Bạn đang xem bài viết Đà Nẵng Có Nhiều Tiềm Năng Phát Triển Kinh Tế Đêm được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hình thành các sản phẩm, dịch vụ để đưa Đà Nẵng trở thành “thành phố không ngủ” về đêm chính là mong muốn của những người làm du lịch tại tọa đàm “Kích cầu du lịch Đà Nẵng: Vai trò của sản phẩm, dịch vụ giải trí đêm” diễn ra sáng 10-7, do Hiệp Hội Du lịch Đà Nẵng phối hợp Công ty CP Tập đoàn Sun World, hãng hàng không Vietnam Airlines tổ chức.Đà Nẵng cần có các sản phẩm, dịch vụ phong phú để thu hút du khách nhằm phát triển kinh tế đêm. Trong ảnh: Du khách dạo chơi, mua sắm tại chợ đêm Sơn Trà. Ảnh: THU HÀ
Kinh tế đêm – động lực mới cho ngành Du lịch
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh cho biết, trong bối cảnh du lịch Đà Nẵng hậu Covid-19, việc gia tăng những sản phẩm, dịch vụ ban đêm có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sức hút cho điểm đến Đà Nẵng ngay cả trong mùa thấp điểm cũng như gia tăng chi tiêu của du khách.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chỉ ra rằng, Đà Nẵng hiện mới chỉ đáng sống vào ban ngày, nghĩa là còn dư địa rất lớn để phát triển kinh tế ban đêm. Người dân địa phương vẫn có thói quen đi ngủ sớm, sợ tiếng ồn, chưa hiểu rõ về kinh tế đêm.
Đà Nẵng mới chỉ có các hoạt động về đêm như chợ đêm, bar, hoặc dạo phố chứ chưa có nền kinh tế ban đêm nên Đà Nẵng đang bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển. Cũng theo Tiến sĩ Trần Đình Thiên, cần có sự đồng thuận trong chính quyền và người dân; hiểu được lợi thế và điểm yếu của Đà Nẵng trong phát triển kinh tế đêm để tận dụng thời cơ “thoát nguy” và “bứt phá” trong thời điểm này.
Đà Nẵng có thể trở thành “thủ phủ” du lịch ban đêm của Việt Nam
Đó là khẳng định của Tiến sĩ Trần Đình Thiên về tiềm năng của Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng cần khẩn trương xây dựng một chương trình, chiến lược phát triển kinh tế đêm trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn tới của Đà Nẵng như một nội dung ưu tiên. Trong đó, phát triển các ngành, các sản phẩm phục vụ kinh tế ban đêm và các chính sách khuyến khích…
Các hoạt động vui chơi, giải trí cần phải được đầu tư bài bản, có sức hút với du khách. Trong ảnh: Hoạt động hô hát bài chòi diễn ra vào các cuối tuần tại khu vực cầu Rồng. Ảnh: THU HÀ
Các sản phẩm phục vụ kinh tế ban đêm là các loại hình sản phẩm khác với ban ngày nên phải có sự chuẩn bị, trong đó chuỗi sản phẩm ban đêm rất quan trọng. Các Hiệp hội du lịch, công ty du lịch phải phát triển các loại hình sản phẩm đó thành các chuỗi.
Ban đầu có thể các chuỗi đó ngắn nhưng phải có vì nếu khách thấy chỉ có một hoạt động thì sẽ chán. Ít nhất các đơn vị phải cùng hợp tác để giảm rủi ro tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm. Bên cạnh đó, để duy trì hoạt động cần quan tâm đến hạ tầng và khung pháp lý để bảo đảm cho dân. Khi có cơ sở để thông qua với dân rồi thì sẽ bảo vệ cho các nhà đầu tư, bảo vệ những người tham gia vào kinh tế ban đêm…
Trong khi đó, ông Dương Phú Nam, Tổng giám đốc Sun World Holding cho rằng, khách đi chơi thường có nhu cầu tiêu tiền rất lớn, có tâm lý muốn tiêu hết số tiền mang đi, theo nghiên cứu thì chi tiêu của du khách 30% sẽ dành cho ban ngày, 70% vào ban đêm, như vậy ta đang mất doanh thu.
