Bạn đang xem bài viết Du Lịch Úc Trốn Ở Lại được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Du lịch Úc trốn ở lạiVì thế mà không thể không thu hút phần lớn số đông những người dạng như sinh viên, người đi du lịch, người lao động, kết hôn giả để mà được ở lại bởi 2 lý do là visa hết hạn hoặc bị hủy. Hằng ngày họ phải nơm nớp sống trong lo sợ, luôn lo sợ một ngày nào đó người của bộ di trú tới bắt mình hoặc thỉnh thoảng đột xuất đến để kiểm gia giấy tờ.
Cụ thể người sống bất hợp pháp ở Úc sẽ bị:
Bắt vào trại di trú và bị trục xuất hoặc bị trả về nước
Quyền được xin visa mới bị giới hạn
Có trách nhiệm phải trả chi phí cho việc giam giữ và trục xuất, trả về nước
Có thể bị truy tố
Bị cấm trở lại Úc trong thời gian nhất định hoặc bị cấm vĩnh viễn
Đối với khách du lịch, họ đăng ký sang Úc để đi du lịch nhưng lại cố tình ở lại khi visa hết hạn, thường visa du lịch là khoảng 3 tháng. Những người này có thể đã có ý định từ trước, khi họ đã có mục tiêu tại Úc và đi du lịch chỉ là lý do để xin visa. Hoặc còn một trường hợp là khi đi du lịch bên đây, họ thấy điều kiện sống quá tốt và phù hợp hơn cho mình thì họ sẽ tìm cách ở lại luôn.
Tuy nhiên, vì đối với việc ở lậu như vậy thì sẽ không có giấy giờ tùy thân gì, về sau này họ sẽ không nhận được các phúc lợi xã hội từ nhà nước. Về già, các bệnh tật ốm đau, tai nạn… dẫn tới không thể kiếm tiền kiếm thêm thu nhập được thì đây chính là cái giá khá đắt mà họ phải trả.
Một số tour du lịch úc hấp dẫn ?
Du Lịch Mỹ Rồi Trốn Ở Lại
ĐI DU LỊCH MỸ TRỐN Ở LẠI NÊN HAY KHÔNG?
Định cư Mỹ từ lâu đã là giấc mơ của rất nhiều người Việt. Họ đã và đang từng ngày hiện thực hóa giấc mơ Mỹ, bằng đủ mọi cách để trở thành công dân của quốc gia tự do này. Có người chấp nhận chờ đợi 10 – 14 năm để hoàn thành hồ sơ bảo lãnh. Người thì cố gắng “săn” một anh Tây nào đó để thuận lợi nhập tịch. Người chấp nhận mất hàng tỉ bạc cho hợp đồng hôn nhân giả để được định cư Mỹ. Và cũng có trường hợp khách hàng tìm đến các công ty lữ hành để Đi du lịch Mỹ rồi trốn ở lại.
Ngày càng nhiều du khách Việt Nam đi du lịch Mỹ theo tour rồi tách đoàn trốn lại. Thế nhưng, đây có phải là con đường định cư Mỹ, tận hưởng thiên đường mà nhiều người vẫn nghĩ?
ĐI DU LỊCH MỸ RỒI TRỐN Ở LẠI VÌ ĐÂU NÊN NỖI?Ánh sáng văn minh, kinh tế phát triển vượt bật, phúc lợi hàng đầu thế giới. Khiến Hoa Kỳ là điểm đến định cư mơ ước của nhiều người. Thế nhưng , có những giấc mơ chỉ mãi là mộng mị, bởi chính sách cấp Visa Mỹ quá khó khăn. Có nhiều người chấp nhận từ bỏ. Cũng có nhiều người quyết tâm trở thành công dân Mỹ bằng mọi giá. Họ chấp nhận cả việc trở thành người cư trú bất hợp pháp để chờ được công nhận.
Có rất nhiều lý do, để khách có Visa du lịch Mỹ trốn lại sau khi kết thúc chuyến đi.
Thứ nhất, là để đoàn tụ gia đình. Bởi vì theo Luật Di trú Mỹ quy định, thời gian bảo lãnh của cha mẹ với con cái là hơn 10 năm. Con cái bảo lãnh cha mẹ khoảng 2 năm. Các trường hợp khác, thời gian thụ lý hồ sơ bảo lãnh định cư có thề kéo dài đến 15 năm. Nhiều người không thể chờ đợi thời gian gần 1 thập kỉ được đến Mỹ. Nên quyết định xin Visa đi du lịch Mỹ rồi trốn lại. Bất chấp thời hạn Visa đẽ hết mà vẫn không chịu rời khỏi Mỹ.
