Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Du Lịch Bà Nà, Đà Nẵng (Cập Nhật 01/2021) được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kinh nghiệm du lịch Bà Nà
Cùng Phượt – Bà Nà thuộc huyện Hòa Vang, nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 40km, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng đối với du khách khi đến Đà Nẵng. Vùng núi Bà Nà đã được người Pháp phát hiện từ những năm đầu thế kỷ 20, và chính điều kiện tự nhiên lý tưởng, cảnh đẹp tự nhiên mang nét đẹp châu Âu là yếu tố quyết định để người Pháp quy hoạch Bà Nà trở thành một điểm nghỉ dưỡng lý tưởng ngay ở thời điểm đó. Từ năm 1997, Đà Nẵng đã bắt đầu khôi phục lại du lịch Bà Nà nhưng không đạt được nhiều kết quả như kỳ vọng do hạ tầng giao thông vẫn còn nhiều khó khăn. Khu vực này chỉ thực sự nổi tiếng kể từ sau khi tuyến cáp treo Bà Nà – Suối Mơ được đưa vào vận hành năm 2009, từ đó đến nay số lượng du khách đến với Bà Nà ngày càng tăng theo từng năm, góp phần thúc đẩy du lịch Đà Nẵng phát triển hơn rất nhiều.
Giới thiệu chung về Bà Nà
Bà Nà là một vùng núi cao, đỉnh cao nhất là Núi Chúa. Rặng núi Bà Nà hay còn gọi là rặng núi Lỗ Đông, bản đồ địa lý thủy văn của người Anh gọi là “Đỉnh Tròn”, nằm hơi chếch về phía Tây Nam của thành phố Đà Nẵng. Địa hình nơi đây rất phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các hệ thống sông suối chằng chịt, Núi Bà Nà cũng là thượng nguồn của 3 hệ thống sông chính: sông Túy Loan, sông Lỗ Đông, sông Vàng. Phía Tây sườn dốc đứng, phía Đông Nam và Đông Bắc thấp dần, phần tiếp giáp có địa hình đồi núi thấp vây quanh. Với độ cao lớn cùng độ dốc lên tới 25º- 35º, tất cả đã tạo nên một cảnh quan đặc trưng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa.
Khu nghỉ dưỡng Bà Nà do người Pháp phát hiện vào năm 1898, một trong những lý do khiến người Pháp chọn Bà Nà xây dựng thành một khu nghỉ mát vì nơi đây có khí hậu được đánh giá là mùa xuân của nước Pháp. Giữa cái nóng oi bức của thành phố Đà Nẵng lên đến 37ºC vào mùa hè thì nhiệt độ ở Bà Nà chỉ trung bình khoảng 18ºC, nhiệt độ thấp nhất là 2ºC vào mùa Đông và cao nhất là 25ºC vào mùa hè, biên độ nhiệt ngày đêm là 5,3ºC.
Kế hoạch thiết lập khu nghỉ dưỡng Bà Nà gặp nhiều khó khăn do Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Sau chiến tranh, người Pháp mới đẩy mạnh việc hoàn thiện các cơ sở vật chất ở đây, việc xây đường dẫn lên núi được ưu tiên thực hiện trước. Và đến năm 1919, khu nghỉ dưỡng Bà Nà mới thực sự được “khai sinh”. Cho đến những năm 30, chính quyền Pháp đã cho xây dựng ở đây hơn 250 ngôi biệt thự và những khách sạn, bệnh xá, nhà băng, nhà bưu điện, trạm thuế, nhà trẻ… với nhiều dạng kiến trúc khác nhau để làm nơi nghỉ dưỡng cho quan chức, sĩ quan, nhân viên cao cấp của Pháp. Một trong những khách sạn lớn đầu tiên ở Bà Nà là Khách sạn Morin, được làm bằng gỗ gồm 30 phòng được xây dựng những năm 30 thế kỷ XX.
Với độ cao 1487m trên mực nước biển, đỉnh Núi Chúa (tên gọi trước đây của Bà Nà Hills) được mệnh danh là miền ôn đới trong khu vực nhiệt đới bởi 24 giờ trên núi diễn ra trọn vẹn cả 4 mùa. Trước kia, con đường lên núi là một trong những thử thách vô cùng to lớn với những du khách muốn lên đây. Thời gian lên tới đỉnh đòi hỏi 2 tiếng di chuyển với những con đường uốn lượn cùng vô số khúc cua tay áo. Đỉnh Núi Chúa ngày ấy được ví như nàng công chúa ngủ trong rừng, và bao hoàng tử từng nỗ lực đánh thức nhưng đều thất bại.
Chỉ trong khoảng thời gian từ sau khi Sun Group đầu tư và xây dựng tuyến cáp treo lên đỉnh núi, Bà Nà mới được nhiều người biết đến với tổ hợp các công trình du lịch, qua đó trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng của du khách khi đến với Đà Nẵng. Tuy vậy, mặt trái của việc đó là hơn 60ha rừng cũng đã bị phá hủy để xây dựng các công trình kiên cố. Con đường độc đạo dẫn lên núi hiện cũng không còn cho phép du khách tự do đi lại mà thuộc quyền kiểm soát của Khu du lịch này.
Du lịch Bà Nà thời gian nào?
Với khí hậu mát mẻ quanh năm, không khác gì Sa Pa hay Đà Lạt nên các bạn có thể tới Bà Nà vào bất kỳ thời điểm nào, nếu các bạn chỉ muốn lên đấy dạo chơi, ngắm cảnh thì việc đi vào những mùa không cao điểm sẽ thoáng hơn nhiều. Tuy vậy, chẳng ai đến Đà Nẵng mà lại chỉ đi Bà Nà thôi đúng không, một vài mốc thời gian sau sẽ giúp bạn có những kế hoạch phù hợp cho chuyến đi của mình.
Khoảng vài tháng cuối năm 9-12 rất có thể dính vào mùa mưa bão, nhưng đổi lại thì vé máy bay dịp này thường khá rẻ, các bạn có thể cân nhắc để đi, nhớ chú ý theo dõi thời tiết.
Cũng giống như các địa điểm du lịch khác thuộc quản lý của mình, Sun Group cũng thường tổ chức các lễ hội riêng cho Bà Nà như lễ hội hoa, lễ hội mùa đông… Những dịp này đôi khi thường có ưu đãi về giá vé, các bạn cần theo dõi trên các trang báo để biết thông tin này.
Nằm trên trục đường giao thông huyết mạch của cả nước, các chuyến xe chạy Bắc Nam sẽ đi qua Đà Nẵng hàng ngày nên số lượng đầu xe là rất lớn, chưa kể đến hàng chục các tuyến xe chạy trực tiếp tới Đà Nẵng từ Hà Nội và Sài Gòn. Nếu khởi hành từ Hà Nội sẽ mất khoảng 16 tiếng và 25 tiếng nếu khởi hành từ Sài Gòn cho 1 hành trình tới Đà Nẵng. Nếu thích du lịch bằng xe giường nằm, các bạn nên chọn các tuyến xe Open Bus bởi những xe này thường dừng để trả và đón khách ở những địa điểm du lịch nổi tiếng.
Có một thông tin rất thú vị mà chắc chỉ những ai hay đi tàu Bắc Nam mới biết, đó là với mỗi chuyến tàu chạy qua ga Đà Nẵng sau đó sẽ luôn đổi ngược lại chiều của toa tàu. Nếu từ Hà Nội tới Đà Nẵng các bạn đang ngồi xuôi thì sau khi rời ga Đà Nẵng các bạn sẽ ngồi ngược.
Từ Sài Gòn hàng ngày có 6 chuyến tàu đi Đà Nẵng là SE2, SE4, SE6, SE8, SE10 và SE22. Tương tự, các chuyến tàu đến Đà Nẵng vào ban ngày là SE2 (đi từ Sài Gòn 21h55 đến Đà Nẵng 13h37) SE4 (đi từ Sài Gòn 19h25 và đến Đà Nẵng lúc 12h16) và SE22 (đi từ Sài Gòn 11h40 và đến Tam Kỳ lúc 6h28)
Hiện tất cả hãng hàng không đều có đường bay thẳng tới Đà Nẵng với giá vé rẻ nhất có thể đặt trong mùa cao điểm từ 1000k tới 3000k cho chặng bay khứ hồi từ Hà Nội hoặc Sài Gòn. Nếu đặt vé vào các thời gian thấp điểm (khoảng cuối năm) hoặc bay vào những giờ không được đẹp lắm các bạn có cơ hội đặt được vé giá rẻ hơn.
Một lợi thế khá lớn của sân bay Đà Nẵng là nằm ngay trong thành phố, chính vì vậy mà chi phí di chuyển bằng taxi từ sân bay về khách sạn hoặc thậm chí là về thẳng khu phố cổ Hội An tương đối dễ chịu.
Nếu đã thuê sẵn một chiếc xe máy trong những ngày ở Đà Nẵng, các bạn có thể sử dụng luôn để làm phương tiện tới Bà Nà. Khoảng cách từ trung tâm thành phố tới ga cáp treo chỉ khoảng hơn 20km, đường xá cũng không quá khó khăn. Nếu thích lang thang khám phá các nơi khác nữa sau khi ở Bà Nà xuống thì phương án này hợp lý.
Nếu các bạn đi khoảng 4-5 người thì thuê xe riêng là hợp lý nhất, quãng đường chừng 30km sẽ có giá mỗi chiều trong khoàng từ 250k-400k (tùy số lượng người và loại hình xe bạn chọn)
Một số đơn vị ở Đà Nẵng có cung cấp các dịch vụ xe ghép, chạy cố định hàng ngày để đưa khách tới Bà Nà. Thường là dòng xe 16 chỗ, khởi hành buổi sáng từ thành phố và trở lại vào buổi chiều, lợi thế của loại hình này là nếu các bạn đi ít người thì chi phí tương đối rẻ.
Lịch hoạt động cáp treo Bà Nà
Hệ thống cáp treo của Bà Nà với 5 tuyến cáp chính, tuy vậy việc hoạt động sẽ phụ thuộc vào sự sắp xếp của khu du lịch với những thời điểm khác nhau sao cho thuận tiện nhất cho kế hoạch vận hành. Về cơ bản, họ đã tính toán đường lên xuống sao cho các bạn có thể thăm quan các địa điểm được thuận tiện nhất.
Đây là chặng đầu tiên của tuyến cáp treo, sau khi có vé các bạn có thể di chuyển đến ga Hội An để đi chặng đầu tiên tới ga Marseille, điểm dừng đầu tiên này có cây Cầu Vàng nổi tiếng, khu vườn Thiên Thai. Lịch hoạt động tuyến cáp treo Hội An – Marseille như sau:
Chuyến 1: 7h30-7h45
Chuyến 2: 8h30-8h45
Chuyến 4: 9h30-9h45
Chuyến 4: 10h30-10h45
Chuyến 5: 11h30-11h45
Đây là chặng tàu hỏa leo núi với thời gian chỉ khoảng hơn 1 phút, khu vực này có chùa Linh Ứng, vườn hoa, hầm rượu để các bạn tham quan.
