Bạn đang xem bài viết Không Gian Du Lịch Sinh Thái Dưới Chân Sơn Trà được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
ĐNO - Dưới chân bán đảo Sơn Trà, có một điểm đến lý thú đã trở thành địa chỉ quen thuộc trong bản đồ và sổ tay du lịch của nhiều du khách.
Đó là nơi mọi người có thể thả hồn mình trước cảnh sắc kỳ thú với non nước, mây trời ngay giữa lòng Đà Nẵng.
Điểm đến nói trên là khu du lịch sinh thái Tiên Sa nằm trong phạm vi của khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà, thuộc phía đông bắc thành phố Đà Nẵng.
Sau khi trải qua hành trình ngắn chừng 10 cây số từ trung tâm thành phố về cuối đường Yết Kiêu gần cảng Tiên Sa, du khách sẽ được “mục sở thị” vẻ đẹp hoang sơ của thắng cảnh du lịch này.
Đặt chân đến Tiên Sa, du khách sẽ có dịp tham gia nhiều hoạt động như dã ngoại, câu cá, mô-tô nước, lặn biển, dù lượn… hoặc đơn giản hơn là thả mình vào làn nước biển trong xanh, lắng nghe tiếng rì rào của cây rừng, sóng biển, ghi lại những bức ảnh ấn tượng về thắng cảnh này.
Bên cạnh đó, cũng như nhiều điểm du lịch khác trên bán đảo Sơn Trà, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng kêu gọi du khách khi tham quan, dã ngoại tại khu vực biển Tiên Sa không xả rác bừa bãi, góp phần giữa gìn môi trường bán đảo Sơn Trà luôn xanh-sạch-đẹp.
Một góc khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa. Ảnh: TĂNG TRUNG KIÊN Tương truyền, khu vực bãi biển Tiên Sa đã từng được các vị vua truyền Nguyễn như Khải Định và Minh Mạng ngự lãm. Ảnh: TĂNG TRUNG KIÊN Ở Tiên Sa có những khối đá lớn nằm kề hoặc xếp chồng lên nhau, ẩn hiện giữa làn nước biển xanh trong và sóng biển trắng xóa. Ảnh: TĂNG TRUNG KIÊN Không gian tại Tiên Sa là sự kết hợp hoàn hảo của tự nhiên. Nơi đây vẫn còn đó vẻ hoang sơ của non nước, mây trời. Ảnh: TĂNG TRUNG KIÊN Làn nước trong xanh có thể soi thấy bóng của bầu trời. Ảnh: TĂNG TRUNG KIÊN Đến Tiên Sa, du khách có thể tham gia đánh bắt hải sản tại chỗ. Ảnh: TĂNG TRUNG KIÊN Đây là một bãi tắm lý tưởng, là nơi nghỉ dưỡng, thư giãn của mọi người sau khoảng thời gian làm việc căng thẳng. Ảnh: TĂNG TRUNG KIÊN Ảnh: TĂNG TRUNG KIÊN
XUÂN SƠN – TĂNG TRUNG KIÊN
Du Lịch Sinh Thái Khám Phá Bán Đảo Sơn Trà
Bán đảo Sơn Trà được xem là “viên ngọc quý” của du lịch Đà Nẵng, với những con đường uốn lượn vòng quanh cùng hệ động thực vật đa dạng. Bán đảo Sơn Trà địa danh đẹp nổi tiếng nhất ở Đà Nẵng, hầu như những ai du lịch đến vùng đất này cũng đều đặt chân đến nơi đây. Đảo Sơn Trà nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng tầm 8km là khu rừng nguyên sinh được bảo tồn còn sót lại. Quanh năm khí hậu nơi đây rất trong lành và mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên thì đẹp tuyệt vời. Thời gian lý tưởng nhất để khám phá bán đảo Sơn Trà là từ tháng 3 đến tháng 9.
