Bạn đang xem bài viết Đưa An Giang Trở Thành Trung Tâm “Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh” Trọng Điểm Của Cả Nước được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đưa An Giang trở thành trung tâm “du lịch văn hóa tâm linh” trọng điểm của cả nước
07/12/2020
dua-an-giang-tro-thanh-trung-tam-du-lich-van-hoa-tam-linh-trong-diem-cua-ca-nuoc
(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh, núi non hùng vĩ bật nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, du lịch An Giang nổi tiếng với du lịch tâm linh viếng Bà Chúa Xứ Núi Sam (Châu Đốc), vùng Thất Sơn huyền bí. Đây là lợi thế nổi trội đưa An Giang trở thành trung tâm “du lịch văn hóa tâm linh” trọng điểm của cả nước.
Khu du lịch Núi Cấm nằm ngay trung tâm của vùng Bảy núi với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Ảnh: QM
Giai đoạn 2021-2025, ngành du lịch An Giang phấn đấu đón 42 triệu lượt khách, thu 27.800 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2025 phấn đấu đón 10 triệu lượt khách, với 30% khách lưu trú. Đến năm 2025, có thêm ít nhất 1 khu du lịch văn hóa tâm linh hỗn hợp quy mô lớn có nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn 5 sao, có các khu vui chơi, giải trí lớn tại các khu du lịch trọng điểm và các thành phố lớn như Long Xuyên, Châu Đốc, phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, di tích văn hóa, lịch sử để tạo sự khác biệt của ngành du lịch tỉnh theo hướng “du lịch văn hóa tâm linh” trọng điểm của cả nước.
Để đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, ông Nguyễn Khánh Hiệp, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang cho biết, tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư nhanh vào lĩnh vực xây dựng nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn từ 4 sao trở lên; nâng cấp, tu bổ, bảo tồn các công trình văn hóa tiêu biểu, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và cấp quốc gia phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương, khai thác du lịch văn hóa, tâm linh.
“Ngành du lịch An Giang cũng đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch An Giang; quan tâm đầu tư và đổi mới hơn thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng website du lịch An Giang, tuyên truyền rộng rãi về các tiềm năng, điều kiện tự nhiên, sự khác biệt vùng miền, những địa danh, thắng cảnh, văn hóa ẩm thực miền sông nước nhằm thu hút du khách đến An Giang”, ông Hiệp cho biết.
Ngành du lịch tỉnh tập trung tăng cường, xúc tiến quảng bá du lịch đến các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc; tập trung xây dựng hình ảnh và định vị du lịch An Giang là điểm đến “An toàn, thân thiện, hấp dẫn”; tiếp tục thực hiện Chương trình liên kết phát triển du lịch giữa An Giang với Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tinh Đồng bằng sông Cửu Long. An Giang cũng tập trung liên kết phát triển tour xuyên biên giới An Giang- Campuchia – Thái Lan – Lào, các nước châu Á tập trung thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc khi dịch COVID-19 bị đẩy lùi.
Trà Sư mượt mà mùa nước nổi. Ảnh: TL
Thời gian qua, An Giang cũng đầu tư phát triển giao thông phục vụ phát triển du lịch; xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch Núi Sập, Khu du lịch Soài So, cơ sở hạ tầng Khu du lịch Núi Cấm, tuyến tránh Quốc lộ 91 đến chợ Vĩnh Đông, đường lên đỉnh Núi Sam. Nhiều điểm du lịch, khu dịch vụ công cộng, siêu thị, bến xe trên địa bàn An Giang cung cấp wifi miễn phí, tạo điều kiện để người dân, khách du lịch tra cứu thông tin về điểm đến, góp phần quảng bá du lịch của tỉnh. Các khách sạn, nhà nghỉ cũng triển khai phần mềm quản lý khách lưu trú góp phần đảm bảo an ninh trật tự, giảm tệ nạn xã hội, tạo niềm tin cho du khách đến với An Giang. Một số nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại đã triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thuận lợi cho du khách.
