Xu Hướng 6/2023 # Cuối Tuần Cả Gia Đình Vi Vu Khu Du Lịch Bửu Long # Top 12 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cuối Tuần Cả Gia Đình Vi Vu Khu Du Lịch Bửu Long # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Cuối Tuần Cả Gia Đình Vi Vu Khu Du Lịch Bửu Long được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km nên bạn dễ dàng tới đây nghỉ dưỡng vào những ngày cuối tuần.Nơi đây được mệnh danh là Vịnh Hạ Long thu nhỏ với núi cao, hồ rộng tạo nên một khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp. Thư giãn bên hồ nước xanh biếc hay là ngồi trên thuyền thiên nga đi dạo quanh hồ để xua tan đi mọi mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày.

Khu du lịch Bửu Long nằm ở phường Bửu Long, cách trung tâm thành phố Biên Hòa 6km về hướng Tây Nam. Bửu Long có diện tích khoảng 84 ha, cao trung bình 100m so với mặt nước biển. Có hai cụm núi chính: núi Bình Điện và Long Sơn thạch động.

Những địa điểm du lịch tại Khu du lịch Bửu Long

– Núi Bình Điện.

– Long Sơn thạch động.

– Hồ Long Ẩn.

Đi hướng Xa Lộ Hà Nội, tới cầu vượt suối tiên thì rẽ trái, đi ngang qua ĐH Nông Lâm, sau đó tới cầu vượt Linh Xuân rẽ phải, đi ngang qua huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương. Chạy thẳng qua cầu Hóa An, xuống khỏi cầu thì rẽ trái (đường Huỳnh Văn Nghệ) rồi đi khoảng 5, 6 km thì nhìn bên phải sẽ thấy bảng Khu du lịch Bửu Long.

Tuyến số 601 (BX Miền Tây – Biên Hòa) hoạt động từ 5:30 sáng – 18:30 tối, khoảng 15 – 20 phút có 1 chuyến. Giá vé :15.000 đồng.

Tuyến số 5 (chợ Lớn – Biên Hòa), di chuyển khoảng 38km. Hoạt động từ 5h – 17h30. Giá vé: 15.000 đồng.

– Từ Biên Hòa bắt tuyến số 7 (Bến xe Biên Hòa – Bến xe Vĩnh Cửu) có đi ngang qua khu du lịch Bửu Long. Thời gian hoạt động : Từ 05h30 – 18h 21 hằng ngày. Giá vé lượt: 4.000 đồng/lượt

Giờ mở cửa từ Thứ 2 đến Thứ 6: 07h00 đến 17h00

Giờ mở cửa Thứ 7 và Chủ nhật: 07h00 đến hết khách

Trẻ em dưới 1,0m được miễn phí vé cổng

Trẻ em từ 1,0m đến 1,3m: 50.000đ/Vé

Người lớn từ 1,3m trở lên: 100.000đ/Vé

Trẻ em dưới 1,0m được miễn phí vé cổng

Trẻ em từ 1,0m đến 1,3m: 60.000đ/Vé

Người lớn từ 1,3m trở lên: 150.000đ/Vé

Giá vé dịch vụ khác ở Bửu Long

Xe đua mini F1: 20.000đ/Vé

Ngựa kéo quân: 20.000đ/Vé

Bạch tuộc nhào lộn: 20.000đ/Vé

Bóng Sam ba – Tháp: 20.000đ/Vé

Vương quốc bóng: 20.000đ/ Vé

Đạp Thiên nga trên hồ: 30.000đ/Vé

Cano du lịch trên hồ Long Ẩn: 100.000đ/vé (04 người/ chuyến)

Cano du lịch trên hồ Long Ẩn – Long Vân: 150.000đ/vé (04 người/ chuyến)

Cano du lịch trên hồ Long Ẩn: 150.000đ/vé (7 người/ chuyến)

Cano du lịch trên hồ Long Ẩn – Long Vân: 250.000đ/vé (08 người/ chuyến)

Bếp lớn (40cm x 60cm) + 2kg than: 150.000đ/ Cái

Bếp nhỏ (30cm x 40cm) + 1,5kg than: 100.000đ/ Cái

Đồ tắm (hồ bơi trẻ em): 15.000đ/ Bộ

Phao tắm (hồ bơi trẻ em): 15.000đ/Cái

Bình nước 20 lít: 25.000đ/ Bình/ Trả lại vỏ bình

Bạt ngồi 4m x 4m: 60.000đ/ Tấm/ Lượt

Bạt ngồi 3m x 3m: 50.000đ/ Tấm/ Lượt

Bạt ngồi 2m x 2m: 40.000đ/ Tấm/ Lượt

Lều trại chữ A: 150.000đ/ Bộ (10 người ở)

