Xu Hướng 12/2023 # Khai Mạc Tuần Văn Hóa # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Khai Mạc Tuần Văn Hóa được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch biển đảo Việt Nam – Hà Nội 2014

(VTR) – Tối 21/11/2014, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cùng các đơn vị phối hợp đã tổ chức lễ khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch biển đảo Việt Nam – Hà Nội 2014 diễn ra từ 21 – 24/11/2014 tại Hà Nội.

Trong diễn văn khai mạc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên – Trưởng Ban Chỉ đạo Tuần Văn hóa – Du lịch biển đảo Việt Nam – Hà Nội 2014 nhấn mạnh: Đây là hoạt động giới thiệu quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa, du lịch đặc sắc của biển đảo Việt Nam đến với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, tiếp tục nâng cao nhận thức, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, tài nguyên, môi trường, văn hóa, du lịch biển đảo, góp phần cho sự phát triển bền vững của đất nước, cũng như công cuộc bảo vệ chủ quyền, hải đảo của Tổ quốc.   

Trong khuôn khổ của Tuần Văn hóa – Du lịch biển đảo Việt Nam – Hà Nội 2014, Ban Tổ chức phối hợp cùng Sở VHTTDL Hà Nội tổ chức đêm lưu diễn để các đoàn nghệ thuật mang nét văn hóa dân gian biển đảo của mọi miền đất nước đến với người dân thủ đô Hà Nội, học sinh, sinh viên các trường phổ thông và đại học trên địa bàn Hà Nội.

Hạ Tinh

Khai Mạc Tuần Lễ Văn Hóa

Tuần lễ Văn hóa – Du lịch Châu Thành Bến Tre Lần 1 – Năm 2023 chính thức khai mạc vào tối ngày 29/12/2023.

Tuần lễ Văn hóa – Du lịch huyện Châu Thành lần thứ I – 2023 dự kiến tổ chức từ ngày 26/12/2023 đến 01/01/2023;

Tuy nhiên do bão số 16 (Tembin) đổ bộ vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên được UBND tỉnh Bến Tre chỉ đạo tạm dừng và Lễ hội sẽ tiếp tục diễn ra từ ngày 29/12/2023 đến hết ngày 03/01/2023.

Toàn cảnh trực tiếp lễ khai mạc Tuần lễ Văn hóa – Du lịch Châu Thành Bến Tre Lần 1 – Năm 2023 (Nguồn: Thành Được)

Các chương trình trong Tuần lễ Văn hóa – Du lịch Châu Thành, Bến Tre sẽ không thay đổi với các hoạt động nhằm phục vụ du khách và nhân dân hai địa phương tiếp giáp nhau giữa sông Tiền là Tiền Giang và Bến Tre.

Địa điểm tổ chức các hoạt động đều nằm trên địa phận dọc theo sông Tiền trên các xã Phú Túc, An Khách và Tân Thạch.

Thời điểm tổ chức là giao thời năm cũ và năm mới (2023 – 2023) để người dân địa phương và du khách gần xa có dịp tham quan và trải nghiệm “Du lịch sinh thái sông nước Xứ Dừa” với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng của Bến Tre, của quê hương Đồng Khởi.

Các tour du lịch trong tỉnh phục vụ du khách trong suốt tuần lễ hội bao gồm:

CHƯƠNG TRÌNH 1: CHƯƠNG TRÌNH 2:

Từ Khu Hội chợ Triển Lãm Châu Thành đi xe về huyện Mỏ Cày Nam

Đi du thuyền trên sông Thom – Mỏ Cày Nam tham quan chợ nổi Dừa, tham quan làng nghề chế biến dừa An Thạnh;

Chèo thuyền trong rạch dừa nước hoặc đi xe đạp trên đường làng tham quan những cảnh vườn dừa đẹp ở nông thôn,

Tham quan lò kẹo dừa Tuyết Phụng, cơ sở bó chổi dừa, vườn kiểng, cây cảnh, vườn cây ăn trái Cái Mơn, nhà thờ cổ Cái Mơn, nhà bia tưởng niệm Bác học Trương Vĩnh Ký.

