Bạn đang xem bài viết Khám Phá Du Lịch Sinh Thái Cồn Ốc được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo người dân địa phương, ngày xưa nơi đây chỉ là một cồn nhỏ thường xuyên bị ngập nước, có nhiều ốc bám vào các loại cây trồng trên đất phù sa nên mới có tên là Cồn Ốc. Vào khoảng những năm đầu thế kỷ 19, Cồn Ốc mới có người đến khai phá, định cư. Trong kháng chiến nơi đây là cơ sở cách mạng mà ngày nay vẫn còn lưu lại câu nói rất nổi tiếng của mẹ Trần Thị Kế trả lời với kẻ thù khi bị tra hỏi: “Chồng con tao ở trong tim tao, chúng mày mổ ra mà kiếm”.
Cồn Ốc còn nổi tiếng với nhiều loại cây ăn trái đặc sản như bưởi da xanh và dừa dứa. Bưởi da xanh ở đây có múi sắc hồng, không hột, vị ngọt lịm, trái chín vẫn giữ sắc xanh. Còn dừa dứa trồng trên đất cát phù sa của Cồn Ốc được xem là một thứ trái cây giải khát hiếm nơi nào có được. Đây là loại dừa có nước và cơm có vị ngọt thanh, thoang thoảng mùi hương lá dứa.Cây dừa dứa rất kén đất, chỉ thích hợp cho vùng nước lợ, trồng ở nước ngọt sẽ cho trái có vị chua, trồng vùng nước mặn làm cho trái bị nhỏ và nước không ngọt.Dừa dứa mỗi cây chừng 10 – 15 trái/ buồng.Với điều kiện tự nhiên, Cồn Ốc là vùng đất đầu tiên của Nam bộ trồng được giống dừa quý hiếm này.
Trong vài năm trở lại đây, khách du lịch tìm về những vùng quê sinh thái ở Bến Tre ngày càng tăng, trong đó có Cồn Ốc. Đến đây du khách dễ bị hấp dẫn bởi những vườn cây ăn trái bốn mùa sum suê, trĩu quả, một khung cảnh thiên nhiên sông nước hữu tình, cùng với những rặng dừa xanh thẳm và làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ từ dừa. Đến Cồn Ốc du khách có cảm giác như tìm về với sự ngọt ngào của đất, của tình người xa quê lâu ngày trở lại.
Cao Phương
Khám Phá “Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Cồn Quy” Ở Bến Tre
I. Giới thiệu về Tân Cồn Quy
Được mệnh danh là Viên Ngọc Xanh của xứ dừa Bến Tre, được hình thành từ hàng trăm năm trước. Sở hữu cho mình một vẻ đẹp hoang sơ nhưng đầy thơ mộng, lãng mạn. Không gian thoáng mát, yên bình làm sao. Khi đến đây bạn còn sẽ thích thú hơn khi được tận hưởng với cảm giác mới lạ, chơi những trò chơi dân gian độc đáo, hay còn được hóa thân làm những cô cậu miền Tây chân chất, giản dị. Hứa hẹn sẽ là khu vui chơi bậc nhất ở Miền Tây Bến Tre. Đôi khi còn nghe được tiếng chim hót líu lo, tiếng gà gáy o ó o, tiếng gió thổi xào xạc hay tiếng ghe chở du khách đến Cồn Quy…
Trước đây, Cồn Quy là một khu đất hoang rộng, rậm rạp và không một ai sinh sống. Sở hữu cho mình 65ha nằm trên sông Tiền Giang. Là một vùng đất mới với nhiều nét hoang sơ nhưng chính vì vẻ đẹp hoang sơ này đã cuốn hút biết bao nhiêu khách du lịch đến đây mãi không chán. Có nhiều du khách đã đến đây hàng chục hay hàng trăm lần, được coi là điểm đến hàng tuần vì xa là nhớ. Cảm giác ở đây thật bình yên, mọi xô bồ tấp nập đều được trút bỏ khi đến nghỉ ngơi tại khu du lịch sinh thái Tân Cồn Quy này.