Chặng cáp treo tiếp theo đưa các bạn lên đỉnh núi Bà Nà, trên đỉnh núi là tổ hợp các địa điểm vui chơi ở Bà Nà như khu làng Pháp, khu vui chơi Fantasy… Lịch hoạt động tuyến cáp treo Debay – Morin như sau:
Chuyến 1: 7h30-9h30
Chuyến 2: 10h-12h30
Chuyến 3: 13h00-14h00
Chuyến 4: 16h00-17h30
Chuyến 5: 18h45-19h30
Chuyến 6: 20h45-21h30
Thác Tóc Tiên – L’indochine
Tuyến cáp treo cuối cùng, đây là tuyến sẽ đưa du khách từ trên đỉnh núi xuống lại điểm xuất phát, kết thúc hành trình Bà Nà. Lịch hoạt động tuyến cáp treo Thác Tóc Tiên – L’indochine như sau:
Chuyến 1: 12h30-12h45
Chuyến 2: 14h00-14h45
Chuyến 3: 15h00-15h15
Chuyến 4: 16h00-16h15
Chuyến 5: 17h00-17h30
Chuyến 6: 19h00-19h15
Chuyến 7: 20h00-20h15
Chuyến 8: 21h00-21h15
Không nhiều du khách có nhu cầu ở trên núi Bà Nà do khu vực này về buổi tối tương đối buồn, gần như chỉ có thể ở lại để nghỉ dưỡng, không có nhiều các hoạt động vui chơi như khi ở trung tâm thành phố. Tuy vậy, nếu có nhu cầu các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một trong 2 khách sạn được Sun Group vận hành.
Mercure Ba Na Hills French Village
Khách sạn cung cấp 470 phòng được chia làm 9 hạng phòng. Tất cả đều được thiết kế theo kiến trúc Pháp với nội thất tinh tế, view nhìn ra Làng Pháp thơ mộng.
MGallery Bà Nà là một trong những công trình mới mà Sun Group đầu tư tại khu du lịch này sau 10 năm hoạt động, dự kiến sẽ sớm được khai trương và đưa vào vận hành.
Cầu Vàng được thiết kế vô cùng ấn tượng, vẽ nên một cung đường đầy mê hoặc giữa lưng chừng trời, dài gần 150 mét. Tọa lạc tại Vườn Thiên Thai, cây cầu được xem là điểm trung chuyển đặc biệt giúp du khách di chuyển thuận tiện từ khu vực chân núi hay làng Pháp đến vườn hoa Le Jardin D’Amour. Bề rộng toàn bộ cầu là 5m, trong đó phần mặt cầu dành cho người đi lại rộng 3m, hai bồn hoa mỗi bên rộng 1m. Thiết kế độc đáo với ý tưởng hai bàn tay một vị thần nâng đỡ thân cầu, Cầu Vàng đã được nhiều tờ báo Việt Nam và nước ngoài khen ngợi.
Sau khi khám phá hầm rượu gần 100 năm tuổi, các bạn có thể nghỉ chân và thưởng thức những ly rượu vang thơm nồng tại tầng 2 . Nhấm nháp ngụm vang sóng sánh thơm lừng, thưởng thức xiên thịt nướng và ngắm mây bay ngang tầm mắt giữa chốn ngàn hoa. Khu vực này các bạn cần mua vé để vào, không bao gồm trong giá vé vào cổng.
9 khu vườn tại Le Jardin D’Amour là 9 câu chuyện thú vị được đặt trong 9 phong cách kiến trúc độc đáo khác nhau, tạo ra một không gian mang đậm chất thơ và ngập tràn hương sắc.
Tọa lạc ở độ cao trên 1.400m, chùa Linh Ứng được khánh thành ngày 05/03/2004. Kiến trúc chùa chữ Tam gần giống với kiến trúc của chùa Tam Thai, cả khoảng sân rộng được lát bằng đá. Phía trước chùa có một cây thông ba lá quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam.
Chùa có một bức tượng Thích Ca Phật đài uy nghi, cao 27m màu trắng mà những ngày nắng ráo, từ thành phố Đà Nẵng có thể nhìn thấy bức tượng trắng muốt này. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Về kiến trúc và thờ tự, chùa Linh Ứng Bà Nà giống với Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và do cùng một vị sư trụ trì.
Làng Pháp tái hiện một nước Pháp cổ điển và lãng mạn với tổ hợp công trình kiến trúc độc đáo: quảng trường, nhà thờ, thị trấn, làng mạc, khách sạn,… Đến với Làng Pháp, du khách như ngược dòng thời gian, trải nghiệm không gian sống tinh tế và đậm chất thơ của một trong những quốc gia lâu đời nhất thế giới.
Hiện khu trưng bày tượng sáp sở hữu 49 tác phẩm nghệ thuật tượng sáp tinh xảo, được thực hiện bởi những nghệ nhân người Ý, là bản sao của các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng thế giới như: ca sỹ Lady Gaga, diễn viên Thành Long, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, doanh nhân Steve Job, diễn viên Angelina Jolie… Khu vực này cũng cần mua vé để vào cổng.
Lấy cảm hứng từ 2 cuốn tiểu thuyết ” Hành trình vào trung tâm trái đất” và ” Hai vạn dặm dưới biển” của nhà văn người Pháp Jules Verne, Fantasy Park là khu vui chơi giải trí trong nhà diện tích 21.000m2 với thiết kế 3 tầng bao gồm hơn 100 trò chơi:
Tầng B1 “Trò chơi mạo hiểm”
Tầng B2 ” Miền phiêu lưu kỳ thú”
Tầng B3 “Thế giới huyền bí”.
Được thiết kế an toàn tuyệt đối cùng 2 vòng xoáy kép duy nhất tại Việt Nam, trò chơi này là lựa chọn hàng đầu của hầu hết du khách tham quan Bà Nà.
Tháp rơi tự do có chiều cao 29m sẽ đem tới cho người chơi những trải nghiệm kỳ thú. Đứng trên đỉnh tháp, quang cảnh hùng vĩ ngoạn mục của non nước Bà Nà đang ở ngay trong tầm mắt bạn. yếu Cảm giác sau đó rơi tự do trong tích tắc cũng rất tuyệt vời, rất nhiên không dành cho những bạn yếu tim nha.
Đây là khu thám hiểm trong nhà, với những mô hình loài khủng long có kích thước lớn sẽ đem tới cho các em nhỏ một không gian khám phá đầy lý thú, rất phù hợp với các em nhỏ.
Nếu có hứng thú với môn thể thao leo núi, các bạn sẽ không muốn bỏ lỡ bức tường bức tường leo núi nhân tạo trong nhà với chiều cao 21m này. Trò chơi kỹ năng vận động này thu hút rất nhiều người chơi trẻ tuổi cũng như các bé thiếu nhi ưa thích thử thách khả năng của bản thân.
Đây là trò chơi gắn bó với tuổi thơ của khá nhiều bạn trẻ lứa tuổi 8x-9x, trò chơi tương tự trong các khu công viên xưa kia với những chiếc xe điện được lắp cao su giảm chấn rồi tự do di chuyển va vào nhau. Đây chắc cũng là khu vực có sân xe điện đụng lớn nhất ở Việt Nam với diện tích khoảng 600 mét vuông.
Một rạp chiếu phim 3D 360 độ cùng các rạp chiếu phim 4D và 5D sẽ là những góc nghỉ chân cho du khách sau những trò chơi vận động.
Trà quán được xây theo lối kiến trúc truyền thống của miền Bắc Việt Nam, bên trong được bài trí theo phong cách thiền với những bộ bàn thấp hình vuông. Trú Vũ Trà Quán đem đến cho du khách không gian tĩnh lặng và cảm giác an yên nhờ sự kết hợp tuyệt vời của kiến trúc, trà đạo, âm nhạc và cảnh sắc thiên nhiên nên thơ.
Linh Phong Thiền Tự (hay còn được gọi là Chùa Bắc), ngôi chùa tiêu biểu cho kiến trúc chùa ở Miền Bắc, được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ Lim. Tọa lạc ở hướng Đông Nam, Linh Phong Thiền Tự bao gồm Tiền đường, hậu cung và sân vườn. Trong khuôn viên chùa bài trí các tượng Phật và 18 vị La Hán gồm hai dãy: tả vu và hữu vu.
Linh Phong Bảo Tháp được thiết kế gồm chín tầng, mỗi tầng với bốn mặt có gắn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá trắng xoay mặt ra bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, xung quanh tháp là tượng Tứ Đại Thiên Vương uy phong độ trì và trấn giữ.
Bốn chiếc chuông đồng được treo ở bốn góc của mỗi tầng tháp biểu trưng cho âm vang linh thiêng của một công trình kiến trúc tâm linh.
Chuông đồng với khối lượng hơn 1 tấn được đúc ngay trên đỉnh núi Bà Nà, đây là nơi các bạn có thể bước lên ngắm toàn cảnh Bà Nà, thư thả trong tiếng chuông nhẹ ngân nga.
Chuyện xưa kể rằng, khi Bà Nà – Núi Chúa còn hoang sơ, cư dân làm nghề rừng còn thưa thớt, trong dân gian vẫn lưu truyền câu “Nhất cọp Bà Nà, nhì ma Phúc Tửu”. Vì thế, người dân thường thờ cúng thần linh và các “Bà” để cầu nguyện một cuộc sống bình an, yên ổn. Tư liệu của Bác sỹ Pháp Albert Sallet còn ghi rõ, đó là vị thần thiện nữ giới mà người ta gọi là Đức Bà.
Ngay các quan cai trị người Pháp lên khai phá Bà Nà – Núi Chúa xưa cũng tỏ ra kính cẩn những truyền thuyết về Bà. Họ cho người lập miếu thờ Bà từ năm 1931. Trong thời gian chiến tranh, Miếu Bà vẫn không mảy may bị tàn phá. Dân đi rừng Bà Nà đặc biệt kiêng nể và rất quan tâm gìn giữ. Miếu Bà hiện đã được trùng tu, nâng cấp và trở thành điểm dừng chân của du khách hành hương, cầu nguyện cho những điều may mắn, an lành.
Tọa lạc tại nơi đất trời giao hòa, âm dương hội tụ; đền Lĩnh Chúa Linh Từ là nơi thờ tự, ghi nhớ công đức của Bà Chúa Thượng Ngàn đã chở che cho vùng đất Bà Nà.
Khu du lịch này không cho phép du khách mang theo đồ ăn khi tới đây, do vậy khi lên đây các bạn chỉ có thể sử dụng các dịch vụ có sẵn trong các khu nhà hàng. Một số nhà hàng trên đỉnh Bà Nà bao gồm:
Beer Plaza
Nhà Hàng Brasserie
Nhà Hàng Morin
Nhà Hàng La Lavande
Nhà Hàng La Crique & Café Postal
Nhà Hàng Le Lourve
Nhà Hàng Kavkaz
Lotteria
StarBucks
Các bạn có thể lựa chọn ăn theo dạng buffet hoặc nếu đi gia đình có thể vào các nhà hàng phục vụ gọi món, về cơ bản trên này có đủ loại các món để các bạn có thể sử dụng, tuy vậy chi phí tương đối cao với bình quân khoảng 300k cho 1 người lớn.
Một số lưu ý khi du lịch Bà Nà
Nên mua vé cáp treo trước chứ nếu đến tận nơi mới mua thì sẽ phải xếp hàng tương đối đông, nhiều đơn vị bán sẵn vé lắm.
Nên mang theo áo khoác mỏng nếu đi vào mùa hè, nếu không phải mùa hè thì chắc cũng cần áo khoác tương đối nếu không lên trên cao các bạn không quen sẽ không chịu được đâu. Ngoài áo khoác thì các bạn cũng nên mang theo ô dù, mũ, kem chống nắng. Ở trên cao nên nắng cũng rát hơn, có tác hại hơn nhiều (nhất là với trẻ em).