CHƯƠNG TRÌNH 1: CHƯƠNG TRÌNH 2:

Từ Khu Hội chợ Triển Lãm Châu Thành, đi xe đến Khu du lịch Forever Green Resort xã Phú Túc, tham quan vườn trái cây, hoa kiểng, vườn lan, tham quan thưởng thức các dịch vụ ăn, uống tại khu Resort;

Tham quan vườn trái cây xã Tân Phú, thưởng thức cháo gà thả vườn, bánh xèo ốc – hến, tham gia hái trái cây….

CHƯƠNG TRÌNH 3:

Từ Khu Hội chợ Triển Lãm Châu Thành, đi xe đến Khu du lịch Forever Green Resort xã Phú Túc, tham quan vườn trái cây, hoa kiểng, vườn lan, tham quan thưởng thức các dịch vụ ăn, uống tại khu Resort;

Tham quan Tòa thánh Cao Đài Minh Châu xã Tiên Thủy, là Trung ương đạo của họ đạo Cao Đài – Việt Nam thuộc phái Tiên Thiên;

Tham quan làng nghề thủ công mỹ nghệ, dệt chiếu xã An Hiệp,…

Từ Khu Hội chợ Thương mại, triển lãm và Ẩm thực;

Tham quan bằng xe ngựa đến điểm du lịch Làng Bè tham gia trò chơi dân gian, tham gia chợ quê, ăn uống trên nhà hàng bè, nhìn ngắm cầu Rạch Miễu và những bè cá lênh đênh trên sông thơ mộng.

Khứ hồi quay về khu Hội chợ Thương mại, triển lãm và Ẩm thực trả khách.

Du lịch Miền Phù Sa sưu tầm – Nguồn: Lê Luông – TT.TTXTDL

TƯ VẤN DU LỊCH BẾN TRE MIỄN PHÍ

BẤM GỌI NGAY

NHỮNG TOUR DU LỊCH BẾN TRE ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT

Cần Thơ: Khai Mạc Tuần Lễ Du Lịch Xanh Đbscl 2023

Tối 29/6, tại khu đô thị Phú An, quận Cái Răng (TP Cần Thơ) đã chính thức khai mạc Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL 2023.

Tuần lễ do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Bộ VHTT -DL, UBND TP Cần Thơ tổ chức.

Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội; Vũ Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Ðảng, Phó thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ biểu dương sự phát triển du lịch vùng ĐBSCL thời gian qua, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển, phát huy bảo tồn văn hóa dân tộc.

Để phát triển du lịch ĐBSCL hơn nữa trong tương lai, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý các tỉnh, thành phố trong vùng cần tận dụng thế mạnh, tiềm năng để phát triển du lịch; tăng cường liên kết phát triển du lịch xanh, các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng.

Chú trọng phát triển những sản phẩm du lịch có chất lượng, tính cạnh tranh cao là thế mạnh của vùng như du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn sông nước, du lịch biển đảo. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng du lịch, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.

Đồng thời tuyên tuyền, giáo dục người dân giữ gìn nét sống văn hóa, văn minh, lịch sự để thu hút du khách đến với vùng…

Lãnh đạo trung ương đến dự lễ khai mạc Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL 2023

Năm nay, Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL 2023 là sự kiện văn hóa, kinh tế, du lịch với mục tiêu chính là đẩy mạnh phát triển du lịch ĐBSCL; quảng bá thế mạnh, giới thiệu tiềm năng du lịch và các sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc, tiêu biểu của các địa phương trong vùng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển du lịch bền vững.

Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết: Tuần lễ Du lịch xanh ÐBSCL 2023 diễn ra với nhiều hoạt động, trong đó điểm nhấn là Hội thảo liên kết phát triển du lịch xanh vùng ÐBSCL, Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch xanh với sự tham dự của các tổng lãnh sự, lãnh sự, các tổ chức quốc tế, các nước tiểu vùng sông Mekong.

Đây là cơ hội để quảng bá, giới thiệu du lịch ĐBSCL đến du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.

Bên cạnh đó, TP. Cần Thơ có 27 di tích lịch sử, trong đó có 12 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp thành phố hằng năm thu hút hàng triệu khách tham quan. Cùng đó là hệ thống lưu trú trên 5.000 phòng đáp ứng đủ nhu cầu của du khách.