1. CHÙA LINH ỨNGChùa Linh Ứng ở bán đảo Sơn Trà là ngôi chùa to nhất, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa Linh Ứng của Đà Nẵng. Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10 km về phía Đông Bắc. Điểm nhấn quan trọng của chùa Linh Ứng là tượng Phật Quán Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam (67m). Chùa Linh Ứng – Bãi Bụt tựa lưng vào đỉnh Sơn Trà vững chãi, mặt nhìn ra biển Đông bao la, xa xa bên trái là đảo Cù Lao Chàm án ngự, bên phải là ngọn Hải Vân ngăn che với dòng sông Hàn hiền hòa thơ mộng.
2. ĐỈNH BÀN CỜĐỉnh của núi Sơn Trà có tên là đỉnh bàn cờ Bàn Cờ. Nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc, đường lên đỉnh núi quanh co uốn lượn là một hành trình mà bạn có thể trải nghiệm nhiều cảnh quan tươi đẹp và thơ mộng của bán đảo Sơn Trà. Khi lên đến đỉnh bạn sẽ cảm thấy đây như một chốn bồng lai, tay có thể chạm đến mây, nhìn xuống thì những bãi biển những ngọn núi trùng trùng điệp điệp và bên cạnh là một thầy đồ đang suy nghĩ đánh cờ vây.
3. CỤ ĐA SƠN TRÀTại tiểu khu 63 thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có rất nhiều cây đa tạo thành quần thể đa, trong quần thể này có 1 cây đa rất đẹp với nhiều rễ phụ rủ xuống đâm sâu vào lòng đất tạo nên nét đẹp hiếm nơi nào có được. Nhiều người còn gọi cây đa đại thụ là Bách niên đại thụ hay cây đa ngàn năm. Du khách có thể thoải mái chụp hình kỷ niệm và hòa mình vào thiên nhiên bát ngát.
4. MẮT THẦN ĐÔNG DƯƠNGĐây là cách gọi khác của trạm rađa 29 trên bán đảo Sơn Trà. Ngày nay, đỉnh Sơn Trà vẫn được sử dụng đặt đài rađa quan sát phục vụ nhiều lĩnh vực từ hàng không dân dụng, không quân và hải quân Việt Nam. đây là khu vực quân sự và vẫn được sử dụng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, du khách không thể lên tận nơi thăm các đài radar nhưng vẫn còn rất nhiều vị trí trên các cung đường quanh núi bạn có thể dừng chân và chụp những bức ảnh thú vị với ba quả cầu trắng đặc trưng.
5. CẢNG TIÊN SACảng Tiên Sa là một khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú, được bảo vệ theo chế độ rừng cấm quốc gia, nổi tiếng là nơi có thảm thực vật đặc sắc với nhiều loại thú rừng quí hiếm như hươu, nai, khỉ, vượn, đười ươi, voọc chà vá, gà mặt đỏ… cảnh vật thiên nhiên nơi đây rất quyến rũ. Vị trí địa lý khá thuận lợi, đã giúp cho Cảng biển Tiên Sa không chỉ phát triển mạnh về kinh tế tàu biển, mà còn góp phần không nhỏ cho du lịch.
Đà Lạt – Năng động và đáng sống!
BTV: Trương Mẫn Vy
Khu Du Lịch Sinh Thái Núi Ngăm: Không Gian Xanh Giữa Thành Nam
Tọa lạc trên một vị trí tuyệt đẹp, trước mặt là con sông Sắt êm đềm lơ thơ nước chảy, nhìn từ trên cao như một sợi chỉ bạc uốn lượn quanh co trước khi đổ về sông Đáy; phía sau là núi Ngăm – ngọn núi hiếm hoi giữa lòng đô thị được phủ xanh bởi rừng thông reo vi vút tạo nên khung cảnh sơn thủy hữu tình. Thiên nhiên khoáng đạt, mát lành đem đến cho du khách những giây phút thư giãn tuyệt vời.