Cồn Quy còn có tên gọi khác là Cồn Cát, được xem là cồn nhỏ nhất trong bốn cồn : Long – Lân – Quy – Phụng. Trong đó, cồn Rồng là “Long”, cồn Thới Sơn là “Lân”, cồn Cát là “Quy” và cồn Tân Vinh là “Phụng”. Theo người dân địa phương “Long-Lân-Quy-Phụng” là tứ linh nổi tiếng của du lịch Miền Tây.
II. Thông tin về Khu du lịch Tân Cồn Quy
1. KDL sinh thái Tân Cồn Quy nằm ở đâu?
Tân Cồn Quy nằm trên sông Tiền Giang, ở giữa xã Tân Thạch và Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Địa chỉ cụ thể: Tân Thạch, Châu Thành, Bến Tre, Việt Nam. Điện thoại: 094.933.9227
Sơ đồ đến khu du lịch sinh thái Tân Cồn Quy
2. Cách di chuyển
Cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 25km tương đương với khoảng 45 phút chạy xe, từ đất liền băng qua sông Tiền Giang để tới Cồn Quy ngồi thuyền hoặc ghe tầm khoảng 30 phút.
Từ thành phố Bến Tre di chuyển vào đường Đại Lộ Đồng Khởi, chạy thẳng đến vòng xuyến tiếp tục đi vào đường quốc lộ 60, chếch sang phải tại cơ sở nhôm Kiếng Phúc Tuấn cứ chạy thẳng qua cầu Ba Lai 1 đến ngã tư rẽ phải vào đường Phà Rạch Miễu, đến cơ sở Nguyễn Thị Minh Hiếu thì rẽ trái đến cuối đường và thuê ghe, xuồng băng qua sông.
Thích nhất cái cảm giác sau khi ngồi trên xe 45 phút đầy mệt mỏi, nắng nóng thì sẽ được ngồi thuyền các cô chú miền Tây sẽ chở bạn đến Cồn Quy dưới khung cảnh lãng mạn, được trải nghiệm cảm giác mới lạ. Đến với cồn Quy, tất cả những gì bạn cần làm là ngồi trên một chiếc thuyền, rồi mặc thuyền lênh đênh trên dòng sông Tiền hiền hoà để thả hồn vào cây cối dọc bờ sông. Tiếng cây cối lạo xạo hoà với tiếng đờn ca tài từ sẽ là những dấu ấn bạn không thể quên. Mọi mệt mỏi dần tan biến bắt đầu từ con đường đến Cồn Quy.
3. Giá vé
Giá vé: 85.000 đồng/khách
Trải nghiệm hoạt động trò chơi: 135.000 đồng/khách
Trước khi đi bạn nên liên hệ lại địa chỉ để cập nhật giá và các chương trình khuyến mãi mới nhất sau Covid.
III. Tham quan gì ở khu du lịch Tân Cồn Quy
1. Khu du lịch Tân Cồn Quy có gì hấp dẫn?
Sở hữu một khung cảnh yên bình, giản dị, người dân miền tây chất phác và thân thiện. Nhiều cô chú nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình du lịch, giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về sự hình thành về Cồn Quy và những cồn nổi tiếng lân cận khác. Mới nói chuyện được vài chục phút nhưng tôi cảm thấy giống như đã quen nhau từ trước vì vậy đã có rất nhiều chuyện muốn trao đổi, cuộc trò chuyện vui đến nổi cười mỏi cả miệng. Người dân miền Tây thật thà và chất phác lắm luôn!
Đến với Cồn Quy du khách không chỉ được tận hưởng phong cảnh non nước hữu tình, thơ mộng mà còn được trải nghiệm cuộc sống vui chơi và ăn uống của người dân nơi đây. Đặc biệt, Khi đến đây bạn còn sẽ thích thú hơn khi được tận hưởng với cảm giác đi xe đạp, tắm sông, chèo thuyền ngắm sông nước, vườn cây trái nối tiếp nhau rộng lớn, đến mùa trái cây chín những quả to ,căng mọng nước, ngon ngọt làm sao quên được khi tận tay hái từ trên cây xuống “chén” ngay tại chỗ, trộn dĩa muối ớt siêu cây chấm ổi, xoài, cóc, đào,… siêu ngon.
