Xu Hướng 3/2023 # Du Ngoạn Rừng Ngập Mặn Ðồng Nai # Top 11 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Du Ngoạn Rừng Ngập Mặn Ðồng Nai # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Du Ngoạn Rừng Ngập Mặn Ðồng Nai được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rừng ngập mặn của Đồng Nai nằm trải dài qua 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch với tổng diện tích gần 8 ngàn hécta, trong đó 4,9 ngàn hécta có rừng. Nơi đây được mệnh danh là “lá phổi xanh” của khu vực Đông Nam bộ bên trong là cả khoảng thiên nhiên bao la, hùng vĩ với ngút ngàn những cây đước, cây bần và nhiều điều thú vị chờ đợi du khách đến khám phá.

Một góc rừng ngập mặn Long Thành – Nhơn Trạch. Ảnh: N.LIÊN

Từ TP.Biên Hòa đến xã Phước An (huyện Nhơn Trạch) khoảng 8 giờ sáng nhưng chúng tôi vẫn phải chờ đến tầm 9 giờ mới bắt đầu chuyến khám phá rừng ngập mặn vì thời điểm này nước mới bắt đầu dâng, tàu thuyền mới đi lại dễ dàng.

Từ bến cá Phước An (người dân nơi đây còn gọi là bến Rạch Mới), xuôi theo sông Vàm Mương, qua các con kênh hay những con rạch len lỏi giữa những vạt rừng như: kênh Ngay, tắc Bà Vệ, rạch Tràm… mỗi đoạn kênh rạch đi qua, du khách có thể ngắm những cánh rừng đước bạt ngàn được trồng từ năm 1978 đến nay. Điểm dừng chân đầu tiên sau khoảng 20 phút xuất phát từ bến cá Phước An là đền thờ 500 liệt sĩ thuộc Trung đoàn 10 Đặc công Rừng Sác đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sắp tới, khu này sẽ được xây dựng thành khu tưởng niệm có diện tích 9 hécta. Đây sẽ là nơi giúp cho các thế hệ trẻ tìm hiểu thêm những chiến công anh dũng của quân và dân Việt Nam đã trải qua cuộc chiến ác liệt giành lại hòa bình.

Du khách thắp nhang tại Đài tưởng niệm 500 liệt sĩ của Trung đoàn 10 Đặc công Rừng Sác. Ảnh: H.Giang

Từ đền thờ liệt sĩ, du khách sẽ tiếp tục đi trên sông Đồng Tranh đến trạm rừng giống, nơi có vườn đước giống được chăm sóc đặc biệt để gây giống, phục vụ công tác trồng rừng. Đến trạm rừng giống, khách sẽ được thám hiểm khu rừng đước hơn 40 năm, cành lá sum suê đan xen vào nhau, giữa trưa nắng chang chang mà ít có tia nắng lọt qua được. Bên dưới là những thân đước màu nâu sẫm thẳng tắp, nhưng hấp dẫn nhất là những bộ rễ nổi gồ ghề nằm gối lên nhau trông như những tác phẩm bonsai khổng lồ được nghệ nhân “mẹ thiên nhiên” tạo nên thành nhiều hình dáng thú vị. Du khách có thể bám vào các rễ cây đi sâu vào trong rừng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của rừng ngập mặn.

Sau đó, du khách có thể thoải mái đùa giỡn với bầy khỉ được những người bảo vệ rừng chăm sóc nuôi dưỡng từ nhiều năm nay. Ông Trương Văn Lớn, người gắn bó với bầy khỉ từ những ngày đầu chia sẻ, ban đầu chỉ vài ba con nhưng đến nay đã lên đến hơn 50 con khỉ. Bầy khỉ được nuôi từ bé nên rất thân thiện với các cán bộ giữ rừng. Ban ngày, sau khi được ăn bữa sáng, cả bầy khỉ vào rừng chơi đến trưa, tối quay trở về quây quần quanh trạm gác.

