Bạn đang xem bài viết Đặc Sắc Chợ Phiên Sin Suối Hồ Đầu Năm Mới được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chợ phiên Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) họp vào thứ 7 hàng tuần, rơi đúng vào ngày 2 Tết nguyên đán Tân Sửu.
Những ngày đầu năm mới Tết Nguyên đán Tân Sửu 2023, bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển, mùa nào cũng vậy, cảnh sắc nơi đây đều đẹp. Đi dọc trên cung đường uốn lượn quanh co, với sương mù phủ trắng khắp các triền núi khiến vùng quê biên giới càng trở nên hùng vĩ và hấp dẫn du khách. Đặc biệt, hoa đào, địa lan nở bung vào mùa Xuân.
Chợ phiên Sin Suối Hồ là điểm văn hóa cộng đồng, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Khi đặt chân tới bản Sin Suối Hồ, gặp đúng khung cảnh chợ phiên vùng cao, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước nét hoang sơ, truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Chợ nơi đây không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa thông thường mà còn là không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc trưng của đồng bào Mông nơi biên cương Tổ quốc. Ghé thăm chợ, không khí mua sắm ở chợ rất đông vui, nhộn nhịp, không chen lấn, xô đẩy mà con người cư xử rất nhẹ nhàng, văn minh.
Cảnh mua bán nhọn nhịp, vui vẻ ở chợ phiên Sin Suối Hồ.
Sản phẩm bày bán chủ yếu là nông sản do bà con nuôi, trồng hoặc thu hái từ rừng, hoặc những bộ trang phục truyền thống do các bà, các mẹ thêu thùa, may dệt. Tận dụng thời gian rảnh không có khách, các bà, các mẹ tranh thủ thêu những tấm thổ cẩm bắt mắt, thu hút khách du lịch.
Cánh đàn ông lựa chọn mua dao, rựa dùng cho công việc.
Chị Sùng Thị Mẩy, tiểu thương ở chợ chia sẻ: Gia đình chị ở trong bản Sin Suối Hồ, phiên chợ nào chị cũng mang trang phục, tấm thổ cẩm đến bày bán tại chợ. Các sản phẩm này đều được chị làm bằng tay và bán rất chạy. Nhất là những ngày đầu năm mới bà con đi chợ mua sắm rất đông vui, nhộn nhịp họ mua những vật dụng để chuẩn bị may quần áo cho cả năm mới. Ngoài ra, trong chợ còn bày bán đồ gia dụng, đồ dùng sinh hoạt thường ngày để phục vụ nhu cầu của người dân. Cùng đó, còn có những gian hàng ẩm thực được bày riêng một khu để du khách có không gian thưởng thức các món ăn truyền thống.
Chợ phiên Sin Suối Hồ bày bán sản phẩm nông nghiệp của đồng bào dân tộc Mông.
Đặc biệt, khi tới thăm phiên chợ hầu hết các du khách đều ấn tượng nhất hoạt động ở chợ không có cảnh kỳ kèo ngã giá, bớt một thêm hai. Người bán chỉ bán duy nhất một giá mà không hề thay đổi dù món hàng đó đến tan chợ không ai mua. Kể cả rau, quả có héo thì bà con cũng không hạ giá, cho dù phải mang về nhà nhưng họ nhất quyết không bán đổ, bán tháo. Cách bán này cũng thể hiện phẩm chất thật thà, trung thực và thẳng thắn của đồng bào Mông. Du khách Nguyễn Thu Trang, ở tỉnh Điện Biên vui vẻ nói: Khi chị đặt chân lên mảnh đất này, chị thấy con người ở đây rất hiền hòa, thân thiện và mến khách. Người dân không bị đô thị hóa, họ vẫn mang đậm nét mộc mạc, chân chất của người Mông. Đặc biệt, vẫn gìn giữ được các nghề truyền thống, phong tục trong sinh hoạt hàng ngày.
Một gian hàng bán trang phục truyền thống của người Mông.
Còn du khách Đoàn Ngọc Luận đến từ thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Ở một bản vùng sâu, vùng xa trong những ngày đầu năm mới phiên chợ diễn ra rất đặc sắc, nhộn nhịp. Chợ ở đây sạch sẽ, không rác thải và con người thân thiện, họ vẫn giữ được tất cả nét văn hóa của dân tộc mình. Theo già làng trong bản Sin Suối Hồ, trước đây trên địa bàn xã Sin Suối Hồ không có chợ. Muốn đi chợ, bà con phải xuống tận chợ trung tâm xã Mường So, huyện Phong Thổ hoặc chợ San Thàng, thành phố Lai Châu cách khoảng 20 – 30 km. Nhưng từ năm 2014, khi bản Sin Suối Hồ sắp được công nhận là bản du lịch cộng đồng, người dân trong bản đã tụ họp với nhau. Họ bàn bạc việc xây dựng chợ với mục tiêu chợ vừa là nơi trao đổi, mua bán, sinh hoạt của bà con sở tại và vừa để thu hút thêm khách du lịch đến địa phương. Để có mặt bằng xây dựng chợ, Trưởng bản Sin Suối Hồ Vàng A Chỉnh đã tự nguyện hiến gần1.000 m2 đất của gia đình để san gạt, quy hoạch thành chợ. Các hộ được huy động để trồng cây xanh, kê đá, đóng cọc dựng các gian hàng trong chợ. Ngày đầu chợ chỉ có 5 đến 7 chiếc lán nhỏ, nhưng đến nay, bà con đã mở rộng được hơn 70 gian hàng.
Người Mông bản Sin Suối Hồ đến nay vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng, từ trang phục truyền thống đến các món ăn ẩm thực.
