Xu Hướng 12/2023 # Đại Nội Kinh Thành Huế # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đại Nội Kinh Thành Huế được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nằm bên bờ sông Hương, Đại Nội Huế là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn phong kiến đậm nét của triều đình nhà Nguyễn, được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, và là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới UNESCO từ năm 1993.

Đại Nội Huế bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Hoàng thành là vòng thành thứ 2 bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành là nơi làm việc và sinh hoạt của vua cùng hoàng tộc.

Bên ngoài Hoàng Thành có khu vực phòng vệ: gồm vòng thành bao quanh bên ngoài, mỗi chiều dài xấp xỉ 600m, các hồ (hào), cầu, đài quan sát, và 4 cổng ra vào ở 4 hướng, trong đó cổng chính lớn nhất và có kiến trúc đẹp nhất là cổng Ngọ Môn.

Ngọ Môn có 5 cánh cửa, trong đó cửa chính ở giữa là dành cho vua, hai cửa bên dành cho quan, và hai cửa phụ là dành cho binh lính, ngựa voi theo hầu. Ngọ Môn là nơi tổ chức lễ Duyệt Binh, lễ Truyền Lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa), lễ Ban Sóc (ban lịch năm mới). Phía trên Cổng Ngọ Môn  là Lầu Ngũ Phụng có kết cấu bằng gỗ lim, chia làm 2 tầng và 9 bộ mái, mái giữa được lợp ngói vàng, còn lại là ngói xanh.

Qua cổng Ngọ Môn là đến Điện Thái Hòa. Điện cùng với sân Đại Triều Nghi là nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều một tháng 2 lần (vào ngày 1 và 15 âm lịch), lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ phong Hoàng Thái tử, lễ tiếp đón sứ thần nước lớn…

Tiếp sau Điện Thái Hòa là Tử Cấm thành – vòng thành thứ 3 trong Kinh thành Huế. Đây là nơi cung cấm chỉ dành riêng cho vua và hoàng gia, được bảo vệ rất nghiêm ngặt, ngay cả quan lại nếu không phận sự hoặc được vua truyền gọi cũng không được lai vãng.

Trong Tử Cấm Thành, có nhiều công trình kiến trúc với quy mô đa dạng khác nhau, tiêu biểu phải kể đến Điện Cần Chánh (nơi vua thiết triều và tổ chức yến tiệc), Điện Càn Thành (nơi vua ngủ nghỉ), Thái Bình Lâu (nơi vua thư giãn, đọc sách), Thượng Thiện Đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị Đường (nhà hát hoàng cung)…

Bên cạnh việc trùng tu, bảo tồn kiến trúc, gần đây, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã triển khai thêm nhiều hoạt động văn hóa tại Khu di tích Đại Nội Huế để tạo điểm nhấn thu hút khách tham quan.

Trong đó nổi bật có lễ Đổi gác tại Ngọ Môn diễn ra từ 09h00 đến 09h30 hàng ngày, Đại nhạc tại sân Thế Miếu từ 09h00 đến 11h00 và 14h30 đến 16h30, hay biểu diễn Tiểu nhạc tại điện Thái Hòa từ 08h00 đến 10h30 và từ 14h00 đến 16h00 cũng được tổ chức hàng ngày.

Đặc biệt, Đêm Hoàng cung được tổ chức định kỳ vào thứ Bảy hàng tuần là hoạt động tái hiện lại những nét văn hóa nghệ thuật độc đáo của cung đình xưa.

Đặc biệt hơn nữa, mới đây Đại Nội Huế đã chính thức mở cửa đón khách thăm quan vào ban đêm từ 19 – 22h. Đây chính là dịp để du khách tham quan được chiêm ngưỡng một Đại Nội lung linh rực rỡ trong ánh đèn, cũng như “sở hữu” những bức ảnh tuyệt đẹp bên những công trình kiến trúc được thắp sáng về đêm.

Ngoài ra, Festival Huế cũng được tổ chức 2 năm một lần với nhiều hoạt động hấp dẫn, cũng là sự kiện thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế đến với thành phố Huế mộng mơ, mà tâm điểm là các màn trình diễn cuốn hút tại khu vực Đại Nội.

Đến nay, trải qua bao thăng trầm và biến động của thời gian, công trình kiến trúc Đại Nội Huế vẫn luôn sừng sững oai nghiêm, mãi là một tài sản văn hóa truyền thống và lịch sử quý báu về triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

Tham khảo tour: Đà Nẵng – Huế – Quảng Bình

Đại Nội Huế Và Kinh Nghiệm Du Lịch Đại Nội Huế Chi Tiết Nhất A

Đại Nội Huế là một địa điểm du lịch nổi tiếng nhất mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp ghé thăm xứ Huế. Đại Nội Huế là trung tâm hành chính trước đây triều đại nhà Nguyễn được tạo thành từ một khu phức hợp rộng lớn với những công trình kiến trúc độc đáo và cổ kính.

