Xu Hướng 3/2023 # Di Tích Lịch Sử Ba Chúc # Top 6 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Di Tích Lịch Sử Ba Chúc # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Di Tích Lịch Sử Ba Chúc được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hành trình:

8h00′ – Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn, bắt đầu hành trình tìm hiểu về Khu di tích lịch sử Ba Chúc.

Trên con đường trải nhựa uốn lượn, quý khách có thể thoải mái ngắm nhìn những ngọn núi hùng vĩ, những cánh đồng bao la xanh mát đan xen những hàng thốt nốt cao vút. Trên đường đi quý khách có thể dừng lại chụp hình ở Cửu Trùng Đài nằm ven Quốc lộ 91, thị trấn Nhà Bàng. Cửu Trùng Đài là cụm kiến trúc độc đáo mang màu sắc tôn giáo Cao Đài gồm 03 tòa tháp: Bát Quái, Cửu Trùng và Lục Giác Đài gắn kết với nhau bằng một chiếc cầu thông nối.

Sau khi rời chùa xe sẽ đưa quý khách thẳng tiến đến Khu di tích lịch sử Ba Chúc.

Vừa đến nơi, quý khách có cảm giác như đang quay lại cuộc thảm sát hoàng cướp đi sinh mạng của hơn 3000 người vô tội. Thị trấn Ba Chúc nay đã ồn ào náo nhiệt với nhà dân san sát, buôn bán tấp nập nhưng khi đến đây quý khách vẫn cảm thấy lành lạnh cột sống với những chứng tích nhìn đến rợn người.

Toàn bộ khu chứng tích gồm 7 hạng mục: Nhà Mồ, Bia Căm thù, Nhà Truyền thống, Nhà Thủy tạ, Hồ sen, Nhà khách và Vòng rào với chùa Phi Lai và chùa Tam Bảo bao quanh. Chính giữa là Nhà Mồ Ba Chúc, nơi lưu giữ hài cốt của 1.159 người dân vô tội bị bọn Pôn Pốt thảm sát được xây dựng vào năm 1979.

Hàng năm vào ngày giỗ kỷ niệm người đã mất, nhân dân Ba Chúc lại tập trung tại Nhà Mồ để cúng tế gọi là ngày hội căm thù. Du khách đến tham quan Nhà Mồ ai nấy đều bùi ngùi xúc động, tiếc thương cho những người đã hy sinh.

Chùa Tam Bửu nằm cách chân núi Tượng khoảng 200m, tại thị trấn Ba Chúc. Đây là nơi khai đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa – một hình thức tôn giáo kháng chiến chống Pháp của phong trào Cần Vương. Trong giai đoạn khai đạo, chùa Tam Bửu trải qua hàng trăm cuộc càn quét lớn nhỏ; bị quân Pháp, Pôn Pốt đốt cháy, cướp phá.

Đặc biệt, trong ngôi chùa cổ này có một di vật bất hoại, đó là ngôi Long Đình được đặt trang trọng ở gian chánh điện để thờ một đấng bề trên tối cao được gọi là “Đấng Phật Vương”.

Điều đặc biệt ít ai biết được là nơi này đang lưu giữ một vỏ lúa thời thượng cổ to như sọ dừa được giữ gìn và bảo quản kỹ tới ngày nay.

Chùa Phi Lai nằm đối diện Chùa Tam Bửu - tổ đình của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, chùa được xây dựng vào năm 1877. Cũng giống như chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai còn phải trùng tu vài lần vì bị thực dân Pháp đến đốt phá (Đạo nạn) và quân Pôn Pốt nả pháo mới có được diện mạo như ngày nay.

11h30′ – Xe và hướng dẫn đưa khách về điểm hẹn. Kết thúc chương trình tham quan.

GIÁ TOUR CHI TIẾT (vnd)

Số lượng khách

1

2

3

4

5

6

7

8

Giá/1 khách

1.870.000

1.100.000

935.000

825.000

715.000

605.000

495.000

385.000

Tour bao gồm

– Hướng dẫn viên tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp

– Xe du lịch

– Nước suối, khăn lạnh

Để thêm thông tin chi tiết và hình ảnh tour, vui lòng truy cập link: Alden Travel

Lưu ý: Trẻ em 6-11 tuổi charge 50%, miễn phí cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống.

HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ CHÍNH SÁCH HỦY PHẠT:

     - Chuyển khoản 100% trước 7 ngày tour khởi hành

     - Báo hủy từ 7 – 5 ngày phạt 30% giá tour

     - Báo hủy từ 4 – 2 ngày phạt 75% giá tour

     - Báo hủy trong vòng 48h phạt 100% giá tour

Khu Di Tích Lịch Sử Ngã Ba Đồng Lộc

Giới thiệu Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc – địa danh lịch sử oai hùng

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một địa chỉ đỏ, mảnh đất thiêng liêng, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ngã ba Đồng Lộc đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca về quyết tâm sắt đá tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập tự do thống nhất Tổ quốc, vì hoà bình.

Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh.

Vào những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua nơi đây. Ngã ba Đồng Lộc có diện tích khoảng 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo. Do địa hình như vậy nên khi bom đạn của địch trút xuống phía nào, đất đá cũng lăn xuống đường cản trở giao thông.

Khu tượng đài Chiến thắng Đồng Lộc. Ảnh: Thanh Hà-TTXVN

Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về chiến trường miền Nam. Nơi này đã đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.

Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta cũng huy động tối đa mọi nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người – chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng thanh niên xung phong phá bom, mở đường.

Tiểu đội 4, thuộc Đại đội 552, tổng đội thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh làm việc thường trực tại ngã ba Đồng Lộc. Trưa ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, do Võ Thị Tần-24 tuổi, làm tiểu đội trưởng được lệnh san lấp hố bom ở khu vực địch vừa thả bom để nhanh chóng thông đường cho xe qua.

Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến hiện trường gấp rút triển khai công việc với niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe đi qua. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói và đã ba lần các cô bị vùi lấp, nhưng đều rũ đất đá đứng dậy tiếp tục làm việc. Đến 16 giờ 30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom rơi trúng vào đội hình 10 cô gái. Một, hai phút, rồi năm phút trôi qua. Mặt đất mù mịt. Cả trận địa lặng đi rồi tiếng khóc vỡ òa. Các cô đã hy sinh.

Du khách thập phương về dâng hương tại khu mộ 10 cô gái thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

10 cô gái Đồng Lộc kiên cường dũng cảm: Võ Thị Tần (24 tuổi), Hồ Thị Cúc (24 tuổi), Nguyễn Thị Nhỏ (24 tuổi), Dương Thị Xuân (21 tuổi), Võ Thị Hợi (20 tuổi), Nguyễn Thị Xuân (20 tuổi), Hà Thị Xanh (19 tuổi), Trần Thị Hường (19 tuổi), Trần Thị Rạng (18 tuổi), Võ Thị Hà (17 tuổi) đã ngã xuống khi tuổi còn quá trẻ.

Mười đóa hoa ấy vừa độ mười tám, đôi mươi – cái tuổi đẹp nhất của tuổi trẻ, của đời người – đã mãi mãi ra đi, mang trong tim bao nhiệt huyết, khát vọng của ước mơ, hoài bão. Mười đóa hoa ấy đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, đã kiên cường chiến đấu cho lý tưởng cao đẹp của dân tộc.

Những chiến công của các chị đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tuổi trẻ Việt Nam. Máu của các chị đã góp phần tô thắm màu cờ của Tổ Quốc.

Để ghi sâu tội ác và ghi lại chiến tích anh hùng của 10 cô gái tại Ngã ba Đồng Lộc, ngày 7/6/1972, Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho tiểu đội 10 cô gái. Và Ngã ba Đồng Lộc cũng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

46 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Mảnh đất Đồng Lộc năm xưa mang trên mình những hố bom chi chít, giờ đã thành địa chỉ xanh chứa đựng những huyền thoại cao cả, linh thiêng. Đồng Lộc hôm nay đã đổi thay, những con đường bạt ngàn nắng gió, những đồng ruộng thơm mùi lúa thẳng cánh cò bay. Gió đại ngàn vẫn thổi, tiếng chuông ngân vang một góc trời. Nơi đó, 10 cô gái đã hy sinh cho công cuộc thống nhất đất nước.

