Bạn đang xem bài viết Du Lịch Việt Nam Đứng Thứ 4 Trong Asean Về Lượng Khách Quốc Tế được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo số liệu báo cáo của các nước tại Diễn đàn Du lịch ASEAN ATF 2020, năm 2019, du lịch Việt Nam đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, vượt qua Indonesia (khoảng 16 triệu lượt), vươn lên vị trí thứ 4 khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan, Malaysia và Singapore.
Vịnh Hạ Long – điểm đến hấp dẫn của du lịch Việt Nam
Mức tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam (tăng 16,2%) cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực: Thái Lan (tăng 3,9%), Indonesia (tăng 7%), Singapore (tăng 1,9%), Malaysia (tăng 3,7%).
Theo Tổng cục Du lịch, đạt được kết quả trên là sự tổng hòa của nhiều điều kiện. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều loại hình phù hợp với nhiều đối tượng khách khác nhau như: du lịch biển đảo nghỉ dưỡng, sinh thái cộng đồng, mạo hiểm, đô thị, MICE (du lịch kết hợp hội nghị)…
Sự đa dạng hóa dịch vụ không những đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, mà còn thu hút được nhiều đối tượng tham gia cung ứng các loại sản phẩm, giải quyết được nhiều việc làm, tăng lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư, các địa phương và đất nước.
Hạ tầng cơ sở du lịch ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, đặc biệt là cơ sở lưu trú và khu vui chơi giải trí cao cấp với sự đầu tư của các tập đoàn lớn… Năm 2019, có 482 cơ sở lưu trú 4-5 sao với gần 90 ngàn buồng, tăng 12,6% về số cơ sở và 12,2% về số buồng so với năm 2018. Đặc biệt, tại một số địa phương trọng điểm về du lịch như: Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Hạ Long (Quảng Ninh)… có nhiều hệ thống nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với tổ hợp vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, qua đó góp phần kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách.
Công tác quảng bá xúc tiến du lịch cũng luôn được ngành chú trọng với các hoạt động giới thiệu du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng, tham gia các hội chợ quốc tế lớn, đón các đoàn famtrip, presstrip và các blogger nổi tiếng đến khám phá du lịch Việt Nam, đặc biệt ngành cũng đã chú ý hình thức quảng bá xúc tiến du lịch thông qua mạng xã hội như YouTube, Facebook…
Năm 2019 cũng là năm đánh dấu nhiều thành tựu của du lịch Việt Nam thể hiện qua hàng loạt giải thưởng thế giới và khu vực. Cụ thể, du lịch Việt Nam được vinh danh là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới 2019 do World Travel Awards trao tặng và Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019 do World Golf Awards trao tặng.
Cùng với đó là các giải thưởng tầm khu vực, bao gồm: Điểm đến hàng đầu châu Á 2 năm liền 2018-2019, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2019, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019. Ngoài ra, rất nhiều các giải thưởng quốc tế danh giá cũng đã được trao cho các hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, resort, các công trình, điểm du lịch của Việt Nam.
Kết nối đường hàng không cũng là điểm nổi bật trong phát triển du lịch năm vừa qua. Năm 2019, gần 80% khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không, cao hơn đáng kể so với mức bình quân của thế giới là 58% (số liệu năm 2018, theo UNWTO). Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu 2019 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), nhóm chỉ số về hạ tầng hàng không của Việt Nam tăng từ 61/141 năm 2017 lên 50/140 năm 2019, chủ yếu do sự gia tăng các hãng hàng không, số km vận chuyển khách và tần suất các chuyến bay.
Theo Chinhphu.vn
Nền Kinh Tế Việt Nam Đứng Thứ Mấy Trên Thế Giới?
Trong thập kỷ vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kinh ngạc.
Không tự nhiên mà Việt Nam trở thành câu chuyện kinh tế hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á.