Khu du lịch không cho mang theo đồ ăn thức uống nên các bạn đừng mất công chuẩn bị, lý do thì là bảo vệ môi trường nhưng đây cũng là một bài toán kinh doanh mà thôi. Với một số đồ ăn đặc thù cho các bé (như sữa, đồ ăn dặm…) có lẽ sẽ được linh động bỏ qua khi mà trên đấy không chắc mua được.
Khoảng 7h30 sáng các bạn xuất phát từ trung tâm Đà Nẵng, tới Bà Nà khoảng 8h00-8h15, sau đó chuẩn bị đồ đạc, di chuyển tới ga Hội An đi chuyến lúc 8h30.
Lên tới ga đầu tiên, xuống tham quan Cầu Vàng, đi bộ dọc cầu để sang đi tàu hỏa leo núi sang phía bên kia tham quan chùa Linh Ứng, hầm rượu, khu vườn hoa. Loanh quanh những địa điểm này chắc cũng phải khoảng 11h00.
Tiếp theo đi tới ga Debay để lên đỉnh núi, vào khu Fantasy Park để chơi các trò chơi trong nhà.
Khoảng 12h30 thì ghé vào các khu vực nhà hàng để ăn trưa và nghỉ ngơi.
Chiều 14h00 tiếp tục khám phá khu làng Pháp, các địa điểm du lịch tâm linh trên đỉnh núi.
15h00 tới ga thác Tóc Tiên xuống lại chân núi, lên ô tô về trung tâm thành phố.
Tìm trên Google:
kinh nghiệm du lịch Bà Nà 2021
du lịch Bà Nà tháng 1
tháng 1 Bà Nà có gì đẹp
review Bà Nà
hướng dẫn đi Bà Nà tự túc
ăn gì ở Bà Nà
phượt Bà Nà bằng xe máy
Bà Nà ở đâu
đường đi tới Bà Nà
chơi gì ở Bà Nà
đi Bà Nà mùa nào đẹp
địa điểm chụp ảnh đẹp Bà Nà
homestay giá rẻ Bà Nà
Kinh Nghiệm Du Lịch Hồ Thác Bà, Yên Bái (Cập Nhật 01/2021)
Kinh nghiệm du lịch Hồ Thác Bà, Yên Bái
Cùng Phượt – Ai đã một lần du lịch Hồ Thác Bà (Yên Bình, Yên Bái) chắc hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp của một hồ nước trong xanh, nên thơ và kỳ vĩ. Không chỉ cung cấp nguồn nước để phát điện lưới quốc gia, hồ Thác Bà còn là khu sinh cảnh thiết yếu bảo đảm không khí trong lành và điểm dừng chân của các tour du lịch tâm linh. Nơi đây được ví như một viên ngọc quý, một “Hạ Long trên núi” của vùng Tây Bắc. Là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, có diện tích rộng khoảng 20.000 ha với trên 1.300 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Cách Hà Nội 140km về phía Tây theo quốc lộ 2, trong lưu vực sông Chảy thuộc địa phận huyện Yên Bình và một phần huyện Lục Yên, Thác Bà là tên gọi hồ nước nhân tạo được khởi công xây dựng từ năm 1962 và hoàn thành năm 1970 với mục đích làm nghẽn dòng sông Chảy tạo ra hồ nước phục vụ cho công trình nhà máy thủy điện Thác Bà.
Trước khi đắp đập làm hồ, trong khu vực hồ Thác Bà hiện nay đã từng tồn tại hai thác nước liên hoàn với dòng nước đổ mạnh và chảy xiết, được người dân địa phương gọi là “thác Ông” – “thác Bà”. Sau này khi hình thành hồ thủy điện, cả hai thác này đều bị vùi sâu trong lòng hồ. Để lưu danh những thác nước nổi tiếng gắn với niềm tin thánh tín của người dân địa phương nay chỉ còn trong ký ức, hồ đã được đặt tên “Thác Bà”. Tên “Thác Ông” cũng được đặt cho một cây cầu gần đó.
Vào thời điểm xây dựng, hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Bà – công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam. Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nguồn nước chủ yếu, hồ Thác Bà còn nhận thêm nguồn nước từ hệ thống ngòi lớn như ngòi Hành, ngòi Cát…, làm tăng lượng phù sa và phong phú các loài sinh vật.
Dòng sông Chảy cùng hệ thống các ngòi lớn đã hào phóng bồi đắp phù sa nuôi dưỡng những bản làng trù phú ven hồ. Quanh khu vực hồ Thác Bà hiện có đến 13 tộc người gồm Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan… sống trên triền núi hoặc ven hồ. Các cư dân vẫn giữ được nét hoang sơ cùng bản sắc văn hóa độc đáo với những tập tục, truyền thống, lễ hội mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Đi du lịch Hồ Thác Bà vào thời gian nào?
Với chiều dài 80km, chiều rộng nơi lớn nhất 30km, hơn 23400 ha diện tích mặt nước nên vùng khí hậu ở Thác Bà rất mát mẻ và dễ chịu, ngay giữa mùa hè nhiệt độ vùng quanh hồ luôn thấp hơn từ 1-2 ºC so với nền nhiệt chung cùng với hơi ẩm từ mặt nước khiến ngay cả trong những ngày oi bức nhất các bạn vẫn cảm thấy dễ chịu.
Tùy thời gian rảnh rỗi mà các bạn có thể du lịch hồ Thác Bà kết hợp với những địa điểm du lịch khách ở Yên Bái, lúc này thời điểm thích hợp để đi hồ Thác Bà phụ thuộc vào các địa điểm bạn dự định đi cùng.
Có thể khám phá hồ Thác Bà vào khoảng thời gian mùa hè, thời điểm này miền Bắc khá nóng nhưng ở những vùng hồ như Thác Bà hay Thung Nai nhiệt độ lại khá dễ chịu, mát mẻ do có sự điều hòa từ hồ nước. Các bạn chú ý chỉ cần tránh đi vào dịp mưa quá nhiều, những thời điểm này thường lượng nước đổ về hồ rất lớn nên đôi khi các tuyến du lịch đường thủy sẽ tạm dừng.
Nếu thích du lịch tâm linh, lễ hội đền Thác Bà diễn ra vào ngày 8-9 tháng Giêng hàng năm.
Hướng dẫn đi tới Hồ Thác Bà
Từ Hà Nội nếu muốn đi tới Hồ Thác Bà các bạn có thể đi theo đường QL32 đi Yên Bái hoặc cao tốc Hà Nội – Lào Cai, thoát ra ở điểm giao cắt Tp Yên Bái. Từ điểm ra này đến hồ Thác Bà chỉ khoảng hơn 30km.
Bảo Ngân Lịch trình: Thác Bà – Mỹ Đình Giờ xuất bến: Thác Bà 7h00 Mỹ Đình 12h00 Điện thoại: 0989 556 856
Homestay là một loại hình du lịch lý tưởng đối với những ai yêu thích khám phá văn hóa tại các vùng đất mới. Khi đi du lịch homestay, thay vì ở khách sạn hoặc nhà nghỉ chúng ta sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phương để có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của chính họ. Một chuyến du lịch ngắn ngày không quá tốn kém về mặt kinh phí, song chúng ta được đến với các bản làng xinh đẹp còn nguyên nét văn hóa dân tộc truyền thống, với những khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng nguyên sinh, những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng…
Khách đến du lịch hồ Thác Bà thường lựa chọn ở homestay trong bản Ngòi Tu thuộc xã Vũ Linh, nằm cạnh ngay bên hồ thủy điện Thác Bà. Ngòi Tu hấp dẫn du khách không những bởi có một vị trí đẹp, một phần đất liền và một nửa còn lại tiếp giáp mặt hồ nước mênh mông mà còn bởi nơi đây là sự hội tụ các giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Dao, Cao Lan, Nùng. Đến với Ngòi Tu ngoài việc được thưởng thức những món ăn dân dã bạn sẽ còn được hòa mình vào phong cảnh hữu tình, say lòng cùng những làn điệu dân ca, những điệu múa: làm chay, xúc tép, rước dâu truyền thống.
Chơi gì khi du lịch Hồ Thác Bà
Nhà máy thủy điện Thác Bà
Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà nằm trên dòng Sông Chảy trên địa bàn huyện Yên Bình, đây là nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc ngay trong thời kỳ chiến tranh.
Nằm bên hồ Thác Bà yên ả, Làng văn hóa Ngòi Tu xã Vũ Linh, huyện Yên Bình đang là một điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước với hình thức du lịch cộng đồng. Ngòi Tu được thiên nhiên ban tặng cảnh quan đặc sắc kết hợp cùng những giá trị văn hóa lâu đời của đồng bào nơi đây đã tạo nên một nét hấp dẫn rất riêng biệt. Với những lợi thế ấy, Ngòi Tu đã và đang được đầu tư phát triển du lịch cộng đồng.
Hồ Thác Bà được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1971 làm nghẽn dòng sông Chảy và tạo ra hồ. Diện tích vùng hồ: 23400 ha, diện tích mặt nước: 19050 ha, dài: 80 km, mực nước dao động từ 46 m đến 58 m, chứa được 3 đến 3,9 tỉ mét khối nước. Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nước chủ yếu, hồ Thác Bà còn có một hệ thống sông ngòi lớn như: ngòi Hành, ngòi Cát,… đổ về, làm tăng lượng phù sa lớn và các loài sinh vật phong phú cho hồ.
Khi chưa có nhà máy Thuỷ điện, đền Thác Bà định vị tại điểm cân bằng phía đông xã Minh Phú huyện Yên Bình, cách thị trấn huyện lỵ cũ 15 km và thành phố Yên Bái 35 km về phía đông nam. Theo yêu cầu xây dựng nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, tháng 4 năm 1963, nhà đền, thiện nam tín nữ và toàn dân xã Minh Phú tự nguyện rước Mẫu sang xã Vĩnh Kiên bên kia sông Chảy cách vị trí đền Thác Bà 5km để lấy chỗ thi công.
Động Xuân Long nằm ẩn trong núi đá. Đi sâu vào trong động du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những tượng đá tự nhiên kỳ lạ.
Tên gọi Đền, Chùa Thác Ông Đồ xuất phát từ tên của nhân vật Ông Đồ, người đã có công dạy chữ nho cho dân bản. Khi làng bị dịch bệnh tả hoành hành, làm chết nhiều người ông đã lập đàn tế trời 3 ngày trên một tảng đá lớn tại thác nước này, cứu giúp người dân tai qua nạn khỏi nhưng ông đã bị một cơn lũ cuốn đi. Để tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân nơi đây lập đền thờ tại thác nước này. Sau đó, một ngôi chùa thờ Phật cũng được dân bản lập lên tại khu thác nước, hình thành nên cụm di tích: Đền, Chùa Thác Ô Đồ (Đền, Chùa Thác Ông Đồ).
Núi Cao Biền nằm bên hồ Thác Bà, thuộc địa phận xã Phúc An. Khách đến du lịch hồ Thác Bà thường rất thích leo núi bởi sẽ được ngắm toàn cảnh hồ, cùng với đó là tìm hiểu thêm về văn hóa và phong tục tập quán của bà con sống quanh hồ.
Ăn gì khi du lịch Hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà với sản lượng thủy sản hàng nghìn tấn mỗi năm, hành trình khám phá hồ Thác Bà các bạn không thể bỏ qua món ngon được chế biến từ các loại cá. Những con cá tươi với đủ các loại cân nặng để lựa chọn được người dân đánh bắt hàng ngày ngay trên lòng hồ qua bàn tay chế biến của người dân bản địa đã tạo thành những hương vị rất riêng cho du lịch hồ Thác Bà.
Cá được tẩm ướp bằng các loại gia vị như dầu điều, mật khoái, gừng riềng sả ớt, tiêu, tỏi rồi được nướng trên than hồng.