Tham quan Đại Nội Huế bạn có thể chiêm ngưỡng những con hào, các công trình được chạm khắc tinh xảo, những gian hàng của hoàng gia và hàng loạt các bảo tàng hấp dẫn trong khuôn viên.

Nếu bạn đang quan tâm, thì đừng quên kinh nghiệm tham quan Đại Nội Huế chi tiết nhất mà Dacotours sẽ chia sẻ dưới đây.

Đại Nội Huế Ở Đâu

Đại Nội Huế ( trong tiếng anh imperial city, Huế) còn được gọi là Hoàng Thành Huế tọa lạc ở bên bờ dòng sông Hương thơ mộng, thuộc phường Phú Hậu, thành phố Huế.

Công trình này là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình – nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.

Đây là một công trình kiến trúc cổ độc đáo có quy mô độ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam. Đại Nội Huế được xây dựng năm 1804 nhưng phải mãi tới 30 năm sau (1833 – đời vua Minh Mạng) mới hoàn thành toàn bộ với khoảng 147 công trình lớn nhỏ.

Đến tham quan Đại Nội Huế bạn sẽ được khám phá, ngắm nhìn hàng trăm công trình đền đài, cung điện nguy nga,… được xây dựng, chạm khắc tinh.

Với vẻ tráng lệ cùng các kiến trúc cổ độc đáo chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú trong hành trình tham quan Đại Nội Huế.

Giá Vé Tham Quan Đại Nội Huế

Giá vé tham quan Đại Nội Huế được cập nhập mới nhất dựa trên bảng giá vé du lịch Huế của tổng cục du lịch Việt Nam. Nhìn chung vé không quá đắt.

Người lớn: 120 000 / người

Trẻ em: 30 000

Người nước ngoài: 150 000 / người

Lưu ý: Vé tham quan Đại Nội Huế đã bao gồm cả thăm Đại Nội và Bảo Tàng. Trong đây có rất nhiều sản phẩm, đồ vật cổ thời nhà Nguyễn được trưng bày rất thú vị. Vì vậy khi mua vé tham quan thì đừng quên ghé thăm các phòng bảo tàng nhé.

Tham Quan Đại Nội Huế Những Địa Điểm Tham Quan Tại Đại Nội Huế Tử Cấm Thành

Chốn cung cấm dành riêng cho vua và gia đình ăn ở, làm việc và hưởng thụ được bao bọc xung quanh bởi nhiều cung điện như: Duyệt Thị Đường, Cần Chánh, Càn Thành, Kiến Trung, Khôn Thái.

Khu Vực Cử Hành Đại Lễ

Bao gồm từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa, nơi diễn ra các cuộc lễ Đăng quang, tiếp sứ các bộ ngoại giao quan trọng, mừng sinh nhật vua, lễ Quốc Khánh, lễ Duyệt binh, lễ Truyền lô, lễ vạn Thọ.

Khu vực Miếu Thờ

Được bố trí ở phía trước dọc theo hai bên trục Hoàng thành, nơi thờ phục các vua chúa nhà Nguyễn gồm Thế Miếu, Hưng Miếu, Thái Miếu và Tổ Miếu.

Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh

Là khu vực dành cho bà nội và mẹ vua, gồm hệ thống cung Trường Sanh dành cho Thái Hoàng Thái Hậu và cung Diên Thọ dành cho Hoàng Thái Hậu, ngoài ra có điện Phụng Tiên dành cho phái nữ đến lễ vì không được phép vào Thế Miếu.

Khu vực vườn Cơ hạ, điện Khâm văn

Là nơi học tập, vui chơi và nghe các đại thần uyên bác giảng giải kinh sách cho các hoàng tử thời các vua Thiệu Trị, Tự Đức.

Sơ Đồ Đại Nội Huế

Để thuận tiện cho việc khám phá và tham quan, bạn có thể tham khảo sơ đồ Đại Nội Huế dưới đây:

Kinh Nghiệm Tham Quan Đại Nội Huế

Nhằm giúp mọi người có thể ” tham quan Đại Nội Huế” một cách dễ dàng, thuận tiện vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí. Dưới đây Dacotours xin chia sẻ một số ” kinh nghiệm du lịch Đại Nội Huế ” khá chi tiết và hữu ích nhất cho các bạn tham khảo.

