Bạn đang xem bài viết Du Lịch Việt Nam Có Logo Mới được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Slogan “Sự khác biệt Á Đông” (tiếng Anh: A Different Orient) cùng biểu tượng ngôi sao với 5 sắc màu đã chính thức được chọn là tiêu đề- biểu tượng mới của ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
Tác phẩm này đã được trao giải nhất tại cuộc thi sáng tác tiêu đề- biểu tượng (logo- slogan) cho chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam giai đoạn 2011–2015, do Tổng cục Du lịch tổ chức. Sau 4 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được 413 tác phẩm của 223 tác giả. Trong số này ban tổ chức đã chọn ra 10 tác phẩm lọt vào chung kết và từ đó lựa ra 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 7 giải khuyến khích. Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, logo và slogan này đã thể hiện rõ nét nhất chiến lược phát triển, sức hấp dẫn, lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch nước ta, góp phần thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2010, cả nước đã đón được trên 5 triệu lượt du khách quốc tế. So với kế hoạch đề ra hồi đầu năm là đón 4,2- 4,5 triệu lượt, lượng khách quốc tế đã vượt tới 19%. Đối với khách du lịch nội địa, toàn ngành cũng đã hoàn thành kế hoạch phục vụ khoảng 28 triệu lượt khách. Doanh thu từ du lịch ước đạt khoảng 96 nghìn tỷ đồng (vượt 20% so với kế hoạch năm). Bước sang năm mới, mục tiêu cơ bản được ngành đề ra là đón khoảng 5,3 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ từ 30-31 triệu lượt khách du lịch nội địa, doanh thu từ du lịch đạt 110 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,5% trong GDP.
Theo VnEconomy
Logo Mới Ngành Du Lịch Việt Nam Lại Bị Chê
Logo mới ngành du lịch Việt Nam lại bị chê
Logo và slogan của ngành du lịch Việt Nam (DLVN) đã được thay đổi tới 4 -5 lần, thế nhưng “lời mời chào” lần này là “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” cùng logo hoa sen 5 cánh 5 màu khác nhau lại bị chê là khó hiểu, màu sắc phức tạp và không có gì đặc trưng….
Liên tục thay đổi …
Giai đoạn từ năm 2001 – 2004, ngành du lịch (DL) nước ta lần đầu tiên thiết kế logo và slogan để quảng bá DLVN với khách DL trong nước và quốc tế. Với slogan “Việt Nam – Điểm đến của thiên niên kỷ mới” cùng hình ảnh cô gái Việt đội nón lá cười rạng rỡ khơi gợi sự tò mò của du khách và tô đậm hình ảnh DLVN với các du khách quốc tế. Song, slogan vẫn hơi dài khó nhớ, thiết kế logo lại kém nó chưa thể hiện được nét đặc thù của DLVN, cộng với chiến dịch quảng bá chưa chuyên nghiệp nên ngành DL thấy cần phải thay đổi bằng một chiến dịch quảng bá khác, đó là sự ra đời của logo và slogan du lịch giai đoạn 2004-2005.
Giai đoạn đó, DLVN đã chọn slogan được cho là thực sự tồi tệ “Hãy đến với Việt Nam” (Welcome to Vietnam) cùng hình ảnh cô gái mặc áo dài cách điệu thể hiện đặc trưng là tà áo dài VN nhưng lại thiếu tính sáng tạo. Quá nhiều sự phản đối bởi các ý kiến cho rằng “Welcome to Vietnam” chỉ là câu nói hết sức bình thường không chút sáng tạo, không gợi lên sự tò mò hay bất cứ điều gì. Do đó, nó chỉ tồn tại đến năm 2005.
Logo và slogan mới của ngành du lịch bị các hãng lữ hành “chê” khó hiểu, quá chung chung và không có gì đặc trưng.
Sau đó, giai đoạn 2006 – 2011, ngành DL lại thay thế bằng logo búp sen uốn lượn hình chữ S với slogan “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn” (Vietnam – The hidden charm). Thế nhưng, tiếp tục nhận được phản đối của một số chuyên gia khi đưa ra so sánh cùng các logo và slogan của các nước khác trong khu vực nên năm 2011, lại tiếp tục thay đổi.
Lần này, ưu tiên cho du lịch biển đảo và slogan “Việt Nam – Sự khác biệt Á Đông” đã được chọn nhưng cũng chỉ được sử dụng trong một thời gian rất ngắn. Cuối cùng, ngày 27.12.2011, logo mang cách điệu hoa sen 5 cánh với 5 màu sắc tượng trưng cho các loại hình du lịch Việt Nam, đại khái như biển đảo thì màu xanh nước biển, xanh lá thì du lịch sinh thái… cùng khẩu hiệu “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” đã được công bố. Mặc dù sẽ được sử dụng từ năm 2012 – 2015, nhưng biểu tượng mới nhất của ngành DLVN lại gặp phải sự không đồng thuận của nhiều du khách cũng như các hãng lữ hành.
