Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Du Lịch Lệ Giang, Shangrila (Cập Nhật 01/2023) được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kinh nghiệm du lịch Lệ Giang
Cùng Phượt – Lệ Giang (丽江 Lìjiāng) là một đơn vị hành chính cấp địa khu của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bao gồm cả khu vực thành thị lẫn nông thôn, với tên đầy đủ là Lệ Giang thị tức thành phố trực thuộc tỉnh Lệ Giang (chữ Hán: 丽江市; bính âm: Lìjiāngshì). cổ thành Lệ Giang là một trong 2 cổ thành được bình chọn đẹp nhất vùng đất Trung Quốc. Đây là một thành phố thu hút khách du lịch nhờ cả di sản thiên nhiên lẫn bề dày văn hóa lịch sử lâu đời. Nằm ở độ cao 2.400 mét so với mực nước biển khí hậu Lệ Giang quanh năm mát mẻ nhưng mưa nắng cũng rất thất thường. Tổng hợp những kinh nghiệm du lịch Lệ Giang đầy đủ nhất cho các bạn tham khảo.
Giới thiệu chung về Lệ GiangĐây là một trong 4 thành phố tượng trưng cho 4 mùa của tỉnh Vân Nam lần lượt là Côn Minh (Xuân Thành – 春城), Đại Lý (Hạ Thành – 夏城), Cảnh Hồng (Thu Thành – 秋城) và Lệ Giang (Đông Thành – 冬城).
Đô thị cổ Lệ Giang được xây dựng dọc theo dãy núi và dòng sông. Nhờ kết quả của sự hòa trộn nét văn hóa và sự phát triển của dân tộc Nạp Tây. Kiến trúc những tòa nhà là sự kết hợp chặt chẽ kiến trúc của người Hán, Bai và Tây Tạng. Người Nạp Tây đã rất kỳ công để trang trí nhà cửa và phương tiện đi lại. Bạn sẽ cảm nhận được sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên, hoa và cây cảnh được trồng rất nhiều trên đường phố.
Xung quanh thành phố có rất nhiều kênh đào dòng suối chảy qua khu vực dân cư. Bên bờ là những hàng liễu rủ dọc theo những con kênh đào. Thành phố có hàng cây 350 tuổi và những kiến trúc từ thời Minh. Hệ thống kênh đào chằng chịt này nên người ta gọi thành phố là “Venice” của phương Đông hay “Tô Châu” trên cao nguyên.
Trung tâm của thị trấn cổ là phố Tứ Phương. Từ những con phố chính này sẽ dẫn đến những con phố cũ, ngóc ngách của thành phố. Khắp thành phố được khoác trên mình một màu xám, kết hợp với những kênh đào và cây xanh tạo nên không khí trong lành tràn ngập đường phố.
Vào 3/12/1997, phố cổ Lệ Giang đã được tổ chức UNESCO xếp vào một trong những di sản văn hóa của thế giới. Giờ đây, thành phố ngày càng thu hút khách du lịch với nét văn hóa cổ kính đặc sắc và phong cảnh thiên nhiên trữ tình.
Nên đi du lịch Lệ Giang vào mùa nào?Kinh nghiệm cá nhân thì Lệ Giang mùa nào cũng đẹp, các bạn sắp xếp được thời gian vào thời điểm nào thì cứ đi luôn vào thời điểm đó. Theo thông tin được chính người dân Lệ Giang chia sẻ (bạn có thể tham khảo thôi) thì nên đi Lệ Giang vào:
Khoảng tháng 4-5, thời điểm này vừa có nhiều loại hoa, vừa có tuyết trên núi. Thời điểm này khách nội địa Trung Quốc cũng không đi nhiều nên tương đối vắng vẻ.
Khoảng tháng 10-11 (mùa thu), lúc này các loại cây cối đổi sang màu vàng và đỏ tạo thành một bức tranh nhiều màu rất đẹp.
Ngoài ra, có 2 thời điểm Lệ Giang vẫn đẹp nhưng các bạn cân nhắc không nên đi đó là thời điểm Tết Âm Lịch và dịp quốc khánh Trung Quốc (1-10/10) vì người Trung Quốc cũng khá thích đi du lịch vào dịp này.
Hướng dẫn đi tới Lệ Giang Phương tiện đường khôngCác bạn có thể lựa chọn đường bay từ Quảng Châu hoặc Côn Minh tới Lệ Giang. Đối với Quảng Châu, có thể bay trực tiếp từ Việt Nam (Hà Nội, Sài Gòn) với khá nhiều chuyến bay thẳng của nhiều hãng (trong trường hợp các bạn có dừng chơi ở Quảng Châu). Nếu định bay thẳng Lệ Giang, hãy lựa chọn China Southern Airlines bởi thời gian chờ nối chuyến ở Quảng Châu tương đối ngắn (khoảng 2 tiếng) và giá vé cũng khá hợp lý (từ Hà Nội bay vào ngày thường giá khứ hồi khoảng 5500k ++)
Có nhiều cách để tới Lệ Giang phụ thuộc vào thời gian và ngân sách bạn có. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, thường mọi người sẽ chọn tới Lệ Giang bằng đường bộ. Có 2 cách phổ biến là đi theo đường chặng Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh – Lệ Giang hoặc Hà Nội – Nam Ninh – Côn Minh – Lệ Giang. Chặng đi theo đường Lào Cai các bạn sẽ di chuyển bằng phương tiện ô tô + tàu hỏa, chặng đi theo đường Nam Ninh sẽ di chuyển hoàn toàn bằng tàu hỏa. Đi theo chặng Lào Cai thời gian sẽ nhanh hơn còn đi theo chặng Nam Ninh tổng thời gian di chuyển khá dài (2 ngày 3 đêm) và hoàn toàn bằng tàu hỏa, tuy nhiên sẽ có thêm thời gian khám phá Nam Ninh và Côn Minh nữa.
Đường Hà Nội – Lào Cai – Côn MinhChặng này phương tiện sử dụng sẽ là ô tô + kết hợp tàu hỏa. Đa phần mọi người đi bằng đường bộ sẽ đi theo đường này, phương án này sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với phương án tàu hỏa. Tổng quãng đường từ Hà Nội đến Côn Minh sẽ vào khoảng hơn 700km.
Từ Hà Nội các bạn bắt ô tô hoặc đi tàu hỏa tới Lào Cai, sau khi làm thủ tục xuất nhập cảnh các bạn tới bến xe Hà Khẩu để bắt xe đi Côn Minh. Từ bến xe Hà Khẩu có hai chuyến đi Côn Minh là 10h30 sáng và 17h chiều. Tiền vé khoảng 160 RMB và thời gian đi (đường cao tốc) khoảng từ 5-6 tiếng. Đường cao tốc Hà Khẩu – Côn Minh sẽ đi theo tuyến Hà Khẩu – Mông Tự – Thạch Lâm – Côn Minh.
Đường Hà Nội – Nam Ninh – Côn MinhĐây là chặng di chuyển hoàn toàn bằng tàu hỏa, thời gian sẽ kéo dài lên tới 2 ngày 3 đêm trên tàu. Tuy nhiên, bù lại các bạn sẽ có khá nhiều thời gian để khám phá Nam Ninh và Côn Minh, 2 thành phố lớn là thủ phủ của 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Tổng quãng đường từ Hà Nội (Gia Lâm) tới Côn Minh khoảng 1200km.
Tuyến tàu Hà Nội – Nam Ninh khởi hành từ ga Gia Lâm vào khoảng 9h tối hàng ngày (giờ Hà Nội) và đến Nam Ninh khoảng 9h sáng ngày hôm sau (giờ Trung Quốc). Tàu có khoảng 5 toa với khoảng gần 200 khách, số lượng người đi tàu không nhiều do thủ tục phức tạp hơn so với đi ô tô nên việc mua vé tàu khá dễ. Các bạn mang hộ chiếu có kèm visa tới quầy số 4 trong ga Hà Nội là có thể mua được vé, do là tàu liên vận giữa các nước nên giá vé sẽ được tính theo một đơn vị tiền tệ trung lập (ở đây là fr Thụy Sỹ) và được quy đổi ra tiền của nước bán vé ở thời điểm bán.
Sau khi xuất phát từ ga Gia Lâm, khoảng 1h (giờ Việt Nam) sẽ tới ga Đồng Đăng, Lạng Sơn. Tại đây, toàn bộ khách cần mang theo hành lý xuống làm thủ tục xuất cảnh, do khu vực ga khá bé và chỉ có 1 cửa ra vào nên hơi bất tiện khi phải vòng vào 1 góc để quét hành lý sau đó quay ngược ra xếp hàng vào nơi đóng dấu xuất cảnh, cuối cùng quay ngược ra cửa để kiểm tra lần cuối. Khoảng thời gian ở đây mất khoảng hơn 1 tiếng.
Tàu đi thêm khoảng 30′ nữa sẽ tới ga Bằng Tường của Trung Quốc, tương tự các thủ tục như bên phía Việt Nam nhưng bên phía Trung Quốc sẽ mất thêm khá nhiều thời gian do còn phải qua 1 lượt kiểm tra hành lý bằng tay của phía biên phòng. Kết thúc việc nhập cảnh, các bạn cũng còn phải ngồi đợi trong ga cho đến thời gian tàu chạy là khoảng 4h (giờ Trung Quốc)
Chặng Nam Ninh – Côn MinhTừ Nam Ninhmua tiếp vé tàu đi Côn Minh, chặng này vé tàu giường nằm mềm luôn trong tình trạng hết vé cho dù mua sớm trước mấy ngày. Chặng này đi mất khá nhiều thời gian (khoảng 15 tiếng) nhưng tàu chạy vô cùng êm và thoải mái. Xuất phát từ Nam Ninh lúc 9h tối và tới Côn Minh lúc 12h trưa hôm sau.
Chặng này có vẻ tập trung phục vụ khách du lịch nên tàu rất ngon, các phòng đều được trang trí hẳn hoa tươi nhá. Khu vực vệ sinh trên tàu cũng vô cùng sạch sẽ và thoải mái. Chặng này xuất phát lúc 9h tối từ Côn Minh và tới Lệ Giang lúc 6h sáng.