Dĩ nhiên không phải vì nền kinh tế Việt Nam là lớn nhất hay tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực…
…mà điểm thu hút ở đây đó là công cuộc tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
Nhờ đó mà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về của cải, thương mại và đầu tư.
Vậy so với thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang đứng ở đâu?
Top 10 quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới
Nhắc đến quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất, hiển nhiên ai cũng biết là Mỹ.
Cho đến năm 2018, Mỹ vẫn giữ vững vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng các nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới.
Vị trí thứ hai là Trung Quốc, với giá trị nền kinh tế đạt 14 nghìn tỷ đô, tăng tận 2 nghìn tỷ so với năm trước đó.
Tiếp theo ngay sau đó là Nhật Bản với 5.1 nghìn tỷ đô, tăng nhẹ so với năm 2017.
Những vị trí tiếp theo trên bảng xếp hạng lần lượt thuộc về 3 nước châu Âu: Đức, Anh, Pháp
Ấn Độ bất ngờ vượt lên chiếm vị trí thứ 7 ngay sau Pháp. Ngay sau đó là Ý và Brasil.
Vị trí cuối trong top 10 thuộc về Canada.
Tuy cùng nằm trong top 10, nhưng tổng giá trị nền kinh tế của các nước thuộc top sau cộng lại vẫn chưa bằng Mỹ.
Có thể khẳng định vị trí dẫn đầu của Mỹ khó có thể lật đổ trong vài năm sắp tới.
Kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy trên bảng xếp hạng?
Năm 2018 giá trị nền kinh tế của Việt Nam đạt mức 240 tỷ đô.
Việc tăng 20 tỷ đô so với năm 2017 đã giúp Việt Nam lọt vào top 50 với vị trí 49 trong bảng xếp hạng.
Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển khá thuận lợi.
Xét về nợ công, theo báo cáo đánh giá cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, khi đó nợ công của Việt Nam là 64.8% GDP.
Mức này chỉ thấp hơn một chút so với ngưỡng cho phép của Quốc hội là 65%.
Nhưng tính đến thời điểm đầu năm 2018, quy mô nền kinh tế tăng cao, nợ công giảm xuống còn 61%. Đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế.
Quy mô GDP lúc bấy giờ đạt trên 5 triệu tỷ đồng. Tình hình sẽ còn cải thiện đáng kể nếu đạt trên 7 tỷ đồng với tốc độ 6.7%/năm.
Về tình hình ngoại hối, dự trữ ngoại hối tăng từ 28 tỷ USD vào cuối nhiệm kỳ, sau 2 năm rưỡi tăng lên gần 64 tỷ USD.
Bên cạnh đó tỷ giá cũng ổn định hơn và lạm phát thấp.
Một tín hiệu đáng mừng nữa cho nền kinh tế Việt Nam đó là việc cả nước có thêm 127,000 doanh nghiệp mới thành lập vào năm 2017.
Riêng quý I/2018 cũng đã thêm đến 49,000 doanh nghiệp ra đời. Nhờ vậy mà tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, việc làm cho người dân được cải thiện.
Từ đó, ta dễ nhận thấy nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến hết sức tích cực.
Thị trường chứng khoán đã tăng hơn 250% từ 2012 đến nay.
Nếu cứ tiếp tục nỗ lực trên đà như thế này,…
…kinh tế Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể và sớm trở thành một nền kinh tế vững mạnh.
Tiềm năng phát triển của kinh tế Việt Nam những năm sắp tới
Nếu đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, có thể thấy…
…tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam là không hề nhỏ.
Gần đây, PwC (PricewaterCoopers) đã đưa ra những nhận định về vị trí của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường thế giới.
Theo kết quả của nghiên cứu “Thế giới năm 2050” của PwC – một dự báo về triển vọng tăng trưởng GDP của 32 nền kinh tế lớn nhất – Việt Nam xếp thứ 32 trong danh sách này.