Cá được sử dụng để làm gỏi phải là cá từ chính hồ, sau khi làm sạch thì thái mỏng rồi tẩm ướp với các gia vị, trộn thính, các loại rau thơm băm nhỏ.
Nguồn tôm trên hồ rất phong phú, chất lượng thịt thơm, ngon. Hiện tôm trên hồ được khai thác chủ yếu thông qua các thuyền săn tôm với quy mô nhỏ của người dân, lượng tôm thu được sẽ tập trung lại về chợ và chuyển xuống bán ở dưới miền xuôi. Ở các homestay bên lòng hồ Thác Bà, trong bữa ăn các bạn sẽ được thưởng thức món tôm rang rất thơm ngon.
Nem trứng kiến được làm từ nguyên liệu chính là trứng kiến kết hợp với các nguyên liệu làm nem truyền thống tạo nên một nón nem mới độc đáo nhưng vẫn giữ được hương vị riêng vốn có. Trứng kiến béo ngậy bọc trong vỏ nem giòn tan khiến người thưởng thức muốn lưu giữ mãi hương vị này nơi đầu lưỡi. Món này hiện không dễ dàng có thể thưởng thức do lượng trứng kiến trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt.
Xôi ngũ sắc Yên Bái được làm từ các nguyên liệu khá đặc biệt. Ngay từ cách lựa chọn nguyên liệu, người ta cũng phải chú ý thật kỹ càng, phải lựa chọn được loại gạo ngon thì xôi mới dẻo, thơm (gạo Tú Lệ; hạt to). Ngoài ra, để tạo màu cho xôi người ta dùng các loại lá rừng (lá cẩm…) hoặc củ nghệ, quả gấc (cơm tím; cơm đỏ; cơm đen; cơm cam; cơm vàng; cơm trắng). Hầu hết các địa điểm du lịch ở Yên Bái đều có món này để phục vụ du khách, có khác nhau cũng thường chỉ là nguyên liệut để tạo ra các loại màu.
Đây là một món ăn nói chung là khá phổ biến đối với người dân vùng cao, cơm được nấu chín trong các ống tre, nứa bằng phương pháp nướng trên lửa. Tùy vào loại gạo sử dụng và các nguyên liệu trộn vào trong quá trình chuẩn bị mà cơm lam ở mỗi vùng sẽ có những hương vị khác nhau.
Gà được những hộ dân kinh doanh homestay hay trang trại nuôi ngay trên những vùng đất xung quanh hồ. Thường chỉ khi có khách du lịch đặt thì người dân mới chuẩn bị. Thịt gà được nướng bằng cây màng tang, mùi nhựa thơm hăng hắc quyện với gừng, củ sả và mắc khén, mỡ chảy xuống lớp than đỏ rực cháy xèo xèo tạo thành một mùi thơm vô cùng quyến rũ với du khách.
Gà là loại được nuôi thả quanh hồ. Sau khi thịt thì làm sạch, bỏ riêng nội tạng. Sau đó, chặt thịt gà ra nhiều miếng nhỏ đem ướp với măng chua (măng giang, măng bương càng muối lâu càng tốt) cùng với gia vị bóp ướp để từ 20-30 phút cho ngấm hương vị của măng cùng gia vị vào miếng thịt. Sau đó, cho vào nồi vần quanh bếp củi than khoảng 1-2 giờ. Khi thịt gà và măng đã chín nhừ, rắc thêm một chút hạt dổi nướng giã nhỏ.
Nói đến hoa chuối rừng, người ta đã cảm nhận ngay cái thân quen, gần gũi mà mộc mạc, thứ quà của làng quê núi rừng Tây Bắc. Cách làm nộm hoa chuối cũng khá đơn giản nhưng cần sự tỉ mỉ, chu đáo. Hoa chuối chọn lấy bẹ non, thái chỉ nhỏ như sợi miến. Để hoa chuối không bị thâm, sau khi thái ngâm luôn vào chậu nước có pha chút giấm. Những sợi hoa chuối ánh sắc tím ngâm mình trong nước cong tròn. Để món nộm hoa chuối được ngon hơn, người ta thường nộm hoa chuối với thịt tai lợn. Tai lợn sau khi làm sạch, luộc chín, thái miếng nhỏ cỡ ngón tay để nộm cùng hoa chuối. Bước cuối cùng là trộn các loại gia vị.
Cũng như các món nộm khác, nộm hoa chuối cần có thêm vừng lạc. Món nộm ngon phải có vị chua của chanh, chút ngọt của đường, hơi cay của ớt và tất nhiên không thể thiếu kinh giới, húng, mùi tàu. Các loại rau thơm sẽ làm cho món nộm có thêm màu xanh bắt mắt cạnh màu tím của hoa chuối, màu trắng của thịt, loáng thoáng màu đỏ tươi của ớt.
Hương vị đặc trưng của nộm hoa chuối là cái giòn sần sật của hoa chuối với hương nồng của các loại rau thơm, chất cay cay của ớt và vị bùi của lạc rang… Tất cả gắn quyện như một bản nhạc đa âm sắc, thưởng thức một lần lại thòm thèm muốn ăn nữa.
Hồ Thác Bà được nhắc đến là một thắng cảnh đẹp của tỉnh Yên Bái. Đây cũng là nơi có trữ lượng thủy sản lớn đem lại nguồn thu nhập cho tỉnh và người dân quanh vùng hồ Thác Bà. Thác Bà được ví là một vựa tôm tép và món mắm tép hồ Thác Bà cũng từ đó mà nổi tiếng nức vùng.
Với diện tích trải dài từ huyện Yên Bình đến huyện Lục Yên, do vậy các xã nằm bên hồ có lợi thế về đánh bắt thủy sản trong đó có tép. Người dân ở các xã Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Phúc An, Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Cảm Nhân, Tân Hương, Xuân Long, Minh Tiến, Vĩnh Lạc, Tân Lĩnh, Tân Lập, Phan Thanh… đã sớm nhận ra tiềm năng lớn này và họ đã tự chế biến cho mình món mắm tép đầy khoái khẩu với độ đạm cao.
Với món mắm tép này có thể ăn kèm chuối xanh và thịt lợn luộc, khế cùng rau đinh lăng, hoặc có thể đem hấp vào cơm cùng với trứng gà sẽ được một món ăn ngon lành mà là lạ chẳng kém gì đặc sản.
Yên Bình có giống bưởi Đại Minh ngon nổi tiếng. Từ xa xưa, bưởi này từng được gọi là bưởi tiến vua. Do đặc thù của khí hậu, thổ nhưỡng nên Bưởi Đại Minh trồng ở vùng đất này cho chất lượng quả ngon và ngọt nhất so với các vùng đất khác.
Cây bưởi Đại Minh thấp, lá tròn, dày, tán rộng. Quả có hình dẹt, nhẵn bóng, trọng lượng từ 0,6kg – 1,4kg, khi quả chín chuyển sang màu vàng, những quả ở cây bưởi già sẽ nhỏ nhẵn hơn, dễ phân biệt với loại bưởi khác. Bưởi Đại Minh ngon có tiếng, từ lâu đã trở thành đặc sản của vùng quê này và là niềm tự hào của người dân Yên Bái. Khi bổ ra, bưởi có mùi thơm thoang thoảng, múi róc, mọng nước.
Lịch trình du lịch Thác Bà
Ngày 1: Hà Nội – Hồ Thác Bà
Sáng xuất phát từ Hà Nội đi Tp Yên Bái. Khoảng trưa các bạn sẽ tới Tp Yên Bái, nếu muộn thì có thể ăn trưa trên đường trước khi tới Thác Bà.
Tham quan nhà máy thủy điện Thác Bà, di chuyển tới homestay mà các bạn đã đặt phòng trước.
Tối nghỉ ngơi, thưởng thức các đặc sản ở Thác Bà, một số món ăn ngon ở Yên Bái.
Ngày 2: Thác Bà – Hà Nội
Dậy sớm ngắm bình minh, ăn sáng, uống trà hoặc cafe. Sau đó thuê thuyền đi tam quan Hồ Thác Bà, đền Thác Bà, Thác Ông, động Thủy Tiên
Trưa quay lại nhà sàn nghỉ ngơi ăn uống, làm thủ tục trả phòng rồi quay lại Hà Nội
Tối có mặt Hà Nội kết thúc chuyến đi
Hà Nội – Thác Bà – Nghĩa Lộ – Mù Cang Chải
Tiếp tục di chuyển đi thăm thủy điện Thác Bà, thuê thuyền dạo chơi lòng hồ thủy điện. Trưa dừng ăn uống thưởng thức cá nướng Thác Bà, có thể tìm các nhà hàng ven lòng hồ để đặt ăn.
Khám phá Thị xã Nghĩa Lộ, tối nghỉ ngơi và thưởng thức đặc sản Nghĩa Lộ ở trong các bản du lịch cộng đồng.
Ngày 2: Nghĩa Lộ – Tú Lệ – Mù Cang Chải
Sau khi ăn sáng xong từ Nghĩa Lộ đi Mù Cang Chải. Chặng đường khoảng 100km trên đoạn này vô cùng đẹp với những cánh đồng lúa trải dài vàng óng (nếu đi vào mùa lúa chín). Thăm Tú Lệ mua cốm và gạo nếp, lên đèo Khau Phạ – một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc.
Ăn trưa trên đèo ở nhà hàng Khau Phạ, ở đây có thể thưởng thức đặc sản cá hồi, cá tầm nuôi ngay trên đèo. Một trong những trang trại nuôi 2 loại cá này khá lớn của miền Bắc.
Sang bên kia đèo sẽ là Mù Cang Chải, các bạn sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng cánh đồng Cao Phạ, ruộng bậc thang La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình… đây đều là những địa điểm thuộc danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải vô cùng đẹp mắt.
Chiều tối đến Mù Cang Chải (thực ra chặng đường này không xa nhưng kiểu gì cũng dừng lại chơi bời chụp ảnh trên đương nên khả năng chiều tối mới về đến trung tâm thị trấn)
Tối nghỉ ngơi ở thị trấn hoặc đặt homestay ở Mù Cang Chải, thưởng thức các món ăn ngon ở đây.
Ngày 3: Mù Cang Chải – Hà Nội
Ngày cuối dành toàn bộ thời gian để quay ngược về Hà Nội, đi theo đường Nghĩa Lộ quay ngược về QL32 đi Thanh Sơn – Thu Cúc để về Hà Nội.
Tìm trên Google:
kinh nghiệm du lịch Hồ Thác Bà 2021
hồ thác bà tháng 1 có gì đẹp
du lịch thác bà tháng 1
review Hồ Thác Bà
hướng dẫn đi Hồ Thác Bà tự túc
ăn gì ở Hồ Thác Bà
phượt Hồ Thác Bà bằng xe máy
Hồ Thác Bà ở đâu
đường đi tới Hồ Thác Bà
chơi gì ở Hồ Thác Bà
đi Hồ Thác Bà mùa nào đẹp
địa điểm chụp ảnh đẹp Hồ Thác Bà
homestay giá rẻ Hồ Thác Bà
Kinh Nghiệm Du Lịch Đà Bắc, Hòa Bình (Cập Nhật 01/2021)
Kinh nghiệm du lịch Đà Bắc, Hòa Bình
Cùng Phượt – Đà Bắc là một huyện vùng cao của Hòa Bình, nằm cách Hà Nội khoảng 90km. Đây là huyện có nhiều khó khăn nhưng lại sở hữu và hội tụ những điều kiện về lịch sử, văn hóa độc đáo cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ là điều kiện lý tưởng để du lịch Đà Bắc phát triển mạnh. Với 13 xã nằm dọc hồ thủy điện Hòa Bình, địa điểm đã được quy hoạch thành khu du lịch Quốc gia, Đà Bắc là trọng tâm chính để đẩy mạnh du lịch của Hòa Bình trong các năm tiếp theo. Đến với Đà Bắc, các bạn không chỉ được nghỉ ngơi, thư giãn mà còn có cơ hội tìm hiểu thêm về các phong tục văn hóa, đời sống của người dân nơi đây cũng như trải nghiệm các hoạt động thể thao thú vị.