Hệ thống đường sắt ở Trung Quốc được đầu tư bài bản và vô cùng phát triển, đây gần như là hình thức di chuyển đường bộ được người dân sử dụng nhiều nhất. Tại Trung Quốc, vé tàu được bán trực tiếp tại các nhà ga, cũng có một số trang bán vé online nhưng sau khi đặt xong vẫn phải ra ga đổi vé. Nếu là người dân Trung Quốc, bạn có thể tự mua vé từ các quầy bán vé tự động đặt ở mỗi ga.
Các nhà ga ở Trung Quốc đều to và rộng như (thậm chí còn hơn) một số sân bay ở Việt Nam, với hệ thống kiểm soát an ninh chặt chẽ, các bạn sẽ phải quét hành lý (ít nhất 1 lần, có ga như Côn Minh sẽ là 2 lần), kiểm tra an ninh trước khi lên tàu. Rất nhiều vật dụng bị cấm (trong đó có cả dao, theo quy định là lưỡi 10cm hoặc có khóa lưỡi nhưng tốt nhất các bạn không nên mang theo bất cứ con dao du lịch nào để tránh rắc rối)
Quay lại việc mua vé, bạn có thể mua trước toàn bộ vé của bất cứ chặng nào và từ bất cứ ga nào nếu đã có sẵn phương án di chuyển. Thường ở mỗi ga đều có ít nhất 1 quầy nhân viên có thể sử dụng Tiếng Anh, để chắc chắn hơn các bạn có thể in sẵn các chặng ra một tờ giấy rồi đưa luôn cho nhân viên bán vé để tiết kiệm thời gian.
Check giờ tàu các bạn hãy sử dụng Google Maps, sử dụng tính năng tìm lịch trình giữa 2 điểm (cụ thể là tên 2 ga bạn sẽ đi và đến) rồi sau đó chọn phần Train, các thông tin về giờ tàu chạy cũng như số hiệu chuyến tàu sẽ xuất hiện.
Khách sạn nhà nghỉ ở Lệ GiangỞ Lệ Giang, có rất rất nhiều những nhà nghỉ (Inn) xinh xắn nằm xen kẽ ngay trong cổ thành. Những nhà nghỉ này thường hoạt động theo mô hình phòng tập thể với giường tầng (dorm), mỗi phòng thường chứa được khoảng 6 người với nhà vệ sinh và phòng tắm riêng cho từng phòng. Nếu đi một nhóm 4-6 người các bạn có thể thuê toàn bộ 1 phòng dorm để tiện cho việc sinh hoạt.
Một số khách sạn tốt ở Lệ Giang
Chơi gì khi du lịch Lệ GiangLệ Giang có khá nhiều điểm hấp dẫn để bạn khám phá, thường thì nên dành khoảng 3 ngày ở Lệ Giang, phần thời gian còn lại các bạn có thể kết hợp để đến thăm Đại Lý (trước khi tới Lệ Giang) và Shangrila (từ Lệ Giang còn đi khoảng 170km nữa). Nếu vẫn còn thời gian, hồ Lugu sẽ là một lựa chọn không tồi và đáng nhớ. Các địa danh trong bài này được giới thiệu với tên theo phiên âm Việt, Tiếng Trung và phiên bản Tiếng Anh (của người Trung Quốc) để các bạn tiện theo dõi và xác định vị trí.
Khắp Lệ Giang các bạn có thể nghe được bài hát này, chúng ta có thể gọi vui nó là Lệ Giang ca cũng được. (Tên gốc bài hát là 我的小宝贝 ) Dễ thấy nhất là trong những cửa hàng bán trống, các cô gái xinh đẹp sẽ bật bài này và gõ theo điệu trống, nghe cũng vui tai.
Thành cổ Lệ Giang bắt đầu được xây dựng vào cuối thời nhà Tống đầu thời nhà Nguyên (cuối thế kỷ thứ 3). Thành cổ này nằm trên cao nguyên Quý Châu, có độ cao hơn 2400m so với mặt biển, với diện tích rộng 3,8km2, từ xưa đã là chợ và trấn quan trọng nổi tiếng gần xa. Hiện nay, thành cổ này có hơn 6200 hộ gia đình, hơn 25 nghìn dân. Trong đó, người dân tộc Na-xi chiếm tuyệt đại đa số dân cư ở đây, 30 phần trăm người dân ở đây vẫn làm các nghề thủ công như làm đồ dùng bằng đồng bằng bạc, nghề thuộc da và lông thú, dệt, cất rượu và buôn bán.
Các phố xá trong thành cổ Lệ Giang đều giáp núi gần sông, dải đá màu đỏ, mùa mưa không ̣ lầy lội, mùa khô không bụi bặm, những hoa văn trên mặt đá nền đường trông tự nhiên và thanh nhã, rất hài hòa với môi trường của cả thành cổ này. Phố Tứ phương ở trung tâm thành cổ là phố cổ tiêu biểu của thành cổ Lệ Giang.
Trên hệ thống sông Ngọc Hà trong nội thành, Lệ Giang xây 354 chiếc cầu, khiến mật độ bình quân cứ 1km2 có 93 chiếc. Hình dáng của rầm cầu rất đa dạng, những chiếc cầu nổi tiếng là cầu Tỏa Thúy, cầu Đại Thạch, cầu Nam Môn, cầu Mã Yên, cầu Nhân Thọ, đều được xây dựng vào thời nhà Minh và nhà Thanh (từ thế kỷ 14 đến 19) . Trong đó cầu Đại Thạch cách đường Tứ Phương 100 mét là đặc sắc nhất.
[Tiếng Anh – Yuhe Square] Đây là một trong những cửa chính để vào khu cổ thành Lệ Giang, quảng trường rộng với điểm nhấn là cặp bánh xe nước cổ cùng với giàn chuông bằng gỗ để các bạn có thể treo những chiếc chuông với nhưng thông điệp riêng của bạn lên đó. Ngọc Hà cũng chính là tên con sông trong thành cổ, chảy thẳng tới hồ nước trong công viên Hắc Long Đàm.
Khu vực này cũng có một số cửa hàng đồ ăn nhanh phương tây (KFC, Mcdonald và Pizza Hut) dành cho bạn nào không quen ăn đồ ăn Vân Nam.
[Tiếng Anh: The Big Water Wheel] Thành cổ Lệ Giang trước đây do được làm hoàn toàn bằng gỗ nên người dân luôn phải tích nước trong nhà (đề phòng cháy còn có nước để dập lửa), trong thành lúc đó được xây dựng rất nhiều các bánh xe để dẫn nước về khắp mọi nơi trong thành. Trải qua thời gian, các bánh xe nước này dần bị phá hủy hết cho nên đến năm 1997 chính quyền nơi đây cho dựng lại 2 bánh xe nước này ngay góc quảng trường Ngọc Hà vừa là để làm điểm tham quan du lịch, vừa như một điều gì đó gợi nhắc đến nét văn hóa ngày xưa.
[Tiếng Anh: Sifang Streets Square] Được xây dựng từ đời nhà Thanh, do Thổ ty trong vùng đặt tên (lấy ý từ cụm từ Quyền Trấn Tứ Phương). Đây là trung tâm của thành cổ Lệ Giang, theo một vài cách lý giải khác thì thành cổ Lệ Giang hiện nay được phát triển theo 4 hướng lấy đường này làm trung tâm.
Do Mộc thổ ty xây dựng vào thời Minh, cầu này chỉ cách đường Tứ Phương khoảng hơn 100m và xung quanh có một vài quán cafe với view rất đẹp. Cơ mà giá đồ uống mấy quán này khá chát (40-50 RMB) nên tốt nhất các bạn chỉ nên lượn lờ quanh đây thôi.
[Tiếng Anh: Wangu Pavilion] Nằm trên đỉnh công viên Đồi Sư Tử, đây là nơi có thể nhìn được toàn cảnh Lệ Giang cũng như ngắm núi tuyết Ngọc Long. Vạn Cổ Lầu có 5 tầng và cao 33m, được xây trên dựng trên 16 chiếc cột, mỗi cột cao 22m. Có tổng cộng 4 cặp sư tử đá ở 4 mặt của lầu. Vạn Cổ Lầu được trang trí với hơn 2300 kiểu họa tiết đại diện cho 23 dân tộc sinh sống ở Lệ Giang. Các bức tường xung quanh được chạm khắc hơn 9999 con rồng cùng với 1 con ở trên trần tổng cộng là 10.000 con.
Vé vào Vạn Cổ Lầu là 50 RMB. Lời khuyên cho các bạn là không nên đầu tu 50 RMB vào đây, để tiền đấy ngồi uống cafe nghe nhạc sống ở ngay cổng vào Vạn Cổ Lầu, chỗ này cũng ngắm được toàn cảnh Lệ Giang.
Công viên Đồi Sư Tử (狮子山公园)[Tiếng Anh: Lion Hill Park] Có tên như vậy bởi ngọn đồi có hình dáng giống một con sư tử đang ngủ, Vạn Cổ Lầu là điểm cao nhất cũng nằm trong công viên này. Đồi Sư Tử là hậu sơn của Mộc Phủ (Mộc Phủ dựa lưng vào đây) và giữa 2 nơi này có thể đi bộ qua nhau. Trông công viên Đồi Sư Tử có một ngôi chùa xây năm 1754 thời Càn Long nhà Thanh có tên là Bạch Mã Long Đàm (白马龙潭寺), ngôi chùa này từng bị phá hủy và được xây dựng lại năm 1882. Chùa là nơi xưa kia văn nhân tụ tập để trao đổi, trò chuyện, hiện giờ nơi đây vẫn còn bia khắc 11 bài thơ của các thi sĩ nổi tiếng Lệ Giang thời xưa.