Thời gian sắp tới, các thị trường mới nổi sẽ có thể chiếm tỷ trọng lớn hơn trong dài hạn.
Các chuyên gia của PwC cho rằng, sẽ có sự chuyển dịch kinh tế từ các nước đã phát triển sang các nước có nền kinh tế mới nổi trên toàn cầu.
Do đó, thứ hạng dựa trên GDP giữa các nước cũng sẽ có sự thay đổi lớn.
PwC chỉ ra Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh sẽ là các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất từ nay đến 2050, mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 5%.
Cũng bởi vậy, PwC dự đoán năm 2050 Việt Nam sẽ có thể vươn lên…
…tới vị trí 20 trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu.
Tuy tình hình có vẻ tích cực là vậy, nhưng hiện tại tất cả mới chỉ nằm trong dự đoán.
Với sự biến động không ngừng của kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn còn phải nỗ lực hoàn thiện hơn nữa.
Việt Nam cần phải nhanh chóng xây dựng, tái cơ cấu kinh tế bền vững, thể chế hoàn thiện hơn.
Đặc biệt cần chú tâm hoàn thiện giáo dục – đào tạo hiệu quả hơn…
…để tạo ra nguồn lao động chất lượng cho nền kinh tế dài hạn.
Du Lịch Việt Nam Hội Nhập Cộng Đồng Kinh Tế Asean
(TCDL) – Ngày 22/11/2015, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 diễn ra ở Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Lãnh đạo của 10 quốc gia thành viên ASEAN đã đặt bút ký văn kiện lịch sử Tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, trong đó nêu rõ “sự hình thành của Cộng đồng ASEAN đã tạo ra một dấu mốc trong tiến trình liên kết, bảo đảm hòa bình, an ninh và tự cường dài lâu trong một khu vực hướng ra bên ngoài, với các nền kinh tế năng động, cạnh tranh và liên kết sâu rộng, và một cộng đồng thu nạp dựa trên ý thức mạnh mẽ về sự gắn kết và bản sắc chung”. Cộng đồng kinh kế ASEAN (AEC) cùng với Cộng đồng an ninh – chính trị và Cộng đồng văn hóa – xã hội là ba trụ cột tạo nên Cộng đồng ASEAN. Trong ba trụ cột, AEC được coi là quan trọng nhất, sự phát triển của AEC sẽ là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại. Hội nhập AEC là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á, qua đó mang lại những tác động tích cực tới Du lịch Việt Nam.
Khái quát các hoạt động hội nhập của Du lịch Việt Nam đóng góp vào quá trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Hội nhập quốc tế về du lịch của Việt Nam thời gian qua được triển khai theo hướng thúc đẩy ký kết và thực hiện các hiệp định thỏa thuận hợp tác cấp chính phủ, cấp ngành song phương và đa phương, tranh thủ hợp tác, hỗ trợ của các nước thông qua các chương trình, dự án cụ thể và các cam kết mở cửa tự do hóa thương mại dịch vụ du lịch trong các khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, GMS…. Trong đó, ASEAN là một trong những khuôn khổ hợp tác mà Du lịch Việt Nam tham gia sâu rộng và có hiệu quả nhất.
Du lịch Việt Nam bắt đầu tìm hiểu và tham gia các cơ chế hợp tác từ cuối những năm 1990, sau khi gia nhập ASEAN (1995). Việt Nam từng bước tham gia đầy đủ các hoạt động trong các nhóm/tiểu ban công tác du lịch từ đầu những năm 2000 và chủ động hội nhập từ cuối những năm 2000. Đối với các cam kết về thị trường, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết đối với các lĩnh vực khách sạn, dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn, dịch vụ phục vụ ăn uống và kinh doanh lữ hành quốc tế. Năm 2009, Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch và Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) – sự kiện lớn nhất trong năm của du lịch ASEAN.
