Xu Hướng 3/2023 # Định Hướng Phục Hồi Và Phát Triển Du Lịch Kiên Giang # Top 9 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Định Hướng Phục Hồi Và Phát Triển Du Lịch Kiên Giang # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Định Hướng Phục Hồi Và Phát Triển Du Lịch Kiên Giang được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sáng ngày 19/6/2020, tại huyện đảo Phú Quốc, đoàn công tác Tổng cục Du lịch do ông Nguyễn Trùng Khánh – Tổng cục trưởng dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về định hướng phục hồi và phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.

Tham dự buổi làm việc, có ông Lâm Minh Thành – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang; ông Trần Chí Dũng – Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang; ông Phạm Văn Nghiệp – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc và các phòng chuyên môn thuộc Sở Du lịch và UBND huyện Phú Quốc.

Báo cáo với đoàn công tác Tổng cục Du lịch, ông Trần Chí Dũng – Giám đốc Sở Du lịch cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp du lịch ở Kiên Giang, một số cơ sở kinh doanh lữ hành đã giải thể hoặc ngưng hoạt động; 1/2 số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh tạm ngưng hoạt động trong thời gian dịch bệnh bùng phát; lực lượng lao động trong ngành du lịch mất việc làm do các cơ sở kinh doanh du lịch ngưng hoạt động trong thời gian dài.

Đến nay, khi dịch bệnh được đẩy lùi, hoạt động du lịch đã dần khởi sắc, khách du lịch nội địa bắt đầu đi du lịch trở lại tuy chưa nhiều nhưng đó là dấu hiệu đáng mừng cho ngành du lịch sau thời gian dài gần như ngưng hoạt động. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2020, Kiên Giang đón ước đạt 1,9 triệu lượt (giảm 56,4% so với cùng kỳ, đạt 20,9% kế hoạch năm), trong đó khách quốc tế trên 153 ngàn lượt (giảm 63,1% so với cùng kỳ, đạt 20,4% kế hoạch năm); Tổng thu ước đạt khoảng 3.643 tỷ đồng (giảm 63,1% so với cùng kỳ, đạt 18,2% kế hoạch năm).

Riêng tháng 6 năm 2020, Kiên Giang đón ước đạt 102.224 lượt khách, giảm 88% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng đã tăng gần gấp đôi so với tháng 5; khách tham quan khu, điểm du lịch 36.814 lượt, giảm 92,8% so với cùng kỳ, nhưng tăng 53,1% so với tháng trước. Khách lưu trú 62.507 lượt, giảm 80,2% so với cùng kỳ, tăng hơn 50% so với tháng 5; dự kiến trong tháng 7 khách du lịch nội địa sẽ tiếp tục tăng cao với mùa du lịch hè.

Về định hướng phục hồi và phát triển du lịch Kiên Giang trong thời gian tới, ông Lâm Minh Thành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Tỉnh cũng đã xây dựng kế phục hồi và phát triển du lịch với các nội dung gồm (1) chương trình kích cầu du lịch; (2) truyền thông, xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch; (3) liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong vùng và trong cả nước; (4) xây dựng sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ; (5) đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng dịch v; (6) quy hoạch, đầu tư hạ tầng đường bộ kết nối với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh…

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Trùng Khánh – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đánh giá cao sự chủ động và sẵn sàng của tỉnh Kiên Giang trong công tác phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là việc triển khai kịp thời các chính sách an sinh xã hội của Trung ương nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và công tác phối hợp xúc tiến quảng bá du lịch, triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa nhằm phục hồi ngành du lịch sau dịch Covid-19.

Những năm gần đây, Phú Quốc đã trở thành điểm đến hấp dẫn, ngay sau khi hết giãn cách xã hội, khách du lịch nội địa đã quay trở lại Phú Quốc ngay. Các doanh nghiệp du lịch cần tận dụng ngay cơ hội này để triển khai, phát triển một số dịch vụ sản phẩm du lịch mới để thu hút khách du lịch.

Thời gian tới, để Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc tế, Tổng cục trưởng đề nghị tỉnh Kiên Giang cần quan tâm hơn nữa tới việc phát triển du lịch theo đúng quy hoạch, bảo vệ môi trường và vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Tổng cục Du lịch luôn sẵn sàng đồng hành cùng Kiên Giang trong việc thực hiện các giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch của Kiên Giang nói chung và Phú Quốc nói riêng. Tổng cục Du lịch mong muốn Kiên Giang sẽ là điểm sáng phục hồi du lịch của cả nước.

