Xu Hướng 12/2023 # Du Lịch Nam Đông – Làn Gió Mới Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Du Lịch Nam Đông – Làn Gió Mới Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Là huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhiều địa danh thác Mơ, thác Kazan, thác Phướn, thác Trượt… cùng những nét văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tà ôi, Pa cô, Vân Kiều… Nam Đông đang ngày càng hấp dẫn du khách, tạo điều kiện cho loại hình du lịch sinh thái và cộng đồng phát triển.

Tiềm năng chưa “đánh thức”

Điểm đầu tiên đến Nam Đông là thác Mơ (nằm ngay dưới chân đèo La Hy, thuộc địa phận xã Hương Phú). Thác Mơ đẹp yên bình, dường như mọi vật xung quanh đang còn nguyên sơ chưa có bàn tay con người sắp đặt. Đặc biệt, tới đây không chỉ được ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên, du khách còn được thưởng thức những đặc sản hấp dẫn với giá cả hợp lý do nhà hàng phục vụ.

Ảnh: khamphadisan.com

Thác Kazan (xã Thượng Lộ) chỉ cách trung tâm huyện chưa đầy 10 km, nằm “yên mình” trong núi rừng Trường Sơn. Nhìn về phía thượng nguồn, những tảng đá nằm thẳng đứng hai bên thác tạo nên vẻ hùng vĩ cho Kazan. Du khách có thể vừa ngâm mình dưới dòng nước trong xanh, mát lạnh vừa ngắm cảnh núi rừng.

Ảnh: nguyendinhthien

Tại khu du lịch cộng đồng thôn Dỗi (xã Thượng Lộ), ngay từ lối dẫn vào nhà “gươl”, người dân đứng hai bên chào đón khách nồng nhiệt. Ở đây du khách có thể được thưởng thức cơm lam với rau rừng, măng rừng…do chính tay người dân chế biến kết hợp với men rượu cần cay nồng; được thưởng thức những điệu múa, bài hát truyền thống của người dân Cơ Tu do những thiếu nữ trong thôn trình diễn.

Ảnh:nguyendinhthien

Không như ở thành thố ồn ào, xô bồ, du lịch sinh thái ở Nam Đông thật yên bình. Không gian lắng đọng, khung cảnh tươi đẹp và gần như còn hoang sơ. Song những tiềm năng ấy vẫn chưa được đánh thức.

Du lịch Đại Bàng – Eagle Tourist đã thổi làn gió mới đến Nam Đông

Khởi động muộn hơn so với các địa phương khác, dù vậy, ngành du lịch Nam Đông đang đặt ra những kế hoạch mang tính dài hạn, xây dựng những sản phẩm có thế mạnh và mang đặc trưng riêng của vùng đất nơi đây.

Ảnh:thuathienhue.vn

Hướng đi của du lịch Nam Đông trong thời gian tới là khai thác du lịch sinh thái và cộng đồng. Trong đó, sẽ tập trung đẩy mạnh du lịch cộng đồng, qua đó nét văn hóa độc đáo của người dân Cơ Tu được bảo tồn. Khi người trẻ tham gia  du lịch sẽ học hỏi và lưu giữ được những điệu múa, câu hát truyền thống, những món ăn gắn liền với đời sống của người dân Cơ Tu suốt bao đời qua…

Đặc biệt từ khi có sự đầu tư của công ty CP Du lịch Đại Bàng – Eagle Tourist, du lịch Nam Đông càng ngày càng khởi sắc, với mô hình hoạt động du lịch gắn với cộng đồng,  hệ thống homestay tại các điểm du lịch. Khi cơ sở lưu trú tăng lên có thể kéo du khách ở lại lâu hơn. Một phần do thiếu nơi ngủ qua đêm nên du khách chỉ đến và đi trong ngày.

Ảnh:dulichdaibang

Công ty CP  Du lịch Đại Bàng được kỳ vọng sẽ tham gia tích cực vào việc xây dựng thị trường du lịch cộng đồng, tạo cơ hội cho người dân địa phương tham gia một cách bình đẳng trong chuỗi giá trị du lịch, khuyến khích việc sử dụng các dịch vụ du lịch có trách nhiệm cho du khách cũng như khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành tham gia tích cực hơn vào việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, đưa du lịch cộng đồng trở thành một sinh kế bền vững với người dân ở những địa phương.

Ảnh: toainguyen

Hi vọng  với tiềm năng to lớn về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, tập tục và lối sống, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng miền là cơ sở để phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng.

Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Vùng Đông Hồ

YênBái – Những năm gần đây, du lịch cộng đồng vùng Đông hồ Thác Bà, huyện Yên Bình đã trở thành lựa chọn của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Phát triển du lịch cộng đồng đang là một hướng đi đúng của các địa phương này bởi không những bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mà còn góp phần đưa kinh tế địa phương ngày càng phát triển.  

Thôn Đồng Tâm, xã Phúc An những năm gần đây là một trong những điểm du lịch cộng đồng thu hút du khách tham quan và trải nghiệm. 

Đến đây, du khách sẽ được tham quan những ngôi nhà sàn truyền thống, trải nghiệm vãn cảnh thiên nhiên, thả lưới đánh bắt cá tôm và thưởng thức những món ăn vô cùng độc đáo, hấp dẫn của đồng bào: cơm nương, nộm hoa chuối rừng, thịt gà hầm măng chua, thịt nướng, măng rừng, đặc biệt là những món ăn được chế biến từ thủy sản hồ Thác Bà. 

Bên cạnh đó, du khách có thể hòa mình vào điệu múa sạp và tham quan, trải nghiệm cùng những người dân làm ra những chiếc rọ tôm. 

Chị Hà Khánh Phương – du khách đến từ Hà Nội cho biết: “Cảnh quan thiên nhiên ở đây rất êm đềm và thoáng mát, đặc biệt con người nơi đây rất mến khách và nhiệt tình. Chúng tôi đã được tham quan và trải nghiệm nhiều nét văn hóa thú vị”.

Xã Phúc An là một trong những địa phương được huyện Yên Bình chọn để thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2023-2023. Nơi đây còn lưu giữ nét văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống với những ngôi nhà sàn cổ, điệu múa và các nghi thức cấp sắc truyền thống của người Dao. Cùng với đó, văn hóa ẩm thực phong phú được lưu giữ qua nhiều thế hệ. 

Nhiều xã vùng Đông hồ đã phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên để xây dựng những tour du lịch trải nghiệm 1-2 ngày. Thôn Trung Tâm, xã Xuân Lai đang là một điểm đến lý tưởng và hấp dẫn của nhiều du khách. Tại đây, du khách được tìm hiểu các phong tục, tập quán, nghi lễ của người địa phương. Ngoài những món ăn truyền thống theo ẩm thực của người Tày, du khách còn được thưởng thức các làn điệu dân ca do người dân thể hiện. 

Yên Bình là huyện có bề dày văn hóa truyền thống. Đó là vốn quý để làm du lịch. Trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống và khai thác các điều kiện về cảnh quan thiên nhiên, huyện đã và đang thu hút ngày càng đông du khách thập phương đến tham quan nghỉ dưỡng. 

Trung bình mỗi năm, Yên Bình tiếp đón trên 100.000 lượt khách du lịch. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, tuy chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng lượng khách du lịch đến với Yên Bình vẫn đạt trên 84.100 lượt người, trong đó khách nước ngoài khoảng 30%; doanh thu từ dịch vụ, du lịch trên 50 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch huyện Yên Bình vẫn chưa phát triển xứng tầm. Qua khảo sát tại các điểm du lịch, sản phẩm du lịch vẫn còn đơn điệu, chưa phong phú, cơ sở hạ tầng phục vụ du khách còn hạn chế, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu. 

Để phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, huyện Yên Bình đang thực hiện các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả loại hình du lịch cộng đồng; trong đó, đang nghiên cứu sớm ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn giai đoạn 2023 – 2025. 

Anh Dũng

Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Nam Ô

Khu vực ghềnh Nam Ô sẽ trở thành công viên công cộng sinh thái để người dân, du khách trải nghiệm, ngắm cảnh. Ảnh: HOÀNG HIỆP

Theo Phòng Văn hóa và Thông tin quận Liên Chiểu, vào ngày 2-3-2023, UBND thành phố có Quyết định số 720/QĐ-UBND ban hành đề án Phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô với kinh phí thực hiện đề án là 46,1 tỷ đồng, trong đó, nguồn ngân sách của thành phố là 10,7 tỷ đồng, còn lại là vận động doanh nghiệp, nhà đầu tư và chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô (Công ty CP Trung Thủy Đà Nẵng) hỗ trợ.