Du khách tham quan rừng ngập mặn Long Thành – Nhơn Trạch. Ảnh: H.Giang

Điểm thú vị trong suốt tuyến tham quan rừng ngập mặn là du khách còn có thể ngắm nhìn những con sông gối bên những vạt rừng ngập mặn tạo nên một bức tranh thủy mặc làm mê mẩn lòng người. Từ sông Đồng Tranh, sông Đồng Kho đến sông Lòng Tàu, khách tham quan sẽ bắt gặp những chiếc thuyền nhỏ của các ngư dân vừa đánh bắt cá hay các chiếc tàu lớn, vừa vận chuyển hàng hóa ra vào Cảng Cái Mép, Cảng Đồng Nai.

Kỹ sư lâm nghiệp Hoàng Văn Bộ thuộc Phân trường Phước An chia sẻ: “Đối với những cán bộ bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành thì những ngư dân trên sông chính là những người bạn thân thiết, là cánh tay nối dài của lực lượng bảo vệ rừng”. Vì thế mà mỗi khi gặp nhau, những tiếng chào hỏi, những câu nói bông đùa giữa lực lượng bảo vệ rừng và người dân đã khiến chúng tôi cảm nhận được nghĩa tình gắn bó của những người quanh năm sống với rừng, với sông nước nơi đây.

Sau những trải nghiệm về rừng ngập mặn, hiểu biết thêm về cây đước, cây mắm, cây bần, du khách sẽ ghé làng bè để thưởng thức các món đặc sản của vùng nước mặn như: cua, tôm, chem chép… do những đầu bếp địa phương chế biến và phục vụ ngay tại làng bè.

Bà Dương Thị Kim Ngân, chủ quán ăn trên bè Lộc Ngân cho hay, khoảng 3 năm trở lại đây, khu làng bè thu hút khá nhiều khách trong tỉnh, TP.Hồ Chí Minh về thưởng thức các món đặc sản nước mặn. Đặc biệt, vào dịp cuối tuần khách về làng bè thưởng thức đặc sản rất đông. Các món ăn được khách lựa chọn là chem chép, tôm tít, cua, cá nâu, cá đối, cá mao ếch, cá ngát, bống mú, bạch tuộc… Những món này đều được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, làm tại chỗ nên giữ được vị ngọt thơm khi thưởng thức. Vào những ngày hè nắng nóng, được ngồi trên bè thưởng thức các món đặc sản và tận hưởng những cơn gió mát từ sông và rừng ngập mặn là thú vui rất đặc trưng được tạo nên từ không gian tại các làng bè.

Ông Lê Thuần Thành, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành đánh giá: “Rừng ngập mặn Long Thành – Nhơn Trạch có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Do đó, Ban đã phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng đề án phát triển du lịch để mời gọi các nhà đầu tư. Trong đó, sẽ xây dựng khu vui chơi, giải trí câu, bắt cá, các trò chơi mạo hiểm, chèo thuyền, cầu đi bộ trong rừng để du khách có thể chiêm ngưỡng và chụp ảnh lưu niệm, khu tham quan sinh vật cảnh và động vật hoang dã rừng ngập mặn…”. Cũng theo ông Thành, việc phát triển du lịch rừng sẽ giúp cho Nhà nước tăng nguồn thu để tái đầu tư cho công tác bảo vệ, trồng rừng tốt hơn và rừng trở thành nơi giúp bảo vệ môi trường, đóng góp cho phát triển kinh tế của địa phương.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh, Đồng Nai là nơi có rất nhiều khu rừng có phong cảnh đẹp rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Vì thế tỉnh đang xây dựng giá cho thuê rừng và những quy định kèm theo để cho thuê rừng phát triển du lịch. Rừng ngập mặn Long Thành – Nhơn Trạch là nơi khá thuận lợi để thu hút doanh nghiệp trong nước, nước ngoài đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Xu hướng của du khách trong và ngoài nước hiện nay là thích khám phá những điểm du lịch gần gũi với thiên nhiên, đây là lợi thế để Đồng Nai mở rộng phát triển du lịch rừng.

Hiện rừng ngập mặn của Đồng Nai mỗi tháng đón cả ngàn khách, nhưng chủ yếu đi tự do, chưa có đơn vị nào thực hiện thành tour. Do đó, nếu mời gọi được doanh nghiệp đầu tư bài bản tạo thành tour, quảng bá cho du khách trong và ngoài nước biết đến thì nơi này sẽ được nhiều du khách chọn lựa làm điểm tham quan hấp dẫn.