Trao đổi với chúng tôi Chủ tịch hội đồng quản trị Ngăm Resort Đào Quang Hạnh cho biết, trước đây nơi này là khu nghỉ dưỡng của nhà máy dệt Nam Định, 2007 khi tiếp nhận lại, cơ sở vật chất hạ tầng, cảnh quan hầu như chưa có gì. Bắt đầu từ đó, chủ đầu tư đã tạo một không gian xanh và từng bước xây dựng hạ tầng. Đến năm 2023 bắt đầu triển khai đầu tư các hạng mục phục vụ các hoạt động trải nghiệm và tổ chức các sự kiện lớn.
Phát huy ưu thế về cảnh quan, khu du lịch đã đầu tư các hạng mục công trình theo các khu chức năng, khu dịch vụ bao gồm ăn uống , lưu trú, bán hàng ngoài trời, tổ chức sự kiện, khu trải nghiệm, khu vui chơi giải trí, hồ bơi, lửa trại…
Hiện tại Ngăm Resort có 4 khu nhà nghỉ trong đó có khu nhà riêng biệt thích hợp với hộ gia đình với tổng số 25 phòng nghỉ tiện nghi cùng hệ thống nhà sàn có khả năng phục vụ khách đoàn lên tới gần 500 người. Nhà hàng Ngăm Resort có thể đáp ứng khách ăn khoảng 700 người cùng lúc.
Đến Ngăm Resort, du khách có thể đạp xe quanh khu nghỉ dưỡng để thưởng thức không khí mát lành, chụp hình, đạp vịt bơi thuyền trên sông Ngăm.., khu cũng đã đầu tư xe điện để chở khách từ cổng vào cũng như đi ngắm cảnh trong khuôn viên; trải nghiệm hệ thống bể bơi, ẩm thực nhà sàn với nhiều món đặc sản nức tiếng thành Nam như món thịt bê quay, bê thui…cũng là nét độc đáo thú vị khi đến nơi đây.
Đáng chú ý nhất tại khu du lịch là trang trại giáo dục trải nghiệm Núi Ngăm Xanh. Đây là mô hình giáo dục trải nghiệm đầu tiên tại tỉnh Nam Định, là sự kết hợp hài hòa giữa du lịch và giáo dục, một điểm đến lý tưởng cho các em học sinh vui chơi, giải trí. Khu trang trại với nhiều hạng mục công trình như: hội trường đa năng, nhà ăn, nhà nghỉ, khu học tập trải nghiệm, khu trò chơi, bể bơi…đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập của học sinh. Đến đây các em học sinh được trang bị các kỹ năng sống, trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp như cấy lúa, trồng cây, nhận biết các loại cây…
Không chỉ thích hợp tổ chức các sự kiện lớn, hội nghị khách hàng, kỷ niệm hội khóa, Ngăm resort cũng rất phù hợp với các gia đình tạm lánh phố phường ồn ào đông đúc, về vui chơi nghỉ dưỡng thư giãn sau một tuần làm việc, học hành căng thẳng.
Ông Đào Quang Hạnh chia sẻ, hiện khu du lịch đang đầu tư xây dựng 2 nhà sàn mới đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng ngày càng lớn của du khách. Dự kiến thời gian tới sẽ xây dựng hội trường hiện đại để đáp ứng tổ chức các sự kiện hội thảo quy mô của tỉnh.
“Với khoảng cách rất gần với khu quần thể di tích phủ Dầy, Ngăm Resort là nơi lưu trú lý tưởng của du khách đi lễ chùa, phủ. Ngoài ra, nơi đây cũng đáp ứng nhu cầu của đối tượng chuyên gia làm việc tại các khu công nghiệp xung quanh”, ông Hạnh cho biết.
VH
Voọc Chà Vá Chân Nâu “Báu Vật Sơn Trà” Trước Nguy Cơ Bị Xóa Sổ
Năm 2023, Voọc chà vá chân nâu được cộng đồng đề xuất chọn trở thành biểu tượng đa dạng sinh học của thành phố Đà Nẵng. Thế nhưng trong 6 tháng đầu năm nay, tại bán đảo Sơn Trà – nơi sinh sống của 300 cá thể Voọc, đã xảy ra 2 vụ chặt phá rừng, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống của loài vật này. Công tác bảo vệ, bảo tồn Voọc chà vá chân nâu – báu vật của Sơn Trà đang đứng trước nhiều thách thức.