Bài toán làm “kinh tế thâm canh” sẽ rất cần thiết, Đà Nẵng có lượng khách đến lớn nhưng không có chỗ để tiêu tiền, do đó cần tạo ra chỗ cho khách tiêu tiền cả ban ngày lẫn ban đêm. Khi đó cả người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước và khách hàng đều được hưởng lợi.
“Bốn chủ thể này của nền kinh tế nếu làm tốt, sẽ có mối quan hệ cực kỳ bền vững. Khách hàng hài lòng thì tiêu tiền nhiều hơn, tiêu tiền nhiều hơn thì nhân dân được hưởng, doanh nghiệp được hưởng khi mở các mô hình này ra hút khách.”, ông Nam chia sẻ.
Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch cho biết, hiện thành phố cơ bản đã hình thành các dịch vụ du lịch về đêm bao gồm vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm như công viên châu Á, Bà Nà Hills, một số bar, địa điểm vui chơi giải trí có thưởng. Các show diễn, hoạt động lễ hội dọc sông Hàn, phố đêm, phố đi bộ.
Sở Du lịch sẽ triển khai một số giải pháp, như định hướng phát triển kinh tế ban đêm theo 4 nhóm hoạt động chính; quy hoạch phát triển kinh tế ban đêm giai đoạn 1 (dự kiến từ năm 2021 – 2023) sẽ thí điểm chọn các dịch vụ sẵn có như Phố du lịch An Thượng, Tuyến phố đi bộ Bạch Đằng – cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Hưng Đạo, Tuyến đường ven biển; giai đoạn 2 (dự kiến từ năm 2023 – 2025) sẽ xác định một số khu vực trọng điểm mở rộng; nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế ban đêm và trình HĐND thành phố thông qua trong năm 2020;
Đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế đêm; đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ ban đêm; tăng cường xúc tiến quảng bá kinh tế ban đêm; triển khai các giải pháp về bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng dịch vụ; phát triển nguồn nhân lực và bảo đảm công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế ban đêm.
“Chúng tôi tin tưởng rằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên với sự phối hợp, chung tay của Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội, ngành Du lịch sẽ khởi sắc và tiếp tục phát triển trong thời gian tới”, bà Hạnh cho hay.
Ông Trần Lực, Phó Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ lữ hành Saigon tourist – chi nhánh Đà Nẵng: Cần sản phẩm độc đáo, khác biệt
“Đà Nẵng đang gặp một trở ngại là các điểm mua sắm, vui chơi giải trí nằm cách xa nhau, việc đi lại sẽ mất thời gian của du khách. Thành phố nên đầu tư một khu mua sắm, vui chơi giải trí, mua sắm đủ lớn để có thể đưa khách vào đó. Cần đầu tư về sản phẩm, phải thực sự đa dạng và độc đáo, khác biệt. Hiện tuyến đường Bạch Đằng có rất nhiều lợi thế nhưng chưa khai thác được hết lợi thế này. Thành phố nên mạnh dạn quy hoạch để các doanh nghiệp có thể đầu tư vào khu vực này để thu hút khách. Các doanh nghiệp đầu tư phải có cam kết về môi trường, vệ sinh, an toàn…”
Ông Lê Tấn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Nam Vitours: Nên xây dựng phố đi bộ lớn ở trung tâm
“Đà Nẵng nên tập trung làm ngay và làm quyết liệt để cho ra đời một phố đêm, phố đi bộ đủ lớn ngay trung tâm, vừa thu hút khách du lịch, vừa thu hút sự tham gia của người dân địa phương để tạo nên một diện mạo mới cho Đà Nẵng. Khu phố này có thể bao gồm: mua sắm, tham quan, các dịch vụ truyền thống, trình diễn ẩm thực…”
THU HÀ
Du Lịch Lai Châu Có Nhiều Tiềm Năng Phát Triển
Du lịch Lai Châu có nhiều tiềm năng phát triển. Lai Châu đã và đang hoàn thiện Đề áɴ Xây dựng bản nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn đoạn 2020 – 2025. Trong đó, lựa chọn 11 bản nông thôn kiểu mẫu để phát triển du lịch.
Là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, Lai Châu nằm trên cung đường Tây Bắc, giữa 2 khu du lịch nổi tiếng gồm di tích lịch sử Điện Biên phủ (Điện Biên) và khu du lịch Sa Pa (Lào Cai).