Giới thiệu chung về Đà Bắc
Đà Bắc là một huyện vùng cao của Hòa Bình giáp với Phú Thọ và Sơn La, đây là huyện có diện tích rộng nhất tỉnh nhưng lại có tương đối nhiều khó khăn, tỉnh lộ 433 là con đường duy nhất nối thành phố Hòa Bình và chạy xuyên suốt huyện.
Đà Bắc nằm ở độ cao trung bình 560 m, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển, Đà Bắc có địa hình núi, đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp. Đây là nơi tiếp giáp giữa các vùng Tây Bắc và Đông Bắc nên có sự giao thoa của nhiều luồng văn hoá khác nhau, tạo nên sự đặc sắc, quyến rũ cho mảnh đất này.
Được biết đến là huyện có nguồn tài nguyên phong phú, hấp dẫn, địa hình đồi núi hùng vĩ với hệ thống hang động đẹp, các đảo lớn, nhỏ trên hồ Hòa Bình cùng hệ sinh thái rừng tự nhiên đa dạng, phong phú, nền văn hóa đậm bản sắc các dân tộc Tày, Mường, Dao… đây là những tiềm năng, lợi thế để Đà Bắc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử. Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn huyện phong phú với nhiều điểm đến, bên cạnh đó, tài nguyên du lịch nhân văn với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo như: đền Thác Bờ, di tích lịch sử chiến khu Mường Diềm, di tích lịch sử Tú Lương , đội du kích Toàn Sơn, bia Lê Lợi… Các dân tộc Dao, Tày, Mường trên địa bàn huyện còn lưu giữ rất nhiềunhững nét văn hóa đặc trưng trong nếp sống, sinh hoạt, tất cả những yếu tố này là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng tại Đà Bắc.
Du lịch Đà Bắc vào thời gian nào
Đà Bắc chỉ có độ cao trung bình khoảng hơn 500m, không phải quá cao nhưng do nằm sát khu vực lòng hồ Hòa Bình nên khí hậu vẫn tương đối mát mẻ. Nơi đây rất phù hợp để nghỉ ngơi trong những ngày oi nóng của miền Bắc.
Các bạn có thể đến Đà Bắc để tránh nóng vào khoảng tháng 5-8, tuy vậy cũng cần nhớ rằng đây là mùa mưa của miền Bắc nên cần theo dõi thời tiết thật kỹ. Nếu trời mưa, việc di chuyển tới địa điểm này tương đối khó khăn và cũng khá nguy hiểm do sạt lở.
Từ tháng 9 trở đi là thời tiết hầu như khô, mát mẻ và lạnh dần về cuối năm. Lúc này đến Đà Bắc chỉ nghỉ ngơi ăn uống thôi chứ không phù hợp với các hoạt động như bơi lội hay chèo kayak.
Với phương tiện cá nhân có sẵn, các bạn có thể chủ động trong việc di chuyển tới Đà Bắc. Từ Hà Nội các bạn đi đường đại lộ Thăng Long với ô tô (với xe máy đi đường gom bên cạnh) rồi đi thẳng tới ngã 3 làng văn hóa các dân tộc thì chuyển hướng đi Hòa Bình theo tuyến đường mới, chỉ khoảng 1 tiếng các bạn sẽ có mặt tại thành phố Hòa Bình. Từ đây các bạn rẽ theo tỉnh lộ 433 để đi Đà Bắc, đây là tuyến đường duy nhất để tới huyện này. Nếu các bạn tới xã Hiền Lương quãng đường vào khoảng 30km, nếu tới xã Tiền Phong quãng đường vào khoảng 50km. Tuyến đường này nhiều đoạn đang làm nên tốc độ di chuyển cũng không thể nhanh được.
Từ Hòa Bình đi Đà Bắc bằng phương tiện công cộng, tiện nhất là các bạn sử dụng đường thủy vì có thể tranh thủ tham quan lòng hồ luôn, cảng Bích Hạ nằm ngay trung tâm thành phố (gần đập thủy điện) có rất nhiều thuyền cung cấp các dịch vụ du lịch khám phá lòng hồ. Từ đây các bạn có thể đến được các xã du lịch cộng đồng nổi tiếng ở Đà Bắc như Hiền Lương hay Tiền Phong.
Nếu đi theo nhóm khoảng 4-5 người, các bạn có thể thuê taxi từ trung tâm thành phố tới các địa điểm mong muốn ở Đà Bắc như Hiền Lương hay Tiền Phong. Quãng đường trong khoảng từ 30-50km, tiền taxi chia ra chắc cũng dao động khoảng 100-150k/1 người.
Nằm dọc dòng chảy của sông Đà và hồ thủy điện Hòa Bình nên Đà Bắc chủ yếu phát triển hình thái lưu trú homestay. Các homestay chủ yếu ở các xã Hiền Lương, Tiền Phong và được xây dựng chủ yếu dựa trên những ngôi nhà sàn cũ của người dân địa phương.
Trekking là tổng hợp của niềm đam mê chinh phục thiên nhiên, yêu thích khám phá, thể thao, ưa mạo hiểm và hơn hết là cảm giác tìm lại chính mình. Những chặng đường trekking thường rất hoang dã nhưng cũng nhiều thú vị, bất ngờ. Đây là một hình thức du lịch giúp du khách có cơ hội rèn luyện thân thể, hòa mình vào thiên nhiên và có những cảm nhận mới lạ về cuộc sống, con người nơi bước chân mình đi qua. Các bạn có thể trekking giữa các bản với nhau hoặc hỏi người dân địa phương về những cung đường đẹp để tự trek.
Hoạt động tương đối thú vị nếu các bạn có trẻ nhỏ đi cùng, khu vực quanh xã Hiền Lương có rất nhiều những con suối nhỏ chảy từ trên núi cao xuống dưới hồ, trẻ nhỏ sẽ rất thích khi được trải nghiệm cảm giác lội bộ trong dòng suối mát lạnh.
Nhiều homestay ở Đà Bắc có sẵn xe đạp cho du khách mượn để đi dạo, các tuyến đạp xe thường chạy quanh bản hoặc dọc theo lòng hồ Hòa Bình.
Hầu hết tại các địa điểm du lịch lòng hồ ở Đà Bắc, Thung Nai, bản Ngòi Hoa ở Tân Lạc thì đều có sẵn hoạt động này cho du khách tham gia. Với không gian mát mẻ, nước lặng nên việc chèo kayak trên hồ rất tuyệt, hoạt động này phù hợp với hầu hết các lứa tuổi do không quá mệt.
Một số homestay ở xóm Ké, Hiền Lương có các bể bơi được chủ nhà xây dựng, nguồn nước bể bơi được sử dụng từ nước suối nên lúc nào cũng mát lạnh. Một địa điểm khác mà các bạn có thể bơi chính là lòng hồ thủy điện, tuy vậy khi bơi trên hồ các bạn bắt buộc phải mặc áo phao do địa hình lòng hồ không bằng phẳng, độ nông sâu không đều nhau nên tương đối nguy hiểm.
Hầu hết ở các bản du lịch cộng đồng ở Đà Bắc, người dân đều có sẵn thuyền để phục vụ chở du khách tham quan lòng hồ. Nếu đi theo đoàn đông, các bạn có thể thuê trọn 1 chiếc thuyền để tiện đi đến những điểm mong muốn
Hiền Lương có xóm Ké nằm sát mép hồ Hòa Bình, có 80 hộ người Mường sinh sống. Hầu như phong cảnh còn nguyên sơ, bản sắc văn hóa của người dân địa phương còn được lưu giữ. Đến thăm xóm Ké, du khách vừa được khám phá núi non, rừng già hùng vĩ, lòng hồ mênh mang lại được cùng sinh hoạt, cảm nhận cuộc sống văn hóa, lao động, sản xuất của người dân địa phương.
Xã Cao Sơn có xóm Sưng, nằm ở độ cao khoảng 530 m so với mặt nước biển, phía sau lưng là dải núi Biều hùng vỹ, dưới chân là ruộng bậc thang uống lượn trải dài theo sườn đồi thơ mộng. Xóm Sưng có 73 hộ, trong đó 100% là người dân tộc Dao. Đây là nơi còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Tiền. Ngoài thăm quan, khám phá phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của người dân nơi đây, du khách có thể chiêm ngưỡng cây Trò cổ thụ vài trăm năm tuổi, đi bộ khoảng 30 phút qua rừng già lên khám phá hang Sưng.
Cách trung tâm huyện khoảng hơn 20km, với lợi thế về cảnh quan, khí hậu trong lành vùng ven lòng hồ, các loại hình dịch vụ du lịch ở Vầy Nưa dần phát triển. Trên địa bàn xã Vầy Nưa có đền bà Chúa Thác Bờ, một ngôi đền rất nổi tiếng mà nhiều du khách khi đến du lịch lòng hồ Hòa Bình đều không thể bỏ qua.
Sự độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc Mường được người dân xóm Đá Bia bảo tồn để làm du lịch cộng đồng. Nếp nhà sàn, tiếng chiêng, điệu múa xòe; ẩm thực hay phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống của người Mường tạo nên sức hút đặc biệt đối với khách du lịch. Hiện nay, tại xóm Đá Bia có 5 hộ làm du lịch cộng đồng, nhưng 100% người dân trong xóm đã cùng hỗ trợ các hộ làm du lịch với mong muốn quảng bá sự độc đáo của văn hóa Mường Ao Tá tới du khách.
Người Mường Ao Tá có nhiều truyền thuyết độc đáo chứa đựng sự huyền bí mà không ai có thể giải thích được đó là “Quán tự giác”. “Quán tự giác” được coi là “Siêu thị đầu tiên của người Mường Hòa Bình”. Mọi người buôn bán, mua hàng theo tính tự giác: Tại Quán tự giác có một bảng giá chi tiết cho từng sản phẩm được người bán treo tại quán. Người mua chỉ cần nhìn vào bảng giá rồi tự giác bỏ tiền mua hàng vào giỏ. Các mặt hàng chủ yếu được bà con đem bán là sản phẩm địa phương như trứng gà, thịt trâu khô, rau, củ, quả, một số mặt hàng lưu niệm. Theo các cụ cao niên trong xóm: Nếu ai đến mua hàng không tự giác bỏ tiền vào giỏ mà có ý đồ gian lận không trả tiền sẽ không ra khỏi được xóm Đá Bia. Cứ như thế, theo thời gian, quán tự giác được người Mường Ao Tá giữ gìn để bán sản phẩm. Khách du lịch cũng rất thích thú với hoạt động trải nghiệm đi siêu thị của người Mường.
