Xu Hướng 3/2023 # Dạo Một Vòng Những Điểm Du Lịch Tâm Linh Ở Hongkong,Dao Mot Vong Nhung Diem Du Lich Tam Linh O Hongkong # Top 12 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Dạo Một Vòng Những Điểm Du Lịch Tâm Linh Ở Hongkong,Dao Mot Vong Nhung Diem Du Lich Tam Linh O Hongkong # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Dạo Một Vòng Những Điểm Du Lịch Tâm Linh Ở Hongkong,Dao Mot Vong Nhung Diem Du Lich Tam Linh O Hongkong được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

DẠO MỘT VÒNG NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH Ở HONGKONG

Nếu ai đó đã từng du lịch tới Hongkong thì có thể nhìn thấy ngay đằng sau khung cảnh phồn hoa, sầm uất của trung tâm mua sắm là những ngôi chùa, nhà thờ trang nghiêm, thanh tịnh. Những bà chủ bày đồ thờ cúng ở phía trước các sạp hàng. Một số gia đình còn đốt hương, vàng mã ở bên đường vào những ngày lễ tết. Có thể nói, tinh thần tín ngưỡng đã ăn rất sâu vào văn hóa của người dân nơi đây…

Khám phá ẩm thực Hồng Kông qua các đường phố nổi tiếng

DẠO MỘT VÒNG NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH Ở HONGKONG

Mỗi đất nước, mỗi quốc gia đều có một tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, cách mà người dân suy nghĩ về tín ngưỡng của họ cũng khác nhau. Với con người Hongkong văn hóa tín ngưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của họ – thể hiện rõ nét trong chính cuộc sống thường nhật của họ.

Nếu ai đó đã từng du lịch Hongkong thì có thể nhìn thấy ngay đằng sau khung cảnh phồn hoa, sầm uất của trung tâm mua sắm là những ngôi chùa, nhà thờ trang nghiêm, thanh tịnh. Những bà chủ bày đồ thờ cúng ở phía trước các sạp hàng. Một số gia đình còn đốt hương, vàng mã ở bên đường vào những ngày lễ tết.

Có thể nói, tinh thần tín ngưỡng đã ăn rất sâu vào văn hóa của người dân nơi đây…

Một số gia đình còn đốt hương, vàng mã ở bên đường vào những ngày lễ tết

Những tập tục truyền thống và nghi thức tôn giáo vẫn luôn tồn tại trong lòng Hong Kong hiện đại.

Nét đặc biệt là Hong Kong tồn tại nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Dù bạn theo Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo hay Thiên chúa giáo…, bạn vẫn có thể tìm thấy khoảng không gian tâm linh cho riêng mình

Bên các cảng biển đều có miếu thờ bà Thiên Hậu. Đây là nét riêng có của Hong Kong. Vài thập kỷ trở lại đây, rất nhiều ngư dân tin vào bà Thiên Hậu, coi bà là vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển.

Tương truyền, bà Thiên Hậu thường hiển linh, mặc áo đỏ, cưỡi chiếu, bay trên mặt biển để cứu trợ những người gặp nạn. Vì vậy, hàng năm họ đều thờ cúng bà để cầu mưa thuận gió hòa, đi biển bình an, may mắn

Miếu thờ Thiên Hậu lớn và cổ nhất Hong Kong là đền Sai Kung ở vịnh Joss House, xây dựng vào năm 1266, đã được công nhận là di tích lịch sử cấp 1

Ngôi miếu có nguồn gốc từ thời nhà Tống, khi hai anh em từ Phúc Kiến kiếm sống ở khu Cửu Long bằng nghề buôn muối tới đại lục. Trong một lần ra khơi, thuyền của họ bị gió mạnh đánh và bị cuốn xuống biển. Họ đã cầu xin Thiên Hậu cứu giúp và mắc cạn ở vịnh Joss House. Vì thế, họ đã cho xây miếu thờ bà tại vịnh

Bên cạnh đó là miếu Hoàng Đại Tiên (Wong Tai Sin) cũng là một địa điểm tâm linh nổi tiếng, thờ cả Khổng Tử, Quan Âm và Lão giáo

