Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Tổng Quan Về Lâm Đồng được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lâm Ðồng
Diện tích: 9.776,1 km² Dân số: 1.179,2 nghìn người (năm 2006) Tỉnh lỵ: Thành phố Đà Lạt Các huyện, thị: – Thị xã:Bảo Lộc – Huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Dân tộc: Việt (Kinh), Cờ Ho, Mạ, Nùng…
Điều kiện tự nhiên Tỉnh Lâm Đồng nằm trên cao nguyên thứ ba và cao nhất của vùng đất Tây Nguyên, cao nguyên Lâm Viên – Di Linh (cao 1.500m so với mặt biển), 70% diện tích là núi rừng, phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, phía đông nam giáp các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận, phía tây giáp các tỉnh Bình Phước và Đồng Nai. Phía bắc tỉnh là núi đi từ đông sang tây, có đỉnh Yang Bông cao 1.749m. Sát ngay Đà Lạt, có các đỉnh Đan Sê Na cao 1.950m, Lang Bian cao 2.163m, Hòn Nga cao 1.948m. Giữa hai dãy núi này là nơi bắt nguồn của các dòng sông Đa Dung chảy vào Đồng Nai, sông Cái chảy ra Nha Trang. Phía nam của hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trong đó có Tp. Đà Lạt ở độ cao 1.475m. Phía đông nam tỉnh có cao nguyên nhỏ Di Linh cao 1.010m, khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà chảy vào Đồng Nai. Khí hậu: Đà Lạt được mệnh danh là “thành phố của mùa Xuân”. Ở đây rất mát mẻ, nhiệt độ trung bình cao nhất trong ngày 24ºC và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày 15ºC. Lượng mưa trung bình năm 1.755mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11. Có nắng trong tất cả các mùa. Nhờ khí hậu đó, cả thành phố Đà Lạt như một vườn hoa trăm hương, ngàn sắc suốt quanh năm.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch Từ Tp. Hồ Chí Minh, đi ô tô theo quốc lộ 20 chừng 300km là đến Đà Lạt. Con đường sẽ đưa du khách lên cao dần, cao dần và khi chạm vào Đà Lạt ở thác Prenn thì trước mặt du khách đã là ngút ngàn rừng thông hai lá, ba lá. Đi sâu vào thành phố Đà Lạt, du khách sẽ khám phá một “bảo tàng” của các thác nước, những hồ đẹp, thung lũng hoa và đồi cỏ. Nếu đi theo đường 27 từ Phan Rang ngược sông Dinh lên, sau khi vượt qua những khu di tích lịch sử của nước Chămpa xưa và những cánh đồng khô ráo quanh năm, chúng ta đứng trên đèo Ngoạn Mục với bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trước mắt. Thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi (phát hiện 1893), đang trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta. Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông. Những hồ đẹp ở Đà Lạt là hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. Những hồ này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ mộng, mỗi hồ gắn với một truyền thuyết xa xưa. Du khách đến Đà Lạt vừa thăm viếng, vừa thưởng thức những sản phẩm Đà Lạt bao gồm nhiều loại trái cây: hồng, mận, đào, bơ; nhiều món ăn dân tộc độc đáo và các hàng lưu niệm của riêng vùng Đà Lạt. Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm, ngàn loại hoa, loại phong lan độc đáo, hoặc được sản sinh riêng trên mảnh đất này, hoặc lấy giống từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy,…như hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ quyên, hoa xác pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi, mi mô da, mai anh đào, thủy tiên trắng… Khách sạn du lịch đầu tiên ở Đà Lạt được xây dựng từ năm 1907, đó là ngôi nhà gỗ mang tên khách sạn Hồ (Hôtel du Lac). Ngày nay, đến Đà Lạt du khách sẽ cảm nhận có một nét kiến trúc rất nên thơ, lộng lẫy mà kín đáo qua ngôi biệt thự ẩn mình trong cây lá hoặc rực rỡ bởi được phủ lên cả một rừng hoa.
Dân tộc, tôn giáo Cộng đồng dân cư Đà Lạt là một sự hòa nhập hết sức độc đáo của dân tộc từ các vùng Bắc, Trung Nam. Cả tỉnh có trên 20 tộc người, đông nhất là người Việt, sau đó là M’Nông, Mạ, Cơ Ho…Người dân ở quanh vùng Đà Lạt và Di Linh trồng rau và hoa cung cấp cho các tỉnh Nam Bộ. Đà Lạt mang đậm trong mình bản sắc văn hóa Tây Nguyên đẹp như huyền thoại. Những người dân hiền lành sống bằng nghề làm rẫy, làm vườn, trồng cà phê, chè, chăn nuôi gia súc…Vào những ngày hội làng, ngày vui của gia đình, du khách sẽ được xem họ múa, hát, chơi nhạc bằng những nhạc cụ độc đáo mà âm thanh của nó nghe như tiếng gió hú, tiếng thác chảy trên ghềnh đá. Thiên nhiên tươi đẹp đã tạo nên những mẫu người Đà Lạt có phong cách đáng yêu, hiền hòa, thanh lịch và mến khách.
