Bạn đang xem bài viết Kiên Giang: Tiềm Năng Du Lich Biển Đảo Đang Phát Triển được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày 9/9/2009 vừa qua, Kiên Giang đã khởi công dự án khu đô thị mới Phú Cường – Kiên Giang trên phần đất lấn biển của TP. Rạch Giá. Dự án có tổng diện tích quy hoạch trên 146 hécta với tổng vốn đầu tư dự kiến 11.500 tỷ đồng nhằm xây dựng khu đô thị phức hợp chất lượng cao, gồm có: trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ với khách sạn 4 sao, bệnh viện quốc tế đạt chuẩn 5 sao, khu du lịch 5 sao… Bao quanh các trung tâm lớn là khu dân cư có khả năng đáp ứng chỗ ở cho 15.000 người.
Cũng trên khu lấn biển TP.Rạch Giá, công trình xây dựng khách sạn Hải Đăng cao 17 tầng với vốn đầu tư hơn 60 tỷ đồng đang trong giai đoạn hoàn thành. Đây là hai trong 5 khu vực với diện tích 435 hécta lấn biển đã xây dựng nhiều công trình kỹ thuật hạ tầng của tỉnh Kiên Giang. Điều này cho thấy, việc lấn biển Rạch Giá của Đảng bộ và nhân dân Kiên Giang đã thực sự mang lại hiệu quả to lớn.
Chuyện “dời non, lấp biển” của Kiên Giang chưa dừng lại ở đó. Hiện Kiên Giang đang triển khai các dự án: Khu đô thị lấn biển Rạch Sỏi với diện tích 151 hécta, khu đô thị lấn biển Vĩnh Quang 210 hécta. Là một tỉnh nằm tận cùng phía Tây Nam Tổ quốc, Kiên Giang có 105 hòn đảo lớn, nhỏ. Trong đó, 43 hòn đảo có dân cư, hình thành 2 đơn vị hành chính cấp huyện là Phú Quốc và Kiên Hải. Ngoài ra còn có 3 xã đảo thuộc các huyện đất liền là: Hòn Nghệ, Sơn Hải (huyện Kiên Lương), Tiên Hải (TX.Hà Tiên). Với bờ biển dài hơn 200km, vùng ven biển của Kiên Giang có đến 43 xã, phường, thị trấn của 7 đơn vị hành chính cấp huyện. Tính ra, vùng biển Kiên Giang rộng đến hơn 63.000km2, chiếm 21% diện tích vịnh Thái Lan.
Tỉnh Kiên Giang còn đề ra 2 mục tiêu quan trọng: Xây dựng Rạch Giá trở thành thành phố loại II; xây dựng Phú Quốc thành trung tâm kinh tế lớn của vùng và phấn đấu đến năm 2023 trở thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao và trung tâm giao thương quốc tế.
“Hòn đảo ngọc” Phú Quốc được xem là đảo lớn nhất và đông dân nhất của Việt Nam với những địa danh du lịch như: gành Dinh Cậu, suối Tranh, suối Đá Bàn, bãi Sao, mũi Gành Dầu, bãi Dài, bãi Trường… Đặc biệt, Vườn quốc gia Phú Quốc – nơi sinh sống của 429 loài thực vật, 144 loài động vật cùng với những sản vật Phú Quốc đã trở thành thương hiệu nổi tiếng như: nước mắm, ngọc trai, hồ tiêu, rượu sim… tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với du khách và các nhà đầu tư. Hiện nay, hàng ngày có từ 5 – 6 chuyến bay từ TP.Hồ Chí Minh ra Phú Quốc và có 5 tàu cao tốc chạy tuyến Rạch Giá – Phú Quốc. Phú Quốc cũng đã khởi công xây dựng sân bay quốc tế, đang xúc tiến đầu tư xây dựng các cảng cá ở vũng Trâu, gành Dầu, khu tránh bão và làng cá vịnh Đầm, luồng vào sông Dương Đông.