Cách Đi Đến Đại Nội Huế

Đại Nội Huế tọa lạc trong Kinh thành Huế, trung tâm thành phố Huế. Di chuyển đến Đại Nội có rất nhiều phương tiện như xích lô, xe đạp, xe máy, taxi hay thuyền rồng.

Từ bờ nam sông Hương, đi qua cầu Tràng Tiền, cầu Phú Xuân hoặc cầu Bạch Hổ, bạn có thể di chuyển vào nội thành Huế qua hướng đường cửa Quảng Đức.

Nên Tham Quan Đại Nội Huế Vào Thời Gian Nào

Thời tiết dễ chịu nhất ở Huế là vào khoảng tháng 1 đến tháng 2, đây là thời gian thích hợp nhất để tham quan các điểm di tích lịch sử, Đại Nội cũng như là các lăng tẩm của vua triều Nguyễn.

Và vào tháng tư hoặc tháng sáu các năm chẵn, sẽ có lễ hội Festival Huế diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống cung đình Huế.

Thời Gian Tham Quan Đại Nội Bao Lâu

Khu vực Hoàng thành Đại Nội rất rộng, vì vậy, để tham quan hết các khu vực bạn cần đến nửa ngày hoặc một ngày để khám phá các công trình các cung điện, hoàng cung Đại Nội.

Trên đây là tất cả những ” kinh nghiệm tham quan Đại Nội Huế” mà Dacotours muốn chia sẻ với mọi người. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp cho chuyến du lịch Huế của bạn thêm thú vị và trọn vẹn hơn.

Và nếu bạn đang quan tâm tới các t our du lịch Đà Nẵng – Huế – Hội An chất lượng, uy tín với giá hợp lý thì đừng quên liên hệ ngay cho Dacotours nhé. Hotline: 0914.136.151

Du Lịch Đại Nội Huế

Xứ Huế thơ mộng nhưng lại lưu giữ trong mình vô vàn giá trị lịch sử và các công trình kiến trúc độc đáo như: chùa Thiên Mụ, lăng Khải Định, lăng Tự Đức, lăng Lăng Dục Đức,.. Trong đó, khu di tích Đại Nội Huế là công trình tinh xảo và có giá trị nhất mà du lịch Huế không thể bỏ qua.

Du lịch Đại Nội Huế – Nơi lưu giữ nguyên vẹn giá trị lịch sử 13 đời vua

Ảnh: Jang Nguyen

Ðại Nội với kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn hào độc đáo được khởi công xây dựng vào khoảng hơn hai thế kỷ trước. Đây như một công trình biểu tượng cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn, tất cả được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Bao quanh là hệ thống thành quách lưu giữ tinh hoa kiến trúc của phương Đông và phương Tây. Trải qua hàng trăm năm trầm mặc và tôn nghiêm trên đất Huế Đại Nội Huế vẫn giữ nguyên giá trị kiến trúc và lịch sử.

Du lịch Đại Nội Huế – Tử Cấm Thành

Được xây dựng năm 1804, nhưng đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng 147 công trình.

Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy.

Giá vé tham quan Đại Nội là 55.000 vnđ/1 người, nếu đi đoàn lớn thì có thể thuê người hướng dẫn và thuyết minh về lịch sử nhà Nguyễn với giá 100.000 vnđ/1 tour. Đại Nội khá lớn do vậy để đi được hết thì khách du lịch nên thuê xe điện với giá 12.000 đ/xe 4 chỗ. 150.000đ/ xe 6 chỗ. Trong khi thăm Đại Nội cũng có thể dừng chân tại Nam Châu Hội Quán thưởng thức các món ăn hoàng cung thời xưa.

Quy Định Vào Đại Nội Huế

QUY ĐỊNH VÀO ĐẠI NỘI HUẾ

Quy định vào đại nội Huế

Thực hiện Luật Di sản Văn hóa do Nhà nước ban hành ngày 12/7/2002. Quý khách khi vào tham quan di tích yêu cầu thực hiện nghiêm túc các điều sau:

Quý khách vào tham quan di tích phải mua vé, khi vào cổng mỗi người cầm một vé/thẻ trên tay để tiện việc kiểm tra/kiểm soát.

Giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, thực hiện các quy định về phòng cháy nổ tại khu vực di tích.

Cấm mang chất nổ, chất cháy, chất độc và vũ khí, hung khí nguy hiểm vào di tích.

