Bạn đang xem bài viết Du Lịch Mạo Hiểm Ở Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây, những tour du lịch mạo hiểm đang càng ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với con người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ ưu các trò chơi mạo hiểm, phưu lưu và khám phá. Du lịch mạo hiểm ở Việt Nam
Zipline, leo núi hay chèo thuyền vượt thác… là những trò chơi phổ biến ở nước ngoài và mới xuất hiện ở Việt Nam. Hãy khám phá cảm giác vượt qua chính mình với chuyến du lịch mạo hiểm tới Madagui, Lâm Đồng.
Chơi gì khi tham gia du lịch mạo hiểm
Nếu yêu thích các trò chơi cảm giác mạnh thì khu rừng Madagui thực sự là một thiên đường dành cho bạn. Đu dây tử thần hay còn gọi là Zipline – trò chơi mạo hiểm có mặt đầu tiên tại Việt Nam. Với tổng chiều dài 1.111m, đi trên độ cao 20m đến 40m, băng qua các ngọn cây và sông hồ sẽ mang lại cảm giác mãnh liệt cho người chơi.
Zipline – trò chơi mạo hiểm có mặt đầu tiên tại Việt Nam.
Các hoạt động thể thao trên nước ở đây cũng rất đáng để thử. Với địa hình phong phú cùng nhiều khe đá ghập ghềnh, các trò chơi mạo hiểm như lướt ván, chèo thuyền kayak, chèo thuyền hơi vượt thác… sẽ là những thử thách khó quên.
Thuyền hơi vượt thác: trò chơi rèn luyện tinh thần đồng đội, lòng dũng cảm.
Đối với những bạn trẻ mới làm quen với loại hình du lịch mạo hiểm, có thể bắt đầu với môn trượt cỏ để cảm nhận cảm giác ‘lao như bay’ từ trên đỉnh đồi xanh mượt. Ngoài ra, những chuyến xuyên rừng thám hiểm sẽ mang lại những trải nghiệm bất ngờ cùng những bài học thú vị về thế giới rừng xanh. Bên cạnh đó cũng đừng bỏ lỡ các trò chơi chiến thuật hấp dẫn rèn luyện khả năng phán đoán, xử lý tình huống và tinh thần đồng đội như bắn súng đạn nước sơn – paintball hay thử tài thiện xạ với môn thể thao bắn súng quốc phòng.
Đi du lịch mạo hiểm như thế nào Rừng Madagui tọa lạc tại km 152, quốc Lộ 20, khu phố 1, thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Hồ Chí Minh125 km, cách Đà Lạt 142 km. Do đó, nếu ở Hồ Chí Minh, bạn có thể đi xe máy hoặc xe khách tuyến TP HCM – Đà Lạt.
Nếu ở Hà Nội, bạn có thể săn vé máy bay giá rẻ của đến sân bay Liên Khương, sau đó bắt taxi hoặc xe khách đến Madagui. Để tiết kiệm chi phí và thời gian, bạn nên bắt taxi hoặc xe bus ra quốc lộ 20, sau đó bắt xe khách đến Madagui. Lưu ý chọn chuyến bay sáng hoặc đầu giờ chiều để bắt xe khách không quá muộn.
Bạn có thể lưu trú ngay trong khuôn viên khu du lịch Madagui hoặc các nhà nghỉ do người dân địa phương kinh doanh. Nếu đi đôi hoặc yêu thích du lịch nghỉ dưỡng, bạn nên chọn phòng nghỉ villa, còn đi theo nhóm nhỏ thì nên chọn nghỉ tập thể 6 người/phòng để có không gian ấm cúng gần gũi.Ở đâu
Cắm trại: hình thức được đông đảo các bạn trẻ lựa chọn.
Mặt Trái Của Du Lịch Mạo Hiểm Ở Việt Nam
Việt Nam là điểm du lịch mạo hiểm mới mẻ, hấp dẫn trên “bản đồ du lịch” thế giới. Nhưng từ sau 2 vụ tai nạn khiến 4 du khách nước ngoài thiệt mạng cuối tháng 2 vừa qua, mặt trái của du lịch mạo hiểm ở Việt Nam lại được quan tâm hơn bao giờ hết.