Nhưng vẫn thiếu sáng tạo
Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng giám đốc Hanoi Redtours cho rằng: Slogan và logo là những dấu hiệu để nhận diện, làm sao cho người đọc, người xem khi nhìn vào đó có thể hiểu được ngay ý nghĩa, thông điệp truyền tải chứ không cần giải thích kèm theo. Ở đây, xét về màu sắc và thiết kế của logo mới thì quá phức tạp, không toát ra được cái khác biệt cũng như đặc trưng của DLVN so với logo cũ. Còn slogan lại quá chung chung và chưa có sức thuyết phục khách nước ngoài vào VN vì “bất tận” nghĩa là không có gì đặc trưng.
Muốn “hút” khách quốc tế, ngành du lịch cần có sự phát triển đồng bộ chứ không thể chỉ dựa vào logo đẹp và slogan hấp dẫn…
Còn ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Cty lữ hành Hanoitourist cũng cho rằng biểu tượng mới chưa phác họa được DLVN. Từ “Vẻ đẹp bất tận” đã được nâng tầm so với “Vẻ đẹp tiềm ẩn” trước đây, song vẫn lặp lại chữ “Vẻ đẹp” mà không sáng tạo khác hơn, nội dung rất chung chung, khó hiểu. “Các ấn phẩm của chúng tôi có sử dụng logo này cũng sẽ phải đăng lời chú thích để tôn lên ý nghĩa”, ông Kế cho hay.
Vẫn biết rằng, logo và slogan khá quan trọng với ngành DL, thế nhưng, nó cũng không phải là tất cả để có thể níu chân du khách. Một điều không thể phủ nhận là danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, phong tục lễ hội của nước ta rất phong phú, song du khách nước ngoài quay trở lại lần thứ hai còn ít là bởi DL mới phát triển manh mún, tạm bợ. Khách quốc tế “khóc thét” khi bị chèo kéo, bị hét giá khi đến nhiều điểm du lịch mà lâu nay chúng ta mới chỉ hạn chế mà chưa thể dẹp bỏ thì sao khách có thể cảm nhận “vẻ đẹp bất tận”?!
Thiết nghĩ, ngành DL nước ta muốn “hút” khách, cạnh tranh với các nước bạn thì cần phải có sự đồng bộ của cả hệ thống chứ không thể chỉ dựa vào một logo đẹp, một slogan hấp dẫn…
Lê Thảo
Ý Nghĩa Logo – Slogan Du Lịch Việt Nam
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực trạng phát triển của du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch và chuyên gia quốc tế đã xác định những sản phẩm, những giá trị cốt lõi, những cảm nhận, kinh nghiệm mà du lịch Việt Nam mang lại cho du khách. Đó là những trải nghiệm mới, những cảm xúc mới về sự đa dạng, năng động, đậm chất văn hoá và lịch sử, con người thân thiện, thiên nhiên, cảnh quan phong phú tươi đẹp, có thế mạnh về các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng biển.
Thương hiệu Du lịch Việt Nam cần góp phần chuyển đổi nhận thức về Du lịch Việt Nam từ vẻ đẹp tiềm ẩn đến sự cởi mở, sinh động và tự tin; từ các chuyến đi ngắn ngày thành các chuyến đi dài ngày hơn, lặp lại thường xuyên hơn, tập trung vào du lịch biển đảo; từ sự tò mò đến khám phá, vui chơi và giải trí; từ ấn tượng về một nước đang phát triển thành đất nước có cơ sở hạ tầng tốt, có các sản phẩm và dịch vụ tốt đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch quốc tế, có hệ thống giao thông thuận tiện, dễ tiếp cận.
Thông điệp mà thương hiệu du lịch Việt Nam muốn chuyển tải đến khách du lịch đó là một nơi của những trải nghiệm mới, phong cảnh đa dạng, những gương mặt lạc quan và nụ cười đôn hậu. Một nơi mà các ý tưởng quốc tế giao thoa với vẻ đẹp địa phương, thiết kế hiện đại giao thoa với nét đẹp tự nhiên. Một nơi mà cùng một lúc có thể nhận được những trải nghiệm khác nhau, thưởng thức sự khác biệt, sự mới mẻ và những điều bất ngờ.