Quý khách vào tham quan phải ăn mặc lịch sự (không mặc áo sát nách hoặc quần đùi khi tham quan nơi thờ tự), giữ yên tĩnh trong cung điện và những nơi tôn nghiêm. Cấm quay phim, chụp ảnh trong nội thất.

Cấm hút thuốc trong các cung điện, các rừng thông và những nơi dễ cháy

Cấm hái hoa, bẻ cành, săn bắt chim thú và viết vẽ lên các công trình kiến trúc

Cấm nằm, ngồi và sờ vào hiện vật

Người sử dụng các loại phương tiện ra vào di tích phải xuống xe, tắt máy, xuất trình giấy tờ, bỏ kính đen và mạng che mặt để nhân viên bảo vệ kiểm tra và hướng dẫn cụ thể.

Giới thiệu về Đại Nội Huế – Quy định vào Đại Nội Huế

Đại Nội Huế được xem là một công trình xây dựng có giá trị rất cao về mặt kiến trúc và văn hóa của nước nhà. Đây chính là vòng thành thứ 2 nằm ở bên trong Kinh Thành Huế. Khu di tích đồ sộ này trước kia có chức năng bảo vệ những cung điện trọng yếu của triều đình – khu vực chỉ dành cho nhà vua và hoàng gia. Khi gộp chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành người ta gọi đây là Đại Nội.

Đại Nội Huế là công trình kiến trúc tiêu biểu của triều Nguyễn

Đại Nội được xây dựng cách đây hàng trăm năm và trước kia đây là nơi sinh hoạt của nhà vua hoàng tộc. Công trình sở hữu không gian rộng thoáng và được chia đều thành nhiều tầng lớp khác nhau. Cách bố trí các khu vực như ao, hồ, vườn thượng uyển cũng vô cùng hài hòa và hợp lý.  

Kiến trúc nguy nga tại Đại Nội Huế

Đại Nội Huế sở hữu hơn 100 công trình kiến trúc nguy nga như: Ngọ Môn, Cung Diên Thọ, Tử Cấm Thành, Điện Thái Hòa. Đến đây, du khách cũng sẽ có cơ hội để được nhìn lại quá khứ oai hùng của dân tộc ta trước đây. Tất cả những dấu vết, đồ vật năm xưa đều được bảo vệ cẩn thận và đó là những dấu tích về thời kỳ phong kiến hưng thịnh của nước nhà. Tất cả mọi thứ đều hiện lên rất chân thực và in dấu mãi theo thời gian.  

Nếu có cơ hội du lịch Huế, hãy bớt chút thời gian để tham quan trọn vẹn khung cảnh tuyệt vời và những công tình kiến trúc độc đáo tại Đại Nội Kinh Thành Huế. 

Vị trí của Đại Nội Huế – Quy định vào Đại Nội Huế

Đại Nội Huế là một bộ phận quan trọng của quần thể di tích Kinh Thành Huế tọa lạc bên bờ sông Hương. Ngày nay, khu danh thắng này nằm ở phường Phú Hậu ngay trung tâm thành phố Huế.

Đại Nội Huế nằm ở bờ bắc của sông Hương 

Nên đến Đại Nội Huế vào thời gian nào? Quy định vào Đại Nội Huế

Huế và vùng đất du lịch quanh năm, bất kể mùa nào bạn cũng có thể đến đây và trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất vẫn là vào tháng 4 hoặc tháng 6 năm chẵn. Đây là thời gian ở Huế cũng như ở Đại Nội diễn ra các hoạt động lễ hội festival cực sôi động.

Bạn có thể đến Huế vào tháng 4, tháng 6 năm chẵn để tham dự festival

Đường đi đến Đại Nội Huế như thế nào? Quy định vào Đại Nội Huế

Xuất phát từ trung tâm thành phố Huế, bạn di chuyển bằng xe máy theo bờ nam sông Hương đi đến cầu Tràng Tiền hoặc cầu Phú Xuân, tiếp tục qua Bạch Hổ rồi men theo đường Quảng Đức là sẽ thấy Đại Nội. Ngoài ra, nếu bạn đi đông người và có trẻ nhỏ thì có thể di chuyển bằng taxi đến đây. Giá đi taxi ở Huế cũng khá rẻ.

Du khách có thể sử dụng nhiều phương tiện để đến Đại Nội Huế

Một số hình ảnh Quy định vào Đại Nội Huế

NẾU BẠN MUỐN ĐẶT TOUR VUI LÒNG LIÊN HỆ 0905 79 31 38 HOẶC 01659 152 000

FunaGo – Find Your Smile ! Hotline: 0905 79 31 38 – 01659 152 000 Fanpage: https://www.facebook.com/funago/

FunaGo Chúc quý khách có một kỳ nghĩ thật vui vẻ !!!