Theo truyền thuyết, tại Trung Quốc vào thế kỷ 4, có một vị sư tên là Hoàng Sơ Bình có khả năng chữa lành bệnh tật. Sau khi bước vào tuổi 50, ông đã tu đến cảnh giới bất tử và có tên là Hoàng Đại Tiên. 16 thế kỷ sau, những hậu nhân Đạo giáo mang theo ảnh thờ đến Hong Kong và lập đền thờ cho những tín đồ của ông

Ngôi miếu nằm trên diện tích 18.000 m2, giữa đảo Cửu Long náo nhiệt. Sau lối vào với mái vòm uy nghi là đàn thờ bề thế, bậc tam cấp rộng. Đàn thờ đỏ uy nghi nổi bật trên nền trời xanh trong vắt để lại ấn tượng khó quên. Những yếu tố phong thủy của kim, mộc, thủy, hỏa, thổ trong từng chi tiết thiết kế cũng là một nét đặc sắc của ngôi miếu này.

Tới miếu Hoàng Đại Tiên, du khách cũng có thể đến vườn ước nguyện để ngắm cầu bộ hành nên thơ với mái ngói xanh và hồ cảnh thanh tịnh, đầy cá chép và rùa.

Một địa điểm tâm linh khác mang tên tu viện Po Lin, là “Thế giới Phật giáo ở miền Nam” – nơi cư ngụ của nhiều tu sĩ sùng đạo. Trước kia đây chỉ là một tu viện xa xôi ẩn nơi núi rừng rậm rạp, nhưng tới năm 1993 cái tên Po Lin đã trở nên nổi tiếng khi có bức tượng Thiên Đàn Đại Phật (Tian Tan Budda).

Bức tượng Phật ngồi cao 26,4 mét trên đỉnh một tòa sen cao 34 mét bao gồm cả bệ, hướng mặt về phía bắc. Tượng Đại Phật có đầu hơi nghiêng và bàn tay phải giơ ra như để ban phước lành cho thế gian. Thời gian hoàn thành bức tượng là 12 năm với chi phí xây dựng 60 triệu đô la Hong Kong.

Hong Kong là thành phố có lịch sử hình thành khá phức tạp và văn hóa đa dạng sắc màu, vì thế mảnh đất này tồn tại nhiều địa danh tâm linh cũng là điều dễ hiểu. Dù không gian nhộn nhịp sầm uất thế nào, chỉ cần bước chân vào nhà thờ hay một ngôi chùa, các tín đồ hay du khách tại Hong Kong đều tìm thấy những giây phút tĩnh lặng cho tâm hồn.

Khám Phá Địa Chỉ Du Lịch Tâm Linh Nổi Tiếng Ở Quảng Ninh, Kham Pha Dia Chi Du Lich Tam Linh Noi Tieng O Quang Ninh

Theo số liệu thống kê của Sở VH,TT&DL, hiện nay Quảng Ninh đang sở hữu trên 600 di tích lịch sử – văn hoá các loại. Trong đó, có rất nhiều di tích lịch sử là những điểm đến du lịch tâm linh thu hút đông đảo các du khách, như: Đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả), chùa Long Tiên, đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn, cụm di tích danh thắng núi Bài Thơ (TP Hạ Long), chùa Cái Bầu – Thiền Viện Trúc lâm Giác tâm (huyện Vân Đồn) v.v.. Đặc biệt, nổi bật hơn cả đó là khu di tích lịch sử Yên Tử, một điểm đến tâm linh nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn ra cả nước ngoài. Nếu đi từ Hà Nội, tính theo vị trí địa lý, chúng ta sẽ lần lượt khám phá các địa chỉ tâm linh nổi tiếng của đất Quảng Ninh.

* Chùa cổ Hồ Thiên (Đông Triều)

Chùa Hồ Thiên nằm trong Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều. Ngôi chùa đã được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia từ năm 2006. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Hồ Thiên huy hoàng trong lịch sử đến nay chỉ còn là phế tích, nhưng khu thánh địa linh thiêng nguyên sơ này đang được tích cực tôn tạo, nhằm trả lại những giá trị vốn có.