Ông Vàng A Chỉnh, Trưởng bản Sin Suối Hồ cho biết: Cũng như các phiên chợ vùng cao, chợ Sin Suối Hồ được họp phiên vào thứ bảy hàng tuần và diễn ra từ sáng sớm đến 11 – 12 giờ trưa. Người Mông bản Sin Suối Hồ đến nay vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng, từ trang phục truyền thống đến các món ăn ẩm thực. Vào phiên chợ hay dịp khách du lịch tới thăm, bà con còn tụ tập giao lưu văn nghệ để du khách thưởng thức. Thực tế cho thấy, việc xây dựng chợ phiên Sin Suối Hồ đã giúp bà con gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Mặt khác, giúp bà con xóa bỏ tư tưởng tự cung tự cấp, quen với cách buôn bán để tạo ra các sản phẩm nông sản mang tính hàng hóa. Cùng đó, tạo điều kiện để người phụ nữ dân tộc Mông được ra ngoài, giao lưu, khẳng định vị trí của của mình trong gia đình và xã hội.
Phiên Chợ Nổi Ngã Năm
Chợ nổi Ngã Năm là khu vực chợ lớn nhất Sóc Trăng, một đặc trưng vùng sông nước không thể bỏ lỡ khi có dịp du lịch miền Tây thăm thú. Nét văn hóa nơi đây không trùng lặp với bất kì một địa điểm nào, cùng tìm hiểu xem những gạch đầu dòng khi nhắc về chợ nổi Ngã Năm sẽ là gì bạn nhé! 1. Vài nét về chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng 1.1 Chợ nổi Ngã Năm ở đâu?
Sóc Trăng là một trong những tỉnh thành thuộc vùng đồng bằng sông nước. Ngoài chùa Dơi, vườn cò Tân Long… thì đặc trưng của nơi này còn có chợ nổi Ngã Năm nức tiếng du khách xe gần. Ngay từ khi mới hình thành chợ đã thu hút đông đảo người mua, kẻ bán. Lâu dần điểm tụ tập trên trở thành thói quen thường nhật, không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân Sóc Trăng.
Cụ thể, chợ nổi Ngã Năm nằm tại huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng gần 60km. Đây có thể được xem như là một trung tâm thương mại sầm uất nhất cả tỉnh, bên cạnh đó còn là địa điểm du lịch miền Tây hấp dẫn không thể bỏ sót khi khách về đây.
Nguồn gốc của tên gọi chợ nổi Ngã Năm xuất hiện bắt đầu từ lúc người Pháp đào kênh Xẻo Chính tạo thành năm nhánh sông, hướng chảy về các tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang.
1.2 Thời gian nhóm chợ nổi Ngã Năm vào lúc nào?Chợ dưới quê thường họp rất sớm. Kết thúc phiên chợ cũng sớm. Từ khoảng 4h sáng, trên sông đã tấp nập ghe thuyền trang hoàng, sắp xếp vật phẩm chuẩn bị buôn bán.
Theo kinh nghiệm du lịch miền Tây, đi vào lúc 5h sáng chính là thời điểm chợ đông, lúc này khách có thể mua được những mặt hàng tươi xanh nhất. Đến tầm 7h – 8h sáng là lúc chợ tan, khác hẳn với nhiều phiên chợ ở những miền khác thời gian từ 7h – 8h chỉ mới bắt đầu.
Sở dĩ người miền Tây thường có thói quen họp chợ sớm là do họ đã quen với việc đồng án. Vừa lúc nắng lên thì chợ tan, bởi giữa nắng hầu như chẳng còn ai đi chợ nữa.
Đến thăm chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng bạn phải thay đổi giờ giấc một chút, ngủ sớm và dậy sớm thì mới có thể hòa vào đời sống dân dã của con người nơi đây được.
1.3 Độc đáo với cây bẹo treo gheLần đầu tiên đi thăm thú chợ nổi nói chung hay chợ nổi Ngã Năm nói riêng, nhiều du khách sẽ có cùng một thắc mắc về chiếc bẹo được treo trên mỗi đầu ghe. Những cây bẹo có tác dụng “quảng cáo” được làm từ chất liệu đơn giản bằng tre hoặc bằng gỗ.
Thân cây thẳng đứng, càng dài càng tốt với mục đích giới thiệu các món vật phẩm ghe ấy bán. Giả sử ghe bán xoài sẽ treo quả xoài lên thân bẹo, quả xoài cứ thế lủng lẳng ở trên cao, từ xa nhìn lại khách có thể nhận biết dễ dàng rồi tìm đến mua.
Không được thuận lợi để trang bày vật phẩm như ở đất liền, vừa phải di chuyển vừa phải gánh chịu những cơn sóng dập dìu nên đây là cách duy nhất mà người bán có thể làm để thu hút khách. Việc trang trí cây bẹo cũng không phải đơn giản, làm sao để mặt hàng treo lên cạnh tranh được với những chiếc ghe lân cận, lại còn phải sặc sỡ, nhiều màu sắc thì lại là cả một vấn đề.
Đối với những ai phượt chợ nổi Ngã Năm lần đầu, chỉ cần đứng yên một chỗ là bạn đã có thể xác định được thứ mình mua đang được bán ở đâu. Rất tiện lợi. Việc còn lại chỉ là chèo ghe tới mua mà thôi.
Hình ảnh chiếc bẹo treo trên mỗi đầu ghe như thế đã trở thành điều tượng trưng khi người ta nhắc về chợ nổi Ngã Năm. Chẳng hiểu sao người miền Tây lại duyên dáng đến thế.
Nhất là những vị khách nước ngoài cứ tủm tỉm mĩm cười, đưa mắt khám phá khắp xung quanh thăm thú. Đối với họ điều này rất độc đáo bởi chẳng nơi đâu ở đất nước của họ phiên chợ lại ngộ nghĩnh như thế cả.
2. Bức tranh tả thực giữa Sóc Trăng đầy sống độngNgày càng nhiều những hoạt động buôn bán diễn ra trên chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng. Hiểu được nét truyền thống trên cần gìn giữ và phát huy hơn nữa, địa phương luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu cần thiết để thêm nữa ngày một phát triển nơi này.