Rate this post

ĐẶT TOUR ONLINE TẠI ĐÂY

Du Lịch Kinh Thành Huế Khám Phá Cố Đô Cổ Kính Đại Việt

Kinh thành Huế từ lâu đã được biết đến là một trong những di sản quan trọng của Việt Nam. Nơi đây không chỉ phản ánh khiến trúc, văn hóa mà còn lưu giữ lịch sử của đất nước ta dưới triều nhà Nguyễn. Đây là một địa điểm nhất định du khách không thể bỏ qua khi đến với Huế.

Đôi nét về Kinh thành Huế

Huế được biết đến như là một cố đô xưa của Việt Nam và đã là kinh đô của nước ta trong vòng 143 năm (năm 1802 – năm 1945). Kinh thành Huế được xây dựng duới thời của vua Gia Long và được hoàn thành vào năm 1832 dưới triều đại vui Minh Mạng. Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đồ sộ, vuông vức với tổng diện tích lên tới 520 ha. Công trình này chứa đựng rất nhiều những kiến trúc độc đáo, đẹp mắt và cổ kính của triều đình nhà Nguyễn. Hơn thế nữa, nó còn là những dấu ấn lịch sử khi đã trải qua bao nhiêu thăng trầm trong lịch sử vẫn đứng vững hiên ngang.

Kinh thành Huế có gì thú vị?

Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc to lớn đồ sộ với mặt bằng gần như là hình vuông, mặt trước có hơi khum ra vì phải uốn lượn theo bợ sông Hương. Đây là một công trình kiến trúc mang đậm những nét văn hóa, lịch sử của triều đại thời Nguyễn – triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tương truyền rằng cả kinh thành Huế đều quay mặt về hướng Nam thì có nghĩa là cai trị cả thiên hạ, bên trong thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành cũng đều xoay mặt theo hướng đó với cùng một ý nghĩa. Một số những công trình kiến trúc tại Kinh thành đã ghi dấu ấn mạnh mẽ đối với du khách đó là:

Ngọ Môn

Đây là công trình được xây dựng như cổng ra vào của Hoàng Thành, với Lầu Ngũ Phụng làm điểm nhấn. Bên cạnh đó, Ngọ Môn còn có những bức tường đá hoặc mái được chạm trổ vô cùng tinh xảo mang đậm những bản sắc của văn hóa vùng đấy cố đô xưa. Hơn nữa, đây là một không gian mang đến cho người trải nghiệm cảm giác vô cùng thoáng đãng và thư giãn nhưng cũng không kém phần choáng ngợp trước công trình này.

Ngọ Môn, Kinh thành Huế

Hoàng Thành

Đây là nơi đánh dấu hơn 100 công trình mang nét kiến trúc cổ của Kinh thành Huế, nổi bật trong đó là Điện Thái Hòa – một biểu tượng mỗi khi nhắc đế Huế. Đây là tên gọi cho vòng thành thứ hai của Kinh thành Huế. Hoàng Thành là nơi ở chính của vua và những người khác trong gia đình Hoàng tộc. Ngoài ra, đây còn là nơi để thờ tự tổ tiên của các vị vua thời Nguyễn.

Điện Thái Hòa

Đặc biệt, Điện Thái Hòa trong Hoàng Thành Huế có kiến trúc vô cùng độc đáo với những màu sắc đẹp mắt và sang trọng thời xưa, điện lấy màu đỏ và màu vàng làm hai tông màu chủ đạo để làm nổi bật lên vẻ quý phái. Bên ngoài Điện Thái Hòa còn có một khoảng sân vườn với ao cá và nhiều loại cây quý hiếm được cắt tỉa và chăm sóc vô cùng cẩn thận đã tạo nên một nét đẹp riêng của nơi này.

Cách di chuyển tới Kinh thành Huế

Bắt đầu từ thành phố Huế, các bạn có thể gọi xe máy đi qua cầu Phú Xuân và sau đó đi qua Cửa Ngăn và đi vào Cửa Ngăn là tới Kinh thành Huế. Hành trình này chỉ mất khoảng 16 phút hoặc hơn nếu tắc đường. Với ô tô thì cần đi hướng tây lên Hà Nội rồi sau đó chếch sang phải và cũng qua cầu Phú Xuân rồi rẽ vào cửa Ngăn là con đường ngắn nhất, đi chỉ mất tầm 5 phút.

Lưu ý: nên thuê xe trước khi đến để có thể nhận xe luôn và đến thăm Kinh thành Huế nhé!

