Xu Hướng 6/2023 # Còn Nhiều Tiềm Năng Bỏ Ngỏ # Top 11 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Còn Nhiều Tiềm Năng Bỏ Ngỏ # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Còn Nhiều Tiềm Năng Bỏ Ngỏ được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Quảng Ninh nổi lên như một điểm son liên tiếp trong những năm gần đây, từ chỉ số cải cách hành chính xếp đầu cả nước đến tăng trưởng ngoạn mục trong phát triển du lịch. Các con số như những đợt sóng dội về, sóng sau cao hơn sóng trước. Ước tính 10 tháng đầu năm 2023, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt khoảng 14 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ.Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 29.500 tỉ đồng – tăng 24,8% so với cùng kỳ, vượt kế hoạch (kế hoạch 27.000 tỉ đồng); dự kiến cả năm đạt khoảng 27 ngàn tỷ đồng; đóng góp GDP vào ngân sách tăng rõ rệt, tăng 26% so với 2023.

Song hành và góp phần cho sự lột xác ngoạn mục này là các nhà đầu tư chiến lược. Không khó nhìn thấy dấu ấn của họ ở khắp mọi nơi, rõ nét nhất từ hạ tầng đồng bộ về giao thông đủ cả 3 loại hình, đường cao tốc; cảng hàng không quốc tế và cảng tàu khách quốc tế chuyên biệt tại Việt Nam. Sự năng động của họ còn ở cả việc kiến tạo và vận hành nhiều sản phẩm du lịch mới. Nói như chủ tịch tỉnh tại buổi gặp gỡ doanh nghiệp hồi tháng 10, doanh nghiệp đã mang khách về, tạo nên sức bật cho du lịch Quảng Ninh.

Những “công chúa ngủ trong rừng”

Dù đã “cắm cờ” số 1 trên một số lĩnh vực, nhưng sức vươn của Quảng Ninh không dừng ở đó. Địa phương này đang trên hành trình để cán mốc 50 triệu du khách vào năm 2030 theo kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ.

“Có rất nhiều việc phải làm”, ông Phạm Ngọc Thuỷ, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh khẳng định. Là bởi vì đã quá quen thuộc với Hạ Long, Bãi Cháy, người ta ít biết rằng Quảng Ninh còn rất nhiều “mỏ vàng đen du lịch”. Sự đa dạng từ di sản, kỳ quan đến từ vịnh Cửa Lục, địa hình đồi núi, rừng thường xanh núi đá trên vịnh và trên bờ, hệ thống 6 con sông và đặc biệt là khu bảo tồn công viên rừng 15.000 ha còn nguyên sơ có giá trị sinh thái rất lớn để khai thác và phát triển du lịch.

Ngoài vườn quốc gia Bái Tử Long vừa được “đánh thức” với đề án phát triển du lịch sinh thái, sắp tới đây Quảng Ninh còn khu bảo tồn công viên rừng 15.000 ha để khai thác du lịch cũng sẽ thành hình sau khi sát nhập Hoành Bồ vào Hạ Long. Tỉnh cũng chủ trương hướng mạnh tới việc giữ gìn những nơi còn nguyên sơ để làm du lịch núi rừng.

Đặc biệt, không gian du lịch trên đảo còn dư địa lớn từ các đảo Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu… Những dạng thức du lịch biển, du lịch khám phá đang giàu tiềm năng ở Bình Liêu, Ba Chẽ, du lịch nông nghiệp ở Đông Triều, Quảng Yên…

Bên cạnh đó là hệ thống chùa chiền phong phú cho du lịch tâm linh. Tới đây, sẽ thêm những con đường mới tiếp tục được mở ra: cây cầu nối liền giữa Vịnh Hạ Long và Vịnh Cửa Lục; tuyến đường 10 làn xe để đi cao tốc Hải Phòng – Hạ Long, chạy dọc theo sông Hải Phòng, sông Kinh Thầy… để tiếp nối ba thành phố và thị xã Quảng Yên, Đông Triều chạy song song với TP Hải Phòng và TP Hải Dương. Trục này sẽ tạo ra không gian rất mới đặc biệt có ý nghĩa để khai thác vùng du lịch của tuyến phía Tây gồm Đông Triều; Quảng Yên và Uông Bí. Đây cũng là một trong những trọng điểm quốc gia về du lịch văn hoá tâm linh.

Cùng với đó là con đường bao biển từ Hạ Long đến Cẩm Phả; con đường nối đến trạm BOT Mông Dương và trong tương lai sẽ nối tiếp sang Vân Đồn. Tương lai, sân bay Vân Đồn sẽ đến từ 3 con đường: gồm cao tốc, con đường hiện nay và con đường bao biển.