Rừng Sơn Trà bị xâm hại
Sơn Trà là một bán đảo đặc biệt khi kết hợp ba yếu tố kinh tế – quốc phòng – bảo tồn thiên nhiên, trong đó quốc phòng và bảo tồn thiên nhiên phải được xem là cốt lõi. Khu bảo tồn Sơn Trà được thành lập năm 1989 và được ví như viên ngọc quý của Đà Nẵng bởi sự đa dạng sinh học ở đây. Thế nhưng, thực tế hiện nay, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà vẫn chưa thực sự được bảo vệ hoàn toàn. Mỗi năm, có hàng chục ha rừng nguyên sinh tại bán đảo bị chặt phá, làm phá vỡ thảm thực vật tự nhiên, làm mất đi nơi cư trú các loài động vật.
Tháng 2.2023, ngay sau dịp Tết Nguyên đán, tại tiểu khu 62 (thuộc khu vực suối Đá Đen, bán đảo Sơn Trà), hơn 4ha rừng bị chặt phá, chủ rừng tự ý khai phá, mở đường lớn đi lại trong khu rừng với độ dài gần 300m và dựng lán trại cho công nhân ăn ở để phát quang, dọn rừng. Đáng chú ý là sự việc diễn ra cả tháng nhưng kiểm lâm không hay biết mà phải đến khi có phản ánh của người dân, lực lượng chức năng mới phát hiện và xử lý.
Khu rừng này có tổng diện tích 7ha, do Hạt Kiểm lâm Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn giao khoán trồng rừng và cây ăn quả cho ông Nguyễn Văn Tâm (trú phường Thọ Quang) hơn 15 năm nay. Sau khi được giao đất, ông Tâm ủy quyền sử dụng đất lại cho 3 người khác cùng phường Thọ Quang. Sau khi bị phát giác, nhiều cơ quan ban ngành và lãnh đạo TP đã vào cuộc, hai cán bộ chủ chốt của Hạt Kiểm lâm Sơn Trà bị cách chức. Thế nhưng, vụ phá rừng Sơn Trà đầu tháng 2 chưa lắng lại, thì cơ quan chức năng lại tiếp tục phát hiện thêm vụ phá rừng Sơn Trà mới.
Đầu tháng 6 vừa qua, thông tin từ Sở NN&PTNT TP. Đà Nẵng cho biết, đơn vị vừa có báo báo gửi Thành ủy, HĐND, UBND thành phố về vụ phá rừng nghiêm trọng vừa xảy ra tại tiểu khu 63 rừng Sơn Trà. Theo đó, từ nguồn tin của quần chúng nhân dân, Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn đã thành lập đoàn công tác tiến hành kiểm tra hiện trường vụ chặt phá rừng tại khu vực Trường Mai thuộc tiểu khu 63 rừng Sơn Trà. Qua kiểm tra phát hiện tổng số cây gỗ rừng tự nhiên bị khai thác là 16 cây, ông Phạm Trường Mai (1988, trú tổ 51, P. Thọ Quang, Q. Sơn Trà) thừa nhận khai thác số cây gỗ nói trên. Hiện Thanh tra TP. Đà Nẵng đã chính thức công bố quyết định thanh tra toàn diện các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ở bán đảo Sơn Trà.
Theo thông tin của đại diện Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh, trong thời gian hỗ trợ nghiên cứu về quần thể Voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà từ năm 2023, các nghiên cứu sinh và Hạt Kiểm lâm đã tháo dỡ gần 2.000 bẫy thú, chim các loại.
