Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Tổng Quan Về Lào được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Khái quát chung:
– Tên nước: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Lao People’s Democratic Republic).
– Thủ đô: Viêng-chăn (Vientiane).
– Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km; Tây Bắc giáp Mi-an-ma 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; Nam giáp Cam-pu-chia 492 km và phía Đông giáp Việt Nam 2.067 km.
– Diện tích: 236.800 km2
– Khí hậu: Lục địa, chia làm hai mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11).
– Tài nguyên thiên nhiên: Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định.
– Thu nhập bình quân đầu người: 1.692 USD (năm 2014).
– Đơn vị tiền tệ: Kíp (Kip).
– Dân số: trên 6.500.000 người (năm 2013).
– Dân tộc: Lào có 49 dân tộc, có những dân tộc gồm nhiều nhánh tộc và được chia thành 04 nhóm ngôn ngữ: nhóm ngôn ngữ Lào-Thái, nhóm ngôn ngữ Mon-Khơ Me, nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, nhóm ngôn ngữ Hán-Tây Tạng.
– Tôn giáo: Đạo Phật chiếm 85%.
– Ngôn ngữ: Tiếng Lào.
– Ngày Quốc khánh: 02/12/1975.
– Thể chế Nhà nước: Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, tạo tiền đề để từng bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
II. Tình hình Lào trong thời gian gần đây
Chính trị nội bộ Lào luôn duy trì được sự ổn định; an ninh-quốc phòng được giữ vững. Lào đang tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, tập trung xây dựng cơ sở chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ các cấp, đẩy mạnh triển khai Nghị quyết “3 xây” và “4 đột phá” . Để chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ X vào đầu năm 2023, Lào đã bắt đầu tổ chức Đại hội Đảng bộ ở một số tỉnh và Bộ ngành Trung ương .
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2014 ước đạt 7,5%; GDP bình quân đầu người đạt 1.692 USD; lạm phát ở mức 5,35%. Lào đặt chỉ tiêu năm tài khóa 2014-2023, GDP tăng 7,5%.
Về quan hệ đối ngoại, Lào đạt thành tựu trong triển khai thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác, chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, kết hợp giữa đối ngoại Chính phủ với các hoạt động Đảng và tổ chức quần chúng. Lào tăng cường hội nhập khu vực, quốc tế, tăng cường quan hệ với các nước đối tác chiến lược, các nước láng giềng, ASEAN, các nước có quan hệ truyền thống nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.
(nguồn Bộ Ngoại giao)
Giới Thiệu Tổng Quan Về Nghe An
Diện tích: 16.498,5 km² Dân số: 3.064,3 nghìn người (năm 2006) Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh Các huyện, thị: – Thị xã: Cửa Lò, Thái Hòa – Huyện: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn. Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Thái, Thổ, H’Mông…
Điều kiện tự nhiên Nghệ An là một tỉnh lớn ở phía bắc Trung bộ, phía bắc giáp Thanh Hóa, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Hà Tĩnh. Địa hình của tỉnh Nghệ An bao gồm núi, đồi và thung lũng, độ dốc thoải dần từ tây bắc xuống đông nam. Hệ thống sông ngòi dày đặc. Bờ biển dài 82km, có Cửa Lò là cảng biển quan trọng của miền Trung. Nghệ An là tỉnh nằm ở trong vùng chuyển tiếp khí hậu nên khí hậu vừa mang tính đông lạnh của miền Bắc, vừa mang tính nắng nóng của miền Nam. Nhiệt độ trung bình năm 23ºC – 24ºC.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch Nghệ An là một mảnh đất đã sản sinh nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hoá nổi tiếng như Mai Hắc Đế, thi sĩ Hồ Xuân Hương… Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hoá thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc. Nghệ An có các di tích, danh lam thắng cảnh như khu du lịch núi Quyết, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, bãi biển Cửa Lò dài gần 10km, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát…
Dân tộc, tôn giáo Cũng như các tỉnh khác của Việt Nam, truyền thống văn hóa của tỉnh rất phong phú. Là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều lưu giữ bản sắc văn hoá, tập quán riêng giàu truyền thống. Nghệ An là quê hương của nhiều làn điệu dân ca đặc sắc với hát dặm, hát ví (phường vải, phường cấy; đò đưa…). Du khách đến vào dịp lễ hội ở Nghệ An đều có thể thưởng thức loại hình sinh hoạt văn hoá độc đáo này.