Và đặc biệt không thể bỏ qua là tăng cường sản phẩm du lịch mới. Hiện nay, Quảng Ninh mới có 2 bãi tắm. Ngoài việc đầu tư tôn tạo các bãi biển, tỉnh cũng sẽ sớm đưa vào dự án trọng điểm như suối khoáng Quang Hanh, một sản phẩm du lịch đang được khách nước ngoài hết sức quan tâm. Đó là chưa kể tới du lịch về đêm và sự kiện mùa đông vẫn đang là khoảng trống, chờ đón những bàn tay du lịch lão luyện khai mở.

Lời đề nghị “đánh thức mùa đông” của Bí thư tỉnh uỷ

Xu thế kết hợp, liên kết du lịch, mở rộng không gian du lịch, kết hợp giữa nhà cung cấp sản phẩm để tạo nên những gói sản phẩm chất lượng cao ngày càng gắn bó với nhau. Bởi vậy, sân bay Vân Đồn và hãng hàng không, hãng tàu biển, các tập đoàn lớn, các khách sạn và cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, mua sắm… đều phải gắn bó với nhau, bởi “dây là chuyện hết sức tự nhiên và khách quan trong nhu cầu phát triển”.

Lời đề nghị Sun Group và các tập đoàn lớn “tổ chức các lễ hội, sự kiện về mùa đông” của Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký tại Hội nghị Phát động triển khai và bàn các biện pháp kích cầu du lịch Quảng Ninh mùa thấp điểm hôm 22/10 vừa qua, cho thấy sự nhìn nhận về vai trò quan trọng của các nhà đầu tư chiến lược song hành với địa phương trong thời gian tới. Tiềm năng đã có, nhưng thách thức mới cũng nhiều: Làm sao không phát triển manh mún, làm sao để tiềm năng không bị lãng phí hay khai thác nửa vời. “Chúng tôi không bao giờ cho phép mình dừng lại, quyết tâm giữ vững môi trường đầu tư kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nhân, doanh nghiệp, các nhân phát triển kinh tế, xã hội” – lời khích lệ của lãnh đạo địa phương cho thấy cam kết mạnh mẽ. Để khai thác xứng tầm các “kho báu du lịch”, Quảng Ninh cần có thêm nhiều nhà đầu tư chiến lược giàu kinh nghiệm và am hiểu địa bàn tiếp tục khai thác những vùng đất mới, địa điểm du lịch có tiềm năng.

Bỏ Ngỏ Tiềm Năng Bất Động Sản Du Lịch Ven Biển Thanh Hóa

TCDN – Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, thị trường bất động sản du lịch ven biển tại Thanh Hóa còn nhiều tiềm năng, tuy nhiên chưa được khai thác một cách hiệu quả.

Sầm Sơn còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá.

Nhiều tiềm năng còn bỏ ngỏ

Thanh Hóa thuộc Bắc Trung Bộ, là vùng có nhiều tài nguyên hải sản, khoáng sản. Bờ biển Thanh Hoá dài 102km trải qua 6 huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia. Ngoài biển, Thanh Hóa còn có các đảo nổi, đảo chìm như Hòn Nẹ, Hòn Mê và bán đảo Nghi Sơn.

Hiện Thanh Hóa đã phát triển hàng loạt các khu du lịch biển như: Khu du lịch biển Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa), khu du lịch biển Sầm Sơn (TP. Sầm Sơn), du lịch biển Quảng Xương, khu du lịch biển Hải Hòa (huyện Tĩnh Gia),…

Với những lợi thế sẵn có, du lịch biển là một trong những thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa nhằm đưa giá trị kinh tế của tỉnh tăng trưởng, trong đó ngành du lịch – dịch vụ đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Thời gian qua, bằng những chính sách nhằm thu hút đầu tư ngành du lịch – dịch vụ, tỉnh Thanh Hóa đã hợp nhất một số quy hoạch ven biển thành một quy hoạch tổng thể nhằm xây dựng hệ thống khu du lịch sinh thái ven biển trọng tâm, trọng điểm bằng cách thu hút các nhà đầu tư lớn.

Điều đó được minh chứng cho hàng loạt dự án khu du lịch nghỉ dưỡng hình thành trải dài các huyện ven biển của tỉnh Thanh Hóa và phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây. Cụ thể, dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa) được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, khu du lịch biển Hải Hòa (huyện Tĩnh Gia), khu du lịch biển Tiên Trang (huyện Quảng Xương),…

TP. Sầm Sơn là một trong số những điểm thu hút lớn nhất những nhà đầu tư lớn nhất miền Trung. Trong 5 năm trở lại đây, Sầm Sơn thu hút nhiều nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực du lịch – dịch vụ với giá trị đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

Sầm Sơn đón hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm.