Hương Giang – Ngọc Liên

Du Lịch Sinh Thái Từ Rừng Ngập Mặn Quảng Lợi

Từ khi những cánh rừng ngập mặn ở Quảng Lợi (Quảng Điền) sinh sôi đã thu hút lượng du khách đến tham quan ngày càng nhiều. Ngư dân có thêm nghề mới- nghề làm du lịch sinh thái.

Quanh rừng ngập mặn có thể xây dựng nhà hàng nổi

Anh Trần Văn Quang ở TP. Huế cảm thấy thú vị khi đến tham quan tại khu rừng ngập mặn thuộc xã Quảng Lợi. Đây là nơi mà anh cùng với nhóm bạn từng đến nhiều lần, trước đây chủ yếu đến khám phá chợ nổi, đến bến đò Cồn Tộc thưởng thức các món ăn thủy sản; giờ đây anh Quang và du khách còn được dạo quanh khu rừng ngập mặn, tha hồ chiêm ngưỡng, đánh bắt cá, tôm, cua… bằng các nghề truyền thống như nơm, chơm, bủa lưới, giăng câu.

Anh Hà Binh, cán bộ UBND xã Quảng Lợi nói: “Nằm ven phá Tam Giang, xã Quảng Lợi thường gánh chịu hậu quả nặng nề vào mùa gió chướng. Từ khi khu rừng ngập mặn được Chi cục Kiểm lâm tỉnh trồng trên khu vực đầm phá với diện tích hơn 50 ha gồm bần và dừa nước không chỉ góp phần bảo vệ hệ thống đê bao, thủy lợi, mùa màng mà còn mở cơ hội phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại địa phương”.

Rừng ngập mặn sinh sôi chính là “cứu cánh” trong phát triển kinh tế, đúng như kỳ vọng của người dân xã Quảng Lợi, mà trực tiếp là thôn Ngư Mỹ Thạnh. Khi mới bắt tay trồng rừng, người dân chưa thật sự tin tưởng vào tác dụng tích cực của nó, giờ đây mục tiêu đã rất rõ ràng khi rừng sinh sôi. Mấy mùa bão, lũ gần đây, hệ thống đê bao, thủy lợi trên địa bàn xã Quảng Lợi được bảo vệ an toàn. Điều mà người dân mong đợi được đáp ứng là khu rừng đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, khám phá ngày càng đông.

Cánh rừng ngập mặn rộng lớn trở thành “bãi đáp” cho những đàn cò. Vào buổi sáng sớm hay chiều tà, du khách có thể chiêm ngưỡng những đàn cò trắng bay lượn trên khu rừng trông thật đẹp. Rừng ngập nước còn là nơi trú ngụ lý tưởng, sinh sôi cho các loài tôm, cua, cá các loại. Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng các nghề truyền thống của ngư dân, mà còn có thể tự mình tha hồ trải nghiệm các nghề đánh bắt cá, tôm truyền thống địa phương, như nơm, chơm, bủa lưới, giăng câu…

Từ bến đò Cồn Tộc, sau khi dạo quanh, chiêm ngưỡng khu rừng ngập mặn bằng thuyền với những hoạt động đánh bắt thủy sản thú vị, du khách đến với chợ nổi để khám phá đời sống, sinh hoạt, buôn bán thủy sản của ngư dân trên đầm phá Tam Giang. Đến với chợ nổi, du khách thỏa sức mua những rổ cá, tôm tươi rói mang về tự tay chế biến các món ăn cho mình ngay trên những chiếc thuyền thuê của ngư dân. Ngư dân ở đây vì vậy ngoài hoạt động đánh bắt thủy sản, giờ đây còn có thêm dịch vụ cho thuê thuyền mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Du khách thường thuê thuyền theo giờ, hoặc ngày, mỗi giờ thường 200 ngàn đồng, còn cả ngày khoảng 1 triệu đồng, kể cả chi phí xăng dầu.

