Bạn đang xem bài viết Khai Thác Then Việt Bắc Trong Phát Triển Du Lịch được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Việt Bắc được đánh giá là khu vực có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn nổi trội gắn liền với các đặc trưng di sản văn hóa vùng, bên cạnh di sản văn hóa thiểu số Tây Bắc gắn với các dân tộc Thái, Mường. Những nét văn hóa truyền thống đã tạo nên bản sắc độc đáo đem đến sức hút hoạt động du lịch phát triển. Trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, du lịch Việt Bắc là yếu tố đặc biệt tạo nên diện mạo du lịch vùng du lịch trung du và miền núi Bắc Bộ. Khu vực Việt Bắc đã xác định một trong những hướng đi quan trọng để phát triển du lịch chính là khai thác tiềm năng từ các giá trị di sản văn hóa, lịch sử, trong đó có Then Việt Bắc.
Then trong đời sống sinh hoạt, tinh thần của đồng bào Việt Bắc
Then là một hiện tượng có vị trí quan trọng trong kho tàng văn hóa dân gian của các tộc người thiểu số Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, tập trung chủ yếu ở vùng Việt Bắc, gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
Cho đến nay, những người yêu thích Then cũng chưa có định nghĩa thống nhất về Then. Song nhiều người đều có quan niệm tương đồng khi cho rằng Then là tiên (có nơi gọi là sliên), là người của trời. Họ là người giữ mối liên hệ giữa người trần gian với Ngọc Hoàng và Long Vương, nhằm giúp cho người trần gian cầu mong mọi sự tốt lành.
Hình thức sinh hoạt của Then đa dạng, phong phú, gắn với đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng của đồng bào Việt Bắc. Căn cứ vào nội dung, mục đích, có thể chia Then thành các loại: Then cầu mong (kỳ yên, giải hạn, cầu thọ, cầu hoa…); Then chữa bệnh (chỏi khẩy) để chuộc vía, gọi hồn, phá ngục để giữ yên bản mệnh; Then bói toán (đoán số mệnh, tìm nguyên nhân ốm đau, duyên tình lỡ dở); Then tống tiễn (slống vjác, slống bjoóc) làm lễ tiễn hồn người chết; Then cầu mùa, cầu đảo, diệt trùng; Then chúc tụng, ca ngợi (mừng nhà mới, thăng cấp, đám cưới, sinh con đầu lòng); Then cấp sắc (lẩu vứt, lẩu then).
Nhìn vào hình thức đa dạng phong phú của Then, có thể thấy, Then gắn bó mật thiết đời sống sinh hoạt và các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng của người Tày, Nùng vùng Việt Bắc. Việc lớn, việc nhỏ trong cuộc sống cá nhân, gia đình, cộng động gần như đều có sự xuất hiện của Then. Từ giải sầu, chữa bệnh, tang ma đến việc hỉ, trọng đại… Then là cầu nối của con người giao tiếp với thế giới thần linh, và thông qua Then, con người bày tỏ ước vọng tới các đấng linh thiêng. Then cũng là nơi gửi gắm những quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ của đồng bào Tày – Nùng.
Sức hấp dẫn của Then Việt Bắc
Then Việt Bắc không chỉ là hơi thở cuộc sống, là sắc màu văn hóa độc đáo của dân tộc Tày, Nùng mà còn có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều cộng đồng dân tộc trên dải đất hình chữ S và quốc tế. Sức hấp dẫn ấy, trước hết được chiết tỏa từ những yếu tố văn hóa dân gian hợp thành Then. Có lẽ đến giờ ít ai còn hồ nghi khi nói Then là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, bao gồm văn học, âm nhạc, múa, hội họa.