Hiện tỉnh Thanh Hóa đã thu hút khá nhiều nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế. Minh chứng cho điều đó là dự án FLC Sầm Sơn với tiêu chuẩn là khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Thanh Hóa. Tiếp đến là sự đầu tư của ông lớn Sun Group với dự án Khu đô thị sinh thái và nghỉ dưỡng du lịch biển Sun Group Sầm Sơn,…

Chính những giá trị đó đã khiến cho thị trường bất động sản ven biển, mà nhất là thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại Sầm Sơn có được thương hiệu và thu hút những nhà đầu tư tầm cỡ.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, hàng loạt các tuyến đường kết nối các khu kinh tế, khu du lịch tại Thanh Hóa đã được xây dựng như: Dự án đường bộ ven biển; Dự án đầu tư đường từ Quốc lộ 1A đến Khu du lịch biển Hải Hòa (Tĩnh Gia); Dự án đầu tư đường từ quốc lộ 1A đến Khu du lịch Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa); Khu Đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ (TP. Sầm Sơn); Khu Du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn… góp phần không nhỏ hấp dẫn nhà đầu tư và khách du lịch trong và ngoài nước đến với Thanh Hóa.

Nhưng không ít bất cập

Cũng theo các chuyên gia bất động sản, bên cạnh những thành công và thế mạnh của bất động sản du lịch Thanh Hóa thì thị trường này vẫn tồn tại nhiều bất cập. Việc xóa bỏ bất cập để phát triển thị trường bất động sản du lịch biển Thanh Hóa xứng đáng với tiềm năng vốn có vẫn còn là bài toán khó.

Các chuyên gia chỉ ra rằng: Phát triển du lịch ven biển được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm, nhiều khu du lịch được xây dựng nhưng còn manh mún, chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng phát triển du dịch chưa được đầu tư bài bản. Còn không ít dự án du lịch treo với quy mô hàng trăm hecta chưa được xây dựng gây thất thoát rất lớn về tài nguyên, tạo bức xúc trong dư luận.

Dự án du lịch treo 25 năm của Công ty Toàn Tích Thiện.

Vài năm trở lại đây, nguồn cung đất liền thửa với diện tích lớn tại biển Sầm Sơn và các khu du lịch ven biển tại Thanh Hóa dần khan hiếm khiến giá trị bất động sản tăng cao, và đó chính là trở ngại của không ít nhà đầu tư.

Nguồn vốn để đầu tư vào thị trường này khá lớn, trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng lại hạn chế cũng là trở ngại đối với không ít nhà đầu tư vừa và nhỏ. Việc chuyển đổi đất rừng, đất nông nghiệp,… sang đất dịch vụ thương mại rất khó khăn, kéo dài, gây nhiều hệ lụy cho nhà đầu tư.

Thanh Hóa được biết đến là một địa điểm hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước nhiều năm trở lại đây, tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo bài bản về du lịch – dịch vụ còn quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, du lịch biển Thanh Hóa chỉ hoạt động được ít tháng mùa hè, những tháng còn lại phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, trong khi đó phí bảo trì cao cũng là một điểm hạn chế khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm,..

Nhằm tháo gỡ những tồn tại đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng tỉnh Thanh Hóa cần xây dựng nhiều cơ chế để tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư. Trước khi chấp thuận đầu tư, tỉnh Thanh Hóa cần xem xét nhiều yếu tố để lựa chọn những doanh nghiệp có năng lực tài chính, tránh tình trạng doanh nghiệp xin được dự án nhưng không đủ năng lực để thực hiện.

Tỉnh cần đầu tư hơn nữa các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch như đường giao thông, quy hoạch điểm, vùng du lịch một cách bài bản, quy mô. Tạo chính sách ưu ái nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong mảng du lịch – khách sạn – dịch vụ.

Trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục tạo cơ chế thông thoáng hơn nữa trong các chính sách pháp luật về đất đai nhằm kêu gọi những nhà đầu tư tầm cỡ. Đồng thời triển khai xây dựng nhanh chóng cơ sở hạ tầng giao thông kết nối cho các địa phương vùng ven biển để tạo chuỗi liên kết về du lịch.

Song song đó, phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng cạnh tranh, chuyên nghiệp, văn minh, thân thiện, đậm bản sắc văn hóa xứ Thanh, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch mới, thực hiện chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch trọng tâm, trọng điểm, mang tầm quốc gia và quốc tế. Đồng thời, cung cấp thông tin du lịch cho du khách trong và ngoài nước thông qua các website, mạng xã hội… Tiếp tục tổ chức xúc tiến đầu tư, thực hiện chiến lược quảng bá du lịch trọng tâm, trọng điểm.