Thứ hai, là để lao động, làm việc. Nhiều người Việt mơ đến Mỹ với mong ước thay đổi cuộc đời. Làm giàu từ mảnh đất trù phú, đầy khát vọng. Số lượng lao động Việt cư trú bất hợp pháp tại Mỹ ngày một tăng cao. Khiến giới chức nước này cực kỳ quan ngại.
Thứ ba, du lịch Mỹ rồi ở lại kết hôn. Dùng Visa du lịch đến Mỹ, sau đó tách đoàn ở lại kết hôn với người có quốc tịch hoặc công dân Mỹ. Định cư Hoa Kỳ dễ dàng mà không phải chứng minh các giấy tờ, hình ảnh rườm rà.
Với mỗi lý do khác nhau, có thể bạn sẽ có được cuộc sống không giống nhau tại Mỹ. Nhưng chung quy lại vẫn chỉ gói gọn trong 3 từ “BẤT HỢP PHÁP”.
ĐI DU LỊCH MỸ RỒI TRỐN Ở LẠI – CUỘC SỐNG KHÔNG NHƯ MƠKhi đã ở Mỹ, người cư trú bất hợp pháp phải chịu nhiều thiệt thòi. Dù có rất rất tiền đi nữa, cũng không mua được sự hợp lệ cho bản thân. Những người này có thể bị bắt giữ bất cứ lúc nào nếu Visa du lịch Mỹ của họ đã hết hạn mà vẫn chưa ra khỏi Mỹ.
Theo luật IIRAIRA (sửa đổi năm 1996) của Mỹ, khách đi du lịch hoặc thăm thân tại Hoa Kỳ nếu lưu trú quá hạn thời hạn visa du lịch sẽ phải gánh chịu các hậu quả như sau:
1. Bị cấm trở vào Mỹ trong 10 năm (nếu ở quá hạn trên 01 năm). Hay 03 năm (nếu ở quá hạn dưới 1 năm) kể từ ngày về nước. 2. Không thể xin gia hạn thời hạn lưu trú hay xin thay đổi diện nhập cảnh vào Mỹ. 3. Không thể xin visa mới ngay ở Mỹ mà phải trở về quốc gia xuất xứ để xin (sau thời hạn cấm 10 hay 03 năm nêu trên). 4. Bị trục xuất sau khi nộp phạt.
Sở Di trú Mỹ cực kỳ khắc khe, mà nói đúng hơn là vô cùng ghét nạn nhập cư trái phép. Và hình phạt đưa ra cho những người vi phạm thường rất nặng. Thế nhưng, sự hào nhoáng của giấc mơ Mỹ khiến nhiều người bất chấp mọi thứ, và bất chấp cả hậu quả. Để không bị phát hiện sống “chui”, nhiều người đã không đăng ký các phúc lợi anh sinh xã hội, không đăng ký đi học, thi lái xe. Và cũng chỉ có thể làm những làm những công việc trả lương bằng tiền mặt. Chứ chẳng dám mơ được thanh toán qua tài khoản Ngân hàng, vì sợ bị phát hiện.
Cuộc sống của những người nhập cư trái phép tại Mỹ gần như màn trời chiếu đất. Việc làm nặng nhọc, lương thấp, không phúc lợi, không điều kiện phát triển. Đi du lịch Mỹ rồi trốn lại kết hôn, nếu hoàn thành trọn vẹn các thủ tục giấy tờ thì xem như may mắn. Còn không thì chỉ biết suốt quẩn quanh trong nhà, không thể xin việc làm. Phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng/vợ tại Mỹ. Cuộc sống như vậy liệu có đáng để bạn mơ ước và thực hiện bằng mọi giá?
ĐI DU LỊCH MỸ RỒI TRỐN Ở LẠI CÓ NÊN KHÔNG?Sau hàng tá những lý luận dài dòng kể trên, điều bạn muốn nghe nhất có phải là đây không? Đi du lịch Mỹ rồi trốn ở lại liệu có nên chăng? Ai cũng có một số phận và một cuộc đời riêng. Và việc định cư tại Mỹ cũng như vậy.
Nếu bạn có người thân ruột thịt tại Mỹ, câu chuyện đi trốn sẽ dễ xử hơn. Bởi vì, không được công nhận, nhưng phụ thuộc vào những người thân thì vấn đề cũng không quá căng thẳng. Thế nhưng, đi theo trốn theo diện lao động hay kết hôn. Con đường dường như chẳng mấy bằng phẳng, lại khá rủi ro. Chồng/vợ không hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, cho bạn một danh phận rõ ràng. Thì tại Mỹ bạn cũng chỉ được xem là kẻ ở “chui”, không giấy tờ, không quyền lợi. Đi lao động thì bị bóc lột, tăng ca thâu đêm, cày một ngày vài “job” để đủ tiền sinh hoạt cũng chỉ là chuyện thường ở huyện.