Đối với các lĩnh vực cụ thể, Việt Nam đã ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP) (tại ATF 2009, tại Hà Nội) để làm cơ sở cho việc phát triển nguồn nhân lực du lịch ASEAN và tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động trong khu vực. Du lịch Việt Nam đã chủ động đóng góp vào việc triển khai MRA-TP chung của ASEAN thông qua việc xây dựng các tài liệu hướng dẫn triển khai MRA-TP (2013). Du lịch Việt Nam đã tham gia xây dựng 130 sản phẩm du lịch chung để kết nối ít nhất 2 quốc gia trong ASEAN theo các nhóm chuyên đề như du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa và di sản, du lịch cộng đồng, du lịch đường biển và đường sông đồng thời tích cực triển khai Chiến lược marketing du lịch ASEAN 2011 – 2015 với tiêu đề “Đông Nam Á – cảm nhận sự ấm áp” tập trung vào khai thác các thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, khách du lịch trải nghiệm và sáng tạo, khách du lịch khám phá, khách du lịch công vụ, khách du lịch lưu trú dài ngày và người cao tuổi, khách trong nội vùng ASEAN. Cùng với đó, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Trưởng nhóm Marketing và Truyền thông du lịch ASEAN (2013-2014), hiện đang là Phó Trưởng nhóm Chất lượng dịch vụ du lịch, điều phối phát triển sản phẩm du lịch đường sông và Dự án hỗ trợ kỹ thuật phát triển du lịch đường sông khu vực sông Mê Kông do UNWTO hỗ trợ ASEAN, điều phối triển khai Dự án xây dựng Hướng dẫn xây dựng và vận hành loại hình Boutique Hotel; nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ASEAN thông qua việc phối hợp cùng các quốc gia thành viên phát triển và áp dụng các bộ tiêu chuẩn chung trong ASEAN như tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN, cơ sở lưu trú nhà dân ASEAN, nhà vệ sinh công cộng ASEAN, dịch vụ Spa ASEAN, tiêu chuẩn thành phố du lịch sạch ASEAN, tiêu chuẩn du lịch cộng đồng, hướng dẫn an ninh và an toàn du lịch ASEAN cho các khách sạn, khu nghỉ dưỡng và lộ trình du lịch ASEAN ứng phó với biến đổi khí hậu…
Hàng năm, Du lịch Việt Nam tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế TRAVEX bên lề Diễn đàn Du lịch ASEAN, tham gia và có đóng góp tích cực tại các phiên họp định kỳ và họp chuyên đề. Bên cạnh ATF năm 2009, Việt Nam cũng đã đăng cai tổ chức thành công cuộc họp chuyên đề về Marketing và Phát triển sản phẩm du lịch ASEAN (2013) và sẽ tiếp tục tổ chức phiên họp các nhóm công tác du lịch dự kiến vào tháng 4/2016. Bên cạnh các nội dung hợp tác du lịch ASEAN nói chung, Việt Nam còn tích cực và chủ động trong các cơ chế hợp tác du lịch tiểu vùng và giữa ASEAN với các nước, tổ chức đối tác. Các khuôn khổ hợp tác phổ biến là: Hợp tác kinh tế ACMECS (hợp tác kinh tế gồm 5 nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam); Hợp tác GMS (còn gọi là chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng, gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc); Hợp tác CLMV (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam); Hợp tác giữa ASEAN với các nước và tổ chức đối tác (ASEAN với 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; ASEAN với Nga, ASEAN với Ấn Độ, ASEAN với Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO, ASEAN với Ngân hàng phát triển châu Á ADB…), và hợp tác du lịch song phương để đóng góp vào cơ chế hợp tác du lịch trong ASEAN.