Quả mận đỏ miền nam được biết đến nhiều nhất nhờ hương vị ngọt dịu và tươi mát. Quả hình vuông, ruột xốp. Ngoài ra, quả mận đỏ còn có tác dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe.
2. Khám phá vườn trái cây tại Cồn Quy
Là một trong những vườn trái cây xịn sò nhất miền tây, khu du lịch Tân Cồn Quy nổi tiếng là nơi có vườn trái cây bao la, rộng lớn. Nhờ thiên nhiên ban tặng một vùng đất màu mỡ, trồng cây gì cũng tươi tốt, đâm hoa kết trái sum suê. Hàng năm nhờ phù sa bồi đắp nên Cồn quy ngày càng được mở rộng từ 65ha đến nay được bồi đắp tự nhiên lên đến 170ha. Dần dần nhiều hộ gia đình đến đây sinh sống và trồng nhiều hoa quả, mùa màng kiếm tiền mưu sinh. Trái cây miền tây nổi tiếng sạch, ngon, chất lượng. Được lớn lên tự nhiên và hấp thu chất dinh dưỡng từ đất phù sa, phân bón vì vậy cây nào cây nấy to lớn, sum suê quả.
Đến vườn trái cây du khách tận mắt nhìn thấy những quả sầu riêng, mận, đào, nhãn, chôm chôm, bưởi, dừa, chuối ra trái sai trĩu quả. Cứ đến mùa hè, hàng loạt trái cây đua nhau chín rộ thơm phức. Trái nào trái nấy căng mọng nước. Nhìn là thèm thuồng chảy cả nước miếng. Nếu du khách muốn đến Tân Cồn Quy để thưởng thức trái cây thì nhất định phải đến vào mùa hè ( tháng 5 đến tháng 8).
Ngoài nghề làm vườn, làm kẹo dừa (đặc sản của tỉnh); những năm gần đây, người dân cồn Quy còn có nghề chăn nuôi: nuôi heo, nuôi ong lấy mật… Ong cồn Quy chắt mật từ hoa nhãn nên cho mật có vị đậm đà riêng. Mật ong rất tốt cho sức khỏe dùng để chữa bệnh, bồi bổ dưỡng chất.
Mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn đều tham gia tích cực, ai ai cũng vui tươi. Mọi người đều cố gắng hết mình để bắt được những con cá rô phi, cá trê, tôm, ốc vân vân và mây mây.
Thông thường một chuyến du lịch về miền sông nước, dù đi đâu làm gì người ta đều chọn “Tứ Linh” cồn quê Miền Tây. Tứ linh cồn Long Lân, Quy, Phụng, từng khu là bức tranh miệt vườn sông nước thơ mộng và quyến rũ khách du lịch gần xa trong mỗi hành trình du lịch miền Tây.
3. Tứ linh miệt vườn Long Lân Quy Phụng
Cồn Long: Cồn Long hay còn gọi là cù lao Tân Long (cồn Rồng) là cồn nổi chuyên nuôi thủy sản trên bè thuộc phường Tân Long Thành phố Mỹ Tho. Theo truyền thuyết người xưa kể lại, cồn Long có tên là “Long” bởi vì dưới dòng sông Tiền có một con thuồng luồng trú ngụ, lâu dần phù sa bồi đắp, qua hàng trăm năm đất phủ lên thân thuồng luồng nổi trên mặt đất nằm giữa dòng sông. Sau đó, chỗ đất này được người dân trồng trọt, chăn nuôi.