Bên cạnh đó, những thành viên trong gia đình có người Đi du lịch Mỹ rồi trốn ở lại. Cũng gần như “bít cửa” vào Mỹ. Bởi vì, hồ sơ sẽ được xét duyệt gắt gao, và tỉ lệ rớt khá cao.
Mặc dù con đường trở thành công dân Hoa Kỳ bằng cách Đi du lịch Mỹ rồi trốn ở lại sẽ ngắn hơn. Tuy nhiên, đó là là một con đường quá trắc trở và nhiều rũi ro.
Du lịch Mỹ trốn ở lại khó rủi ro, tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cách hợp pháp để trở thành công dân Mỹ bằng con đường đi du lịch. Nếu như bạn đang khao khát trở thành công dân Mỹ mà chưa biết cách, đừng lo lắng.
Mọi thắc mắc đều có cách giải quyết, chỉ cần gọi đến 0964515151 – 0926515151 (tư vấn miễn phí 24/7).
Du lịch Việt Mỹ – Vietmytravel – 10 năm chuyên tour Âu, Úc, Mỹ, Canada, Châu Á Hotline: 0964.51.51.51 – 0926.51.51.51
Kinh Nghiệm Đi Lại Ở Úc
Australia hay nước Úc, cái tên thân thuộc mà người Việt Nam gọi về đất nước Chuột Túi xinh đẹp này. Bạn là người yêu du lịch và mong muốn một lần thăm thú nơi này, nhưng đất nước Chuột Túi lại quá rộng lớn nên việc lựa chọn phương tiện di chuyển sau khi hạ cánh tại sân bay trở nên khá nan giải với bạn?
Máy bayKinh nghiệm đi lại ở Úc đầu tiên bạn cần biết đó là phương tiện di chuyển phổ biến nhất giữa các thành phố tại Úc, đầu bảng phải kể đến là máy bay. Máy bay chính là phương tiện đi lại ở Úc phù hợp nhất để di chuyển quãng đường xa, giúp bạn tiết kiệm cả thời gian lẫn sức lực.
Úc là một quốc gia rộng lớn về địa lý nên khoảng cách giữa các thành phố là rất xa và bạn sẽ mất rất nhiều thời gian công sức nếu lựa chọn đường bộ để di chuyển giữa các thành phố. Bạn chỉ mất hơn 5 giờ đồng hồ để bay di chuyển giữa Sydney và Perth trong khi cùng quãng đường đó mà bạn chọn lái xe sẽ mất từ 2 đến 14 ngày tùy thuộc vào việc bạn có nghỉ lại nhiều không. Các hãng máy bay như Qantas, Virgin Australia, Jestar hay Regional Express Airlines đều là hãng bay nội địa uy tín của nước Úc.
TàuMột trong những kinh nghiệm đi lại ở Úc bạn cần biết đó là đi tàu, vì các thành phố lớn ở Úc đều có hệ thống đường sắt như Sydney, New South Wales và Newcastle. Thông thường các lịch trình của chuyến tàu sẽ được cập nhật trên website của sở giao thông thành phố, các bạn chỉ cần nhập nơi xuất phát, nơi đến và giờ khởi hành là sẽ thấy thông tin về chuyến xe như hành trình, điểm dừng, giờ khởi hành …. giúp bạn tiết kiệm chi phí cũng như không bị trễ chuyến tàu.
Nếu bạn có một chuyến hành trình dài và bắt buộc phải đổi chuyến, kinh nghiệm di chuyển ở Úc bạn cần nhớ đó là nên chuẩn bị cho mình Bản đồ hệ thống tàu của các thành phố để biết chính xác ga xuống.
TaxiNếu như du lịch đi lại ở Úc trong thành phố thì không phương tiện nào linh động và tiện dụng bằng taxi. Tuy nhiên, ở Úc thì chi phí đi lại bằng taxi khá đắt, mức cước tăng lên vào buổi tối, các ngày cuối tuần và dịp lễ. Tất cả taxi tại Úc đều sử dụng đồng hồ tính cước theo qui định. Kinh nghiệm khi gọi taxi ở Úc, bạn cần tham khảo những số điện thoại uy tín, được giới thiệu trong sách báo địa phương hoặc do người bản địa có kinh nghiệm giới thiệu.
