Xu Hướng 6/2023 # Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Nam Ô # Top 11 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Nam Ô # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Nam Ô được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khu vực Nam Ô, quận Liên Chiểu có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Ảnh: THU HÀ

Tạo dựng sản phẩm du lịch mới

Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô” có tổng kinh phí đầu tư khoảng 25,7 tỷ đồng nhằm mục tiêu khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch địa phương, khai thác du lịch kết hợp bảo tồn các di sản văn hóa, giới thiệu các tập quán, sản phẩm làng chài đến với du khách, hình thành khu vực để du khách khám phá, trải nghiệm khi đến với biển Đà Nẵng; tạo điều kiện cho cư dân địa phương tham gia làm du lịch…

Phạm vi nghiên cứu của đề án nằm trong khu vực vịnh Nam Ô và cộng đồng dân cư lân cận thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu với diện tích khoảng 115ha trong đó có dự án Khu du lịch Nam Ô của Công ty CP Trung Thủy nằm xen kẽ trong khu vực nghiên cứu dự án. Khu vực này có 4 lợi thế chủ yếu về thiên nhiên cảnh quan, câu chuyện di tích, làng nghề truyền thống, ẩm thực địa phương.

Theo đó, ngành du lịch thành phố sẽ có các giải pháp khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng tại Nam Ô như xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hoạt động kinh doanh tại khu vực trong đó có công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng, hỗ trợ về chuyển đổi ngành nghề, về sản xuất kinh doanh sản phẩm lưu niệm, về vay vốn, đào tạo, quảng bá, bảo đảm vệ sinh môi trường, liên kết hợp tác để tạo nên sự phát triển đồng bộ, đa dạng dịch vụ…

Sở Du lịch cũng đưa ra một số sản phẩm du lịch đặc trưng sẽ khai thác trong đề án như: trải nghiệm bình minh, hoàng hôn ở vịnh Nam Ô trên thuyền thúng với hoạt động đưa du khách đi tham quan, ngắm cảnh bình mình vào sáng sớm và ngắm hoàng hôn vào buổi chiều trên vịnh Nam Ô; tắm biển ở bãi tắm Nam Ô; tham quan, tìm hiểu câu chuyện về các di tích như tại giếng vuông, một di tích văn hóa kiến trúc độc đáo của khu vực Nam Ô, miếu Âm hồn, miếu bà Liễu Hạnh…; hình thành bảo tàng ốc và trải nghiệm các hoạt động văn hóa; tham quan làng nghề truyền thống và thưởng thức ẩm thực địa phương Nam Ô; chụp ảnh tại khu vực ghềnh Nam Ô; dịch vụ lưu trú homestay trải nghiệm tại nhà dân, tham quan làng bích họa; đi bộ tham quan ghềnh Nam Ô…

Ông Lê Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cho biết, UBND quận Liên Chiểu rất vui mừng nếu đề án này được thông qua và triển khai. Trong quá trình hình thành đề án, quận đã cùng với Sở Du lịch đi khảo sát thực tế để hình thành các sản phẩm cụ thể trong đề án.

Con đường mòn quanh ghềnh đá hiện mới chỉ có bảng chỉ dẫn và đặt các thùng rác thôi thì chưa đủ. Thông qua đề án nên cải tạo lại con đường này theo đường mòn sẵn có, có thể làm bằng đá hoặc gỗ để lối đi được đẹp đẽ và hoàn thiện hơn nhằm phục vụ du khách trong việc tham quan, ngắm cảnh. Mong rằng các sở, ngành góp ý để đề án sớm thành hiện thực và được triển khai.

Phát triển du lịch nhưng phải bảo đảm môi trường

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh, đề án cần đề cập rõ giải pháp khi thành phố và doanh nghiệp cùng đầu tư vào dự án này thì việc khai thác sẽ được triển khai như thế nào, mô hình hoạt động sao cho hiệu quả. Sau đầu tư cần phân cấp quản lý để gia tăng hàm lượng tính chất phát triển du lịch cộng đồng.