Về tiêu đề: Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích trên, chuyên gia chiến lược đã đề xuất sử dụng cụm từ “Việt Nam – Timeless Charm”, “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận”. Giai đoạn 2005 -2011 Du lịch Việt Nam đã sử dụng tiêu đề “Việt Nam – The hidden Charm” “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”. Chính vì vậy, từ “Charm” – “Vẻ đẹp” đã gắn bó với Du lịch Việt Nam một thời gian tương đối dài và đã bước đầu để lại được ấn tượng đối với công chúng và khách du lịch. Sử dụng từ “Charm” – “Vẻ đẹp” là có tính kế thừa những kết quả đã đạt được trong việc xây dựng thương hiệu trước đây.
“Timeless” – “bất tận” vừa có ý nghĩa về thời gian vừa có ý nghĩa về sự đa dạng. “Timeless” – “trường tồn”: Việt Nam có vẻ đẹp vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian, trước đây, hiện nay và mãi mãi về sau vẫn đẹp. Timeless – bất tận: Việt Nam có nhiều loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch và khách du lịch cần nhiều thời gian để khám phá vẻ đẹp của Việt Nam.
Tiêu đề “Timeless Charm – Vẻ đẹp bất tận” vừa có tính kế thừa vừa gợi ra một chân trời rộng mở về không gian, thời gian, sự đa dạng của các sản phẩm du lịch.
Về biểu tượng:
Ý nghĩa của biểu tượng: Hoa sen (dự kiến sẽ là quốc hoa của Việt Nam) được lựa chọn là hình tượng chính cho logo bởi nó tượng trưng cho những ý nghĩa cao quý, vẻ đẹp của con người Việt, tâm hồn Việt và Non nước Việt. Bông sen được cách điệu với 5 cánh 5 sắc màu tượng trưng cho Du lịch Việt Nam đầy sức quyến rũ và đang toả hương sắc. Số 5 theo triết lý phương Đông là một con số đẹp thể hiện sự sinh sôi, sức sống mãnh liệt. Bông sen được tạo hình sống động và duyên dáng. Màu sắc của cánh hoa gợi mở sự liên tưởng về các sản phẩm du lịch, những trải nghiệm phong phú, những cung bậc cảm xúc tốt đẹp của du khách khi đến với Việt Nam. Màu xanh nước biển là màu chủ đạo biểu thị cho du lịch biển đảo, một trong những sản phẩm du lịch chính của Việt Nam. Màu xanh lá cây tượng trưng cho du lịch sinh thái, thiên nhiên; màu vàng cam tượng trưng cho du lịch văn hoá, lịch sử; màu tím tượng trưng cho du lịch khám phá, mạo hiểm; màu hồng tượng trưng cho sự năng động, lòng hiếu khách của con người Việt Nam.
Hoa sen là hình ảnh tiếp nối của biểu tượng trước đây – khi đó mới là nụ sen với vẻ đẹp còn đang “tiềm ẩn”, hình ảnh bông sen với những cánh hoa hé nở khẳng định giai đoạn phát triển mới của Du lịch Việt Nam là giai đoạn đang toả hương sắc.
Như vậy, tiêu đề – biểu tượng mới “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” với những cánh hoa sen đang hé nở đã thể hiện được tính kế thừa và phát triển từ tiêu đề – biểu tượng “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”.
EuroCham gửi thư chúc mừng Tiêu đề và Biểu tượng mới của Du lịch Việt Nam cho giai đoạn 2012 – 2015
Kính gửi: Ngài Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam 51 – 53, Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Kính gửi: Ngài Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
Nhóm tiểu ban ngành nghề Du lịch và Khách sạn của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) xin gửi đến Ngài lời chào trân trọng. Chúng tôi xin nhân cơ hội này được gửi đến Ngài lời chúc mừng nồng nhiệt về việc công bố tiêu đề và biểu tượng mới cho ngành du lịch Việt Nam.
Thay mặt cho Nhóm tiểu ban ngành nghề Du lịch và Khách sạn của EuroCham, chúng tôi xin được gửi đến Ngài lời chào trân trọng và lời chúc mừng năm mới. Chúc Ngài sức khỏe và thành công.