Ông Bùi Lành, Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi nêu ý tưởng: Để thỏa sức thưởng thức các món ăn dân dã cho du khách sau khi dạo quanh rừng ngập mặn, sắp đến, UBND xã Quảng Lợi kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà hàng nổi trên phá, hay các hàng quán bằng chồ quanh khu rừng ngập mặn. Tại đây, ngư dân địa phương sẽ phục vụ các món ăn thủy sản dân dã của vùng đầm phá Tam Giang. Tại khu vực Cồn Tộc cũng đã có một số nhà nghỉ, hay nhà dân có thể phục vụ nghỉ ngơi cho du khách sau một ngày rong ruổi trên vùng đầm phá.

Sau khi thỏa sức khám phá tại khu rừng ngập mặn, bến đò Cồn Tộc, hay tại khu vực Cồn Mệ, du khách có thể đến với khu vực tràm chim trên đầm phá Tam Giang đang được phục hồi; đến với am thờ của ngư dân vạn chài cầu mưa thuận gió hòa đang được huyện đầu tư phục hồi để đưa vào tour du lịch…

Từ bến đò Cồn Tộc, du khách có thể đến bãi tắm Quảng Ngạn, Quảng Công. Tại đây du khách thuê xe đạp, thỏa sức vui chơi, thưởng thức nét đẹp cảnh quan, khám phá đời sống, văn hóa của ngư dân vùng đầm phá, ven biển. Đến với vùng ven biển, ngư dân có thể thuê xuồng, lưới cụ trải nghiệm nghề kéo “lưới rồng” vào buổi sáng, hoặc ban đêm.

Thôn Ngư Mỹ Thạnh có khoảng 200 hộ dân chủ yếu làm nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên đầm phá Tam Giang. Nhiều hộ ngư dân kết hợp đánh bắt thủy sản còn thêm nghề “làm du lịch”, chủ yếu cho du khách thuê thuyền, ngư lưới cụ… Bình quân mỗi ngày, nhiều hộ có thêm thu nhập từ 200-500 ngàn đồng từ cho thuê thuyền, ngư lưới cụ và bán thủy sản cho du khách.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

Cần Giờ: Rừng Ngập Mặn Và Hải Sản Tươi Ngon

Đối với người dân Sài Gòn, Cần Giờ là địa điểm lý tưởng để tổ chức picnic cuối tuần hoặc dành cho những bạn trẻ muốn “đi bụi” trong ngày. Chỉ cách trung tâm chúng tôi khoảng 50 km, huyện nổi tiếng với rừng ngập mặn, biển và hải sản tươi sống. Đường bờ biển dài khoảng 13 km, hình thành từ phù sa hạ lưu của các con sông cho nên cát màu đen không hấp dẫn lắm. Mặc dù đang có vài kế hoạch xây các khu nghỉ dưỡng để phát triển ngành du lịch địa phương, tuy nhiên có hấp dẫn khách du lịch quốc tế hay không thì chưa thể nói trước được. Tổ chức UNESCO cũng ghi nhận Cần Giờ tập trung rất cao nhiều chủng loại động thực vật đa dạng với hơn 200 loài động vật và 150 loài thực vật.

Biển Cần Giờ – Ảnh: Lê Hồng Quân

[f1]Chơi gì, xem gì[/f1][f2] Hầu hết mọi người đi Cần Giờ về đều đánh giá giá cả dịch vụ ổn và không bị chặt chém, hải sản rẻ hơn Vũng Tàu. Buổi tối yên tĩnh phù hợp với những người thích nghỉ dưỡng thư giãn.

[special type=”list” url=”https://www.dulichbui.vn/2016/08/vam-sat-oc-dao-xanh-tuoi-cach-sai-gon-50km/” image=”https://www.dulichbui.vn/files/2016/08/vam-sat.jpg” size=”med” title=”Khu du lịch Vàm Sát” text=”Đây là một khu du lịch phải đi ghe hoặc cano tham quan. Có các khu như: Khu đầm Dơi, khu bảo tồn động vật hoang, Tháp Tang Bồng cao 26m (có thể quan sát toàn cảnh khu rừng ngập mặn Cần Giờ). Rừng ngập mặn Vàm Sát thuộc Khu dự trữ sinh quyển Thế giới với hệ động thực vật vô cùng phong phú.”]