Tuyến đường vào Nam những năm đó, giờ đã thênh thang rộng mở. Cả một vùng Ngã ba Đồng Lộc đã xanh tươi. Từ cầu Sông Nghẽn đi lên vùng cung đường ngã ba là cả một vùng lúa Đại Lộc, Tiến Lộc, Thanh Lộc, Đồng Lộc… xanh mướt.

Để có được những cánh đồng trải đầy màu xanh của ngày hôm nay, các chiến sĩ đã phải đánh đổi bằng màu đỏ của máu, bằng cả tuổi thanh xuân. Tổ quốc mãi ghi công những người con gái Thanh niên xung phong!

Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN

Khu Di Tích Lịch Sử Lam Kinh

Giới thiệu Khu di tích lịch sử Lam Kinh

Nơi đây có lăng Lê Thái Tổ và bia Vĩnh Lăng mô tả ngắn gọn, cô đọng toàn bộ sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn; Hựu lăng – Lăng vua Lê Thái Tông; Lăng Khôn Nguyên – Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ Vua Lê Thánh Tông); Chiêu Lăng – Lăng vua Lê Thánh Tông; Dụ Lăng – Lăng vua Lê Hiến Tông; Kính Lăng – Lăng vua Lê Túc Tông; Đền Lê Lai.

Từ thành phố Thanh Hóa, theo tỉnh lộ 15A đi về hướng tây 51km, du khách sẽ gặp chiếc “nôi vàng”. Ðó là Lam Kinh, nơi bắt đầu của thời kỳ hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với bản anh hùng ca đánh đuổi giặc Minh, thu giang sơn về một mối. Lam Kinh nằm trên đất huyện Thọ Xuân, một huyện đã sinh cho dân tộc Việt Nam hai đời Lê (Tiền Lê, Hậu Lê) – vùng đất mà cách đây gần một ngàn năm cụ tổ của Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi thấy chim bay về đậu quây quần thành bầy, quyết định san đất dựng nhà.

Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu (gọi là du sơn) mặt nam nhìn ra sông – có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam – Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m.

Về Lam Kinh du khách sẽ được thưởng thức hương vị cay cay ngọt ngọt của chè lam Phủ Quảng, một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, mật mía, trộn lẫn lạc và gừng và được nếm cái dẻo quạnh, đen nhanh nhánh của bánh gai Tứ Trụ, cái béo ngậy, giòn thơm của cá rô Ðầm Sét rán vàng; những sản phẩm nổi tiếng của Lam Kinh.

Ở xứ Thanh nguời ta không nói “đến” Lam Kinh mà thường nói “về” Lam Kinh. Về nhà, về với khu di tích lịch sử, về với nơi khởi nguồn của những chiến tích hào hùng. Về Lam Kinh nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai. Một đêm năm Bính Thân (1416) 18 người con của đất nước hừng hực ý chí đứng trước đống lửa ngùn ngụt cháy, thề đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi.

Lam Kinh là đây chiếc “nôi vàng” của những sự tích ngọc. Chuyện về một nhà sư già mách Lê Lợi táng linh xa vào mảnh đất hình quốc ấn. Thế đất xoáy ốc, trước mặt có núi Chiêu làm hương án, tả có núi Rồng chầu về, hữu có núi Hồ chầu lại, tay phải Hồ Thuỷ, tay trái Long Sơn liên kết như chuỗi hạt châu phát ngôi Thiên tử. Chuyện về cây gươm thần do Lê Thận, người dân chài lưới trên sông dâng tặng, 10 năm theo Lê Lợi tung hoành trận mạc, để rồi sau khi đất nước thanh bình trả lại Rùa vàng làm nên sự tích Hồ Hoàn Kiếm giữa lòng thủ đô. Chuyện về lá rau cải in hình quả Quốc ấn, người vợ Lê Lợi làm vườn bắt được quả ấn vàng có chữ Lê Lợi đề trên lưng ấn. Chuyện về cô gái áo trắng chết nằm bên sông hóa hồ ly đánh lạc hướng kéo đàn chó ngao cùng lũ giặc Minh chạy ra khỏi nơi Lê Lợi đang ẩn nấp, cứu nhà vua một phen thoát hiểm. Chuyện về Lê Lai, lãnh tụ thứ hai của nghĩa quân, một trong số mười tám người ở Hội thề Lũng Nhai, đổi áo bào, nhận cái chết về mình, liều mình cứu chúa.

