Xu Hướng 5/2023 # Du Lịch Việt Nam Thua Campuchia: Câu Chuyện # Top 11 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Du Lịch Việt Nam Thua Campuchia: Câu Chuyện # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Du Lịch Việt Nam Thua Campuchia: Câu Chuyện được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thủ tục làm visa dễ dàng

Bước đầu tiên là các thủ tục nhập cảnh. Khác với các thủ tục rắc rối và mất thời gian của Việt Nam, visa nhập cảnh Campuchia làm luôn tại chỗ, dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, cửa khẩu của họ (tôi đi qua cửa khẩu Bavet) cũng được thiết kế rộng rãi, thoáng mát và có mái che nên đợi chờ hoàn toàn không thấy mệt, hoàn toàn khác với cảnh chen chúc, nóng nực tại cửa khẩu Mộc Bài của chúng ta.

Visa nhập cảnh Campuchia làm tại chỗ, dễ dàng và thoải mái. Còn visa nhập cảnh Việt Nam phải xin trước, nhiêu khê. Cửa khẩu là bộ mặt quốc gia nên nước nào cũng chăm chút, trong đó có Campuchia. Đơn cử, cửa khẩu Bavet của họ thiết kế kiểu nhà mở nên thoáng mát. Chỗ nào cũng có mái che rộng rãi, thoải mái.

Không “chặt chém”, trấn lột

Năm 2015, lượng khách quốc tế vào Việt Nam chỉ tăng 0,9% thì lượng khách vào Campuchia tăng hơn 10%. Cứ đà này chừng ba năm nữa du lịch Campuchia sẽ qua mặt Việt Nam về lượng khách. Bởi trong khi ta dừng lại và thậm chí thụt lùi thì họ tăng tốc.

Loại phương tiện chúng tôi sử dụng để di chuyển tới Phnom Penh là xe buýt Sorya. Biết tôi đi Campuchia, mấy người bạn nhờ mua mấy thùng bia ngoại về uống chơi. Nhưng vì thời gian gấp quá và cũng không mang đủ tiền nên tôi hơi do dự. Biết được điều này, lái và phụ xe đã chủ động tìm cửa hàng có bán loại bia tôi cần và hùn đủ 30 đôla tiền thiếu cho tôi mượn.

Du khách sử dụng các phương tiện giao thông cũng hoàn toàn yên tâm, không cần trả giá trước. Campuchia rất ít taxi nên xe tuk tuk là phương tiện đi lại phổ biến. Tôi đi với bạn, cứ vẫy xe là leo lên, không cần trả giá. Hai người đi dưới 3 km thì mỗi người 1 USD hoặc 4.000 riel mà không sợ bị “chặt chém”, trấn lột dù không phải là dân địa phương.

Không chỉ vậy, tài xế tuk tuk còn chở đi lòng vòng giới thiệu thêm mấy điểm tham quan của thủ đô. Hôm sau, chúng tôi đang ăn sáng, đã thấy tài xế tuk tuk hôm qua đưa tay chào qua khung kính.

Không lo bị chèo kéo, đeo bám

Phnom Penh nhộn nhịp nhưng không xô bồ. Đặc biệt không thấy ăn xin hoặc bán hàng rong đeo bám du khách như ở ta. Các chợ Phnom Penh và Siem Reap luôn tấp nập khách nước ngoài nhưng không thấy họ bị chèo kéo.

Phía trước các cổng vào đền Angkor đều có sợi dây nylon màu căng trên mặt đất. Đó là giới hạn cấm người bán hàng rong vượt qua để chèo kéo khách. Dù chỉ là sợi dây mong manh và không có ai canh giữ vậy mà ai cũng tuân thủ.

Còn ở bãi tắm nổi tiếng Occheuteal (Shihanouk) thì sáng sớm Chủ nhật hằng tuần, các em bán hàng rong lại rủ nhau đi nhặt rác nhỏ bãi biển (rác lớn đã có xe quét dọn) và có cảnh sát du lịch theo hỗ trợ. Các em bảo: “Làm vậy để bãi biển sạch hơn, du khách thích hơn. Khách đông hơn thì bán được nhiều hàng hơn”.