Đến với Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL 2023, du khách có cơ hội tham gia vào các tour du lịch địa phương, tìm hiểu văn hóa, bản sắc vùng miền 13 tỉnh, thành Tây Nam Bộ. Được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông Cửu Long, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng rừng xanh và biển đảo đã hình thành cho ĐBSCL một hệ sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hấp dẫn.

Nơi đây có những vườn quốc gia, sân chim, vườn cò với vô số chim muông và động thực vật quý, hấp dẫn du khách với rất nhiều vườn hoa rực rỡ sắc màu và vườn cây ăn trái bạt ngàn, trĩu quả, những phiên chợ nổi nhộn nhịp vào buổi sáng sớm hay những cù lao quanh năm chan hòa ánh nắng, thiên nhiên trong lành…

Tất cả tạo nên nét đẹp rất đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ. Ngoài ra, những lễ hội dân gian truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo như lễ hội Vía bà Chúa Xứ núi Sam, lễ hội Ook om bok, đua ghe Ngo, đua bò Bảy Núi… và “tính cách con người Phương Nam” hiền hòa, hiếu khách cũng là những sản phẩm du lịch thú vị hấp dẫn du khách.

Các tiết mục văn nghệ trong đêm khai mạc Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL

Đến ĐBSCL, du khách có dịp thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống đặc trưng của vùng sông nước như đờn ca tài tử, các điệu lý, điệu hò hay các bản nhạc, điệu múa của đồng bào Khmer. Đặc biệt, các tỉnh, thành ĐBCSL còn là nơi thực hành và phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.

Hòa cùng không khí hiền hòa của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ, trong khuôn khổ “Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL 2023″ du khách còn thấy được sự phát triển bền vững của miền đất “9 nhánh phù sa” này.

Với những nét hiện đại kết hợp trong văn hóa vùng miền, thiết kế hình khối bắt mắt trẻ trung cùng những lễ hội đường phố sôi động, những đêm văn nghệ mang nhiều màu sắc, “Tuần lễ du lịch xanh ĐBSCL 2023″ chắc chắn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho bất kỳ du khách nào.

Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL diễn ra đến hết ngày 3/7.

LÊ HOÀNG VŨ

Khai Thác Văn Hóa Ẩm Thực Trong Du Lịch

Thời gian gần đây, ẩm thực Việt được quan tâm đưa vào các sự kiện lớn nhằm quảng bá rộng rãi ra với du khách, cộng đồng quốc tế. Nhiều món ăn đã được định vị từ tên gọi, nguồn gốc.

Tuy nhiên, trong thực tế khai thác khách du lịch thì mảng ẩm thực chưa có được vị trí tương xứng với tiềm năng phong phú và sự hấp dẫn, độc đáo; cũng như chưa được chú trọng đặt nó trong những không gian văn hóa cụ thể để hướng đến cái phần hồn cốt, tinh túy nhất của ẩm thực Việt.

Săn chuột đồng trong trang trại lúa hữu cơ ở Đồng Tháp.

Nếu chỉ nói phần chung nhất, phần “đại diện” thôi thì ẩm thực Việt Nam đã vô cùng đa dạng, phong phú, như: ẩm thực 3 miền, ẩm thực các dân tộc, ẩm thực xưa và nay… có thể nói không quá, đó là cả một thế giới đa sắc màu văn hóa.

Ở đó, có sự cầu kỳ, tinh tế lẫn sự mộc mạc hoang sơ; sự kết nối giữa quá khứ đến hiện tại, sự giao thoa giữa dân tộc và thế giới, mà mỗi món ăn là một câu chuyện ly kỳ của lịch sử, văn hóa và những nét đẹp truyền thống về phong tục tập quán của dân tộc và vùng miền.

Tuy nhiên, phần lớn chúng ta chưa khai thác được cái thế mạnh đặc biệt này; trong khi ẩm thực chính là một cấu thành cực kỳ quan trọng trong mỗi chuyến lữ hành của du khách.

Xin nói “gọn gọn” ở khu vực đồng bằng Nam Bộ và một số định hướng đang mở ra niềm hy vọng lớn từ những tài nguyên du lịch sẵn có, nhưng có thể tạo nên sự hấp dẫn mới lạ, sự khác biệt.