Ông Trần Viết Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNN Đà Nẵng cho biết, hiện nay trên bán đảo Sơn Trà có 2.539ha rừng nằm trong khu bảo tồn và 1.073ha đất được UBND TP giao khoán cho dân trồng rừng và các đơn vị xây dựng khu du lịch. Nhận định về tình hình xâm hại rừng Sơn Trà hiện nay, ông Phương cho biết, Hạt Kiểm lâm đang tổ chức đoàn thanh tra liên ngành rà soát lại toàn bộ khu bảo tồn Sơn Trà: “Sai ở đâu xử lý ở đó, giải phẫu mọi vấn đề cùng một lúc để đưa ra giải pháp cụ thể để chỉnh đốn việc bảo vệ bán đảo Sơn Trà”.
Voọc kêu cứu!
Voọc chà vá chân nâu là loài linh trưởng đặc hữu của Đông Dương. Với bộ lông đặc trưng 5 màu nổi bật, loài vật này được mọi người gọi là Voọc ngũ sắc và tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng. Voọc là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao khi chỉ còn dưới 2.000 cá thể, riêng VN chiếm 50%.
Ở Việt Nam, Voọc chà vá chân nâu sinh sống từ Nghệ An đến Kon Tum trong các khu rừng nguyên sinh. Tại Sơn Trà – Đà Nẵng, đại gia đình Voọc có khoảng 300 cá thể. Loài linh trưởng này sống theo gia đình, trung bình từ 5 – 7 thành viên, ở các tầng tán cao của rừng; Thức ăn chính là lá của các loài thực vật: đa, chò, dẻ, trâm trắng… Sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp loài vào bậc nguy cấp (EN). Và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, xếp loài vào nhóm IB – nghiêm cấm mọi hình thức khai thác và sử dụng.
Tuy nhiên hiện nay, sự sống của Voọc bị đe dọa nghiêm trọng vì bị mất và chia cắt sinh cảnh sống cũng như một số hoạt động du lịch không thân thiện với môi trường cũng như việc chặt phá rừng chưa được kiểm soát. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu du lịch, các công trình lấn sông, lấn biển làm thay đổi cảnh quan sinh thái, phá vỡ nơi cư trú của các loài sinh vật; sự xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lai ảnh hưởng đến các quần thể động vật, thực vật bản địa; ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu; khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học ở địa phương còn nhiều hạn chế.
Chị Lê Thị Trang, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh cho biết, khu vực bị tàn phá vào tháng 2.2023 vừa qua là nơi cư trú của 7 – 8 gia đình Voọc chà vá chân nâu với khoảng 70 cá thể. Việc tàn phá rừng khiến Voọc bị mất nơi sinh sống và mất đi nguồn thức ăn. Các đàn Voọc phải di chuyển đi nơi khác, điều này dẫn đến việc lạc đàn, không thích ứng với nơi ở mới… Nếu việc phá rừng không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ phá vỡ hệ thực vật tự nhiên, về lâu dài là nguy cơ mất đi một khu rừng già nguyên sinh với hệ động vật thực vật tự nhiên trong lòng thành phố Đà Nẵng.
Trước tình hình này, tháng 3.2023, tại Hội nghị “Kế hoạch hành động bảo tồn linh trưởng tại Việt Nam”, các nhà bảo tồn đã nhất trí nâng mức độ nguy cấp của Voọc chà vá chân nâu từ EN – Nguy cấp lên thành CR – cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ Thế giới IUCN. Trong bối cảnh số phận của các loài linh trưởng Việt Nam, đặc biệt là các loài Voọc chà vá đối diện với nguy cơ tuyệt chủng ngày càng cao.
Đặc biệt, riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, với đặc điểm là khu hệ bán đảo cô lập, đặc thù địa hình không có hành lang sinh học tự nhiên, nên những hoạt động của con người đang tác động xấu tới cảnh quan và môi trường trên bán đảo. Việc phát triển cơ sở hạ tầng, đường giao thông và phát triển du lịch sinh thái ngay trong Khu Bảo tồn theo kiểu “mở toang cánh cửa” cho du khách tự do xâm nhập, đã hủy hoại đáng kể đến sự đa dạng sinh học.