Nhà vệ sinh đâu đâu cũng sạch

Một trong những nỗi ác mộng của các du khách khi tới Việt Nam mang tên nhà vệ sinh bẩn! Tưởng như chuyện nhỏ mà Campuchia cũng đã “ăn đứt” Việt Nam rồi. Họ không có nhà vệ sinh tiền tỉ nhưng khắp nước Lào và Campuchia, nhà vệ sinh đều sạch sẽ. Riêng tại các khu du lịch nổi tiếng, các di tích, thắng cảnh, nhà vệ sinh cũng luôn được đầu tư chu đáo, sạch sẽ và có nhân viên chùi rửa liên tục.

Mặc dù xuất phát điểm của du lịch Campuchia muộn hơn Việt Nam, lại chẳng có quá nhiều điểm nhấn để thu hút du lịch nhưng những gì họ là được lại nhiều hơn mong đợi. Liệu đây có phải câu chuyện “Rùa và Thỏ” trong đời thực?

Ms. Smile

Du Lịch Việt Nam Thua Lào, Campuchia: Điều Đã Quá Rõ!

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đã khẳng định điều này và lý giải thêm với Đất Việt về sự “giật mình’ của ông khi nhìn cách làm du lịch của các nước.

Chúng ta đang tụt hậu

Theo ông Lộc, không cần phải bàn cãi thêm khi các con số và cảm nhận của khách du lịch tới Việt Nam đã nói lên nhiều điều.

Thực tế năm 2014, Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 16 trong số 184 quốc gia có tiềm năng lâu dài trong phát triển du lịch. Nếu vậy thì du lịch chắc chắn sẽ là một trong lĩnh vực kinh tế có tiềm năng, có lợi thế so sánh, có giá trị gia tăng bậc nhất của Việt Nam trong tương quan so sánh toàn cầu. Thế nhưng chúng ta đã không tận dụng được điều này để phát triển.

“Với thứ hạng như vậy tại sao chúng ta không thể xây dựng Việt Nam thành một quốc gia du lịch?”, ông Lộc đặt câu hỏi.

Lý giải về băn khoăn này, ông Lộc dẫn những ví dụ từ chính các nước Lào, Campuchia chứ chưa cần tới Singapore hay Thái Lan.

Theo đó, ông Lộc cho rằng nhìn từ cách làm của họ đã toát lên sự chuyên nghiệp, từ khâu làm thị trường tới việc đưa ra các sản phẩm du lịch, tạo bản sắc riêng đến cung cách phục vụ. Tất cả đều rất chuyên nghiệp.

“Quan sát cách làm du lịch của các nước xung quanh, chúng ta phải giật mình bởi không chỉ Thái Lan, Malaysia, Singapore mà ngay cả Campuchia, Lào, Myanmar,… cũng đã và đang làm nhiều việc thúc đẩy du lịch tốt hơn Việt Nam”, ông Lộc chua xót.

Ngay cả các lễ hội văn hóa cũng đang dần mất đi nét đẹp khiến không chỉ khách quốc tế và ở trong nước cũng nản

Ông Lộc cũng nêu rằng Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế trong việc phát triển ngành du lịch, từ khâu visa đã khiến khách nản lòng.

Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc miễn thị thực cho công dân các nước là một chủ trương quan trọng và nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch đến với Việt Nam.

Trên thực tế Việt Nam vẫn hạn chế việc miễn thị thực cho một số thị trường lớn và còn nhiều bất cập trong việc cấp thị thực trực tuyến gây nhiều phiền hà cho khách trong việc xin cấp thị thực tại sân bay. Việc này ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút khách tới Việt Nam du lịch và ấn tượng đầu tiên về Việt Nam.

Bằng chứng là năm 2014, Thái Lan đón 24,8 triệu lượt khách quốc tế, Thái Lan đã miễn thị thực và lệ phí thị thực cho công dân đến từ 61 quốc gia (trong đó 49 nước là đơn phương), Malaysia đón 27,4 triệu lượt khách quốc tế và đã miễn lệ phí thị thực cho 155 quốc gia (trong đó 85 quốc gia là đơn phương).

Tương tự, Singapore đón 15,1 triệu lượt khách quốc tế và miễn thị thực nhập cảnh cho công dân 150 quốc gia (trong đó 82 quốc gia là đơn phương). Việt Nam đón gần 8 triệu lượt khách quốc tế và miễn visa cho 22 quốc gia.

Không chỉ có vậy, mà ở nhiều tua, tuyến, điểm du lịch, khách du lịch cũng đánh giá Việt Nam thua Campuchia ở tính chuyên nghiệp.