Hòa lẫn giữa những ghe trái cây thơm phức, thỉnh thoảng người ta còn được nghe vài câu giọng cổ, câu hò bộc phát lên một cách ngẫu hứng. Nhất là khi những nàng thiếu nữ đôi mươi vận áo ba ba chèo ghe phụ gia đình buôn bán. Trông sao mà mộc mạc, mà thương, mà yên bình.
Giữa cái ồn ào, náo nhiệt vậy mà người ta thấy an nhiên quá đỗi. Mấy lời chào mời, gọi mua hàng bằng cái giọng đặc sệt miền Tây cứ ngộ nghĩnh và dễ thương tới khó tả. Chẳng phải thế thôi, lắm khi mua hàng rõ ràng là 1, 8kg vậy mà người bán hàng chỉ tính tiền 1, 5kg. Họ bảo bán làm quen, vừa bán vừa cho lần đầu để lần sau tới ủng hộ tiếp.
Thế mà lần sau lại mua tiếp họ vẫn cho thêm vài trái ổi hay vài trái mận. Mấy hành động nhỏ nhặt thế thôi mà khiến người lữ khách thấy yêu thôi là yêu. Chỉ một lần phượt chợ nổi Ngã Năm như thế cũng đủ để bạn ấn tượng và nhớ mãi.
Chẳng có khung cảnh mỹ miều gì cho cam, cái đẹp của nơi đây nằm ở con người, nằm ở những mặt hàng dân dã lênh đênh trên sông mộc mạc, thanh bình. Bởi vậy, trong các tour miền Tây 2 ngày 1 đêm, khách nào khi đi về cũng vô cùng vui vẻ vì đã có những trải nghiệm thật thú vị.
3. Kinh nghiệm mua sắm tại chợ nổi Ngã NămNếu muốn mua quà đem về tặng người thân của mình, bạn có thể tham khảo những mặt hàng trái cây, hoa quả. Vì chủ yếu người bán tại chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng trao đổi trái cây vườn nhà của họ nên trái rất ngọt và ngon, chẳng sợ phân thuốc nhiều như những mặt hàng trái cây bạn hay mua tại thành phố.
Việc trả giá với các chủ ghe tại đây hầu như cũng không cần thiết, chợ nổi tuy nức tiếng xa gần và đông đúc nhưng con người miền Tây quen sống chất phát, thật thà, hầu như chẳng ai nói thách bao giờ. Thậm chí giao tiếp với họ ít lâu bạn còn được tặng quà mang về nữa. Nét duyên này chỉ riêng ở miền Tây mà thôi, chẳng nơi đâu trùng lặp.
Thêm nữa, vấn đề tham quan chợ bằng xuồng ba lá, khách có thể thuê ở gần bờ. Lúc nào cũng có những người làm nghề đưa khách tham quan như thế. Lâu dần trở thành thói quen, mặc dù chưa qua trường lớp nhưng bằng kinh nghiệm của mình, những thắc mắc của bạn sẽ được những người đưa khách giải đáp tất tần tật. Đừng lo rằng bạn sẽ phải mất khoảng phí nào cho việc “thuyết minh” này. Họ chỉ là muốn giới thiệu quê mình đến nhiều nơi rộng rãi hơn thôi, hoàn toàn free phần “thuyết minh” nhé!
Hầu hết thì những người người buôn bán trên sông đã quen với nghề, dân sông nước nên chuyện bơi lội với họ rất dễ dàng. Huống chi điều đó còn gắn với cái nghề, cái nghiệp. Nhưng nếu bạn từ xa tới thì trong quá trình tham quan nên cẩn thận mặc áo phao vào. Mặc dù tốc độ của những chiếc xuồng ba lá bơi bằng sức người rất chậm tuy nhiên vẫn cần chú ý an toàn thì hơn.
Lưu ý rằng đến với chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng tham quan, thăm thú, sau khi thưởng thức các món ăn no nê, bạn phải giữ vệ sinh thật tốt đấy nhé! Mang rác lên bờ và vứt đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường là việc nên làm.
Nếu có dịp một lần đến Sóc Trăng tham quan, tuyệt đối bạn phải ghé thăm chợ nổi Ngã Năm của vùng này. Tuy chẳng có phong cảnh hữu tình, vẻ đẹp mỹ miều như các thắng cảnh khác nhưng nét văn hóa địa phương sẽ là thứ hấp dẫn vô cùng, đem tới trong bạn nhiều những hiểu biết hơn nữa.
Nghề Trồng Hoa Địa Lan Ở Sin Suối Hồ
Bản Sin Suối Hồ – Lai Châu không chỉ được đánh giá là một trong những bản du lịch cộng đồng đẹp nhất cả nước, mà còn là nơi thích hợp để ươm trồng và phát triển các loài lan quý hiếm, đặc biệt là Hoa địa lan, mỗi dịp tết đến xuân về, các chậu địa lan Sin Suối Hồ lại lan tỏa đi các vùng miền của tổ quốc đem lại niềm vui và sắc xuân cho mọi gia đình.
Dân bản chăm sóc Hoa Địa Lan.
Nằm trên độ cao 1500m so với mực nước biển với nhiệt độ thời tiết ôn hòa, độ ẩm phong phú, ánh sáng phù hợp, thổ nhưỡng phì nhiêu, không gian thoáng đãng, cùng với sự chăm sóc khéo léo, miệt mài, tài tình, không kém phần tinh tế và yêu địa lan của người dân nơi đây, bản Sin Suối Hồ đắm mình trong cánh rừng nguyên sinh ngày nay đâu đâu cũng địa lan, ngõ hẻm đều địa lan, đất trống là địa lan, trên tảng đá cũng địa lan, mở cửa nhìn thấy lan, nhà nhà ngát hương lan. Đến nay bản đã và đang sở hữu hơn 30.000 chậu hoa địa lan, nhà nào ít thì mấy chục chậu, nhà nào nhiều thì khoảng 500-1000 chậu.
Vườn Hoa Đia Lan, Sin Suối Hồ.