[special type=”list” url=”https://www.dulichbui.vn/2015/09/dao-thanh-an-thanh-binh-giua-chon-do-thi/” image=”https://www.dulichbui.vn/files/2015/09/thanh-an.jpg” size=”med” title=”Đảo Thạnh An” text=”Hòn đảo nằm hoàn toàn tách biệt với huyện Cần Giờ, để đến được hòn đảo này bạn chỉ có thể đi bằng đường thủy, mỗi ngày chỉ có vài chuyến đi về. Nếu bạn muốn tìm một địa điểm thanh bình, yên tĩnh, một chút mộc mạc, … và muốn trốn khỏi thành phố, Thạnh An có thể là một điểm đến không tồi.”]

Khu du lịch Đảo Khỉ: Khỉ ở đây khá quậy, khi vào thăm nhớ cẩn thận tỉnh táo bảo vệ tư trang, đồ dùng cá nhân vì các chú khỉ ở đây rất ranh ma, hay giật đồ du khách. Không nên đi gần khỉ để chúng giựt mất đồ. Khi đi nên cầm theo cây gậy để dọa khỉ, chứ không chiến đấu với khỉ, chúng gọi cả đàn ra thì chết toi.

Đảo khỉ – Ảnh: chúng tôi xã Cần Thạnh: cách khu du lịch 30/4 chừng 8km. Là một thị trấn nhỏ, êm đềm nằm trên mảnh đất hình mũi nhọn như một mũi tên chỉ về hướng Vũng tàu. Từ Cần Thạnh nhìn về hướng Vũng tàu, bạn có thể thấy rõ núi lớn, núi nhỏ, thấy cả con đường ven biển với những ánh đèn vàng lấp lánh về đêm. Tại công viên ngay trong thị xã, ban đêm nhìn qua là đường Hạ Long, Thuỳ Vân của Vũng Tàu, lấp lánh ánh đèn.

Bãi biển 30/4: Bãi biển đen do phù sa, nhưng nếu bạn muốn tắm thì cũng không đến nỗi tệ.

Thánh thất Cao Đài: nằm tại trung tâm thị trấn Cần Thạnh. Thánh thất nhìn khá đẹp, có thể vào tham quan và chụp ảnh.

Lăng Cá Ông: Nằm ngay trong Chợ Cần Giờ, đang trưng bày bộ xương cá Ông (cá Voi) dài khoảng 17m. Vừa viếng lăng, vừa dạo chợ cũng là 1 cái thú. [/f2]

[f1]Ở đâu[/f1][f2] Thông thường thì các bạn đi Cần Giờ trong ngày, nếu có nghỉ lại thì cũng không có nhiều lựa chọn. Với đoàn nhóm đông thì bạn có thể nghỉ tại Khách sạn hoặc Resort ngay tại bãi biển 30/4, buổi tối có thể ra biển chơi. Một số khách sạn họ không nhận đặt phòng trước. Giá phòng khách sạn khoảng 300K/đêm trở lên. Nếu bạn đi ít người thì nên vào trong thị trấn Cần Thạnh thuê khách sạn. Giá trong này cũng rẻ hơn chỉ tầm 200K/đêm. Một số địa chỉ tham khảo

Nhà Nghỉ Thái Dương: (08) 3874 398, Đường Số 1, Huyện Cần Giờ, chúng tôi Giá phòng 250k/ngày đêm, thuê từ 2 phòng thì trả giá 200k.