Du Lịch Cộng Đồng Là Gì? Câu Chuyện Du Lịch Cộng Đồng Tại Việt Nam

1. Du lịch cộng đồng là gì? Các đặc điểm của du lịch cộng đồng

1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi (Theo Khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch). Xét về mặt bản chất du lịch cộng đồng là mô hình phát triển du lịch lấy cộng đồng bản địa là người cung cấp dịch vụ cho du khách đồng thời là người có trách nhiệm chính trong việc bảo tồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên. Du lịch cộng đồng ra đời do nhu cầu thỏa mãn sự tò mò của khách du lịch về cuộc sống thường ngày của người dân tại các nền văn hóa và các quốc gia khác nhau.

1.2. Các đặc điểm của du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng đảm bảo các tài nguyên văn hóa và tự nhiên được gìn giữ và phát triển bền vững bởi lẽ du lịch cộng đồng được tiến hành bởi cộng đồng dân cư bản địa, dựa trên sự tôn trọng văn hóa và thiên nhiên của địa phương. Du lịch cộng đồng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề và nghệ thuật truyền thống đồng thời góp phần nâng cao ý thức của người dân địa phương về bảo vệ môi trường sinh thái, bản sắc dân tộc.

Trong khi một số loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch chữa bệnh không nhất thiết phải có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng dân cư địa phương thì du lịch cộng đồng phải được thực hiện bởi cộng đồng, cộng đồng không chỉ là chủ thể quản lý mà còn là người cung cấp dịch vụ cho khách du lịch và thuộc sở hữu của cộng động.

Du lịch cộng đồng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch bản địa, du lịch làng, nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ trong đó mỗi hình thức không tồn tại riêng lẻ mà có sự kết hợp đan xen lẫn nhau.

2. Câu chuyện du lịch cộng đồng tại Việt Nam

2.1. Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng

2.1.1. Việt Nam có điều kiện văn hóa thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng

Nước ta có hơn 4000 năm văn hiến cùng 54 dân tộc cùng nhau sinh sống và làm việc, chính điều này đã tạo nên tính đa văn hóa cùng với một hệ thống các lễ hội, điểm tham quan lịch sử, các ngành nghề truyền thống cùng với nền ẩm thực phong phú.

Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có bản sắc và không gian văn hóa riêng, tại nên những nét đặc sắc trong nền văn hóa Việt Nam mà một trong số đó đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể như không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, trải qua nhiều thăng trầm, Việt Nam có nhiều lễ hội trong đó không thể không kể đến các lễ hội như: Hội Đền Gióng, Hội Đền Trấn Vũ, Hội Đền Hùng, Hội Phủ Dầy (nơi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ), Hội Đền Trần, … Bên cạnh các lễ hội còn có các hoạt động nghệ thuật truyền thống như: múa rối nước, hát ca trù, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, dân ca quan họ Bắc Ninh, … tạo nên các nét riêng biệt cho Văn hóa Việt Nam.

Ngoài ra không thể không kể đến các làng nghề thủ công truyền thống với hệ thống sản phẩm mang nét đặc trưng riêng như: Làng Gốm Bát Tràng, làng trang dân gian Đông Hồ, làng lụa Hà Đông, làng Cói Kim Sơn, …

Việt Nam có hệ thống cảnh quan văn hóa đa dạng, phong phú trong đó có di tích lịch sử nổi tiếng như: Thành nhà Hồ, khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ, chiến khu Tân Trào, chùa Phổ Minh, Dinh Độc Lập, …

Là một nước nông nghiệp tại khu vực nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên có sự phân hóa rõ rệt tho hai hướng Đông – Tây và Nam – Bắc đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền lại có một nét ẩm thực đặc trưng: Miền Bắc tinh tế thanh đạm, Miền Trung đậm đà thiên vị cay và mặn, Miền Nam ngọt bé. So với các nước khác trong khu vực ẩm thực Việt Nam coi trọng việc phối hợp gia vị tinh tế, sử dụng nguyên liệu dai giòn để tạo ra bản sắc của món ăn hơn là việc chế biến cầu kỳ như người Trung Hoa hay trang trí cầu kỳ như Nhật Bản. Chính vì những nét đặc trưng về ẩm thực đã góp phần thu hút khách du lịch đến với Việt Nam.