Xác định thế mạnh lớn nhất là kinh tế biển và du lịch, Phú Quốc đang tập trung tăng cường việc đánh bắt gắn với bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái biển, bảo đảm phát triển bền vững và ổn định phục vụ tốt du lịch. Mặt khác, huyện đảo này khuyến khích ngư dân chuyển từ đánh bắt sang nuôi trồng các loại thủy sản.
Kiên Giang Tăng Cường Phát Triển Tiềm Năng Du Lịch
Kiên Giang Tăng Cường Phát Triển Tiềm Năng Du Lịch
Đến Đảo Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang phấn đấu đến năm nay, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, là một trong những trung tâm du lịch trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối sâu rộng với khu vực ASEAN.
Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc
Đến Đảo Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang phấn đấu đến năm nay, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, là một trong những trung tâm du lịch trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối sâu rộng với khu vực ASEAN.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Kiên Giang đón gần 2,9 triệu lượt khách du lịch, đạt hơn 69% kế hoạch năm 2013. Riêng tại huyện đảo mảnh đất nàyđã có 68.776 lượt khách đến tham quan, du lịch.
Tỉnh Kiên Giang hiện có 40 điểm, khu du lịch, trong đó có các điểm, khu du lịch thu hút đông đảo khách tham quan như Đình thờ Nguyễn Trung Trực, di tích Ba Hòn, quần đảo Bà Lụa, Chùa Hang-Hòn Phụ Tử, vườn quốc gia U Minh Thượng, đảo Phú Quốc, Hòn Tre, Hòn Sơn, Nam Du…
Hoạt động du lịch lữ hành ở Kiên Giang có các hình thức xây dựng tour tại địa phương, liên kết nhận tour từ các tỉnh, thành phố và vận chuyển phục vụ du khách theo yêu cầu. Với nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã có nhiều chính sách nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển dịch vụ du lịch.
Trong đó, chủ trương xã hội hóa du lịch đang được bắt đầu thực hiện nhằm tranh thủ các nguồn lực của xã hội để đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, từng bước thay đổi diện mạo của ngành Du lịch của tỉnh.
Tại đảo ngọc Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thiết yếu để mở một số đường bay quốc tế kết nối Phú Quốc với thế giới và khu vực.
Dự kiến, cuối năm nay tỉnh Kiên Giang sẽ đưa vào hoạt động tuyến hàng không Phú Quốc-Liên bang Nga, phục vụ du khách trong và ngoài nước.
Nguồn: theo chúng tôi
Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Của Nha Trang
Được mệnh danh là thiên đường du lịch, Nha Trang được thiên nhiên dành cho sự ưu ái đáng ghen tị khi sở hữu bờ biển kéo dài 385 km, với hệ thống đảo gần 200 đảo lớn nhỏ ven bờ cùng số lượng lớn đảo, bãi đá ngầm của quần đảo Trường Sa, trong đó có rất nhiều đảo, quần đảo gần bờ có cảnh quan rất đẹp. Khí hậu Nha Trang ôn hoà quanh năm, phong cảnh hữu tình cùng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.
Biển Nha Trang có nhiểu bãi biển cát trắng, nước trong xanh và không có các loài cá dữ hay các dòng nước xoáy ngầm, thảm thực vật và động vật biển đa dạng phong phú.
Ngoài biển và đảo thì khí hậu cũng đóng góp phần quan trọng cho tiềm năng phát triển du lịch Nha TrangKhí hậu cũng với hai mùa nắng và mưa được chia ra rõ rệt, mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng 10 và 11 hầu như không có bão, còn lại 10 tháng trong năm luôn tràn ngập ánh nắng giúp nghành du lịch Nha Trang hoạt động thuận tiện hơn.