Công viên Hắc Long Đàm (黑龙潭公园)[Tiếng Anh: Black Dragon Pool] Trước kia nơi đây được gọi là miếu Long Vương, xây dựng năm 1737, năm Càn Long thứ 2. Công viên nằm ở phía Bắc của cổ thành, đi bộ khoảng 1km từ quảng trường Ngọc Hà men theo sông bạn sẽ tới được đây, nếu đã mua vé bảo tồn phố cổ bạn sẽ không mất phí khi vào công viên.
Trong công viên có một số công trình kiến trúc từ thời nhà Thanh như: Long Thần Từ (龙神祠), Đắc Nguyệt Lâu (得月楼), Cầu Tỏa Thúy (锁翠桥), Ngọc Hoàng Các (玉皇阁), Ngũ Phong Lâu (五凤楼). Công viên này nổi tiếng nhất là cảnh núi tuyết Ngọc Long đổ bóng xuống hồ.
Phía bắc của công viên là Bảo tàng Văn hóa Đông Ba Lệ Giang được xây dựng năm 1984, đây là nơi nghiên cứu và lưu trữ các hiện vật của văn hóa Đông Ba.
[Tiếng Anh: Shuhe Ancient Town] Cách trung tâm Lệ Giang khoảng 5km, đây là một trong những nơi sinh sống lâu đời nhất của người Nạp Tây và được hình thành do nhu cầu buôn bán trao đổi trên tuyến đường trà mã cổ đạo.
Người Nạp Tây vốn lấy làm nông là công việc chính, kể từ sau khi các mã bang mang trà từ trung nguyên tiến xuống khu vực sinh sống của người Tạng đổi ngựa đi ngang qua vùng nay mới dần hình thành một nơi tụ tập buôn bán, trao đổi, dần dần biến thành chợ rồi sau đó thành trấn. Thúc Hà cổ trấn là bằng chứng sống của sự chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang thương nghiệp của người Nạp Tây
Dòng sông Thanh Long chảy xuyên qua giữa cụm kiến trúc nhà ở tại Thúc Hà này, cầu Thanh Long xây vào thời nhà Nguyên (1368 -1644) bắc qua sông, cầu đá Thanh Long là cây cầu lớn nhất trong địa phận Lệ Giang.
[Tiếng Anh: Baisha Village] Đây là cố đô của người Nạp Tây (Naxi), nơi phát nguyên của họ nhà Mộc. Gia tộc họ Mộc phát triển và tiến tới trở thành thủ lĩnh của người Nạp Tây chính từ nơi đây trước khi chuyển về Đại Nghiên cổ trấn. Bạch Sa từng là trung tâm hành chính, văn hóa và kinh tế của người Nạp Tây.
[Tiếng Anh: Yulong Snow Moutain] Núi tuyết Ngọc Long là một khối núi gần Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc. Đỉnh cao nhất của nó được đặt tên Phiến Tử Đẩu (扇子陡, Shanzidou) cao 5.596 m. Bên kia núi là vực Hổ Khiêu nổi tiếng thách thức các nhà leo núi. Toàn bộ hệ thống núi này có tất cả 13 đỉnh núi cao trên 5000m quanh năm tuyết phủ. 13 ngọn núi này trông giống một con rồng ngọc trên núi nên gọi là “Ngọc Long”. Đây là ngọn núi thứ 71 trong những ngọn núi cao nhất thế giới.
Từ trung tâm của Lệ Giang các bạn có thể thuê xe đi Ngọc Long với giá khứ hồi là 200 – 250RMB tùy khả năng mặc cả, xe này là một dạng mini bus chứa được khoảng 7 người nên nếu đi theo nhóm thì nên thuê xe riêng. Một số thông tin khác là có thể bắt xe bus số 7 nhưng có vẻ như là không có tuyến xe bus này mà chính là những xe minibus của người dân.
(Tiếng Anh: Impression Lijiang) Đây là màn trình diễn hoành tráng với sự tham gia của 500 vũ công và 200 ngựa giữa sân khấu đá dựng ngoài trời ở độ cao hơn 3000m so với mực nước biển, lấy phông nền trực tiếp chính là đỉnh núi tuyết Ngọc Long, tái hiện lại cuộc sống cũng như những nét lịch sử văn hóa độc đáo của người Lệ Giang. Đạo diễn của ‘Impression Lijiang’ là Trương Nghệ Mưu, cha đẻ của rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc.
Ấn tượng Lệ Giang có giá vé vào khoảng 200 RMB, trình diễn 2 lần mỗi ngày. Nội dung toàn bộ bằng tiếng Trung nhưng cũng sẽ có phụ đề Tiếng Anh cho du khách.
Thung lũng Lam Nguyệt (蓝月谷)[Tiếng Anh: Blue Moon Valley] Nằm trong khu thắng cảnh của Ngọc Long Tuyết Sơn ngay dưới chân núi Ngọc Long. Thung lũng có tên là Lam Nguyệt bởi vì ngày nắng nước màu xanh (do trong nước có đồng, không uống được. Trời mưa to thì nước hồ sẽ mất màu xanh, chuyển thành màu trắng do dưới đáy hồ có nhiều cát trắng) và khi nhìn từ trên cao xuống thì toàn bộ thung lũng có hình giống trăng khuyết. Do địa hình từ cao xuống thấp nên dòng chảy được chia làm 4 hồ Ngọc Dịch (玉液”湖), Kính Đàm (镜潭”湖), Lam Nguyệt (蓝月”湖) và Thính Đào (听涛”湖).
Treo chuông gió ở Lệ GiangNgười Lệ Giang có tục lệ treo chuông gió cầu điều ước. Đó là những chiếc chuông đồng nhỏ xíu đính kèm một miếng gỗ. Người ta có thể mua nó trong bất kỳ quầy hàng lưu niệm nào ở phố cổ hoặc tại các điểm du lịch rồi viết điều ước lên miếng gỗ và treo lên, không phải treo ở cửa sổ trong nhà bạn mà treo lại Lệ Giang.
Có rất nhiều điểm để du khách treo chuông gió, quảng trường Ngọc Hà, Thúc Hà cổ thành hoặc trên đỉnh Ngọc Long Tuyết Sơn, người ta dựng một hành lang giàn gỗ, trên đó đã treo sẵn hàng nghìn chiếc chuông của những du khách từng ghé qua nơi đây. Chuông đung đưa trong gió lạnh, đưa đẩy triệu triệu điều ước về tình yêu bất diệt và hạnh ngộ trùng phùng lên tận đỉnh núi vươn chạm trời cao.
Shangrila (香格里拉县 – Xiānggélǐlā Xiàn) là một huyện thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh (迪庆 Díqìng) với tên ban đầu là Trung Điện (中甸县 Zhōngdiàn Xiàn). Shangrila (tiếng Tạng có nghĩa là Nhật Nguyệt ở trong lòng) vốn là một địa điểm xuất hiện trong một tiểu thuyết do James Hilton viết năm 1933 có tên Chân trời quên lãng (Lost Horizon). Năm 1996 người ta bắt đầu tiến hành tìm kiếm nơi này và cho đến năm 1997 chính quyền tỉnh Vân Nam chính thức tuyên bố đã tìm được Shangrila nằm ở châu tự trị Địch Khánh. Đến năm 2001, do lượng khách du lịch tìm đến với địa điểm này càng ngày càng nhiều, chính quyền nơi đây quyết định đổi tên huyện thành Shangrila và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo tồn thiên nhiên để biến nơi đây thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Vân Nam.
Bến xe khách tại Shangrila là nơi bạn có thể mua vé của tất cả các chặng đi từ Côn Minh, Lệ Giang, công viên Potatso, núi Thạch Ca… Từ khu cổ trấn của Shangrila đi taxi ra đây mất khoảng 10 RMB.
Đi từ Lệ Giang đến Shangrila[Tiếng Anh: Tiger Leaping Gorge] Hổ Khiêu Hiệp (Hẻm núi Hổ Nhảy) là một hẻm núi mà đoạn sông Dương Tử chảy qua; tại đó tên gọi địa phương của con sông này là Kim Sa giang (金沙江; Jīnshā Jiāng) – nằm cách Lệ Giang 90 km về phía Bắc trên đường đi Shangrila.
Với chiều dài 15 km, hẻm núi này nằm trong khu vực mà con sông chảy qua các khối núi như Ngọc Long Tuyết Sơn ở phía đông và Cáp Ba Tuyết Sơn (哈巴雪山; Hābā Xǔeshān) cao 5.396 m ở phía tây qua một loạt các thác ghềnh dưới các vách đá dốc đứng cao 2.000 m. Tương truyền rằng để trốn khỏi một tay thợ săn, một con hổ đã nhảy qua con sông tại điểm hẹp nhất (rộng 25 m), do đó người ta gọi đây là hẻm núi Hổ Nhảy.
Thường thì nếu không có thời gian trên đường đi Shangrila các bạn có thể dừng ở đây vào vào chụp ảnh nơi này, nếu sắp xếp được đây sẽ là một cung đường trekking khá tuyệt vời (khoảng 8km cả chặng), trên núi có nhiều nhà nghỉ có thể nghỉ lại qua đêm.
[Tiếng Anh: Shangri-La Old Town hoặc Dukezong Ancient Town] Có tên gọi là Cổ Thành Ánh Trăng, đây là một trấn có tuổi đời và lịch sử hơn 1300 năm, là một trong những nơi tập trung sinh sống của người Tạng từ lâu đời được bảo tồn tốt nhất ở Trung Quốc. Thị trấn này cũng là mắt xích quan trọng trên tuyến đường Trà Mã cổ đạo. Châu tự trị Địch Khánh nằm ở vùng tiếp giáp giữa 3 tỉnh là Vân Nam, Tứ Xuyên và Khu tự trị Tây Tạng nên có nền văn hóa khá đa dạng với người Tạng chiếm 80%. Đáng tiếc là trấn cổ đã bị phá hủy nghiêm trọng bởi một vụ hỏa hoạn diễn ra trong suốt hơn 10 tiếng đồng hồ năm 2014, phần lớn các ngôi nhà cổ và rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật bị thiêu rụi.