Cẩm Mỹ Có Nhiều Tiềm Năng Phát Triển

(ĐN) – Chiều 26-11, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cùng đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh đã làm việc với huyện Cẩm Mỹ về tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh trên địa bàn năm 2023.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng phát biểu kết luận tại buổi làm việc

Theo báo cáo của UBND huyện Cẩm Mỹ, từ đầu năm đến nay, mặc dù tình hình thời tiết có nhiều bất lợi, nhất là dịch bệnh trong chăn nuôi nhưng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn đảm bảo; các công trình thủy lợi đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu.

Các ngành kinh tế đều có sự tăng trưởng với mức bình quân 13,7%, cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng. Cụ thể giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tăng 7,2%, đạt 100% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hơn 2,1 ngàn tỷ đồng, đạt 78% so với kế hoạch, tăng 20% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách gần 185 tỷ đồng, đạt 141% kế hoạch năm. Ngoài ra, tỷ lệ hộ dân dùng nước hợp vệ sinh trên địa bàn đạt 100%; tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp không nguy hại đạt 99%…

Huyện đã hoàn thành công tác thẩm định và đang đề xuất tỉnh xét công nhận 2 xã Xuân Bảo và Xuân Tây đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2023.

Tại buổi làm việc, huyện Cẩm Mỹ kiến nghị UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí để hỗ trợ thiệt hại (đợt 2, đợt 3) cho người chăn nuôi heo do dịch tả heo châu Phi; đầu tư nguồn vốn ngân sách tỉnh để đầu tư mới các công trình thủy lợi phục vụ nhu cầu tưới tiêu trong nông nghiệp và phục vụ sản xuất công nghiệp cho thị trấn Long Giao sau này; đầu tư vốn ngân sách tỉnh để huyện thi công, sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn; xây dựng Trường mầm non Xuân Mỹ (xã Xuân Mỹ)…

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng ghi nhận và đánh giá cao kết quả mà huyện Cẩm Mỹ đã đạt được từ đầu năm đến nay, đặt biệt là thu ngân sách vượt hơn 40% so với kế hoạch năm 2023.

Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, huyện Cẩm Mỹ là địa phương có tiềm năng phát triển trong tương lai, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp phụ trợ cho Sân bay quốc tế Long Thành, do đó huyện cần tập trung ưu tiên cho những thế mạnh này.

Tin, ảnh: Hoàng Lộc

Nhiều Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Giáo Dục

Sau khoảng 8 tháng vận hành thử nghiệm các tour du lịch giáo dục đã cho thấy khả năng phát triển sản phẩm du lịch này ở Huế. Tại hội thảo tham vấn chuyên gia được Khoa Du lịch, Đại học (ĐH) Huế tổ chức sáng 5/1, đại diện lãnh đạo Sở Du lịch và các doanh nghiệp cho rằng, tiềm năng du lịch giáo dục tại Huế lớn nhưng phải nghiên cứu, cải tiến để tạo hiệu quả hơn.

Trải nghiệm tour du lịch giáo dục Nhiều tiềm năng

Từ giữa năm 2023, Khoa Du lịch, ĐH Huế triển khai chương trình du lịch giáo dục ở Huế với hai tour chính là “Huế – xưa và nay” (1/2 ngày) và “Huế – thương nhớ ngàn năm” (một ngày). Hành trình các tour tập trung đi đến các điểm: Trường Quốc Tử Giám (Đốc Học Đường), ĐH Huế, Trường THPT Chuyên Quốc học, Trường THPT Hai Bà Trưng, Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Huế và Văn Thánh. Ngoài ra, có một số điểm khác là chùa Thiên Mụ, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân.

Quá trình thử nghiệm đã thu hút hơn 1.100 khách, gồm cả sinh viên và du khách nội địa, đồng thời tiếp cận khảo sát và đưa ra các đánh giá về chương trình du lịch của các tour. Kết quả này cho thấy, mức độ hài lòng cao của tour “Huế – xưa và nay” đạt 52% (mức độ hài lòng rất cao là 15%). Tương tự, ở tour “Huế – thương nhớ ngàn năm” đạt 54% (mức độ hài lòng rất cao là 18%).