Ông Hà Vỹ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phân tích thêm: trong khảo sát trước kia của Khu du lịch sinh thái Nam Ô thì có 5 di tích nhưng rộng ra cả khu vực đề án thì có tới 9 di tích. Những di tích này đều có mối liên hệ với nhau, vì thế nên liên kết, hình thành cụm di tích trong đề án.

Sau khi ổn định vấn đề quy hoạch của khu vực này thì nên quan tâm đến vấn đề trùng tu, tôn tạo các di tích ở đây. Những di tích nằm ở khu vực đề án này chủ yếu là di tích tâm linh. Hiện nay thành phố cũng chưa đặt vấn đề thu phí trong việc tham quan, chủ yếu tập trung vào trùng tu, tôn tạo phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân địa phương và du khách.

Nếu dự án được đầu tư, làng chài ven biển sẽ khoác lên chiếc áo mới, thay đổi diện mạo, người dân địa phương cũng có cơ hội chuyển đổi ngành nghề. TRONG ẢNH. Một góc làng chài Nam Ô. Ảnh: HOÀNG HIỆP

Bên cạnh đó, ông Hà Vỹ cũng cho rằng, trong đề án có sản phẩm “Đi bộ quanh ghềnh Nam Ô”, việc đi bộ sẽ gắn với cầu, đường nhưng hiện nay đề án chưa đề cập khảo sát, hình thành đường đi cho khách đi tham quan. “Có thể là những cây cầu gỗ, hoặc cải tạo, nâng cấp đường đi, cảnh quan… thì chưa đủ cho một sản phẩm tại ghềnh Nam Ô. Cần phải có những sản phẩm mới xác định nhu cầu đầu tư”, ông Hà Vỹ nói.

Trong khi đó, ông Lê Thành Hưng, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố cho rằng ghềnh Nam Ô có địa hình khá hiểm trở, có những chỗ có độ dốc cao nên đường đi bộ quanh ghềnh Nam Ô cần có những chỉ dẫn, cảnh báo để bảo đảm an toàn cho khách khi đi bộ trên ghềnh.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Hồng An cho rằng, hiện nay các dự án đều đang đi theo hướng tăng trải nghiệm cho du khách, tức là du khách được trải nghiệm các hoạt động văn hóa, ăn uống với người dân địa phương… Do đó, đề án này sẽ tạo được sự mới mẻ cho khách nhưng phải bảo vệ môi trường.

“Chúng tôi mong muốn sẽ xây dựng Nam Ô thành một điểm du lịch ngay trong thành phố gắn liền với thiên nhiên, với văn hóa trải nghiệm địa phương. Tương lai sẽ là một điểm đến thu hút khách, trở thành một phần trong hành trình điểm đến của khách”, ông Thành cho biết.

Giám đốc Sở Du lịch thành phố Trương Thị Hồng Hạnh đề nghị Tập đoàn Trung Thủy sớm có văn bản gửi cho thành phố đăng ký, cam kết các nội dung sẽ đầu tư cho thành phố, kinh phí sẽ đầu tư, đề xuất các nội dung khai thác…

THU HÀ

Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Việt Nam

(VnMedia)- Du lịch cộng đồng hiện nay là loại hình du lịch hấp dẫn phát triển mạnh trên toàn cầu và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Những năm gần đây tại Việt Nam, du lịch cộng đồng đang phát triển ở nhiều địa phương như: Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Nam…

Tại Việt Nam có 3 điểm du lịch cộng đồng đã được trao giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN là điểm du lịch cộng đồng xóm Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, Hòa Bình; điểm du lịch Thanh Toàn, xã Thanh Thủy, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế; điểm du lịch cộng đồng làng Triêm Tây, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.

Huyện Mai Châu là địa phương đầu tiên phát triển du lịch cộng đồng từ những năm 1990 và đến nay huyện đã có 7 điểm hoạt động và phát triển du lịch cộng đồng điển hình. Tỉnh Hòa Bình cũng đã xây dựng quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng, đẩy mạnh công tác bảo tồn văn hóa bản địa, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hướng dẫn người dân bảo đảm vệ sinh môi trường nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với Hòa Bình.