– Giá vé vào cửa

Khi muốn vào tham quan kinh thành Huế, nhất là Hoàng Thành bên trong thì du khách cần phải mua vé vào cửa. Giá vé mới được cập nhật là 150.000 VNĐ/ người lớn/ lượt và 30.000 VNĐ/ trẻ em từ 6 -12 tuổi/ lượt. Đây là mứa giá khá hợp lý, không phải là quá đắt đỏ đối với du khách, tuy nhiên du khách cần nắm rõ mức gải để chuẩn bị trước khi đi.

– Trang phục

Vì Kinh thành là một công trình to và đồ sộ để đi hết, vì vậy bạn nên mặc những trang phục đẹp những vẫn thoải mái để di chuyển như quần jean hoặc quần jogger. Ngoài ra, bạn nên mang giày thể thao thay vì cao gót để đi lại dễ dàng cũng như sẽ tránh được việc chân bị đỏ, đau hoặc chảy máu do đi lại quá nhiều. Hơn nữa, vì đây là một nơi mang nặng tính chất tôn nghiêm vậy nên bạn cần tránh những trang phục hở hang hoặc quá ngắn nhưu áo hai dây, quần đùi.

Đối với những người yêu thích sự thơ mộng và trữ tình thì Kinh thành Huế là một điểm đến không thể bỏ qua với đầy những vết tích cổ kính xen lẫn tính chất lich sử một cách nhẹ nhàng, êm ả ngả mình bên cạnh dòng sông Hương hiền dịu.

Để trải nghiệm tour Huế với đầy đủ dịch vụ cần thiết và chất lượng phục vụ tốt nhất bên cạnh đó còn có nhiều ưu đãi vô cùng hấp dẫn, hãy truy cập ngay vào website chúng tôi hoặc gọi vào số hotline: 1900 6505 để được tư vấn ngay 24/7 nhé!

Nguồn ảnh: Internet

Khám Phá Kinh Thành Huế

Kinh thành Huế là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở Huế. Nơi đây còn lưu giữ kiến trúc độc đáo và nhiều hiện vật quý giá của giai đoạn phong kiến vàng son lộng lẫy một thời.

Kinh thành huế ở đâu?

Kinh thành Huế còn được gọi là Thuận Hóa Kinh Thành là một tòa thành cổ nằm ở cố đô Huế. Đây là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ năm 1802 đến năm 1945.

Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế bao gồm quần thể Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế… Năm 1993 quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Di chuyển đến Kinh thành Huế bằng cách nào

Các bạn có thể di chuyển đến Kinh thành Huế bằng nhiều phương tiện khác nhau như sau.

Máy bay là cách đển Huế nhanh nhất trong các loại phương tiện hiện có.

Từ sân bay Tân Sơn Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh đến sân bay Phú Bài (Huế) chỉ mất 30 phút. Giá vé khoảng 400.000 VNĐ/lượt

Từ sân bay Nội Bài- Hà Nội đến sân bay Phú Bài Huế chỉ mất 1 giờ đồng hồ, giá vé từ 750.000 VNĐ/lượt.

Sân bay Phú Bài nằm cách Kinh thành Huế chỉ khoảng 15m nên du khách có thể chọn 2 cách di chuyển sau đều thuận tiện: đi taxi hoặc xe trung chuyển của sân bay.

Đi bằng xe khách:

Từ Hà Nội đến Huế các bạn nên chọn một số hãng xe nổi tiếng, có uy tín như Hoàng Long, Cemal Trevel với giá giao độngchỉ từ 250.000VNĐ/ lượt/người đến 350.000VNĐ/lượt/người.

Nếu đi từ Thành phố Hồ Chí Minh thì các bạn nên chọn một số hãng xe phổ biến như Tâm Minh Phương, Tâm Đức, Hoàng Long, với giá chỉ từ 400.000VNĐ/người/lượt đến 650.000VNĐ/người/lượt.

Từ Đà Nẵng đến Huế rất gần nên các bạn có thể dễ dàng chọn nhiều xe để di chuyển. Giá cũng chỉ từ 80.000VNĐ/người/lượt đến 180.000VNĐ/người/lượt tùy theo loại xe.

Lịch sử hình thành Kinh thành Huế

Năm 1802 sau khi Vua Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, ông đã chọn Huế là nơi đóng đô. Nơi đây có phong thủy tuyệt đẹp, sơn thủy hữu tình với sông Hương uốn lượn chảy ngang, tiền án kinh thành là núi Ngự Bình.