Yếu tố văn học có thể thấy rõ trong ngôn ngữ Then thể hiện qua lời ca với thể thơ tự sự (phổ biến thất ngôn, ngũ ngôn) và tích truyện phong phú, thân thuộc với đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng của đồng bào Tày – Nùng. Đó là câu chuyện đầy nước mắt về sự tích cây thanh thảo trong đoạn Giải vé; cây mía trong Then kỳ yên hay con ve sầu trong đoạn Sai quân pắt ngoảng (Sai quân bắt ve sầu)…, về cảnh quan quân then bắt quân (sluông) gồng gánh lễ vật vượt úi, vượt bể đi cống nạp trong Pây slử…
Nói đến Then, là nói đến nghệ thuật âm nhạc. Âm nhạc trong Then là một loại hình tổng hợp gồm múa, âm nhạc, trang phục. Trong đó, múa là nghệ thuật đặc sắc. Yếu tố này luôn gắn với nghi lễ thực hành Then. Vũ điệu trong Then thật phong phú: múa chầu, múa chèo thuyền, múa sluông múa lọng tiéo (quét kiệu ngồi) múa phát tàng, múa đén, múa xiên, múa đàn sếu, múa kiếm, múa tán hoa, múa hái hoa… Có những động tác múa trong các điệu múa đơn giản mà uyển chuyển, nhịp nhàng như múa xiên, múa chèo thuyền. Nhưng có động tác múa khó, yêu cầu phải điêu luyện (múa quần ngựa). Sự phong phú về động tác và điệu múa trong Then, còn phụ thuộc vào từng vùng, từng tài nghệ diễn xuất của các nghệ nhân. Nếu vũ đạo Then Lạng Sơn chắc, khỏe, nảy gọn, đặc biệt là những động tác nhảy lớn mạnh mẽ trên không; Then Tuyên Quang nhịp nhàng, điêu luyện mô phỏng động tác chèo thuyền trong điệu múa sluông thì múa Then Cao Bằng lại mềm mại, nhẹ nhàng, uyển chuyển. Mỗi kiểu múa, động tác múa đều có ngôn ngữ riêng, chuyển tải thông điệp khác nhau.
Ngoài múa, âm nhạc của Then còn được tạo bởi hai yếu tố căn bản là lời Then và nhạc cụ. Lời Then gắn với vào nội dung của loại hình Then, của cốt truyện, tích truyện. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn phụ thuộc cứng nhắc vào “bổn then” (văn bản Then). Các nghệ nhân – người thực hành nghi lễ Then chỉ dựa vào “bổn then” như một cái sườn ý để ứng tác theo cảm xúc, cảm hứng của người làm Then, đắp đầy thêm lời ca, động tác diễn xướng dân gian. Thanh âm trầm bổng, lúc khoan lúc mau, khi da diết, khi rầm rập… trong nghi lễ Then truyền thống của người Tày Nùng, còn được làm nên bởi đàn tính và bộ xóc – hai nhạc cụ độc đáo, không thể thiếu trong bất cứ một cuộc Then, diễn xướng Then nào.
Đàn tính hay còn gọi là “đàn then”, “tính tẩu” gắn với huyền thoại dân gian của đồng bào Tày, Nùng. Món quà trời ban tặng đã trở thành nhạc cụ được sử dụng chính trong hát then và đôi khi còn trở thành đạo cụ trong múa thiêng. Tính tẩu được coi như công trình nghệ thuật thẩm mỹ. Đẹp từ đầu đàn, tua đàn, dáng đàn, bầu đàn đến thanh âm. Đầu đàn thường được chạm khắc theo hình rồng, long mã, phượng hoặc một thứ hoa (hoa chuối) hoặc hình linh bài. Có khi được chạm khắc công phu hình “lý ngư vọng nguyệt” hoặc các chữ “phúc, thọ, ninh, khang”. Phía trên được trang trí bằng tua đàn cầu kỳ, đẹp mắt. Âm sắc của tính tẩu diễn tả rất nhiều cung bậc tình cảm bởi nghệ thuật đàn và cảm xúc của người hát – đồng thời cũng là người đàn. m thanh của lời ca, đàn tính đã tạo nên những giá trị vi diệu “Kẻ quá tàng nghìn tiểng lượn Then/Mừa rườn táng piến pần bảo ón” (Người già qua đường nghe tiếng hát Then/Về nhà sẽ biến thành đầu xanh tuổi trẻ) – Tục ngữ Tày.