2.1.2. Việt Nam có những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng

Việt Nam có tổng số hang động được phát hiện kên đến gần 1000 hang động trong đó có hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới. Nhiều hang động của Việt Nam mang vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cùng với hình dáng địa lý trải dài theo chiều Bắc – Nam mang đến cho nước ta hệ động thực vật đa dạng, độc đáo. Việt Nam có chín khu dự trữ sinh quyển UNESCO bao gồm: Cát Bà, châu thổ Sông Hồng, miền Tây Nghệ An, Cù Lao Chàm, Kiên Giang, Đồng Nai, Cần Giờ, Langbiang. Đông thực vật hoang dã tại Việt Nam có 11400 loài thực vật, 1030 loài rêu,310 loài động vật có vú, 296 loài bò sát, 162 loài lưỡng cư cùng hơn 700 loài cá nước ngọt và hơn 2000 loài cá biển. Sự đa dạng sinh học là một trong những yếu tố quan trọng phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam.

Ngoài ra Việt Nam còn có đường bờ biển kéo dài 3260km cùng với hơn 4000 đảo lớn nhỏ cùng hai quần đảo lớn là quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa trong đó có nhiều đảo có giá trị du lịch cao như: Đảo Cát Bà, Đảo Cù Lao Chàm, Đảo Phú Quốc, …

2.1.3. Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng khác

Bên cạnh các điều kiện về văn hóa và tự nhiên, Việt Nam còn có các điều kiện khác để phát triển du lịch cộng đồng như: Cơ sở vật chất, giao thông vận tải, các chính sách của nhà nước, …

Hiện nay cơ sở vật chất tại Việt Nam đang ngày càng được cải thiện để tạo điều kiện phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng trong đó phải kể đến hệ thống giao thông vận tải đang ngày càng được hoàn thiện và đi vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển từ thành thị xuống nông thôn, từ đồng bằng lên đồi núi. Ngoài ra hệ thống cơ sở lưu trú đang ngày càng được mở rộng với nhiều hình thức khác nhau như: nhà nghỉ, khách sạn, homestay, … đảm bảo cung cấp đủ tiện nghi cho khách du lịch. Nhà nước cũng đang ngày càng chú trọng phát triển du lịch mà nhất là du lịch cộng đồng để bảo tồn các giá trị văn hóa cũng như thiên nhiên. Các đại hội của Đảng và nhà nước đã khẳng định được vai trò của du lịch và đề ra các kế hoạch và phương án cụ thể để phát triển du lịch.

2.2. Tác động của du lịch cộng đồng đến kinh tế- xã hội

2.2.1. Tác động tích cực của du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho người dân địa phương, cung cấp việc làm cho người dân đồng thời nâng cao thu nhập cho họ. Người dân địa phương tại Việt Nam chủ yếu đều làm nông nghiệp mang tính mùa vụ cao, có thời gian nông nhàn không tạo ra nhiều thu nhập, khi du lịch cộng đồng phát triển tại địa phương người dân có thêm công ăn việc làm bên cạnh nghề nông từ đó cải thiện đời sống của họ.

Du lịch cộng đồng giúp nâng cao ý thức của người dân địa phương về việc bảo tồn các giá trị văn hóa và thiên nhiên. Người dân địa phương thường không đánh giá đúng và đầy đủ các giá trị văn hóa cũng như cảnh quan thiên nhiên trong khi những điều đó đối với khách du lịch lại là những nét đặc biệt. Khi du lịch cộng đồng phát triển người dân địa phương có cái nhìn khác về các giá trị xung quanh họ, tự hào về các nét văn hóa cũng như cảnh quan thiên nhiên tại bản địa từ đó nỗ lực gìn giữ và phát triển chúng.

Trong thời gian tham gia du lịch cộng, khách du lịch được tiếp xúc trực tiếp với người dân địa phương và ngược lại. Thông qua quá trình giao tiếp, văn hóa địa phương theo khách du lịch được truyền bá ra ngoài và ngược lại, khách du lịch cũng mang văn hóa của họ đến với người dân bản địa tạo nên sự giao thoa văn hóa, làm đa dạng thêm văn hóa địa phương.