Kinh thành Huế được bắt đầu xây dựng từ năm 1805 dưới thời vua Gia Long, kéo dài đến gần 30 năm đến thời vua Minh Mạng mới hoàn thành. Đây là một tòa thành gần như hình vuông, mỗi cạnh khoảng trên dưới 2,5km, phía trước lượn cong theo thế của khúc sông Hương chảy qua trước thành.

Bên trong Kinh thành Huế lại có một vòng thành nhỏ hơn, còn gọi là Hoàng thành – một tòa thành có mặt trước và sau dài 622m, hai mặt bên dài 604m. Đây chính là nơi đặt các cơ quan trọng yếu của triều đình. Tử Cấm Thành nằm trong cùng – mặt trước và sau dài 324m, hai mặt bên dài 290m – là nơi ở chính của hoàng gia.

Kinh Thành Huế nằm giữa với hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm tả Thanh Long và hữu Bạch Hổ tạo thành thế rồng chầu hổ phục. Bên cạnh đó, một khúc sông Hương chảy qua hai cồn cong cong như một cánh cung với ý nghĩa mang lại sinh khí cho Kinh Thành.

Trải qua bao năm tháng thăng trầm, Kinh thành Huế trở thành một trong những công trình kiến trúc đồ sộ và quy mô nhất. Đi qua hai đời Vua, kinh thành mới có hình hài, dáng vóc giống ngày nay.

Kiến trúc của Kinh thành Huế

Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc có không gian rộng lớn, diện tích khoảng 520ha và có vị trí quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Hiện nay, kinh thành Huế còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc cùng các đền đài, cung điện có giá trị văn hóa và kiến trúc đặc biệt nổi bật.

Kinh thành Huế được xây dựng ngay bên bờ sông Hương thơ mộng, xoay mặt về hướng Nam. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành phía trong Kinh Thành cũng xoay về hướng Nam (có ý nghĩa là cai trị cả thiên hạ).

Vòng thành ngoài Kinh thành có chu vi gần 10km, cao khoảng 6,6m, dài 21m bao gồm những công trình được bố trí đều nhau. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc, hệ thống sông đào có chức năng bảo vệ và chức năng giao thông đường thủy.

Thành có 10 cửa chính là cửa Chính Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Tây Nam, cửa Chính Nam, cửa Quảng Đức, cửa Thể Nhơn, cửa Đông Nam, cửa Chính Đông và cửa Đông Bắc. Ngoài ra còn một cửa phụ thông với Trấn Bình Đài.

Các di tích có trong Kinh thành Huế Tử Cấm Thành

Là vòng thành trong cùng của Kinh thành là nơi sinh hoạt của Vua và Hoàng Gia. Thành được xây và năm 1804, có hình chữ nhật với cạnh Nam và Bắc dài 341m, cạch Đông và Tây dài 308m, chu vi là 1298m bao gồm 50 công trình lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào.

Hoàng thành

Hoàng thành Huế có trên dưới hơn 100 công trình được hoàn chỉnh đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833.

Hoàng thành còn được gọi là vòng thành thứ hai của Kinh thành Huế, đây là nơi ở của vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình thời phong kiến. Hoàng Thành có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong Kinh thành vì đây còn là nơi thờ tự tổ tiên và các vị Vua nhà Nguyễn. Bên trong Hoàng Thành còn có Điện Thái Hòa là nơi thất triều và khu vực các miếu thờ.

Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa nằm trong khu vực Hoàng Thành – Đại Nội Huế, là nơi đăng quang của vua triều Nguyễn. Cung điện này được coi là trung tâm của kinh thành Huế, cũng là trung tâm của đất nước, là biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn uy nghiêm một thời. Điện, cùng với sân chầu, là hai địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình ngày xưa.

Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng thành, nằm phía Nam Kinh thành Huế. Nhìn từ xa cả tòa Kinh thành Huế như một tòa lâu đài tráng lệ, nhưng cũng rất gần gũi, hài hòa với phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, mang đậm tình cảm của con người xứ Huế.

Cửa Ngọ Môn cùng với hệ thống cung điện bên trong Hoàng Thành tạo thành một tổng thể kiến trúc khá phức tạp, đồ sộ nguy nga. Từ dưới nền đất, hệ thống bậc cấp xây bằng những phiến đá dài, nằm lộ thiên nhưng rất kín đáo trong nền đài, dẫn lên trên lầu Ngũ Phụng.