Định hướng chung về phát triển du lịch cộng đồng khu vực Nam Ô là đầu tư cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến giao thông nội bộ; đầu tư nâng cấp bãi tắm công cộng cuối đường Nguyễn Tất Thành; trùng tu, tôn tạo các di tích hiện có; lắp đặt cầu phao di động để phục vụ các sản phẩm du lịch trên biển; triển khai dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô; xây dựng bảo tàng ốc, các shophouse, spa sinh thái, khu ẩm thực, làng văn hóa…

Theo đó, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, nhà đầu tư, UBND quận Liên Chiểu tổ chức thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đầu tư hình thành các gói sản phẩm du lịch; nghiên cứu thực hiện các giải pháp quản lý phù hợp với nội dung đề án, tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tập quán văn hóa, sinh hoạt, đời sống vật chất tinh thần… của người dân địa phương; huy động, vận dụng tối đa các nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện hiệu quả đề án…

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin quận Liên Chiểu Trương Công Hiếu cho hay, sau khi nhận được kế hoạch triển khai thực hiện của UBND thành phố, đơn vị tiếp tục tham mưu UBND quận Liên Chiểu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án trong năm 2023.

Đơn vị sẽ tham mưu UBND quận kiến nghị UBND thành phố đôn đốc các sở, ban, ngành, các phòng, ban và Công ty CP Trung Thủy Đà Nẵng trong việc triển khai thực hiện đề án, nhất là tổng hợp và báo cáo các khó khăn, vướng mắc, đề xuất hướng xử lý trong quá trình triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu Nguyễn Hữu Thiết cho rằng, hiện quận đang chờ UBND thành phố giải quyết kiến nghị của một số hộ giải tỏa và sẽ sớm hoàn thành giải tỏa một số thửa đất còn lại để bàn giao mặt bằng cho Công ty CP Trung Thủy Đà Nẵng triển khai đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô cũng như đề án Phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô, góp phần phát triển du lịch nói riêng và kinh tế – xã hội nói chung.

Còn theo Công ty CP Trung Thủy Đà Nẵng, doanh nghiệp đã có thỏa thuận hợp tác với kiến trúc sư Bill Bensley, người được tạp chí Times bình chọn là “ông hoàng của những khu nghỉ dưỡng quyến rũ nhất hành tinh”, thiết kế chi tiết Khu du lịch sinh thái Nam Ô, hứa hẹn sẽ mang đến một công trình du lịch ấn tượng.

Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Trung Thủy Đà Nẵng cho hay, công ty có trách nhiệm phải gìn giữ nét đẹp văn hóa vốn có của Nam Ô. Đề án Phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô được xem là một trong những đề án trọng điểm đối với công ty với ngân sách công ty hỗ trợ đầu tư hơn 35 tỷ đồng.

Công ty cam kết thực hiện việc giữ gìn cải tạo môi trường thiên nhiên, phát triển làng nghề, bảo tồn văn hóa truyền thống và luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết để tạo ra môi trường du lịch bền vững. Công ty sẽ thực hiện đề án một cách nhanh chóng, hiệu quả để một thời gian ngắn nữa, sẽ có một diện mạo mới khang trang, tươi đẹp hơn, đưa Nam Ô trở thành một điểm sáng mới trên bản đồ du lịch của Đà Nẵng.

HOÀNG HIỆP

Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Vùng Đông Bắc

Vùng Đông Bắc với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, có khả năng đón nhận số lượng lớn du khách. Nơi đây có Di sản Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); bãi biển Trà Cổ quanh năm lộng gió được đánh giá là bãi biển đẹp nhất phía Bắc Việt Nam; nhiều hồ nước lớn với cảnh quan hấp dẫn (hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc); thác nước Bản Dốc, Đầu Đẳng (Cao Bằng); các cánh rừng già nguyên sinh ở vườn quốc gia Ba Bể, Tam Đảo… làm thỏa mãn trí tò mò của du khách và lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học.

Ngoài những thành quả đã đạt được, Đông Bắc hiện đang đứng trước một số vấn đề lớn cần giải quyết, đó là: những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên chưa được khai thác hiệu quả; môi trường ở các vùng núi, vùng biển đang bị xuống cấp, tài nguyên thiên nhiên đang bị phá hoại nghiêm trọng.

Để đạt được những mục tiêu phát triển vùng trong tổng thể kinh tế – xã hội của cả nước, đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, việc xây dựng cơ sở khoa học để xác lập nguồn lực phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vùng du lịch Đông Bắc Việt Nam là rất cần thiết và dựa theo các tiêu chí sau:

Tài nguyên du lịch và môi trường thuận lợi: Đông Bắc Việt Nam là khu vực có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú về chủng loại, có giá trị đặc sắc, mức độ tập trung cao cũng như có môi trường tốt, thuận lợi cho việc xây dựng các tuyến điểm du lịch, đặc biệt rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, khi quy hoạch để phát triển, cần điều tra đánh giá tài nguyên, môi trường du lịch xác thực và phải quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch đúng mức.