2.2.2. Tác động tiêu cực của du lịch cộng đồng

Ảnh hưởng tiêu cực nhất của du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng đến địa phương chính là vấn đề môi trường bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Lượng khách du lịch tại địa phương tăng lên đồng nghĩa với việc lượng rác thải cũng tăng theo, nếu không có sự quản lý và xử lý đúng cách sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường. Ngoài ra phát triển du lịch cộng đồng có thể là thương mại hóa, tầm thường hóa các giá trị văn hóa địa phương nhằm mục đích kiếm tiền nhanh nhất mà điển hình là việc tổ chức lễ hội tràn lan. Sự giao thoa văn hóa giữa khách du lịch và người dân bản địa nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến sự trung hòa văn hóa, làm mất bản sắc văn hóa địa phương hoặc tiêu cực hơn sẽ gây ra một số tệ nạn, làm sa sút quan niệm đạo đức truyền thống.

Kinh tế địa phương từ kinh tế bền vững dễ trở thành kinh tế phụ thuộc. Kinh tế địa phương vốn phụ thuộc vào chính người dân địa phương nhưng khi có du lịch cộng đồng người dân có thêm nguồn thu nhập từ du lịch, tuy nhiên dễ làm cho người dân chuyển từ ngành nghề truyền thống sang làm du lịch khiến kinh tế trở nên phụ thuộc vào khách du lịch. Hiện trạng tại Việt Nam đã có rất nhiều khu vực chuyển từ làm nông nghiệp sang làm du lịch đến khi hết màu du lịch lại không còn đất canh tác để phát triển nông nghiệp.

2.3. Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững

Phát triển du lịch cộng đồng dứt khoát phải phát triển theo hướng bền vững để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương mà không tổn hại đến các giá trị văn hóa và tự nhiên. Phát triển du lịch cộng đồng cần có kế hoạch và mục tiêu dài hạn đề không làm ảnh hưởng đến tài nguyên, kết hợp hài hòa giữa nhu cầu của hiện tại với sự phát triển trong tương lai.

Cốt lõi của việc phát triển du lịch cộng đồng bền vững là sự cân bằng trong tất cả các mặt. Cân bằng giữa giao thoa văn hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc để làm phong phú văn hóa địa phương mà không làm mất đi nét đặc trưng tại bản địa. Cân bằng giữa số lượng và chất lượng của sự phát triển, không vì lợi ích kinh tế mà thương mại hóa các giá trị dân tộc làm mai một văn hóa. Cân bằng giữa việc khai thác và bảo vệ, khai thác các giá trị tài nguyên thiên nhiên văn hóa phải luôn đi kèm với giữ gìn và phát triển chung cho các thế hệ tương lai. Phải thực hiện đầy đủ nhất các nguyên tắc về cân bằng này thì câu chuyện du lịch cộng đồng tại Việt Nam mới có thể viết tiếp.

Việt Nam Có Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Không Thua Kém Singapore

Nhân dịp này, phóng viên HNMO có dịp trò chuyện với Tiến sĩ Edward Koh, Giám đốc điều hành Tổng cục Du lịch Singapore khu vực Đông Nam Á, về tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam cũng như chiến lược thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai quốc gia Việt Nam – Singapore trong thời gian tới.(HNMO) – Lễ hội Singapore do Tổng cục Du lịch Singapore và Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra trong hai ngày 23 và 24-3 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức tại Hà Nội, mang đến nhiều thông tin bổ ích để công chúng Việt Nam khám phá văn hóa cũng như trải nghiệm cơ hội du lịch tại quốc đảo sư tử.

Tiến sĩ Edward Koh, Giám đốc điều hành Tổng cục Du lịch Singapore khu vực Đông Nam Á.

– Lần đầu tiên tổ chức lễ hội tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch Singapore kỳ vọng gì ở lễ hội này, thưa ông? Singapore và Việt Nam có mối quan hệ thân thiết, hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Chúng tôi đã tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến quảng bá văn hóa, du lịch tại TP Hồ Chí Minh và cũng có một số hoạt động tại Hà Nội, nhưng đây là lần đầu tiên một lễ hội Singapore quy mô lớn được diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Chúng tôi hy vọng, lễ hội này sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị để người Việt Nam hiểu hơn về đất nước chúng tôi, đồng thời mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn để người Việt Nam đến Singapore.