Tập tính của loài Vọoc vá chân nâu là ăn, nghỉ, ngủ trong một thời điểm nhất định, ngay cả thức ăn trong ngày cũng khác nhau và theo từng mùa, chúng chỉ di chuyển trên cây. Do đó, việc xây dựng các khu du lịch và mở đường giao thông trong Khu Bảo tồn đang làm cô lập chúng với chuỗi thức ăn theo tập tính.
“Nếu chúng ta không nhận thức là hành động ngay hôm nay thì không chỉ Sơn Trà hay Việt Nam mà Thế giới sẽ có nguy cơ mất đi một báu vật”, chị Trang khẳng định.
Khu Du Lịch Sinh Thái Rừng Đước Trà Vinh
Rừng đước là một khu rừng gần 700ha nằm ở xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cánh rừng này nằm trong hệ thống rừng ngập mặn ven biển Nam Bộ được nhà nước chăm sóc và bảo tồn. Rừng đước cách khu du lịch Ba Động nổi tiếng khoảng 7km. Khu rừng này có nhiều loại cây như đước, mắm, chà là gai, vẹt… trong đó nhiều nhất là cây đước.
Khu du lịch Rừng Đước Trà Vinh là rừng ngập mặn
Đước là loại cây ngập mặn vừa có tác dụng ngăn chặn nước biển xâm nhập vào đất liền vừa là nơi sinh sống của nhiều loại động vật chỉ phát triển được ở rừng ngập mặn. Chính vì có giá trị sinh thái cao như vậy nên rừng đước được nhà nước bảo hộ khá kỹ. Khu du lịch sinh thái Rừng Đước Trà Vinh nằm trong hệ thống rừng này, rộng khoảng hơn 200ha.
2. Đường đi đến khu du lịch sinh thái Rừng Đước Trà VinhNằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 170km, du khách có thể đi đến khu du lịch Rừng Đước bằng xe máy hoặc xe khách:
– Xe máy: Du khách đi tới Bình Chánh rồi vào quốc lộ 1. Sau đó du khách đi qua cầu Bến Lức đến thành phố Tân An của Long An. Du khách đi tiếp đến thành phố Mỹ Tho, đi theo quốc lộ 60 qua cầu Hàm Luông, tới huyện Mỏ Cày. Du khách đi vào quốc lộ 53 và đi tiếp là tới thành phố Trà Vinh. Từ thành phố Trà Vinh, du khách đi khoảng 51km nữa là tới khu du lịch Rừng Đước.
– Xe khách: Du khách ra bến xe miền Đông và mua vé xe đi Trà Vinh. Giá vé trên dưới 100.000đ/ người.
3. Nên đi khu du lịch Rừng Đước vào thời gian nào?Trà Vinh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nên cũng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới ôn hòa của vùng này. Trà Vinh quanh năm mát mẻ nên du khách có thể đến Rừng Đước vào khoảng thời gian nào trong năm cũng được. Tuy nhiên, vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), thảm thực vật ở Rừng Đước phát triển mạnh mẽ hơn, các loài động vật kéo về đây cũng phong phú hơn.
Du khách nên du lịch Rừng Đước Trà Vinh vào mùa hè
4. Chơi gì ở Rừng Đước Trà Vinh?Đến với Rừng Đước Trà Vinh, du khách có thể trải nghiệm các hoạt động sau:
– Khám phá Rừng Đước bằng đường bộ hoặc đường thủy: Việc tham quan Rừng Đước bằng đường thủy thường được khách du lịch lựa chọn hơn. Vì khi đi bằng thuyền, du khách sẽ được len lỏi vào các bụi đước lớn và tận hưởng cảm giác bồng bềnh nhè nhẹ trên thuyền, giữa không gian trong lành của bạt ngàn cây cối.
Đi bộ khám phá Rừng Đước
– Tìm hiểu hệ động vật phong phú trong Rừng Đước như kỳ đà, sóc, chồn, rắn hổ mang, vọp, nhiều loại tôm cá và nhiều loài chim đặc trưng của rừng ngập mặn.