Du lịch mạo hiểm ở Madagui, Lâm Đồng. Ảnh: dulichmaohiem
Du lịch mạo hiểm không còn là thuật ngữ mới lạ ở Việt Nam dù so với các nước trên thế giới, Việt Nam vẫn chỉ là bậc “đàn em”. Từ năm 1990, loại hình du lịch này du nhập vào nước ta do một huấn luyện viên người Pháp mang đến Đà Lạt, bắt đầu là những hình thức: đi bộ xuyên rừng, dù lượn, đu dây, vượt thác, leo núi…
Với 3/4 diện tích là đồi núi, nhiều sông ngòi, thác ghềnh hiểm trở, hang động bí ẩn, những khu rừng nguyên sinh nhiệt đới cùng sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt mĩ, hoang sơ và hùng vĩ, Việt Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch mạo hiểm. Những hình thức du lịch mạo hiểm được yêu thích ở Việt Nam có thể kể đến như: trekking (đi bộ đường dài), leo núi, bè mảng, đua thuyền, lướt ván, dù lượn, nhảy dù, khinh khí cầu, đua ô tô, mô tô, xe đạp, lặn biển…
Tuy nhiên, cách khai thác loại hình du lịch hấp dẫn nhưng ẩn chứa đầy rủi ro này ở Việt Nam vẫn chưa có tính chuyên nghiệp và còn tồn tại nhiều lỗ hổng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của ngành du lịch. Đặc biệt từ sau cái chết của 3 du khách người Anh ở thác Datanla (Đà Lạt), người ta mới thẳng thắn mổ xẻ những mặt trái của du lịch mạo hiểm ở Việt Nam.
Nhầm lẫn du lịch mạo hiểm với loại hình khác
Đu dây xuống thác tại thác Datanla (Đà Lạt). Ảnh: ivivu
Chủ tịch Lửa Việt Tours – ông Nguyễn Văn Mỹ cho rằng: không có loại hình gọi là du lịch mạo hiểm. Thật ra, cái gọi là du lịch mạo hiểm ở Việt Nam là những trò chơi thể thao mạo hiểm hay trò chơi cảm giác mạnh diễn ra trong thời gian nhất định, từ vài chục phút tới vài giờ.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, đã đến lúc Việt Nam cần phân loại, đưa ra quy định cụ thể cho từng loại hình du lịch như: du lịch mạo hiểm, thể thao mạo hiểm, du lịch nguy hiểm…
Cụ thể, trong du lịch mạo hiểm, các yếu tố nguy hiểm đã bị triệt tiêu bằng sự trợ giúp, hướng dẫn thấu đáo từ huấn luyện viên, các bị an toàn, kỹ năng, kiến thức, địa hình được chọn để chơi… Nguy hiểm lúc này chỉ là cảm giác của người tham gia. Họ được đặt trong không khí mạo hiểm nhưng không hề nguy hiểm. Người chơi sẽ chấp nhận tính chất mạo hiểm (độ khó, các yếu tố không lường trước được) và thử thách để vượt qua, khám phá bản thân mình.
Trong khi đó, thể thao mạo hiểm là chỉ các môn thể thao được thiết kế tuân thủ các yêu cầu an toàn tuyệt đối (về thiết bị) tại điểm du lịch hay nơi nào đó. Yếu tố mạo hiểm được đo bằng mức độ gay cấn và khả năng chấn thương do nó gây ra.
Còn du lịch nguy hiểm dùng để chỉ những mối nguy hiểm hiện hữu trên đường du lịch, du khách đã biết trước nhưng vẫn chấp nhận đương đầu với nguy hiểm và tham gia.
Với bất cứ loại hình nào cũng phải có thiết bị chuyên dùng và huấn luyện viên chuyên môn đảm trách. Đã là trò chơi thuộc ngành thể thao, bắt buộc phải có huấn luyện viên, trong khi ngành du lịch chỉ có hướng dẫn viên.
Ông Võ Đức Trung, Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần Mạo Hiểm Việt tại Đà Lạt chia sẻ: trong nguyên tắc du lịch mạo hiểm, tính chuyên nghiệp và an toàn phải được đưa lên đầu tiên. Tính chuyên nghiệp càng cao, độ rủi ro càng thấp. Mỗi loại hình, mỗi tuyến phải có biện pháp đảm bảo an toàn, từ nhân sự được đào tạo, huấn luyện bài bản đến trang thiết bị chuyên dụng phải được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng. Bởi có đơn vị lẫn lộn giữa mô hình dã ngoại bình thường với mô hình mạo hiểm nên rất dễ tạo lỗ hổng cho sự cố xảy ra.