Từ năm 2018, lượng khách Việt Nam đến Singapore đã tăng 11% so với năm 2017. Việt Nam cũng là một trong 7 quốc gia có lượng khách du lịch đến Singapore đông nhất. Chúng tôi luôn coi Việt Nam là đối tác lớn trong phát triển du lịch. Được biết, tại Việt Nam, khách Singapore cũng chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2018, Singapore đứng thứ 12 trong các thị trường khách du lịch đến Hà Nội, đạt hơn 80.000 lượt khách, chiếm 28% tổng số khách Singapore đến Việt Nam. – Ông đánh giá thế nào về lượng khách Việt Nam đến Singapore và ngược lại?

– Ông nhận định tiềm năng du lịch của Việt Nam như thế nào so với các nước trong khu vực Đông Nam Á? Việt Nam có điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi với nhiều bờ biển và danh thắng, cùng với lượng di sản văn hóa đồ sộ – điều mà Singapore luôn ao ước. Tôi đánh giá, Việt Nam đang có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc. Ở trong khu vực Đông Nam Á, tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam không thua kém gì Singapore. Tôi cho rằng, các bạn đang sở hữu nhiều thế mạnh, và thực tế Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, trong đó có du khách từ Singapore.

– Singapore là quốc gia nổi tiếng về các dịch vụ giải trí hấp dẫn, hiện đại cùng các công trình công cộng sạch sẽ, quy củ và thân thiện với môi trường. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm từ nước mình để giúp Việt Nam có thể xây dựng một môi trường du lịch tốt hơn? Singapore là quốc gia có diện tích nhỏ nên chúng tôi khá dễ dàng trong việc quản lý. Chúng tôi thường xuyên sử dụng nguyên liệu tái chế, hạn chế dùng đồ nhựa mà thay vào đó là túi đựng bằng giấy. Theo thông tin tôi được biết thì Việt Nam cũng đã chú ý đến vấn đề này. Nhiều nơi đã vận động người dân, thậm chí chủ động sử dụng các nguyên liệu như cốc, ống hút bằng giấy. Tôi cho rằng, với điều kiện của Việt Nam đang có và những việc đang làm thì du lịch Việt Nam sẽ có bước tiến dài.

– Singapore có chiến lược thu hút khách du lịch thế nào, đặc biệt là trong việc áp dụng chính sách về thị thực? Chúng tôi luôn cố gắng làm mọi việc có thể để tạo sự thoải mái, tiện lợi nhất cho du khách nước ngoài đến đất nước mình. Hiện nay, Singapore áp dụng nhiều công nghệ trong việc quản lý, cấp visa cho du khách, chẳng hạn như việc du khách chỉ cần quẹt dấu vân tay là cơ quan quản lý có đầy đủ thông tin để cho nhập cảnh vào Singapore một cách dễ dàng.

Những hoạt động trong Lễ hội Singapore diễn ra tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.

– Thời gian tới, Singapore sẽ hợp tác như thế nào với Việt Nam trong phát triển văn hóa, du lịch, thưa ông? Sau Lễ hội Singapore tại Hà Nội, chúng tôi tiếp tục tiến hành nhiều chương trình, hoạt động hấp dẫn khác tại Việt Nam. Chúng tôi muốn xây dựng một chiến lược lâu dài và bền vững để nhân dân hai nước thêm hiểu nhau hơn trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, từ đó sẽ kích cầu du lịch cho cả hai quốc gia.

– Ông đã đến Việt Nam trải nghiệm du lịch với tư cách cá nhân chưa? Là khách du lịch, ông ấn tượng điều gì ở Việt Nam? Từ Singapore đến Việt Nam có rất nhiều chuyến bay, rất dễ dàng để di chuyển. Gần như bất cứ lúc nào bạn cũng có thể đi được, chỉ cần thu xếp thời gian thôi. Tôi đã tham quan đất nước các bạn nhiều lần rồi, khi thì đi cùng bạn bè đến TP Hồ Chí Minh, khi thì đi cùng gia đình đến Hà Nội. Ẩm thực của Việt Nam quả thật là tuyệt vời, đây đúng là “thiên đường” cho những ai thích khám phá và yêu ẩm thực. Mỗi lần du lịch đến Việt Nam, tôi và gia đình mình đều dành phần lớn thời gian để khám phá ẩm thực. Tôi thích phở và món chả cá của nước bạn vì hương vị rất khác biệt. Tôi tin rằng, nhiều người dân Singapore khi đến Việt Nam cũng có chung cảm nhận đó.

– Cảm ơn ông về những chia sẻ!

Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Việt Nam Thua Campuchia: Câu Chuyện trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!