Anh Vàng A Chỉnh (Trưởng bản) cho biết, Giống hoa được người dân bản mang từ rừng về trồng, với nhiều năm kinh nghiệm trồng, người dân nơi đây tự rút ra kinh nghiệm nhân giống và kỹ thuật chăm sóc.Nếu tách cây phải xem xét kỹ sức của lan và mầm nhú lan khỏe, mầm vươn dài khoảng 10cm mới tách, chọn vào thời điểm tiết trời mát dịu, lan nở đã tàn, mầm đã già có thể tách, san tỉa, sang chậu được thuận lợi.
Hoa địa lan Sin Suối Hồ thuộc dòng lan Trần Mộng, hình dáng địa lan đều giống nhau, lá dài, bẹ củ, dò hoa mọc ở dưới gốc lên, nhiều giống một củ ra hai dò hoa hoặc nhiều hơn và có loại ra dò hoa hai năm liên tiếp cùng một củ. Mỗi sự tăng trưởng là một giả hành mà nó được tách ra từ các bẹ hoặc củ của cây mẹ. Mỗi giả hành đều có một bộ rễ độc lập, đóng vai trò là nơi dự trữ nước và chất dinh dưỡng chính cung cấp cho cây. Đây là lan có dò hoa dài, ngồng hoa cao vượt trên lá, hoa to và có sắc; hoa lâu tàn, hương lan xa; ngồng hoa vươn lên uyển chuyển; hoa có màu nâu nhạt, nở vào dịp tết nguyên đán; ngồng hoa có thể cao gấp 2 lần chiều cao của cây. Thông thường mỗi chậu sẽ có khoảng 10 ngồng hoa trở lên, thậm trí chậu có đến trăm ngồng hoặc hơn, số hoa trên ngồng nhiều, hình dáng hoa thanh cao, hoa có hương thơm quyến rũ, màu hoa quý phái, mang ý nghĩa thịnh vượng và may mắn.
Vường Hoa Đia Lan, Sin Suối Hồ.
Khi trồng Địa lan không để bí đất, úng nước hoặc bị sâu rệp, lan sẽ kém hoặc không phát triển. Đất càng nhẹ, làm càng kỹ càng tốt. Lớp đất trên cùng có thể to hơn các lớp đất dưới. Phần đất ấp sát củ cao trên miệng chậu để sau một thời gian tưới, đất tụt xuống dần là vừa phù hợp. Nếu đất tụt xuống dưới miệng chậu, cần xếp thêm đất cho rễ và củ được mát. Chọn chậu cần chọn các chậu thoát nước, giữ được mát cho gốc cây.Chậu trồng mà sâu sẽ thúc đẩy sự phát triển rễ và giúp cây khỏe mạnh. Chậu vừa sâu vừa rộng giúp cây phát triển nhiều chồi cây, nhưng hoa sẽ ít và yếu. Chậu sâu và hẹp sẽ thúc đẩy việc cho ra những cành hoa hoa cao, khoẻ mạnh và những bông hoa đầy sức sống.
Muốn cho lan tốt hơn, khi trồng cần làm vệ sinh, bỏ hết các rễ thân thối, luôn nhặt các lá rụng phủ ở các gốc để tránh không bị rệp trú ẩn, tách bỏ các dò bị vàng lá; dùng đất bùn ao phơi khô tẩm đạm, phân tiểu hoặc nhào đất với bùn, với phân ủ rồi phơi khô. Hàng tuần tưới cho lan một – hai lần bằng nước gạo, nước phân tiểu pha loãng, hoặc lấy nước trong từ ốc, cá ngâm không có mùi ôi thối; cần có thuốc chống sâu rệp, tránh nắng hướng tây rọi vào làm táp lá.
Du khách trải nghiệm vườn Hoa Địa Lan.
Với ưu thế được thiên nhiên ban tặng, Sin Suối Hồ trồng lan không cần che lưới để phòng bị cháy lá hoặc ánh sáng quá mức sẽ làm hư hại đến lá cây, vì ánh sáng và không gian nơi đây quá phù hợp với sự phát triển của địa lan, thậm chí còn không cần phân bón, vì địa lan cần nhiều ánh nắng, ánh sáng mới là thức ăn chính cho cây cỏ bông hoa, còn phân bón chỉ là thuốc bổ. Địa lan vẫn ra hoa không cần phân bón nếu đầy đủ ánh sáng, nhiều ánh sáng sẽ dễ ra hoa, mầu sắc sẽ trung thực hơn. Nhưng nếu có phân bón thì sẽ có nhiều hoa hơn.
Chính sự độc đáo ấy đã đưa Sin Suối Hồ trở thành xứ sở hoa địa lan vùng Tây Bắc nói chung, tỉnh Lai Châu nói riêng, tạo nên sự thú vị cho du khách, mang đến cái nhìn chân thực, ấn tượng sâu sắc và khó quên về Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ đối với mỗi du khách đã từng đặt chân lên nơi đây./.
Hà My
Nét Đẹp Trang Phục Mông Hoa Tại Sin Suối Hồ
Hình ảnh các cô gái Mông Hoa xúng xính váy áo xuống chợ phiên đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu đậm về nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc Mông ở Lai Châu.
Tôi đã được một cô bạn dẫn đến một bản người Mông Hoa ở Sin Suối Hồ để tìm hiểu và được biết muốn làm được một bộ trang phục đẹp và độc đáo như vậy thật không hề đơn giản.
Người Mông rất ưa chuộng vải lanh bởi nó có độ bền cao và cây lanh cũng đây cũng là nguyên liệu chính để làm ra những bộ trang phục độc đáo của dân tộc mình. Họ trồng cây lanh dệt vải để làm ra trang phục khá cầu kỳ, nó đòi hỏi sự khéo léo và kiên trì của những phụ nữ Mông nơi đây. Sau khi cây lanh cắt về, sẽ được đem phơi nắng khoảng 1 tuần rồi mới tước sợi. Tiếp đó cho vào cối giã mềm rồi nối lại. Lanh cuốn thành từng cuộn tròn và mang đi giặt, luộc cho tới khi sợi lanh mềm và trắng thì mang phơi rồi dùng guồng chia sợi trước khi mắc vào khung cửi để dệt nên những tấm vải đẹp.