Các chính sách thúc đẩy phát triển du lịc của Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà cũng góp phần không nhỏNhận thấy tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo to lớn, ban lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà đã đẩy mạnh các chính sách chủ trương nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh nhà như: xây dựng hệ thống giao thông hiện đại về đường sắt, đường bộ, hàng không, mở các tuyến đường cao tốc; thực hiện các chính sách hướng đến phát triển du lịch, đăng cai tổ chức nhiều sự kiện quốc tế và trong nước quan trọng tại Nha Trang, khôi phục và bảo tồn những giá trị văn hoá, các lễ hội nhằm thu hút và tạo điệu kiện thuận lợi cho du khách đến Nha Trang. Đến nay, Nha Trang là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển trong nước và quốc tế.
Với những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên, khí hậu cùng các nỗ lực của tỉnh Khánh Hoà, không lạ gì khi Nha Trang trở thành một thiên đường du lịch.
Lượng khách đến Nha Trang ngày càng tăng
Minh chứng cho việc sự phát triển du lịch của Nha Trang đó là lượng khách đến Nha Trang.Theo thống kê thì năm 2023 lượng khách đến Khánh Hoà đạt 4,1 triệu lượt thì năm 2023 theo con số thông kê chưa đầy đủ con số đạt ước khoảng chừng 5 triệu lượt khách, riêng 6 tháng đầu năm ngành du lịch đã đón hơn 2,6 triệu khách lưu trú (tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 47,3% kế hoạch năm). Dự báo sẽ đạt 7,3 triệu lượt vào năm 2023. Hiện nay, khách đến Nha Trang có thời gian lưu trú cao gấp 4 lần TP.HCM.
Du lịch kéo theo sự phát triển của Bất động sảnLượt khách du lịch Nha Trang đông kéo theo phát sinh nhu cầu về căn hộ nghĩ dưỡng, căn hộ khách sạn,… Từ đó làm cho thị trường bất động sản mà nhất là bất động sản nghĩ dưỡng cũng nóng theo nhằm chớp lấy thời cơ về nhu cầu cho thuê khách sạn cho du khách. Các khách sạn, nhà nghỉ từ bình dân cho đến cao cấp mọc lên khắp nơi, các khu resort hạng sang cũng ngày càng nhiều. Cứ như thế Du lịch và Bất động sản bổ trợ cho nhau cùng phát triển.
Có thể thấy, Nha Trang hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên, cơ sở hạ tầng, chính sách của lãnh đạo tỉnh để ngành du lịch phát triển một cách nhanh, mạnh nhưng mà bền vững và đầy tiềm năng.
Các địa điểm du lịch biển đảo được xem là đặc trưng của Nha Trang: Đảo Bình BaNước biển Bình Ba trong xanh đến mát cả lòng người
Tham khảo thêm: Tour đảo Bình Ba
Đảo Điệp Sơn
Phải nói, không lạ gì khi đảo Điệp Sơn là đảo “hot” nhất trong năm 2023, và cho đến nay lượng khách đổ về đây vẫn ngày cứ một đông. Sở dĩ du khách thích nơi này là vì đây là một hòn đảo còn hoang sơ, chưa bị tàn phá, tác động của ngành công nghiệp nên. Thế nên du khách ra đây như được hoà mình vào với thiên nhiên làm một, được thoả thích tắm trong làn nước biển mát lạnh và ngắm bình minh thưởng thức những món ăn hải sản tươi sống mà theo như đánh giá của chúng tôi là “siêu rẻ”.
Thế nhưng, có lẽ cái thú lớn nhất khi đến du lịch đảo Điệp Sơn đó là tản mạn trên con đường nổi trên biển độc đáo nhất của Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về cái thú này xin đọc bài Ký sự du lịch đảo Điệp Sơn nhé.
Xem thêm: Tour du lịch đảo Điệp Sơn
Đảo Hòn MunĐây được xem là hòn đảo thơ mộng và đẹp nhất trong hệ thống đảo của Nha Trang, đảo thuộc sự quản lý của quân đội nên còn khá hoang sơ và sạch sẽ, nước biển trong veo. Đến đây quý khách sẽ đường ngâm mình vào những dòng nước mát lạnh, lặn biển và ngắm bình minh rất đẹp.