Mảnh đất ấy hội tụ đa dạng trong bản sắc văn hoá của 20 dân tộc anh em, với những lễ hội ᴛʀᴜʏền thống độᴄ đáo (Lễ Hạn Khuống, Lễ hội mừng măng mọc, Lễ hội Then Kin Pang, Hội Hoa Ban,… cùng với đó, sự ưu đãi của thiên nhiên với những phong cảnh đẹp, những bản làng còn ɴɢᴜʏên sơ đầy sức hút đã tạo cho Lai Châu tiềm năng du lịch qúy giá để phát triển cáᴄ loại hình du lịch nʜư du lịch sinh thái, vui chơi ɢɪải trí, nghỉ dưỡng chữa ʙệɴʜ, mạo ʜɪểᴍ…
Được sự quan tâm đầu tư, hiện, hệ thống giao thông trong tỉnh tương đối thuận lợi, quốc lộ 4D nối Lai Châu với Lào Cai, có cửa khẩu quốc gia đường bộ Ma Lù Thàng tiếp giáp với Trung Quốc nên khả năng đón kháᴄh du lịch của Lai Châu trong tương lai rất lớn và thuận tiện kể cả kháᴄh du lịch nội địa và kháᴄh du lịch quốc tế trực tiếp từ Trung Quốc khi tuyến đường Xuyên Á và hệ thống giao thông liên tỉnh được đầu tư nâng ᴄấᴘ hoàn chỉnh. Bởi vậy, du lịch của Lai Châu có nhiều cơ hội hơn để “cất cáɴh”.
Mảnh đất nơi miền biên viễn có rất nhiều điểm đến đầy sức hút, trong đó nổi bật nʜư: Tháᴄ ᴛìɴʜ (huyện Tam Đường) nằm giữa một vùng núi non trùng điệp, nhìn từ xa tháᴄ giống nʜư một dải lụa mềm mại đang thả mình trong không ɢɪᴀɴ bao la của núi rừng hùng vĩ; Lai Châu có Bản Nà Kʜương và khu Du lịch Phiêng Tiên, xã Bản Bo (Tam Đường) với hơn 60 hộ dân là đồng bào dân tộc Thái có bản sắc văn hóa vô cùng độᴄ đáo. Không những vậy, địa danh này có rừng, có núi, có những cáɴh đồng lúa xanh mướt và dòng suối Nậm Mu uốn lượn bao quanh. Đặc biệt, từ tập quáɴ canh táᴄ lúa nước, bà con đã chế tạo ra những cọn nước (guồng nước ); Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ (xã Sin Súi Hồ) cáᴄh thành phố Lai Châu 30km. Nằm ở độ cao khoảng trên 1500m, bản Sin Súi Hồ là nơi sinh sống của hơn 100 hộ dân là người Mông. Sin Suối Hồ được ví nʜư một bức tranh thủy mặc với những cáɴh rừng ɴɢᴜʏên sinh xanh tốt, những tháᴄ nước bọt tung trắng suốt bốn mùa, những ngôi nhà trình tường, những vườn địa lan, vườn đào rực rỡ.
Lai Châu được biết đến là có cao ɴɢᴜʏên Dào San là những cáɴh rừng xanh ngút ngàn, những đồi thảo quả trải dài đến vô tận, những con đường nhiều tầng xuyên qua mây trắng những dòng suối róc ráᴄh chảy, những thửa ruộng bậc thang leo lên đỉnh núi. Cùng với đó, cao ɴɢᴜʏên Sìn Hồ nằm trên độ cao hơn 1500m, được ví nʜư Sa Pa thứ hai của khu vực Tây Bắc, thời tiết trong ngày ở đây mang đặc điểm của 4 mùa trong năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18 độ C. Tới đây, du kháᴄh sẽ có dịp được ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng, được khám phá những phong tục tập quáɴ độᴄ đáo trong đời sống sinh hoạt của bà con dân bản và đặc biệt là được tʜưởng thức những món ăn mang đậm ʜương vị của núi rừng nʜư thịt trâu quấn lá lốt, lợn bản, cá suối, thắng cố, xôi nếp nương…
Lai Châu còn nổi tiếng với Đỉnh Bạch Mộc Lương ᴛử (xã Sin Súi Hồ, Phong Thổ) với độ cao 3.045m so với mực nước biển, là một trong 5 ngọn núi cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Không những thế, nếu Fansipan được ví là “nóc nhà của Đông Dương” thì Pu Ta Leng chính là nóc nhà thứ hai mà những du kháᴄh ham mê tháᴄh thức muốn chinh phục dù chỉ một lần bởi có cả vẻ đẹp của thiên nhiên cùng cáᴄ loại hoa rừng đặc biệt là hoa đỗ quyên nở rộ từ khắp sườn núi lên tới đỉnh.