Mặt bằng sân khấu: Sân khấu lớn: 10.000.000đ/ Ngày

Mặt bằng sân khấu: Sân khấu nhỏ: 2.000.000đ/ Ngày

m thanh ngoài trời: Đoàn dưới 300 người: 3,500,000 đ/180 phút

m thanh ngoài trời: Đoàn từ 300 – 500 người: 4,500,000 đ/180 phút

Dù che: Dù đơn (đường kính 15M): 3.000.000đ/Ngày

Dù che: Dù đôi (đường kính 20*30M): 6.000.000đ/Ngày

In ấn, trang trí băng rôn, phướn – hiflex (in, thi công): 100.000đ/M2

Giá vé quay phim chụp hình

Vé chụp hình cưới: 600.000đ/ Vé/ ekip 05 người; (Người thứ 6 trở lên thì mua vé cổng bình thường); i.

Vé quay phim, quay clip: 150.000đ/ Vé/Người.

Giá dịch vụ cắm trại qua đêm:

Từ 20 người đến 50 người: 120.000đ/ Người

Từ 51 người đến 150 người: 100.000đ/ Người

Từ 151 người đến 300 người: 80.000đ/ Người

Từ 301 người trở lên: 60.000đ/ Người

m thanh ngoài trời: Đoàn dưới 300 người: 3,500,000 đ/180 phút

m thanh ngoài trời: Đoàn từ 300 – 500 người: 4,500,000 đ/180 phút

Lều trại: 150.000đ/ Bộ (10 người ở)

Lửa trại 0,6 Ster củi + xăng dầu: 950.000đ/ Suất

Lửa trại 0,8 Ster củi + xăng dầu: 1.300.000đ/ Suất

5. 1. Khu trung tâm vui chơi, giải trí

Cổng chính hướng Tây có 2 biểu tượng con rồng đang ngậm trái châu bên cạnh thác nước của vùng đất mang tên Bửu Long. Quảng trường trung tâm rộng lớn với vườn hoa cây cảnh được bố trí hài hòa tạo một không khí trong lành. Tiến vào bên trong sân khấu Trung tâm có khán đài sức chứa trên 3000 chỗ ngồi. Đây là nơi tổ chức các hoạt động trò chơi giải trí cho thiếu nhi như xe điện đụng, phao đụng, nhà banh,… Đồng thời là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động hội trại lớn cho các đoàn thể, trường học, cơ quan, công nhân các xí nghiệp.

Là khu vườn nhỏ rộng khoảng 2ha nhưng là nơi cư trú của hàng loạt loại chim thú như: tu can, thiên nga, vẹt xanh, vẹt xám, vẹt cánh xanh, công xanh, công trắng, trỉ, tu hú đầu đen và xanh,… Đặc biệt là bộ sưu tập sinh vật thú tượng thời tiền sử được tái hiện: Khủng long khè lửa (cao khoảng 8m), lôi long, voi mamut, tê giác 9 sừng, tắc kè lửa và núi lửa.

Chưa hết, bước qua cầu phao ở bến huyền hồ Long Ẩn là đảo Phong Lan nằm trên ốc đảo cao giữa mặt hồ bạn sẽ bắt gặp con rồng ẩn mình trong đá đang phun nước, cùng các tiểu cảnh nằm rải rác trên mặt hồ: nàng tiên cá, cá sấu, những chú ếch, rùa. Tại đây, các loại hoa lan đang vươn màu khoe sắc, hai hàng hoa anh đào tình nguyện làm bóng che nắng trên khắp lối đi trên đảo.

Bửu Phong Cổ Tự được xây dựng 1916 vào thế kỷ 17 với lối kiến trúc chạm trổ, hoa văn rất tinh vi và là tuyệt tác đầy tính dân tộc. Nơi đây còn lưu giữ một số cổ vật: Xá lợi Phật, các câu liễn đối, bức hoành phi bằng gỗ… Ngoài ra, chùa Long Sơn Thạch Động, chùa Bà Thiên Hậu, Văn Miếu Trấn Biên.

Khi đến Bửu Long và muốn thử thách lòng can đảm của mình thì hãy tham gia chương trình leo núi đá. Bửu Long ở độ cao 40m do hướng dẫn kỹ thuật Didier Rexach-HLV chuyên nghiệp người Pháp, được tổ chức hàng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc hợp đồng từng nhóm phục vụ các ngày khác trong tuần.

5.4. Khu nhà hàng – khách sạn

Sau khi viếng chùa, tham quan hồ núi chùa, vui chơi trên mặt hồ đã mệt thì bạn có thể ngả lưng trên ghế dưới khu tràm đầy bóng mát. Cách đó không xa là Nhà hàng Du Long và Khu Nhà Hàng – Khách Sạn Bửu Long được xây dựng biệt lập trên đồi cao nhìn ra mặt hồ Long Ẩn với những phòng kiểu nhà rong biệt lập.