Xe bus, xe điệnMột trong những kinh nghiệm đi lại ở Úc bổ ích đó là các loại phương tiện công cộng như xe bus, xe điện không quá phổ biến ở Úc và thường chỉ lưu thông ở một số ít khu vực nhất định.
Giá của vé xe phụ thuộc 3 yếu tố:
Thời lượng: có vé 2 giờ (2 hour), cả ngày (all day), vé tuần (weekly), vé tháng (monthly), vé 6 tháng (half-yearly) hoặc vé cả năm (yearly).
Quãng đường di chuyển: vé cho đoạn đường ngắn trong khoảng 2 trạm dừng (gọi là vé short trip), vé vùng 1 (zone 1), vùng trong hoặc lân cận city, vé vùng 2 (zone 2) vùng ngoại ô, và vé vùng 3 (zone 3) là những vùng xa.
Giá vé cho học sinh du học là loại không được giảm giá (full fare), khác với loại vé giảm giá cho học sinh địa phương (concession). Giá vé trong vùng zone 1 – là vùng sinh viên thường đi lại nhất, short-trip full fare là $1.7, 2-hour full fare là $2.6 và all-day full fare là $5.00.
Khi nhấn nút yêu cầu xuống bus ở trạm tiếp theo, không nên nhấn lúc bus đến quá gần trạm. Số hiệu các bus stop thường là khá nhỏ, và khó có thể nhìn thấy vào buổi tối hoặc nơi không có nhà chờ, vì vậy bạn hãy hỏi tài xế hoặc những hành khách khác, đây chính là kinh nghiệm khi đi tour du lịch ở Úc mà bạn lựa chọn phương tiện công cộng để di chuyển.
Google Maps Australia có thể tính lộ trình phương tiện công cộng rất chính xác, bạn có thể dùng ứng dụng này để tiết kiệm thời gian đứng chờ xe.
PhàKinh nghiệm đi lại ở Úc khá thú vị đó chính là đường thủy được biết đây là con đường di chuyển ưa thích cho những du khách yêu sự thơ mộng và thích lãng mạn. Phà là phương tiện đi lại không phải thành phố nào cũng có ở Úc. Tại Sydney, bạn có thể qua phà STA, JetCats và RiverCats khởi hành từ Circular tới các vùng cảng, dọc dòng sông và quay lại thành phố. Còn ở Brisbane, phà được sử dụng nhiều nhất là CityCats, ở Perth là phà của Transpertj chạy khắp dòng sông Swan.
Kinh Nghiệm Đi Lại Ở Úc Giá Rẻ Đầy Đủ Nhất
– Úc – một chân trời mới với những điểm đến du lịch đầy hứa hẹn
– Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc tự túc “from A to Z”
Úc lớn hơn 70 triệu ki lô mét vuông nên mất khá nhiều thời gian để di chuyển ở đây. Bởi khoảng cách địa lý xa xôi, nhiều người quyết định xuyên quốc gia bởi có quá nhiều thứ để ngắm nhìn nên không thể đi những chuyến đi ngắn. Hầu hết mọi người bay đến các điểm du lịch hoặc dừng lại khám phá một khu vực nhỏ nào đó. Khoảng cách địa lý dẫn tới việc chi phí dành cho các phương tiện di chuyển tăng lên và khiến ta khó có thể di chuyển tại Úc với giá rẻ, đặc biệt là khi bạn có ít thời gian.
Phải mất 14 ngày để lái xe đi theo chu vi 15 823km Úc trên Quốc lộ 1 (con đường vòng quanh lục đia/quốc gia này) nếu bạn hạn chế dừng để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ngắm cảnh ven đường, bạn nên dành thời gian trước ít nhất một tháng, trước 3 đến 6 tháng sẽ thực tế hơn. Rất nhiều người “du mục xám” (như là những người đã nghỉ hưu du lịch bằng xe vans) và người đi du lịch bụi lên kế hoạch du lịch Úc tiết kiệm như vậy. Để lái xe thẳng từ Sydney đến Perth thì mất khoảng 3 đến 4 ngày.
1. Đi du lịch Úc giá rẻ bằng máy bayĐây là cách dễ nhất nhưng cũng đắt nhất để di chuyển giữa các địa điểm. Những hãng hàng không ít cạnh tranh với nhau nên các chuyến bay ở Úc luôn rất đắt. Mặc dù có vài hãng máy bay nhỏ phục vụ các điểm đến ngoài luồng, Qantas (và công ty con Jetstar) và Virgin là hai hãng hàng không lớn có những chuyến bay đến hầu hết các điểm đến của đất nước. Hãng hàng không thân thiện với ngân sách Tiger Airways thường có giảm giá nên đây là một sự lựa chọn đúng đắn để du lịch Úc tiết kiệm.