Đương nhiên, trong việc thiết kế tour để chào bán cho du khách, trong đó có ẩm thực, chúng ta phải tùy phân khúc, tùy dạng khách Âu, Á, Mỹ… mà có sự linh hoạt để phù hợp với “khẩu vị” của từng dạng khách, từng đoàn khách.

Tuy nhiên, đối với dạng khách chuyên đề, chính là lúc chúng ta cần phát huy tối đa ý tưởng để có thể xây dựng những chương trình ẩm thực thật đặc biệt, để giới thiệu trọn vẹn cái “phần xác” lẫn “phần hồn” của văn hóa ẩm thực.

Và cao hơn nữa là một chiến lược quảng bá thương hiệu mang tính vùng miền, quốc gia đối với văn hóa ẩm thực trong du lịch.

Cũng cần ghi nhận trong nhiều năm qua, các công ty du lịch của Vĩnh Long đã có nhiều sáng kiến xây dựng các tour riêng biệt nhằm tạo nên sự hấp dẫn cho du khách trong quá trình thưởng thức các món ăn bản địa.

Du khách tham gia thu hoạch tôm càng xanh trong trang trại lúa- tôm của anh Huỳnh Chí Phương ở Kiên Giang.

Trong đó, đáng chú ý như các tour: tát mương bắt cá, mò ốc, mò cua, hay như các tour dỡ chà, chài lưới…, những món ăn được chế biến từ chính sản phẩm mà du khách đánh bắt được.

Tuy nhiên, dòng đời sản phẩm đến lúc nào đó cũng được kết thúc, khi mà câu chuyện được dẫn dắt như “diễn tuồng” hơn là sự thâm nhập thực tế vào đời sống, sinh hoạt văn hóa thực sự của một vùng đất.

Ngược lại, nếu một tour thực tế được tổ chức trong môi trường sinh thái thiên nhiên thì sẽ tạo nên sự cuốn hút thực sự và du khách hiểu sâu hơn lịch sử, văn hóa thông qua không gian câu chuyện được dẫn dắt bởi những món ăn.

Điển hình như chuyện giăng câu, cắm câu, chài lưới trong trang trại lúa mùa của ông Lê Quốc Việt ở Minh Lương (Kiên Giang); chuyện săn chuột đồng trong trang trại lúa của anh Tiếng ở Đồng Tháp.

Ấn tượng như tour tham gia mùa thu hoạch tôm càng xanh trong ruộng lúa của Công ty ADS của anh Huỳnh Chí Phương ở Kiên Giang…

Món ăn không đơn thuần được dọn sẵn lên bàn, mà được chính tay du khách khai thác trong môi trường sinh thái thực sự, tái hiện lại đúng như không gian Nam Bộ xưa, bên cạnh những ruộng lúa mênh mông, những bầy trâu đang ngâm mình trong nước; chính người miền Tây còn cảm thấy vô cùng hứng thú với những hoạt động này.

Món ăn lúc này nó thể hiện trọn vẹn phần “vật thể” và “phi vật thể” của văn hóa ẩm thực trong một chương trình du lịch.

Khai thác văn hóa ẩm thực theo hướng này nó cũng phù hợp với định hướng khai thác cái thế mạnh nông nghiệp trong du lịch đối với vùng đất ĐBSCL.

Và nó thực sự là thế mạnh đối với những trang trại nông nghiệp kết hợp khai thác tour du lịch. Gần đây, một doanh nghiệp ở Vĩnh Long đang triển khai một mô hình bảo tàng nông nghiệp với quy mô lớn, hướng đến khai thác du lịch cùng với hệ thống nhà hàng, khách sạn, các cụm homestay liên hoàn, là một tín hiệu đáng mừng của ngành du lịch.

Hy vọng đây sẽ là định hướng mang tính bứt phá, tạo nên sự khác biệt rất đặc biệt khai thác được thế mạnh nông nghiệp và văn hóa ẩm thực Nam Bộ trong tương lai không xa.

Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG

Khai Mạc Tuần Lễ Du Lịch Xanh Đồng Bằng Sông Cửu Long Năm 2023

Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL 2023, nhấn mạnh: “ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất Việt Nam, với thế mạnh là lúa gạo, thủy sản và cây ăn trái; có khí hậu hiền hòa, hệ sinh thái đa dạng, nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; có nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc, với sự giao thoa văn hóa của các dân tộc anh em: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm; có tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, miệt vườn sông nước, du lịch tâm linh, biển đảo; trong đó, đảo Phú Quốc là điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, sự nỗ lực của các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng, hệ thống giao thông ĐBSCL ngày càng phát triển, các công trình huyết mạch đã hoàn thiện góp phần làm cho giao thông được thông suốt. Du khách đến ĐBSCL bằng đường bộ, đường thủy và hàng không đều dễ dàng và thuận lợi.

Du lịch đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của toàn vùng đạt gần 10% bình quân 15 năm qua, góp phần giảm hộ nghèo từ 27% xuống còn 5,63% vào năm 2014, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc”.

Nâng cao chất lượng du lịch

Nêu bật ý nghĩa của du lịch đối với phát triển kinh tế, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh nhấn mạnht rong những năm qua, du lịch của vùng ĐBSCL có nhiều tiến bộ hấp dẫn. Du khách đến ĐBSCL chiếm trên 50% của cả nước, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo của vùng giảm xuống… nhưng để khai thác tiềm năng du lịch, ĐBSCL phải có những giải pháp đột phá mạnh, tạo tính chuyên nghiệp, hiện đại, đồng thời phải bảo tồn truyền thống và phát huy bản sắc dân tộc.

Các đồng chí lãnh đạo tại lễ khai mạc

Vùng ĐBSCL cần quan tâm phát triển sản phẩm du lịch theo hướng chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao; xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng thuộc thế mạnh của vùng như: Du lịch sinh thái, biển đảo, sông nước miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với hội thảo, hội nghị, triển lãm…

“Thông qua tuần lễ Du lịch xanh, các địa phương cần có giải pháp tận dụng tốt các ưu thế hiện có, tăng cường liên kết, xây dựng các điểm du lịch; xây dựng thương hiệu du lịch, có tính cạnh tranh cao, đa dạng nhiều loại hình sinh thái, nghỉ dưỡng, nghệ thuật, triển lãm…huy động tốt các nguồn lực xã hội để phát triển hạ tầng du lịch đường bộ, phù hợp tiêu chuẩn du lịch quốc tế; phát triển nguồn nhân lực, lấy sự hài lòng của du khách làm thước đo của sự thành công; tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng, trên cơ sở đó hình thành hệ thống các điểm du lịch vừa có tính đặc trưng, vừa có tính bổ trợ, bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách trong và ngoài nước; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục người dân xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa, lịch sự, trở thành người quảng bá cho du lịch Việt Nam”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL năm 2023 là sự kiện văn hóa quy mô cấp vùng. Đây là dịp để các địa phương trong vùng và cả nước giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh về các loại hình, các sản phẩm du lịch, mời gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch xanh, thúc đẩy nhu cầu tham quan, mua sắm đối với du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế- xã hội và du lịch bền vững.

Tại Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL 2023, ngoài hội chợ với 1.000 gian hàng trong nước và quốc tế, còn có nhiều hoạt động chính: Chung kết hoa khôi đồng bằng 2023; Triển lãm hội chợ du lịch, thương mại; Đêm sắc màu phương Nam; Hội thi ẩm thực, Lễ hội xe hoa đường phố; nhiều cuộc hội thảo, hội nghị về phát triển kinh tế – xã hội du lịch ĐBSCL…và được kéo dài đến 3/7/2023.