Ảnh minh họa từ internet

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong những năm qua du lịch cộng đồng có sự phát triển nhanh, có nhiều đột phá trong thu hút khách du lịch cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch mới, không chỉ đóng góp trực tiếp vào việc định hướng phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của từng cộng đồng địa phương, mà còn nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Tuy nhiên du lịch cộng đồng cũng bộc lộ những hạn chế như: bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa trong điều kiện khai thác phục vụ du lịch vẫn còn hạn chế; nhiều sản phẩm du lịch cộng đồng mang tính đại trà, ít có điểm nhấn thể hiện bản sắc độc đáo của cộng đồng địa phương; điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều điểm du lịch cộng đồng chưa thực sự đảm bảo để đáp ứng phục vụ khách du lịch; vấn đề phân phối, chia sẻ lợi ích từ hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng còn nhiều bất cập; nhân lực cho phát triển du lịch cộng đồng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu.

Xa Giang

Để thúc đẩy sự phát triển của loại hình du lịch nói trên tại cộng đồng, các địa phương cần có sự thay đổi để mang đến màu sắc mới đến với địa phương mình. Có một số gợi ý được các chuyên gia đưa ra là Nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về chiến lược, quy hoạch du lịch cộng đồng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó cần có các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực để phát triển du lịch cộng đồng mạnh hơn, đồng thời vẫn giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi địa phương. Qua đó, tạo sức bật cho du lịch cộng đồng phát triển, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo cho người dân ở nhiều vùng còn khó khăn.

Tiềm Năng Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Ở Nam Đàn

(Baonghean) – Đồng chí Đinh Xuân Quế – Phó Bí thư Huyện ủy Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn trả lời phỏng vấn báo Nghệ An.

Làng Hoàng Trù (Kim Liên, Nam Đàn) Ảnh: Sách Nguyễn

P.V: Nam Đàn được xác định là điểm đến hấp dẫn, trung tâm du lịch văn hóa của cả tỉnh. Xin đồng chí cho biết quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nam Đàn giai đoạn 2023 – 2023?

Đồng chí Đinh Xuân Quế: Để khai thác tiềm năng du lịch, huyện quan tâm công tác quy hoạch, hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nam Đàn đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2025 một cách đồng bộ, phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch của huyện trong giai đoạn mới. Như vậy, du lịch Nam Đàn sẽ có 3 vùng trọng điểm:

Vùng Kim Liên – Đại Huệ: Hoạt động du lịch của vùng này chủ yếu là đón khách về thăm quê nội, quê ngoại Bác Hồ, khu mộ Bà Hoàng Thị Loan, thăm đền Chung Sơn, đền Tướng quân Nguyễn Đắc Đài, chùa Đạt, chùa Đại Tuệ, các trang trại, vườn cây ăn quả, thưởng thức ẩm thực… Ở khu vực này tập trung quy hoạch bãi đỗ xe, dịch vụ như nhà hàng, đồ lưu niệm, khu trưng bày sản phẩm đặc trưng của huyện tại các điểm di tích, các điểm dừng chân.

Vùng thị trấn Nam Đàn và các xã phụ cận: Bao gồm du lịch tham quan Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu, đền Mai Hắc Đế và Thân mẫu của Ngài, Khu di tích Truông Bồn, Tháp Nhạn và đền Nhạn Tháp, chùa Viên Quang, du lịch sinh thái hồ Tràng Đen, đập Đá Hàn, thưởng thức ẩm thực… Ở khu vực này tập trung quy hoạch khu nhà nghỉ, khách sạn chất lượng cao, khu văn hóa ẩm thực, vui chơi giải trí, trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề, khu sinh thái nghỉ dưỡng…