Tuy nhiên với số lượng ít các hãng hàng không ở đất nước này, trừ khi có giảm giá thì giá vé thường đắt (Sydney đến Perth có giá vé từ 300 đô trở lên cho chuyến bay một chiều). Chuyến bay đến Melbourne có thể có giá trên 100 đô úc. Nếu bạn đặt vé máy bay sớm thì bạn có thể tiết kiệm tiền nhưng nếu không thì nên tránh đi bằng máy bay. Bởi du lịch Úc giá rẻ là bất khả thi khi không đặt được vé giảm giá.
2. Di chuyển tiết kiệm bằng xe buýt du lịch bụiChỉ có một công ty xe buýt du lịch bụi ở Úc: Trải nghiệm Oz. Công ty hoạt động chủ yếu ở bờ đông và ở trung tâm của đất nước. Tuy nhiên nó không như Trải nghiệm Kiwi (ở New Zealand) – tôi không thực sự không thích chúng dù cả hai công ty này đều làm điều giống như nhau. Trải nghiệm Kiwi tốn nhiều thời gian hơn để giới thiệu những người du lịch bụi với nhau và cung cấp các hoạt động miễn phí, Trải nghiệm Oz thì không.
Tất nhiên, Úc rộng lớn hơn New Zealand nhưng nếu Trải nhiệm Oz chỉ là một phiên bản đắt hơn của Greyhound thì tôi nghĩ du khách muốn du lịch Úc tiết kiệm nên chọn Greyhound. Trong hành trình của tôi chưa một tài xế nào chủ động giúp mọi người nói chuyện và tìm hiểu nhau. Chúng tôi không hề có một điểm nghỉ ngơi nào miễn phí. Vậy nên tôi không thích Trải nghiệm Oz một chút nào.
3. Di chuyển bằng xe buýt công cộngĐây là lựa chọn yêu thích của tôi khi chọn một loại phương tiện di chuyển ở Úc. Ở bờ đông, đây sẽ là lựa chọn rẻ nhất của bạn. Ở bờ tây, xe buýt đắt một cách đáng ngạc nhiên. Không có nhiều người sử dụng phương tiện này ở đây và sự cạnh tranh giữa các công ty xe buýt khá giới hạn. Thường thì sử dụng máy bay sẽ dễ hơn và rẻ hơn ở phía tây úc.
Tuy nhiên, ở bờ tây việc du lịch Úc giá rẻ vẫn đơn giản nếu bạn đặt trước vé xe buýt. Công ty lớn nhất ở đây là Greyhound. Sau đó là công ty Premier (có ít điểm dừng hơn). Cả 3 công ty thường giảm 1 đô tiền vé, vé xe buýt thường có giá khoảng 35 đô (chuyến xe đêm sẽ vào khoảng 60-70 đô). Từ Melbourne đến Cairns, một thẻ xe buýt Greyhound sẽ tốn khoảng 549 đô Úc.
Nếu bạn không thuê xe ô tô hãy đi xe buýt. Đây là cách tốt nhất để di chuyển ở Usc.
4. Di chuyển bằng tàuHệ thống tàu ở Úc rất tuyệt vời để ngắm nhìn đất nước này nhưng nó không phải là một lựa chọn tốt khi bạn muốn du lịch Úc tiết kiệm. Với tàu điện chạy trong thành phố, xe lửa đường dài và xuyên lục địa, Úc có nhiều tuyến đường tàu. Tuy nhiên tàu không được sử dụng phở biến. Các tuyến tàu chủ yếu ở bờ đông và chỉ có hai tuyến chính khác trong cả nước.
Xe lửa ở Úc rất đắt kể cả với vé dành cho du lịch bụi (vé một chiều từ Sydney đến Perth là 692 đô Úc). Vậy nên khi du lịch Úc giá rẻ bạn không nên đi xe lửa trừ khi bạn muốn đi trên một con đường đẹp như Ghan với người yêu của bạn.
Có rất ít cách để mua vé xe lửa giá rẻ nên tránh lựa chọn phương tiện di chuyển này. Nếu bạn muốn đi tàu để ngắm cảnh thì hãy rằng vé tàu được đặt trước hàng tháng trời nên hãy nhớ đặt vé sớm.