Nguyễn Nam

Thái Lan Khai Thác Giá Trị Văn Hóa Ẩm Thực

Quảng bá ẩm thực Thái Lan Xác định thương hiệu cho ẩm thực Thái Lan

Với tham vọng phát huy giá trị ẩm thực tuyền thống dân tộc, đưa ẩm thực Thái Lan trở thành “Nhà bếp của thế giới”, Chính phủ Thái Lan đã có nhiều chính sách khuyến kích mở rộng chuỗi nhà hàng Thái đưa món ăn Thái đến gần với mọi dân tộc trên thế giới. Người Thái có hẳn một chương trình quốc gia tập trung phát triển chuỗi nhà hàng Thái thông qua cấp giấy chứng nhận thương hiệu “Thai Brand”, mở các lớp đào tạo nhân viên chế biến, bếp trưởng về món ăn truyền thống của Thái Lan. Chính phủ sẵn sàng cho vay vốn, cung cấp thiết bị, nhân lực và cả nguyên liệu. Đồng thời, có cả một đơn vị chuyên giám sát chất lượng và cấp giấy chứng nhận định kỳ. Theo quy định của Chính phủ, muốn mở một cửa hàng ăn Thái Lan tại nước ngoài, nhà hàng đó phải có ít nhất hai đầu bếp người Thái thuần thục chế biến món ăn truyền thống của Thái. Thông qua chuỗi nhà hàng, người Thái vừa quảng bá hình ảnh đất nước, vừa thu hút các thực khách đến với đất nước Thái Lan xinh đẹp và mến khách.

“Nhãn hiệu Thái”, “Thai Brand” sẽ được cấp cho các nhà hàng Thái ở nước ngoài khi hội đủ các tiêu chuẩn do Chính phủ Thái Lan đưa ra. Hiện nay, có khoảng 9.000 nhà hàng Thái trên khắp thế giới và họ đang lập kế hoạch đào tạo các đầu bếp Thái để làm việc cho các nhà hàng này ở nước ngoài.

Theo sự chỉ đạo của Chính phủ, để thực hiện thành công Chiến dịch Thailand – Kitchen to the World, Bộ Giáo dục và Bộ Lao động Thái Lan đã phối hợp đào tạo đầu bếp phục vụ trong các nhà hàng của Thái Lan ở nước ngoài. Số đầu bếp này có trách nhiệm mở rộng ảnh hưởng văn hóa ẩm thực Thái Lan ở các nước. Để có thể đạt tiêu chuẩn làm “đại sứ ẩm thực” của Thái Lan ở nước ngoài, mỗi đầu bếp phải biết sử dụng ngoại ngữ và chế biến thành thạo ít nhất năm món ăn chủ lực như súp tôm chua cay, cà ri đỏ, rau trộn, mỳ xào, cơm rang dứa…

Bên cạnh đó, để quảng bá các nhà hàng Thái trên thế giới, Chính phủ Thái Lan thành lập Công ty Global Thai Restaurant chỉ để làm công tác xúc tiến quảng bá ẩm thực Thái Lan trên toàn thế giới. Song song với các chiến dịch ngắn hạn, Cục Xúc tiến (trực thuộc Tổng cục Du lịch Thái Lan – TAT) phối hợp với công ty CAD xuất bản ấn phẩm Tin tức về nhà hàng Thái và tổ chức hội thảo để giúp các nhà đầu tư Thái phát triển thương hiệu nhà hàng Thái ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan còn hỗ trợ Dự án phát triển chuỗi nhà hàng Thái mang thương hiệu Con voi xanh (Blue elephant) theo hình thức nhượng quyền (franchise) phổ biến hiện nay trên thế giới. Theo đó, Chính phủ Thái Lan hỗ trợ cung cấp thiết kế trang trí nhà hàng, bếp trưởng và đội ngũ phục vụ đã huấn luyện đúng chuẩn, nguyên liệu nấu thức ăn và cả hàng mỹ nghệ của Thái bán tại các cửa hàng. Với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sau khi đã đáp ứng đủ yêu cầu sẽ được cho vay vốn, được huấn luyện, cung cấp thiết bị, nhân lực và cả nguyên liệu cho việc kinh doanh nhà hàng.

Thái Lan đã triển khai chiến dịch “Amazing Thailand” qua nhiều năm, trong đó hoạt động quảng bá nền ẩm thực Thái Lan chiếm vị trí quan trọng.

Chọn lựa các món ăn tiêu biểu để quảng bá, giới thiệu với du khách

Trong những năm qua, ngành Ngoại giao phối hợp với Cơ quan Du lịch Thái Lan và các Văn phòng Đại diện Du lịch Thái Lan liên tục tổ chức các Tuần lễ ẩm thực Thái Lan ở nước ngoài. Tuần lễ ẩm thực Thái Lan là dịp đặc biệt dành cho các thực khách thưởng thức các món ăn đặc sắc như bánh bột gạo giòn ăn kèm thịt lợn xay và bánh hấp nhân lạc, nộm đu đủ, mì chantaburi xào, súp tôm chua cay, cari gà xanh ngọt, chuối nước cốt dừa… Đây là cách làm trực tiếp rất ấn tượng và hiệu quả, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.