Bên cạnh giá trị độc đáo được tạo nên từ tính nguyên hợp văn hóa dân gian, Then còn hấp dẫn bởi màu sắc huyền bí của Shaman giáo. Những nghi lễ Then bao giờ cũng gắn với yếu tố tâm linh có sự đồng hiện của mô mình hai thế giới, cõi âm – cõi trần. Trong đó, Then đã dùng đến thứ ánh sáng diệu kỳ để hướng tới khát vọng về cuộc sống tốt đẹp, an lành.
Tóm lại, Then là một phức thể văn hóa có nguồn gốc từ một loại hình tín ngưỡng phức hợp, đã và đang tiếp tục chuyển hóa theo hướng phân hóa và thế tục hóa; Then tích hợp trong đó nhiều loại hình nghệ thuật và lấy nghệ thuật diễn xướng làm phương tiện thực hành. Then Việt Bắc đã thể hiện đầy đủ bản chất nhân sinh qua việc phản ánh đời sống người Tày, Nùng trên một không – thời gian rộng lớn; chứa đựng vô vàn tri thức và thực hành xã hội Tày, Nùng: từ hệ thống quan niệm tín ngưỡng đến việc giải thích thế giới hiện thực khách quan; từ việc chuẩn bị đến tổ chức nghi lễ; từ việc bảo tồn đến phát huy các giá trị hiện có. Với những giá trị độc đáo như vậy, Then không chỉ là điệu tâm hồn của đồng bào Tày, Nùng mà còn là tiềm năng vô cùng phong phú trong việc phát triển du lịch văn hóa của khu vực.
Khai thác giá trị văn hóa của Then Việt Bắc trong hoạt động du lịch
Dưới góc nhìn du lịch, Then Việt Bắc được coi là thế mạnh độc đáo để phát triển, đặc biệt loại hình du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc. Trong đó, các giá trị văn hóa tín ngưỡng trở thành nền tảng quan trọng để hình thành, phát triển hoạt động du lịch. Bởi, Then gắn với lịch sử tộc người, gắn với niềm tin tín ngưỡng và các hoạt động diễn xướng dân gian. Khai thác những yếu tố nguyên hợp, tích hợp của Then với tư cách là loại hình văn hóa dân gian đặc sắc của dân tộc thiểu số (nghi thức, tích truyện, âm nhạc, nhạc cụ, trang phục…) để tạo ra điểm nhấn trong du lịch của khu vực Đông Bắc sẽ là một hướng phát triển tất yếu và hiệu quả. Với những giá trị độc đáo, nhiều mã số văn hóa kỳ thú, du khách sẽ được trải nghiệm không gian văn hóa tâm linh Tày Nùng – những cộng đồng dân tộc được xem là chủ thể văn hóa khu vực Đông Bắc. Tuy nhiên, chọn hướng đi, cách làm thế nào để vừa tạo điểm nhấn thu hút khách, vừa bảo tồn, không làm tổn thương đến Then, đó là bài toán không hề đơn giản. Thiết nghĩ, có mấy điểm cần chú ý sau:
Thứ nhất, cần hướng tới khai thác sự khác biệt của mỗi vùng chúng tôi là loại hình văn hóa dân gian. Nó có mẫu số chung, nhưng cũng có những điểm sáng tạo riêng qua khả năng ứng tác của các nghệ nhân khi thực hành nghi lễ Then, của đặc trưng văn hóa từng vùng. Chẳng hạn, Then ở Cao Bằng khác Then Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang. Trong cùng một tỉnh nhưng Then ở mỗi huyện lại có điểm khác biệt về tình tiết trong tích truyện, nghệ thuật diễn xướng (lời ca, điệu múa…). Chẳng hạn, ở Lạng Sơn, Then ở mỗi huyện Tràng Định, Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Mịch, Văn Quan cũng có những điểm sáng tạo riêng trong vũ đạo, động tác, nghi lễ. Thậm chí, trong cùng một huyện như Tràng Định, then ở cánh đồng (Cáp Kẻ, Vàng Cai) khác với Then vùng đồi núi, thung lũng (Tân Tiến). Khai thác sự khác biệt của dòng Then, vùng Then chính là cách tạo ra điểm thu hút khách du lịch.