Dân cư và nguồn lao động: Dân cư và lao động ở các địa phương là nguồn lực cho việc hình thành nuôi dưỡng và bảo tồn, khai thác các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch. Sản phẩm du lịch cộng đồng có hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của du khách hay không là do nguồn lực này quyết định. Bởi vậy, cần quan tâm đầu tư cho việc đào tạo và giáo dục du lịch, có chế độ tuyển dụng cũng như đãi ngộ nguồn lao động địa phương phù hợp.

Quy hoạch và tổ chức quản lý phát triển du lịch: Các loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vùng du lịch Đông Bắc chỉ có thể phát triển bền vững khi có quy hoạch đúng đắn và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời được tổ chức quản lý chặt chẽ, đồng bộ. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng chỉ có thể đạt kết quả cao khi cộng đồng được tham gia vào quy hoạch, tổ chức quản lý và ra các quyết định phát triển du lịch.

Thị trường du lịch: Hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vùng du lịch Đông Bắc Việt Nam diễn ra theo quy luật cung – cầu. Vì vậy, khi quy hoạch vùng cần quan tâm nghiên cứu các nhu cầu thị hiếu của thị trường khách du lịch, xúc tiến phát triển du lịch để tạo ra và cung ứng những sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, hấp dẫn du khách, mang lại hiệu quả cao về nhiều mặt.

Đường lối và chính sách phát triển du lịch: Đông Bắc Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc song điều kiện tự nhiên và đời sống kinh tế – xã hội của người dân còn khó khăn. Do vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ cần có cơ chế, chính sách hợp lý nhằm tạo các nguồn lực và môi trường thuận lợi cho hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

Sự trợ giúp của các cơ quan, tổ chức chính phủ và phi chính phủ: Do cộng đồng địa phương thường thiếu tri thức, kinh nghiệm và các nguồn tài vật để phát triển du lịch, nên để phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cần vận động, kêu gọi các cơ quan, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các doanh nghiệp lữ hành trợ giúp cho cộng đồng trong việc lập quy hoạch phát triển du lịch, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến phát triển du lịch, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Xúc tiến phát triển du lịch: Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng thường được phát triển nhiều ở những vùng có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng cũng như kinh tế – xã hội không thuận lợi. Do vậy, khách du lịch thường khó biết các thông tin về điểm đến, các sản phẩm của loại hình du lịch này. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vùng du lịch Đông Bắc Việt Nam chỉ có thể phát triển đạt hiệu quả cao, khi hoạt động xúc tiến phát triển du lịch được đầu tư và triển khai đúng đắn, hiệu quả theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm.

ThS. Lê Thu Hương

Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Việt Nam

(VnMedia)- Du lịch cộng đồng hiện nay là loại hình du lịch hấp dẫn phát triển mạnh trên toàn cầu và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Những năm gần đây tại Việt Nam, du lịch cộng đồng đang phát triển ở nhiều địa phương như: Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Nam…

Tại Việt Nam có 3 điểm du lịch cộng đồng đã được trao giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN là điểm du lịch cộng đồng xóm Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, Hòa Bình; điểm du lịch Thanh Toàn, xã Thanh Thủy, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế; điểm du lịch cộng đồng làng Triêm Tây, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.

Huyện Mai Châu là địa phương đầu tiên phát triển du lịch cộng đồng từ những năm 1990 và đến nay huyện đã có 7 điểm hoạt động và phát triển du lịch cộng đồng điển hình. Tỉnh Hòa Bình cũng đã xây dựng quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng, đẩy mạnh công tác bảo tồn văn hóa bản địa, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hướng dẫn người dân bảo đảm vệ sinh môi trường nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với Hòa Bình.

Ảnh minh họa từ internet

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong những năm qua du lịch cộng đồng có sự phát triển nhanh, có nhiều đột phá trong thu hút khách du lịch cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch mới, không chỉ đóng góp trực tiếp vào việc định hướng phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của từng cộng đồng địa phương, mà còn nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Tuy nhiên du lịch cộng đồng cũng bộc lộ những hạn chế như: bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa trong điều kiện khai thác phục vụ du lịch vẫn còn hạn chế; nhiều sản phẩm du lịch cộng đồng mang tính đại trà, ít có điểm nhấn thể hiện bản sắc độc đáo của cộng đồng địa phương; điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều điểm du lịch cộng đồng chưa thực sự đảm bảo để đáp ứng phục vụ khách du lịch; vấn đề phân phối, chia sẻ lợi ích từ hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng còn nhiều bất cập; nhân lực cho phát triển du lịch cộng đồng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu.