(Trần Linh)

Du Lịch Bắc Giang, Tiềm Năng, Định Hướng Và Phát Triển

Tham gia Hội thảo có sự góp mặt của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh như: Tổng cục Du lịch; Báo Du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công Thương; Sở VHTTDL Quảng Ninh; Lạng Sơn; Thái Nguyên; Nhóm nghiên cứu Đề tài xây dựng phát triển sản phẩm du lịch Bắc Giang do TS. Phạm Trương Hoàng là chủ nhiệm…Hội thảo gồm có 29 bài tham luận với nội dung phong phú đa dạng đưa ra những ý kiến đóng góp rất tích cực để du lịch Bắc Giang ngày càng phát triển. Đặc biệt là qua 3 bài tham luận của nhóm nghiên cứu đã đưa ra được những phương pháp khoa học nhằm đánh giá tiềm năng của du lịch Bắc Giang từ đó nghiên cứu xây dựng phát triển sản phẩm du lịch tập trung vào 2 loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh, đó là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa…Hơn nữa qua phần tham luận Định vị Du lịch Bắc Giang trong các sản phẩm du lịch miền Bắc Việt Nam nhóm nghiên cứu đề tài cũng đã phân tích rất cụ thể những mặt mạnh, yếu của sản phẩm du lịch Bắc Giang, so sánh với các tỉnh miền Bắc để đưa ra những giải pháp thu hút khách du lịch đến với các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung Hội thảo được các đại biểu đánh giá cao, các bài tham luận đều có nội dung, chất lượng tốt. Hội thảo Du lịch Bắc Giang – Tiềm năng và định hướng phát triển có thể coi là bước tạo đà trong chặng đường xây dựng phát triển du lịch Bắc Giang,trước mắt là hướng tới năm 2014, Bắc Giang có đủ những điều kiện để đăng cai năm du lịch quốc gia. Đồng thời Hội thảo là một hoạt động thiết thực để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, Nhiệm kỳ 2010-2015.

Nguyễn Văn Dương Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang

An Giang Định Hướng Phát Triển Du Lịch Đến Năm 2030

Khai thác tiềm năng, thế mạnh An Giang có đồng bằng rộng lớn, nhiều sông rạch, đồi núi với hệ rừng sinh thái; có hệ thống đường bộ, đường thủy thông thương với các tỉnh Nam Bộ; có biên giới và nhiều cửa khẩu thuận lợi đi đến các nước Campuchia, Lào, Thái Lan; nhiều di tích văn hóa lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia và nhiều lễ hội văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng…

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm

Tỉnh đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, từng bước đưa ngành du lịch An Giang trở thành điểm đến “Hội tụ-khám phá-đồng tâm-lan tỏa” trong khu vực ĐBSCL và cả nước.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch không kém phần quan trọng. Tỉnh đã triển khai bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch, phát triển hạ tầng du lịch. Kiện toàn và phát huy vai trò của từng thành viên Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh. Tổ chức thực hiện quyết định 2098/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia núi Sam giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 và quyết định công nhận khu du lịch quốc gia núi Sam. Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch; kiểm tra, xử lý mạnh các đối tượng có hành vi chèn ép, đeo bám, lừa đảo, chặt chém khách du lịch. Thực hiện đề án trùng tu, tôn tạo di tích, tích cực bảo vệ tài nguyên du lịch; chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng thực hiện tốt việc quản lý môi trường tại các khu, điểm du lịch; hướng dẫn các địa phương, cộng đồng và doanh nghiệp triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch.

Đặc biệt, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, liên kết phát triển du lịch; triển khai Đề án “Xây dựng và quảng bá hình ảnh tỉnh An Giang” giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025. Đổi mới công tác xúc tiến quảng bá với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Chủ động liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp du lịch và Hiệp hội du lịch trong và ngoài tỉnh tổ chức các đoàn xúc tiến quảng bá du lịch An Giang đến các thị trường trong nước và quốc tế; đẩy mạnh liên kết các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh…

Phát triển loại hình du lịch gắn với hệ sinh thái sông, núi, rừng và đồng quê…

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư; nâng chất loại hình du lịch gắn với di tích lịch sử, văn hóa; mở rộng, khai thác các tour du lịch tìm hiểu đời sống văn hóa của cư dân, đặc biệt là các làng nghề truyền thống. Đặc biệt là thưởng thức các loại hình văn hóa đặc sắc của các dân tộc như hát dì kê, múa trống của người Khmer; hát dân ca, múa trống Paranưng, kèn Saranai của người Chăm… Gắn loại hình du lịch với hội chợ, hoạt động thương mại vùng biên giới; đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch gắn với ẩm thực và mua sắm đặc sản; phát triển loại hình du lịch gắn với nghĩ dưỡng và khám phá vùng dược liệu Thất Sơn.

Với nhiều giải pháp đồng bộ, tin rằng du lịch An Giang sẽ phát triển hơn, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Kiên Giang

Kiên Giang có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai,Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc,… Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, Kiên Giang đã xây dựng 4 vùng du lịch trọng điểm như sau:

Phú Quốc: có địa hình độc đáo gồm dãy núi nối liền chạy từ bắc xuống nam đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp như: bãi Trường (dài 20km), bãi Cửa Lấp-Bà Kèo, bãi Sao, bãi Đại, bãi Hòn Thơm,… và xung quanh còn có 26 đảo lớn nhỏ khác nhau. Theo chủ trương của Chính phủ, đảo Phú Quốc được xây dựng thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc tế chất lượng cao. Phú Quốc và hai quần đảo An Thới, Thổ Châu là vùng lý tưởng cho việc phát triển du lịch biển đảo như: tham quan, cắm trại, tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, các loại hình thể thao nước. Phú Quốc có truyền thống văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng như: nước mắm Phú Quốc, hồ tiêu, ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm,… Chính từ sự phong phú, đa dạng của Phú Quốc, hàng năm khách du lịch đến Phú Quốc tăng nhanh, năm 2008 đã thu hút trên 200.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế trên 55.000 lượt.