Giao thông Lâm Đồng có đường bộ chính là quốc lộ 20 chạy xuyên qua tỉnh từ Đà Lạt, Bảo Lộc, Di Linh, Ma Đa Gui tới Đồng Nai. Ngoài ra tỉnh còn nằm trên trục đường quốc lộ 27: Thành phố Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận) – Lâm Đồng – Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột), trục đường 28: Bình Thuận – Lâm Đồng (Di Linh) – Đắk Nông. Đà Lạt cách Biên Hòa (Đồng Nai) 278km, Hà Nội 1.481km, Tp. Hồ Chí Minh 293km, Nha Trang (Khánh Hòa) 205km. Về hàng không, Lâm Đồng có chuyến bay Đà Lạt – Tp. Hồ Chí Minh và ngược lại.
Điểm tham quanDu lịch thể thao, giải trí Giới thiệu * Khí hậu Đà Lạt * Cháo chua của người K’ho
Di tích lịch sử, văn hoá * Đại Học Đà Lạt * Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng * Chùa Linh Phong (Chùa sư nữ) * Chùa Linh Quang * Chùa Linh Sơn * Chùa Thiên Vương Cổ Sát * Dinh I * Dinh II * Dinh III * Ga Đà Lạt * Lãnh địa Đức Bà (Domaine de Marie) * Nhà thờ Đà Lạt * Nhà thờ Cam Ly * Thiền viện Trúc Lâm
Thắng cảnh * Hồ Đa Nhim – Đèo Ngoạn Mục * Hồ Suối Vàng * Hồ Than Thở * Hồ Tuyền Lâm * Hồ Xuân Hương * Khu du lịch sinh thái Đa Mê * Thác Đambri * Thác Đatanla * Thác Bopla * Thác Cam Ly * Thác Gougah * Thác Hang Cọp * Thác Liên Khương * Thác Liêng Rơwoa (Thác Voi) * Thác Pongour * Thác Prenn * Thung lũng Tình yêu * Vườn hoa Đà Lạt
* Chợ Đà Lạt * Lễ cúng Cơm mới Du lịch văn hoá * Lễ hội đâm Trâu
Du lịch sinh thái * Khu du lịch sinh thái Núi Voi
* Câu lạc bộ golf Ðà Lạt
Giới Thiệu Tổng Quan Về Tỉnh Đồng Tháp
1. Điều kiện tự nhiên
Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, có tổng diện tích 3.374 km², dân số gần 1,7 triệu người; phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang . Đồng Tháp là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm về sản xuất lương thực – thực phẩm của cả nước, đứng thứ ba cả nước về tổng sản lượng lúa với trên 3,07 triệu tấn/năm, sản lượng lúa hàng hóa trên 2 triệu tấn. Thủy sản được coi là thế mạnh thứ 2 sau cây lúa. Đồng Tháp hiện là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng cá tra xuất khẩu.
Tỉnh có hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt; nhiều ao, hồ lớn. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài 132km. Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300km đường bộ và một mạng lưới sông rạch thông thương.
Khí hậu: Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 26,6ºC.
Dân tộc và tôn giáo:
Ở Đồng Tháp có nhiều tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo và Công giáo. Tính cách người dân Đồng Tháp mang đậm nét đặc trưng chung của đồng bằng Nam Bộ: cần cù, hiền lành, phóng khoáng, cởi mở và giàu lòng mến khách.
Thành phố Cao Lãnh cách quốc lộ 1A 36km, cách Tp. Hồ Chí Minh 162km. Nằm trên bờ sông Cao Lãnh (một nhánh nhỏ của sông Tiền tách ra sau 15km lại chảy vào sông Tiền), ở ngay sát Đồng Tháp Mười mênh mông, là trung tâm kinh tế của Đồng Tháp.
Có tuyến xe khách trực tiếp từ Tp. Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long và Long Xuyên tới Cao Lãnh. Thành phố Sa Đéc cách Tp. Hồ Chí Minh 143km, nằm ở nút giao giữa Vĩnh Long và Long Xuyên.