Xa Giang

Để thúc đẩy sự phát triển của loại hình du lịch nói trên tại cộng đồng, các địa phương cần có sự thay đổi để mang đến màu sắc mới đến với địa phương mình. Có một số gợi ý được các chuyên gia đưa ra là Nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về chiến lược, quy hoạch du lịch cộng đồng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó cần có các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực để phát triển du lịch cộng đồng mạnh hơn, đồng thời vẫn giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi địa phương. Qua đó, tạo sức bật cho du lịch cộng đồng phát triển, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo cho người dân ở nhiều vùng còn khó khăn.

Quảng Nam Chú Trọng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng

Quảng Nam chú trọng phát triển du lịch cộng đồng.

Trong những năm qua, mô hình du lịch cộng đồng ở Hội An có chiều hướng phát triển mạnh, góp phần cải thiện sinh kế, mang lại lợi ích cho người dân. Loại hình du lịch này đã thu hút nguồn lực từ cộng đồng trong đầu tư, khai thác, phát huy và bảo vệ, chăm sóc, phát triển tài nguyên cả nhân văn lẫn sinh thái.

Hình thành sớm và tạo được sản phẩm đặc sắc là du lịch cộng đồng ở các làng nghề truyền thống như rau Trà Quế, gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng. Du khách rất thích thú khi được đến những nơi này, hòa vào cuộc sống thực tại của người dân, được xới đất trồng rau, nhào đất chuốt gốm, cưa xẻ gỗ… và tìm hiểu nét đẹp văn hóa làng nghề như nếp ăn ở, truyền dạy nghề, các ngày hội lễ tổ nghề, lễ cầu mùa, cầu an…

Ông Giorgio mezane – Du khách Italia, cho biết “ Đây là lần đầu tiên chúng tôi đến Hội An, và một trải nghiệm không thể diễn tả được bằng lời khi tham quan làng rau của những nông dân rất hiền, thân thiện. Khi đi xe đạp hay đi bộ xung quanh làng rau, tôi có thể nghe được tiếng nói vui vẻ và nhưng âm thanh làm đồng, một không gian trong lành rất là đặc biệt…”.

Bên cạnh đó, UBND TP. Hội An cũng đã và đang tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo tồn các loại hình tài nguyên, bởi đây là vốn quý để sinh lợi; đồng thời tiến hành các hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ để cộng đồng dân cư thực sự là chủ thể các hoạt động du lịch tại chỗ. Ngoài ra, chính quyền còn khuyến khích cộng đồng dân cư xây dựng mô hình lưu trú cùng dân (homestay) và các cụm homestay, đặc biệt tại các làng nghề, làng quê sinh thái; đồng thời khuyến khích, gắn kết tổ chức chương trình du lịch với các dịch vụ cộng đồng nhằm tạo việc làm, thu hút lao động và cải thiện thu nhập ngay tại cộng đồng.

Tiềm năng, thế mạnh du lịch cộng đồng ở Hội An không chỉ dừng lại như hiện tại và sức hấp dẫn còn lớn hơn khi biết khơi dậy nguồn lực tại chỗ, phát huy bản sắc riêng có. Nên chăng lãnh đạo TP. Hội An cần tạo cơ chế cụ thể để hình thành thêm các điểm du lịch cộng đồng theo đặc trưng của địa phương như: làng du lịch biển An Bàng, làng nông nghiệp An Mỹ, làng vườn phố Thanh Nam, làng quê sinh thái Cẩm Thanh, làng nghề sông nước Vạn Lăng, làng nuôi tôm Cồn Nhàn, làng dừa nước Thanh Nhứt, Thanh Nhì, làng chài Bãi Hương, làng cá Cửa Đại, làng bắp Cẩm Nam, làng cây cảnh An Phong, Trường Lệ…

Ông Trần Văn Tân- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nói “ Du lịch Quảng Nam luôn tăng trưởng ấn tượng qua từng năm. Sở dĩ có được kết quả như vậy là vì Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, nhiều quyết sách chính trị, chủ trương để thúc đẩy du lịch phát triển, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”.

Thời gian gần đây, rất nhiều công ty du lịch – lữ hành đã tổ chức các tour: tham quan làng rau, cùng nông dân canh tác, trải nghiệm một ngày làm nông dân và tìm hiểu văn hóa của cư dân nông thôn, làng chài ven biển, miền núi… thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách. Đây là một trong những hướng phát triển, mở rộng không gian du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam để kéo dãn lượng khách ra vùng ven để tạo sự cân bằng trong các khu vực.

Du khách có thể tham khảo Tour Bà Nà Hill. 

Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Nam Đông – Làn Gió Mới Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!