Thiếu quy chuẩn đồng bộ
Du lịch mạo hiểm xuất hiện ở Việt Nam được hơn 20 năm, nhưng quy cách tổ chức và khai thác vẫn theo kiểu “mạnh ai nấy được”, “điếc không sợ súng”. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có quy chuẩn gì đối với loại hình du lịch này, nên mỗi đơn vị tổ chức theo một kiểu riêng.
Ông Nguyễn Văn Mỹ cho biết, trong Luật Du lịch Việt Nam chưa có một định nghĩa và những quy định, điều kiện cụ thể để khai thác du lịch du lịch mạo hiểm. Nếu có chỉ là những quy định nội bộ. Một số trò chơi mạo hiểm là sự kết hợp giữa du lịch và thể thao mạo hiểm (lặn biển, dù lượn, vượt thác, leo núi…) thì phải có những quy định cụ thể để bảo đảm an toàn. Vì thiếu sự kết hợp liên ngành, chưa có quy chuẩn nào nên quản lý tour mạo hiểm hiện nay rất khó.
Phát triển tự phát, thiếu định hướng, thiếu chuyên nghiệp
Nhảy bungee cũng là môn thể thao mạo hiểm thu hút du khách. Ảnh: pinoria
Tại nước ngoài, du lịch mạo hiểm là loại hình chuyên biệt, gần như an toàn tuyệt đối. Bởi họ có những quy định rất rõ với du lịch mạo hiểm: Các hướng dẫn viên, huấn luyện viên phải có chứng chỉ hành nghề, du khách muốn tham gia phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể về sức khỏe, được huấn luyện và thực hành trước, được đóng bảo hiểm, có đội trực cứu hộ và trang thiết bị đúng chuẩn.
Nhưng tại Việt Nam, du lịch mạo hiểm hầu hết phát triển còn thiếu chuyên nghiệp, kinh nghiệm nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lợi nhuận “khủng” khiến du lịch mạo hiểm ở Việt Nam bùng nổ, phát triển nhanh, mạnh, nhưng không bền vững. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu hướng dẫn viên, hướng dẫn viên không được đào tạo bài bản hoặc thiếu kỹ năng xử lý các tình huống khẩn cấp.
Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn khai thác loại hình du lịch này theo dạng đi ngắm cảnh, khiến sự an toàn của du khách không được đảm bảo. Vì Việt Nam chưa có chứng chỉ riêng cho hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm, nên tồn tại tình trạng hướng dẫn viên bình thường, thiếu hiểu biết về du lịch mạo hiểm lại… tình nguyện đưa du khách tham gia vượt thác, đu dây. Do đó, tai nạn du lịch luôn tiềm ẩn.
Theo ông Võ Anh Tần – Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Lâm Đồng cho biết, hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm còn thiếu về chất lượng và số lượng. Ông nói: “Một tour du lịch mạo hiểm có thể có 20 khách, nhưng chỉ có 2 hướng dẫn viên. Tai nạn xảy ra đối với du khách là điều khó tránh khỏi”.
Đồng quan điểm trên, ông Võ Đức Trung – giám đốc Công ty cổ phần mạo hiểm Việt chia sẻ: “Có những công ty đưa 20-30 khách nhưng chỉ có hai hướng dẫn viên (HDV) đi kèm, chưa kể HDV thường dẫn khách đi “chui”, không phải mua vé nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Chúng ta không thể vừa làm vừa rút kinh nghiệm như các loại hình vui chơi khác được, nếu không muốn còn phải trả giá đắt như vụ ba du khách người Anh”.
Rất ít nơi làm được như đơn vị khai thác du lịch mạo hiểm ở Phong Nha (Quảng Bình). Theo giám đốc điều hành đơn vị này: “Mỗi tour vào Sơn Đoòng có 27 người, phục vụ 10 người, tức là đạt tỷ lệ đến gần 3 người phục vụ một người để đảm bảo an toàn ở mức độ cao nhất cho du khách”.
Có thể nói sự phát triển nhanh chóng đã khiến du lịch mạo hiểm vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. TS. Nguyễn Tuấn Anh – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng Cục du lịch) cho biết: “Các Nghị định hay Thông tư hướng dẫn trong 10 năm thực thi Luật Du lịch vừa qua, chúng ta chưa ban hành được. Vì vậy, việc quản lý các khu, điểm du lịch, trong đó ở các nơi tổ chức loại hình du lịch mạo hiểm cũng chưa có các quy định rõ ràng. Do vậy, dẫn đến việc có lẽ vẫn hơi buông lỏng trong việc quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mạo hiểm”.