Bạn có thể mang theo đồ ăn để “lấp đầy khoảng trống” đói bụng bất cứ khi nào. Hoặc tại Bửu Long ẩm thực khá ngon với nhiều món ngon đặc biệt món lẩu với giá từ 95k tới 150k quá rẻ đúng không nào.

Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức ẩm thực đường phố ở đây cách khu du lịch chừng 3km, theo hướng tay trái đi về thành phố là khu bán đồ ăn khuya với các món khá ngon như nem lụi, cuốn bánh tráng…

Còn nếu bạn muốn ăn tối ngon hơn thì có thể chạy xe lên chợ đêm Biên Hùng, mở cửa từ 5h chiều tới tối: Đây là nơi tập trung các món ăn như bún riêu, bún bò, mì quảng… hoặc qua chợ đêm Tịnh Biên ăn, giá cả khá hợp lý.

Vườn Quốc Gia Ba Vì Điểm Dã Ngoại Cuối Tuần Cho Cả Gia Đình

Đến với Vườn Quốc gia Ba Vì bạn không những được hưởng thụ bầu không khí trong lành của khu rừng nguyên sinh nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp mà còn thưởng thức nhiều phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục, kỳ thú. Chỉ cách Hà Nội khoảng 1h lái xe, vì thế nơi đây phù hợp cho chuyến đi dã ngoại 2 ngày, 1đêm cho cả gia đình bạn.

Cần chuẩn bị gì trước khi đi

Về phương tiện: Các bạn có thể đi bằng ô tô riêng, xe máy hoặc xe buýt. Nếu đi bằng phương tiện cá nhân các bạn chú ý mang theo giấy tờ xe, đổ đầy bình xăng, lắp gương và mang theo những dụng cụ sửa xe vì đường có nhiều đoạn cua dốc nguy hiểm.

Quần áo, dày dép:bạn nên lựa chọn những trang phục thoải mái gọn gàng, đi giày leo núi, khẩu trang, kính mắt và áo khoác mỏng.

Đồ ăn nhẹ và một số vật dụng cá nhân: đồ ăn, uống và các vật dụng như dầu gió, thuốc bôi côn trùng cắn, kem chống nắng…

Thời điểm du lịch Ba Vì: Từ tháng 4 đến tháng 10 bạn có thể lên Vườn Quốc Gia Ba Vì để tránh nóng. Từ tháng 10 – 12 nếu lên Ba Vì, bạn sẽ có cơ hội được ngắm nhìn những thảm hoa dã quỹ nở vàng khắp một góc rừng.

Đi đến Vườn Quốc Gia Ba Vì: Nếu đi dã ngoại cuối tuần với cả Gia Đình thường có người gia và trẻ nhỏ, bạn nên thuê xe du lịch hoặc lái xe riêng lên Ba Vì, đường đi lên Vườn Quốc Gia Ba Vì cũng rất thuận tiện. Trong khu vực rừng có bãi đỗ cho các loại xe du lịch tới 45 chỗ.

Nghỉ ở đâu khi đi Vườn Quốc Gia ?

Ở khu vực trong Vườn Quốc Gia và khu vực xung quanh có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn và các khu resort cho bạn lựa chọn, tùy theo khả năng tài chính và nhu cầu lưu chú bạn có thể chọn lựa.

Chỗ nghỉ tiếp kiệm

Nếu bạn muốn nghỉ tiếp kiệm, bạn có thể thuê nhà nghỉ của Vườn Quốc Gia, nhà nghỉ ở khu vực Cốt 400, thứ 6 – CN: 850.000đ/phòng, thứ 2 – Thứ 5: 750.000đ/phòng.

Các dịch vụ ăn uống cũng được cung cấp ở khu nhà nghỉ, tuy nhiên lưu trú ở đây sẽ không có nhiều dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của cả gia đình.

Thông tin liên hệ đặt phòng nhà nghỉ trong Vườn Quốc Gia: điện thoại (084) 0433881205 hoặc 04.33881082, website: Vuonquocgiabavi.com.vn

Các khu Resort

Tản Đà Spa Resort – Ba Vì, Hà Nội

Tản Đà Spa Resort được thiết kế theo lối không gian mở, yên bình và hiền hoà. Hệ thống 50 phòng nghỉ được chia thành 2 khu: Xóm Nhà Cổ và Xóm Lạc Việt. Các phòng nghỉ đều hướng ra hồ suối Bơn và khu vườn xanh mướt và đều có chung một phong cách: bên ngoài mộc mạc đơn sơ , bên trong có đầy đủ trang thiết bị hiện đại.