Ngôi chùa toạ lạc trên núi Phật Sơn, nơi mà theo các nhà phong thuỷ là có địa thế “long chầu, hổ phục” rất đắc địa. Theo sư trụ trì chùa Hồ Thiên “Khu chùa tựa vào đỉnh núi Phật Sơn, cho nên suốt cả mùa đông không hề có ngọn gió bấc nào thổi vào được… Chữ hồ trong Hồ Thiên tự không phải là ao, mà mang nghĩa “quần tụ”. Hồ Thiên là sự quần tụ trên trời…”. Ấn tượng nhất hiện còn ở ngôi chùa cổ là tấm bia đá lớn ở trong một nhà bia mới dựng, được ghép mộng đá thay nhà bia cũ xây bằng gạch. Sau gần 300 năm tồn tại, đến nay những nét chữ, chạm khắc trên bia vẫn rất rõ nét. Bên cạnh những giá trị về nghệ thuật, tấm bia còn ẩn chứa giá trị về mặt lịch sử, văn học, đó là bài văn khắc trên bia ca ngợi cảnh đẹp Hồ Thiên và ca ngợi công đức của chúa Trịnh. Bia dựng ngày tốt tháng 3 niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736).

* Di tích Yên Tử (TP Uông Bí)

Điểm đầu tiên và không thể bỏ qua trong hành trình du xuân đất mỏ là quần thể di tích Yên Tử, TP Uông Bí, cách Hà Nội khoảng 130km. Cứ độ sau Tết Nguyên đán là vào mùa lễ hội Yên Tử; đây là lễ hội được đánh giá là một trong những lễ hội hấp dẫn khách thập phương nhất trong cả nước, với công tác tổ chức, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự đảm bảo tốt nhất. Kể từ năm 2001 đến nay, số lượng khách đến Yên Tử tăng dần theo các năm. Năm 2013, lượng khách hành hương về Yên Tử đạt trên 2,5 triệu lượt, có ngày cao điểm Yên Tử đón đến hàng vạn lượt khách.

Từ Quốc lộ 18A vào đến chân núi Yên Tử (khoảng 10km) du khách đã có thể cảm nhận không khí linh thiêng của đất Phật.

Từ chân núi, du khách lên đỉnh chùa Đồng bằng hai cách: Leo bộ hoặc cáp treo 2 chặng. So với cáp treo, leo bộ mất nhiều thời gian hơn với quãng đường khoảng 6km đường mòn dốc đứng nhưng với nhiều du khách, đây là cách thể hiện lòng thành trong hành trình lễ Phật đầu năm.

Hành trình lên Yên Tử sẽ bắt đầu từ suối Giải Oan, qua chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, tượng đá An Kỳ Sinh rồi lên chùa Đồng – ngôi chùa bằng đồng trên đỉnh núi lớn nhất châu Á. Nếu du khách ở xa muốn đến Yên Tử để lễ Phật nên đến từ hôm trước, ngủ một đêm ở TP Uông Bí, khoảng 5 giờ sáng xuất hành lên Yên Tử, sẽ dễ dàng, thoải mái lễ Phật, không phải chen chúc, chờ đợi. Hoặc bạn có thể đi vào giữa buổi chiều, thời gian đó lượng du khách lên Yên Tử đã giảm, bạn có thể rảnh rang ngắm cảnh, lễ Phật trong khung cảnh thanh bình. Nét mới khi đến Yên Tử là năm nay du khách sẽ được chiêm bái tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đúc bằng đồng nguyên khối, theo phương pháp thủ công của các làng nghề Đại Bái (Bắc Ninh), Ý Yên (Nam Định), cao 15m với tổng trọng lượng 150 tấn.