Mặc dù không quá nổi trội so với các cồn khác nhưng cồn Long mang một vẻ đẹp hiền hòa, bình dị, đơn giản như chính con người của họ. Không chỉ sở hữu những vườn cây ăn trái sai quả, làm nức lòng du khách, mà cồn còn phát triển trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Cồn Lân (Tiền Giang): Cồn Lao Thới Sơn hay còn được gọi là Cồn Lân nằm ở ấp Thới Hòa, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang . Là cồn lớn nhất trong 4 cồn trên đoạn sông này với diện tích 1.200ha. Được mệnh danh là viên ngọc quý bao phủ quanh cồn là màu xanh ngát với với hệ thống mương rạch chằng chịt nhau. Cách cồn Long khoảng 10 phút đi bằng đường sông.
Quanh năm cho hoa thơm trái ngọt, Trước đây, người dân Cồn Thới Sơn chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt và nuôi thủy sản, cùng với trồng cây ăn trái luân canh, cho nhiều loại trái ngon ngọt như: nhãn, cam, quýt, sầu riêng, chuối, mít, xoài… sau này phát triển thêm nghề nuôi ong lấy mật, bánh kẹo dừa, bánh tráng dừa,… giúp cuộc sống người dân trở nên tốt hơn và phục vụ khách du lịch đến Tiền Giang trải nghiệm, tìm tòi. Ngoài ra còn được tham gia vào những trò chơi dân gian vô cùng thú vị, thưởng thức những món ngon miền Tây…
Cồn Phụng: Cồn Phụng hay còn được gọi là Cù Lao Tân Vinh. Cồn Phụng gần di tích Đạo Dừa khá nổi tiếng do ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng và thành lập. Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam hình thành là nơi để du khách hiểu hơn về văn hóa con người tại hai tỉnh Tiền Giang và Bến chúng tôi có nhiều tên gọi khác nhau nhưng cái tên cồn Phụng được mọi người gọi nhiều nhất. Cồn Phụng nằm trên một cù lao nổi giữa sông Mỹ Tho thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành.
Đến tham quan khu du lịch cồn Phụng, di tích ông đạo Dừa, trò chơi dân gian, câu cá sấu, cá bú bình, đi cầu tre, chạy xe đạp, đi cầu dây văng, câu cá,… và khám phá nét đặc sắc của nghề truyền thống làm kẹo dừa.Khu du lịch Cồn Phụng ngày nay trở thành điểm đến tiêu biểu miền Tây.
4. Món ăn nên thưởng thức
Đến Tân Cồn Quy du khách không nên bỏ lỡ nhiều món ăn đặc sắc như tép rang dừa, cá bông lau nấu canh chua bần với rau muống đồng, cá điêu hồng hấp nấm mối với bông bí, lẩu cá kèo, cá lóc kho tộ,… Những món ăn dân dã nhưng không kém phần cầu kì. Một số món ăn được chế biến vô cùng cung phu với nguyên liệu được có sẵn. Ví dụ như cá được bắt dưới sông, hồ, mương. Gà được bắt ở vườn, là gà thả vì vật thịt rất dai ngon. Rau, củ, quả,… trồng ven bờ. Tất cả đều có sẵn và tự cung tự cấp. Đáp ứng được 3 tiêu chí NGON-SẠCH-RẺ.
Cá chiên lên giòn tan, thơm nứt mũi. Những món ăn được trang trí hấp dẫn khiến ta nhìn thôi cũng thấy thèm thuồng.
Vì ở đây trồng nhiều dừa vì vậy có nhiều món ăn sử dụng từ nước dừa, cơm dừa, vỏ dừa để nấu. Ngoài ra trong thân dừa còn chứa con đuông dừa-một trong những món nhậu khoái khẩu của người dân Miền Tây. Những con đuông dừa được tìm thấy trong cổ hũ của cây, được người dân nhặt về và khéo léo chế biến ra nhiều món chiên, nướng hay thậm chí là… ăn sống.
Lần đầu ăn sẽ cảm thấy sợ hãi vì vậy các bạn nên chiên hoặc nướng để ngon hơn.