Giao thông Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không đều thuận lợi. Quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc – Nam đoạn chạy qua tỉnh dài 94km Thành phố Vinh cách Hà Nội 291km, là một thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế văn hoá, chính trị của cả vùng đất phía bắc miền Trung. Tỉnh có sân bay Vinh, có đường biên giới với Lào dài 419km.
Di tích – Danh Thắng – Văn Hoá – Điểm tham quan
Điểm tham quan
Di tích lịch sử, văn hoá Đền Cờn Đền chín gian Đền Cuông Đền Hồng Sơn Đền Quả Sơn Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh Chùa Sư Nữ (chùa Cần Linh) Di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu Mộ bà Hoàng Thị Loan Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh Thành cổ Nghệ An
Thắng cảnh Động Nang Ni Bãi biển Cửa Lò Hang Bua Hang Thẩm Ồm Khu du lịch núi Quyết Khu du lịch sinh thái biển Bãi Lữ Thác Xao Va Vườn quốc gia Pù Mát
Giới Thiệu Tổng Quan Về Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố khá nổi tiếng ở Việt Nam. Nhắc đến Đà Nẵng chúng ta có nhiều ngôn từ để nói về thành phố này khiến bạn và du khách tứ phương không khỏi ấn tượng và tò mò. DanangZ sẽ giới thiệu về Đà Nẵng để bạn biết thêm về thành phố này nhé!
Ngữ nghĩa địa danh Đà NẵngTheo ngôn ngữ Chăm, địa danh “Đà Nẵng” có thể được giải thích là “sông lớn”, “cửa sông lớn”. Địa danh này đã được ghi chú trên các bản đồ được vẽ từ thế kỉ XVI trở đi. Điều đó có nghĩa là, từ rất sớm, trong cách hình thành tên gọi, tính chất cửa sông lớn, tính chất cảng thị đã được lưu ý như một điểm quan trọng của thành phố.
Vị trí địa lý Đà NẵngThành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Đây là một thành phố vừa có núi cao, sông sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung, thành phố Đà Nẵng được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Động Thiên Đường. Chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách.
Thành phố có diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 02 huyện Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa.
Dân số: 1.029.000 người (theo điều tra dân số 2023)
Giờ địa phương: UTC + 07:00
Các quận, huyện:
Quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ.
Huyện: Hoà Vang, Hoàng Sa
Dân tộc:Việt (Kinh), Hoa, Cờ Tu, Tày…
Lịch sử hình thành và phát triển Đà NẵngGiữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.
Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.
Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: “Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán”, thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. T
Sau khi xâm chiếm toàn bộ đất nước ta vào năm 1889, thực dân Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương.
Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư.
Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.
Tháng 3.1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn.
Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền miền Nam xây dựng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật.
Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986.
Ngày 6.11.1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
Điều kiện tự nhiên của Đà NẵngĐịa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng: phía bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, vùng núi cao thuộc huyện Hòa Vang (phía tây bắc của tỉnh) với núi Mang 1.708m, núi Bà Nà 1.487m. Phía đông là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến bãi biển Non Nước. Phía nam có núi Ngũ Hành Sơn. Ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 28ºC- 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng 9, 10 hàng năm.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịchThành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 1888, từ xa xưa đã là hải cảng quan trọng của Việt Nam, nay là một trung tâm kinh tế, một thành phố lớn nhất miền Trung. Đà Nẵng không chỉ gắn bó mật thiết với Quảng Nam mà còn với cả miền Trung, Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Cam-pu-chia.