* Cụm di tích danh thắng Núi Bài Thơ (TP Hạ Long)

Đây là một cụm di tích có giá trị văn hoá lịch sử quan trọng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều bài thơ khắc trên đá của một số vị vua đi kinh lý, cảm hứng trước vẻ đẹp thần tiên của Vịnh Hạ Long đã làm thơ. Một ngọn núi đá vôi cao 106m nằm ở trung tâm TP Hạ Long, kề ngay bên Vịnh Hạ Long, nhìn xa trông như một toà lâu đài khổng lồ với ba ngọn tháp nhấp nhô trên những bức tường thành kiên cố. Đó là núi Bài Thơ. Trước kia núi có tên gọi là núi Truyền Đăng (Rọi Đèn). Tháng 2 năm 1468, nhân một dịp đi kinh lý vùng Đông Bắc, cảm hứng trước cảnh đẹp thần tiên của Vịnh Hạ Long vua Lê Thánh Tông đã làm một bài thơ và cho khắc vào vách núi phía Nam. Từ đó núi có tên là núi Đề Thơ, sau được gọi là núi Bài Thơ.

Ngay dưới chân núi Bài Thơ có chùa Long Tiên được xây dựng vào năm 1941, chùa mang phong cách kiến trúc và điêu khắc thời nhà Nguyễn, kiểu chồng giường giá chiêng và những hoạ tiết trang trí rồng phượng, hoa văn cách điệu. Bước vào cổng tam quan là khoảng sân rộng đặt tượng Bồ Tát quan thế âm. Chính điện thờ Phật, bên phải thờ các tướng lĩnh nhà Trần, bên trái là cung Tam Phủ Thánh Mẫu.

Ở Bến Đoan ngay gần chân núi còn có ngôi đền nhỏ do các chủ thuyền thường xuyên buôn bán qua vùng biển Đông Hải cùng nhau góp sức xây dựng. Đền thờ vị tướng tài Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Trần Quốc Tuấn. Trần Quốc Nghiễn là người có công lớn trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của triều Trần, đặc biệt là quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ ba năm 1288. Đến 1913 đền đã được trùng tu lại như ngày nay.

* Đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả)

Đền Cửa Ông thuộc TP Cẩm Phả là nơi thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần. Đền Cửa Ông toạ lạc trên ngọn đồi cao nhìn thẳng ra Vịnh Bái Tử Long. Mặc dù chính hội đền Cửa Ông diễn ra vào tháng 2 âm lịch nhưng ngay từ những ngày đầu Xuân đã có rất đông du khách từ các tỉnh thành về dâng hương hành lễ.

Được khánh thành năm 2009, chùa Cái Bầu có địa thế tuyệt đẹp, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra biển, chùa Cái Bầu đã trở thành địa chỉ tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương đến. Chùa nằm cách trung tâm thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn khoảng 10km, ngoài phương tiện cá nhân, du khách có thể đến chùa bằng xe buýt. Điều mà nhiều du khách đặc biệt yêu thích khi đến đây là sự thanh tịch, sạch sẽ và ân cần của nhà chùa. Du khách đến chiêm bái, vãn cảnh ở chùa nếu nhỡ bữa hoặc giả muốn được ăn cơm chay sẽ tự vào nhà bếp ăn miễn phí. Điểm yêu thích nhất ở chùa Cái Bầu có lẽ là không gian, trời đất, sóng nước, cõi Phật giao hoà trong khung cảnh thanh bình, êm ả và đẹp như trong cõi bồng lai, khiến du khách đã đi một lần đều không thể không trở lại./.

Những Địa Điểm Du Lịch Tâm Linh Ở Côn Đảo

Đến Côn Đảo du khách không chỉ khám phá và tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ nơi đây mà du khách còn đến thăm các di tích chưa đựng giá trị lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam về tinh thần yêu nước của những nhà tù cách mạng bị giam cầm nơi đây.