Thứ hai, cần thu hút du khách bằng đa dạng hóa sản phẩm du lịch từ Then như kết hợp du lịch tâm linh với du lịch văn hóa – sinh thái, đặc biệt là phối hợp khai thác giá trị văn hóa của các di sản (cũng đã được công nhận) khác, kể cả của các dân tộc khác ở địa phương. Trong đó chú trọng:
+ Xây dựng các chương trình, tiết mục từ thực hành Then để phục vụ khách tham quan tại chỗ. Tìm chọn những trích đoạn Then cổ đặc sắc, có độ dài vừa phải, trong không gian văn hóa Tày – Nùng để biểu diễn. Chẳng hạn như các trích đoạn Tẳng tướng, Khảm hải, Pây slử, Khao sluông, Khao mạ, Vun hoa, Mởi nàng hai… Đồng thời, để tạo nên sức lôi cuốn cho du khách đến với các buổi biểu diễn Then, cần xây dựng các chương trình ca, múa nhạc có sự kết hợp hài hòa giữa Then cổ và Then mới, giữa nghệ nhân biểu diễn và du khách. Nên khai thác khả năng đặt lời mới, kể cả có cải biên, miễn sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tạo điều kiện gắn bó hoặc gần gũi với du khách.
+ Thiết kế đồ lưu niệm gắn với thực hành Then như tranh, ảnh, các tờ bưu thiếp; các nhạc cụ, đạo cụ gắn với thực hành Then (đàn tính, xóc, mũ Then…); các con giống đeo chìa khóa xe, con cù treo ô tô theo hình con vật thiêng trong Then (chim én, ngựa, ve sầu, rồng, phượng và hươu nai, hoặc tua rua hình con ếch…); các hiện vật tâm linh gắn với thực hành Then các lá bùa cầu bình an của nhà Then, các loại dấu triện của Then đã được cách điệu thành móc chìa khóa hoặc cù treo ô tô, vòng buộc vía bằng kim loại, dây buộc vía bằng chỉ ngũ sắc, vòng tay phong thủy khắc hình dấu ấn nhà Then..). Ngoài ra, có thể sản xuất băng đĩa về hát Then do các nghệ nhân và nghệ sỹ biểu diễn…
Giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của Then Việt Bắc là một kho tàng quý báu, là trữ lượng văn hóa dồi dào để phát triển du lịch vùng Đông Bắc. Với xu hướng nhu cầu của khách du lịch hiện nay, tìm đến sự khác biệt, thậm chí sự khác biệt của khác biệt về văn hóa để khám phá, thưởng thức và trải nghiệm thì việc khai thác giá trị của Then Việt Bắc, đặc biệt thực hành Then – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại – để phát triển du lịch vùng, quốc gia là một trong những hướng đi khả thi, hứa hẹn hiệu quả tốt đẹp./.
Phương Thái
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG THEN
Khai Thác Giá Trị Di Tích Trong Phát Triển Du Lịch Côn Đảo
Côn Đảo được xem là điểm nhấn du lịch của tỉnh, sở hữu 16 hòn đảo lớn nhỏ với hệ sinh thái đặc trưng của 3 miền Bắc – Trung – Nam. Đến nay vẫn mang một vẻ đẹp hoang sơ, trong lành và kỳ bí. Nhiều tạp chí của thế giới đã ghi tên Côn Đảo vào danh sách những điểm đến ấn tượng. Côn Đảo đã đi vào tình cảm và sự ngưỡng mộ của cả nước cùng bạn bè quốc tế như là một vùng đất thép mang biểu tượng của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Thuyết minh viên Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo hướng dẫn du khách tham quan nhà tù Phú Hải (huyện Côn Đảo).