– Thưởng thức các món đặc sản địa phương: Du khách đến khu du lịch Rừng Đước Trà Vinh có thể nếm thử nhiều món ăn địa phương ngon miệng như bún suông, bún nước lèo, cháo ám, nước mắm rươi, cá nướng mọi trên lửa đốt bằng đước khô, tép bạc đất tái chanh, cá nâu nấu lẩu chua với trái giác, chù ụ rang me, chù ụ nướng than…
Món chù ụ là một đặc sản của Rừng Đước Trà Vinh
– Nghe những câu hò sông nước của người dân địa phương: Khi ngồi thuyền khám phá Rừng Đước, du khách có thể tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương và nghe những câu hò của miền sông nước. Cảm giác đi giữa thiên nhiên xanh mát và được nghe những giai điệu mộc mạc, chân quê quả thật là rất thú vị.
5. Ở đâu khi đi khu du lịch Rừng Đước?Một số nơi lưu trú gần khu du lịch Rừng Đước mà du khách có thể tham khảo là:
– Khách sạn Toàn Vinh: khu 4, thị xã Duyên Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
– Khách sạn Hải Dương: số 14 đường 2 – 9, phường 1, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
– Nhà nghỉ Hoa Phượng: khóm 1, thị xã Duyên Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
– Khách sạn Út Tâm: khóm 3, phường 1, thị xã Duyên Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
– Nhà nghỉ Thành Lộc: đường 19 – 5, thị xã Duyên Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
– Nhà nghỉ Út Ánh 2: ấp Thống Nhất, xã Long Toàn, thị xã Duyên Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
– Nhà nghỉ Thanh Linh: ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Khu Du Lịch Sinh Thái Rừng Tràm Trà Sư
Tọa lạc tại một vùng nông thôn yên bình, thơ mộng. Rừng Tràm Trà Sư dần hiện ra sau một đoạn đường với hàng tràm dài tăm tắp được trồng hai bên đường như đang vẫy chào, đón mời du khách. Mang một vẻ ngoài bình dị như bao khu rừng tràm khác, nhưng ẩn bên trong là một vẻ đẹp hoang sơ, một vẻ đẹp mà càng đi sâu, vẻ đẹp ấy càng hiện rõ với muôn vàng sắc thái.
Rừng Tràm Trà Sư qua bao năm nay đã đổi khác. Khoác lên mình chiếc áo mới với những thành phố, lâu đài thu nhỏ được xây dựng, những cư dân bồ câu bay lượn từng đàn chào mời du khách ghé tham quan.
Chiếc áo mới của Rừng Tràm Trà Sư làm toát lên vẻ ngoài hiện đại. Nhưng bên trong, nét đẹp thuần túy ngày nào vẫn được giữ lại cho đến ngày nay. Rừng tràm Trà Sư mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch, còn mùa nước nổi sẽ bắt đầu từ tháng 9 đến cuối tháng 2 dương lịch. Mỗi một mùa mang một nét đặc trưng riêng mà không phải nơi nào cũng có được. Điểm đặc biệt của Rừng Trà Trà Sư là tham quan trên sông nước, du khách sẽ khám phá nơi đây bằng tắc ráng và xuồng chèo mới thấy được những giá trị, những điều mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng.