Con số trên theo đại diện Khoa Du lịch và các chuyên gia đã phần nào khẳng định tiềm năng của sản phẩm du lịch mới này. Theo các chuyên gia, Huế có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch giáo dục. Ngoài những địa điểm trong tour, có thể lồng ghép, kết hợp các điểm như di tích lịch sử Chín Hầm, các bảo tàng bởi tự thân trong du lịch đã có giáo dục, việc giáo dục văn hóa, lịch sử là rất ý nghĩa.

Đại diện Khoa Du lịch và các chuyên gia trao đổi nhiều vấn đề về tour du lịch giáo dục

Thầy Thích Hương Yên, Tổng Thư ký Học viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế cho biết, điểm đáng mừng là thời gian gần đây, không chỉ sinh viên mà các cựu học sinh, học viên, người lớn tuổi tìm về Học viện Phật giáo để tìm hiểu rất lớn. Khi khai thác tour du lịch giáo dục, khu vực này có thể kết hợp 3 điểm gần nhau là Trung tâm Văn hóa Huyền Trân – di tích lịch sử Chín Hầm và Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế. Đặc biệt, lượng khách vào thời điểm đầu năm khi diễn ra lễ hội Đền Huyền Trân là rất lớn.

Ông Trương Thành Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch cho biết, hiện nay không chỉ thị trường khách du lịch trong nước mà du khách nước ngoài cũng đang có nhu cầu về loại hình du lịch giáo dục, trong có công ty và du khách từ Nhật Bản. Phía trung tâm sẵn sàng hỗ trợ về dịch tiếng Nhật.

Một trong những thuận lợi theo đại diện các công ty lữ hành, du lịch là chính sách ưu đãi vé cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra, với điều kiện mạng xã hội phát triển thì khả năng tiếp cận của đối tượng trẻ này với các thông tin về tour du lịch là rất tốt.

Ths. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Trưởng Bộ môn Lữ hành, Khoa Du lịch cho rằng, thời gian tới, có thể thử nghiệm mở thêm các tour du lịch học đường, chú trọng tính trải nghiệm rất phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên hiện nay.

Chú ý chất lượng và hiệu quả đầu ra

Bên cạnh những tín hiệu tích cực từ các tour thử nghiệm và điều kiện sẵn có, theo các chuyên gia, cần phải có nhiều điểm phải nghiên cứu để hoàn thiện sản phẩm du lịch giáo dục và thương mại hóa được. Điều cốt lõi trong du lịch giáo dục là làm cho giá trị của giáo dục tăng lên. Bối cảnh hiện nay, học sinh, sinh viên chưa có thói quen tham quan bảo tàng, còn hạn chế trong việc tiếp cận các giá trị về di sản, lịch sử, giáo dục nên cần xây dựng chương trình cho nhóm đối tượng học sinh từ tiểu học đến ĐH, có thể đưa vào chương trình học tại trường học.

Đầu ra sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng. Theo các chuyên gia, việc tạo ra sản phẩm không khó nhưng để sản phẩm “sống được” cần nghiên cứu kỹ. Tour du lịch giáo dục thử nghiệm dựa trên lực lượng hướng dẫn viên du lịch là sinh viên thực hành nghề nghiệp nên tỷ lệ đánh giá mức độ hài lòng về hướng dẫn viên còn hạn chế. Điều này, cần sự thay đổi rất lớn khi muốn phát triển tour.

Để chuyển giao và để các doanh nghiệp có thể tiếp nhận, bán được tour, theo ông Trương Thành Minh, sau khi sản phẩm này hoàn thiện, Khoa Du lịch có thể chuyển giao cho Hội Lữ hành. Trong Hội Lữ hành có nhiều doanh nghiệp, và việc chuyển giao này sẽ giúp thông tin đến hiệu quả hơn với các doanh nghiệp có mục tiêu khai thác.

Ngoài ra, muốn tạo hiệu quả đầu ra, việc quảng bá, truyền thông là rất quan trọng. Các sản phẩm du lịch muốn thu hút du khách, nên có bài báo quảng bá, giới thiệu. Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho hay, ngoài việc nên phối hợp với các cơ quan truyền thông, nhất là các cơ quan báo chí trong tỉnh như Báo Thừa Thiên Huế hay Đài Phát thành và truyền hình tỉnh, về phía Sở Du lịch sẵn sàng bảo trợ thông tin, giới thiệu thông tin chính thống về tour trên trên web của sở và có thể chia sẻ giới thiệu trên Báo Du lịch của Tổng cục Du lịch. Sở đang có chương trình định kỳ 2 tuần 1 lần là ống kính du lịch. Khi sản phẩm du lịch giáo dục hoàn thiện, đơn vị cũng có thể hỗ trợ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Còn Nhiều Tiềm Năng Bỏ Ngỏ trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!