Ngày nay, Côn Đảo thu hút nhiều DN chọn để đầu tư phát triển du lịch cao cấp như: Sixsens Resort 5 sao; khu nghỉ dưỡng cao cấp Resort Việt – Nga; KDL Poulo Condor; Resort Côn Đảo… Một số khu đất đang được kêu gọi đầu tư như: Khu An Hải, KDL Suối Ớt, Bãi Vông, Bãi Đầm Trầu… đã tạo hiệu ứng lan tỏa, bảo đảm môi trường cảnh quan để phát triển bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng, lợi thế thu hút khách du lịch đến Côn Đảo thì vẫn còn một số bấp cập và khó khăn nhất định. Công tác liên kết xây dựng chương trình khách du lịch đến Côn Đảo còn khó khăn do không chủ động vé máy bay cho đoàn có số lượng nhiều (đặc biệt là khách quốc tế) đặt chỗ thời gian dài hạn từ 6 tháng đến 1 năm. Vì thế chủ yếu là khách lẻ, du lịch tự do… Công tác giới thiệu quảng bá thông tin du lịch Côn Đảo trên các phương tiện, kênh truyền hình nước ngoài như CNN, CBN, VBS còn hạn chế, không thường xuyên nên lượng khách quốc tế biết đến Côn Đảo không cao. Mặc dù địa phương đã xây dựng chương trình quảng bá 2016-2020 nhưng chưa có chiến lược tiếp thị một cách bài bản.
Du khách đến Côn Đảo chủ yếu là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lặn ngắm san hô, khám phá rừng, đối tượng nghiên cứu văn hóa di tích lịch sử còn ít, sản phẩm du lịch, hoạt động giải trí chưa đa dạng, dẫn đến thời gian lưu trú, chi tiêu và mua sắm không cao. Bên cạnh đó, du lịch Côn Đảo chỉ tập trung khoảng 6 tháng đầu năm, từ tháng 9 đến hết năm là mùa mưa bão, nên chủ yếu phương tiện đi bằng máy bay, giá vé khá cao so với các tuyến bay trong nước, chưa kể những ngày cuối tuần hoặc những sự kiện lớn, nhu yếu phẩm, sinh hoạt… giá cả cao hơn nhiều so với đất liền và thu nhập của người Việt Nam, dẫn đến “cung” không đủ “cầu”… Côn Đảo chưa có điện lưới quốc gia, vẫn còn sử dụng điện Diezel dẫn đến giá điện sinh hoạt thuộc diện cao nhất nước. Nhiều người cho rằng du lịch Côn Đảo là hạng sang, vì phải chi phí cao hơn nhiều hơn so những tour trong nước. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản cần được chú trọng một cách kịp thời, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của toàn xã hội.
Để khai thác hiệu quả giá trị di tích trong phát triển du lịch Côn Đảo, Sở VH-TT đề xuất một số giải pháp sau:
Đa dạng hóa hoạt động bảo tàng… Thực hiện có hiệu quả các cuộc triển lãm lưu động với phương châm “Đưa bảo tàng, di tích đến với công chúng”. Đội ngũ làm công tác hướng dẫn viên cần trang bị những kiến thức, phẩm chất và năng lực, trình độ ngoại ngữ cơ bản… để du khách tham quan được chào đón với một phong cách thân thiện, thông minh, bài bản… tạo nên sự tin tưởng và ấn tượng đẹp đối với du khách.
Quan tâm và có chế độ tương xứng đối với những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi (nhất là trình độ ngoại ngữ), để họ thật sự yên tâm và gắn bó lâu dài với Côn Đảo, đồng thời tạo cho địa phương nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Phải được xem là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
Triển khai thực hiện Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 02/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Côn Đảo. Thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích một cách hiệu quả và bền vững.
Gắn kết, đồng nhất trong quản lý và phát huy giá trị văn hóa lịch sử gắn với du lịch để có một chương trình tham quan khép kín, tạo cho du khách sự đa dạng. Liên kết website bằng nhiều ngôn ngữ của các điểm đến, tour du lịch, hướng dẫn, ấn phẩm, sách, hồi ký, tờ rơi,…
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư du lịch, dịch vụ theo hướng tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có của địa phương; phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, văn hóa – lịch sử, tâm linh, tương xứng với tiềm năng; môi trường. Các dự án kêu gọi đầu tư, chính sách ưu đãi và thủ tục đầu tư rõ ràng, hấp dẫn; thu hút đa dạng đối tượng du khách đến Côn Đảo.