Nhà Nghỉ Tâm Tâm: (08) 2214 4899, Đường Số 1, Huyện Cần Giờ, TP.HCM

Nhà Nghỉ Bảo Hưng: (08) 3874 4122, Đường Số 1, Huyện Cần Giờ, TP.HCM

Bãi biển Hòn Ngọc Phương Nam Resort – Ảnh: Lê Hồng Quân

[/f2]

[f1]Ăn gì[/f1][f2] Nói đến món ngon Cần Giờ, trước hết phải nói đến hải sản. Cần Giờ có đường bờ biển dài, phần lớn là những bãi nghêu được nuôi trong môi trường tự nhiên. Hàng ngày, tiếp nhận lượng lớn phù sa từ các con sông lớn từ Đồng Nai, Soài Rạp đổ vào, vì vậy hải sản ở đây rất mau lớn và có vị ngọt tự nhiên rất đậm đà. Nghêu có màu trắng đục như sữa, thịt dày và dai, khi bắt lên chỉ cần ngâm nước sơ qua rồi hấp gừng, ăn với nước mắm ớt ngọt hoặc muối tiêu chanh thì thật tuyệt vời.

Cần Giờ có khá nhiều loại hải sản, từ các loại cua, cúm, ghẹ đến tôm, ốc… Trong các món được du khách yêu thích nhất phải kể đến tôm. Tôm Cần Giờ phần lớn là tôm sú, được bắt từ biển hoặc các ao, đầm. Ngoài ra, còn có các loại khác như tôm sắt với lớp vỏ cứng, hay tôm đất với lớp vỏ mềm trong, thịt dẻo lại ngọt tuyệt vời. Ngon nhất vẫn là loại tôm gạch son, thường có vào khoảng tháng 3-4 âm lịch. Khi chế biến, chỉ cần rửa sạch tôm và cho vào nồi hấp, để một tí bia là đã có một đĩa tôm đỏ tươi hấp dẫn còn nghi ngút khói. Nếu không muốn ăn theo kiểu hấp, bạn thể thể nhờ nướng tôm ngay tại chỗ. Mùi tôm thơm lừng, quyện vào mùi gió biển từ hàng dương sẽ khiến bạn cảm thấy ngon miệng hơn.

Bên cạnh cua còn có món ghẹ biển. Có loại màu đỏ hồng, có loại màu xanh. Ăn cua ghẹ ngon nhất là vào những ngày cuối tháng vì thịt sẽ chắc hơn. Không nên ăn vào những ngày rằm vì thịt ít – dân địa phương gọi là “óp”. Cần Giờ còn có loại cua cúm. Về cơ bản, nó giống hình dạng như cua, sống chủ yếu trong rừng đước. Thân hình màu đen, mang chiếc mai xù xì, nhưng thịt thì rất chắc và đặc biệt thơm ngon. Còn ốc, Cần Giờ là nơi du khách có thể tìm thấy nhiều món ngon chế biến từ ốc như gỏi chua ốc đụn, ốc giác, ốc hương biển hấp xả, ốc mỡ xào me… Mỗi loại đều mang đến cho thực khách một cảm nhận riêng về vị ngon đặc trưng của món ăn. Nếu ốc giác cho du khách cảm giác dai dai, giòn giòn, thì ốc mỡ lại ngọt lịm và mềm mại. Lại có ốc hương biển với những chiếc bông lấm tấm, điểm xuyết thêm cho hương vị ngọt thanh và phảng phất hương biển của mình. [/f2]

[f3]

Rừng Sát – Ảnh: chúng tôi src=”https://windpro.vn/photos/images/countries/vietnam/saigon/can-gio/can-gio-5.jpg”>Trên đường ra Cần Giờ Ảnh: DU LỊCH BỤI

[/f3]

[f4]Từ Sài Gòn bạn đi dọc theo đường Huỳnh Tấn Phát, qua đò Bình Khánh, chạy thẳng là tới Cần Giờ. Đường không khó đi, chỉ có một con đường chạy thẳng tới khu du lịch và biển Cần Giờ. Thường thì các bạn sẽ đi xe máy hoặc ô tô tự lái.

Nếu các bạn đi xe bus có thể bắt tuyến 75, Sài Gòn đi Cần Giờ. Xe chạy qua các tuyến phố: bãi đỗ xe buýt Công viên 23/9 – Lê Lai – (Vòng xoay) – Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão – Yersin – Trần Hưng Đạo – Trạm Bến Thành (57 Phạm Ngũ Lão) – Hàm Nghi – Hồ Tùng Mậu – Nguyễn Tất Thành – Huỳnh Tấn Phát – Rừng Sát – Duyên Hải – Đào Cử – Bến xe Cần Thạnh (Cần Giờ).