5. Đi xe chungNếu bạn thức sự muốn du lịch Úc tiết kiệm hãy tìm vài người bạn đi cùng và thuê xe ô tô hoặc xe van để đi vòng quanh đất nước. Bạn sẽ cùng chia phí thuê với những người khác nên nó sẽ rẻ hơn rất rất nhiều so với những phương tiện khác. Bạn có thể xem trên bảng tin của các nhà nghỉ tập thể để xem tin tìm người đi cùng trong chuyến đi của họ. Bạn sẽ luôn tìm thấy một ai đó đi cùng và đây là một cách tuyệt vời để kết bạn mới.
Rất dễ dàng để tìm chuyến đi cùng người khác ở Úc.Bất kì nhà nghỉ nào cũng có một bảng tin nơi du khách đưa những chuyến đi của mình lên và những trang web như Gumtree có mục chia sẻ chuyến đi nơi mọi người tìm kiếm xe hoặc những người tìm người đi cùng chuyến để du lịch Úc giá rẻ.
6. Di chuyển bằng phương tiện công cộngTất cả các thành phố ở Úc đều có hệ thống phương tiện công cộng với giá vé hợp lý. Ở những thành phố lớn như Sydney, Melbourne, Brisbane, Adelaide bạn còn có thể tìm thấy tàu điện ngầm và tàu điện. Theo kinh nghiệm du lịch Úc của tôi thì đây là cách rẻ nhất để đi lại trong thành phố. Giá vé vào khoảng 3-4 đô Úc. Đừng đi taxi bởi nó rất đắt.
Nếu bạn đang có ý định du lịch Úc, hãy nhớ tính toán chi phí đi lại cẩn thận. Ngoài khu vực phía đông sầm uất giữa Melbourne và Brisbane thì phí di chuyển rất đắt. Bạn sẽ phải chi tiêu nhiều hơn bạn nghĩ. Nếu bạn muốn du lịch Úc giá rẻ, đi xe chung hoặc mua thẻ xe Greyhound.
Chia sẻ với mọi người nếu bạn thấy nội dung hữu ích – Du lịch giá rẻ Onetour
Hướng Dẫn Viên Trốn Vé Ở Hội An
Ngày 13.1, anh Trần Trọng Nguyên đưa 30 du khách người Đức vào tham quan phố cổ Hội An (Quảng Nam), nhưng anh bảo rất sợ có ai đó ở phố cổ lên tiếng nhắc “nhớ mua vé cho khách!”.
Có thâm niên 22 năm theo nghề HDV du lịch quốc tế, anh Nguyên (55 tuổi) không xa lạ gì phố cổ Hội An, bởi mỗi tháng anh dẫn khách ra vào nơi này ít nhất 7 lần.
Nhưng lần này thì khác, đoàn khách theo tour Huế – Hội An 4 ngày đêm (sau đó ra Đà Nẵng để bay sang Siêm Riệp – Campuchia) đến Hội An ngay sau vụ lộn xộn xung quanh một HDV tên Lê Trung Q. trốn vé rồi cãi vã với lực lượng kiểm soát khiến chính quyền địa phương phải lên tiếng.
Hình ảnh đó khiến anh Nguyên, người từng làm việc tại một công ty du lịch ở quận Hải Châu (Đà Nẵng) trước khi chuyển sang HDV tự do, cảm thấy xấu hổ.
Soát vé tại một điểm tham quan trong khu phố cổ – Ảnh: Hứa Xuyên Huỳnh
“Trước đây, nhiều người đã nói này nói nọ về HDV, giờ thêm sự việc này nữa thấy buồn buồn. Nó làm dở đi hình ảnh của những người được cho là làm nghề ngoại giao”, anh Nguyên nói.
Đoàn Quốc Dũng, một HDV tự do có 15 năm trong nghề hiện trú tại số 121/45 Nguyễn Chí Thanh, phường Hải Châu 1 (quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) cũng có chung tâm trạng: “Người dân bây giờ có nhiều phương tiện giám sát. Họ ghi lại và đưa lên mạng như thế, thấy xấu hổ lắm”.
Anh Đoàn Quốc Dũng cũng thường xuyên kết nối các đoàn khách quốc tế đến với Hội An, có tháng đưa khách vào tham quan 8 lần. Anh bảo phải công bằng với du khách, những người đã bỏ tiền mua tour.
“HDV chui là phải xử. Du khách đã mua tour bao gồm các điểm tham quan nhưng đằng này lại trốn vé, dắt đi lòng vòng. Chưa nói ai đúng ai sai sau clip vừa tung lên mạng, nhưng Hội An luôn đông người, và du khách chắc chắn đã thấy cảnh không đẹp với vụ vừa xảy ra”, anh nói.