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. Ảnh: TL
Ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, An Giang sẽ phát triển đồng bộ các loại hình du lịch tâm linh – sinh thái – nghỉ dưỡng; huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối các điểm, khu du lịch trọng điểm, phục vụ nhu cầu của du khách và thu hút các nhà đầu tư chiến lược; xây dựng mô hình sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp… Tỉnh cũng tập trung rà soát, kêu gọi đầu tư phát triển các khu, điểm có khả năng phát triển du lịch vùng Bảy Núi thuộc huyện Tri Tôn, Tịnh Biên; khai thác đặc trưng riêng của từng địa phương để hình thành “Mỗi địa phương là một điểm đến”; làm tốt công tác xúc tiến, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, những hoạt động văn hóa, giải trí về đêm… thu hút và giữ chân du khách”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định, thời gian tới, An Giang sẽ tập trung đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch và con người An Giang; tăng cường liên kết vùng, trong và ngoài nước nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh; tập trung triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch; tăng cường công tác giám sát để nắm bắt những vấn đề khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư nhằm kịp thời xử lý, kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư do doanh nghiệp thực hiện.
Bên cạnh phát triển du lịch với các lợi thế sẵn có, ngành du lịch An Giang cũng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tập trung khai thác các sản phẩm du lịch có tiềm năng như: Du lịch gắn với hoạt động nông nghiệp, du lịch đường sông, du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, du lịch thể thao giả trí… An Giang cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư tại các khu, điểm du lịch được qui hoạch, chủ yếu 4 khu trọng điểm, có lợi thế cạnh tranh cao trong vùng như: Khu du lịch Núi Sam – Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc), Khu du lịch Núi Cấm – rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên), Khu du lịch Mỹ Hòa Hưng – cồn Phó Ba (Long Xuyên) và Khu di tích Văn hóa Óc Eo – Ba Thế (Thoại Sơn). Tỉnh cũng kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, resort, siêu thị, trung tâm mua sắm hiện đại tại Châu Đốc để khai thác lượng khách du lịch đến lễ Bà Chúa Xứ hàng năm…
Giai đoạn 2016-2020, An Giang đón 38 triệu lượt khách trong và ngoài nước, trong đó, khách quốc tế đạt 405 nghìn lượt, 4,1 triệu khách lưu trú, doanh thu đạt 21.200 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khách du lịch đến An Giang năm 2020 dự kiến chỉ đạt khoảng 6,5 triệu khách, giảm 30% so với cùng kỳ, ước đạt 65% so với kế hoạch với doanh thu ước đạt 4.000 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ, đạt 53% so với kế hoạch… ./.
Quang Minh
Quảng Yên Chú Trọng Phát Triển Du Lịch Văn Hóa, Tâm Linh
Trong số 200 di tích lịch sử văn hóa của TX Quảng Yên phải kể đến Khu di tích Bạch Đằng gồm 9 điểm di tích được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt; 41 di tích được hạng cấp quốc gia; 12 di tích xếp hạng cấp tỉnh và hàng trăm lễ hội nổi tiếng, trong đó phải kể đến Lễ hội Tiên Công, Lễ hội Bạch Đằng, Lễ hội Xuống Đồng, Lễ hội Cầu Ngư… Cư dân Quảng Yên hiện còn bảo lưu khá nguyên vẹn các phong tục tập quán trong lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt vùng đồng bằng Sông Hồng. Với những thế mạnh đó, Quảng Yên có nhiều điều kiện để khai thác nguồn lợi du lịch từ các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề và lễ hội.
Nhận thức rõ phát triển dịch vụ, du lịch là một trong những hướng đi đúng đắn để phát triển KT-XH địa phương, TX Quảng Yên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện hát triển du lịch; triển khai tốt công tác tuyên truyền, quảng bá; phối hợp, liên kết với các công ty du lịch, lữ hành tổ chức đón khách tàu biển quốc tế cũng như khảo sát, xây dựng các tuyến điểm du lịch trên địa bàn. Trong đó, UBND thị xã đã phối hợp với Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist, Công ty du lịch Tân Hồng, Công ty Cổ phần Du thuyền Đông Dương, Công ty du lịch Nam Phong… lựa chọn các điểm tham quan tiêu biểu của thị xã, hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ đón khách du lịch, đặc biệt là ở 3 tuyến và 11 điểm du lịch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã đưa 2 sản phẩm “Làng quê Quảng Yên” và “Dấu ấn Bạch Đằng Giang” vào khai thác phục vụ du lịch tàu biển quốc tế.