Hàng năm vào dịp tháng 8 âm lịch, lễ hội Lam Kinh lại bắt đầu. Ngày giỗ của Lê Lợi (22/8/1433) được cử hành trọng thể. Tiếng cồng chiêng âm vang rừng núi. Các điệu múa dân gian: Múa Xéc bùa, múa đèn Ðông Anh, múa rồng uyển chuyển bay lượn. Các trò chơi: Ném còn, dựng cây nêu, hát trò Xuân Phả náo nức lòng người.

Nguồn: Tổng cục du lịch – vietnamtourism.com

Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Vườn Mận

Bên cạnh những địa điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, Việt Nam còn được biết đến là nơi có nhiều điểm du lịch lịch sử ý nghĩa. Trong đó, Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Vườn Mận được đông đảo du khách yêu lịch sử tìm về.

Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Vườn Mận là điểm đến hấp dẫn du khách (Sưu tầm)

Vị trí địa lý

Căn cứ Vườn Mận trước đây thuộc ấp Lợi Dũ A, xã An Bình. Hiện nay, nơi đây thuộc khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Căn cứ chỉ cách trung tâm thành phố 5,5km, cách chợ Cái Răng 2km. Vườn Mận có 9 đồn bao quanh, trong đó cách đồn bà Chủ Kiểu và đồn Hàng Bàng – Cầu Đá của địch chỉ cách hơn 400m. Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Cần Thơ, nơi đây được Khu ủy Khu 9, Tỉnh ủy Cần Thơ chọn làm Căn cứ Ban Chỉ huy.

Lịch sử tên gọi

Trong kháng chiến chống Mỹ, thành phố Cần Thơ đã thành lập Đội Biệt Động thành phố vào năm 1965. Khi đó, đơn vị đã chọn khu vườn của nhà ông Lê Văn Tiểu (thường gọi ông Hai Tiểu) để xây dựng căn cứ bám trụ hoạt động trong lòng địch. Vườn nhà ông Hai Tiểu trồng rất nhiều các loại mận. Do vậy người dân và các chiến sĩ thường gọi nơi đây là Căn cứ Vườn Mận. Căn cứ Vườn Mận nằm trong vòng vây của hệ thống đồn bốt địch. Vậy nên còn có tên gọi khác là “Căn cứ lõm Vườn Mận”.

Ngôi nhà của Hai Tiểu được sử dụng làm nơi họp, tổng kết của Ban chỉ huy (Sưu tầm)

Thiết kế độc đáo

Trung tâm Căn cứ Vườn Mận là ngôi nhà lá ba gian của gia đình ông Hai Tiểu. Ông đã hiến tặng toàn bộ căn nhà cho Ban Chỉ huy dùng trong suốt cuộc kháng chiến. Trong vườn có rất nhiều hầm bí mật cá nhân. Bên cạnh đó, dọc theo bìa vườn là những công sự chiến đấu (hay được gọi là hầm chống bom, pháo). Với thiết kế bên ngoài tưởng chừng chỉ là một ngôi nhà bình thường nhưng bên trong lại là một “pháo đài” thu nhỏ, Vườn Mận đã phát huy tác dụng triệt để trong việc giữ bí mật cho căn cứ chỉ huy.

Nước ta vốn có nhiều di tích lịch sử quan trọng. Mỗi nơi lại có những dấu tích, kỷ niệm chiến tranh đặc biệt, khác biệt. Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Vườn Mận được đông đảo du khách tìm đến cũng bởi những công trình, dấu tích, chứng nhân lịch sử đặc biệt của mình.