Váy là loại váy mở, tùy từng cơ thể mà độ dài, ngắn của chiếc váy khác nhau nhưng thường đối với người phụ nữ trưởng thành chiều dài của có thể dài đến 3m và được xếp, máy lại tạo thành nhiều nếp gấp, chân váy rộng, xòe ra giống như cánh hoa. Phần cạp váy được khâu xếp lại cho vừa một vòng bụng và có hai dây để buộc. Trên nền váy chàm, hoa văn được thêu, in từng tấm thật ấn tượng và độc đáo. Phần thêu hoa văn được thực hiện ở nửa dưới của chân váy. Hoa văn trong trang phục của người Mông hoa chủ yếu là hoa văn hình học như: hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình xoáy ốc, … tạo ra sự cân xứng, hài hòa.
Phần yếm và thắt lưng thường rất được các cô gái chú trọng bởi đó được coi như điểm nhấn của cả chiếc váy bởi nó làm tôn thêm vẻ đẹp vóc dáng của người phụ nữ. Thắt lưng là một miếng vải rộng khoảng 6 – 7 cm và dài khoảng 2m, đoạn giữa được thêu các hoa văn và may liền dải yếm hình chữ nhật được trang trí khá cầu kì.
Một thứ không thể thiếu đối với bộ trang phục phụ nữ Mông đó chính là xà cạp. Người dân nơi đây cho rằng, quấn xà cạp là thể hiện sự ý tứ và kín đáo của người phụ nữ.
Phụ nữ Mông trên Sin Suối Hồ thường để tóc dài và quấn vòng quanh đầu rồi đội khăn, tạo nên một sắc thái độc đáo riêng khó nhầm lẫn với các ngành Mông khác.
Một chuyến đi đầy ý nghĩa với tôi, vừa có thể tìm hiểu về trang phục người Mông hoa, vừa có một cuộc trải nghiệm được thú vị trên mảnh đất có khí hậu trong lành, con người thân thiện, cảnh thì không thể đẹp hơn được nữa, tôi tự nhủ sẽ còn quay lại mảnh đất này nhiều lần hơn nữa.
Du Lịch Hà Giang Tháng 4 Cùng Tham Gia Phiên Chợ Tình Màu Sắc
Du Lịch Hà Giang Tháng 4 Cùng Tham Gia Phiên Chợ Tình Màu Sắc, Đơn Vị HÀ GIANG Epic Tour chúng tôi tự hào là nơi cung cấp Tour Du Lịch Hà Giang số 1 trên thị trường, với những điểm dịch vụ của EpicTour được khách hàng yêu thích và đi nhiều. Đồng hành với chúng tôi để có một tour phượt đầy ấn tượng, vui vẻ, đáng nhớ.
Khi bước tới Tỉnh Hà Giang vào tháng 4 quý khách sẽ có cơ hội tham gia phiên chợ tình khâu vai, cùng với nét văn hóa đặc sắc… Tạo nên nhiều điểm độc đáo, riêng biệt của Hà Giang. Epic Tour với chính sách dịch vụ sẽ làm hài lòng khách hàng, với hướng dẫn viên du lịch đi Lịch Trình Đi Tour Xe Máy Hà Giang với nhiều năm kinh nghiệm kiến thức đi tour phượt lâu năm, sẽ đưa quý khách đến với các địa danh cực đẹp trên lãnh địa Hà Giang, phong cảnh vô cùng tráng lệ. Tư vấn đặt tour ( Phượt Xe Máy, Đặt Vé Xe Bus Ô TÔ )Hotline – 0986.635.986 ( Mr. Lộc ).
– Cùng đăng ký Tour Hà Giang tại Tour Xe Máy Ha Giang Epic Tour để có các trải nghiệm đầy thú vị với các chương trình hấp dẫn.
Phượt Du Lịch Hà Giang Tháng 4 Ghé Chợ Tình Khâu Vai.
Du Lịch Hà Giang Tháng 4hội Chợ tình Khâu Vai. Đến với chợ tình Khâu Vai tháng 4 để biết thêm một nét văn hoá đặc biệt của vùng đất Hà Giang. Một không gian nhộn nhịp với đông đảo mọi người cùng đến tham dự lễ hội. Nơi đây quý khahcs sẽ thấy được các nét đẹp nhân văn của chợ tình Khâu Vai, hình ảnh các anh chàng, cô nàng xúm lại tán chuyện, chia sẻ với nhau các câu chuyện cuộc sống. Lễ hội đến là thời gian ngắn ngủi cho người yêu nhau nhưng không đến được với nhau gặp lại nhau, bên nhau trò chuyện..
với vùng đất có một lễ hội lớn đó là. Đến với chợ tình Khâu Vai tháng 4 để biết thêm một nét văn hoá đặc biệt của vùng đất Hà Giang. Một không gian nhộn nhịp với đông đảo mọi người cùng đến tham dự lễ hội. Nơi đây quý khahcs sẽ thấy được các nét đẹp nhân văn của chợ tình Khâu Vai, hình ảnh các anh chàng, cô nàng xúm lại tán chuyện, chia sẻ với nhau các câu chuyện cuộc sống. Lễ hội đến là thời gian ngắn ngủi cho người yêu nhau nhưng không đến được với nhau gặp lại nhau, bên nhau trò chuyện..
– Ngày 27/3 âm lịch vào tháng 4 dương lịch. Phiên chợ tình Khâu Vai 1 năm 1 lần được tổ chức. Đến Hà Giang thời điểm này quý khách sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa độc đáo nơi đây. Được tham gia và hòa mình vào không gian nhộn nhịp của phiên chợ tình. Để hiểu hơn về cách mà các bạn trẻ nơi đây gặp gỡ và trao gửi những lời yêu thương.