2. Tiềm năng, lợi thế phát triển Tiềm năng phát triển du lịch
Vùng đất Đồng Tháp Mười ngày xưa nổi tiếng hoang vu với lắm bưng, trần, đìa, bàu, với bạt ngàn đưng, lác, năng, sen, súng và lau, sậy,…Đây là giang sơn của các loài động vật hoang dại như: rắn, rùa, chuột ếch, chim muông, cua, cá sấu.
Giờ đây về thăm Đồng Tháp du khách như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, đến viếng Khu Di tích Mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, đài liệt sĩ, Khu Di tích Gò Tháp, Chùa Kiến An Cung, Vườn Quốc Gia Tràm Chim – Tam Nông, Khu Di tích Xẻo Quít, làng hoa kiểng Tân Qui Đông, các vườn cây ăn trái Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, Thạnh Hưng…
Tiềm năng phát triển kinh tế
Đồng Tháp cũng là tỉnh có nhiều quốc lộ đi qua địa bàn, hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện để Đồng Tháp kết nối chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh lân cận, kể cả sang nước bạn Campuchia. Hai nhánh sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu chảy qua tạo nên hệ thống giao thông bằng đường thủy tại Đồng Tháp rất thuận lợi. Hai bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hoá thuận tiện ra biển Đông và Campuchia.
Đồng Tháp có đường biên giới giáp với tỉnh Prây-veng (Campuchia) dài 48 km, trên tuyến biên giới có 02 cửa khẩu quốc tế (Thường Phước và Dinh Bà thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu Tỉnh) và 05 cặp cửa khẩu phụ. Đồng Tháp đã ký kết hợp tác tăng cường giao thương với Campuchia, đẩy mạnh khai thác kinh tế cửa khẩu.
Hệ thống Logistics tại Đồng Tháp phát triển đồng bộ, sau khi đưa vào khai thác cảng container Tân Cảng – Sa Đéc, công suất 6.000 TEU/tháng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn sẽ triển khai tiếp nhận container tại cảng Cao Lãnh, đồng thời sẽ làm thủ tục và triển khai đầu tư vào cảng Thường Phước và các bến xếp dỡ container hàng hóa khác như: Tháp Mười sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng tại Đồng Tháp xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải và tăng cường giao thương với Campuchia. Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử tạo thuận tiện cho việc hoàn tất thủ tục xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Cơ sở hạ tầng cho công nghiệp của tỉnh được qui hoạch và phát triển đồng bộ. Đồng Tháp đã quy hoạch tổng thể 01 khu kinh tế cửa khẩu, diện tích 31.936 ha, là khu tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gắn với các cửa khẩu quốc tế, là trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mêkông, đặc biệt là cửa ngõ giao thương với Campuchia; 08 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.266 ha, trong đó có 3 khu công nghiệp tập trung (Trần Quốc Toản, Sa Đéc, Sông Hậu) với quy mô lớn đảm bảo về hạ tầng, thuận tiện về giao thông cả đường bộ, đường thủy và thực hiện quy hoạch 31 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1.500 ha, trong đó có 14 cụm đã được lập quy hoạch chi tiết với diện tích gần 441 ha, trong đó đã triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng gần 345 ha, tỉnh đang tiếp tục kêu gọi đầu tư cho 17 cụm với tổng diện tích 617 ha. Các khu, cụm công nghiệp đều có đường điện cao, trung thế và hệ thống nước sạch phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.
Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi. Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước. Ở đây có giống lúa nổi một loài lúa mọc tự nhiên từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10 thu hoạch mà không cần chăm bón. Đồng Tháp cũng là vùng đầy triển vọng về các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bông, thuốc lá, đậu tương và cây ăn trái như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quít Lai Vung, bưởi Phong Hòa, chôm chôm, vú sữa, mãng cầu có quanh năm.
Xác định vai trò hết sức quan trọng của lực lượng doanh nghiệp trong chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, trong nhiều năm qua, Đồng Tháp đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm thu hút thêm nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài.