Lầu Ngũ Phụng

Nếu cửa Ngọ môn là điểm nhấn đặc biệt của khu Hoàng Thành thì Lầu Ngũ Phụng lại là một không gia vô cùng khoáng đạt. Trong bất cứ thời tiết hay nền nhiệt độ nào, du khách bước lên lầu Ngũ Phụng cũng có cảm giác dễ chịu và mát mẻ. Đây cũng là không gian mở cho khách du lịch rộng tầm mắt nhìn về tứ phương cảm nhận dấu ấn lịch sử văn hóa Huế.

Cùng với Ngọ Môn, Lầu Ngũ Phụng, Điện Thái Hòa, Kỳ Đài Huế được xem là biểu tượng của Kinh thành Huế vì vị trí đặc biệt nổi bật của nó.

Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6, tức là năm 1807. Sau nhiều lần tu sửa thì có hình dạng cho đến ngày nay. Kỳ Đài còn được gọi là cột cờ, nằm chính giữa mặt Nam của Kinh thành Huế, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh, cũng là nơi treo cờ của triều đình.

Trường Quốc Tử Giám

Trường Quốc Tử Giám có vai trò quan trọng trong lịch sử giáo dục thi cử nước ta vì đây là trường Đại Học đầu tiên được xây dựng dưới triều đại nhà Nguyễn. Nơi đây quy tụ và đào tạo rất nhiều nhân tài cho đất nước thời đó. Hiện nay Quốc Tử Giám đã trở thành bảo tàng Huế, là nơi lưu giữ các hiện vật quý giá của Huế qua các thời kỳ.

Điện Long An

Điện Long An được xây dựng vào năm 1845. Cung điện này là nơi nghỉ ngơi của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền ở mỗi dịp đầu xuân mỗi năm. Đây cũng là nơi mà vua Thiệu Trị thường hay lui tới để nghỉ ngơi, đọc sách hay ngâm thơ.

Ngày nay Điện Long An vẫn còn lưu giữ các hiện vật quý của cung đình. Chiêm ngưỡng và tìm hiểu các hiện vật này sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn rõ hơn về cuộc sống của các vị vua chúa ngày xưa.

Cung điện dành riêng cho vua nghỉ ngơi này được xây theo lối trùng thiềm điệp ốc. Phần mái điện lợp ngói hoàng lưu ly với kiểu mái chồng diêm. Dải cổ diêm lại được phân khoảng ra thành từng ô hộc để trang trí hình vẽ và thơ văn trên những tấm pháp lam. 197 bài thơ được thảo theo lối nhất thi nhất họa chính là một trong những điểm đặc biệt của điện Long An.

Duyệt Thị Đường

Duyệt Thị Đường là nơi thưởng lãm âm nhạc hoàng cung, nằm ngay bên trong Tử Cấm Thành. Có thể xem đây là một nhà hát chuyên trình diễn các vở tuồng cổ dành cho vua cùng các hoàng thân quốc thích và các quan đại thần của Kinh thành Huế.

Nơi đây được mệnh danh là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu Việt Nam. Những năm gần đây Duyệt Thị Đường đã được khôi phục và đưa vào thêm các hoạt động biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế để phục vụ khách du lịch và đạt được kết quả rất khả quan, thu hút khá nhiều du khách.

Bao Vinh – Phố cổ ‘bí mật’ giữa Kinh thành Huế

Trên bản đồ du lịch Huế, có thể Phố cổ Bao Vinh là cái tên khá lạ lẫm với nhiều du khách. Phố cổ Bao Vinh từ giữa thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX được xem là khu thương mại sầm uất bậc nhất không chỉ của kinh thành Huế mà còn cả xứ Đàng Trong.

Phố cổ Bao Vinh trước kia vẫn còn được 39 ngôi nhà có tuổi từ 150 đến 200 năm nhưng đến nay phần lớn đều đã bị thời gian mài mòn, chỉ còn 15 ngôi nhà cổ nằm rải rác ở Huế. Dù vậy, vẻ đẹp cổ tích của những dãy nhà xưa cũ nằm nép mình bên dòng sông Hương êm đềm luôn mang lại cho người xem cảm giác lâng lâng khó tả. Điều đặc biệt là những người dân xứ Thần Kinh – chủ của những ngôi nhà cổ Bao Vinh vô cùng thân thiện.

Bao du khách đến đây đã bày tỏ sự tôn trọng và lòng mê say vẻ đẹp của từng góc phố, con đường của khu phố cổ. Họ luôn được những hướng dẫn viên bản địa dẫn vào từng phòng trong ngôi nhà nhuốm màu thời gian, kể những câu chuyện đã trở thành truyền thuyết với nội dung, tỉnh tiêt đậm chất tinh tế của Huế.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đại Nội Kinh Thành Huế trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!