Ông Trần Nhuận Vinh, Giám đốc Công ty du lịch Nam Phong, một trong những đơn vị du lịch đang phối hợp với địa phương cho rằng: TX Quảng Yên có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh với nhiều điểm di tích văn hóa, làng nghề thủ công truyền thống. Vì vậy cần định vị đối tượng khách du lịch đến với Quảng Yên là khách du lịch văn hóa, tâm linh.
Trong 5 năm tới, Quảng Yên nên trở thành “điểm ghé” chứ chưa phải là “điểm đến” du lịch. Vì qua khảo sát tại Quảng Yên cho thấy địa phương có 3 tiêu chí phục vụ tốt tiêu chí này, đó là ẩm thực, sinh thái (rừng ngập mặn, cây sú, vẹt…) và có yếu tố giải trí văn hóa (hệ thống từ đường của các dòng họ ở Quảng Yên là một nét văn hóa đặc biệt, rất phù hợp với dòng khách nước ngoài).
Để làm được điều này, ông Vinh cho rằng Quảng Yên cần có kế hoạch cụ thể xây dựng hạ tầng du lịch nhằm phát triển dòng khách du lịch phù hợp. Sau khi định vị đối tượng khách, giá trị cốt lõi của du lịch, địa phương cần chú trọng tới công tác quảng bá trên mạng internet, trong đó quan trọng là các trang mạng xã hội, website du lịch nổi tiếng.
Khi đã xác định Quảng Yên trở thành “điểm ghé”, địa phương nên tập trung toàn bộ nhân lực làm tốt công tác quản lý, nhất là tại các nhà hàng, khách sạn, chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Trong tương lai, đơn vị mong muốn lãnh đạo thị xã có những định hướng cụ thể để phát triển du lịch Quảng Yên theo đối tượng khách, thay đổi tư duy du lịch địa phương để thu hút du khách.
Đền Trần Hưng Đạo – Miếu Vua Bà tại KDT Bạch Đằng (TX Quảng Yên)
Xác định phát triển du lịch văn hóa, tâm linh là hướng đi phù hợp, thời gian qua, công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch đã được TX Quảng Yên chủ động triển khai. Trong đó, dự án khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng với các hạng mục như: Đền Trần Hưng Đạo – Miếu Vua Bà, bến đò cổ, Đình Trung Bản, Đền Trung Cốc, Đình Đền Công, Đình Yên Giang… đã được đầu tư và hoàn thành phục vụ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, TX Quảng Yên cũng triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo di tích, danh thắng khác phục vụ du lịch như: tu bổ, tôn tạo 20 di tích từ đường dòng họ Tiên Công được xếp hạng di tích quốc gia; khu Bác Hồ dừng chân; di tích Chùa Hang, di tích Chùa Đống Phúc, khu du lịch Thác Mơ, khu di tích đền chùa Quan Đại…
Để Quảng Yên trở thành địa bàn du lịch trọng điểm
Theo bà Vũ Thị Hồng Quyên, Phó Giám đốc Chi nhánh Saigontourist – Quảng Ninh, đơn vị du lịch lữ hành đang triển khai đưa khách du lịch tàu biển nước ngoài đến Quảng Yên cho biết: Xuất phát từ tiềm năng, hội tụ tinh hoa văn hóa, ẩm thực và cảnh quan của Quảng thời gian qua, Công ty đã quyết tâm khai thác, giới thiệu tiềm năng vẻ đẹp của Quảng Yên tới du khách, nhất là khách du lịch quốc tế. Thời gian tới khi Quảng Yên có đầy đủ điều kiện cơ sở hạ tầng vật chất, phía công ty sẽ tiếp tục giới thiệu nhiều dòng khách tới địa phương.
Xuất phát từ vị trí địa lý, TX Quảng Yên có nhiều đặc điểm thuận lợi về giao thông để trở thành điểm dừng du lịch cũng như chuyên khai thác dòng khách du lịch Việt Nam và khách quốc tế inbound đường biển. Về khai thác điểm dừng du lịch tại Quảng Yên, thị xã cần xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái rừng ngập mặn, quảng bá văn hóa ẩm thực phong phú, phù hợp với thị yếu của du khách; chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng du lịch phù hợp; có không gian mở để du khách thưởng thức các nét văn hóa đặc trưng của địa phương. Tuy nhiên, trước mắt cũng theo bà Quyên, ngành du lịch Quảng Yên cần chú trọng phát triển hệ thống giao thông tới các điểm du lịch, tạo thuận lợi cho du khách.