Khu nghỉ dưỡng này cách trung tâm Hà Nội 1 giờ đi bằng ô tô. Đây là khu quần thể nằm giữa các khu du lịch của vùng đất Ba Vì, do đó rất thuận tiện cho việc tham quan các địa điểm du lịch ở Ba Vì.

Lai Farm Ba Vì

Cách thành phố Hà Nội 47 km, Lai Farm Ba Vi có tiện nghi BBQ và hiên phơi nắng. Du khách có thể ăn uống tại nhà hàng ngay trong khuôn viên nơi này. Chỗ nghỉ cũng có chỗ đỗ xe riêng miễn phí tại chỗ. Khu nghỉ cung cấp dịch vụ cho thuê xe đạp miễn phí và khu vực này cũng nổi tiếng với hoạt động chơi Golf.

Khu nghỉ dưỡng này có tiện nghi thể thao dưới nước và dịch vụ cho thuê xe hơi. Du khách có thể tham gia vô số hoạt động trong khu vực xung quanh, bao gồm cả đi xe đạp và câu cá. Sân bay Quốc tế Nội Bài nằm trong bán kính 45 km từ chỗ nghỉ này.

Ba Vì Resort – Vườn Quốc Gia Ba Vì

Chỉ cách Hà Nội 60km, khu nghỉ dưỡng nằm trọn vẹn trong trung tâm Vườn quốc gia Ba Vì, được thiết kế theo phong cách kiến trúc ấn tượng, hòa quyện với dáng vẻ nguyên sơ của núi rừng. Ba Vì Resort sẽ mang đến cho du khách một không gian nghỉ dưỡng trong lành, được hòa mình vào thiên nhiên trong lành.

Family Resort

Chỉ cách trung tâm Hà Nội 35km, Family Resort nằm êm ả dưới tán cây xanh gần khu rừng thông thơ mộng, mang đến cho bạn một kỳ nghỉ cuối tuần ấm cúng, thân thiết cùng với gia đình, người thân hay bạn bè.

Tọa lạc ở vị trí thuận lợi, Resort cách 1 cây đa có tuổi đời 1000 năm tuổi 3 km và cách Núi Tản Viên 12 km, Family Resort có hồ bơi ngoài trời, sân tennis và phòng xông hơi khô. Wi-Fi được cung cấp miễn phí tại các khu vực chung.

Le Mont BaVi Resort & Spa

Cách Hà Nội 60km, khu nghỉ được tọa lạc tại khuôn viên bảo tồn Vườn Quốc gia Ba Vì, tránh xa nơi khói bụi và ồn ào của phố thị, khu nghỉ nằm ở độ cao lý tưởng với không khí trong lành mát mẻ quanh năm, được xây dựng theo kiến trúc Việt độc đáo với ý tưởng sống và hoà quyện với thiên nhiên sẽ mang đến cho bạn một kỳ nghỉ cuối tuần lý tưởng.

Chơi gì ở Vườn Quốc Gia Ba Vì

Vườn Quốc Gia là điểm thu hút mọi du khách khi đến Ba Vì, nơi đây đặc biệt phù hợp cho các hoạt động dã ngoại như đi bộ, teambuilding, cắm trại.

Bản đồ du lịch dành cho du khách muốn khám phá Vườn Quốc Gia Ba Vì.

Đồi Thông: Theo lối mòn từ cổng đi vào dẫn lối du khách vào trong rừng thông vi vút, rừng tùng rộng lớn. Vẻ bao la của đại ngàn như đưa du khách lạc tới một miền đất kỳ diệu.

Đồi thông Ba Vì.

Nhà thờ Đổ: nằm ở độ cao 800 m, giữa tán rừng già cổ thụ. Bị bỏ hoang đã nhiều năm, phần mái của nhà thờ không còn nữa, trơ trọi giáo đường âm u giữa cây lá um tùm. Trên bức vách, dấu thập tự phủ một màu hoài cổ, hắt tia nắng chiều bàng bạc qua ô cửa sổ. Đây là địa điểm thu hút các bạn trẻ đến check-in và chụp những bức ảnh sống ảo rất đẹp.

Nhà thờ Đổ Ba Vì.

Nhà kính xương rồng: được xây dựng ở vườn quốc gia Ba Vì có hơn 1200 loài xương rồng khác nhau, từ những loại nhỏ nhắn, xinh xắn đến những loại xương rồng gai góc, khổng lồ.

Nhà kính xương rồng.

Đền Thờ Bác Hồ trên Đỉnh Vua: Ngôi đền mang phong cách kiến trúc truyền thống có 8 mái đao uốn cong ở bốn phía, dựng trên những chiếc cột tròn trên chân đá tảng… Đền được xây dựng theo kết cấu bền vững, uy nghiêm. Chính điện là một không gian mở, không có cửa. Trên bệ thờ đá có bức tượng Bác Hồ đúc bằng đồng trong tư thế ngồi, phía trên là bức hoành phi ghi dòng chữ nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Đền thờ Bác Hồ.