Tác động của việc hội nhập AEC đối với Du lịch Việt Nam
Qua quá trình hợp tác lâu dài cũng như những kết quả và lợi ích mang lại, có thể khẳng định rằng ASEAN cũng như AEC có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Du lịch Việt Nam. Với dân số hơn 500 triệu dân, trong những năm qua, các thị trường nguồn du lịch thuộc khu vực ASEAN đóng góp khoảng 20% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Một số nước ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia vừa là thị trường nguồn, vừa đóng vai trò là cửa ngõ quan trọng để khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Hợp tác du lịch với các nước ASEAN là quan hệ cùng có lợi khi các nước cùng hợp tác, bổ sung cho nhau về tất cả các khía cạnh trong phát triển du lịch, hỗ trợ nhau đồng thời cũng là hỗ trợ chính mình. Tuy nhiên, đây là quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, theo đó lợi ích đối với mỗi nước phụ thuộc vào nỗ lực và khả năng của từng nước. Mặc dù vậy, lợi ích của nước này không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác mà ngược lại tạo cơ hội cho các nước khác.
Mặt khác, quá trình hợp tác để hình thành AEC đã góp phần nâng cao sự hiện diện và uy tín của Du lịch Việt Nam trong khu vực. Đồng thời, Du lịch Việt Nam được tiếp cận nhiều thông tin và bài học kinh nghiệm quý báu về phát triển du lịch và nhận được sự hỗ trợ tích cực của các nước có ngành Du lịch phát triển hơn như Thái Lan, Malaysia, Singapore… AEC đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện yêu cầu “gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới” như Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra.
Hội nhập AEC mang lại những tác động tích cực đối với Du lịch Việt Nam đồng thời tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn trong lĩnh vực du lịch, trong đó việc phát huy những tác động tích cực của quá trình hội nhập sẽ quyết định hiệu quả của quá trình hội nhập du lịch trong AEC. Những tác động trên một số lĩnh vực chủ đạo được khái quát như sau:
– Nhìn chung, hội nhập về sản phẩm du lịch trong ASEAN đã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Việt Nam hiện nay và tranh thủ được các nguồn khách nối tour trong khu vực để qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch khu vực ASEAN nói chung và khả năng kết nối khách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và ngược lại. Mặt khác, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch của Việt Nam cũng đã tăng lên rõ rệt, đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch trong và ngoài khu vực ASEAN về cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ lưu trú du lịch, chất lượng dịch vụ, chất lượng và sự đa dạng của ẩm thực trong sản phẩm du lịch, đặc biệt là đối với phân đoạn thị trường chất lượng cao, tập trung ở các trung tâm du lịch lớn trong nước.
– Việt Nam đã tranh thủ được khá tốt hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch trong khu vực để thu hút khách du lịch đến Việt Nam do tham gia đầy đủ các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch chung trong ASEAN. Hình ảnh và vị thế của Du lịch Việt Nam trong khu vực ASEAN được nâng lên do sự chủ động tổ chức và khởi xướng các sự kiện, hoạt động xúc tiến du lịch liên kết với các nước ASEAN. Thương hiệu quốc gia từng bước được cải thiện do các hoạt động tích cực của ngành Du lịch và các hoạt động xúc tiến quảng bá.
– Triển khai MRA-TP là cơ hội rất tốt để Du lịch Việt Nam có động lực nâng cao chất lượng nhân lực du lịch trong nước đủ điều kiện làm việc hiệu quả tại các nước khác trong khu vực đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động trong bối cảnh phát triển nhanh của du lịch trong nước, tranh thủ được nguồn lao động chất lượng cao trong khu vực. Bên cạnh việc các doanh nghiệp du lịch đã quan tâm hơn tới công tác đào tạo nhân lực của mình thì khối các cơ sở đào tạo về du lịch cũng đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo du lịch góp phần phát triển liên tục nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong thời gian qua, cơ bản đáp ứng được yêu cầu về số lượng và từng bước cải thiện chất lượng phù hợp với nhu cầu hội nhập khu vực ASEAN.