Trong một số trường hợp, chính du khách đã gây ra tai nạn cho mình vì không tuân thủ nguyên tắc trò chơi. Như trường hợp tai nạn đáng tiếc của 3 du khách người Anh ở Đà Lạt, do “đi chui” (họ mua vé đi bộ (trekking) chứ không phải tour đu dây vượt thác (canyoning) nên không được trang bị phương tiện bảo hộ kỹ thuật để đảm bảo an toàn.
Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch rất kén khách và đòi hỏi tình chuyên nghiệp cao vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi thế, cần thẳng thắn nhìn vào những mặt trái của du lịch mạo hiểm ở Việt Nam để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. Chuyến du lịch nào cũng vậy, sự an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Vì, có an toàn thì cuộc vui mới trọn vẹn.
Thu Thủy
Danh Sách Các Địa Điểm Du Lịch Mạo Hiểm Thú Vị Nhất Ở Việt Nam
Hà Giang là tỉnh có địa hình khá phức tạp với nhiều ngọn núi đá cao và sông suối. Đặc biệt là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2419 mét và ngọn Kiều Liêu Ti cao 2402 mét. Hà Giang luôn nổi tiếng với các cung đường ngoằn ngoèo thử thách mạo hiểm cho khách du lịch. Khách đến đây là phải ghé qua huyện Xín Mần, phượt đèo Mã Pí Lèng, thăm cột cờ Lũng Cú và tìm hiểu một chút về bản sắc dân tộc Lô Lô.
Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1591 m.Tam Đảo không quá xa Hà Nội và luôn thu hút lượng khách du lịch lớn đổ về. Địa danh này thu hút bởi chính vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo sương mù. Ở Tam Đảo dường như thời tiết trong một năm chỉ gói gọn trong một ngày với sắc hoa xuân đua nở mỗi sáng, nắng ấm mùa hè vào ban trưa, dần se lạnh mùa thu vào buổi chiều và cuối cùng là các cơn gió lạnh ban tối.
Mai Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hòa Bình, là một thung lũng nhỏ nằm dưới đèo Thung Khe, nơi có rất nhiều bản làng người Thái sinh sống. Đây đã là điểm đến quen thuộc của các lượt khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm.Đến với Mai Châu là để tận hưởng không khí trong lành và cuộc sống chân chất mộc mạc của dân tộc Thái nơi đây. Đến Mai Châu, bạn có thể thử cảm giác mạo hiểm trên đèo Thung Khe, không hùng vĩ như đèo Ô Quy Hồ hay Mã Pí Lèng nhưng lại nguy hiểm bởi những chiếc xe tải ngược xuôi mỗi ngày cùng làn sương mù đặc quánh mỗi buổi sớm và khi chiều xuống.Cách không xa trung tâm thị trấn Mai Châu, nằm sát quốc lộ 15 nhìn về phía bản Lác, bản Póm Coọng và hang Mỏ Luông đi sâu vào lòng núi hơn 500 mét với chiều rộng từ 1 – 30 mét, vòm trần cao trung bình 10 mét, thậm chí có chỗ cao nhất là 30 mét. Hay có thể đến thăm Hang Chiều với lối dẫn lên cửa hang là 1200 bậc đá.
Cát Bà là nơi tụ hội của hình thế biển và núi. Mặc dù đã được khai thác từ lâu, nhưng nơi đây vẫn ẩn chứa nhiều phong cảnh hoang sơ cần được khám phá.Ở Cát Bà, bạn sẽ không chỉ tắm biển mà còn có thể leo núi. Hai địa điểm leo núi được ưa thích nhất ở đây là đảo Đầu Bê và núi ở Bến Bèo. Với đảo Đầu Bê, khách di chuyển từ cảng du lịch Cát Bà mất 2 tiếng. Còn núi Bến Bèo chỉ cách trung tâm Cát Bà 2 km. Ngoài ra còn có đảo Ba Trái cách cảng du lịch 22 km về phía Nam.