Đà Nẵng có khu vực cảng Đà Nẵng với cảng biển Tiên Sa (cảng sâu) và 9 cầu cảng dọc sông Hàn, có sân bay quốc tế Đà Nẵng, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Đà Nẵng còn là nơi hội tụ các xí nghiệp lớn của các ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Đến với vùng đất Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp đi thăm các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Bà Ná, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà… và có thể bơi lội thoả thích ở các bãi biển đẹp, cát trắng mịn kéo dài hàng chục ki lô mét. Tiềm năng du lịch của vùng đất Đà Nẵng thật to lớn.
Giao thôngThành phố Đà Nẵng nằm trên trục đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không của cả nước và khu vực. Đà Nẵng nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A, cách Hà Nội 763km. Từ Đà Nẵng có các chuyến bay đi Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Pleiku. Có 5 đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng đã được mở từ Bangkok, Hong Kong, Siêm Riệp, Đài Bắc và Singapore với 5 hãng hàng không: Vietnam Airlines, PB Air, Siem Riep Air way, Far Transportasion và Sil Airway.
Những mệnh danh của thành phố Đà Nẵng 1. Thành phố đáng sống14 lí do để ai cũng gọi Đà Nẵng là “thành phố đáng sống”
Thành phố của những công trình mới mẻ, thú vị
Nằm giữa trục du lịch “hot” nhất miền Trung: Huế – Đà Nẵng – Hội An
Cầu Rồng là 1 trong 30 cây cầu ấn tượng nhất thế giới bởi vẻ đẹp hiện đại cùng khả năng phun lửa, phun nước vô cùng ấn tượng.
Bà Nà sở hữu nhiều kỷ lục
Nơi không ai thích “ch.ặt ch.ém” khách du lịch
Bãi biển Mỹ Khê đã được Tạp chí kinh tế Mỹ Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
Bệnh viện ung thư nhân đạo phi lợi nhuận
Wifi miễn phí phủ sóng toàn thành phố
Đồ ăn cực ngon và rẻ
Bãi biển không có rác
Gi.ật mình vì giá đồ ăn đồ uống ở sân bay
Chợ Cồn – nơi để thưởng thức nhịp sống và đồ ăn ngon nhất của dân bản địa
Đi toilet công cộng “thoải mái như ở nhà”
Những sự kiện ngoài trời hoành tráng
2. Thành phố của những cây cầu6 cây cầu đưa Đà Nẵng ra biển lớn khiến ai cũng khao khát được ghé thăm!
Cầu sông Hàn là biểu tượng của Đà Nẵng, có thể nói rằng đây chính là chiếc cầu quay đầu tiên ở Việt Nam. Mỗi ngày đều đặn vào 1h sáng, phần giữa của cây cầu lại quay 90 độ mở đường cho tàu thuyền lớn qua lại trên sông Hàn.
Cầu Thuận Phước là cây cầu dây võng dài nhất Việt Nam.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi trở thành cây cầu đi bộ đã thu hút rất nhiều người tìm đến để tận hưởng không khí trong lành đậm chất cổ xưa còn đọng lại của một thành phố biển.
Cầu Rồng là cây cầu thứ 6 bắc qua sông Hàn. Điểm khiến du khách ấn tượng nhất về cây cầu này là khả năng phun lửa và phun nước thành luồng hơi cực mạnh và đẹp, thể hiện khát vọng vươn xa của Đà Nẵng.
Cầu Trần Thị Lý là cây cầu dây văng huyền ảo nhất trên sông Hàn, cây cầu như cánh buồm đầy màu sắc đang vươn ra biển lớn, thể hiện khát vọng vươn lên của con người Đà Nẵng.
Cầu Tình Yêu ở Đà Nẵng bằng những chiếc ổ khoá nhỏ xinh trên lang can cầu. Bên cạnh đó, bức tượng “cá chép hóa rồng” khiến cho du khách cảm tưởng như mình đang ở đất nước Singapore xinh đẹp.