Vùng Năm Nam: Tập trung tại các điểm như đập Hồ Thành, mộ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, thành Lục Niên, di tích lịch sử đình Giáp Đông, đền, lăng bà Chúa Lãng ở xã Nam Kim; đình Hoành Sơn ở xã Khánh Sơn; đình Trung Cần, Khu lưu niệm đồng chí Trần Quốc Hoàn, đồng chí Nguyễn Tiềm, một số nhà cổ của người dân ở xã Nam Trung, thưởng thức ẩm thực… Tại khu vực này tập trung quy hoạch khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm đặc trưng của vùng núi Thiên Nhẫn và sông Lam, một số nhà hàng ẩm thực để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, huyện tập trung quy hoạch xây dựng vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa, sản phẩm hàng hóa phục vụ khách du lịch.

Chùa Đại Tuệ ở xã Nam Anh (Nam Đàn). Ảnh: Thành Cường

P.V: Để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh về du lịch, thời gian qua Nam Đàn đã có những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư như thế nào?

Đồng chí Đinh Xuân Quế: Để đưa Nam Đàn trở thành một trung tâm du lịch của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ, hàng năm đón 2 – 2,5 triệu lượt khách, đến năm 2023 có từ 10 – 15% khách lưu trú tại địa bàn, thời gian qua, Nam Đàn đã có chủ trương ưu tiên, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, quảng bá để liên kết với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh nhằm đưa khách về tham quan du lịch tại huyện Nam Đàn. Huy động các nguồn lực, nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau để phục dựng, trùng tu tôn tạo các di tích, trong đó có nhiều dự án được Trung ương, tỉnh đầu tư đã hoàn thành và đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch như: Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu, mộ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Dự án Bảo tồn và tôn tạo Khu Di tích Lịch sử Văn hoá Kim Liên gắn với phát triển du lịch… Huyện còn huy động nguồn vốn xã hội hoá để bảo tồn tôn tạo các di tích như: chùa Đại Tuệ, chùa Viên Quang, đền Vua Mai, đền thờ Tướng quân Nguyễn Đắc Đài. Ngoài ra, còn có 1 số dự án lớn đã và đang triển khai như đền thờ hai cụ thân sinh, anh, chị, em ruột của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, huyện Nam Đàn đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Ngoài các chính sách ưu đãi của tỉnh, huyện còn có thêm chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư như hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đồng thời hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ đổi mới công nghệ…. và nhiều chính sách hấp dẫn khác.

Khu lăng mộ Bà Hoàng Thị Loan – Thân mầu Bác Hồ. Ảnh: Sách Nguyễn

P.V: Với những ưu thế về tiềm năng, cùng với sự vào cuộc tích cực của tỉnh, của huyện trong “trải thảm đỏ” về chính sách cũng như cơ chế cho các nhà đầu tư, xin đồng chí cho biết định hướng của Nam Đàn thời gian tới trong thu hút đầu tư phát triển du lịch?

Đồng chí Đinh Xuân Quế: Giai đoạn 2023 – 2023, huyện tiếp tục huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Tranh thủ sự quan tâm đầu tư của Trung ương và tỉnh, vận động xã hội hóa để tôn tạo, tu bổ khôi phục các di tích lịch sử văn hóa, chú trọng các di tích đã được xếp hạng, di tích có tầm ảnh hưởng lớn như: đền Vua Mai, Tháp Nhạn và Đền Nhạn Tháp, đình Hoành Sơn, đình Trung Cần và một số đền, chùa trên địa bàn… Tranh thủ sự hỗ trợ của tổ chức JICA Nhật Bản trong việc phát triển du lịch dựa vào sinh kế nhằm hình thành và phát triển tuyến du lịch cộng đồng. Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho các vùng du lịch, đặc biệt là các vùng du lịch trọng điểm và các khu ẩm thực. Kêu gọi đầu tư xây dựng khách sạn có chất lượng cao để phục vụ nhu cầu của khách du lịch, phấn đấu đến năm 2023 toàn huyện sẽ có 35 – 40 cơ sở lưu trú, trong đó có 3 – 5 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên. Có cơ chế đặc thù để khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng Khu Văn hóa ẩm thực các dân tộc Nghệ An tại Kim Liên theo quy hoạch của UBND tỉnh, Khu ẩm thực tại vùng ven sông Lam các xã Vân Diên, Nam Hưng, Nam Nghĩa. Chỉ đạo thị trấn và các đơn vị có làng nghề truyền thống xây dựng gian hàng giới thiệu sản phẩm; kêu gọi xây dựng một số trung tâm thương mại, siêu thị nhỏ và vừa để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách… Tất cả hướng đến mục tiêu tạo thương hiệu “Du lịch Nam Đàn thân thiện, mến khách”, xứng đáng là trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh Nghệ An.