Vùng Hà Tiên-Kiên Lương: Nhiều thắng cảnh biển, núi non của Hà Tiên-Kiên Lương như: Mũi Nai, Thạch Động, núi Tô Châu, núi Đá Dựng, đầm Đông Hồ, di tích lịch sử văn hóa núi Bình San, chùa Hang, hòn Phụ Tử, bãi Dương, núi MoSo, hòn Trẹm, quần đảo Hải Tặc và đảo Bà Lụa rất thích hợp cho phát triển du lịch tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng. Những thắng cảnh như núi Tô Châu, đầm Đông Hồ, sông Giang Thành, khu du lịch Núi Đèn đang được đưa vào khai thác du lịch chính thức. Bên cạnh đó, Hà Tiên có truyền thống lịch sử văn hóa, văn học-nghệ thuật, với những lễ hội cổ truyền như Tết Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, chùa Phù Dung, đình Thành Hoàng,… Hiện nay, Kiên Giang đã có tour du lịch đến nước bạn Campuchia qua đường Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên, đây là cánh cửa mở ra để vùng Kiên Lương-Hà Tiên nối liền với các nước Đông Nam Á; đồng thời mở tuyến du lịch xuyên ba nước, từ Phú Quốc đến Shianouk Ville (Campuchia) và tỉnh Chanthaburi (Thái Lan) bằng đường biển và đường bộ.

Thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận: Thành phố Rạch Giá là trung tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang, có bờ biển dài 7km, giao thông thủy, bộ và hàng không rất thuận tiện. Rạch Giá có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều di tích lịch sử văn hóa, là điểm dừng chân để đi tiếp đến Hà Tiên, Phú Quốc và các vùng khác trong tỉnh. Do đó, có lợi thế trong phát triển các dịch vụ như: lưu trú, ăn uống, các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm; có 2 hệ thống siêu thị quy mô lớn đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân thành phố và du khách (siêu thị Citimart khu lấn biển và siêu thị chúng tôi Mart Rạch Sỏi). Thành phố Rạch Giá là nơi đầu tiên ở Việt Nam tiến hành việc lấn biển để xây dựng đô thị mới. Khu lấn biển mở rộng thành phố thành một trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng Tây Nam bộ. Hiện tại thành phố đang và chuẩn bị đầu tư nhiều công trình quan trọng như: khu đô thị mới Vĩnh Hiệp, khu đô thị phức hợp lấn biển, 2 cầu nối liền khu lấn biển và khu 16 ha, cầu Lạc Hồng,…. Một số khu vực phụ cận của Rạch Giá như huyện đảo Kiên Hải, Hòn Đất, U Minh Thượng cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Kiên Hải đang khai thác các tour khám phá biển đảo đi-về trong ngày. Đây là vùng thắng cảnh biển-đảo với đặc thù nghề truyền thống đi biển, làm nước mắm, chế biến hải sản, tạo thành nét sinh hoạt văn hóa riêng biệt. Khu du lịch Hòn Đất đang hoàn chỉnh và hoàn thiện những công trình văn hóa tại khu mộ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ), xây dựng khu trưng bày một số hiện vật chứng tích chiến tranh tại khu phát sóng truyền hình của tỉnh trên đỉnh Hòn Me,…

– Vùng U Minh Thượng: Với đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nước trên đất than bùn, Vườn Quốc gia U Minh Thượng khu căn cứ địa cách mạng, khu dự trữ sinh quyển thế giới-đã mở cửa phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái. Khu du lịch Vườn Quốc gia U Minh Thượng phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu văn hóa nhân văn sông nước vùng bán đảo Cà Mau và du lịch nghiên cứu di chỉ khảo cổ Ốc Eo-Phù Nam (Cạnh Đền, Nền Vua, Kè Một). Quần thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng với di tích Ngã Ba Cây Bàng, Ngã Ba Tàu, Thứ Mười Một, Rừng tràm Ban Biện Phú, khu tập kết 200 ngày kinh xáng Chắc Băng, là điểm thu hút du khách tìm hiểu lịch sử cách mạng,… đồng thời, tỉnh vừa khởi công xây dựng một số công trình theo đề án phục dựng Khu căn cứ Tỉnh ủy trong kháng chiến tại huyện Vĩnh Thuận. Ngoài 4 vùng du lịch trọng điểm, Kiên Giang hiện có khu dự trữ sinh quyển với diện tích hơn 1,1 triệu ha. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái, có giá trị lớn về mặt nghiên cứu, cũng như du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải, gồm 3 vùng lõi thuộc Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương, Kiên Hải.

Theo Viettrade

Cập nhật thông tin chi tiết về Định Hướng Phục Hồi Và Phát Triển Du Lịch Kiên Giang trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!