉ đường cho bạn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chơi Gì Ở Pleiku? 24+ Địa Điểm Du Lịch Gia Lai Hot Nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!