Giới Thiệu Tổng Quan Về Nghe An
Diện tích: 16.498,5 km² Dân số: 3.064,3 nghìn người (năm 2006) Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh Các huyện, thị: – Thị xã: Cửa Lò, Thái Hòa – Huyện: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn. Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Thái, Thổ, H’Mông…
Điều kiện tự nhiên Nghệ An là một tỉnh lớn ở phía bắc Trung bộ, phía bắc giáp Thanh Hóa, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Hà Tĩnh. Địa hình của tỉnh Nghệ An bao gồm núi, đồi và thung lũng, độ dốc thoải dần từ tây bắc xuống đông nam. Hệ thống sông ngòi dày đặc. Bờ biển dài 82km, có Cửa Lò là cảng biển quan trọng của miền Trung. Nghệ An là tỉnh nằm ở trong vùng chuyển tiếp khí hậu nên khí hậu vừa mang tính đông lạnh của miền Bắc, vừa mang tính nắng nóng của miền Nam. Nhiệt độ trung bình năm 23ºC – 24ºC.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch Nghệ An là một mảnh đất đã sản sinh nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hoá nổi tiếng như Mai Hắc Đế, thi sĩ Hồ Xuân Hương… Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hoá thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc. Nghệ An có các di tích, danh lam thắng cảnh như khu du lịch núi Quyết, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, bãi biển Cửa Lò dài gần 10km, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát…
Dân tộc, tôn giáo Cũng như các tỉnh khác của Việt Nam, truyền thống văn hóa của tỉnh rất phong phú. Là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều lưu giữ bản sắc văn hoá, tập quán riêng giàu truyền thống. Nghệ An là quê hương của nhiều làn điệu dân ca đặc sắc với hát dặm, hát ví (phường vải, phường cấy; đò đưa…). Du khách đến vào dịp lễ hội ở Nghệ An đều có thể thưởng thức loại hình sinh hoạt văn hoá độc đáo này.
Giao thông Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không đều thuận lợi. Quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc – Nam đoạn chạy qua tỉnh dài 94km Thành phố Vinh cách Hà Nội 291km, là một thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế văn hoá, chính trị của cả vùng đất phía bắc miền Trung. Tỉnh có sân bay Vinh, có đường biên giới với Lào dài 419km.
Di tích – Danh Thắng – Văn Hoá – Điểm tham quan
Điểm tham quan
Di tích lịch sử, văn hoá Đền Cờn Đền chín gian Đền Cuông Đền Hồng Sơn Đền Quả Sơn Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh Chùa Sư Nữ (chùa Cần Linh) Di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu Mộ bà Hoàng Thị Loan Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh Thành cổ Nghệ An
Thắng cảnh Động Nang Ni Bãi biển Cửa Lò Hang Bua Hang Thẩm Ồm Khu du lịch núi Quyết Khu du lịch sinh thái biển Bãi Lữ Thác Xao Va Vườn quốc gia Pù Mát
Giới Thiệu Tổng Quan Về Thừa Thiên
Thừa Thiên – Huế Tiềm năng phát triển du lịch Thừa Thiên-Huế là một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam là một trong những vùng có nhiều di sản văn hoá. Ở bờ phía Bắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo kiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11km. Giữa những quả đồi ở bờ Nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp của các vua Nguyễn.
Diện tích: 5.065,3 km² Dân số: 1.143,5 nghìn người (năm 2006) Tỉnh lỵ: Thành phố Huế Các huyện: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Ðông, A Lưới. Dân tộc: Việt (Kinh), Tà Ôi, Cơ Tu, Bru Vân Kiều, Hoa.
Điều kiện tự nhiên Thừa Thiên-Huế là một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp Tp. Đà Nẵng, tây nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và cũng là biên giới Việt – Lào, phía đông trông ra biển. Huế là một ngoại lệ về khí hậu so với Bắc và Nam. Nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng trong tỉnh. Vùng duyên hải, đồng bằng của tỉnh có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng oi bức, có khi lên tới 39,9ºC. Từ tháng 8 đến tháng 1 ở Huế là mùa mưa, bão lụt nhiệt độ thường là 19,7ºC, có khi lạnh nhất 8,8ºC. Vào mùa này thường có những đợt mưa suốt ngày, có khi kéo dài cả tuần lễ. Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát, nhiệt độ thấp nhất 9ºC, cao nhất 29ºC. Du khách muốn đi du lịch ở Huế nên chọn đi vào mùa khô để có thể thăm thú được nhiều nơi. Tuy nhiên mùa mưa ở Huế cũng có những nét thú vị riêng của nó. Bạn có thể cùng nhau đi dưới mưa cảm nhận cái không cùng của trời đất, những thi vị của tình yêu, cuộc sống. Hay vào những nhà hàng đặc sản, quán ăn bình dân thưởng thức những vị cay của món ăn Huế. Bởi điều đặc biệt và rất riêng của mưa Huế là mưa phùn, mưa kéo dài có khi suốt cả mấy tuần liền. Nếu bạn muốn trốn mưa Huế thì chỉ cần vào Ðà Nẵng, phía Nam Huế khoảng 100km thì có thể bắt gặp lại sự ấm nóng bởi những tia nắng của mặt trời. Tuy vậy, trong mùa này, giữa những đợt mưa cũng có những ngày trời trong xanh tuyệt đẹp.