Dinh Chúa Đảo

Dinh Chúa Đảo (Dinh ông lớn, Dinh tỉnh trưởng…) được hình thành khoảng 1862 – 1876 cùng với các cơ sở hạ tầng trên đảo. Tổng diện tích 18.600m2, bao gồm: Nhà chính, nhà phụ và sân vườn…Tại đây, 53 đời Chúa đảo trải qua 113 năm (1862-1975). Trong đó 92 thời thực dân Pháp có 39 chúa đảo và 12 năm thời đế quốc Mỹ có 14 chúa đảo đã sống và làm việc. Nơi đây, Chúa đảo Angdua đã bị tù nhân sát hại năm 1919. Là đầu não trung tâm của hệ thống nhà tù, tất cả bộ máy cai trị tù từ chúa đảo đến các quan chức trên tòan đảo đều dưới quyền điều khiển của Chúa đảo.

Nhà Chúa đảo thể hiện cuộc sống xa hoa của sự thống trị bên cạnh cuộc sống khổ ải, nghèo nàn của người tù. Trong khu vườn (Sở Rẫy Ông Lớn) thường xuyên có hàng chục tù nhân phải lao động khổ sai và phục dịch tất cả sinh họat, đến ăn, mặc ở… của Chúa đảo.

Hệ thống nhà tù Côn Đảo

Bagne 1: Được xây dựng từ năm 1862, còn có tên gọi là Lao 1 (thời Mỹ – ngụy đổi tên là trại Cộng Hòa, trại 1 hay trại Phú Hải). Đây là trại giam lớn nhất và cổ nhất ở Côn Đảo mang đậm dấu tích tù đày khổ sai tàn ác của thực dân Pháp đối với các tù nhân chính trị.

Bagne 2: Được xây dựng từ năm 1916, nằm cạnh Bagne 1, còn có tên gọi là Lao 2, (thời Mỹ – ngụy đổi tên là trại Nhân Vị, trại 2, hay trại Phú Sơn).

Bagne 3: Được xây dựng năm 1928, còn có tên gọi là Lao 3 (thời Mỹ – ngụy đổi tên là trại Bác Ái, trại 3, trại Phú Thọ hay “Biệt Lập Chuồng Gà”).

Biệt Lập Chuồng Bò: Được xây dựng từ năm 1930, còn có tên gọi là an ninh Chuồng Bò.

Chuồng Cọp: Được xây dựng năm 1940, là khu biệt giam nổi tiếng của Pháp.

Bagne 3 phụ: Được xây dựng từ năm 1941, còn có tên gọi là Lao 3 phụ (thời Mỹ – ngụy đổi tên gọi là trại phụ Bác Ái, trại 3, hay trại Phú Cường).

Hệ thống nhà tù Côn Đảo thời Mỹ – ngụy: Được xây dựng thêm các trại trại 5 (còn gọi là trại Phú Phong), trại 6 (còn gọi là trại Phú An), trại 7 (còn gọi là trại Phú Bình hay Chuồng Cọp Kiểu Mỹ), trại 8 (còn gọi là trại Phú Hưng).

Miếu Bà Phi Yến

Cũng phải nói ngay rằng miếu Bà là ngôi miếu duy nhất ở Côn Đảo, ngày 18-10 âm lịch hàng năm, có diễn ra lễ hội trang trọng do ngành văn hóa tổ chức. Miếu Bà đã được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và là một trong những hạng mục của dự án quy hoạch tổng thể trùng tu, tôn tạo và phát huy tác dụng di tích lịch sử Côn Đảo theo quyết định số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển kinh tế-xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020. Có thể nói miếu Bà là một trong rất ít di sản văn hóa dân gian của Côn Đảo. được xây dựng từ năm 1785 để thờ Bà Phi Yến – vợ của chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long).

Nghĩa Trang Hàng Dương

Đến thăm nghĩa trang Hàng Dương thiêng liêng về đêm được xem là hoạt động tồn tại lâu đời ở Côn Đảo do gắn liền với ngôi mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu tại nghĩa trang Hàng Dương. Người ta tin rằng, tại thời điểm lúc 0h:00 là thời điểm mà cỏi âm và cỏi dương có thể liên kết với nhau thông qua tâm niệm. Vì vậy, mỗi đêm ở nghĩa trang Hàng Dương người dân địa phương và du khách đến đây không khác gì ngày hội.