Cùng Đơn Vi Hagiangepictour Cùng Đi Trải Nghiệm Với Những Điểm Du Lịch Hà Giang Tháng 4.
👉 Ngày 1: Hà Giang – Cao Nguyên Đá Đồng Văn: Km Số 0 – Dốc Bắc Sum – Cổng Trời Quản Bạ – Dốc Cán Tỷ – Cổng Trời Quản Bạ – Làng Lũng Cẩm – Dốc Thẩm Mã – Dinh Thự Vua Mèo.
– Tiếp tục cuộc hành trình phượt, chinh phục dốc Thẩm Mã và dốc Chín Khoanh đẹp hớp hồn người lữ khách bởi sắc màu váy áo rực rỡ và loài hoa trên vai người bản địa. Ghé thăm Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm, ngôi làng xinh đẹp được lấy làm bối cảnh trong phim “Chuyện của Pao” nổi tiếng. Bao phủ quanh hàng cây sa mộc, dinh thự họ Vương chứng kiến bao thăng trầm lịch sử, mưa gió dập vùi. Đến đây quý khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, hoa văn, hoạt tiết mang âm hưởng giữa ba trường phái H’Mong, Pháp và Trung Quốc và nhiều câu chuyện lịch sử về “vua Mèo”…
– Nắng dần khuất trên các cung đèo tới thị trấn Đồng Văn, nơi hoa cỏ ven đường khoe sắc dưới ánh chiều tà. quý khách nhận phòng, ăn tối tại khách sạn và cùng tự do khám phá Phố Cổ Đồng Văn về đêm với những hoạt động, giải trí mang đậm hơi thở miền biên viễn một nối sống trù phú hòa hợp Đi Tour Du Lịch Hà Giang Trọn Gói Giá Rẻ.
( Bữa ăn: sáng, trưa, tối – Nghỉ đêm tại Homestay trung tâm Đồng Văn – Dịch chuyển xe máy 150KM).
👉 Ngày 2: Mèo Vạc – Pả Vi – Ngắm Đồi Hoa Tam Giác Mạch, Đến Cột Cờ Lũng Cú – Đèo Mã Pí Lèng – Con Đường Hạnh Phúc – Sông Nho Quế – Hẻm Tu Sản.
– Tận hưởng bữa sáng ở khách sạn selfi. Cùng Epic Tour Với Du Lịch Hà Giang Tháng 4, Cùng di chuyển đến Cột Cờ Lũng Cú nơi địa đầu Tổ Quốc, là một hình ảnh thiêng liêng đại diện cho khối đại đoàn kết dân tộc trong mắt những người con đất Việt. Nằm sừng sững trên đỉnh núi rồng, lá cờ đỏ sao vào tung bay trong gió đầy kiêu hãnh. Hai hồ nước phía dưới, nằm gần đối xứng nhau, được người dân nơi đây ví như “mắt rồng”, tạo thành bức họa độc đáo. Một bên là làng Lô Lô Chải, một bên là làng Thèn Pả như hiện ra từ cổ tích. Chúng ta quay lại thị trấn Đồng Văn để ăn trưa.
– Tour Du Lịch Hà Giang cùng chiêm ngưỡng các cánh đồng hoa tam giác mạch ngút ngàn phủ khắp các thửa ruộng bậc thang, xếp tầng tầng, lớp lớp viền quanh các mái đồi như chiếc váy nhiều tầng của người thiếu nữ. Những bông hoa nhỏ xíu ấy kết thành từng thảm hoa bồng bềnh phủ hồng tim tím các sườn núi để che đi cái gai góc của một vùng “đá nhiều hơn đất”. Hà Giang được biết như một “thiên đường” với ruộng bậc thang đẹp ngỡ ngàng mùa lúa chín, những cánh đồng tam giác mạch trải dài ngút ngàn từ thung lũng tới những bản làng. Mùa xuân có hoa đào nở thắm sắc bên các hàng rào đá.
– Check in, selfie tại điểm dừng Mã Pí Lèng trước hành trình chinh phục “Tứ Đại Đỉnh Đèo” trên con đường Hạnh Phúc nổi tiếng. Quang cảnh vô cùng choáng ngợp khiến các quý khách không thôi thảng thốt nhưng cũng đầy nguy hiểm. Từ trên cao, sừng sững hiện ra mỏm đá hiểm trở cùng với cung đèo uốn lượn đầy những điểm mù khi hoa tam giác mạch nở rộ hai bên đường rất tình tứ. các quý khách sẽ bắt gặp Mỏm đá sống ảo – Sky Walk nơi các quý khách có thể leo mình trên đỉnh, chiêm ngưỡng cảnh sắc thơ mộng dòng sông Nho Quế xanh ngắt xa xa. Thật vậy, đường xuống hẻm Tu Sản thực sự thách thức tất cả chúng ta với độ dốc từ 70 – 90 độ và chiều dài 1,7 km. các quý khách có tùy chọn ngồi trên thuyền máy ngước nhìn lên những vách núi dựng đứng cao hun hút tưởng như chạm tới tận đỉnh trời hoặc chơi kayak chèo ngược dòng nước lững lờ ẩn hiện trong sương khói.
– Tour Hà Giang sẽ nghỉ đêm tại homestay Làng Pả Vi giữa thửa ruộng xanh rạp đến chân trời. Thưởng thức đồ ăn bản địa và cùng nâng chén rượu ngô. Hòa mình vào nhịp sống làm say đắm bao tâm hồn của người dân tộc Mông, Tự do nghỉ ngơi tham quan Mèo vạc.
( Bữa ăn: Sáng, Trưa, Tối – Tối Nghỉ đêm tại làng Pả Vi, Mèo Vạc – Dịch chuyển xe máy 100KM )
👉 Ngày 3: Mèo Vạc – Hà Giang – Hà Nội, Du Lịch Hà Giang Tháng 4 Trải Nhiệm Khúc Cua Chữ M – Mậu Duệ – Làng Dệt Lùng Tám – Hà Giang – Hà Nội.