Tháp báo thiên: (hay còn gọi là Báo thiên bảo tháp) được xây dựng gần đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh Vua núi Ba Vì và hoàn thành năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

Đền Thượng: Theo truyền thuyết để lại, để xây dựng đền Thượng, nhà nước phong kiến đã phải huy động nguồn nhân lực rất lớn ở hai bên bờ sông Đà, dân chúng nối tay nhau chuyển vật liệu từ sông Đà lên đỉnh núi Tản để xây đền.

Ăn gì ở Ba Vì ?

Sữa tươi, sữa chua: Ở Ba Vì có những trang trại sữa với quy mô lớn và hiện đại, mô hình chăn nuôi theo quy trình sản suất nghiêm ngặt, vì thế sữa bò, sữa dê nuôi ở Ba Vì có hương vị thơm ngon đặc biệt. Uống ly sữa tươi ở đây, bạn cảm nhận rõ rệt vị béo, thơm, ngậy hay hơi gây đặc trưng của sữa.

Bê non: Một đặc sản đi cùng thương hiệu bò sữa Ba Vì là những trang trại nuôi bò và bê sạch sẽ đã tạo lên nguyên liệu sạch để tạo lên món bê thơm ngon bổ dưỡng. Nguyên liệu đơn giản nhưng với sự khéo léo đã tạo lên món ăn tuyệt vời. Bê Non có thể làm được rất nhiều món ngon như tái Bê, hay những món xào với những nguyên liệu khá đơn giản. Hiếm ai đến Ba Vì có thể khước từ sự mời gọi của món đặc sản vùng núi đồi này.

Gà đồi Ba Vì: Với lợi thế có nhiều vùng gò đồi và núi thấp, ở Ba Vì hiện nay có rất nhiều các trang trại nuôi gà đồi. Gà đồi ở Ba Vì được nuôi dưỡng trong điều kiện khí hậu lý tưởng, theo phương pháp chăn thả tự do trong vườn, nên thịt gà chắc, thơm và ngon. Gà đồi Ba Vì được chế biến thành rất nhiều cá món khác nhau như: gà tần, gà luộc, gà rang xả ớt, lẩu gà, nộm gà. Các quán gà đồi thường nằm trên đường Đại Lộ Thăng Long hoặc gần đường 32.

gà đồi Ba Vì

Cá sông Đà: Từ lâu, cá sông Đà đã trở thành một trong những món đặc sản của Ba Vì. Những con cá lăng, cá ngạnh, cá chiện được câu ở dưới sông Đà nhẹ thì cũng phải vài ký, may mắn hơn thì có con nặng đến cả chục kg được chế biến thành các món khách nhau như Cá nheo ôm chuối đậu, cá ngạnh rán, canh cá Lăng phảng phất hương vị của miền sông nước Đà Giang luôn hấp dẫn thực khách. Các món cá sông Đà thường được bán ở Ao Vua, Khoang xanh Suối tiên, Đầm Long…

Thịt lợn rừng: Được thiên nhiên ban tặng cho những dãy núi hùng vĩ nên thịt các loại thú rừng cũng rất được ưa chuộng ở Ba Vì. Các loại thịt chim như trĩ, gà gô hoặc nhím, cầy… Thịt thú rừng thường được bán ở các nhà hàng cạnh các điểm du lịch ở Ba Vì.

Rau rừng: Rừng Quốc gia Ba Vì là nơi cung cấp các loại rau rừng, ăn vừa ngon vừa lạ như rau Tầm Bóp, rau Chin xào tỏi hoặc nấu canh. Hoa chuối rừng nộm, hoa chuối nấu canh với rau cải chua…

Mua gì về làm quà: Ba Vì nổi tiếng với những sản phẩm làm từ sữa, do đó khách đến đây bao giờ cũng lựa về về làm với các sản phẩm như sữa tươi thanh trùng, sữa chua, bánh sữa…

Thông tin cần biết

Vé ở vườn quốc gia Ba Vì: Giá vé tham quan (năm 2023): Người lớn 40.000đ/vé và học sinh, sinh viên, trẻ em là 20.000đ có giấy tờ chứng minh.