3. Thành phố 5 “không”, 3 “có”5 “không”:
Không hộ đói
Không mù chữ
Không lang thang xin ăn
Không ma tuý
Không giết người cướp của
“3 có”:
4. Thành phố 4 “an”“Thành phố an bình” vào 4 lĩnh vực cụ thể:
An ninh trật tự
An toàn giao thông
An toàn vệ sinh thực phẩm
An sinh xã hội.
Các địa điểm tham quan tại Đà Nẵng được nhiều người yêu thích 1. Di tích lịch sử, văn hoá ở Đà Nẵng
Đình Bồ Bản
Đình Hải Châu
Đình Nại Nam
Đình Tuý Loan
Bảo tàng điêu khắc Chămpa
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Khu 5
Bia chùa Long Thủ
Chùa Linh Ứng
Chùa Tam Thai
Di tích K20
Mộ Ông Ích Khiêm
Nhà thờ phái chư tộc Quá Giáng
Thành Điện Hải
2. Thắng cảnh đẹp ở Đà Nẵng
Đèo Hải Vân
Đỉnh bàn cờ
Ngọn hải đăng Thuận Phước, ngọn hải đăng Sơn Trà
Bán đảo Sơn Trà
Bãi biển Bắc Mỹ An
Bãi biển Nam Ô
Bãi biển Non Nước
Bãi biển Thanh Bình
Bãi biển Xuân Thiều
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà
Khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa
Ngũ Hành Sơn
3. Du lịch văn hoá
Làng đá mỹ nghệ Non Nước
Làng bánh khô mè Cẩm Lệ
Làng cổ Phong Nam
Làng cổ Tuý Loan
Làng chiếu Cẩm Nê
Lễ hội Cá Ông
Lễ hội Cầu ngư
Lễ hội làng Tuý Loan
Lễ hội Quán Thế Âm
Lễ hội Rước mục đồng
4. Du lịch sinh thái ở Đà Nẵng
Khu du lịch thác Hòa Phú Thành
Khu du lịch sinh thái suối Hoa
Khu du lịch sinh thái Ngầm Đôi
Khu du lịch sinh thái Lái Thiêu
Khu du lịch sinh thái Suối Lương
Du lịch thể thao, giải trí ở Đà Nẵng
Bà Nà Hills
Công viên châu Á
Nhà văn hóa thiếu nhi
Helio
Suối khoáng nóng núi Thần tài
Các trung tâm thương mại
Ẩm thực Đà Nẵng 1. Khu chợ ẩm thực với nhiều món ăn ngon ở Đà Nẵng 2. Đặc sản Đà Nẵng
Mực rim me Đà Nẵng
Mực khô Đà Nẵng
Mực xé ăn liền Đà Nẵng
Cá khô Đà Nẵng
Bò khô Đà Nẵng
Nai khô Đà Nẵng
Chả bò Đà Nẵng
Ghẹ sữa rim Đà Nẵng
Nước mắm Nam Ô Đà Nẵng
Mắm nêm, mắm ruốc Đà Nẵng
Rong biển Mỹ Khê
Tré bà Đệ Đà Nẵng
Bánh khô mè Đà Nẵng
Bánh dừa nướng Đà Nẵng
Kẹo đậu phộng Đà Nẵng
Trà sâm dứa Đà Nẵng
Đá Non Nước
3. Những món ăn ngon ở Đà Nẵng
Giới Thiệu Tổng Quan Về Thừa Thiên
Thừa Thiên – Huế Tiềm năng phát triển du lịch Thừa Thiên-Huế là một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam là một trong những vùng có nhiều di sản văn hoá. Ở bờ phía Bắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo kiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11km. Giữa những quả đồi ở bờ Nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp của các vua Nguyễn.