Thời gian qua, công tác kêu gọi các nhà đầu tư phát triển du lịch tại địa phương cũng được TX Quảng Yên chú trọng triển khai. Tiêu biểu là dự án khu du lịch và đô thị sinh thái Hoàng Tân do Tập đoàn Xi măng Hạnh Phúc (Đài Loan) đầu tư với tổng diện tích trên 560 ha gồm các hạng mục: khu sân golf 36 lỗ, khu du lịch, dịch vụ và đô thị với hệ thống khách sạn cao cấp 6 sao, công trình vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm chất lượng cao, bãi tắm, trung tâm hội nghị, hội thảo… Tổng kinh phí đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
Chùa Đống Phúc (TX Quảng Yên) được tu bổ khang trang
Với những bước đi đúng hướng, tin tưởng rằng trong tương lai, TX Quảng Yên sẽ trở thành một trong những địa bàn du lịch trọng điểm của Quảng Ninh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế địa phương./.
Chuyên Đề: “Du Lịch Tâm Linh Và Du Lịch Văn Hóa Ở An Giang”
Du lịch tâm linh và du lịch văn hóa đang là xu thế phát triển của du lịch Việt Nam. Sự phát triển của loại hình du lịch này không những mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội, văn hóa cho người dân mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho du khách. An Giang vốn là vùng đất hội tụ nhiều chùa chiền, đình miếu, lăng tẩm nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chúng mang giá trị độc đáo về kiến trúc và có bề dày lịch sử – văn hóa đã được Nhà nước công nhận. Đây thật sự là lợi thế lớn để An Giang khai thác loại hình du lịch văn hóa tâm linh nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch của Tỉnh.
Một số điểm đến văn hóa tâm linh ở An Giang bao gồm: miếu Bà Chúa Xứ – một trong 10 điểm thu hút nhiều khách hành hương nhất ở Việt Nam (Tổ chức kỷ lục Việt Nam); chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu và chùa Hang (cụm di tích Núi Sam); chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng đế ở Vồ Bồ Hông (khu du lịch Núi Cấm); điện Ngọc Hoàng, điện U Minh, điện Phật Thầy, điện A-di-đà, điện Phật Mẫu, điện Huỳnh Long, điện Chư Thần, điện Ba Cô, điện Ngũ Hành, điện Trúc Lâm (khu du lịch Núi Két),…
1. Đánh giá của du khách đối với những điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang / Nguyễn Trọng Nhân, Cao Mỹ Khanh
Tóm tắt: Du lịch văn hóa tâm linh đang là xu thế phát triển của du lịch Việt Nam và sự phát triển của loại hình du lịch này không những mang lại các lợi ích về kinh tế, xã hội, văn hóa mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho du khách. An Giang là vùng đất hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Tuy nhiên, thời gian qua, An Giang cũng như nhiều tỉnh/thành khác ở Việt Nam vẫn chưa thật sự phát triển có chất lượng và hiệu quả loại hình du lịch này. Do đó, mục đích chính của nghiên cứu là khảo sát sự đánh giá của du khách để biết được thực trạng các điều kiện và khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang. Qua đó, tác giả cũng cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc thực thi những giải pháp nhằm góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng của loại hình du lịch – cơ sở quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh An Giang. Nguồn trích: Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ / 2014, Số 32, tr. 121-128