Một số dịch vụ tại vườn quốc gia Ba Vì: Vé chụp ảnh dịch vụ: 600.000đ, Phí thuê hướng dẫn viên: 300.000 – 500.000Đ, Vé gửi xe máy: 3.000đ/chiếc/đêm

Giá thuê đồ

– Lửa trại: từ 1000.000 – 1500.000đ – Lều trại: 150.000 – 200.000đ/lều/4 người – Loa đài, ánh sáng: 1000.000 – 1500.000đ – Hội trường: 2.000.000 – 4000.000đ

Khu Du Lịch Bửu Long

Sáng: Xe và HDV Du Lịch Biển Đảo đón Quý khách tại các điểm hẹn để bắt đầu hành trình du lịch rừng Nam Cát Tiên 2 ngày 1 đêm:

05h00: Đón tại Việt Nam Quốc Tự

05h30: Đón tại Nhà văn hoá thanh niên

06h00: Đón tại Cây xăng Comeco – Hàng Xanh.

Khởi hành đi Đồng Nai trên chuyến xe đời mới, sang trọng, êm ái và trang thiết bị nội thất hiện đại. Bắt đầu chuyến hành trình khám phá KDL Bửu Long – nơi được mệnh danh Đà Lạt thu nhỏ hay Vịnh Hạ Long thu nhỏ. Quý khách đi ngang chiêm ngưỡng: Khu danh thắng Đền Vua Hùng, Cầu Đồng Nai, Nông Nại Đại Phố, được nghe thuyết minh về truyền thuyết của vương quốc Phù Nam và nềnvăn hóa ÓC EO ở thềm cao nguyên Đông Nam Bộ,…

07h00: Đoàn dùng điểm tâm sáng tại nhà hàng. Quý khách sẽ được phát vé cổng và bản đồ các điểm vui chơi tại Bửu Long, thỏa sức tham quan những điểm đến mới lạ, đẹp ngỡ ngàng như: Bán đảo Long Sơn, Khu vườn tình yêu, Cầu tình yêu, Vườn Lan, Thiên Hậu Cổ Miếu, Núi Bình Điện… tất cả đã tạo nên một quần thể thiên nhiên hòa lẫn tâm linh sống động. Hồ Long Ẩnnằm trong khuôn viên khu du lịch với khung cảnh tuyệt đẹp. Đây là hồ nhân tạo do người ta phá đá tạo thành. Trên núi Bửu Long có Bửu Phong Cổ Tựnổi tiếng linh ứng, đặc biệt về hướng đông có ngôi Chùa Hang (Long Sơn Thạch Động)từ chân núi đi lên 99 bậc thang đá đến sân chùa và Thiên Hậu Cổ Miếu với cảnh quang thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong chùa, ngoài thờ các vị Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Phật Bà Quan Âm như những ngôi chùa khác, nơi đây còn có rất nhiều tượng của các vị nữ thần như Bà Chúa Sơn Lâm, Cửu Thiên Huyền Nữ, Diêu Trì Địa Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu,…

Cầu Tình Yêu: không cần phải đến Đà Nẵng xa xôi, ngay gần Sài Gòn cũng có một cây cầu tình yêu lãng mạn không kém đang khiến giới trẻ Sài Gòn “phát sốt”. Cầu tình yêu bắt ngang hồ Long Ẩn, được bày trí lãng mạn những “cây trái tim” đỏ rực trong nắng, là nơi yêu thích của rất nhiều cặp đôi để bày tỏ tình cảm, lưu lại kỉ niệm qua những khung hình.

Tham quan vườn ươm các loài hoa: chụp hình với cầu tình yêu, mỗi góc của thiên nhiên ở khu vực này được ví là thung lũng của tình yêu của Đà Lạt.

Khu vườn thú: rộng khoảng trên 2ha với nhiều loại chim thú như: Tu Can, Thiên Nga, Vẹt Xanh, Vẹt Xám, Vẹt Cánh Xanh, Công Xanh, Công Trắng, Trỉ, Tu Hú đầu đen và xanh, cùng một số gà kiểng…trong đó, đặc biệt bộ sưu tập sinh vật thú tượng thời tiền sử được tái hiện: Khủng Long khè lửa (cao khoảng 8m), Lôi Long, Voi Mamut, Tê Giác 9 Sừng, Tắc Bè lửa và núi lửa.

Tự do tham gia trọn gói các trò chơi trong khu du lịch như: Ngựa Kéo Quân, Bạch tuộc nhào lộn, câu cá Thiếu Nhi, Tàu Lượn Siêu Tốc, Bóng Samba, Cano du lịch, Xe điện đụng, Hồ bơi, Rạp phim, Bí mật cổ loa, Ngôi Nhà Huyền Bí, Công Viên Khủng Long, Kiếp Lưu Hồi…

Trưa: Quý khách dùng cơm trưa tại nhà hàng KDL Bửu Long. Sau đó đoàn tập trung ra xe khởi hành đến Rừng Quốc Gia Nam Cát Tiên.

Chiều: Đến Orchard Home Resort nhận phòng nghỉ ngơi. Nơi được mệnh danh “hòn ngọc” giữa vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên. Check-in những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong chuyến tại ” Hồ Bơi Vô Cực ” Quý khách có thể đắm mình hòa cùng thiên nhiên tại hồ bơi ngoài trời của khu nghỉ dưỡng.