Đây cũng là lý do mà anh Trần Trọng Nguyên nhiều lần so sánh nghề HDV với người “làm nghề ngoại giao”: “Tôi có coi trên mạng, thấy cách xử sự kiểu văng tục, bỏ chạy… hơi phản cảm. Có thể lỗi đến từ 2 phía, nhưng HDV là người làm nghề ngoại giao mà! Du khách nước ngoài sẽ hỏi: Tại sao vào đây tham quan rồi lại… đánh nhau?”.
Hình ảnh trong vụ rượt đuổi hướng dẫn viên – Ảnh chụp từ màn hình.
Đã có sự đồng cảm giữa các HDV thâm niên và độc giả của Thanh Niên khi chia sẻ về khía cạnh này. Và dưới góc nhìn của những HDV nghiêm túc, chuyện mua vé tham quan là lẽ đương nhiên. “Anh không làm việc đó thì có lỗi với khách và có lỗi với cả địa phương nơi anh đến”, HDV Trần Trọng Nguyên phân tích thêm.
Một HDV có gần 10 năm theo nghề đang sống ở Hội An và từng làm việc cho các công ty lữ hành như Xuyên Á (Đà Nẵng), Exotissimo (TP.Hồ Chí Minh), Asia Discovery of Australia… cũng quả quyết: “Công ty lữ hành đã trả tiền vé cho du khách rồi, những HDV có tâm sẽ không bao giờ “ăn” khoản tiền đó. Và bởi mua vé là góp một phần cho di sản”.
Bản thông báo số 09/TB-UBND mà UBND TP.Hội An công bố hôm 12.1 cũng nói rõ: Từ nguồn thu vé tham quan, di sản văn hóa thế giới Hội An mới có cơ hội trùng tu, tôn tạo.
Tuy nhiên, dường như lúc này chính quyền thành phố Hội An muốn xem vụ “rượt đuổi HDV trốn vé” chỉ là trường hợp cá biệt, và họ thông báo sẽ từ chối hợp tác với những trường hợp tương tự.
Những góc phố bình yên ở Hội An – Ảnh: Hứa Xuyên Huỳnh
“Chúng tôi rất trân trọng tấm lòng của các công ty lữ hành trong và ngoài nước khi đến với Hội An. Những việc linh tinh như thế xảy ra ngoài ý muốn của thành phố”, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND TP.Hội An nói với Thanh Niên.
Điều khá ngẫu nhiên, Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam đang lấy ý kiến tham khảo về gói kích cầu mang tên “Hello Hoi An”, “A Cosy Hoi An” dành cho các công ty lữ hành nước ngoài trong năm 2023.
“Lời chào” từ Hội An sẽ thực sự thân thiện, ấm cúng, thoải mái dễ chịu nếu cảnh trốn vé – rượt đuổi – xử lý không xảy ra ngay từ đầu tháng 1, và càng không nên để nó tái diễn.
Đổi Đời Nhờ Sang Úc Theo Diện Du Lịch 3 Tháng Rồi Ở Lại Làm Việc
“Sống nhờ con tôm con cá, bao đời nay làng không thoát khỏi cảnh chạy cơm từng bữa. Năm 2008, phong trào đi du lịch ở Úc nở rộ lên và nhiều hộ gia đình trở thành tỷ phú”.
Mỗi đợt đi chỉ được 3 tháng sang “ăn chơi” nhưng khi về bỏ túi ít nhất 5000 đôla Úc” Ông Nguyễn Liên, Chủ tịch xã Hải Dương (Hương Trà – Thừa Thiên Huế) khoe.
Lưu ý: Bài viết không mang tính chất hướng xúi giục mọi người sang Úc làm việc theo diện du lịch. Thời điểm viết bài khác với thời điểm hiện tại cũng như tỷ giá đồng đô la Úc. Hiện tại, bố di trú Úc đã làm căng vấn đề về visa du lịch cũng như đi làm. Đối với những visa sang Úc theo diện du lịch. Bạn không được phép làm việc!
Ngôi làng “tỷ phú” Hương Giang, ở thôn Thái Dương Hạ Nam, xã Hải Dương. Có tới 60% số gia đình ở đây có người định cư nước ngoài. Những người đầu tiên rời làng đi bằng cách vượt biên, chủ yếu là qua Úc, Mỹ, Canada… và nay những người bảo lãnh cho anh em qua Úc làm ăn theo dạng đi du lịch có thời hạn 3 tháng. Cơ hội đổi đời cũng đến từ những chuyến du lịch.