Thiên nhiên cũng ban tặng cho Lai Châu quần thể hang động Pu Sam Cap, nơi được ví là “Tây Bắc đệ nhất động”. Hiện Pu Sam Cap có hai động đang đón kháᴄh du lịch là động Thiên Môn và động Thiên Đường với nhiều nhũ đá kỳ ảo, huyền bí, ẩn chứa nhiều câu chuyện cảm động của con người miền núi. Ngoài ra, có thêm Động Tiên Sơn (xã Bình Lư, Tam Đường) gồm 49 cung nối tiếp nhau chạy dài thông qua hai sườn núi, càng đi vào sâu thì cung càng lớn, trong động có nhiều thạch nhũ với những hình thù kháᴄ nhau, điều đặc biệt là trong động có dòng suối trong vắt chảy qua, uốn lượn quanh trong lòng động tạo cho du kháᴄh cảm giáᴄ nhẹ nhàng, tʜư thái.
Bởi vẻ đẹp say lòng người của đất trời Lai Châu đã thu hút không chỉ du kháᴄh mà còn trở thành điểm đến của nhiều nʜɪếᴘ ảnh gia, văn nghệ sĩ và cáᴄ đoàn làm phim…
Vừa qua, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam đã có một chuyến đi thiện ɴɢᴜʏện thành công tại Lai Châu. Tại đây, cáᴄ người đẹp Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam gồm Hoa hậu Kháɴh Vân, Á hậu Kim Duyên, người đẹp Đào Thị Hà, ɴɢᴜʏễn Thị ʜương Ly Lê Thu Trang, Lê Hoàng Pʜương, ᴘʜạᴍ Thị Anh Tʜư, Vũ Quỳnh Trang, Lương Ý Nʜư, Ngô Trúc Linh đã có dịp trải nghiệm những tiện ích, dịch ᴠụ và quảng bá văn hóa, du lịch tỉnh Lai Châu.
Đặc biệt, mới đây, một tổ sản xuất gồm đạo diễn, biên kịch, quay phim, hoạ sĩ đã tới nhiều điểm trường, đồn biên phòng ở Lai Châu lấy chất liệu thực tế và chắp bút sáɴg táᴄ kịch bản phim “Mùa xuân ở lại”. Với toàn bộ bối cảnh quay được thực hiện tại huyện Phong Thổ, Tam Đường, thành phố Lai Châu và cáᴄ điểm bản du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng, phục dựng cáᴄ lễ hội ᴛʀᴜʏền thống, cáᴄ trò chơi dân ɢɪᴀɴ, cáᴄ nét văn hoá của cộng đồng cáᴄ dân tộc của tỉnh Lai Châu… Bộ phim dài 4 tập hứa hẹn mang tới những hình ảnh ấn tượng của núi rừng hùng vĩ, dự kiến được phát sóng vào 21h40 cáᴄ ngày từ 25 – 28/1 (mùng 1 đến mùng 4 Tết) trên kênh VTV1.
Được biết, thời ɢɪᴀɴ qua, tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh công táᴄ quảng bá cũng nʜư thu hút đầu tư để “đáɴʜ thức” và phát triển tiềm năng du lịch của địa pʜương. Tỉnh đã và đang hoàn thiện Đề áɴ Xây dựng bản nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn đoạn 2020 – 2025. Trong đó, lựa chọn 11 bản nông thôn kiểu mẫu để phát triển du lịch.