Tép rang nước cốt dừa – các bạn đã bao giờ nghe đến tên của món ăn này chưa, có lẽ là cái tên này còn khá xa lạ với nhiều chị em. Là món nên thử một lần trong đời khi đến du lịch miền Tây. Món ăn này thường hay ăn kèm với cơm trắng hoặc biến tấu với xôi.
Cá lóc kho tộ: Cá lóc kho tộ đậm đà ăn bao nhiêu cơm cũng hết, Thưởng thức cá lóc kho tộ thơm ngon, đậm đà trong những ngày mát trời thật thích hợp. Bên cạnh đó, cá lóc kho tộ cũng được xem là đặc sản trong các nhà hàng cao cấp. Ngày nay, nhà hàng khách sạn lớn người ta cho món này vào menu rất nhiều và dần dần trở thành món ăn quen thuộc của những ai đam mê cá lóc.
Rau muống đồng: Miền Tây Nam bộ với sông nước kênh rạch chằng chịt, đồng ruộng mênh mông là nơi lý tưởng cho rau muống đồng sinh sôi phát triển. Rau muống dùng để luộc, chiên, làm dưa hay còn được ăn sống.
Rau muống xào tỏi ớt
Ngoài ra, đọt rau muống được tỉa nhỏ còn dùng để trang trí rất bắt mắt. Ăn kiểu gì cũng ngon tùy vào sở thích của mỗi người. Tôi thì thích ăn rau muống chiên nhất. Phi tỏi dầu thơm phức, những cọng rau dai vào giòn rụm trông rất ngon là lại không mất nhiều thời gian.
Kẹo dừa: Kẹo dừa tưởng chừng rất dễ làm nhưng không, đó là cả 1 quá trình. Đến Tân Cồn Quy du khách sẽ được tận mắt chứng kiến cách làm kẹo dừa. Ngày nay người dân Bến Tre đã sáng tạo ra nhiều hương vị khác nhau là xao xuyến lòng người. Những viên kẹo dừa dẻo thơm ngọt lịm lan tỏa khắp Việt Nam và sau này được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào,…
IV. Lưu trú gần KDL Cồn Quy
Ở khu du lịch Tân Cồn Quy có khu nhà nghỉ ngay tại khuôn viên vì vậy những ai muốn ở lại qua đêm tại Tân Cồn Quy thì hãy book lịch trước.
Minh Tai Hotel: So 1. Nguyen Hue – Phuong 1, Mỹ Tho, Việt Nam; Giá từ: 236.508VND/đêm
Khách sạn Minh Kiều 2: Số 468 ấp Mỹ Thạnh , xã Mỹ Phong, Mỹ Tho, Việt Nam; Giá từ: 268.398VND/đêm
Khách sạn Trung Lương: QL 1A, Ấp Long Mỹ, Xã Phước Thạnh, TP Mỹ Tho, Việt Nam; Giá từ: 268.390VND/đêm
Ben Tre riverside Resort: 708 Nguyễn Văn Tư, Phường 7, Bến Tre,Việt Nam; Giá từ: 1.118.615 VND/đêm
V. Kinh nghiệm và lưu ý khi đến KDL Cồn Quy
Theo mình biết, Bến Tre không quá rộng vì vậy chỉ cần đi khoảng 2 đến 3 ngày là tham quan hết những địa điểm nổi tiếng. Nếu như du khách muốn ở lại lâu hơn để tìm hiểu về đời sống người dân miền Tây, văn hóa, những nét “đặc sắc” của miền Tây thì xin ở nhờ những nhà dân xung quanh.
Giá trái cây rẻ bèo, bạn có thể mua trái cây ở những vườn trái cây mà mình đến. Nếu mua về làm quà các bạn nhớ chọn những loại trái cây nhỏ gọn dễ vận chuyển và không dễ bị dập như chôm chôm, nhãn, măng cụt, xoài ổi,…
Để khám phá Tân Cồn Quy các bạn di chuyển 23km từ thành phố Bến Tre bằng xe máy, xe buýt, xe khách, xe ô tô, taxi,… sau đó thuê tàu du lịch xuôi dòng đến sông Tiền khoảng 30 phút.