Diện tích: 5.065,3 km² Dân số: 1.143,5 nghìn người (năm 2006) Tỉnh lỵ: Thành phố Huế Các huyện: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Ðông, A Lưới. Dân tộc: Việt (Kinh), Tà Ôi, Cơ Tu, Bru Vân Kiều, Hoa.
Điều kiện tự nhiên Thừa Thiên-Huế là một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp Tp. Đà Nẵng, tây nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và cũng là biên giới Việt – Lào, phía đông trông ra biển. Huế là một ngoại lệ về khí hậu so với Bắc và Nam. Nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng trong tỉnh. Vùng duyên hải, đồng bằng của tỉnh có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng oi bức, có khi lên tới 39,9ºC. Từ tháng 8 đến tháng 1 ở Huế là mùa mưa, bão lụt nhiệt độ thường là 19,7ºC, có khi lạnh nhất 8,8ºC. Vào mùa này thường có những đợt mưa suốt ngày, có khi kéo dài cả tuần lễ. Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát, nhiệt độ thấp nhất 9ºC, cao nhất 29ºC. Du khách muốn đi du lịch ở Huế nên chọn đi vào mùa khô để có thể thăm thú được nhiều nơi. Tuy nhiên mùa mưa ở Huế cũng có những nét thú vị riêng của nó. Bạn có thể cùng nhau đi dưới mưa cảm nhận cái không cùng của trời đất, những thi vị của tình yêu, cuộc sống. Hay vào những nhà hàng đặc sản, quán ăn bình dân thưởng thức những vị cay của món ăn Huế. Bởi điều đặc biệt và rất riêng của mưa Huế là mưa phùn, mưa kéo dài có khi suốt cả mấy tuần liền. Nếu bạn muốn trốn mưa Huế thì chỉ cần vào Ðà Nẵng, phía Nam Huế khoảng 100km thì có thể bắt gặp lại sự ấm nóng bởi những tia nắng của mặt trời. Tuy vậy, trong mùa này, giữa những đợt mưa cũng có những ngày trời trong xanh tuyệt đẹp.
Ở bờ phía Bắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo kiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11km. Công trình quí giá này gồm hơn 100 tác phẩm kiến trúc, đã thực sự phản ánh được cuộc sống của vua quan nhà Nguyễn. Giữa những quả đồi ở bờ Nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp của các vua Nguyễn. Trong số đó nổi tiếng nhất là bốn lăng tẩm mà mỗi lăng được biết đến với cái tên phù hợp với tính cách của mỗi vua và kiểu kiến trúc của mỗi lăng. Ðó là lăng Gia Long uy nghi, lăng Minh Mạng oai phong, lăng Tự Ðức thơ mộng và lăng Khải Ðịnh tráng lệ. Huế đồng thời còn là một trung tâm quan trọng của Ðạo Phật. Ở Huế và những vùng lân cận vẫn còn tồn tại hàng chục chùa đã được xây dựng cách đây trên 300 năm và hàng trăm đền, chùa được xây dựng đầu thế kỷ 20. Ngoài ra, Huế còn được xem như là nơi bắt nguồn của nhạc cung đình, là nơi có nhiều món ăn truyền thống nổi tiếng và nghề thủ công tinh xảo. Là thành phố duy nhất trong nước vẫn còn giữ được dáng vẻ của một thành phố thời phong kiến và nguyên vẹn kiến trúc của một nền quân chủ. Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vô giá. Chính vì vậy, chính phủ đã xếp hạng các di tích ở cố đô Huế như là một tài sản vô cùng quí giá. Tháng 12/1993 quần thể các di tích văn hóa cố đô Huế đã được UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa thế giới. Đến tháng 11/2003, UNESCO công nhận nhã nhạc Huế là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hoá. Ðến nay, không còn một vùng nào có một số lượng lớn các di tích mà những di tích này vẫn giữ được hình dạng vốn có của nó như ở cố đô này.Giao thông Giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy đều thuận lợi. Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654km, Tp. Hồ Chí Minh 1.051km, Đà Nẵng 85km. Tỉnh có sân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua tỉnh.