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” – Lai Châu đang hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để từng bước trở thành điểm đến hấp dẫn du kháᴄh cũng nʜư nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhiều Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sơn La
Tỉnh Sơn La, nằm trên trục đường Quốc lộ 6, cách Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc. Với vị trí địa lý là trung tâm của vùng Tây Bắc và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, Sơn La đang sở hữu những tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn là những tiềm năng lớn có thể tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, các du khách trong và ngoài nước, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do địa hình núi xen thung lũng và sự hình thành của nhiều hồ thủy điện trên địa bàn khiến cho khí hậu Sơn La chia thành nhiều tiểu vùng khí hậu, đặc trưng như: vùng khí hậu mát mẻ từ 18 oC – 21 o C rất phù hợp để phát triển du lịch (cao nguyên Mộc Châu, Tà Xùa – Bắc Yên, Co Mạ – Thuận Châu, Ngọc Chiến – Mường La…), ngoài ra còn có những tiểu vùng khí hậu nóng ẩm như Sông Mã, Mường La, Phù Yên… Với khí hậu mát mẻ, vào mùa xuân, trên cao nguyên Mộc Châu với những nương đồi hoa mơ, hoa mận, hoa đào, những cánh đồng hoa cải… tạo nên sức lôi cuốn khách du lịch về tụ hội.
Với địa hình nhiều núi đá vôi, tạo nên hệ thống những hang động kỳ thú như hang Dơi, Ngũ động bản Ôn (Mộc Châu), hang Nhả Nhung, Chi Đảy (Yên Châu), hang Thẳm Tát Tòng (TP Sơn La), hang Hua Bó (Mường La)… Hệ thống sông suối, hồ ở Sơn La hết sức phong phú, dồi dào, tạo nên những cảnh quan thiên nhiên đẹp như Thác Dải Yếm (Mộc Châu), Thác Tạt Nàng (Chiềng Yên, Vân Hồ)… đặc biệt là hệ thống sông Đà tạo nên một nền văn hóa sông nước truyền thống lâu đời. Sau khi Nhà máy thủy điện Sơn La hình thành, đã tạo nên lòng hồ thủy điện với chiều dài 150km, diện tích khoảng 16.000ha là một tiềm năng lớn cho khai thác phát triển du lịch lòng hồ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có những hồ khác rất có tiềm năng phát triển du lịch như: Hồ bản Áng (Đông Sang, Mộc Châu), hồ Chiềng Khoi (Yên Châu), hồ Tiền Phong (Mai Sơn)… Ngoài ra, Sơn La còn có nguồn tài nguyên suối nước nóng hết sức phong phú như: Suối nước nóng bản Mòng, Hua La, TP Sơn La ; suối nước nóng Mước Bú, Ngọc Chiến, Mường La.
Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc, trong đó chiếm đa số là các dân tộc Thái, Kinh, Mông, Mường. Đây được xem là những tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù có thể khai thác để tạo thành những sản phẩm du lịch văn hoá có giá trị. Các dân tộc Sơn La hiện đang lưu giữ tại cộng đồng những giá trị văn hoá mang đậm bản sắc của vùng Tây Bắc, đã và đang tạo nên sự khác biệt của của sản phẩm du lịch Sơn La – Tây Bắc. Các dân tộc đều có bản sắc văn hoá độc đáo, có những nét tương đồng và những nét khác biệt tạo nên các truyền thống văn hoá đặc trưng hơn cho Sơn La. Hiện nay nhiều làng bản dân tộc ở Sơn La còn lưu giữ được nhiều giá trị sinh hoạt, văn hoá truyền thống. Nhiều làng bản dân tộc đã bước đầu phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng như: Bản Nà Bai, bản Phụ Mẫu 1 và Phụ Mẫu 2 (xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ); bản Hua Tạt (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ); Bản Hài, bản Cá và bản Bó (xã Chiềng An, thành phố Sơn La); Bản Tông và bản Hụm (xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La); Bản Han 2, Han 4 và bản Han 5 (xã Mường Do, huyện Phù Yên); Bản Lướt (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La); Bản Ka, bản Đức (xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai); Trung tâm xã Hồng Ngài – văn hoá dân tộc Mông gắn với hang vợ chồng A Phủ (huyện Bắc Yên).