Ghi dấu nhiều mốc lịch sử quan trọng

Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Vườn Mận đã trải qua những thăng trầm của cuộc chiến tranh ác liệt. Nơi đây là địa điểm quân và dân ta đã chiến đấu không ngừng nghỉ vào năm 1970. Trận chiến dài 6 ngày đêm, chỉ với 45 người, trang bị vũ khí thô sơ nhưng quyết tâm bảo vệ căn cứ. Chính bởi ý chí kiên cường đó, quân dân ta đã hạ gục nhiều tên địch, bảo toàn căn cứ một cách tốt nhất.

Kỷ vật chiến tranh được lưu giữ tại Căn cứ Vườn Mận (Sưu tầm)

Căn cứ Vườn Mận là một điểm son nằm trong tuyến lộ Vòng Cung của thành phố Cần Thơ – Một chiến trường ác liệt nhất ở khu Tây Nam Bộ. Nơi đây là một minh chứng hùng hồn cho niềm tin tuyệt đối của nhân dân đối với Cách mạng, đối với Đảng. Với ý nghĩa to lớn đó, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định xếp hạng Căn cứ Vườn Mận là Di tích lịch sử – văn hoá vào ngày 15/11/2004.

Nhiều kỉ niệm về tình quân dân sâu nặng

Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Vườn Mận còn ghi dấu nhiều kỉ niệm đáng trân trọng về tình quân dân. Quân địch nghi ngờ, đe dọa, bắt bớ, tra tấn người dân, hòng moi được thông tin về căn cứ chỉ huy Vườn Mận. Thế nhưng dù có bị đánh đập, tra tấn dã man thì nhân dân vẫn kiên trung bảo vệ căn cứ tới cùng. Không một ai hé nửa lời khai ra căn cứ. Vì thế, nơi đây vẫn được bảo toàn đến khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Tình quân dân nồng ấm, khăng khít chính là điểm son cho du di tích Vườn Mận.

Lưu giữ nhiều kỷ vật quan trọng

Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Vườn Mận còn là nơi lưu giữ những công trình, kỷ vật chiến tranh đặc biệt. Năm 2011, quận Bình Thủy đã khởi công phục dựng lại và đưa Căn cứ Vườn Mận vào hoạt động phục vụ khách tham quan, nghiên cứu, học tập. Các hạng mục Nhà đa năng, các hầm công sự, Nhà Mẹ Việt Nam Anh Hùng,… được dựng lại nguyên bản, sát với lịch sử.

Ngã ba cầu Nhiếm, nơi máy bay Mỹ đã ném bom giết hại hơn 200 người dân vô tội (1968).

Các hầm trú ẩn: hầm phẫu thuật tiền phương, hầm làm việc của ban chỉ huy chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ở Cần Thơ.

Ngã ba Xẻo Tre, vùng chiến ác liệt giữa ta và địch (1968)

Chiếc ghe tam bản của bà Dư Thị Phấn cùng với máy Kohler 4 dùng để chuyển tải thương binh và tiếp tế lương thực trong tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

Khách sạn Nam Phương bị giặc bắn phá mùng 3 Tết Mậu Thân 1968.

Mô hình trạm phẫu thuật tiền phương…

Thuê xe du lịch tới Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Vườn Mận

Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Vườn Mận cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200km. Do vậy, thuê xe du lịch đến đây là lựa chọn hợp lý nhất. Với sự uy tín, trách nhiệm, chúng tôi là địa chỉ đặt xe được đông đảo du khách lựa chọn. Bạn có thể đặt xe tuỳ vào lịch trình, số lượng người đi, dòng xe từ bình dân đến cao cấp. Xe đưa đón bạn tận nơi mà không cần phải ra điểm chờ. Vì vậy mà tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc. Chi phí thuê xe nhờ thế mà thấp hơn so với thuê xe riêng hay xe tự lái.

Đặt xe tại chúng tôi là lựa chọn tốt nhất khi đến Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Vườn Mận

Với ý nghĩa quan trọng về lịch sử, Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Vườn Mận là điểm đến đáng dừng chân khi đến với Cần Thơ. Để có một chuyến đi an toàn, thú vị, đừng quên đặt xe tại Ezbook.vn.

Liên hệ ngay với Ezbook theo số hotline: 0913 9999 79 – 0931 34 34 57 để được chúng tôi tư vấn về dịch vụ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Di Tích Lịch Sử Ba Chúc trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!