Với cảnh quan thiên nhiên đậm chất hoang sơ, thơ mộng cùng với không gian sinh hoạt của người Mường, nằm xen giữa 2 điểm du lịch cộng đồng xóm Ké và xóm Đá Bia trên tuyến du lịch hồ Hòa Bình, bản Mó Hém, xã Tiền Phong hiện là bản du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách đến trải nghiệm, khám phá. Đến đây du khách có thể tham gia trải nghiệm các hoạt động như: chèo bè mảng, đánh bắt cá, tôm, câu cá trên hồ, đi xe đạp, đi bộ khám phá xung quanh bản làng…
Còn được gọi là chợ Ênh, họp vào thứ 3 hàng tuần ở xã Tân Minh. Đây được xem là phiên chợ đông vui nhất của Đà Bắc, hội tụ nhiều bản sắc, nơi gặp gỡ, giao thương của đồng bào các dân tộc Tày, Mường, Dao.
Thịt lợn ba chỉ được thái con chì ướp với hạt mắc khén nướng vàng ăn lúc vừa chín tới cũng hấp dẫn vô cùng. Vị ngọt của thịt lợn quện với hương thơm của gia vị tạo nên một món ăn đặc biệt bất cứ ai cũng không thể từ chối.
Trên vùng cao, gà thường được nuôi thả vườn nên lúc nào thịt cũng dai, thơm và ngọt. Gà không to nhưng về độ ngon thì khỏi bàn, tùy vào sở thích mà các bạn có thể đề nghị chủ nhà nướng hay luộc.
Sông Đà hiện nay còn nhiều loại cá như cá măng, cá lăng, cá chiên, cá ngạnh… có thể chế biến thành hàng chục món khác nhau như cá nướng, cá đồ, cá nấu măng chua… Từng con cá tươi bắt từ sông lên được chế biến sạch, ướp muối rồi kẹp bằng những thanh tre già và tươi, nướng trên than hồng. Từng xiên cá nóng hổi được chấm với muối trắng trộn với hạt dổi thêm vài lát ớt sẽ cảm nhận được vị ngọt của cá.
Người dân địa phương sẽ lên rừng lấy các loại rau như cải đồng, tầm bóp, sam, rau má, ngải cứu, lá đu đủ, quả cà dại và hoa chuối về chế biến món rau đồ… Các loại rau được rửa sạch trộn đều với nhau và đồ trong cuốp. Rau đồ có mùi thơm ngọt lạ và màu sắc hấp dẫn với đủ màu như xanh, nâu, trắng của các loại rau, quả.
Gà nuôi thả, có trọng lượng khoảng trên 1 kg được làm sạch, bỏ riêng nội tạng. Sau đó, chặt thịt gà ra nhiều miếng nhỏ đem ướp với măng chua (măng giang, măng bương càng muối lâu càng tốt) cùng với gia vị bóp ướp để từ 20-30 phút cho ngấm hương vị của măng cùng gia vị vào miếng thịt. Sau đó, cho vào nồi vần quanh bếp củi than khoảng 1-2 giờ. Khi thịt gà và măng đã chín nhừ, rắc thêm một chút hạt dổi nướng giã nhỏ
Lịch trình du lịch Đà Bắc
Khoảng 2 tiếng các bạn có mặt ở Đà Bắc, nhận phòng ăn trưa rồi nghỉ ngơi
Sau khi ngủ dậy thì chiều đi bơi (tùy homestay của bạn có bể bơi hay không), không có thì có thể bơi trên hồ.
Nếu có trẻ con có thể cho lội bộ đi chơi suối hoặc chèo thuyền kayak trên lòng hồ.
Tối ăn tối nghỉ ngơi
Ngày 2: Khám phá Đà Bắc
Sáng dậy ăn sáng rồi có thể bơi lội một chút. Đến khoảng trưa di chuyển tới bến thuyền để lên thuyền đi các địa điểm trên lòng hồ Hòa Bình. Tùy vào nơi mà bạn lưu trú mà có thể lựa chọn các địa điểm đi sao cho phù hợp về mặt thời gian.
Trưa ăn trưa trên thuyền
Chiều khởi hành lại về Hà Nội
Khoảng 2 tiếng các bạn có mặt ở Đà Bắc, nhận phòng ăn trưa rồi nghỉ ngơi
Chiều đi bơi, chèo kayak trên hồ hoặc đạp xe đi dạo.
Ngày 2: Đà Bắc – Xuân Sơn
Sáng dậy ăn sáng, có thể tiếp tục làm vòng bơi lội cho khỏe người rồi sau đó dọn đồ đạc, trả phòng để tiếp tục đi Xuân Sơn.
Từ Đà Bắc đi Xuân Sơn, các bạn cứ men theo tỉnh lộ 433 khoảng 80km, đường tỉnh lộ này nhiều đoạn vẫn đang làm nhưng về cơ bản là đi được không quá khó.
Tối đến Xuân Sơn nhận phòng, ăn uống rồi nghỉ ngơi thôi
Ngày 3: Khám phá Xuân Sơn
Sáng ngủ dậy sau khi ăn sáng các bạn chuẩn bị đồ đạc để khám phá một số địa điểm ngay trong VQG như: bản Lấp, bản Cỏi, hang Na, hang Thổ Thần, khám phá rừng nguyên sinh rồi thăm Bảo tàng thiên nhiên Xuân Sơn.
Trưa quay lại homestay của mình để ăn uống (hoặc các bạn có thể ăn trên đường về)
Chiều đi đồi chè Long Cốc, một đồi chè khá đẹp của Phú Thọ rồi từ đây di chuyển lại về Hà Nội kết thúc hành trình.
Tìm trên Google:
kinh nghiệm du lịch Đà Bắc 2021
du lịch Đà Bắc tháng 1
tháng 1 Đà Bắc có gì đẹp
review Đà Bắc
hướng dẫn đi Đà Bắc tự túc
ăn gì ở Đà Bắc
phượt Đà Bắc bằng xe máy
Đà Bắc ở đâu
đường đi tới Đà Bắc
chơi gì ở Đà Bắc
đi Đà Bắc mùa nào đẹp
địa điểm chụp ảnh đẹp Đà Bắc
homestay giá rẻ Đà Bắc
Kinh Nghiệm Du Lịch Móng Cái (Cập Nhật 01/2021)
Kinh nghiệm du lịch Móng Cái
Cùng Phượt – Khi nhắc đến Móng Cái, có lẽ đa phần mọi người đều chỉ nghĩ tới một trong hai địa danh, hoặc là cửa khẩu Móng Cái, hoặc là bãi biển Trà Cổ bởi đây là hai địa danh rất nổi tiếng. Trên thực tế, du lịch Móng Cái hiện đang được phát triển với khá nhiều điểm đến hay ho và hấp dẫn khác mà có thể các bạn đã bỏ qua khi tới thành phố vùng biên này. Trong bài viết này, Cùng Phượt sẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm để nếu có điều kiện đến với Móng Cái, các bạn sẽ được ngắm nhìn, được cảm nhận về thiên nhiên, con người, cuộc sống của mảnh đất nơi địa đầu Tổ Quốc.
Tên gọi Móng Cái bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông “mong gâi” (âm đọc được ghi bằng Việt bính). “Mong gâi” là tên do người Trung Quốc đặt cho nơi này, viết bằng chữ Hán là 芒街. Hai chữ Hán này có âm Hán Việt là “Mang Nhai”. “Nhai” 街 có nghĩa là phố, “mang” 芒 là phiên âm của từ “mường” trong tiếng Tày Nùng, “Mang Nhai” 芒街 dịch sát nghĩa từng chữ là “phố mường”, tức con phố nằm trên đất của một mường của người Tày Nùng.
Đầu thế kỷ 19, là tổng Vạn Ninh, tổng Bát Tràng và một phần tổng Hà Môn thuộc châu Vạn Ninh, phủ Hải Đông, trấn An Quảng. Từ năm 1906, Móng Cái là tỉnh lỵ của tỉnh Hải Ninh cũ. Vào cuối thời Pháp thuộc, Móng Cái là thủ phủ của Xứ Nùng tự trị từ năm 1947 đến 1954.
Ngày 2 tháng 8 năm 1954, Móng Cái hoàn toàn được giải phóng. Ngày 1 tháng 2 năm 1955, thị xã Móng Cái được tái lập và trở thành tỉnh lị của tỉnh Hải Ninh. Nhưng từ ngày 30 tháng 10 năm 1963, sau khi tỉnh Hải Ninh hợp nhất với khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh, thị xã Móng Cái trở thành thị trấn Móng Cái, là huyện lỵ của huyện Hải Ninh.
Tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc tấn công ồ ạt qua biên giới, Móng Cái bị thiệt hại nặng.
Do nằm gần biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Móng Cái hiện nay đã phát triển nhanh chóng thành một đô thị cửa khẩu sầm uất với hơn 150 nghìn dân trên diện tích khoảng hơn 500km2. Đây cũng chính là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Việt Nam, Asean với Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á.
Du lịch Móng Cái vào mùa nào?
Dịp 30-4 hàng năm thường là lễ hội Carnival Hạ Long, các bạn có thể kết hợp đi Móng Cái vào dịp này sau khi ghé qua Hạ Long để tham gia lễ hội.
Lễ hội đình Trà Cổ diễn ra vào ngày 30/5 và 1/6 (âm lịch), bạn nào quan tâm tới du lịch văn hóa có thể đi xem.
Hướng dẫn đi đến Móng Cái
Nếu xuất phát từ Hà Nội, các bạn đi theo đường đi Lạng Sơn rồi rẽ sang QL18 ở Tp Bắc Ninh để đi Phả Lại. Khi đến Hạ Long qua cầu Bãi Cháy rồi tiếp tục đi theo QL18 khoảng gần 200km nữa là đến Móng Cái. Nếu các bạn đi bằng ô tô có thể lựa chọn phương án đi đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và rẽ ra ở nút QL10, đi thẳng đường QL10 này các bạn sẽ sang Tp Uông Bí rồi đi tiếp theo QL18 để đến Móng Cái.
Từ cuối năm 2018, hết đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng các bạn có thể đi theo đường mới Hải Phòng để đến Hạ Long, chặng đường mới này chỉ khoảng 25km.
Xe đi Móng Cái thường xuất phát vào buổi tối ở bến xe Mỹ Đình, khoảng cách Hà Nội – Móng Cái vào khoảng hơn 300km nên thời gian xe chạy thường mất khoảng 1 đêm, đi buổi tối thì sáng sớm bạn sẽ có mặt tại Tp Móng Cái. Hai xe chạy trực tiếp tới Móng Cái là xe Ka Long và xe Đức Phúc, một số hãng xe khác có thể dừng tại Cẩm Phả và trung chuyển khách bằng phương tiện của họ, hơi lằng nhằng nếu các bạn ngại chuyển xe.
Sau khi đi xe khách tới Tp Móng Cái, để di chuyển trong nội đô thành phố và tới các địa điểm du lịch các bạn có thể đi taxi hoặc thuê xe máy tại Móng Cái để sử dụng. Một số cửa hàng cho thuê xe máy tại Móng Cái để các bạn tham khảo
Là một thành phố sát biên và lại có một trong những cửa khẩu Quốc tế rất lớn với Trung Quốc, Móng Cái không thiếu các cơ sở lưu trú để phục vụ nhu cầu của khách du lịch khi tới đây nên các bạn không hề phải lo lắng gì về vấn đề này. Ngay cả đối với khu vực bãi biển Trà Cổ, có khá nhiều khách sạn và nhà nghỉ bình dân với giá trong khoảng từ 200k-500k một đêm, tùy vào ngày bạn đặt. Nếu đi vào dịp cuối tuần hay các dịp nghỉ lễ các bạn nên đặt sớm để tránh hết phòng.