Quảng trường trung tâm của cổ trấn là quảng trường Ánh Trăng, phía Bắc của quảng trường là công viên Quy Sơn (龟山公园 – Guishan Park), trong công viên có Đại Phật Tự được xây vào thời Khang Hy, nơi đây cũng có chuyển pháp luân lớn nhất thế giới.
[Tiếng Anh: Shika Snow Mountain] Đây là một ngọn núi nằm ở phía Nam của Shangrila, cách trung tâm thị trấn khoảng 8km. Đối với người Tạng ở đây, Thạch Ca được coi là một ngọn núi linh thiêng. Bạn có thể tới đây để xem núi tuyết trên đỉnh núi có độ cao 4450m, tất nhiên là bằng cáp treo. Ngoài ra, trong quần thể núi Thạch Ca còn có rừng nguyên sinh, hồ nước, các thảo nguyên để bạn có thể vừa dạo bước ngắm cảnh, vừa tham quan lối sống chăn nuôi du mục của người Tạng.
Toàn bộ Thạch Ca có diện tích khoảng 65km2, sự chênh lệch lớn về độ cao cũng như diện tích rộng lớn mang lại cho Thạch Ca hệ động thực vật đa dạng và phong phú
Từ bến xe trung tâm Shangrila, các bạn có thể bắt xe buýt số 9 và đi tới bến cuối cùng. Xe buýt chạy liên tục từ 7h30 đến 17h00 và có giá vé là 3 RMB. Nếu đi nhóm khoảng 2-4 người, các bạn có thể thuê taxi với giá 30 RMB. Giá vé vào cửa của Thạch Ca là 270 RMB bao gồm cả cáp treo khứ hồi.
[Tiếng Anh: Baishui River hoặc White Water Terrace] Cách Shangrila khoảng 100km, dây là nơi khởi nguồn của văn hóa Đông Ba (chính là văn hóa của người Nạp Tây). Bạch Thủy Đài từ xa nhìn như những thửa ruộng bậc thang màu trắng, nguyên nhân là do trong nước suối ở đây có Calcium Bicarbonate, khi nước bốc hơi chỉ còn lại chất này.
Bạn có thể mua vé xe đi Bạch Thủy Đài từ bến xe trung tâm của Shangrila với giá 30 RMB, thời gian đi khoảng 3 tiếng. Xe xuất bến lúc 9h00, tới Bạch Thủy Đài lúc 12h00 và từ đây trở lại Shangrila lúc 14h00. Khoảng thời gian 2 tiếng là đủ để các bạn tham quan nơi đây.
Công viên Potatso (普达措国家公园)[Tiếng Anh: Pudacuo National Park] Gọi là công viên cho dễ hình dung chứ thực ra Potatso là một khu bảo tồn thiên nhiên vô cùng rộng lớn và chỉ với 3% diện tích mở cho khách du lịch tham quan cũng đã đủ khiến bạn mệt lừ. Đây cũng là một điểm có vé đắt nhất trong hành trình Lệ Giang với giá vào cửa bao gồm xe buýt là 258 RMB. Qua cửa soát vé, bạn sẽ lên xe buýt đợi sẵn ở cửa để đưa vào sâu trong khu bảo tồn, với mỗi xe đều có 1 hướng dẫn viên đi kèm theo xe để giới thiệu (mỗi tội không có Tiếng Anh nên nếu không biết chút tiếng Trung nào thì chắc chỉ có ngồi ngắm cảnh).
Sau khoảng 20 phút thì xe buýt sẽ đưa bạn tới chặng đầu tiên là hồ Thuộc Đô (属都湖 – Shudu Lake), ở đây bạn có thể lựa chọn phương án xuống đi bộ ven theo con đường gỗ bên hồ hoặc ngồi tiếp tục trên xe buýt để được đưa tới cuối chặng này, các bạn chú ý là nếu đã xuống đi bộ thì sẽ phải đi hết chặng (gần 4km) mới tới được điểm xe buýt tiếp theo.
Hồ Shudu rộng 120 ha, nằm ở độ cao hơn 3300m trên mực nước biển, cách cổng chính của công viên Potatso khoảng 13 km. Cái tên Shudu có nghĩa là hồ nước nằm bên cạnh quả đồi. Trong tiếng Tạng, “Shu” có nghĩa là “bơ” và “du” nghĩa là “đá”, Shudu dịch nghĩa ra là nơi “bơ cứng như đá”.
Chặng tiếp theo xe buýt sẽ đưa bạn tới khu đồng cỏ Di Lí Đường (弥里塘 – Militang) trong tiếng Tạng có nghĩa là Mắt Phật, đoạn này thì tất cả các xe buýt đều chỉ dừng khoảng 15′ cho khách chụp ảnh hoặc vệ sinh cá nhân rồi lại tiếp tục đến điểm cuối cùng là hồ Bích Tháp
Chặng cuối cùng, xe buýt sẽ đưa bạn tới hồ Bích Tháp (碧塔海 – Bita Lake). Chặng này dài nhất và cũng thuộc dạng đẹp nhất trong khu công viên, quãng đường đi bộ khoảng hơn 6km trên một con đường gỗ chạy dọc ven hồ, dưới các tán cây ngay trong rừng. Nếu không đủ sức khỏe, các bạn có thể đi thuyền (với giá 50 RMB) để giảm bớt khoảng 3/4 quãng đường.
Tu viện Songzanlin (松赞林寺)[Tiếng Anh: Ganden Sumtseling Monastery] Đây là ngôi đền lớn của phật giáo dòng mật tông Tây Tạng nằm trên một ngọn đồi cao, thuộc dòng tu của các Lạt Ma. Tu viện Songzanlin được xây dựng năm 1679 thời nhà Thanh (Khang Hy) theo nguyên mẫu thu nhỏ của cung điện Potala – Lhasa Tây Tạng, ngự ở độ cao 3200m. Tu viện Songzanlin nổi bật với những mái nhọn dát vàng rực rỡ. Đây là tu viện Phật Giáo Tây Tạng lớn nhất ở Vân Nam, nơi tập trung những nét văn hóa tiêu biểu của người Tạng.
Đây là một trong 13 tu viện lớn nhất trong dòng Mũ vàng (Gelugpa). Trong một tòa điện còn có bức tượng vị tổ sư khai sáng tu viện này cao 16m. Vào thời điểm cực thịnh, tu viện đón nhận tới hơn 1400 sư và 9 Tulkous (những người đã đạt tới cảnh giới của Đạo Phật). Gần 800 nhà sư tu trọn đời ở đây trong một ngôi làng nằm cheo leo ngay bên cạnh tu viện.
Năm 1959, trong cuộc xâm chiếm Tây Tạng của mình, quân đội Trung Quốc đã ném bom tu viện này tuy nhiên đến năm 1981 tu viện đã được khôi phục gần như nguyên vẹn.
Trong phố cổ ở Shangrila có cái món sữa chua (thường thấy bán ở mấy hàng hoa quả) này các bạn cũng có thể thử, giống sữa chua tự làm kiểu Việt Nam nhưng rất rất chua, khi ăn phải trộn thêm đường mới ăn được.
Khách sạn nhà nghỉ tại ShangrilaHồ Lugu (泸沽湖 – Lugu Lake) cách Lệ Giang khoảng hơn 200km nằm trên cao nguyên Minh Châu, ở vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Vì cách khá xa Lệ Giang và nằm ở một hướng khác so với vùng đất Shangrila nên nếu muốn đi cả 2 nơi này bạn cần dành ít nhất 4-5 ngày, nếu không có đủ thời gian bạn buộc phải lựa chọn 1 trong 2 địa điểm này.
Hồ Lugu là một trong những hồ nước đẹp nhất miền Tây Nam Trung Quốc với những đỉnh núi quanh năm chìm đắm trong mây ngàn, bao quanh hồ là những cánh rừng bạt ngàn với hệ sinh thái phong phú. Quanh hồ có khoảng 15000 người Mouso sinh sống, nữ giới chiếm khoàng 2/3 dân số.
Đây là nơi duy nhất ở Trung Quốc (và chắc cũng là một trong những nơi hiếm hoi trên thế giới) duy trì phong tục Mẫu hệ, người phụ nữ trong gia đình là người quyết định tất cả các vấn đề trọng đại, sở hữu đất đai cũng như có toàn quyền trong việc nuôi dạy con trẻ.
Phụ nữ Mouso có quyền ngủ với nhiều người đàn ông và thay đổi người tình cho đến khi nào họ cảm thấy chán, người Mosuo không có tục cưới gả mà vẫn duy trì phong tục “tẩu hôn”, tức là người nam đêm đêm sẽ cưỡi ngựa sang nhà cô gái ưng ý, họ ở bên nhau suốt đêm nhưng người con trai sẽ phải trở về nhà trước khi trời sáng. Nếu cô gái có thai, mối quan hệ sẽ được nâng thêm mức gắn bó bằng việc chàng trai được phép đến thăm con nhưng không được phép đưa về nhà mình. Cùng với mẹ, đứa bé sẽ sống ở nhà gái suốt đời mà không làm dâu hay rể cho bất cứ nhà nào. Không có người đàn ông nào được phép trở thành cha của đứa bé, những người chú bên nhà mẹ sẽ thay thế người cha dạy dỗ đứa trẻ. Đây có lẽ cũng là lý do mà khách du lịch được căn dặn không được ôm bất cứ đứa trẻ nào cũng như không được hỏi về cha của 1 đứa trẻ.
Bánh quẩy và sữa đậu nànhĐây là một món ăn sáng khá dễ thấy ở Lệ Giang, hầu như hàng quán bán đồ ăn nào vào buổi sáng cũng có. Quẩy ở đây dài và mang vị hơi ngậy do nhiều dầu mỡ, sữa đậu nành thơm và ngon, có thể pha thêm chút đường để có vị ngọt.
Món ăn sáng phổ biến thứ nhì trong những ngày ở Lệ Giang, trứng được luộc cùng với nước trà, khi ăn có vị hơi mặn cũng như có hương thơm của trà.