2. Văn hóa tâm linh qua hệ thống đình ở An Giang / Phạm Văn Thống.
Tóm tắt: Bài trích giới thiệu quy trình nghiên cứu văn hóa tâm linh qua hệ thống đình ở An Giang. Nguồn trích: Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 2000-2004, tr.199 – 204
3. Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại tỉnh An Giang / Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Quang Vũ
Tóm tắt: Du lịch tâm linh đang là một trong xu thế phát triển mới của ngành du lịch nhiều quốc gia. Phát triển du lịch tâm linh không chỉ đem lại những hiệu quả về kinh tế – xã hội, giải quyết nguồn lao động, nâng cao trình độ dân trí mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị về mặt văn hóa – tín ngưỡng của cộng đồng địa phương. An Giang được biết đến là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long với những cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, những công trình di tích lịch sử – văn hóa lâu đời, đặc biệt là các công trình tôn giáo, tín ngưỡng dân gian
Nguồn trích: Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ / 2016, Số 5, Tập 19, tr. 104-112
4. Hội đua bò Bảy Núi – Từ góc nhìn lịch sử, văn hóa / Liêu Ngọc Ân
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến những giá trị văn hóa của lễ hội đua bò Bảy Núi nhìn từ phương diện lịch sử, văn hóa. Trong đó, tác giả đưa ra những nhận định về việc tìm hiểu thời gian hình thành Hội đua bò Bảy Núi này. Qua đó, tác giả cho thấy, lễ hội này đã trở thanh hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tự phát dưới góc nhìn địa văn hóa, và tạo dựng nên những giá trị đặc sắc cho lễ hội này như: (1) hình thành từ nhu cầu sống, lao động sản xuất bình thường, có tồn tại yếu tố niềm tin tôn giáo, cầu mong hạnh phúc trong vụ mùa mới; (2) hình thức và nội dung của lễ hội gần như không thay đổi, vẫn giữ nguyên vẹn nét cổ xưa thể hiện tinh thần coi trọng truyền thống; (3) lễ nghi tôn giáo chuyển hóa và dung hòa giữa lễ đua bò và lễ Sen Dolta (lễ cúng ông bà); (4) thể hiện tinh thần tự thức làm nên tính cộng đồng sâu sắc của bà con Khmer vùng Bảy Núi, tạo bước chuyển biến trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong cộng đồng người Khmer. Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa lịch sử An Giang / 2013, Số 9(102), tr. 14-17,45
5. Vài nét đặc trưng văn hóa vùng Bảy Núi An Giang / Diệp Lạc
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến những nét đặc trưng của văn hóa vùng Bảy Núi như: (1) từ điều kiện tự nhiên tạo nên một quần thể núi với dốc cao trải dài chiếm hầu hết diện tích của vùng; (2) hình thức sản xuất trên đất ruộng là gieo sạ không đều nhau, chỉ sản xuất vào mùa mưa, mùa nắng để đất hoang là đặc trưng không gian văn hóa về nông nghiệp của vùng; (3) hệ thống đình, chùa, miếu, thánh thất dày đặc theo đặc điểm tôn giáo khác nhau; (4) các lễ hội cổ truyền, lễ hội tâm linh đặc trưng của người Kinh, người Khmer xuất phát từ phong tục tín ngưỡng của từng dân tộc; (5) cây thốt nốt hình thành nên các giá trị văn hóa (ẩm thực, nghề leo cây, tạo dựng một nhịp sống cộng đồng); (6) làng nghề truyền thống (nghề làm gốm, đan đệm bàng, dệt thổ cẩm); (7) văn hóa ẩm thực truyền thống đa dạng và phong phú; (8) hình thái cư trú tạo thành mô típ rất riêng của cộng đồng dân cư vùng đất này; (9) cách thức sản xuất nông nghiệp theo lối thủ công, chăn nuôi thả rong trên sườn núi.
Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa lịch sử An Giang / 2013, Số 3, tr. 26-27 6. Tạo sức hút cho du lịch lễ hội An Giang / Hồ Thị Đào
Tóm tắt: Theo tác giả, để tạo sức hút và nâng cao hiệu quả của loại hình du lịch lễ hội, An Giang cần thực hiện những giải pháp sau: (1) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; (2) đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch lễ hội; (3) xúc tiến quảng bá, tiếp thị mở rộng thị trường; (4) hợp tác liên kết với các khu vực quốc tế; (5) phát triển du lịch lễ hội gắn với du lịch cộng đồng; (6) quản lý tốt an ninh trật tự trong mùa lễ hội; (7) xây dựng và khai thác hiệu quả các tuyến du lịch lễ hội mới.
Nguồn trích: Tạp chí Du lịch / 2015, Số 3, tr. 28-29 7. Du lịch Việt Nam vùng tâm linh chưa được đánh thức / Nguyễn Văn Đáng
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu hành trình từ văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể và giới thiệu về các điểm nhấn văn hóa tâm linh của người Việt.