Tối: Đoàn tự túc dùng bữa tối và tự do tham gia hoạt động dã ngoại vô cùng thú vị: Ngắm các loài thú kiếm ăn trong đêm. Du khách đi xuyên qua những cánh rừng tĩnh lặng, đến những trảng cỏ rộng lớn bằng xe mui trần, nơi nhiều loài thú tìm thức ăn. Trên con đường heo hút dẫn lối, dưới ánh đèn pha, thi thoảng du khách sẽ được ngắm nhìn hình ảnh những chú lợn rừng kiếm ăn ban đêm, những chú chồn hương chuyền mình trên cành cây để tìm quả chín hay những chú nhím, trút đang chậm chạp bò trên đường…

Nghỉ đêm tại resort.

Cuối Tuần Sài Gòn Đổi Gió, Vi Vu Khám Phá Xứ Gò Công

Xứ Gò Công (Tiền Giang) nổi tiếng là quê hương của nhiều nhan sắc nức tiếng Nam Bộ. Nhưng ít ai biết thị xã ven biển ấy cũng có những danh lam thắng cảnh đẹp níu chân bao du khách.

Hơn 20 năm sống ở Sài Gòn, thế hệ trẻ chúng tôi đam mê dịch chuyển đến những nơi xa xôi, xa rời ánh đèn thị thành. Từ những thửa ruộng bậc thang vùng cao Tây Bắc, những bờ biển dọc miền Trung cho tới hải đảo xa xôi, đâu đâu cũng có dấu chân người trẻ. Nhưng hỏi về những vùng đất quanh thành phố, tôi chỉ biết lắc đầu.

Ngôi đình cổ và những dấu tích xưa

Sáng chủ nhật ngồi nhâm nhi cà phê, bất chợt bạn tôi hỏi:

“Ông đi Gò Công chưa?”

“Chưa, có gì ở Gò Công mà đi”, tôi đáp gọn gàng.

“Thế đi, đi thử một lần cho biết”.

Sẵn có máy ảnh trong tay, tôi với bạn xách xe máy, 2 đứa rong ruổi từ Sài Gòn xuống Gò Công. Thị xã nhỏ thuộc tỉnh Tiền Giang cách Sài Gòn không xa, chỉ khoảng tầm 60 km. Cứ chạy xuôi theo hướng quốc lộ 50, hướng Cần Được – Long An, qua cây cầu Mỹ Lợi là gần tới rồi.

Cảnh sắc 2 bên cũng chuyển dần từ thành thị sang khung cảnh nông thôn Nam Bộ. Từ trên cầu Mỹ Lợi, nhìn thấy ngút ngàn con sông Vàm Cỏ, bỗng dưng tôi nhớ dấu ấn của những bến phà xưa nay không còn nhiều.

Điểm đến đầu tiên mà chúng tôi quyết định ghé qua không phải chốn lui tới phổ biển mà là ngôi đình Tân Đông tại ấp Gò Táo, xã Tân Đông, nằm cách trung tâm thị trấn khoảng 4-5 km. Ngày cuối tuần, cũng có vài du khách tranh thủ tới đây tham quan, chụp ảnh.

Ấn tượng đầu tiên về ngôi đình là những tán cây cổ thụ xòe rợp bóng, xếp tầng trên những bức tường úa màu thời gian, bong tróc từng mảng để lộ ra hàng gạch đỏ tươi. Vẻ hoang sơ, cổ kính bao trùm lên bóng dáng của cả ngôi đình có lịch sử hơn trăm tuổi.

Các cụ cao niên trong làng kể, ngôi đình xây từ đầu thế kỷ 20, như hàng chữ còn ghi lại trên tường là năm 1907. Trải qua bao thăng trầm lịch sử của vùng đất Gò Công, ngôi đình vẫn đứng vững chứng kiến sự thay đổi của mảnh đất này.

Tranh thủ chụp vài kiểu ảnh, tôi nhìn quanh ngôi đình không khỏi xót xa. Chẳng còn bóng dáng một ngôi đình được gìn giữ, làm nơi hội họp của dân làng như trước nữa. Giờ đây, chỉ còn gạch ngói hoang tàn đổ vỡ, cỏ dại mọc chen tán cổ thụ. Chỉ sợ có lúc, dấu ấn thời gian kia cũng sẽ biến mất nếu không được trùng tu, bảo tồn.

Gò Công – Thiên đường của những món ăn bình dị đượm nghĩa tình

Rời đình Tân Đông, chúng tôi chạy xe lại vào phía trong thị trấn Gò Công. Nghe ai đi về cũng nói hải sản Gò Công hấp dẫn thơm ngon lắm, lại rẻ nên chúng tôi quyết định ra biển Tân Thành hóng gió rồi dừng chân dùng bữa trưa.