Di tích – Danh Thắng – Văn Hoá – Điểm tham quan
Giới thiệu Khí hậu Huế Bánh Bèo Huế Bánh canh cá lóc xứ Huế Chè sen xứ Huế Món bò xứ Huế Tôm chua Huế
Điểm tham quan
Di tích lịch sử, văn hoá Ðàn Nam Giao Ðan viện Biển Ðức Thiên An Ðiện Hòn Chén Ðiện Thái Hoà và sân Ðại Triều Nghi Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Cầu ngói Thanh Toàn Cửu Ðỉnh Cửu vị thần công Chùa Diệu Ðế Chùa Từ Ðàm Chùa Từ Hiếu Chùa Thiên Mụ Duyệt Thị Ðường Hổ Quyền Hiển Lâm Các Huế – Di sản văn hoá Thế giới Kỳ Ðài Kinh thành Huế Lăng Đồng Khánh Lăng Dục Ðức Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng) Lăng Khải Định (Ứng Lăng) Lăng Minh Mạng Lăng Tự Ðức (Khiêm Lăng) Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng) Ngọ Môn Nhà thờ Chính tòa Phú Cam Nhà thờ dòng chúa Cứu Thế Phân viện Bảo tàng Hồ Chí Minh Phu Văn Lâu Thái Bình Lâu Thế Miếu Trường Quốc học Huế Văn Miếu Huế
Thắng cảnh Ðồi Vọng Cảnh Bãi biển Cảnh Dương Bãi biển Lăng Cô Bãi biển Thuận An Khu nghỉ dưỡng suối nước khoáng nóng Thanh Tân Núi Bạch Mã Núi Ngự Bình Phá Tam Giang Sông Hương Suối nước khoáng Mỹ An Vườn Quốc Gia Bạch Mã
Du lịch văn hoá Cồn Ràng – khu mộ chum thuộc văn hoá Sa Huỳnh Hội đình làng Phú Xuân Hội An Truyền Hội làng Cổ Bi Hội làng Chí Long Hội Minh Hương Hội Thái Dương Hội Thanh Phước Hội vật võ làng Sình Hội xuân Gia Lạc Làng cổ Phước Tích Làng Dương Nỗ Làng làm nón bài thơ Tây Hồ Làng nón Phú Cam Lễ hội điện Hòn Chén Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ Lễ tế Phong Sơn Lễ Thu tế làng Dương Nỗ Phường đúc đồng Tranh làng Sình
Giới Thiệu Tổng Quan Về Quảng Nam
Quảng Nam
Diện tích: 10.438,3km² Dân số: 1.472,7 nghìn người (năm 2006) Tỉnh lỵ: Thành phố Tam Kỳ Các huyện, thị: – Thành phố: Hội An. – Huyện: Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Nam Giang, Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Núi Thành, BắcTrà My, Nam Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Phú Ninh, Nông Sơn. Dân tộc: Việt (Kinh), Cơ Tu, Xơ Đăng, M’Nông, Co…
Điều kiện tự nhiên Nằm ở giữa miền Trung Việt Nam, phía bắc Quảng Nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp nước Lào, phía nam giáp Quảng Ngãi, phía đông giáp biển Đông, ngoài khơi có đảo Cù Lao Chàm với ngư trường rộng lớn. Quảng Nam có nhiều đồi và núi (chiếm 72% diện tích) với nhiều ngọn núi cao: núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole – Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Vùng đất thấp ven biển là đồng bằng châu thổ, chiếm gần 25% diện tích đất của tỉnh tập trung ở phía đông, trải dài hai bên quốc lộ. Các con sông lớn đều chảy từ dãy Trường Sơn ra biển Đông: sông Vu Gia, sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ. Hai dòng sông Thu Bồn và Tam Kỳ vừa tô điểm cho Quảng Nam vừa là đường giao thông rất tiện lợi. Quảng Nam có 2 loại khí hậu khá rõ rệt: khí hậu của vùng nhiệt đới ven biển và khí hậu ôn đới vùng cao. Khí hậu nóng và khô từ tháng 2 đến tháng 4, nhiều mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm là 25ºC. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000mm.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Quảng Nam và Đà Nẵng được tạo lập trên con đường phát triển về phía Nam của nhiều thế hệ người Việt. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích văn hoá thời đại kim khí ở thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, đó là nền văn hoá Sa Huỳnh, sau đó được người Chămpa kế thừa và sáng tạo ra nền văn hoá Chămpa. Vương quốc Chămpa đã có hai thời kỳ cực thịnh với những cung điện, đền đài, thành quách uy nghi tráng lệ được xây dựng từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 9. Năm 1306, vùng đất Quảng Nam trở thành đất của Đại Việt. Đây là đất sính lễ của vua Chế Mân dâng lên vua Trần Anh Tông khi cưới công chúa Huyền Trân về làm hoàng hậu Vương quốc Chămpa. Năm 1471, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Quảng Nam là tuyên thừa thứ 13 của Đại Việt Năm 1570 – 1606 Nguyễn Hoàng (chúa Nguyễn sau này) khi làm lãnh trấn Quảng Nam đã coi Đà Nẵng là cửa ngõ yết hầu miền Thuận Quảng, biến nó thành đất dung nạp những người từ phía Bắc vào khai canh, lập ấp, mở mang sản xuất và dùng thương cảng Hội An khai thông giao lưu với bên ngoài… Năm 1832 được vua Minh Mạng đổi thành Quảng Nam Tỉnh Quảng Nam đã được thành lập từ năm 1831, là một tỉnh nông nghiệp. Có nhiều đặc sản nổi tiếng như chè Phú Thượng, quế Trà My, cói Hội An, đường mía Điện Bàn… Đến Quảng Nam, du khách sẽ được đắm mình vào thế giới cổ xưa với các đền, tháp ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Bằng An, Chiên Đàn, Khương Mỹ; những công trình rêu phong ở phố cổ Hội An (trước đây là cảng Đại Chiêm), một trong những đô thị cổ nhất Đông Nam Á. Mảnh đất Quảng Nam còn ghi lại nhiều dấu tích của những năm kháng chiến trường kỳ. Đó là các di tích Núi Thành, địa đạo Kỳ Anh, đường mòn Hồ Chí Minh, căn cứ Chu Lai, chiến khu Trà My, chiến khu Hòn Tàu… Hội An và Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hóa thế giới từ tháng 12/1999.
Giao thông Quảng Nam nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 14 (nối từ Đà Nẵng đến Kon Tum). Thành phố Tam Kỳ cách Hà Nội 864km.
Di tích – Danh Thắng – Văn Hoá – Điểm tham quan
Giới thiệu * Bánh tổ xứ Quảng * Cao lầu Faifo * Món thịt bò tái Cầu Mống * Xí mà Hội An
Điểm tham quan
Di tích lịch sử, văn hoá * Cầu Nhật Bản (Chùa Cầu) * Chùa Ông * Chùa Chúc Thánh * Chùa Phước Lâm * Chùa Viên Giác * Di sản văn hóa Mỹ Sơn * Hội quán Phước Kiến * Hội quán Quảng Đông * Kinh đô cổ của vương quốc Chămpa – Trà Kiệu * Nhà thờ Trà Kiệu * Tháp Bằng An * Tháp Chiên Đàn * Tháp Khương Mỹ
Thắng cảnh * Bàng Than – vũng An Hoà * Bãi biển Cửa Đại * Bãi biển Tam Thanh * Bãi tắm Hà My * Cù lao Chàm * Hòn Kẽm Đá Dừng * Hố Giang Thơm * Hồ Phú Ninh * Khe Lim * Sông Thu Bồn * Suối Tiên
Du lịch văn hóa * Đèn lồng Hội An * Hội rước Thần Nông * Khu phố cổ Hội An * Làng đúc đồng Phước Kiều * Làng chiếu Bàn Thạch * Làng gốm Thanh Hà * Làng hoa trái Đại Bường * Làng lụa Duy Trinh * Làng mộc Kim Bồng * Làng trống Lâm Yên * Lễ cúng tổ Minh Hải * Lễ hội bà Thu Bồn * Lễ hội Long Chu * Lễ vía Bà Thiên Hậu * Nhà cổ Tấn Ký
Du lịch sinh thái * Cẩm Nam – Khu du lịch miệt vườn * Du lịch sinh thái Thuận Tình
Giới Thiệu Tổng Quan Về Ninh Thuận
Ninh Thuận Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Diện tích: 3.363,1 km² Dân số: 567,9 nghìn người (năm 2006) Tỉnh lỵ: Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm Các huyện: Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Bắc, Thuận Nam Dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Ra Glai, Cơ Ho, Hoa.