Mùa nước nổi là thời điểm mà lượng du khách kéo về Trà Sư đông nhất. Những cây tràm vươn cao, cành lá xanh biếc đón nắng ấm, những bông tràm bé li ti hé nụ, chớm nở đón nắng mai rồi nở rộ, trắng xóa cả khu rừng. Mùi hương ngọt dịu của hoa tràm cứ thoang thoảng hòa vào trong gió làm bao du khách đắm say không muốn xa rời. Trên mặt nước, những thảm bèo cái trôi theo dòng, một màu xanh mướt cứ trải dài, trải dài và lan rộng. Mùa nước nổi, bèo ở Rừng Tràm Trà Sư nhiều lắm…! Trong đó, bèo cái có số lượng nhiều nhất. Ngoài ra, một loại bèo khác rất đặc trưng chỉ có vào mùa nước nổi là bèo cám. Chúng sinh sôi, nảy nở rất nhanh, chỉ mất vài ngày đã phủ xanh một vùng rộng lớn, làm nên thương hiệu “thiên đường xanh ngập nước” của Rừng Tràm Trà Sư. Du khách tham quan sẽ bắt gặp được hình ảnh những trích ré, trích cồ đi bộ, tung tăng bay nhảy trên những thảm bèo và tìm kiếm thức ăn, đến mùa sinh sản chúng còn dẫn theo đàn con hay hình ảnh gà lôi nước Ấn Độ vội vàng chạy đến ấp quả trứng mà chúng vừa sinh sản trên bèo khi phát hiện có âm thanh của tắc ráng. Ngoài ra, những loại thực vật khác cũng chen chút phát triển. Hoa điên điên nở vàng lốm đốm, hoa dừa nước trăng trắng, hoa lục bình tim tím…Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ.
Mùa nước nổi ở rừng tràm Trà Sư cũng là lúc các loài cá tập trung về sinh sản. Là một vùng trũng nên đây là nơi lý tưởng để sinh sản của nhiều loài cá. Đặc biệt cá linh mùa nước nổi là món đặc sản không thể thiếu mỗi độ nước về. Cá linh thịt mềm và ngọt tự nhiên có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn.
Còn mùa nước cạn, tuy lúc này mức nước đã giảm cũng là lúc sen đâm chồi nẩy lộc vô cùng mạnh mẽ. Hoa sen nở rộ điểm tô thêm sắc hồng giữa một màu xanh rộng lớn hơn 100 ha. Du khách tham quan sẽ ngồi trên tắc ráng, đi giữa hồ sen bát ngát, muôn hoa đua nở. Cảnh sắc mây trời và con người hòa vào làm một.
Tham quan Rừng Tràm Trà sư, du khách không thể bỏ qua những chuyến xuồng chèo êm ả trên dòng sông. Mái chèo khua nhẹ đưa đu khách đến gần hơn với đời sống của động vật hoang dã. Rừng Tràm Trà Sư hiện có hơn 70 loài động vật sinh sống, trong đó có hai loài có tên trong sách đỏ Việt Nam là giang sen và điêng điểng. Hai loài đặc trưng mà chúng ta đễ dàng nhìn thấy khi tham quan xuồng chèo là cò và vạt. Chúng tập trung làm tổ, chăm sóc cò non và kêu chí chóe khiến không khí ở khu vực này trở nên nhộn nhịp, sống động.
Khám phá thiên nhiên ở Rừng Tràm Trà Sư là thế. Ngoài cảnh sắc hữu tình thì du khách đến Trà Sư cũng đừng hấp dẫn tuyệt vời không kém. Món gà đốt thơm phức mùi gà và xả, lẩu mắm cay cay mặn mặn, cá lóc nướng trui được gói trong lá sen hay chuột quay lu, chuột nướng mật ong bay mùi thơm luôn khiến bao du khách phải dừng chân ghé lại khi đi ngang nhà hàng của cô Út Thảo. Có một món ăn nơi đây được đặt cho một cái tên rất kiêu sa, rất lộng lẫy làm bao chàng trai xao xuyến : vũ nữ chân dài. Món này rất dễ dùng và cách chế biến lại đơn giản, ăn vào là ngất ngây.
Rừng Tràm Trà Sư qua bao năm luôn được xem là một điếm đến hấp dẫn, là nơi mà du khách tham quan tìm đến với sự yên bình, tìm đến với thiên nhiên, là nơi có thể gạt bỏ những bộn bề trong đời sống thường ngày. Các bạn còn chần chừ gì mà không đến Rừng Tràm Trà Sư một lần để khám phá những điều kỳ diệu nơi đây.
Hạ Vũ Tiên Y
Địa chỉ liên hệ: ấp Văn Trà, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Điện thoại: 02966 522 299
Email: [email protected]
Cập nhật thông tin chi tiết về Không Gian Du Lịch Sinh Thái Dưới Chân Sơn Trà trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!