Kinh nghiệm cho ẩm thực Việt

Qua nghiên cứu kinh nghiệm khai thác văn hóa ẩm thực thu hút khách du lịch quốc tế của Thái Lan, Việt Nam có thể tham khảo một số kinh nghiệm để áp dụng trong điều kiện thực tế:

Thứ nhất, phát huy giá trị ẩm thực truyền thống dân tộc, tạo ra món ăn từ những nguyên liệu đặc sản chất lượng. Lựa chọn các món ăn đặc trưng đại diện cho cả quốc gia và tổ chức xúc tiến tại các thị trường nhằm thu hút khách du lịch, quảng bá rộng rãi các món ăn đó ra thế giới.

Thứ hai, c ác nhà hàng cần sớm liên kết với nhau cũng như liên kết với công ty lữ hành để xây dựng thương hiệu và tour ẩm thực Việt Nam. Trước hết, các nhà hàng cần cung cấp thông tin về những sản phẩm, món ăn đặc sắc cho các hãng lữ hành để họ kịp thời tuyên truyền, thông tin đến du khách. Các hãng lữ hành cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, phối hợp với nhà hàng để xây dựng các tour chuyên đề về ẩm thực.

Thứ ba, quan tâm phát triển nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam nói chung, cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng. Trong các nhà hàng, khách sạn chỉ sử dụng lao động chế biến món ăn đã qua đào tạo. Để duy trì và phát triển món ăn truyền thống, cần tôn vinh các nghệ nhân, chuyên gia trong lĩnh vực chế biến món ăn, không để món ăn bị thất truyền.

Thứ tư, song song với các nhà hàng phục vụ ăn uống kiểu Việt Nam truyền thống, cần có chiến lược phát triển đa dạng các loại nhà hàng với phong cách khác nhau như châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản… tạo ra các phong cách riêng, độc đáo sang trọng phù hợp với nhiều đối tượng khách từ các vùng văn hóa khác nhau. Điều quan trọng là lựa chọn được xu hướng ẩm thực giao thoa giữa ẩm thực châu Á, ẩm thực châu Âu đan xen với ẩm thực Việt Nam.

Thứ năm, tăng cường tổ chức các lễ hội, sự kiện gắn với ẩm thực như Tuần Văn hóa ẩm thực Việt Nam ở nước ngoài, Lễ hội trái cây 3 miền, Hội thi ẩm thực, Thi nấu các món ăn trong các lễ hội…, thông tin kịp thời đến du khách, các hãng lữ hành để kịp thời chào bán tour gắn với những sự kiện đó. Từ đó, xây dựng thương hiệu cho các món ăn đồ uống đặc sản của Việt Nam.

Thứ sáu, tăng cường xúc tiến quảng bá món ăn Việt Nam, đặc biệt là món ăn tiêu biểu, đặc sắc của Việt Nam đến du khách quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Xuân Dũng (2011), Một số vấn đề về ẩm thực và phát triển du lịch tại Việt Nam, Bài báo đăng 16/5/2011 tại web Viện nghiên cứu phát triển du lịch. 2. Trọng Quang (2014), Du lịch Thái Lan trong cơn khủng hoảng, Bài báo đăng ngày 13/3/2014 tại hanoimoi.com.vn 3. Hoàng Minh Khang, Lê Anh Tuấn (2011), Giáo trình Văn hóa ẩm thực, NXB Lao động Hà Nội. 4. Lê Anh Tuấn và cộng sự (2009), Một số giải pháp xúc tiến các món ăn tiêu biểu của Việt Nam đối với thị trường khách du lịch Tây Âu, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

ThS. Phạm Mạnh Cường – ThS. Trần Hữu Nhân – Hoàng Minh Khang

(Tạp chí Du lịch)

Cập nhật thông tin chi tiết về Khai Mạc Tuần Văn Hóa trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!