Điều kiện tự nhiên Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, phía bắc giáp Khánh Hoà, phía tây giáp Lâm Đồng, phía nam giáp Bình Thuận và phía đông giáp biển Đông. Ninh Thuận được bao bọc 3 mặt là núi: phía bắc và phía nam tỉnh là 2 dãy núi cao nhô ra sát biển, phía đông là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Địa hình có 3 dạng: miền núi, đồng bằng, vùng ven biển. Tỉnh có 2 hệ thống sông chính: hệ thống sông Cái, bao gồm các sông nhánh như sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông La, sông Quao… và hệ thống các sông suối nhỏ phân bố ở phía bắc và nam tỉnh như sông Trâu, sông Bà Râu. Khí hậu: Ninh Thuận nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều và bốc hơi mạnh, không có mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm 27ºC, lượng mưa trung bình 705mm và tăng dần theo độ cao lên đến 1.100mm ở vùng miền núi. Một năm ở đây có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Ninh Thuận là một bức tranh hài hoà giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả. Nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác Đà Lạt – Nha Trang – Phan Rang, Ninh Thuận có vườn quốc gia Núi Chúa và nhiều thắng cảnh đẹp như: bãi biển Ninh Chữ, bãi biển Cà Ná, đèo Ngoạn Mục, thủy điện Đa Nhim và di tích lịch sử quí giá là các tháp Chàm: Pôklông Garai, Pôrômê, Hoà Lai,… hầu như còn nguyên vẹn. Đến thăm nơi đây du khách có thể tham gia nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, du thuyền, leo núi, săn bắn, tham quan các di tích lịch sử, hoặc tham dự các lễ hội của người Chăm.
Là tỉnh có đông người Chăm sinh sống, Ninh Thuận mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Chăm. Nền văn hóa ấy được thể hiện qua chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. Nghệ thuật dân ca và múa Chăm đã trở thành di sản quí giá của nền văn hóa Việt Nam. Phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ của người Chăm vẫn được đồng bào địa phương gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay. Ninh Thuận đang hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như: nho, thuốc lá, mía, đường, bông, hành, tỏi và nuôi trồng thủy sản. Ninh Thuận là một trong số các ngư trường lớn của nước ta. Đến nay, người Chăm vẫn giữ các nghi lễ như: lễ khai mương, đắp đê, lễ chặn đầu nguồn sông, lễ mừng lúa non, lễ xuống gặt, lễ mừng cơm mới… Đặc biệt một bộ phận người Chăm vẫn sống bằng nghề đánh cá, mà tục thờ cá voi ở tất cả các tỉnh ven biển ngày nay, chính là bắt nguồn từ tín ngưỡng của người Chăm.
Dân tộc, tôn giáo
Thành phố Phan Rang nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, đường số 27 lên Đà Lạt (Lâm Đồng), Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột). Thành phố Phan Rang cách Nha Trang 105km, Đà Lạt 110km, Tp. Hồ Chí Minh 350km và Hà Nội 1.382km.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Tổng Quan Về Lào trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!