9. Sức mạnh cộng đồng trong bảo tồn di tích tín ngưỡng làng Việt / Nguyễn Xuân Hồng
Tóm tắt: Bài viết cho thấy thực trạng của những di tích và sự cần thiết của việc bảo tồn. Theo tác giả, sức mạnh cộng đồng có vai trò hết sức to lớn trong việc bảo tồn phát huy các giá trị di tích tín ngưỡng làng Việt. Qua đó, để công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa này thì cần thực hiện một số giải pháp như: năng cao năng lực quản lý văn hóa qua việc định hướng ý thức xã hội về bảo tồn một không gian văn hóa, một công trình kiến trúc; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; xây dựng văn hóa phải lấy xây dựng, phát triển con người có nhân cách, đạo đức, có lối sống cao đẹp; cần pháp luật hóa những quy định về trình tự thủ tục trong việc bảo quản, phục hồi di tích; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia hoạt động bảo quản, trùng tu.
Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa nghệ thuật / 2014, Số 9 (363), tr. 96-98 10. Lễ hội Việt Nam từ góc nhìn thích ứng và hội nhập văn hóa / Đinh Thị Dung
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến những nhân tố dẫn đến sự biến đổi văn hóa lễ hội. Qua đó, tác giả cũng cho thấy những biểu hiện biến đổi của lễ hội Việt Nam trong thời hiện đại về: (1) sự gia tăng về số lượng lễ hội; (2) quy mô, phạm vi tổ chức lễ hội; (3) nội dung và tính chất lễ hội; (4) xu hướng phát triển lễ hội.
Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa nghệ thuật / 2014, Số 12 (366), tr. 28-32
Tổng hợp: Nguyễn Thị Cẩm Thiêu
‘Tìm Lại’ Trung Tâm Văn Hóa Suối Tre
.
Trung tâm văn hóa Suối Tre nằm cách trung tâm chúng tôi Khánh chừng 3km về hướng Tây Bắc. Nơi đây là điểm dừng chân, tham quan, check-in lý tưởng khi đến với chúng tôi Khánh.
Không gian xanh của Suối Tre thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh tham gia giao lưu, trải nghiệm
Theo nhiều tài liệu ghi chép, Trung tâm văn hóa Suối Tre được hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20, khi những người Pháp đến Long Khánh lập đồn điền cao su. Sau năm 1954, khi người Pháp rút về nước, khu Suối Tre được giao lại cho nhiều chủ và hiện do Tổng công ty cao su Đồng Nai quản lý.
* Khu Suối Tre và sự hồi sinh…
Nét đẹp của Trung tâm văn hóa Suối Tre không chỉ ở mặt “phong thủy” với khí hậu ôn hòa mà còn có những ngôi nhà cổ với kiến trúc từ thời Pháp thuộc. Khuôn viên trung tâm có những bậc cấp nhân tạo, những hàng cây xanh ngắt, tỏa bóng. Đặt chân đến đây, ắt hẳn nhiều người sẽ đặt câu hỏi rằng, làm sao sau bao thăng trầm của lịch sử, nơi đây vẫn giữ được không gian xưa, thuần túy cổ kính, đẹp nao lòng đến thế.
Đường đi vào Trung tâm văn hóa Suối Tre rộng rãi. Bên trong, những nét truyền thống đặc trưng như kiến trúc, không gian xanh… cơ bản vẫn in dấu văn hóa xưa. Những cây cổ thụ sống đến hàng trăm năm, điềm tĩnh nhìn khách thập phương về chiêm ngưỡng. Đặc biệt, những ngôi nhà cổ do người Pháp xây ở đây thường theo một khuôn mẫu, dù to hay nhỏ đều một trệt một lầu với nhiều gian phòng. Tường nhà được sơn màu nâu vàng, các cửa chính và cửa sổ đều bằng gỗ, mái lợp ngói đỏ.