“Ốc đảo” bên phá Tam Giang
Nằm bên cửa biển Thuận An chơi vơi như một hòn đảo trên phá Tam Giang, làng Hương Giang không có sự ưu ái của ông trời. Mỗi trận bão lũ đi qua nhà cửa tan hoang, làng mạc tiêu điều. Trận lũ năm 1999 làng bị cát vùi lấp hơn 1m.
Cuộc sống hàng ngày, họ nhờ vào việc đánh bắt và nuôi trồng con cá, tôm trên phá Tam Giang… nhưng không thoát khỏi cảnh nghèo đói. Càng ngày nguồn lợi hải sản ở phá Tam Giang suy giảm, việc đánh bắt rất khó khăn. Bên cạnh đó, việc nuôi trồng thủy sản do không có vốn để đầu tư đành bất lực.
Từ con đường bộ độc nhất vào xã Hải Dương, gặp những người già, hỏi về làng Hương Giang trăm người như một ai cũng phán một câu: “Làng đó, ngày trước nghèo lắm, đất thì bị nhiễm mặn không trồng lúa được. Có thời họ lấy gốc cây dứa, xương rồng ăn thay cơm, rứa mà giờ vào đầu làng nhà cao tầng bắt đầu đã đua nhau mọc lên, nhà nào cũng có vài ba lồng cá, con cái học hành đến nơi đến chốn…”.
Hơn 60 hộ dân làng Hương Giang có người thân ở Úc, Mỹ, Canada… đã làm nên chuyện. Bao quanh làng bốn bề là biển nước mênh mông của phá Tam Giang, nhưng hộ dân nào cũng sở hữu ít nhất hai lồng cá. Cái vốn xuất ngoại mang về, họ đã có của ăn của để. Hàng ngày không phải ngâm mình giữa phá Tam Giang kiếm con cá, con tôm đem về bán lấy gạo.
Giờ đây, họ chăm sóc những lồng cá Chẻm, cá Hồng… cuối vụ ngồi đếm tiền. Vì làng nằm bên cửa Thuận An có nguồn nước chảy thường xuyên nên việc nuôi cá rất thuận lợi.
Những chuyến “du lịch đổi đời”
Sau giải phóng, nhiều người làng Hương Giang vượt biên, nay định cư ở nước ngoài. Vào năm 2008, theo diện bảo lãnh của người thân ở nước Úc, nhiều người rời làng đi chơi với thời hạn 3 tháng. Gọi là đi du lịch cho oai, nhưng thực chất sang đó, họ được người thân tạo công ăn việc làm ở các nông trại.
Anh Nguyễn Phước, hiện có hai anh em đang định cư ở Úc và vợ chồng anh chị đã hai lần đi du lịch, cũng là người dẫn đầu phong trào đi du lịch ở Úc của làng tâm sự: “Tôi có anh trai, em gái định cư ở bang Perth và bảo lãnh cho hai vợ chồng tôi qua 3 tháng theo diện thăm người thân.
Để được sang Úc, người thân ở Úc và những đi du lịch phải làm đầy đủ thủ tục theo quy định của nước Úc và Việt Nam. Khi nào thân nhân ở Úc bảo lãnh xong và gọi điện về thì lên đường. Một chuyến đi bỏ chừng 2.000 đôla Úc tiền máy bay, một số tiền đặt cọc, đóng bảo hiểm…
Chủ nông trại ở Úc là của người gốc Việt, sang đó, công việc, cách làm, đi lại do thân nhân lo hết. Đi làm ở Úc, ăn uống người làm phải tự túc, làm nhiều thì hưởng nhiều tiền không ép buộc về giờ giấc. Mỗi ngày bắt đầu công việc từ 6 giờ sáng cho đến 11 giờ và mang cơm ra ăn, nghỉ đến 1 giờ chiều làm tiếp đến 5 giờ, sau đó, lên xe ô tô cùng thân nhân của mình về nhà.
Video về việc hái dâu tây trên farm ở ÚcKhi sang Úc, muốn đi chơi hay đi đâu cũng được, nếu cảnh sát có kiểm tra thì xuất trình giấy tờ ra là không bị gì cả. “Ở làng này, khi nào thân nhân bên Úc gọi điện qua là mình đi liền, dù cả năm nuôi cá chờ thu hoạch những cũng để đó nhờ anh em chăm sóc và bán cho. Mỗi đợt đi số tiền gấp mấy lần nuôi cá, công việc không nặng nhọc, nhưng thu nhập cao…”, anh Phan Huê kể.
Nguồn: – https://www.tinmoi.vn/thanh-ty-phu-nho-di-du-lich-01103511.html
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Úc Trốn Ở Lại trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!