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Thanh Thủy (Thực hiện)

Hội An Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng

Di sản đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) đã trở thành một “thương hiệu” du lịch nổi tiếng. Nhưng TP.Hội An không chỉ có khu phố cổ, mà còn có các vùng phụ cận giàu tiềm năng du lịch, bao gồm đủ cảnh quan sông – biển – đảo – làng nghề. Để giảm áp lực du khách cho khu phố cổ, đồng thời chia sẻ lợi ích cho cộng đồng người dân vùng ven, Hội An đã phát triển các mô hình du lịch mới mang đậm tính cộng đồng.

Du lịch cộng đồng hình thành sớm ở Hội An và tạo được sản phẩm đặc sắc ở các làng quê, làng nghề truyền thống. Nắm bắt xu hướng ưa thích du lịch sinh thái, nhân văn, người dân xã Cẩm Thanh – vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên thế giới Cù Lao Chàm – đã bắt tay làm du lịch từ nhiều năm qua, đem lại đời sống mới cho vùng quê này. Hiện nay, Cẩm Thanh đã xây dựng được tổ du lịch cộng đồng với 30 người và 30 thúng chai với nhiều hoạt động dịch vụ cho du khách tham quan như tour một ngày làm nông dân, tour xe đạp, tour một ngày làm ngư dân… Du khách đến đây có thể cùng ăn, ở, sinh hoạt, tham gia văn nghệ với người dân: Hát hò khoan, đối đáp, hát trạo, du thuyền câu cá trong rừng dừa nước và còn được người dân hướng dẫn làm các sản phẩm nghề truyền thống. Vào mùa du lịch cao điểm, mỗi ngày hàng ngàn lượt du khách từ Hội An đến với Cẩm Thanh chứng tỏ sức hấp dẫn của điểm du lịch này.

Làng Trà Quế (xã Cẩm Hà) là nơi tập trung 220 hộ dân chuyên canh rau với chừng 40ha đất canh tác, đã nổi danh từ lâu với các loại rau thơm. Khi nhu cầu khách tham quan làng rau đã trở thành thực tế, người dân Trà Quế đã biết kết hợp với các Cty lữ hành tổ chức tour “Một ngày làm cư dân phố cổ với nghề trồng rau” thu hút khá đông khách nước ngoài tham gia. Du khách đến đây được hướng dẫn những kỹ thuật canh tác và tự mình cuốc đất trồng rau, gánh nước tưới rau và học cách chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề. Qua gần 8 năm phát triển mô hình du lịch cộng đồng, làng rau Trà Quế đã thành điểm đến hấp dẫn thu hút ngày càng đông du khách. Ngoài nguồn thu nhập từ rau mỗi năm lên đến hàng tỉ đồng, du lịch cũng đem lại nguồn lợi tức đáng kể.

Điều đáng nói ở đây là từ những công việc bình thường, những người nông dân cần cù và mến khách đã đem lại một cái nhìn tích cực về đất nước Việt Nam, khiến du khách lưu luyến mỗi khi rời xa và thầm hẹn một lần trở lại… Du khách đến Hội An cũng không quên các điểm du lịch làng nghề nổi tiếng như mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà…, nơi họ được người dân hướng dẫn học nghề và tự tay làm ra các sản phẩm thủ công truyền thống.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Nam Ô trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!