Với người dân, du khách, nhất là công nhân cao su, Trung tâm văn hóa Suối Tre là điểm lựa chọn cho những chuyến nghỉ ngơi, dã ngoại hoặc chụp ảnh cưới. Mặc dù đã đến nhiều lần, nhưng lần nào cũng mang lại cho chị Phạm Thị Hoa (Nông trường cao su Long Thành) những cảm xúc khác nhau. Chị Hoa cho biết, từng đi nhiều điểm du lịch trên địa bàn tỉnh nhưng chưa thấy nơi nào đẹp và thơ mộng như ở Suối Tre.
“Công nhân chúng tôi thường tới Trung tâm văn hóa Suối Tre thực hiện các bộ ảnh cưới và thư giãn cuối tuần. Cảnh ở đây đẹp như một bức tranh. Không khí thì trong lành. Đứng giữa cỏ cây, hoa lá chúng tôi như quên đi những mệt mỏi của cuộc sống thường ngày. Nơi đây còn có không gian sách của thư viện với hàng chục ngàn bản sách và báo, rất phù hợp cho các gia đình có con nhỏ giải trí, tìm hiểu kiến thức văn hóa, lịch sử” – chị Hoa chia sẻ.
* Bảo tồn và phát huy giá trị
Trung tâm văn hóa Suối Tre hiện có hơn 10 ngôi biệt thự nghỉ dưỡng của các ông chủ người Pháp trước kia, nay các công trình này vẫn là một tổng thể hoàn chỉnh có liên hệ mật thiết với cảnh quan. Tuy nhiên, một số người lo lắng số phận của các ngôi biệt thự sẽ rơi vào tình cảnh như Nhà chủ Công ty cao su SIPH (còn gọi là Nhà Tây núi Thị – một di tích bị xuống cấp, không thể phục hồi) hoặc sẽ bị thay đổi công năng hoặc bị thương mại hóa…
Bí thư Đảng ủy Tổng công ty cao su Đồng Nai Vũ Thị Mỹ Lệ cho biết: “Với phương châm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử vốn có, chúng tôi tin, Trung tâm văn hóa Suối Tre sẽ góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, nhất là công nhân cao su, làm đẹp thêm một điểm đến của xứ Đồng Nai”.
Bí thư Đảng ủy Tổng công ty cao su Đồng Nai Vũ Thị Mỹ Lệ cho biết, từ khi tiếp quản Trung tâm văn hóa Suối Tre, công ty đã tích cực gìn giữ và phục hồi lại nguyên vẹn giá trị văn hóa vốn có của khu Suối Tre. Công ty đã tổ chức nhiều đợt trùng tu, tôn tạo nhà truyền thống, nhà nghỉ dành cho khách, khu vui chơi, giải trí… “Lần trùng tu lớn nhất là vào năm 2015 nhân kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tổng công ty cao su Đồng Nai. Năm nay, công ty đang tiếp tục bảo dưỡng các ngôi nhà lầu Tây, cải tạo cảnh quan xung quanh nhằm chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Cao su Việt Nam (28-10-1929 – 28-10-2019). Qua đó, góp phần gìn giữ văn hóa, phong cảnh của khu Suối Tre” – bà Lệ nói.
Cũng theo bà Vũ Thị Mỹ Lệ, vài năm trở lại đây, người dân và du khách đến Trung tâm văn hóa Suối Tre tham quan, cắm trại, tìm hiểu về văn hóa lịch sử ngày một tăng lên. Vì thế, công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các đoàn trải nghiệm và hòa mình vào không gian sống xanh của nơi đây. Các đoàn đến đăng ký địa điểm, cắm trại qua đêm chỉ bỏ ra một khoản phí rất nhỏ cho tiền điện nước và dọn dẹp vệ sinh.
Trong quy hoạch, Trung tâm văn hóa Suối Tre sẽ được cải tạo thành một khu du lịch văn hóa tầm cỡ, hướng đến mục tiêu hình thành điểm du lịch sinh thái gắn với nghỉ dưỡng, phục vụ ẩm thực… để khai thác hết nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Mong rằng, dự án sớm được triển khai và đi vào hoạt động nhằm góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, đưa Trung tâm văn hóa Suối Tre trở thành điểm đến lý tưởng cho người dân và du khách khi đến Đồng Nai.
Bài: Ly Na
Ảnh: Hoàng Long
Cập nhật thông tin chi tiết về Đưa An Giang Trở Thành Trung Tâm “Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh” Trọng Điểm Của Cả Nước trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!