Đến đây các bạn không được vứt rác bừa bãi, nên để rác đúng nơi quy định để giữ gìn vệ sinh chung.
Nhớ bôi kem chống nắng để vui chơi cả ngày
Nên mang áo quần rộng thoải mái, dễ di chuyển. Và mang giày thể thao hoặc dép lê để không bị ảnh hưởng quá trình vui chơi.
Du Lịch Sinh Thái Cồn Phụng
Về với miền Tây sông nước, du khách sẽ được thấy hình ảnh “tứ linh” hiện ra trước mắt với 4 cồn nổi trên sông như một ốc đảo xanh: Long, Lân, Quy, Phụng. Cồn Long (cồn Thới Sơn) và Cồn Lân thuộc tỉnh Tiền Giang; Cồn Quy và Cồn Phụng thuộc huyện Châu Thành (Bến Tre). Cồn Phụng còn có tên là cồn Tân Vinh hay cù lao Đạo Dừa, nằm trên một cù lao nổi giữa sông Mỹ Tho, một đoạn của sông Tiền do phù sa bồi đắp. Cái tên Cồn Phụng bắt nguồn từ ông Nguyễn Thành Nam, người đã đến đây xây chùa Nam Quốc Phật và lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa vào đầu thế kỷ 20. Trong thời gian xây dựng ngôi chùa này, các người thợ nhặt được cái chén cổ bên trên có chạm khắc hình con chim phụng, từ đó nó được gọi là Cồn Phụng và trở thành cái tên phổ biến hiện nay.
Đến với khu ” Ẩm thực ngoài trời”, chúng ta sẽ được thưởng thức các món ăn ngon mang hương vị đặc trưng của địa phương như: cá tai tượng chiên xù, bánh xèo, xôi chiên phồng, gà nướng lu,… đều được chế biến tỉ mỉ theo các phương thức và kinh nghiệm dân gian phong phú với nguyên vật liệu tươi sống có sẵn tại địa phương, luôn đảm bảo về sự tươi ngon, dinh dưỡng và an toàn. Sau bữa ăn trưa, du khách còn có thể ngả lưng trên những chiếc võng dưới bóng râm của khu vườn nhãn hay tham gia vào các trò chơi giải trí đặc sắc như : câu cá sấu, cưỡi đà điểu, đua mô-tô nước, chơi các trò chơi tập thể tại khu sinh hoạt ngoài trời…Bên cạnh đó, những du khách khi đến đây cũng có thể được trải nghiệm cảm giác thú vị khi đi cầu khỉ, cây cầu mang nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Ngoài ra, nơi đây còn cuốn hút du khách bởi những nét sinh hoạt đời thường của người dân địa phương gắn liền với các nghề thủ công mĩ nghệ được chế tác từ dừa, “làng nghề dừa Cồn Phụng” như : kẹo dừa, đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái dừa,… Đến đây, du khách nhất địnnh không thể bỏ qua việc thưởng thức một đặc sản văn hoá nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ – đó là đờn ca tài tử – một loại văn hóa đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Khu du lịch Cồn Phụng còn cho khai trương thêm dịch vụ tát mương bắt cá với diện tích rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát. Với dịch vụ này, khách du lịch sẽ nếm trải được cảm giác thú vị khi tự tay mình đuổi bắt những con cá sau khi đã tát cạn ao. Rồi sau đó cùng ngồi nướng và thưởng thức mùi vị đặc sắc của nó.
Khám Phá Du Lịch Sinh Thái Bến Tre
Sân chim Vàm Hồ thuộc địa phận hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, cách TP.Bến Tre khoảng 52km, cách Tp. Hồ Chí Minh 120km đường bộ, 100km đường thủy. Vàm Hồ là vùng đất ngập mặn, nhiều loại cây hoang dã mọc thành rừng, là nơi trú ngụ của hàng nghìn con cò, vạc và nhiều loại chim khác.