Một loại bánh làm bằng bột mỳ có nhân và được làm chín bằng cách hấp. Nhân bánh bao được làm bằng thịt và/hoặc rau. Bánh bao thường được dùng bất cứ bữa ăn nào trong ngày và thường được người Trung Quốc dùng làm món ăn bữa sáng. Ở Lệ Giang (có lẽ cả ở các vùng khác nữa) bánh bao thường được làm ngay tại chỗ và đặt trong các khay nhỏ.
Bún qua cầu (过桥米线 – Guo Qiao Mi Xian)Bún qua cầu là một món ăn đặc sản mang đậm nét văn hóa của tỉnh Vân Nam. Đây là món ăn đặc trưng của người Hán ở vùng Điền Nam (Điền là tên gọi của Vân Nam) thuộc về khu vực ẩm thực Điền hệ (một trong các vùng ẩm thực nổi tiếng của Trung Quốc). Món bún qua cầu có lịch sử hơn 100 năm, bắt nguồn từ huyện Mông Tự tỉnh Vân Nam.
Tương truyền là có cô gái kia lấy một anh thư sinh, anh này chăm chỉ học hành, ngày ngày cô mang thức ăn đến cho chồng thì đều nguội hết cả rồi, vì chồng học trên một hòn đảo phải đi khá xa, cô này về mới suy nghĩ, nghĩ ra món bún qua cầu, bún trụng sẵn ở nhà, nấu canh gà suông thật nóng, đổ lên một lớp mỡ, đồ ăn kèm để riêng, đến nơi mới đổ vào, thế là vừa nóng vừa ngon.
Món này thường bao gồm 1 tô nước dùng rất nóng (thường là cái loại bát bằng gốm giữ nhiệt) và rất nhiều các loại nguyên liệu ăn kèm bên ngoài như: thịt, trứng, rau, bún, cá hồi… Sau khi quán mang ra các bạn lần lượt đổ các nguyên liệu tươi sống vào trước rồi sau đó mới cho bún, đợi 1 lúc cho tất cả mọi thứ chín rồi trộn đều lên ăn. Món này ngon và là một trong những món khá dễ ăn ở Lệ Giang.
Sườn được ướp muối sau đó hong khô rồi treo trên tường, do ướp muối nên có thể bảo quản rất lâu. Cái sườn hong khô này giống kiểu thịt gác bếp ở Việt Nam ấy. Lẩu ăn kèm với các loại rau và nấm, trong đó có Thủy Tính Tương Hoa một loại rau chỉ mọc trong hồ Lô Cô.
Bò Yak là loài bò Tây Tạng đặc trưng sống khu vực miền núi Himalaya ở miền nam Trung Á, bao gồm cao nguyên Thanh – Tạng và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ . Loài bò này có thể sống tới 20 năm , to lớn , con đực có thể cao tới 2m và con cái cao tới 1,6m và có bộ lông dày để chống rét
Vì loài bò Tây Tạng hiếm , chỉ sống trên vùng núi cao nên thịt rất sạch, mềm, thơm ngon, có vị đặc trưng riêng mà không ở nơi đâu có được. Thịt bò Yak , được bán phổ biến ở Lệ Giang và Shangrila và có thể được chế biến theo nhiều cách : ninh, làm khô, ướp gia vị rồi nhúng lẩu ăn.
Bánh này là món ăn của người Nạp Tây được làm từ bột mì đặc sản của Lệ Giang, nhân bánh có thể cho đường mật ong hoặc xúc xích.
[Tiếng Anh: Flower Cake] Đây là một loại bánh truyền thống của Vân Nam, bánh được làm từ bột mỳ và cánh hoa hồng.
Lịch sử ghi lại, bánh hoa được một đầu bếp làm ra từ hơn 300 năm trước (thời nhà Thanh). Loại bánh này khi ăn có vị ngọt nhưng lại không ngấy và do chỉ sử dụng cánh hoa hồng để làm nhân nên khá quý. Sau này, khi dần trở nên phổ biến, bánh hoa được sử dụng để làm cống vật và trở thành một trong những món ăn phổ biến của vua.
Ở Lệ Giang, bánh hoa được đóng thành hộp 10 chiếc, giá bình quân từ 20-30 RMB cho một hộp. Chất lượng bánh không phải hàng nào cũng giống nhau nên các bạn cần thử trước. Hộp bánh được làm khá đẹp, phù hợp cho việc làm quà tặng.
Lịch trình đi du lịch Lệ GiangNgày 0: 9h30 tối lên tàu Hà Nội – Nam NinhNgày 1: Khoảng 9h sáng tới Nam Ninh, mua vé tàu đi Côn Minh. Sớm nhất buổi sáng có chuyến tàu lúc 10h. Khoảng 22h tới Côn Minh. Tiếp tục lên tàu đi Lệ Giang lúc 23hNgày 2: 9h sáng tới Lệ Giang. Về khách sạn cất đồ (nếu chưa được nhận phòng thì gửi đồ tại đó rồi đi khám phá cổ trấn). – Tham quan cổ trấn, trưa có thể quay về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi ăn trưa hoặc đi xuyên luôn qua trưa – Chiều đi tham quan Mộc Phủ, lên Vạn Cổ Lầu ngắm toàn cảnh Lệ Giang – Tối có thể ra lại khu phố cổ để vui chơi, bar và các quán cafe buổi tối ở đây đều có nhạc sống và rất sôi độngNgày 3: Tiếp tục ở Lệ Giang chơi loanh quanh, khám phá Thúc Hà, Bạch Sa…Ngày 4: Thuê xe đi Ngọc Long Tuyết Sơn, chỗ này đi gần như cũng mất đứt 1 ngày rồi.Ngày 5: Bắt xe bus đi Shangrila, thời gian đi khoảng 4 tiếng. Xe chạy liên tục, nếu đi sớm 1 chút thì khoảng đầu giờ chiều bạn ở Shangrila rồi – Sau khi nhận phòng khách sạn thì có thể loanh quanh đi chơi trong khu phố cổ, lên thăm cái chùa có cái chuyển luân hồi to nhất thế giới.Ngày 6: Thuê xe đi tu viện Songzalin và Công viên Potaso. Xuất phát sớm từ lúc khoảng 8h, các bạn chơi ở tu viện khoảng 2 tiếng rồi đi Potaso, chỗ này rộng nên đi hết cũng phải tầm chiều tối mới quay lại được về khách sạnNgày 7: Nếu có thời gian thì đi Thạch Ca Tuyết Sơn và Baishuitai, không có thì bỏ qua ngày này để trở vềNgày 8: Bắt xe bus từ Shangrila về thẳng Côn Minh, có xe chạy đường cao tốc nên thời gian sẽ nhanh hơn là quay ngược về Lệ Giang rồi đi tàu.Ngày 9: Từ Côn Minh lúc này có 2 phương án để về, tiếp tục quay lại chặng Nam Ninh – Hà Nội hoặc bắt xe từ Côn Minh về Hà Khẩu sau đó về Hà Nội theo đường Lào Cai.
Chi phí đi du lịch Lệ GiangThông tin đang cập nhật
Một số lưu ý khi đi Lệ Giang, ShangrilaNếu chỉ đi 1 chuyến các bạn chỉ cần làm loại visa 3 tháng 1 lần (được sử dụng để vào Trung Quốc 1 lần, tối đa 15 ngày trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp) có giá 60$. Nếu tự làm, các bạn có thể vào website của Đại sứ quán Trung Quốc để tải mẫu đơn về và tự khai rồi sau đó đi nộp, nếu muốn tiết kiệm thời gian các bạn có thể đi qua mấy công ty du lịch chuyên nhận làm visa với chi phí trong khoảng từ 65-70$.
Truy cập internet ở Trung QuốcMạng lưới kiểm duyệt internet ở Trung Quốc vốn nổi tiếng và chặn hầu hết các dịch vụ mà các bạn vốn quen dùng ở Việt Nam như Google và Facebook. Để truy cập được vào các dịch vụ này, cách duy nhất là sử dụng VPN. Có khá nhiều dịch vụ VPN nổi tiếng nhưng ở thời điểm 8/2023 đều không thể sử dụng được, dịch vụ duy nhất mình kiểm tra và sử dụng rất tốt là FlyVPN, các bạn có thể đăng ký dùng thử (14 ngày) nếu cần sử dụng trong thời gian ở Trung Quốc.
Một mẹo nhỏ khác kể cả khi không có VPN, nếu bạn muốn tìm kiếm thông tin hãy sử dụng website Cốc Cốc, website này có những thuật toán tương tự Google nên tìm kiếm thông tin bằng tiếng Việt sẽ dễ hơn (tìm trên Baidu thì chỉ có duy nhất sử dụng tiếng Trung thôi).
Mang theo quần áo ấm, ưu tiên các loại áo phao siêu nhẹ vì gấp lại gọn gàng để mang theo. Nếu đi vào mùa đông thì số lượng quần áo ấm mang theo cần nhiều hơn vì Lệ Giang nằm ở độ cao khoảng hơn 2000m và Shangrila thì khoảng hơn 3000m.
Nên mang theo ô vì thời tiết ở Lệ Giang và Shangrila cũng thay đổi nhanh như con gái, đang nắng chuyển qua mưa liền.
Chuẩn bị một đôi giầy đi bộ loại ngon và êm ái vì sẽ cần di chuyển trên đôi chân khá nhiều.
Đồ ăn Trung Quốc nhiều dầu mỡ và khá cay, bên đó (Lệ Giang) chỉ thấy dùng ớt bột nên khuyên các bạn mang theo chai tương ớt, nâng tầm món ăn lên một bậc.