Ở bờ phía Bắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo kiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11km. Công trình quí giá này gồm hơn 100 tác phẩm kiến trúc, đã thực sự phản ánh được cuộc sống của vua quan nhà Nguyễn. Giữa những quả đồi ở bờ Nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp của các vua Nguyễn. Trong số đó nổi tiếng nhất là bốn lăng tẩm mà mỗi lăng được biết đến với cái tên phù hợp với tính cách của mỗi vua và kiểu kiến trúc của mỗi lăng. Ðó là lăng Gia Long uy nghi, lăng Minh Mạng oai phong, lăng Tự Ðức thơ mộng và lăng Khải Ðịnh tráng lệ. Huế đồng thời còn là một trung tâm quan trọng của Ðạo Phật. Ở Huế và những vùng lân cận vẫn còn tồn tại hàng chục chùa đã được xây dựng cách đây trên 300 năm và hàng trăm đền, chùa được xây dựng đầu thế kỷ 20. Ngoài ra, Huế còn được xem như là nơi bắt nguồn của nhạc cung đình, là nơi có nhiều món ăn truyền thống nổi tiếng và nghề thủ công tinh xảo. Là thành phố duy nhất trong nước vẫn còn giữ được dáng vẻ của một thành phố thời phong kiến và nguyên vẹn kiến trúc của một nền quân chủ. Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vô giá. Chính vì vậy, chính phủ đã xếp hạng các di tích ở cố đô Huế như là một tài sản vô cùng quí giá. Tháng 12/1993 quần thể các di tích văn hóa cố đô Huế đã được UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa thế giới. Đến tháng 11/2003, UNESCO công nhận nhã nhạc Huế là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hoá. Ðến nay, không còn một vùng nào có một số lượng lớn các di tích mà những di tích này vẫn giữ được hình dạng vốn có của nó như ở cố đô này.Giao thông Giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy đều thuận lợi. Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654km, Tp. Hồ Chí Minh 1.051km, Đà Nẵng 85km. Tỉnh có sân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua tỉnh.
Di tích – Danh Thắng – Văn Hoá – Điểm tham quan
Giới thiệu Khí hậu Huế Bánh Bèo Huế Bánh canh cá lóc xứ Huế Chè sen xứ Huế Món bò xứ Huế Tôm chua Huế
Điểm tham quan
Di tích lịch sử, văn hoá Ðàn Nam Giao Ðan viện Biển Ðức Thiên An Ðiện Hòn Chén Ðiện Thái Hoà và sân Ðại Triều Nghi Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Cầu ngói Thanh Toàn Cửu Ðỉnh Cửu vị thần công Chùa Diệu Ðế Chùa Từ Ðàm Chùa Từ Hiếu Chùa Thiên Mụ Duyệt Thị Ðường Hổ Quyền Hiển Lâm Các Huế – Di sản văn hoá Thế giới Kỳ Ðài Kinh thành Huế Lăng Đồng Khánh Lăng Dục Ðức Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng) Lăng Khải Định (Ứng Lăng) Lăng Minh Mạng Lăng Tự Ðức (Khiêm Lăng) Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng) Ngọ Môn Nhà thờ Chính tòa Phú Cam Nhà thờ dòng chúa Cứu Thế Phân viện Bảo tàng Hồ Chí Minh Phu Văn Lâu Thái Bình Lâu Thế Miếu Trường Quốc học Huế Văn Miếu Huế
Thắng cảnh Ðồi Vọng Cảnh Bãi biển Cảnh Dương Bãi biển Lăng Cô Bãi biển Thuận An Khu nghỉ dưỡng suối nước khoáng nóng Thanh Tân Núi Bạch Mã Núi Ngự Bình Phá Tam Giang Sông Hương Suối nước khoáng Mỹ An Vườn Quốc Gia Bạch Mã
Du lịch văn hoá Cồn Ràng – khu mộ chum thuộc văn hoá Sa Huỳnh Hội đình làng Phú Xuân Hội An Truyền Hội làng Cổ Bi Hội làng Chí Long Hội Minh Hương Hội Thái Dương Hội Thanh Phước Hội vật võ làng Sình Hội xuân Gia Lạc Làng cổ Phước Tích Làng Dương Nỗ Làng làm nón bài thơ Tây Hồ Làng nón Phú Cam Lễ hội điện Hòn Chén Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ Lễ tế Phong Sơn Lễ Thu tế làng Dương Nỗ Phường đúc đồng Tranh làng Sình
Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Tổng Quan Về Lâm Đồng trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!