Là vùng đất có lịch sử chống giặc ngoại xâm, đã góp phần nên những chiến công vang dội cho lịch sử nước nhà, hiện nay, Sơn La có rất nhiều di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có 1 di tích đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt – Nhà Tù Sơn La do Thực dân Pháp xây dựng năm 1908 trên đồi Khau Cả, là nơi giam giữ nhiều chiến sỹ cách mạng Việt Nam. Tại đây giam cầm hàng ngàn tù nhân chính trị, trong đó có nhiều cán bộ chủ chốt của cách mạng Việt Nam như Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị… Ngoài ra còn có các di tích khác như: Văn bia Quế lâm ngự chế – Đền thờ vua Lê Thái Tông (Thành phố Sơn La); Đồn Mộc Lỵ (huyện Mộc Châu); Kỳ Đài Thuận Châu (nơi Bác Hồ về thăm và nói chuyện với đồng bào các dân tộc Thuận Châu); Cứ điểm Nà Sản, tượng đài Thanh niên xung phong – Mai Sơn; Cầu Tà Vài với chiến công nữ dân quân Yên Châu bắn rơi máy bay Mỹ; Danh thắng Hang Dơi – Mộc Châu; Hang Chi Đảy – Yên Châu; Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Và – Sốp Cộp.
Các dân tộc thiểu số ở Sơn La có nhiều lễ hội và các trò chơi dân gian gắn với mùa vụ trong năm. Các lễ hội này mang đậm tính trữ tình, giao duyên nam nữ, hạnh phúc gia đình và tình hữu nghị các bản làng, dân tộc. Dân tộc Thái có Lễ hội hoa Ban tại Mộc Châu diễn ra vào mùa hoa ban nở dịp tháng 3, lễ hội Lồng Tồng xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu, Lễ hội đua thuyền (gắn với truyền thuyết đánh giặc sông) huyện Quỳnh Nhai. Dân tộc Mông có Lễ hội Nào Sồng (Mộc Châu), Lễ hội Tu Su (Yên Châu) với nhiều trò chơi dân gian được duy trì. Dân tộc La Ha có lễ hội Mừng cơm mới. Người Kháng ở Quỳnh Nhai có Lễ hội Xen Pang Ả, đây là lễ hội có ý nghĩa đối với đồng bào dân tộc Kháng, là dịp để mọi người tạ ơn tổ tiên và các thế lực siêu nhiên đã giúp đỡ cho họ có sức khỏe, bản mường yên bình, no ấm. .. Hàng năm, vào dịp ngày 02/9 tại thị trấn huyện Mộc Châu lại diễn ra ngày hội văn hóa các dân tộc, là dịp để nhân dân tụ hội, mừng tết độc lập, giao lưu văn hóa, thể thao, thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn.
Về ẩm thực, các dân tộc thiểu số ở Sơn La có nhiều món ăn đặc sản như: rượu cần, rượu hoẵng, Pa pỉnh tộp (cá nướng), Mọ tu cáy (gà tơ tần), Thịt hun khói, Cơm lam, Bánh dầy… là những món ăn hấp dẫn đối với khách du lịch.
Các sản phẩm thủ công truyền thống như khăn piêu của dân tộc Thái, vải thổ cẩm, đệm bông gạo, các đồ vật bằng mây tre đan với các hoa văn độc đáo. Hay những bộ trang phục rực rỡ của phụ nữ người Mông được làm thủ công bằng tay, . .. Là những sản phẩm hết sức độc đáo, ý nghĩa, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; là tiềm năng để xây dựng sản phẩm du lịch về trải nghiệm nghề truyền thống, là quà tặng ý nghĩa với du khách khi về thăm Sơn La.
Với những tiềm năng về tự nhiên và nhân văn phong phú, Sơn La đang từng bước phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Theo đó, định hướng phát triển các dòng sản phẩm thế mạnh là du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí và cuối tuần ở các vùng cảnh quan; du lịch văn hóa; du lịch tham quan danh lam thắng cảnh; du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng; du lịch thể thao mạo hiểm, khám phá; du lịch tâm linh… Phát huy tối ưu tiềm năng và thế mạnh du lịch Sơn La sẽ phát triển nhanh và hiệu quả, bởi vậy, Du lịch Sơn La kêu gọi các nhà đầu tư đến khảo sát, tham quan để tìm kiếm cơ hội đầu tư, đưa du lịch Sơn La ngày một phát triển bền vững.