– Quý khách cùng đoàn đón bình minh tại làng Pả Vi, quý khách ăn sáng và chào tạm biệt người dân nơi đay. Từ Mèo Vạc qua Mậu Duệ, cung đường hiểm trở, chênh vênh rạch ngang lưng núi. Cua chữ M uốn mình mềm mại như một sự sắp đặt kì diệu trong quá trình mở đường. Quang cảnh dường như có phần hoang sơ hơn với các ngôi nhà đơn sơ, ruộng bậc thang xanh rì ngay sát núi đá lởm chởm. Làng dệt Lùng Tám là nơi sinh sống của người dân tộc H’Mong. Họ sử dụng chất liệu lanh nhằm tô điểm thêm cho trang phục truyền thống với hoa văn phức tạp…
– Ngược về Quản Bạ, e ấp xa xa là núi đôi Cô Tiên khảm trên phiến đá tai mèo đầy tình tứ, mời gọi. Trở lại TP Hà Giang, quý khách có thể tắm hoặc nghỉ ngơi trước khi về Thủ Đô Hà Nội lúc 4:30 PM Du Lịch Hà Giang Tháng 4 Uy Tín.
( Điểm tâm: Sáng, Trưa – Di chuyển xe máy 100KM – 4:30 PM lên xe Epic limousine trở về Thủ Đô Hà Nội khoảng 11:00 PM )
Địa Điểm Chuyên Cung Cấp Đi Du Lịch Hà Giang Với Các Dịch Vụ
.
– Văn phòng Ha Giang – 123 Ly Thuong Kiet, Ha Giang City. – Hotline/whatsApp: +84.986 635.986 ( Mr. Loc).
– Văn phòng Hà Nội – 28 Nguyen Sieu, Hoan Kiem, Hanoi ( Vietnam Cheers Hostel ) – ( Phone: 024.234.86677 – Hotline: +84.84 883.0000 ).
Khẳng Định Khi Đặt Đi Lịch Trình Đi Du Lịch Hà Giang Tháng 4
Epic Tour !!!.
👉 Với nhiều năm hoạt động trong ngành du lịch HÀ GIANG, với hàng nghìn đánh giá dịch vụ Du Lịch Hà Giang Tháng 4 Hấp Dẫn chất lượng của cả khách hàng trong nước và ngoài nước yêu thích, khẳng định vị thế dẫn đầu của chúng tôi trong lĩnh vực cung cấp Du Lịch Hà Giang. Chắc chắn quý khách sẽ nhận được sự tận tình trong dịch vụ của chúng tôi.
👉 Đến với EPIC TOUR, với (dịch vụ phượt Tour Du Lịch Hà Giang bằng xe máy, hoặc đặt vé xe bus lên hà giang) được cam kết 100% với các dịch vụ tốt hiện nay. Khi các nhân viên tour, hướng dẫn viên, thái độ không tận tình hướng dẫn các quý khách thăm quan địa điểm du lịch xin vui lòng báo cáo về CTY chúng tôi để được sẽ đền gấp 10 lần giá trị tour.
👉 Đội ngũ nhân viên tour, CSKH tư vấn, hướng dẫn viên đều có kinh nghiệm lâu năm được tuyển chọn kỹ lưỡng sẵn sàng phục vụ khách hàng nhanh chóng, chuyên nghiệp.
👉 quý khách sẽ được trải nghiệm cuộc hành trình đầy thú vị trên các cung đường đèo và địa điểm du lịch Hà Giang tại EPIC TOUR.
👉 Là đơn vị cung cấp Dịch Vụ Tour Xe Máy Hà Giang cảm kết không chỗ nào giá tốt hơn.
Quý khách chọn đi xe bus hoặc đi phượt Tour Xe Máy Hà Giang Của EpicTour để khám phá phong tục tập quán, địa điểm thắng cảnh trên Hà Giang, phân vân chưa biết lựa chọn công ty cung cấp tour nào tốt, tới EPICTOUR. Với dịch vụ chăm sóc khách hàng đi tour và Du Lịch Hà Giang Tháng 4, với hướng dẫn viên tour nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp quý khách đi tour tốt.
Văn phòng Ha Giang – 123 Ly Thuong Kiet, Ha Giang City. – Hotline/whatsApp: +84.986 635.986 ( Mr. Loc).
Văn phòng Hà Nội – 28 Nguyen Sieu, Hoan Kiem, Hanoi ( Vietnam Cheers Hostel ) – ( Phone: 024.234.86677 – Hotline: +84.84 883.0000 ).
Tìm Hiểu Chợ Phiên Sapa
Theo dòng lịch sử về Chợ phiên Sa Pa lâu đời
Theo những bức ảnh của thông tấn xã Pháp, chợ phiên Sapa (trước là chợ phiên Bắc Hà ) bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỉ XX. Vì là khu vực trung tâm của cả tỉnh Lào Cai, là địa điểm trung tâm của tất cả các bản làng. Nên thị trấn Sapa đã được chọn mặt gửi vàng làm nơi tổ chức phiên chợ dành cho tất cả người dân trong vùng.
Địa điểm họp chợ đầu tiên không phải là vị trí trợ phiên như ngày nay ta thường thấy. Chợ phiên trước kia được họp ở một bãi cát bằng phẳng và rộng lớn. Tuy nhiên khi thực dân Pháp đô hộ vào Việt Nam và tiến hành xây dựng ở . Người dân nơi đây đã phải di chuyển chợ về khu vực bản Sapả như hiện nay. Để người khu vực bãi cát rộng làm nơi xây nhà thờ đá.