Xem thêm Tour lặn biển Hòn Mun: https://letsflytravel.vn/tour/tour-lan-bien-nha-trang/
Đã đến Nha Trang mà không ra Vinpearl để chơi thì chưa thể về được, có thể nói đây là địa đểm không thể thiếu di du lịch Nha Trang. Vonpear Land nằm trên đảo Hòn Tre và cũng là một trong những địa điểm nhiều cảnh đẹp, nhiều trò chơi và thứ để khám phá nhất.
Dốc Lết có bãi biển đẹp, cát trắng mịn cùng với nhiều món ăn ngon, giá cả lại rẻ
Ngoài ra còn rất nhiều điểm đến hấp dẫn tại Nha Trang như mà chúng tôi không thể kể hết được. Trên đây là bài viết Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo của Nha Trang, quý khách có nhu cầu tìm hiểu hoặc đặt Tour du lịch Nha Trang vui lòng nhấc máy, hoặc truy cập trang web của chúng tôi tại https://letsflytravel.vn/ để được tư vấn nhiệt tình. Xin trân trọng cảm ơn quý khách.
Du Lịch Biển Đảo Việt Nam: Tiềm Năng Và Hướng Phát Triển
Du lịch biển đảo ngày càng trở thành một xu hướng và động lực mới, với nhiều tiềm năng ở Việt Nam.
Thực tế cũng cho thấy, với lượng khách đến tăng nhiều trong những năm qua và luôn chiếm khoảng 70% tổng khách du lịch cả nước, du lịch biển đảo hiện đang là loại hình du lịch chủ đạo, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
* Giàu tiềm năng
Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt…
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nước có diện tích ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Và có tới 125 bãi biển mà hầu hết là các bãi tắm đẹp, trong đó bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.
Về mặt hành chính, 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các địa phương có biển, với diện tích tự nhiên là 126.747 km2, dân số (năm 2010) là 37,2 triệu người, bằng 38,2% diện tích tự nhiên và 41,1% dân số cả nước.
Bên cạnh đó, lãnh thổ vùng đất ven biển, vùng biển và hệ thống các đảo, nơi diễn ra du lịch biển đảo và vùng ven biển tập trung tới 7/13 di sản thế giới ở Việt Nam; 6/8 các khu dự trữ sinh quyển; nhiều vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…
Ngoài ra, từ bao đời nay, biển đảo không chỉ là nơi cung cấp nguồn sống, mà còn là không gian để cộng đồng người Việt tạo lập nên một nền văn hóa biển đảo, với những di sản văn hóa đặc sắc. Đó là hệ thống di tích lịch sử-văn hóa liên quan đến môi trường biển, hệ thống thần linh biển, những bậc tiền bối có công trong công cuộc chinh phục biển, xác lập và thực thi chủ quyền quốc gia trên biển…; các lễ hội dân gian của cư dân miền biển; tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến biển; văn hóa sinh kế, văn hóa cư trú, văn hóa ẩm thực, diễn xướng dân gian, tri thức bản địa… Ðây chính là nguồn tài nguyên giàu có để phát triển du lịch biển đảo bền vững.
Biển trong xanh và yên bình thu hút nhiều du khách đến với Điệp Sơn (Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN)
* Phát huy lợi thế
Nắm bắt thế mạnh trên, thời gian qua, nhiều khu du lịch biển tiềm năng đã được quy hoạch và đầu tư phát triển như: bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa); bãi biển Non Nước, Mỹ Khê (Đà Nẵng); vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa); bãi biển Mũi Né (Bình Thuận); bãi biển Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)…
Việt Nam đã hình thành 3 trung tâm du lịch biển có sức hút với khách quốc tế, gồm vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa) với những cơ sở lưu trú hiện đại 4-5 sao, có thể đón những đoàn khách đến nghỉ dưỡng và phát triển du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo).
Cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, nhiều dịch vụ giải trí, thể thao biển đã được đưa vào hoạt động như: chèo thuyền du lịch, kéo dù bằng ca nô, lướt ván, đua thuyền, bóng đá, bóng chuyền bãi biển… Đặc biệt, loại hình ngắm biển bằng dù lượn, khinh khí cầu, máy bay mô hình (ở biển Nha Trang, Đà Nẵng) hay bằng máy bay trực thăng (ở vịnh Hạ Long) đang được rất nhiều khách du lịch yêu thích.
Với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng cùng các dịch vụ giải trí, du lịch biển đã thu hút hàng triệu lượt khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng mỗi năm. Hoạt động du lịch biển đảo hiện chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch Việt Nam.
Các sản vật địa phương liên quan đến biển cũng theo đó mà phát triển thành thương hiệu, đậm dấu ấn địa phương, góp phần đáng kể vào việc phát triển sản phẩm gắn với các tour du lịch. Có thể kể đến một số sản phẩm nổi tiếng như: nước mắm Phú Quốc, chả mực Hạ Long, tỏi Lý Sơn, yến sào Nha Trang, mật ong rừng Cát Bà…
Việc du lịch biển, đảo Việt Nam có lượng du khách lớn, đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này. Đến năm 2023, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch biển, đảo đã có ở 23 tỉnh/thành phố của cả nước, chiếm trên 70% số các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Trong đó có một số dự án lớn như: Dự án của tập đoàn Platinum Dragon Empire (Mỹ) phát triển khu du lịch vui chơi giải trí tại Bà Rịa-Vũng Tàu với số vốn lên đến 550 triệu USD; dự án đầu tư của Tập đoàn Rockingham (Anh) xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp và các khu vui chơi giải trí, trường đua ô tô 1.000 ha tại Phú Quốc, quy mô dự án lên đến 1 tỷ USD…
Du lịch biển phát triển cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội dải ven biển, nơi hiện có khoảng 21,2 triệu người trong độ tuổi lao động và góp phần bảo đảm an ninh – quốc phòng, bảo vệ môi trường biển.
* Để làm giàu từ biển
Việc phát triển mạnh mẽ của du lịch biển đảo trong những năm qua, đã mang lại cơ hội xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân ở vùng ven biển nhiều địa phương trong cả nước.
Song theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lớn của du lịch biển, đảo Việt Nam. Thực tế cho thấy, du lịch biển, đảo ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: Dịch vụ du lịch còn thiếu, nghèo nàn; sản phẩm du lịch biển chưa đa dạng; an ninh trật tự và việc quản lý giá tại một số khu, điểm du lịch chưa đảm bảo; quy hoạch của nhiều bãi biển đẹp đã bị phá vỡ, phát triển manh mún và khó điều chỉnh…
Nhằm khắc phục những hạn chế cũng như tạo sức bật cho du lịch biển, đảo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2023”. Mục tiêu của đề án là đến năm 2023, du lịch biển sẽ trở thành động lực của kinh tế biển Việt Nam, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển và bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Đề án cũng đề ra mục tiêu vào năm 2023, du lịch biển thu hút 22 triệu lượt khách quốc tế, 58 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch biển đạt 200.000 tỷ đồng.
Các chuyên gia cũng nhận định, việc chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo là một định hướng đúng đắn, phù hợp với thế mạnh của ngành du lịch Việt Nam và mang ý nghĩa đặc biệt trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước. Tuy nhiên, để du lịch biển đảo phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng và tạo được thương hiệu riêng thì ngoài việc phải khắc phục những hạn chế đã tồn tại nhiều năm qua, cần có sự đầu tư và quản lý một cách chiến lược cả về cơ sở vật chất, dịch vụ và con người cho các trung tâm du lịch biển đảo đã được xác định. Đặc biệt, cần phát huy yếu tố văn hoá của từng địa phương trong phát triển du lịch biển để tạo dấu ấn riêng và thu hút khách du lịch quay trở lại nhiều lần./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kiên Giang: Tiềm Năng Du Lich Biển Đảo Đang Phát Triển trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!