– Đối với các doanh nghiệp du lịch, các doanh nghiệp lữ hành ngày càng lớn mạnh về số lượng, đa dạng về loại hình, cải thiện chất lượng, phù hợp với trình độ phát triển và nhu cầu trong khu vực ASEAN, một số doanh nghiệp lớn đã từng bước khẳng định được thương hiệu trong khu vực trên cơ sở sự đa dạng của sản phẩm và đảm bảo về chất lượng. Các cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) được đầu tư phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình dịch vụ, chất lượng được nâng lên tầm khu vực ở nhiều phân khúc đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn chung của sản phẩm du lịch ASEAN và Việt Nam nói riêng. Năng lực cạnh tranh trong khu vực của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng được nâng lên trên cơ sở sự liên kết phát triển sản phẩm du lịch theo mô hình Lữ hành – Hàng không – Khách sạn. Các loại hình doanh nghiệp khác tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch như vận chuyển (hàng không, đường bộ, đường biển, đường thủy), nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí… ngày một gia tăng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu kết nối giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN cũng như góp phần đảm bảo năng lực cung ứng dịch vụ du lịch và gia tăng tính hấp dẫn, đa dạng của sản phẩm, dịch vụ du lịch khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
Việc Việt Nam chính thức gia nhập AEC sẽ có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến tất cả các đối tượng trong ngành Du lịch, từ cơ quan quản lý nhà nước đến doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cơ sở đào tạo, người lao động và thậm chí cả khách du lịch nội khối cũng như khách du lịch quốc tế đến khu vực. Khi Việt Nam gia nhập AEC, Du lịch Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được các cơ hội đồng thời vượt qua những khó khăn, thách thức để phát triển với tốc độ cao và tránh được nguy cơ tụt hậu, nhất là so với các nước có ngành Du lịch phát triển trong khu vực./.
Trần Phú Cường Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế – Tổng cục Du lịch
Việt Nam Đón 18 Triệu Lượt Khách Quốc Tế Năm 2022, Thu Về 726.000 Tỷ
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 đã lên đến 18 triệu lượt người, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số thu từ khách du lịch năm 2019 cũng lên đến 726.000 tỷ đồng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 12/2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 1,7 triệu lượt, giảm 5,5% so với tháng 11/2019 nhưng tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt hơn 1,37 triệu lượt, chiếm 80,2%; khách đến bằng phương tiện đường biển đạt hơn 31 nghìn lượt; khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt hơn 306 nghìn lượt.
Tính cả năm 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 18 triệu lượt người, tăng 16,2% so với năm 2018.
Theo đó, khách đến bằng đường hàng không đạt 14,3 triệu lượt người, chiếm 79,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 15,2%.
Khách đến bằng đường bộ đạt 3,36 triệu lượt người, chiếm 18,7% và tăng 20,4%. Khách đến bằng đường biển đạt 264 nghìn lượt người, chiếm 1,5% và tăng 22,7% so với năm ngoái.
Trong năm 2019, khách quốc tế đến từ châu Á đạt 14,38 triệu lượt người, chiếm 79,9% tổng số khách quốc tế, tăng 19,1% so với năm trước.
Còn khách đến từ châu Âu đạt 2,1 triệu lượt người, tăng 6,4% so với năm 2018. Khách đến từ châu Mỹ đạt 973,8 nghìn lượt người, tăng 7,7%; khách đến từ châu Úc đạt 432,4 nghìn lượt người, giảm 1,2%; khách đến từ châu Phi đạt 48 nghìn lượt người, tăng 12,2%.
Đặc biệt, tổng thu từ khách du lịch trong năm 2019 đạt 726 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Như vậy, trong 4 tháng cuối năm, khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trưởng đột phá khoảng hơn 30% so với cùng kỳ, trong khi 8 tháng đầu năm chỉ tăng 8,7%.
Được biết, năm 2020, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 830.000 tỷ đồng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Việt Nam Đứng Thứ 4 Trong Asean Về Lượng Khách Quốc Tế trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!