Cần Giờ đi Vũng Tàu

Từ Cần Giờ có thể đi sang Vũng Tàu, bạn hoàn toàn có thể kết hợp đi Cần Giờ và Vũng Tàu. Ngày 1 chơi ở Cần Giờ, ngủ lại 1 đêm rồi sáng sớm hôm sau đi Vũng Tàu. Lịch tàu chạy ở 2 đầu như sau: Xuất phát lúc 6h sáng và 10h trưa tại bến Tắc Suất (hoặc bến Cơ Khí nếu nước ròng), đi khoảng 1h hơn thì tới bến Bến Đình (hoặc bến Bến Đá). – Vé: 25k/người, 20k/xe máy, 10k/xe đạp. – Chi phí bốc dỡ: 20k/xe máy lên ở bờ Cần Giờ + 30k/xe máy xuống ở bờ Vũng Tàu. (Xe ga thêm 10k)

Tàu Vũng Tàu đi Cần Giờ

Xuất phát lúc 8h sáng và 10h trưa tại bến Bến Đình (hoặc bến Bến Đá), đi khoảng 1h hơn thì tới bến Tắc Suất (hoặc bến Cơ Khí nếu nước ròng). – Vé: 25k/người, 20k/xe máy, 10k/xe đạp. – Chi phí bốc dỡ: 40k/xe máy lên ở bờ Vũng Tàu và 30k/xe máy xuống ở bờ Cần Giờ.[/f4]

[f1]Một số ghi chú cần biết[/f1][f2]

Đoạn đường đầu Cần Giờ (vừa qua phà Bình Khánh) đến đầu thị xã Cần Thạnh rất vắng (xe ảnh), đường lớn nhưng nhiều đá sỏi, không bằng phẳng, do đó cần chuẩn bị xe máy với vỏ, ruột thật tốt. Nếu bạn đi vào ngày thường, hai bên đường không hề có tiệm sửa xe, xe hỏng thì chỉ còn cách vác lên xe buýt để tìm chỗ sửa (tốn khá nhiều tiền).

Đường Cần Giờ rất vắng.

Đường đi Cần Giờ có nhiều công an giao thông nên bạn phải đi theo đúng luật giao thông.

[/f2]

Đi du lịch Cần Giờ theo tour

Trong trường hợp không muốn đi du lịch Cần Giờ tự túc, du khách có thể đặt tour du lịch Cần Giờ 1 ngày để trải nghiệm. Giá trou trọn gói cho một người là 650.000 đ. Tour khởi hành hàng ngày.

Điều Gì Làm Rừng Ngập Mặn Cà Mau Thu Hút Đến Thế?

Rừng ngập mặn Cà Mau nơi trải nghiệm thú vị cho du khách

Tổng quan về rừng ngập mặn Cà Mau

Với tổng diện tích khoảng 63.017 ha, rừng ngập mặn Cà Mau trải dài ở 6 huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh, Ngọc Hiển và Năm Căn. Phần lớn diện tích rừng nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau và hơn 15.000 ha thuộc vườn quốc gia Mũi Cà Mau.

Thuộc vị trí địa lý có ba mặt giáp biển Cà Mau, rừng ngập mặn được xem là lá chắn xâm thực, xói lở ở nơi đây. Thực tế, mảng rừng phòng hộ ven biển kéo dài từ Bạc Liêu đến Mũi Cà Mau rồi đi dọc sang biển Tây tới cửa biển Khánh Hội thuộc huyện U Minh với tổng chiều dài 307 km thì có đến 254km thuộc địa phận tỉnh Cà Mau.

Ngoài công dụng là chống xâm thực, rừng ngập mặn còn giúp bồi biển, gia tăng diện tích lãnh thổ cho nước ta. Phía Tây Mũi Cà Mau có một bãi bồi rộng lớn với diện tích 6.456 ha, hàng năm nhờ phù sa bổi đắp lấn biển từ 50-80 mét. Nơi đây cũng là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài thủy sinh – nguồn cung cấp con giống thiên nhiên vô tận cho ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau. Rừng ngập mặn Cà Mau còn là lá phổi xanh của cả vùng Đông Nam Bộ, đóng vai trò điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.