Chùa Núi Một

Chùa Núi Một (Vân Sơn Tự) tọa lạc trên Núi Một huyện Côn Đảo, do Mỹ ngụy xây dựng năm 1964. Nhằm phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho các gia đình của những người làm việc trong bộ máy hành chính, các quan chức binh sỹ trên đảo, bên cạnh đó còn mục đích mỵ dân, trá hình che mắt báo chí và dư luận quốc tế về sự cai trị tù nhân tàn bạo của chế độ Mỹ ngụy.

Sau năm 1975, chùa là nơi thờ Phật của người dân trên đảo, là công trình văn hóa nằm trong quần thể khu di tích lịch sử, danh thắng của huyện Côn Đảo, đã được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu công nhận di tích lịch sử văn hóa và danh thắng cấp tỉnh theo quyết định số 4025/QĐ-UBND ngày 04/12/2009. Di tích Vân Sơn Tự là công trình kiến trúc văn hóa, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, thể hiện được tinh thần dân tộc Việt, kiên định, vững vàng, bất khuất vượt qua mọi thử thách. Đồng thời công trình được tổ chức hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh , kết nối chặt chẽ với hệ thống di tích lịch sử Côn Đảo, cũng là điểm tam quan của du khách đến với Côn Đảo, đồng thời là nơi tôn nghiêm để du khách và nhân dân địa phương gửi gắm tâm nguyện an lành và hướng thiện. Trải qua thời gian đã bị xuống cấp, di tích Vân Sơn Tự đã được khởi công tôn tạo ngày 13/8/2010. Khánh thành vào ngày 4/12/2011

Sau khi xem qua những địa điểm du lịch tâm linh ở Côn Đảo. Nếu Quý khách đang muốn thực hiện tour du lịch Côn Đảo để khám phá các địa điểm du lịch tâm linh hay khám phá văn hóa, con người và ẩm thực nơi đây. Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 0996.176.176 hoặc 0888.276.888 để đặt tư vấn thêm về lịch trình tour Côn Đảo.

Tham khảo hành trình khám phá Côn Đảo:

Tourdulichmientay.com.vn tự hào là một thành viên của Saigontourism chuyên mang đến cho Quý khách những tour du lịch miền Tây thú vị và tiết kiệm.

10 Điểm Du Lịch Tâm Linh Fansipan Linh Thiêng

1. Bảo An Thiền Tự – Chùa Trình

Bảo An Thiền Tự tọa lạc trên độ cao 1.604m so với mực nước biển. Đây là điểm dừng chân đầu tiên trên hành trình chinh phục nóc nhà Đông Dương và hành hương khám phá các điểm du lịch tâm linh của du khách.

Ngôi chùa mang dáng vẻ thâm trầm với lối kiến trúc của những ngôi chùa cổ xưa giữa bốn bề mây ngàn gió núi. Đến đây du khách sẽ được đắm chìm trong không gian tịch mịch, thiêng liêng của chốn tâm linh. Khác hoàn toàn với không khí nhộn nhịp tại nhà ga cáp treo Fansipan. 

2. Thanh Vân Đắc Lộ

Thanh Vân Đắc Lộ ẩn hiện trong sương mù với lối kiến trúc đặc trưng thời Lý. Nổi bật với cổng vào dạng tứ trụ được thiết kế bằng đá xanh nguyên khối bề thế. Nơi đây chính là điểm đến tuyệt vời dành cho những du khách yêu thích sự thanh tịnh của chốn bồng lai tiên cảnh. Tới đây du khách sẽ cảm nhận rõ sự giao thoa của đất trời và thiên nhiên của nơi được mệnh danh là “cổng trời”.

3. Bích Vân Thiền Tự

Bích Vân Thiền Tự là điểm đến đầu tiên trong hệ thống các công trình tâm linh Fansipan. Được xây dựng trên độ cao 3.037m so với mực nước biển với phong cách kiến trúc thời Trần. Ngôi chùa giữ nguyên lối kiến trúc gỗ ba gian hai chái truyền thống cùng Tam Quan, đền thờ Tổ, thờ Mẫu,…

4. Đại Tượng Phật

Men theo con đường nhỏ từ Bích Vân Thiền Tự du khách sẽ được chiêm ngưỡng Đại Tượng Phật A Di Đà. Đây là bức tượng bằng đồng được đúc thủ công cao nhất nước ta với chiều cao 21,5m. Nằm trên độ cao hơn 3000m so với mực nước biển, giữa cái lạnh của mây ngàn gió núi ta càng thêm khâm phục sự kỳ công của những nghệ nhân đã tạo nên một kiệt tác cho đời.