Song Uyên
Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Của Tp. Đà Nẵng
Đến với Tp.Đà Nẵng, điều gây ấn tượng với du khách là bầu không khí hết sức trong lành và mát mẻ mà không phải thành phố nào cũng có được. Thành phố có dòng sông Hàn thơ mộng nằm yên bình, êm ả để du khách có thể dạo bộ hoặc ngồi tĩnh lặng ngắm dòng sông hiền hòa trôi. Hằng đêm du khách có thể ngồi trên du thuyền cùng gia đình tận hưởng cảm giác bồng bềnh và hơi mát của sóng nước….Nơi đây còn nổi tiếng với những cây cầu xinh đẹp như cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng…Hàng năm cũng chính trên dòng sông Hàn là nơi tổ chức các sự kiện như Lễ hội pháo hoa quốc tế, đua thuyền…
Đà Nẵng còn có khu du lịch Bà Nà, quanh năm khí hậu ôn hoà, đây thực sự là một khu nghỉ dưỡng lý tưởng cho gia đình. Núi Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là một thắng cảnh nổi tiếng cũng nằm trên địa phận phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía đông nam ngay trên tuyến đường Đà Nẵng- Hội An. Hay những núi đá vôi nằm rải rác trên diện tích khoảng 2km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn. Mỗi ngọn núi có một vẻ đẹp riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong…
Cách trung tâm Tp. Đà Nẵng khoảng 7km còn có bán đảo Sơn Trà có diện tích gần 4400ha, hiện đang được xây dựng thành một số khu du lịch với những bãi tắm thơ mộng, có nơi thích hợp với du lịch mạo hiểm hoặc du lịch lặn và vùng biển bao quanh Sơn Trà trong tương lai là một trong 15 khu bảo tồn biển quốc gia. Ở Bán đảo Sơn Trà du khách có thể ngâm mình dưới làn nước mát trong xanh trên những bãi tắm tuyệt đẹp với nhiều quẩn thể san hô gần bờ. Ngoài ra, ở đây du khách còn được thưởng thức nhiều món đặc sản như mì Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo rất đặc trưng của vùng miền, cùng hải sản tươi ngon; tham gia các sự kiện du lịch lớn như: cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, cuộc thi dù bay quốc tế…
Với những lợi thế của mình, theo thống kê của ngành du lịch, chỉ tính riêng đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân hàng năm của Tp. Đà Nẵng đạt 22% (tăng 8% so với kế hoạch đề ra), từ 774.000 lượt (năm 2006) lên 1.770.000 lượt (năm 2010). Doanh thu du lịch bình quân hàng năm đạt 25% (tăng 7% so với kế hoạch), từ 435 tỷ đồng (năm 2006) lên 1.239 tỷ đồng (năm 2010). Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch tăng từ 958 tỷ đồng (năm 2006) lên 3.097 tỷ đồng (năm 2010).
Hiện nay Tp. Đà Nẵng cũng đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình công cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch; đẩy mạnh các dự án đầu tư du lịch; mở rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; xây dựng hàng loạt sản phẩm du lịch mới, có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch; triển khai các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước; đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam…Bên cạnh đó, việc các đường bay quốc tế và các đường bay thuê chuyến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Úc, Mỹ,… đến Đà Nẵng ngày càng được mở rộng khiến lượng khách du lịch từ các thị trường này tăng dần…
Trong phương hướng phát triển du lịch Tp.Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015, ngành du lịch Đà Nẵng đã xác định 3 đích cụ thể là: phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái; phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề; và phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị, hội thảo. Ngành du lịch Đà Nẵng cũng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đón được 4 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế và 3 triệu lượt khách nội địa; tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân hàng năm đạt 18%. Thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm của Đà Nẵng là các nước khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc); Đông Nam Á (Singapore, Malayxia, Thái Lan); Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan…); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); Úc và Đông Âu (Nga). Doanh thu du lịch đạt 3.420 tỷ đồng, tăng bình quân 23%, nâng tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố từ 5,12% lên 7%./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đà Nẵng Có Nhiều Tiềm Năng Phát Triển Kinh Tế Đêm trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!