Hệ sinh thái của rừng ngập mặn Cà Mau

Rừng ngập mặn Cà Mau là hệ sinh thái đa dạng và đặc trưng nhất trong các hệ rừng. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cà Mau, năm 2006 có 22 loài cây, trong đó nổi bật nhất loại cây chịu phèn chịu mặn như: đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, v.v. và một số loại dương xỉ, dây leo khác. Trong số đó, đước là loài cây phổ biến nhất nên còn được gọi là rừng đước.

Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cà Mau cũng thống kê được 13 loài thú (thuộc 9 họ), 74 loài chim (thuộc 23 họ), 17 loài bò sát (thuộc 9 họ), 5 loài lưỡng cư (thuộc 3 họ), 14 loài tôm, 175 loài cá (116 giống và 77 họ), 133 loài động thực vật phiêu sinh đang sinh sống nơi đây. Hệ thống rừng trù phú tươi xanh, chim muông cũng sinh trưởng tốt; thế nên đến rừng ngặp mặn Cà Mau mọi người dễ dàng bắt gặp nhiều loài chim quý, có cơ hội thương thức nhiều đặc sản Cà Mau như cua, vọp, ba khía, cá dứa, v.v.

Du lịch về rừng ngập mặn Cà Mau

Nhiều năm qua, Khu du lịch Mũi Cà Mau cùng với các nhà làm du lịch địa phương đã đầu tư hệ thống cầu – đường bộ, lối đi trong rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch nơi đây. Đến với mũi Cà Mau, du khách sẽ có dịp trải nghiệm đi xuyên rừng, đi canô, vỏ lãi để ngắm vẻ đẹp đặc trưng của rừng ngập mặn, khu bãi bồi; câu cá, bắt cua, ốc len, ba khía; dã ngoại, cắm trại và thưởng thức các món đặc sản nơi đây.

Về rừng đước, du khách sẽ được lênh đênh trên xuồng máy, xuôi sóng qua từng mảng rừng, tận mắt ngắm nhìn khu rừng rộng lớn, với nhiều loài chim, thú và bò sát,v.v.. nơi đây xứng đáng là điểm đến khám phá thú vị nhất ở Cà Mau.

Ăn gì khi đến rừng ngập mặn Cà Mau?

Nhắc đến rừng ngập mặn không thể bỏ qua những món ăn hấp dẫn nơi đây, đặc biệt là món nhộng ong. Nhộng ong này có thể được chế biến theo nhiều cách như nấu cháo, xào, làm gỏi. Được đánh giá ngon nhất là món gỏi vì món này giữ được sự tươi ngon và mùi vị đặc trưng của nhộng.

Cách chế biến món này cũng khá đơn giản, quan trọng là lấy được nhộng từ tổ ong. Nhộng ong làm sạch sẽ được nấu sơ với hành phi, gia vị, nước mắm, tiêu rồi để riêng ra. Sau đó trộn với bắp chuối non bào sợi, rau thơm, cho thêm chút hẹ và đậu phộng là đã hoàn thành. Nhộng ong có vị bùi, béo ngậy kết hợp cùng bắp chuối có vị chát nên không bị ngán, món này không những ngon mà món ăn này còn rất tốt cho sức khỏe.

Một cái tên nghe khá xa lạ với nhiều người là bồn bồn hay còn gọi là cỏ nến, một loại cỏ sống ở vùng ngập nước, trong ao hồ hoặc cặp mé sông. Bồn bồn có thể chế biến thành nhiều món ăn như như dưa bồn bồn, canh chua, bồn bồn xào tôm, làm gỏi, bồn bồn nhúng lẩu thậm chí có thể ăn sống. Đặc biệt là món dưa bồn bồn rất nổi tiếng ở Cà Mau, có vị ngọt, giòn giòn dùng trong bữa cơm hàng ngày với cá đồng kho tộ nữa thì đúng là đậm chất miền Tây.

Cập nhật thông tin chi tiết về Du Ngoạn Rừng Ngập Mặn Ðồng Nai trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!