Trân trọng, Ts. Matthias Duehn Giám đốc điều hành EuCham
Ông Ken Atkinson
Chủ tịch nhóm tiểu ban ngành nghề DL&KS
Ông Kai Marcus Schroter
Phó CT Nhóm tiểu ban ngành nghề DL&KS
Ý kiến:
PGS.TS Trương Quốc Bình – Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia:
Mẫu này thể hiện sự sáng tạo của tác giả trên cơ sở kế thừa được một số yếu tố của logo trước đó. Về bố cục: sự lan tỏa của các cánh sen, kết hợp với chữ “Vietnam” tạo nên sự hài hòa. Đây là một tác phẩm đồ họa. Yêu cầu logo thường là chi tiết cô đúc. Phần chữ cũng là một yếu tố của tạo hình. Logo để quảng bá cho đất nước Việt Nam, du lịch Việt Nam nên chữ “Vietnam” là nên có. Nhìn là biết của Việt Nam. Tác giả đã chọn hoa sen, loài hoa dường như được lựa chọn là quốc hoa.
Về màu sắc: Một bông sen đang nở, nhiều màu sắc, sinh động, mỗi một màu tượng trưng cho một sản phẩm du lịch tuy rằng cách diễn giải về màu sắc, không phải ai cũng nghĩ được như thế. Song tựu trung lại, sử dụng hoa sen có tính chất biểu tượng quốc gia như thế này là đạt.
Khi logo và slogan mới ra đời, có những người chấp nhận, cảm thụ được ngay, có người phải qua một thời gian mới cảm thụ được. Do đó, ngành Du lịch phải quảng bá, giới thiệu, sử dụng logo và slogan như một yếu tố không thể thiếu của ngành mình: từ danh thiếp, biển hiệu, băng rôn. Yêu cầu các văn phòng lữ hành, khách sạn sử dụng logo và slogan trong giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, từng bước logo và slogan sẽ đại chúng hóa.
Mr.Andy Isbister – Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Australia tại Việt Nam:
Tôi không có ý kiến gì về bố cục Logo nhưng về Slogan tôi đồng ý với sự phân tích về ý nghĩa “Timeless charm”. “Timeless” có nghĩa là bất tận, trường tồn nên đã khái quát: Việt Nam có vẻ đẹp vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian, cả trước đây, hiện nay, và mãi mãi về sau vẫn đẹp. Tiêu đề “Timeless charm – Vẻ đẹp bất tận” vừa có tính kế thừa, vừa gợi ra một chân trời rộng mở về không gian, thời gian.
Tuy nhiên nếu dưới góc độ của một người khách du lịch khi nghe Slogan này tôi không thấy nó có ý nghĩa nhiều về sự đa dạng của sản phẩm du lịch. Không phải là sản phẩm du lịch Việt Nam không đa dạng mà slogan này không có gợi ý gì đến sự đa dạng.
Nói chung, tôi nghĩ Slogan này hay. Trong tiếng Anh, từ “charm” không hẳn chỉ có nghĩa là đẹp mà còn có thêm nghĩa “dễ thương”. Như vậy trong hoàn cảnh này các bạn đã thể hiện được một Việt Nam vừa đẹp vừa dễ thương.
PGS – Họa sĩ Lê Anh Vân- Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam:
Trước hết tôi thấy rằng Logo và Slogan của ngành Du lịch tạo ấn tượng, có tinh thần cởi mở, bởi bông hoa sen nở, Logo sử dụng nhiều màu sắc, trong đó có màu xanh của biển nói lên tiềm năng và thế mạnh của du lịch biển, đảo Việt Nam. Tác giả chọn hoa sen là thích hợp, đây là biểu tượng của Quốc hoa. Đồng thời thể hiện bông sen như bàn tay 5 ngón mời gọi, 5 cánh sen 5 màu sắc khác nhau biểu hiện 5 vẻ đẹp khác nhau, con số 5 ứng với quan niệm của người Á đông theo 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ theo chu trình. Bố cục của Logo và Slogan chặt chẽ, dùng yếu tố màu bắt mắt, đã có tính kế thừa và được hoàn thiện hơn. Ở đây tác giả sử dụng kiểu chữ có chân, một kiểu chữ đẹp, trang trọng, chữ V được tạo dáng dưới bông sen nở hơi giống như lá phần nào đã tạo nên sự hạn chế, tôi vẫn thích vẻ đẹp tiềm ẩn để có thể khám phá.
Khi đã có Logo và Slogan mới, chúng ta cần đẩy mạnh quảng bá Logo và Slogan mới, quảng bá nét đẹp, sức hấp dẫn của các điểm đến đối với khách, một cách thực sự, bài bản và liên tục. Trong quá trình triển khai các hoạt động du lịch có thể từng bước rút kinh nghiệm để Logo và Slogan ngày càng đẹp, hoàn thiện góp phần đưa Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển.