SỞ VH-TT BR-VT
An Khê Khai Thác Tiềm Năng Để Phát Triển Du Lịch
(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã lập quy hoạch trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn. Đây là tiền đề để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong thời gian tới.
Ông Dương Thanh Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê-cho biết: Trên địa bàn An Khê có quần thể di tích lịch sử-văn hóa Tây Sơn Thượng đạo; di chỉ sơ kỳ Đá cũ; các lễ hội như: lễ cúng Quý Xuân, lễ cúng Quý Thu, lễ giỗ Vua Quang Trung, Hội Cầu huê… cùng nhiều danh lam thắng cảnh. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch lịch sử-văn hóa.
Những năm qua, thị xã đã tranh thủ các nguồn lực đầu tư hàng chục tỷ đồng tôn tạo, bảo tồn một số hạng mục thuộc cụm di tích lịch sử-văn hóa An Khê trường, An Khê đình, Miếu Xà… Tuy nhiên, việc đầu tư còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của các di tích, chưa thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Người dân tham quan quần thể di tích lịch sử-văn hóa Tây Sơn Thượng đạo. Ảnh: Nguyễn Quang
Nhằm đáp ứng nhu cầu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Tây Sơn Thượng đạo; khơi dậy lòng tự hào và tinh thần trách nhiệm của cộng đồng; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân cũng như khai thác tiềm năng du lịch của địa phương, năm 2020, UBND thị xã An Khê đã đầu tư trên 27,7 tỷ đồng để bảo tồn, tôn tạo di tích Tây Sơn Thượng đạo. Theo đó, dự án tiến hành trùng tu, tôn tạo, xây mới 7 hạng mục chính gồm: di tích An Khê đình, Nhà thờ Tam Kiệt, cổng và lối vào di tích, Quảng trường trung tâm, cải tạo ao sen, vườn mai Tam Kiệt, ao nước ở An Khê trường.
Theo ông Phạm Quang Bửu-Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng thị xã An Khê, nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình và sẽ hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Cụ thể, ở hạng mục trùng tu, tôn tạo di tích An Khê đình, đơn vị thi công đang tiến hành sửa chữa, thay mới các cấu kiện gỗ bị hư hỏng với khối lượng đạt 70%.
Hạng mục Nhà thờ Tam Kiệt đã thi công xong phần móng, các cấu kiện gỗ như: cột, xà, hoành đang gia công, khối lượng đạt 40%. Hạng mục cổng và lối vào khu di tích, Quảng trường trung tâm đang tiến hành san nền, gia công cốt thép móng; các cấu kiện như trụ, tượng voi, ngựa bằng đá tự nhiên đang được gia công tại xưởng, khối lượng đạt 40%. Các hạng mục còn lại, đơn vị thi công cũng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ.
Thi công hạng mục cổng và lối vào khu di tích Tây Sơn Thượng đạo. Ảnh: Nguyễn Quang
Trong năm nay, thị xã An Khê đã dành nhiều nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông đô thị. Trong số 26 công trình mà Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng thị xã triển khai thực hiện (7 công trình chuyển tiếp từ năm 2019 và 19 công trình khởi công mới năm 2020) có một nửa là nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông.
Bên cạnh đó, thị xã cũng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn đạt tiêu chuẩn, đảm bảo nhu cầu của khách du lịch khi đến địa phương. Đồng thời, tiếp tục quy hoạch, kêu gọi đầu tư, khai thác các giá trị khảo cổ của di tích sơ kỳ Đá cũ tại khu vực Rộc Tưng (xã Xuân An); đẩy mạnh công tác sưu tầm các hiện vật nhà Tây Sơn để khôi phục, bổ sung cho Nhà trưng bày Tây Sơn Thượng đạo.
Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã cho biết thêm: “Thời gian tới, thị xã tiếp tục giới thiệu, quảng bá thế mạnh đặc sắc của di tích; tích cực đẩy mạnh liên kết, kết nối các tour, tuyến du lịch với các đơn vị trong và ngoài tỉnh, nhất là kết nối với huyện Kbang xây dựng kế hoạch khai thác tiềm năng Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong, Làng kháng chiến Stơr; rà soát đưa cây dâu đỏ ở xã Tú An vào kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng. Cùng với đó, thị xã sẽ khôi phục, đánh giá, xếp hạng di tích đình, miếu để đầu tư và thu hút đầu tư phát triển loại hình du lịch tâm linh; xúc tiến việc khắc họa lại phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn tại khu vực trạm dừng chân ở đầu đèo An Khê”.
Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sóc Trăng
Với nhiều lợi thế về văn hóa vật thể và phi vật thể, Sóc Trăng có thể kết hợp bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với du lịch, để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống. Đây là một phần nội dung buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng ngày 11/10 tại Hà Nội. Toàn cảnh buổi làm việc
Tại buổi làm việc, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn cho biết, Sóc Trăng đã có nhiều chính sách và hành động để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai, trong đó có việc ban hành Nghị quyết và Chương trình hành động về việc phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, định hướng 2025. Dù còn nhiều khó khăn về kinh tế, cơ sở hạ tầng nhưng địa phương cũng quan tâm phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn.
Nhân dịp này, ông Lâm Văn Mẫn cũng thông báo về công tác chuẩn bị cho Lễ hội Oóc Om Bóc – đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ III, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 sẽ diễn ra trong 7 ngày, từ ngày 28/10 đến 3/11 tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Ông Trần Văn Chuyện – Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, theo định kỳ 2 năm tổ chức một lần, năm nay, Lễ hội Oóc Om Bóc – đua ghe Ngo Sóc Trăng có quy mô khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với sự tham gia của các địa phương trong vùng như Bạc Liêu, Cà Mau. Lễ hội có các hoạt động chính như: Đua ghe Ngo, lễ cúng Trăng, hội thi thả đèn nước và phục dựng ghe Cà Hâu, lễ hội đường phố. Bên cạnh đó, tại lễ hội còn có hội chợ thương mại, hội thảo khoa học “Du lịch Sóc Trăng – Tiềm năng và giải pháp phát triển”…Đặc biệt, liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù Kê Nam bộ cũng được tổ chức trong dịp này nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù Kê – một loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc của đồng bào Khmer Nam bộ.
Theo ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Lễ hội Oóc Om Bóc là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, gắn với văn hóa nghệ thuật, thể thao, ẩm thực truyền thống. Vì vậy, đây vừa là dịp bảo tồn, giới thiệu giá trị di sản văn hóa phi vật thể, vừa là cơ hội thúc đẩy du lịch địa phương, tăng thêm hiệu quả quảng bá du lịch, nhất là với khách quốc tế.
Bàn thêm về giải pháp phát triển du lịch, Phó Tổng cục trưởng TCDL Hà Văn Siêu cho rằng, Sóc Trăng cần đánh thức những tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là nền văn hóa Khmer, văn hóa Nam bộ đặc trưng. Thông qua những dịp lễ hội, địa phương cần tranh thủ công tác quảng bá để phát triển du lịch, tạo tiếng vang lớn hơn để phát triển thương hiệu du lịch Sóc Trăng.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện hoan nghênh và đánh giá cao công tác chuẩn bị, tổ chức lễ hội cho đồng bào để hoạt động này củng cố khối đoàn kết toàn dân. Đồng thời Bộ trưởng bày tỏ mong muốn tỉnh Sóc Trăng quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch. “Về Du lịch, Sóc Trăng cần chú trọng tới sản phẩm, đổi mới cách nghĩ, làm việc với các công ty lữ hành để tìm giải pháp đưa du khách về địa phương”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh.
Nguyễn Hương
Cập nhật thông tin chi tiết về Khai Thác Then Việt Bắc Trong Phát Triển Du Lịch trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!