Nam Bộ vào mùa mưa, trời xầm xì nhưng mưa chưa tới, thích hợp để đi dạo bãi biển. Gò Công không nổi tiếng với những bãi biển cát trắng trải dài mà chủ yếu, người dân nơi đây dựng các bãi nuôi nghêu bên bờ biển Tân Thành.

Chúng tôi đi dọc cây cầu dài dẫn ra bãi biển. Cảnh vật ở đây đìu hiu, quạnh quẽ, xa xa thấp thoáng bóng những chiếc chòi canh nghêu của người dân địa phương. Gò Công sẽ không phải nơi phù hợp cho các gia đình muốn nghỉ dưỡng hay tắm biển, nhưng với những người thích lang bạt, thích tận hưởng không khí biển trong lành mà yên bình thì đây cũng là một lựa chọn không tồi.

Ngắm nhìn cảnh biển nơi đây, ta thấy lòng mình như lắng lại; một khung cảnh rất khác so với Vũng Tàu, Nha Trang hay biết bao vùng biển tấp nập người khác.

Thong dong ngắm cảnh, ngắm người đi cào nghêu, chúng tôi quay lại một nhà hàng gần đó, gọi một nồi lẩu hải sản thập cẩm. Biển trưa mà mát mẻ, gió thổi lồng lộng, hương vị của những con nghêu, tôm, mực trong nồi lẩu chua cay cũng thơm ngon hơn ngày thường, có lẽ một phần do do hợp khung cảnh. Khu vực này không thu vé vào cửa, giá đồ ăn uống cũng không quá đắt, 2 người với một nồi lẩu hải sản 200.000 đồng là thoải mái.

Quê hương của những công trình lịch sử

Đến Gò Công, bạn không nên bỏ qua những công trình lịch sử như Lăng Hoàng gia, dinh Tỉnh trưởng và nhà Đốc Phủ Hải. Chúng tôi đến đúng ngày Lăng Hoàng gia đóng cửa nên vòng về nhà Đốc Phủ Hải trước. Căn nhà xây từ những năm 1860, trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng, căn nhà có dáng dấp kiến trúc Pháp như ngày nay. Dù nằm giữa trung tâm thị xã, căn nhà Đốc phủ Nguyễn Văn Hải vẫn có dáng vẻ trầm mặc.

Chúng tôi là 2 người khách hiếm hoi đến thăm căn nhà lúc bấy giờ. Bên trong nơi đây trưng bày nhiều đồ nội thất có giá trị, pha trộn nét văn hóa Đông Tây.

Ngồi trò chuyện với người trông nom ngôi nhà một lúc, chúng tôi xin phép rời đi. Điểm đến tiếp theo là Dinh tỉnh trưởng Gò Công – một công trình mang kiến trúc Pháp nhưng cũng đã xuống cấp trầm trọng. Khuôn viên dinh Tỉnh trưởng rộng rãi, thoáng mát với một căn nhà chính đồ sộ nằm giữa sân. Giờ đây nó giống như một sân chơi cho người dân Gò Công. Khi tôi tới, thấy có vài đám học sinh trung học đang ngồi trò chuyện, chụp ảnh trước dinh Tỉnh trưởng.

Công trình rộng hơn 1.000 m2 này cũng được xây từ năm 1885, nghĩa là cũng đã hơn 130 tuổi chứ chẳng đùa. Hóa ra, thị xã ven biển Gò Công này cũng có nhiều công trình lịch sử sánh ngang thành phố hơn 300 năm lịch sử Sài Gòn mà giờ tôi mới hay.

Chạy xe vòng vòng quanh thị xã, kịp chiêm ngưỡng thêm vài nơi như đền Trung, nhà thờ Thánh Tâm thì trời chuyển giông lớn, chúng tôi đành phải tìm đường về lại Sài Gòn trước khi mưa đổ lại mắc kẹt ở đây. Bỏ lại Gò Công đằng sau, tôi vẫn thấy tiếc vì chưa có dịp thử nhiều món ngon địa phương của thị xã này.

Vừa đi vừa ngoái lại, trong đầu vẫn còn văng vẳng câu hát “Từ Long An, Mộc Hóa, Mỹ Tho xuôi về Gò Công…”. Xuôi về cái miền đất này một ngày ngắn ngủi mà cũng thấy nhớ đất, nhớ người làm sao. Sẽ có dịp, tôi trở lại Gò Công để thưởng thức phong vị ẩm thực và nhìn ngắm lại cuộc sống yên bình, tươi đẹp nơi đây.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cuối Tuần Cả Gia Đình Vi Vu Khu Du Lịch Bửu Long trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!