Tìm trên Google
kinh nghiệm du lịch lệ giang
du lịch lệ giang 2023
tháng 1 lệ giang có gì đẹp
review lệ giang tự túc
khách sạn rẻ ở lệ giang
du lịch lệ giang tự túc
du lịch lệ giang giá rẻ
chi phí đi lệ giang
chơi gì ở lệ giang
kinh nghiệm du lịch Shangrila
đi đến Lệ Giang bằng phương tiện gì
Kinh Nghiệm Du Lịch Lệ Giang, Shangrila (Cập Nhật 11/2023)
Kinh nghiệm du lịch Lệ Giang
Cùng Phượt – Lệ Giang (丽江 Lìjiāng) là một đơn vị hành chính cấp địa khu của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bao gồm cả khu vực thành thị lẫn nông thôn, với tên đầy đủ là Lệ Giang thị tức thành phố trực thuộc tỉnh Lệ Giang (chữ Hán: 丽江市; bính âm: Lìjiāngshì). cổ thành Lệ Giang là một trong 2 cổ thành được bình chọn đẹp nhất vùng đất Trung Quốc. Đây là một thành phố thu hút khách du lịch nhờ cả di sản thiên nhiên lẫn bề dày văn hóa lịch sử lâu đời. Nằm ở độ cao 2.400 mét so với mực nước biển khí hậu Lệ Giang quanh năm mát mẻ nhưng mưa nắng cũng rất thất thường. Tổng hợp những kinh nghiệm du lịch Lệ Giang đầy đủ nhất cho các bạn tham khảo.
Giới thiệu chung về Lệ GiangĐây là một trong 4 thành phố tượng trưng cho 4 mùa của tỉnh Vân Nam lần lượt là Côn Minh (Xuân Thành – 春城), Đại Lý (Hạ Thành – 夏城), Cảnh Hồng (Thu Thành – 秋城) và Lệ Giang (Đông Thành – 冬城).
Đô thị cổ Lệ Giang được xây dựng dọc theo dãy núi và dòng sông. Nhờ kết quả của sự hòa trộn nét văn hóa và sự phát triển của dân tộc Nạp Tây. Kiến trúc những tòa nhà là sự kết hợp chặt chẽ kiến trúc của người Hán, Bai và Tây Tạng. Người Nạp Tây đã rất kỳ công để trang trí nhà cửa và phương tiện đi lại. Bạn sẽ cảm nhận được sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên, hoa và cây cảnh được trồng rất nhiều trên đường phố.
Xung quanh thành phố có rất nhiều kênh đào dòng suối chảy qua khu vực dân cư. Bên bờ là những hàng liễu rủ dọc theo những con kênh đào. Thành phố có hàng cây 350 tuổi và những kiến trúc từ thời Minh. Hệ thống kênh đào chằng chịt này nên người ta gọi thành phố là “Venice” của phương Đông hay “Tô Châu” trên cao nguyên.
Trung tâm của thị trấn cổ là phố Tứ Phương. Từ những con phố chính này sẽ dẫn đến những con phố cũ, ngóc ngách của thành phố. Khắp thành phố được khoác trên mình một màu xám, kết hợp với những kênh đào và cây xanh tạo nên không khí trong lành tràn ngập đường phố.
Vào 3/12/1997, phố cổ Lệ Giang đã được tổ chức UNESCO xếp vào một trong những di sản văn hóa của thế giới. Giờ đây, thành phố ngày càng thu hút khách du lịch với nét văn hóa cổ kính đặc sắc và phong cảnh thiên nhiên trữ tình.
Nên đi du lịch Lệ Giang vào mùa nào?Kinh nghiệm cá nhân thì Lệ Giang mùa nào cũng đẹp, các bạn sắp xếp được thời gian vào thời điểm nào thì cứ đi luôn vào thời điểm đó. Theo thông tin được chính người dân Lệ Giang chia sẻ (bạn có thể tham khảo thôi) thì nên đi Lệ Giang vào:
Khoảng tháng 4-5, thời điểm này vừa có nhiều loại hoa, vừa có tuyết trên núi. Thời điểm này khách nội địa Trung Quốc cũng không đi nhiều nên tương đối vắng vẻ.
Khoảng tháng 10-11 (mùa thu), lúc này các loại cây cối đổi sang màu vàng và đỏ tạo thành một bức tranh nhiều màu rất đẹp.
Ngoài ra, có 2 thời điểm Lệ Giang vẫn đẹp nhưng các bạn cân nhắc không nên đi đó là thời điểm Tết Âm Lịch và dịp quốc khánh Trung Quốc (1-10/10) vì người Trung Quốc cũng khá thích đi du lịch vào dịp này.
Hướng dẫn đi tới Lệ Giang Phương tiện đường khôngCác bạn có thể lựa chọn đường bay từ Quảng Châu hoặc Côn Minh tới Lệ Giang. Đối với Quảng Châu, có thể bay trực tiếp từ Việt Nam (Hà Nội, Sài Gòn) với khá nhiều chuyến bay thẳng của nhiều hãng (trong trường hợp các bạn có dừng chơi ở Quảng Châu). Nếu định bay thẳng Lệ Giang, hãy lựa chọn China Southern Airlines bởi thời gian chờ nối chuyến ở Quảng Châu tương đối ngắn (khoảng 2 tiếng) và giá vé cũng khá hợp lý (từ Hà Nội bay vào ngày thường giá khứ hồi khoảng 5500k ++)
Có nhiều cách để tới Lệ Giang phụ thuộc vào thời gian và ngân sách bạn có. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, thường mọi người sẽ chọn tới Lệ Giang bằng đường bộ. Có 2 cách phổ biến là đi theo đường chặng Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh – Lệ Giang hoặc Hà Nội – Nam Ninh – Côn Minh – Lệ Giang. Chặng đi theo đường Lào Cai các bạn sẽ di chuyển bằng phương tiện ô tô + tàu hỏa, chặng đi theo đường Nam Ninh sẽ di chuyển hoàn toàn bằng tàu hỏa. Đi theo chặng Lào Cai thời gian sẽ nhanh hơn còn đi theo chặng Nam Ninh tổng thời gian di chuyển khá dài (2 ngày 3 đêm) và hoàn toàn bằng tàu hỏa, tuy nhiên sẽ có thêm thời gian khám phá Nam Ninh và Côn Minh nữa.
Đường Hà Nội – Lào Cai – Côn MinhChặng này phương tiện sử dụng sẽ là ô tô + kết hợp tàu hỏa. Đa phần mọi người đi bằng đường bộ sẽ đi theo đường này, phương án này sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với phương án tàu hỏa. Tổng quãng đường từ Hà Nội đến Côn Minh sẽ vào khoảng hơn 700km.
Từ Hà Nội các bạn bắt ô tô hoặc đi tàu hỏa tới Lào Cai, sau khi làm thủ tục xuất nhập cảnh các bạn tới bến xe Hà Khẩu để bắt xe đi Côn Minh. Từ bến xe Hà Khẩu có hai chuyến đi Côn Minh là 10h30 sáng và 17h chiều. Tiền vé khoảng 160 RMB và thời gian đi (đường cao tốc) khoảng từ 5-6 tiếng. Đường cao tốc Hà Khẩu – Côn Minh sẽ đi theo tuyến Hà Khẩu – Mông Tự – Thạch Lâm – Côn Minh.
Đường Hà Nội – Nam Ninh – Côn MinhĐây là chặng di chuyển hoàn toàn bằng tàu hỏa, thời gian sẽ kéo dài lên tới 2 ngày 3 đêm trên tàu. Tuy nhiên, bù lại các bạn sẽ có khá nhiều thời gian để khám phá Nam Ninh và Côn Minh, 2 thành phố lớn là thủ phủ của 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Tổng quãng đường từ Hà Nội (Gia Lâm) tới Côn Minh khoảng 1200km.
Tuyến tàu Hà Nội – Nam Ninh khởi hành từ ga Gia Lâm vào khoảng 9h tối hàng ngày (giờ Hà Nội) và đến Nam Ninh khoảng 9h sáng ngày hôm sau (giờ Trung Quốc). Tàu có khoảng 5 toa với khoảng gần 200 khách, số lượng người đi tàu không nhiều do thủ tục phức tạp hơn so với đi ô tô nên việc mua vé tàu khá dễ. Các bạn mang hộ chiếu có kèm visa tới quầy số 4 trong ga Hà Nội là có thể mua được vé, do là tàu liên vận giữa các nước nên giá vé sẽ được tính theo một đơn vị tiền tệ trung lập (ở đây là fr Thụy Sỹ) và được quy đổi ra tiền của nước bán vé ở thời điểm bán.
Sau khi xuất phát từ ga Gia Lâm, khoảng 1h (giờ Việt Nam) sẽ tới ga Đồng Đăng, Lạng Sơn. Tại đây, toàn bộ khách cần mang theo hành lý xuống làm thủ tục xuất cảnh, do khu vực ga khá bé và chỉ có 1 cửa ra vào nên hơi bất tiện khi phải vòng vào 1 góc để quét hành lý sau đó quay ngược ra xếp hàng vào nơi đóng dấu xuất cảnh, cuối cùng quay ngược ra cửa để kiểm tra lần cuối. Khoảng thời gian ở đây mất khoảng hơn 1 tiếng.
Tàu đi thêm khoảng 30′ nữa sẽ tới ga Bằng Tường của Trung Quốc, tương tự các thủ tục như bên phía Việt Nam nhưng bên phía Trung Quốc sẽ mất thêm khá nhiều thời gian do còn phải qua 1 lượt kiểm tra hành lý bằng tay của phía biên phòng. Kết thúc việc nhập cảnh, các bạn cũng còn phải ngồi đợi trong ga cho đến thời gian tàu chạy là khoảng 4h (giờ Trung Quốc)
Chặng Nam Ninh – Côn MinhTừ Nam Ninhmua tiếp vé tàu đi Côn Minh, chặng này vé tàu giường nằm mềm luôn trong tình trạng hết vé cho dù mua sớm trước mấy ngày. Chặng này đi mất khá nhiều thời gian (khoảng 15 tiếng) nhưng tàu chạy vô cùng êm và thoải mái. Xuất phát từ Nam Ninh lúc 9h tối và tới Côn Minh lúc 12h trưa hôm sau.
Chặng này có vẻ tập trung phục vụ khách du lịch nên tàu rất ngon, các phòng đều được trang trí hẳn hoa tươi nhá. Khu vực vệ sinh trên tàu cũng vô cùng sạch sẽ và thoải mái. Chặng này xuất phát lúc 9h tối từ Côn Minh và tới Lệ Giang lúc 6h sáng.