Sa Pa là một địa điểm du lịch quen thuộc ở Việt Nam, nằm ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Sa Pa nằm trên địa hình núi cao 1500 mét đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông, địa hình vùng núi Tây Bắc với phong cảnh tuyệt đẹp và thiên nhiên phong phú, khí hậu mát mẻ và nét đặc sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.Nơi đây được coi là khá lý tưởng cho các hoạt động leo núi. Đến Sa Pa, bạn không thể bỏ qua trải nghiệm chinh phục đỉnh Phan Si Păng – nóc nhà Đông Dương với độ cao 3143 mét, nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn. Đỉnh Phan Si Păng cách Sa Pa 9km, và để đi lên hết ngọn núi này cần khoảng 5 – 6 ngày. Nếu bạn muốn trải nghiệm mạo hiểm, thì có thể chọn cách tự leo núi thay vì dùng cáp treo lên đỉnh. Ngoài ra bạn có thể leo bộ lên núi Hàm Rồng, nằm ngay sát thị trấn.
Du Lịch Mạo Hiểm Ở Lâm Đồng
Chỉ khi sự cố về 3 du khách Quốc tịch người Anh và 1 người Belarus thiệt mạng khi tham gia các trò chơi mạo hiểm tại khu du lịch thác Datanla và thác Ponguor, thì những người làm công tác quản lý du lịch và các công ty du lịch mạo hiểm mới thực sự cảm thấy đáng tiếc về sự việc này.
Từ hai vụ tai nạn này, nhiều công ty chuyên hoạt động trên lĩnh vực du lịch mạo hiểm sẽ lấy đó làm bài học để rút kinh nghiệm cho việc tổ chức các tour du lịch mạo hiểm do đơn vị mình tổ chức.
Anh Đào Huy Thịnh, Giám đốc Cty Du lịch kỳ nghỉ Cao nguyên – Đà Lạt, Lâm Đồng cho biết, công ty rà soát tất cả kỹ năng của anh em để từ đó đảm bảo tốt hơn an toàn cho du khách khi tham gia du lịch.
Theo ông Võ Đức Trung – Giám đốc công ty du lịch Mạo hiểm Việt – đơn vị đã có trên 15 năm hoạt động trên lĩnh vực du lịch mạo hiểm, thì loại hình du lịch này không phải ai cũng làm được. Vì vậy để tổ chức thành công một tour du lịch mạo hiểm cần có sự hợp tác từ hai phía, phía đơn vị khai thác tour phải có những hướng dẫn viên đủ trình độ chuyên môn nghiệp, có kỹ năng, các thiết bị phục vụ du lịch mạo hiểm phải được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên.
Về phía du khách cũng cần có những kỹ năng trong việc lựa chọn các Công ty du lịch uy tín, tuân thủ sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên, đồng thời phải được trang bị những đồ dùng bảo hộ cần thiết.
Lặn tìm du khách nước ngoài bị đuối nước.
Theo ông Võ Đức Trung, Giám đốc Cty Du lịch Mạo hiểm Việt – Đà Lạt, Lâm Đồng cho rằng, đó là một bài học cho các doanh nghiệp làm về lĩnh vực nàyphải nhìn lại mình và xem lại chuẩn mức để tiếp diễn công việc hiệu quả về đảm bảo an toàn cho du khách là điều quan trọng đầu tiên.
Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 12 công ty Du lịch được cấp phép hoạt động mang tầm Quốc tế, trong đó có 8 Công ty chuyên khai thác loại hình thể thao mạo hiểm. Đây là loại hình du lịch mới, thu hút nhiều giới trẻ, đặc biệt là khách quốc tế nhưng hiện nay loại hình này chưa được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng dịch vụ, đội ngũ hướng dẫn viên ở một số công ty chưa được đầu tư bài bản, thậm chí là một số công ty du lịch mạo hiểm mới ra đời còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm, nhiều công ty sẵn sàng hạ giá thành để tranh dành khách về đơn vị của mình dẫn đến chất lượng dịch vụ không cao, từ đó tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Bà Nguyễn Thị Nguyên – Giám đốc sở VHTT&DL tỉnh Lâm Đồng cho hay,chúng tôi thấy tổ chức cá nhân trên địa bàn đã ý thức việc giáo dục tất cả các cán bộ và phải rà soát kiểm soát không gian tại các điểm du lịch đảm bảo an toàn khi có khách du lịch tới tham quan.
Rõ ràng từ những vụ tai nạn đáng tiếc của các du khách xảy ra tại Lâm Đồng đã đặt ra nhiều biện pháp trong công tác quản lý, thanh kiểm tra cho ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng để làm bài học rút kinh nghiệm. Có như thế du lịch mạo hiểm mới thực sự phát triển như tiềm năng vốn có và hấp dẫn hơn dành cho du khách khi đến với Lâm Đồng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Mạo Hiểm Ở Việt Nam trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!