(Theo baodulich.net.vn)
[Logo Và Slogan Du Lịch Việt Nam Qua Các Thời Kì]
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự phát triển của du lịch Việt Nam qua các giai đoạn luôn gắn liền với logo và slogan khác nhau. Chúng được coi là lời mời gọi ngắn gọn nhất, súc tích nhất và rất hiệu quả thông qua hình ảnh, chữ viết để giới thiểu về lợi thế du lịch quốc gia qua đó thu hút du khách quốc tế. Từ năm 2001 đến 2015 logo và slogan du lịch Việt Nam đã được thay đổi tổng cộng 4 lần, mỗi logo và slogan đó đều có những điểm khác biệt riêng.
Năm 2001, Việt Nam lần đầu tiên đã có logo và slogan để quảng bá cho du lịch Việt trong và ngoài nước trong chương trình hành động quốc gia về du lịch. Lần thiết kế logo và slogan lần đầu tiên này, Việt Nam lấy slogan ” Việt Nam – Điểm đến của thiên niên kỷ mới ” (“V ietnam – A destination for the new millennium”) với hình ảnh cô gái Việt đội nón lá cười rạng rỡ. Hình ảnh cô gái sau đó đã được hiện diện ở nhiều nơi từ Nam ra Bắc và thậm chí ra ngoài quốc tế. Chính logo và slogan này lần đầu tiên đã giới thiệu về du lịch Việt Nam với du khách quốc tế, tô đậm hình ảnh du lịch Việt Nam với các du khách quốc tế. Câu slogan “Việt Nam – Điểm đến của thiên niên kỷ” thực sự đã thành công khi khơi gợi sự tò mò và thu hút du khách đến Việt Nam. Thiết kế logo và slogan này được du lịch Việt Nam sử dụng đến năm 2004 và ngành du lịch thấy cần phải thay đổi bằng một chiến dịch quảng bá khác và đó là sự ra đời của logo du lịch giai đoạn 2004-2005.
Giai đoạn này du lịch V iệt N am đã chọn m ột slogan khác ” Hãy đến với Việt Nam ” (“Welcome to Vietnam”). Logo và slogan này ngay lập tức bị sự phản đối của các chuyên gia và độc giả, “Welcome to Vietnam” đây là câu nói hết sức bình thường không chút sáng tạo, không gợi lên sự tò mò hay bất cứ gì, có thể nói câu slogan là một thất bại. Cùng với câu slogan, logo lần này là cô gái áo dài cách điệu thể hiện được đặc trưng của dân tộc Việt Nam là tà áo dài tuy nhiên nó chưa thể hiện được sự sáng tạo trong đó. Logo và slogan này nhanh chóng bị phản đối quyết liệt từ các chuyên gia và phía công chúng và chỉ tồn tại đến năm 2005.
Đến năm 2006, ngành du lịch đã mở hẳn một cuộc thi về thiết kế logo và slogan cho du lịch Việt Nam, phần thắng thuộc về logo búp sen uốn lượn hình chữ S với slogan ” Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn ” (“Vietnam – The hidden charm”). Đúng là đầu tư có khác. Lần đầu tiên ngành du lịch Việt Nam có được một logo và slogan đẹp và ấn tượng cùng với đó là những kế hoạch truyền thông, marketing chuyên nghiệp. Tuy nhiên logo và slogan này vẫn không tránh khỏi sự phản đối của vài chuyên gia. Cuối cùng, logo và slogan này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong 5 năm giai đoạn 2006 – 2011.
Tiếp bước sự thành công cuộc thi lần trước, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục mở cuộc thi thiết kế logo và slogan. Logo du lịch Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 với hoa sen làm hình tượng chính và câu slogan ” Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận”. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó vụ trưởng Vụ thị trường thì logo du lịch việt nam giai đoạn 2012 – 2015 lựa chọn hoa sen là hình tượng chính cho logo bởi nó tượng trưng cho ý nghĩa cao đẹp, vẻ đẹp của con người Việt Nam. Màu xanh nước biển là màu chủ đạo biểu thị cho du lịch biển đảo, một sản phẩm du lịch chính của Việt Nam. Màu xanh lá cây tượng trưng cho du lịch sinh thái, thiên nhiên. Màu vàng tượng trưng cho du lịch văn hóa, lịch sử. Màu tím tượng trưng du lịch khám phá. Màu hồng tượng trưng cho lòng hiếu khách của con người Việt Nam. Hoa sen là hình ảnh nối tiếp logo giai đoạn 2006-2011 trước đây, khi còn là nụ sen thì mang vẻ đẹp tiềm ẩn, nhưng hình ảnh những cánh hoa hé nở khẳng định giai đoạn phát triển mới của du lịch Việt Nam.
Vậy hãy cùng chờ xem sự thay đổi trong hình ảnh logo và slogan mới vào năm nay.
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Việt Nam Có Logo Mới trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!