Các địa điểm du lịch ở Móng Cái
Khu du lịch Trà Cổ – Bình Ngọc
Khu du lịch Trà Cổ – Bình Ngọc nằm ở cực Đông Bắc của Tổ Quốc với rất nhiều điểm tham quan độc đáo. Bãi biển Trà Cổ dài 17km (từ mũi Gót đến mũi Ngọc) là một trong các điểm đến đó.
Mũi Sa Vĩ, còn gọi là mũi Gót là mũi đất ở cực đông bắc Việt Nam tọa độ 21°29’33” bắc, 108°4’5″ đông thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Phía bắc là cửa sông Bắc Luân đổ ra biển rộng khoảng 5 km nhìn ra hòn Dậu Gót đối diện đất Trung Quốc.
Ở mũi Sa Vĩ có dựng một đài kỷ niệm trích hai câu thơ của Tố Hữu nói lên dải đất duyên hải dọc chiều dài của Việt Nam từ cực bắc đến cực nam:
“Từ Trà Cổ rừng dương”“Đến Cà Mau rừng đước…”
Nơi đầu sóng ngọc gió, Sa Vĩ hiên ngang như những người lính biển. Trải qua bao thăng trầm, Sa Vĩ vẫn trường tồn cùng dải đất địa đầu Đông Bắc.
Cách trung tâm Trà Cổ khoảng 6km, một trong những nơi đón bình minh rất sớm và là một điểm dừng chân đầy lãng mạn có tên Cồn Mang. Đến đây, ngồi trên những phiến đá, lắng nghe tiếng sóng rì rào cùng tiếng chuông của nhà thờ Trà Cổ đôi khi mang lại một cảm giác yên bình, thanh thản đến kỳ lạ. Đây cũng là địa điểm rất đẹp để các cặp đôi có thể tạo những bộ ảnh đáng nhớ. Bờ biển Cồn Mang cũng rất mịn, các bạn có thể đi xe máy, xe đạp trên bờ biển mà không sợ sụt lún.
Đình thờ 6 vị tiên công người Đồ Sơn (Hải Phòng) và thờ Quận He Nguyễn Hữu Cầu, một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa dưới thời Vua Lê – Chúa Trịnh. Đình được xây dựng dưới thời Hậu Lê (1462). Tuy nằm sát vùng biên với Trung Quốc nhưng đình hoàn toàn mang phong cách kiến trúc Việt Nam, đậm chất văn hóa của dân tộc Việt nên từ lâu đây đã được coi như “Cột mốc văn hóa” nơi địa đầu Tổ Quốc.
Đây là công trình kiến trúc Gotex cổ kính của người Công Giáo làng biển xưa, được xây dựng từ những năm 80. Nhà thờ là nơi để ngư dân theo đạo Thiên Chúa đến làm lễ. Năm 1995 sau một đợt sửa chữa lớn, rất nhiều bức phù điêu đã được khôi phục, trả lại cho nhà thờ dáng vẻ cổ kính xưa. Trong nhà thờ hiện cũng còn lưu giữ một chiếc chuông cổ với tuổi đời hơn 80 năm.
Tháng 3/2017 nhà thờ Trà Cổ đã bị tháo dỡ để xây dựng lại
Trà Cổ khi xưa vốn do ngư dân Đồ Sơn di cư ra lập nghiệp, đến nay phần lớn người dân phường Trà Cổ vẫn sống bằng nghề đánh bắt hải sản gần bờ. Người dân Trà Cổ vẫn giữ đức tính của người dân làng chài, hiền lành và thân thiện.
Làng chài Trà Cổ nằm ôm dọc theo bãi biển, đến đây các bạn có thể tìm hiểu và khám phá nét văn hóa trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Tham gia các hoạt động kéo lưới, câu mực, câu cá… hay bất cứ hoạt động nào mà bạn tò mò muốn tìm hiểu.
Còn có tên là bãi biển Ngọc Sơn, Đá Đen là một bãi cát trắng dài, phẳng mịn nằm nép mình dưới chân núi Ngọc và bên rừng phi lao xanh ngắt bốn mùa. Phía cuối bãi biển là sự hội tụ tự nhiên của những phiến đá có màu đen như những ngón tay của núi Ngọc cố vươn ra ôm trọn lấy bãi biển trong xanh cho riêng mình.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất phường Hòa Lạc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và thông thương sang cửa khẩu Đông Hưng ở thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Cầu Bắc Luân là điểm nối giữa hai thành phố, và là địa điểm được chính phủ hai nước chọn đặt cột mốc đầu tiên để phân định ranh giới quốc gia.
Cửa khẩu Móng Cái cũng là một điểm tham quan yêu thích của du khách khi tới đây. Chỉ cần đăng ký với bên biên phòng là các bạn có thể vào khu vực cửa khẩu để chụp ảnh cùng mốc 1369 cũng như vạch biên giới nằm trên cầu Hữu Nghị Bắc Luân
Thành phố Đông Hưng (Trung Quốc)
Nếu thích các bạn có thể làm thủ tục xuất cảnh để sang tham quan bên Tp Đông Hưng của Trung Quốc. Bên Đông Hưng có dịch vụ xe điện chạy vòng quanh tham quan thành phố với giá từ 10-30 RMB.
Thủ tục xuất cảnh khá đơn giản và mất khoảng 1 tiếng, các bạn cần chuẩn bị sẵn 2 ảnh 4x6cm, CMND hoặc giấy khai sinh (với trẻ em dưới 15 tuổi) để làm sổ thông hành. Nhanh gọn nhất bạn có thể làm qua các công ty du lịch với giá khoảng 200-300k.
Chợ Móng Cái gồm có ba khu được chia thành khu chợ trung tâm, chợ Móng Cái 2 và chợ Móng Cái 3. Ở khu chợ Móng Cái – Trà Cổ chỉ họp từ buổi sáng đến tầm trưa là tan chợ. Các mặt hàng tại chợ khá là phong phú và đa dạng với các mặt hàng được nhập từ Trung Quốc bao gồm quần áo, giày dép, chăn màn, đồ điện tử, đồ chơi trẻ em, bánh kẹo, các loại hoa quả…Ngoài ra, du khách có thể mua các mặt hàng khác của Việt Nam như các loại hải sản tươi sống hoặc đông lạnh, các loại nông sản như chè, cà phê, hồ tiêu…
Cây cầu đá và con sông được bắt nguồn từ Trung Quốc đều có tên Ka Long. Con sông vốn có tên cổ là Gia Long (vua nhà Nguyễn) nhằm khẳng định chủ quyền đất Việt bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy dọc theo biên giới Việt Trung rồi chia làm hai nhánh đổ ra biển. Cầu Ka Long do một nữ kiến trúc sư người Pháp thiết kế, được xây dựng và hình thành năm 1964, cây cầu vắt qua hai bờ sông Ka Long (nhánh sông chảy xuyên qua Tp Móng Cái) và được hoàn thành từ các phiến đá tự nhiên, không dùng xi măng.
Đảo Vĩnh Thực nằm ở phía nam Tp Móng Cái. Nơi này còn khá hoang sơ và chưa có các dịch vụ du lịch hiện đại, chính điều này đã làm nên sự hấp dẫn kỳ lạ đối với hòn đảo này. Vĩnh Thực với những làng chài thanh mình, những người dân miền biển hiền lành và thật thà, những bãi tắm sóng vỗ êm đềm trên những bờ cát mịn sạch tinh mang lại sự quyến rũ đến mê hồn.
Từ cảng Bình Ngọc ra đảo Vĩnh Thực, Vĩnh Trung mất khoảng 10 phút, di chuyển bằng cano với giá vé 70k người lớn và 50k trẻ em. Thời gian cano chạy từ 6h30-10h30 và 12h30-16h30
Hải đăng Vĩnh Thực nằm ở phía Đông Bắc đảo, đây là ngọn đèn hải đăng quốc tế ở vị trí đầu tiên trên biên giới biển của Việt Nam, được xây dựng vào năm 1962 với tháp đèn hình trụ, được thắp sáng bằng năng lượng mặt trời.
Từ trên ngọn hải đăng này, phóng tầm mắt nhìn về phía đất liền thấy mũi Sa Vĩ chính là điểm bắt đầu hình chữ S Việt Nam
Thuộc địa bàn xã Vĩnh Trung, từ trung tâm đảo Vĩnh Thực ra bãi biển khoảng 3km. Bãi biển yên tĩnh và vẫn còn khá hoang sơ với bờ cát trắng mịn, nước biển trong xanh, bao quanh bởi rừng phi lao xanh ngút tầm mắt.
Hợp tác xã Dịch vụ Tổng hợp Vĩnh Thực 0203 3508612
Công ty Vạn Gia – Vĩnh Thực 0203 3508575
Khánh Hài 0203 2472572
Khách sạn nhà nghỉ trên Đảo Vĩnh Thực
Việt Hưng 0984 588 811
Bắc Ngoan 0984 908 738
Hòa Đảo 01234 287 126
Dịch vụ ăn uống trên đảo Vĩnh Thực
Trường Điều 01673 025 300
Xuân Mến 0167 623 8886
Hoàng Thơm 0984 871 688
Được đi vào hoạt động từ cuối tháng 5-2015, phố đi bộ Trần Phú là tuyến phố đi bộ đầu tiên trên địa bàn TP Móng Cái. Cũng là tuyến phố đi bộ đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Cứ vào mỗi buổi tối từ thứ 4 đến Chủ nhật hàng tuần, con phố đi bộ Trần Phú lại tấp nập, đông vui, nhộn nhịp hơn bởi sự có mặt rất đông của người dân và du khách.
Phố Trần Phú hay còn gọi là “phố thương mại” vì bình thường khu phố này tập trung khá đông các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh nhỏ lẻ, cũng như các khu chợ quanh khu vực Cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Trước đây tuyến phố Trần Phú chủ yếu hoạt động mua bán vào ban ngày. Kể từ khi trở thành phố đi bộ, phố Trần Phú hoạt động sôi động hơn.
Đền Xã Tắc trước kia thờ thần Xã Tắc nên được gọi là Đền Xã caqx Tắc Đại vương, một trong những di tích lịch sử lâu đời nhất ở Móng VCVDái. Ngày nay đền phối thờ Phật, Mẫu, Trần Triều. Đền nằm bên ngã ba sông Ka Long. Với vị trí trọng yếu trên mảnh đất biên giới địa đẩu Tổ Quốc, ý nghĩa của ngôi đền vượt ra khỏi phạm vi thờ thần của một làng mà trở thành nơi thờ thần của non sông.
Móng Cái đã được ưu ái một vùng biển đảo tuyệt đẹp nhưng cùng với đó miền đất này còn có một vùng núi non trùng điệp với rừng xanh ngút ngàn, những bản làng người dân tộc thiểu số, những hồ nước giữa xanh thẳm của núi rừng
Hai xã vùng cao của Tp Móng Cái, đến đây các bạn có thể tham quan khám phá các nét văn hóa bản địa của đồng bào các dân tộc nơi đây. Cũng giống như một số xã vùng cao ở nơi khác, đến đây các bạn có cơ hội thưởng thực các món ăn ngon chế biến từ gà đồi, ngan đen, lợn cắp nách…Các điểm ăn uống ở xã Bắc Sơn tập trung ở thôn Lục Phủ, các điểm ăn uống ở Hải Sơn tập trung ở thôn Pò Hèn.
Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn, xã Hải Sơn, Thành phố Móng Cái – Nơi ghi dấu sự hi sinh của các liệt sĩ, đồng loạt quên sinh giữ vững biên cương tổ quốc vào ngày 17/2/1979 khi Trung Quốc đưa quân xâm lược nước ta, địa danh Pò Hèn được biết đến như một bản hùng ca của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới.