Do việc di dời nên chợ phiên Bắc Hà sau này cũng chính thức đổi tên thành chợ phiên Sapa . Sau một vài năm di dời, chợ phiên nơi đây trở thành nơi nhộn nhịp nhất trong cả khu vực miền núi Bắc Hà. Mỗi lần chợ họp là bà con của các dân tộc lại xúng xính váy áo đi chợ. Nơi đây trở thành nơi trao đổi mua bán đông vui có tiếng ở Lào Cai. Chính vì vậy vào giai đoạn chợ phát triển nhất, người Pháp còn dựng một khu chợ gỗ rất to ở khu vực này để phục vụ cho việc thương giao.
Khi đó chợ một tháng cũng chỉ họp một lần. Nên mỗi khi phiên chợ được mở là người dân nơi đây lại nô nức kéo nhau đi Chợ phiên Sapa. Từ đó phiên chợ này đã trở thành một phần văn hóa hết sức đặc biệt và không thể thiếu của thị trấn Sapa.
Cùng với sự phát triển của du lịch, chợ phiên Sapa 2023 cũng đã có rất nhiều khác biệt so với thời gian trước đây. Vào năm 1995, chính quyền thị trấn Sapa đã đầu tư xây dựng khu chợ Sapa bằng bê tông trên nền khu chợ cũ. Từ đó người dân ở vùng núi Bắc Hà đã có một khu chợ 2 tầng kiên cố và khang trang hơn nhiều. Tuy nhiên điều này cũng phần nào thay đổi một vài nét đẹp truyền thống của phiên chợ có tuổi đời vài trăm năm này.
Mặc dù vậy, khu chợ mới với lối kiến trúc độc đáo kéo dài cả một dãy phố cũ lại trở thành điểm nhấn du lịch của Sapa vài chục năm trở lại đây. Bởi sự ấm áp, hồ hởi và niềm vui là điều không bao giờ có thể biến mất ở phiên chợ đặc biệt này. Dần dần số lượng khách du lịch đến với Sapa cũng như Chợ phiên Sapa ngày càng đông. Và ngày nay, phiên chợ này đã trở thành một điểm du lịch không thể khước từ khi đến với Sapa.
Những điều đặc biệt chỉ có ở chợ phiên sapaPhiên chợ độc đáo này ở Sapa không đơn thuần là nơi mọi người đến để mua bán hàng hóa. Mà nó còn có rất nhiều điều thú vị bạn chỉ có thể tìm thấy ở nơi đây. Điều này tạo nên sự cuốn hút đặc biệt của chợ phiên Sapa đối với khách du lịch bốn phương.
Khác với chợ ở miền xuôi, chỉ vào những dịp cuối tuần hay ngày lễ đặc biệt thì chợ phiên mới được tổ chưc. Chữ “phiên” tượng trưng cho việc tổ chức chợ định kì vào những ngày đã được định trước. Và cũng chính vì phải đến cuối tuần chợ mới được tổ chức nên bà con mỗi khi đến với chợ phiên đều chuẩn bị hết sức chu đáo. Chỉ những mặt hàng tốt nhất, những bộ quần áo đẹp nhất mới được mọi người đem tới chợ phiên.
Tất cả những mặt hàng được bày bán ở chợ phiên đều là những đặc sản của các dân tộc. Hơn nữa chất lượng những hàng hóa cũng luôn là loại hảo hạng. Bởi người dân miền núi bản chất chân chất, thật thà nên họ chỉ mang bán những sản phẩm mà họ cảm thấy tự hào.
Mặt hàng còn cực kì đa dạng và độc đáo. Có những thứ bạn sẽ chỉ có thể tìm thấy ở chợ phiên Sapa mà thôi. Chẳng hạn như nấm hương rừng, mật ong rừng, các loại thảo dược hay là những tấm vải thổ cẩm sặc sỡ.
Ở miền xuôi, mỗi khi đi chợ bạn cần chuẩn bị sẵn tiền thì mới có thể mua được hàng hóa. Còn ở nơi đây, bạn có thể mang bất cứ nông sản hay bất kì hàng hóa có giá trị nào đi trao đổi. Có thể là một miếng thịt mồi đổi lấy một cân gạo. Hay một túi nấm hương đổi lấy mảnh vải đẹp. Nét đẹp của văn hóa trao đổi hàng hóa làm cho phiên chợ vùng cao luôn tràn ngập sự ấm áp và vui vẻ. Phiên chợ luôn rộn vang tiếng bà con mặc cả hàng hóa và trao nhau những câu bông đùa.
Những cô gái sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ nhất và trang điểm thật kiều diễm. Những cô gái mới lớn sẽ múa những làn điệu riêng của dân tộc mình một cách uyển chuyển và quyến rũ. Còn những chàng trai sẽ chọn những bộ lễ phục chỉnh tể cưỡi ngựa xuống chợ phiên. Đặc biệt những chàng trai biết thổi khèn hay sáo sẽ biểu diễn tài năng của mình để cố gắng chiếm được trái tim các cô gái.
Nếu bạn được đến với Chợ phiên Sapa vào những ngày lễ đặc biệt và được hòa vào không khí tràn ngập tình yêu. Đó lẽ là trải nghiệm tuyệt vời và độc đáo nhất bạn có thể khám phá tại mảnh đất Sapa này.
Thêm một nét độc đáo để bạn thêm yêu phiên chợ này đó chính là tinh hoa ẩm thực của núi rừng tây bắc. Đến với chợ phiên Sapa, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn truyền thống của người Dao, người H’mong,…
Với những hũ rượu cần được trưng cất hoàn toàn thủ công sẽ ủ ấm gò má của bạn vào những ngày trời trở lạnh. Những quầy bán ngô nướng, trứng nướng hay cơm lam. Chỉ cần cắn một miếng thức ăn ấm nóng cũng có thể xua tan cái lạnh ở vùng đất sương mù này. Bạn cũng có thể thử một số đặc sản riêng có ở vùng cao Tây Bắc như thắng cố, xôi ngũ sắc, phở đỏ…. Chắc chắn những trải nghiệm ẩm thực này sẽ làm bạn hiểu hơn về văn hóa các dân tộc nơi đây.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Sắc Chợ Phiên Sin Suối Hồ Đầu Năm Mới trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!