Hệ thống đường sắt ở Trung Quốc được đầu tư bài bản và vô cùng phát triển, đây gần như là hình thức di chuyển đường bộ được người dân sử dụng nhiều nhất. Tại Trung Quốc, vé tàu được bán trực tiếp tại các nhà ga, cũng có một số trang bán vé online nhưng sau khi đặt xong vẫn phải ra ga đổi vé. Nếu là người dân Trung Quốc, bạn có thể tự mua vé từ các quầy bán vé tự động đặt ở mỗi ga.
Các nhà ga ở Trung Quốc đều to và rộng như (thậm chí còn hơn) một số sân bay ở Việt Nam, với hệ thống kiểm soát an ninh chặt chẽ, các bạn sẽ phải quét hành lý (ít nhất 1 lần, có ga như Côn Minh sẽ là 2 lần), kiểm tra an ninh trước khi lên tàu. Rất nhiều vật dụng bị cấm (trong đó có cả dao, theo quy định là lưỡi 10cm hoặc có khóa lưỡi nhưng tốt nhất các bạn không nên mang theo bất cứ con dao du lịch nào để tránh rắc rối)
Quay lại việc mua vé, bạn có thể mua trước toàn bộ vé của bất cứ chặng nào và từ bất cứ ga nào nếu đã có sẵn phương án di chuyển. Thường ở mỗi ga đều có ít nhất 1 quầy nhân viên có thể sử dụng Tiếng Anh, để chắc chắn hơn các bạn có thể in sẵn các chặng ra một tờ giấy rồi đưa luôn cho nhân viên bán vé để tiết kiệm thời gian.
Check giờ tàu các bạn hãy sử dụng Google Maps, sử dụng tính năng tìm lịch trình giữa 2 điểm (cụ thể là tên 2 ga bạn sẽ đi và đến) rồi sau đó chọn phần Train, các thông tin về giờ tàu chạy cũng như số hiệu chuyến tàu sẽ xuất hiện.
Khách sạn nhà nghỉ ở Lệ GiangỞ Lệ Giang, có rất rất nhiều những nhà nghỉ (Inn) xinh xắn nằm xen kẽ ngay trong cổ thành. Những nhà nghỉ này thường hoạt động theo mô hình phòng tập thể với giường tầng (dorm), mỗi phòng thường chứa được khoảng 6 người với nhà vệ sinh và phòng tắm riêng cho từng phòng. Nếu đi một nhóm 4-6 người các bạn có thể thuê toàn bộ 1 phòng dorm để tiện cho việc sinh hoạt.
Một số khách sạn tốt ở Lệ Giang
Chơi gì khi du lịch Lệ GiangLệ Giang có khá nhiều điểm hấp dẫn để bạn khám phá, thường thì nên dành khoảng 3 ngày ở Lệ Giang, phần thời gian còn lại các bạn có thể kết hợp để đến thăm Đại Lý (trước khi tới Lệ Giang) và Shangrila (từ Lệ Giang còn đi khoảng 170km nữa). Nếu vẫn còn thời gian, hồ Lugu sẽ là một lựa chọn không tồi và đáng nhớ. Các địa danh trong bài này được giới thiệu với tên theo phiên âm Việt, Tiếng Trung và phiên bản Tiếng Anh (của người Trung Quốc) để các bạn tiện theo dõi và xác định vị trí.
Khắp Lệ Giang các bạn có thể nghe được bài hát này, chúng ta có thể gọi vui nó là Lệ Giang ca cũng được. (Tên gốc bài hát là 我的小宝贝 ) Dễ thấy nhất là trong những cửa hàng bán trống, các cô gái xinh đẹp sẽ bật bài này và gõ theo điệu trống, nghe cũng vui tai.
Thành cổ Lệ Giang bắt đầu được xây dựng vào cuối thời nhà Tống đầu thời nhà Nguyên (cuối thế kỷ thứ 3). Thành cổ này nằm trên cao nguyên Quý Châu, có độ cao hơn 2400m so với mặt biển, với diện tích rộng 3,8km2, từ xưa đã là chợ và trấn quan trọng nổi tiếng gần xa. Hiện nay, thành cổ này có hơn 6200 hộ gia đình, hơn 25 nghìn dân. Trong đó, người dân tộc Na-xi chiếm tuyệt đại đa số dân cư ở đây, 30 phần trăm người dân ở đây vẫn làm các nghề thủ công như làm đồ dùng bằng đồng bằng bạc, nghề thuộc da và lông thú, dệt, cất rượu và buôn bán.
Các phố xá trong thành cổ Lệ Giang đều giáp núi gần sông, dải đá màu đỏ, mùa mưa không ̣ lầy lội, mùa khô không bụi bặm, những hoa văn trên mặt đá nền đường trông tự nhiên và thanh nhã, rất hài hòa với môi trường của cả thành cổ này. Phố Tứ phương ở trung tâm thành cổ là phố cổ tiêu biểu của thành cổ Lệ Giang.
Trên hệ thống sông Ngọc Hà trong nội thành, Lệ Giang xây 354 chiếc cầu, khiến mật độ bình quân cứ 1km2 có 93 chiếc. Hình dáng của rầm cầu rất đa dạng, những chiếc cầu nổi tiếng là cầu Tỏa Thúy, cầu Đại Thạch, cầu Nam Môn, cầu Mã Yên, cầu Nhân Thọ, đều được xây dựng vào thời nhà Minh và nhà Thanh (từ thế kỷ 14 đến 19) . Trong đó cầu Đại Thạch cách đường Tứ Phương 100 mét là đặc sắc nhất.
[Tiếng Anh – Yuhe Square] Đây là một trong những cửa chính để vào khu cổ thành Lệ Giang, quảng trường rộng với điểm nhấn là cặp bánh xe nước cổ cùng với giàn chuông bằng gỗ để các bạn có thể treo những chiếc chuông với nhưng thông điệp riêng của bạn lên đó. Ngọc Hà cũng chính là tên con sông trong thành cổ, chảy thẳng tới hồ nước trong công viên Hắc Long Đàm.
Khu vực này cũng có một số cửa hàng đồ ăn nhanh phương tây (KFC, Mcdonald và Pizza Hut) dành cho bạn nào không quen ăn đồ ăn Vân Nam.
[Tiếng Anh: The Big Water Wheel] Thành cổ Lệ Giang trước đây do được làm hoàn toàn bằng gỗ nên người dân luôn phải tích nước trong nhà (đề phòng cháy còn có nước để dập lửa), trong thành lúc đó được xây dựng rất nhiều các bánh xe để dẫn nước về khắp mọi nơi trong thành. Trải qua thời gian, các bánh xe nước này dần bị phá hủy hết cho nên đến năm 1997 chính quyền nơi đây cho dựng lại 2 bánh xe nước này ngay góc quảng trường Ngọc Hà vừa là để làm điểm tham quan du lịch, vừa như một điều gì đó gợi nhắc đến nét văn hóa ngày xưa.
[Tiếng Anh: Sifang Streets Square] Được xây dựng từ đời nhà Thanh, do Thổ ty trong vùng đặt tên (lấy ý từ cụm từ Quyền Trấn Tứ Phương). Đây là trung tâm của thành cổ Lệ Giang, theo một vài cách lý giải khác thì thành cổ Lệ Giang hiện nay được phát triển theo 4 hướng lấy đường này làm trung tâm.
Do Mộc thổ ty xây dựng vào thời Minh, cầu này chỉ cách đường Tứ Phương khoảng hơn 100m và xung quanh có một vài quán cafe với view rất đẹp. Cơ mà giá đồ uống mấy quán này khá chát (40-50 RMB) nên tốt nhất các bạn chỉ nên lượn lờ quanh đây thôi.
[Tiếng Anh: Wangu Pavilion] Nằm trên đỉnh công viên Đồi Sư Tử, đây là nơi có thể nhìn được toàn cảnh Lệ Giang cũng như ngắm núi tuyết Ngọc Long. Vạn Cổ Lầu có 5 tầng và cao 33m, được xây trên dựng trên 16 chiếc cột, mỗi cột cao 22m. Có tổng cộng 4 cặp sư tử đá ở 4 mặt của lầu. Vạn Cổ Lầu được trang trí với hơn 2300 kiểu họa tiết đại diện cho 23 dân tộc sinh sống ở Lệ Giang. Các bức tường xung quanh được chạm khắc hơn 9999 con rồng cùng với 1 con ở trên trần tổng cộng là 10.000 con.
Vé vào Vạn Cổ Lầu là 50 RMB. Lời khuyên cho các bạn là không nên đầu tu 50 RMB vào đây, để tiền đấy ngồi uống cafe nghe nhạc sống ở ngay cổng vào Vạn Cổ Lầu, chỗ này cũng ngắm được toàn cảnh Lệ Giang.
Công viên Đồi Sư Tử (狮子山公园)[Tiếng Anh: Lion Hill Park] Có tên như vậy bởi ngọn đồi có hình dáng giống một con sư tử đang ngủ, Vạn Cổ Lầu là điểm cao nhất cũng nằm trong công viên này. Đồi Sư Tử là hậu sơn của Mộc Phủ (Mộc Phủ dựa lưng vào đây) và giữa 2 nơi này có thể đi bộ qua nhau. Trông công viên Đồi Sư Tử có một ngôi chùa xây năm 1754 thời Càn Long nhà Thanh có tên là Bạch Mã Long Đàm (白马龙潭寺), ngôi chùa này từng bị phá hủy và được xây dựng lại năm 1882. Chùa là nơi xưa kia văn nhân tụ tập để trao đổi, trò chuyện, hiện giờ nơi đây vẫn còn bia khắc 11 bài thơ của các thi sĩ nổi tiếng Lệ Giang thời xưa.
Công viên Hắc Long Đàm (黑龙潭公园)[Tiếng Anh: Black Dragon Pool] Trước kia nơi đây được gọi là miếu Long Vương, xây dựng năm 1737, năm Càn Long thứ 2. Công viên nằm ở phía Bắc của cổ thành, đi bộ khoảng 1km từ quảng trường Ngọc Hà men theo sông bạn sẽ tới được đây, nếu đã mua vé bảo tồn phố cổ bạn sẽ không mất phí khi vào công viên.