Gồm các hồ Tràng Vinh, Quất Đông, Đoan Tĩnh, Kim Tinh, Phình Hồ nằm ở khu vực miền núi phía Tây Bắc của Móng Cái. Các hồ nước trong xanh bao bọc hàng trăm ốc đảo, ven hồ là những cánh rừng thông và rừng nguyên sinh với hệ động thực vật đa dạng. Chính sự kết hợp giữa địa hình, nguồn nước, sinh vật và cả khí hậu mát mẻ trong lành đã tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp nơi đây.
Xung quanh hệ thống hồ này có nhiều thảm có xanh, thích hợp cho các hoạt động cắm trại, picnic.
Móng Cái không có món ăn nào quá đặc trưng cho ẩm thực Móng Cái vì bị pha tạp nhiều nơi. Nét ẩm thực Móng Cái là sự giao thoa giữa ẩm thực vùng Đông Bắc Việt Nam và phong cách Trung Hoa nổi tiếng.
Là một thành phố biển, đương nhiên hải sản là một trong những đặc sản ở Móng Cái mà bất cứ khách du lịch nào đến cũng mong muốn ăn thử. Các bạn có thể tìm một số nhà hàng nổi tiếng trong tp Móng Cái hoặc tốt nhất là hãy đến bãi biển Trà Cổ để thưởng thức các món hải sản này
Cù kỳ thuộc họ cua là đặc sản nổi tiếng Móng Cái mà bất kỳ du khách nào cũng muốn thử một lần. Ngoài bún, bạn có thể lựa chọn bánh đa hoặc miến cù kỳ tùy theo sở thích.
Sá sùng thuộc ngành giun đốt, là loài hải sản có giá trị kinh tế rất cao nhưng quá trình đánh bắt và kỹ thuật chế biến khá phức tạp.
Sá sùng là một trong những loại hải sản quý hiếm từ xưa. Chúng được khai thác để làm cống vật cho vua, quan và chỉ có những người giàu có mới đủ điều kiện sử dụng.
Cá chình sống ở tầng nước sâu dưới đáy biển. Cá chình hấp xì dầu được coi là món ăn hài hòa, kết hợp giữa thiên nhiên và các gia vị đặc trưng của Trung Quốc. Các bạn có thể thưởng thức món này với cơm hoặc bún rất ngon miệng.
Ốc hương được xem là một trong những đặc sản hạng nhất của biển. Ốc quyến rũ người ăn bởi thịt ốc giòn, ngọt, lúc nào cũng tươi ngon và luôn có hương thơm rất tự nhiên. Loại ốc này thường được chế biến đa dạng như: ốc hương rang muối ớt, ốc hương nướng, ốc hương xào me… Mỗi món sẽ mang lại cho thực khách một cảm giác rất thú vị. Đây là những món ăn được khá nhiều người yêu thích.
Gần giống con tôm nhưng bề bề nhiều chân hơn. Trước kia ít người chú ý đến loại bề bề này nhưng nhờ khách du lịch mà nó đã trở thành món hải sản ngon của Việt Nam được ưa chuộng với giá đắt đỏ. Bề bề còn có tên là tôm tít, tôm mũ ni, con vỗ. Loại tôm này dai, chắc thịt và rất ngọt, nướng, hấp, rang muối, rang me đều hấp dẫn.
Một số món ăn vặt ở Móng Cái?
Bánh đúc không phải là món ăn lạ lẫm, dân dã và phổ biến khắp các vùng quê, lên cả thành thị trở thành món ăn vặt hấp dẫn bất cứ ai. Khắp trong Nam ngoài Bắc có tới hàng chục loại bánh đúc với nhiều cách chế biến khác nhau, tùy khẩu vị.
Ở nhiều thôn quê miền Bắc, phổ biến có bánh đúc lạc. Bánh nấu xong khá cứng, có thể cầm được, nhân lạc bùi, ăn nguội chấm với tương, thơm và dẻo. Ở Hải Phòng, sau đó là Hà Nội có món bánh đúc tàu, bánh mềm hơn, ăn cùng tôm khô, hành phi, đu đủ xào. Món này thu hút nhiều người bởi khá lạ miệng, ngon mà rẻ.
Thế nhưng ở Móng Cái lại có riêng một loại bánh đúc kiểu tàu nhưng kết hợp với cách làm của người địa phương được gọi là bánh đúc lai. Cũng bột gạo xay mịn nhưng được khuấy nước mềm hơn để khi chín có thể xắn được. Bánh đổ ra một cái mâm lớn có thành, luôn để trên lò than để bánh lúc nào cũng nóng khi khách tới ăn. Bánh đúc kiểu này phải ăn nóng, nên các quán bánh thường chỉ phục vụ khách ăn tại chỗ.
Một trong những món ăn đêm nổi tiếng mà rất nhiều du khách khi đến thành phố Móng Cái đều nhắc đến đó là các món nướng.
Đồ nướng ở Móng Cái đa dạng về chủng loại như: nướng bò, nướng hải sản, nướng cù kỳ, thịt nướng… Nhưng điều hấp dẫn hơn các món nướng ở nơi khác, đó chính là nướng chấm. Nướng chấm đồ nướng ở đây được chế biến đặc biệt theo công thức của từng quán.
Lịch trình đi phượt Móng Cái
Mua sắm và tắm biển là hai hoạt động chính của thành phố du lịch vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Nếu không qua Cửa khẩu Bắc Luân sang Trung Quốc thì một ngày trọn vẹn ở thành phố này cũng đủ để lữ khách miệt mài khám phá.
7h: Thưởng thức cù kỳ
Thưởng thức một tô bún cù kỳ lạ miệng buổi sáng trên đường Trần Quốc Toản sẽ giúp bạn nạp năng lượng trước khi lên đường. Cù kỳ thuộc họ cua là đặc sản nổi tiếng Móng Cái mà bất kỳ du khách nào cũng muốn thử một lần. Ngoài bún, bạn có thể lựa chọn bánh đa hoặc miến cù kỳ tùy theo sở thích.
8h: Mua sắm ở chợ trung tâm Móng Cái
Chợ ở Móng Cái luôn thu hút đông khách du lịch đến tham quan, mua sắm bởi hàng hóa phong phú và đa dạng. Ở đây có 3 chợ chính và một chợ đêm, trong đó chợ trung tâm Móng Cái nằm trên đường Trần Phú là chợ lớn và tập trung nhiều du khách nhất. Chợ Trung tâm thường sôi động từ 4h đến 5 h và kết thúc vào 13 h, khi các chủ quầy kinh doanh người Trung Quốc quay về bên kia biên giới. Khách du lịch đến đây thường ưa chuộng các mặt hàng quần áo may sẵn, máy móc thiết bị và đồ gia dụng.
10h: Khám phá chợ Móng Cái 2 và 3
Chợ Móng Cái 2 và 3 nằm ở phường Hoà Lạc, cách cửa khẩu Bắc Luân 1 km. Hai chợ này cũng bán các mặt hàng như ở chợ trung tâm, nhưng chợ Móng Cái 3 hay chợ Vinh Cơ còn nổi tiếng với đồ điện tử. Ngoài việc chú ý mặc cả, chất lượng sản phẩm cũng là vấn đề bạn phải quan tâm.
12h: Ăn trưa
Sau khi vào chợ mua sắm hàng hoá, bạn có thể quay ra ăn trưa tại các nhà hàng quanh thành phố. Phần lớn các món ăn đều mang đậm nét Trung Hoa, trong đó vịt quay Bắc Kinh được nhiều du khách yêu thích nhất. Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ lỡ món đậu phụ cay tê và thịt khâu nhục nổi tiếng nơi đây.
13h: Khám phá các di tích ở Trà Cổ
Trà Cổ cách trung tâm thành phố Móng Cái 7 km. Trước khi xuống biển bạn nên dạo một vòng các di tích ở đây. Trước tiên là chùa Vạn Linh Khánh nổi tiếng vùng Đông Bắc với trên 50 pho tượng cổ quý giá. Trong khi đó đình Trà Cổ lại là công trình kiến trúc cổ quy mô và đồ sộ bậc nhất Quảng Ninh. Mặc dù được xây dựng tại vùng biên giới giáp với Trung Quốc nhưng đình lại gây ấn tượng bởi hoàn toàn mang dấu ấn của nền văn hoá Việt.
15h: Tắm biển
Trà Cổ được mệnh danh là “bãi biển trữ tình nhất Việt Nam” với đường bờ biển kéo dài hơn 17 km. Do nằm cách xa thành phố và khu công nghiệp nên khí hậu ở đây rất mát mẻ và không gian yên tĩnh. Bạn có thể thoải mái vui đùa cùng những con sóng trong làn nước biển trong xanh, hay dạo chơi trên nền cát trắng mịn phẳng lỳ.
17h: Mũi Sa Vĩ
Khi nắng chiều nhạt dần là lúc bạn đón ánh hoàng hôn tuyệt diệu trên mũi Sa Vĩ điểm khởi đầu của chữ S Việt Nam. Từ đây có thể nhìn sang được nước bạn Trung Quốc để thoả mãn sự tò mò, đừng quên lưu giữ hình ảnh của mình nơi địa đầu Tổ Quốc.
19h: Ăn hải sản
Ở Trà Cổ có hệ thống nhà hàng dọc bờ biển nên không khó để tìm một nơi ăn tối ưng ý. Bạn có thể thưởng thức nhiều món hải sản tươi ngon hấp dẫn ở đây như cá trình, ốc hương, bề bề, tôm, ghẹ. So với hải sản ở Hạ Long thì Trà Cổ giá rẻ hơn nhiều.
20h: Trở lại chợ đêm
Chợ đêm Móng Cái họp từ 18h đến 22h với các mặt hàng chủ yếu là đồ tạp hoá, lưu niệm, may mặc sẵn, đồ gia dụng và đặc biệt có thêm khu hàng ăn đêm với các món ăn mang phong vị Trung Quốc. Chợ đêm khá đông và giá cũng được đẩy cao lên nhiều lần. Nếu không mua gì thì dạo một vòng chợ để cảm nhận nhịp sống sôi động về đêm cũng vô cùng thú vị.
22h: Ngắm thành phố về đêm
Bạn có thể nhìn ngắm thành phố vùng biên lung linh trong ánh đèn vàng từ trên cầu Ka Long, biểu tượng lịch sử của thành phố Móng Cái và tình hữu nghị Việt Trung. Cầu Ka Long còn là cây cầu duy nhất ở Việt Nam được xây hoàn toàn bằng đá.
23h: Nghỉ ngơi
Thành phố Móng Cái không quá rộng nhưng hệ thống nhà nghỉ và khách sạn khá phong phú theo tiêu chuẩn từ một đến năm sao. Bạn có thể tìm phòng nghỉ qua đêm ở Móng Cái trên đường Trần Phú, đại lộ Hòa Bình, Tuệ Tĩnh, Hùng Vương, Nguyễn Du, Hòa Lạc.
Tìm trên Google:
kinh nghiệm du lịch Móng Cái 2021
du lịch Móng Cái tháng 1
tháng 1 Móng Cái có gì đẹp
review Móng Cái
hướng dẫn đi Móng Cái tự túc
ăn gì ở Móng Cái
phượt Móng Cái bằng xe máy
Móng Cái ở đâu
đường đi tới Móng Cái
chơi gì ở Móng Cái
đi Móng Cái mùa nào đẹp
địa điểm chụp ảnh đẹp Móng Cái
homestay giá rẻ Móng Cái
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Du Lịch Bà Nà, Đà Nẵng (Cập Nhật 01/2021) trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!