Quần thể chim ở sân chim Vàm Hồ gồm: 84 loài thuộc 35 họ và 12 bộ. Khách đến tham quan mỗi năm trên 2.000 lượt người, đông nhất là vào thời gian chim về cư trú sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch.
Sân chim Vàm Hồ là nơi trú ngụ của nửa triệu loài chim
Vàm Hồ là vùng đất ngập mặn, nhiều loại cây hoang dã mọc thành rừng. Ở tầng cao có dừa nước (trước đây rất nhiều, nên nơi này còn gọi là Cù lao Lá), chà là, đước, mắm, là nơi lý tưởng cho chim ở. Ở tầng thấp có cây ô rô, cóc kèn, lau sậy… là thảm thực vật cho cò, vạc làm tổ sinh sản. So với các sân chim ở đồng bằng sông Cửu Long, sân chim Vàm Hồ còn rất trẻ. Chim mới về Vàm Hồ từ tháng 5/1986. Đây chính là đàn chim trước ở Cù lao Đất, xã An Hiệp, huyện Ba Tri di cư tới đây.
Hàng ngày, cứ tầm 4, 5 giờ chiều, nhìn về hướng tây, từ phía chân trời xa xa, những chấm nhỏ li ti di động ngày càng rõ dần, giây lát sau là đàn cò hàng ngàn con đang vỗ cánh bay qua sông Ba Lai, lượn lờ dưới ánh hoàng hôn rồi nhẹ nhàng đáp lên thảm rừng chà là xanh biếc. Chim về, cả cánh rừng xao động bởi tiếng chim con đói mồi hòa lẫn với từng tiếng kêu oang oác rất to của những chú cò bực bội.
Nơi đây tập trung rất nhiều loài chim
Trời sẩm tối, sân chim lại rộn lên tiếng kêu của loài vạc đi ăn. Cò và vạc tuy ở cùng một cánh rừng nhưng lại thay nhau giữ “nhà”. Cò về thì vạc đi, vạc về cò lại lên đường tiếp tục cuộc hành trình “lặn lội bờ sông”. Các nhân viên phục vụ ở nhà hàng khu du lịch Vàm Hồ cho biết những đêm trăng sáng đôi cánh vạc xòe rộng in trên nền trời lung linh ánh trăng vừa gợi hình vừa trầm mặc như những vần thơ cổ.
Ở Vàm Hồ, ngoài vũ điệu ngoạn mục của hàng ngàn cánh cò, cánh vạc, ngôn ngữ cũng có âm điệu đặc trưng của các loài chim hoang dã khác kết hợp với cây lá xào xạc như tiếng con chim cuốc gọi đàn giữa đêm hè tĩnh mịch, tiếng bìm bịp kêu như một điệp khúc gọi con nước lớn, tiếng chim vịt kêu chiều chiều và nhiều loài chim nhỏ sống trong các lùm cây gần vực nước như cuốc ngực trắng, trích, cúm núm, chàng nghịch, bìm bịp, thằng chài, chẽo chẹt, bông lau, chèo bẻo đuôi cò, chim vịt…
Những khi trời mưa gió lớn, sấm sét chim bay lên trời che kín một vùng trời rộng lớn, ước tính có trên 500.000 con, nhiều nhất là họ cò: cò trắng, mỏ đen, mỏ vàng; cò ngang, cò ruồi, vạc, quắm trắng, diệc xám…, đặc biệt có năm còn có loài diệc mốc.
Sân chim Vàm Hồ là nơi tham quan lí tưởng cho mọi người
Tới thăm sân chim Vàm Hồ, du khách được đi dạo đường rừng, bơi xuồng len lỏi trong rừng ngập mặn, tham quan khu căn cứ kháng chiến, đi qua những chiếc cầu tre lắt lẻo, ngả lưng trên chiếc võng đung đưa dưới tán lá rừng, hít thở không khí trong lành của dòng sông Ba Lai.
Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Du Lịch Sinh Thái Cồn Ốc trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!