5. Thác nước 9 tầng

Tháp nước 9 tầng là một trong những công trình ghi dấu ấn đậm nét trong lòng du khách trong hành trình khám phá cõi tâm linh. Tháp có chiều cao 30 được chia làm 9 tầng với 150 bậc thang đá 2 bên, phía trong là cột khắc kinh phật. Giữa cảnh sắc nhiên hùng vĩ, tiếng nước chảy róc rách chính là thanh âm giúp xua tan mọi muộn phiền đem đến sự an yên cho du khách.

6. Bảo tháp

Đại Bảo Tháp – công trình bề thế với 11 tầng được chế tác và ghép từ đá. Đỉnh tháp được đúc hình hoa sen bằng đồng nguyên khối. Công trình lấy cảm hứng từ những tòa tháp nổi tiếng như Tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn mang lối kiến trúc đặc trưng của phật giáo thời Trần.

7. Con đường La Hán

Những vạt đỗ quyên khoe sắc thắm trên con đường La Hán sẽ mê hoặc bất cứ du khách nào. Nơi đây hội tụ 18 vị la hán được đúc bằng đồng nguyên khối với chiều dài 800m. Chiều cao của mỗi bức tượng lên tới 2,5m với trọng lượng lên tới 500 – 600kg. 

Những cây đỗ quyên cổ thụ hàng trăm tuổi với nhiều màu sắc dọc 2 bên đường là nơi chụp hình check in tuyệt vời. Thời điểm hoa đỗ quyên nở vào khoảng cuối tháng 12 cho tới tháng 6 hàng năm. Hoa đặc biệt nở rộ vào cuối tháng 3 đầu tháng tư dành cho những ai muốn săn được những bức ảnh hoa đẹp nhất.

8. Tượng Quan Thế Âm

Tượng Quán Thế Âm hiện lên vẻ đẹp thoát tục giữa bồng bềnh mây ngàn thể hiện cho lòng từ bi bác ái. Công trình cao 12m, nặng 18 tấn được đúc bằng đồng quay hướng về phía Đông. Chiêm bái tượng phật Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ rũ bỏ hết mọi muộn phiền đem lại cảm giác bình yên đến lạ.

9. Miếu Sơn Thần

Công trình mang đặc trưng của lối kiến trúc thời Trần. Miếu Sơn Thần là công trình được dựng bằng gỗ với những đường nét hoa văn trang trí thuần Việt. Nơi đây thờ thần Núi – vị thần cai quản vùng đất này. Công trình cũng là lời nhắc nhở mọi người biết trân trọng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn cho con cháu mãi mãi về sau.

10. Kim Sơn Bảo Thắng Tự

Kim Sơn Bảo Thắng Tự là công trình thiêng liêng tọa lạc trên đỉnh núi ở độ cao 3.091m. Công trình có cấu trúc gồm Tam Bảo, Nhà thờ Tổ và 2 dãy hành lang bằng đá mang đặc trưng của kiến trúc Phật giáo thời Trần. Giữa không gian hùng vĩ của chốn bồng lai tiên cảnh Kim Sơn Bảo Thắng Tự đem đến sự bình yên và an lành cho du khách thập phương đến chiêm bái.

Kinh nghiệm tiết kiệm khi đi du lịch Sapa 

Mua vé tour và các sự kiện qua Klook.com – Thông thường mua vé qua klook sẽ rẻ hơn do có mã giảm giá.

Cập nhật thông tin chi tiết về Dạo Một Vòng Những Điểm Du Lịch Tâm Linh Ở Hongkong,Dao Mot Vong Nhung Diem Du Lich Tam Linh O Hongkong trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!