Trong công viên có một số công trình kiến trúc từ thời nhà Thanh như: Long Thần Từ (龙神祠), Đắc Nguyệt Lâu (得月楼), Cầu Tỏa Thúy (锁翠桥), Ngọc Hoàng Các (玉皇阁), Ngũ Phong Lâu (五凤楼). Công viên này nổi tiếng nhất là cảnh núi tuyết Ngọc Long đổ bóng xuống hồ.
Phía bắc của công viên là Bảo tàng Văn hóa Đông Ba Lệ Giang được xây dựng năm 1984, đây là nơi nghiên cứu và lưu trữ các hiện vật của văn hóa Đông Ba.
[Tiếng Anh: Shuhe Ancient Town] Cách trung tâm Lệ Giang khoảng 5km, đây là một trong những nơi sinh sống lâu đời nhất của người Nạp Tây và được hình thành do nhu cầu buôn bán trao đổi trên tuyến đường trà mã cổ đạo.
Người Nạp Tây vốn lấy làm nông là công việc chính, kể từ sau khi các mã bang mang trà từ trung nguyên tiến xuống khu vực sinh sống của người Tạng đổi ngựa đi ngang qua vùng nay mới dần hình thành một nơi tụ tập buôn bán, trao đổi, dần dần biến thành chợ rồi sau đó thành trấn. Thúc Hà cổ trấn là bằng chứng sống của sự chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang thương nghiệp của người Nạp Tây
Dòng sông Thanh Long chảy xuyên qua giữa cụm kiến trúc nhà ở tại Thúc Hà này, cầu Thanh Long xây vào thời nhà Nguyên (1368 -1644) bắc qua sông, cầu đá Thanh Long là cây cầu lớn nhất trong địa phận Lệ Giang.
[Tiếng Anh: Baisha Village] Đây là cố đô của người Nạp Tây (Naxi), nơi phát nguyên của họ nhà Mộc. Gia tộc họ Mộc phát triển và tiến tới trở thành thủ lĩnh của người Nạp Tây chính từ nơi đây trước khi chuyển về Đại Nghiên cổ trấn. Bạch Sa từng là trung tâm hành chính, văn hóa và kinh tế của người Nạp Tây.
[Tiếng Anh: Yulong Snow Moutain] Núi tuyết Ngọc Long là một khối núi gần Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc. Đỉnh cao nhất của nó được đặt tên Phiến Tử Đẩu (扇子陡, Shanzidou) cao 5.596 m. Bên kia núi là vực Hổ Khiêu nổi tiếng thách thức các nhà leo núi. Toàn bộ hệ thống núi này có tất cả 13 đỉnh núi cao trên 5000m quanh năm tuyết phủ. 13 ngọn núi này trông giống một con rồng ngọc trên núi nên gọi là “Ngọc Long”. Đây là ngọn núi thứ 71 trong những ngọn núi cao nhất thế giới.
Từ trung tâm của Lệ Giang các bạn có thể thuê xe đi Ngọc Long với giá khứ hồi là 200 – 250RMB tùy khả năng mặc cả, xe này là một dạng mini bus chứa được khoảng 7 người nên nếu đi theo nhóm thì nên thuê xe riêng. Một số thông tin khác là có thể bắt xe bus số 7 nhưng có vẻ như là không có tuyến xe bus này mà chính là những xe minibus của người dân.
(Tiếng Anh: Impression Lijiang) Đây là màn trình diễn hoành tráng với sự tham gia của 500 vũ công và 200 ngựa giữa sân khấu đá dựng ngoài trời ở độ cao hơn 3000m so với mực nước biển, lấy phông nền trực tiếp chính là đỉnh núi tuyết Ngọc Long, tái hiện lại cuộc sống cũng như những nét lịch sử văn hóa độc đáo của người Lệ Giang. Đạo diễn của ‘Impression Lijiang’ là Trương Nghệ Mưu, cha đẻ của rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc.
Ấn tượng Lệ Giang có giá vé vào khoảng 200 RMB, trình diễn 2 lần mỗi ngày. Nội dung toàn bộ bằng tiếng Trung nhưng cũng sẽ có phụ đề Tiếng Anh cho du khách.
Thung lũng Lam Nguyệt (蓝月谷)[Tiếng Anh: Blue Moon Valley] Nằm trong khu thắng cảnh của Ngọc Long Tuyết Sơn ngay dưới chân núi Ngọc Long. Thung lũng có tên là Lam Nguyệt bởi vì ngày nắng nước màu xanh (do trong nước có đồng, không uống được. Trời mưa to thì nước hồ sẽ mất màu xanh, chuyển thành màu trắng do dưới đáy hồ có nhiều cát trắng) và khi nhìn từ trên cao xuống thì toàn bộ thung lũng có hình giống trăng khuyết. Do địa hình từ cao xuống thấp nên dòng chảy được chia làm 4 hồ Ngọc Dịch (玉液”湖), Kính Đàm (镜潭”湖), Lam Nguyệt (蓝月”湖) và Thính Đào (听涛”湖).
Treo chuông gió ở Lệ GiangNgười Lệ Giang có tục lệ treo chuông gió cầu điều ước. Đó là những chiếc chuông đồng nhỏ xíu đính kèm một miếng gỗ. Người ta có thể mua nó trong bất kỳ quầy hàng lưu niệm nào ở phố cổ hoặc tại các điểm du lịch rồi viết điều ước lên miếng gỗ và treo lên, không phải treo ở cửa sổ trong nhà bạn mà treo lại Lệ Giang.
Có rất nhiều điểm để du khách treo chuông gió, quảng trường Ngọc Hà, Thúc Hà cổ thành hoặc trên đỉnh Ngọc Long Tuyết Sơn, người ta dựng một hành lang giàn gỗ, trên đó đã treo sẵn hàng nghìn chiếc chuông của những du khách từng ghé qua nơi đây. Chuông đung đưa trong gió lạnh, đưa đẩy triệu triệu điều ước về tình yêu bất diệt và hạnh ngộ trùng phùng lên tận đỉnh núi vươn chạm trời cao.
Shangrila (香格里拉县 – Xiānggélǐlā Xiàn) là một huyện thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh (迪庆 Díqìng) với tên ban đầu là Trung Điện (中甸县 Zhōngdiàn Xiàn). Shangrila (tiếng Tạng có nghĩa là Nhật Nguyệt ở trong lòng) vốn là một địa điểm xuất hiện trong một tiểu thuyết do James Hilton viết năm 1933 có tên Chân trời quên lãng (Lost Horizon). Năm 1996 người ta bắt đầu tiến hành tìm kiếm nơi này và cho đến năm 1997 chính quyền tỉnh Vân Nam chính thức tuyên bố đã tìm được Shangrila nằm ở châu tự trị Địch Khánh. Đến năm 2001, do lượng khách du lịch tìm đến với địa điểm này càng ngày càng nhiều, chính quyền nơi đây quyết định đổi tên huyện thành Shangrila và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo tồn thiên nhiên để biến nơi đây thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Vân Nam.
Bến xe khách tại Shangrila là nơi bạn có thể mua vé của tất cả các chặng đi từ Côn Minh, Lệ Giang, công viên Potatso, núi Thạch Ca… Từ khu cổ trấn của Shangrila đi taxi ra đây mất khoảng 10 RMB.
Đi từ Lệ Giang đến Shangrila[Tiếng Anh: Tiger Leaping Gorge] Hổ Khiêu Hiệp (Hẻm núi Hổ Nhảy) là một hẻm núi mà đoạn sông Dương Tử chảy qua; tại đó tên gọi địa phương của con sông này là Kim Sa giang (金沙江; Jīnshā Jiāng) – nằm cách Lệ Giang 90 km về phía Bắc trên đường đi Shangrila.
Với chiều dài 15 km, hẻm núi này nằm trong khu vực mà con sông chảy qua các khối núi như Ngọc Long Tuyết Sơn ở phía đông và Cáp Ba Tuyết Sơn (哈巴雪山; Hābā Xǔeshān) cao 5.396 m ở phía tây qua một loạt các thác ghềnh dưới các vách đá dốc đứng cao 2.000 m. Tương truyền rằng để trốn khỏi một tay thợ săn, một con hổ đã nhảy qua con sông tại điểm hẹp nhất (rộng 25 m), do đó người ta gọi đây là hẻm núi Hổ Nhảy.
Thường thì nếu không có thời gian trên đường đi Shangrila các bạn có thể dừng ở đây vào vào chụp ảnh nơi này, nếu sắp xếp được đây sẽ là một cung đường trekking khá tuyệt vời (khoảng 8km cả chặng), trên núi có nhiều nhà nghỉ có thể nghỉ lại qua đêm.
[Tiếng Anh: Shangri-La Old Town hoặc Dukezong Ancient Town] Có tên gọi là Cổ Thành Ánh Trăng, đây là một trấn có tuổi đời và lịch sử hơn 1300 năm, là một trong những nơi tập trung sinh sống của người Tạng từ lâu đời được bảo tồn tốt nhất ở Trung Quốc. Thị trấn này cũng là mắt xích quan trọng trên tuyến đường Trà Mã cổ đạo. Châu tự trị Địch Khánh nằm ở vùng tiếp giáp giữa 3 tỉnh là Vân Nam, Tứ Xuyên và Khu tự trị Tây Tạng nên có nền văn hóa khá đa dạng với người Tạng chiếm 80%. Đáng tiếc là trấn cổ đã bị phá hủy nghiêm trọng bởi một vụ hỏa hoạn diễn ra trong suốt hơn 10 tiếng đồng hồ năm 2014, phần lớn các ngôi nhà cổ và rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật bị thiêu rụi.
Quảng trường trung tâm của cổ trấn là quảng trường Ánh Trăng, phía Bắc của quảng trường là công viên Quy Sơn (龟山公园 – Guishan Park), trong công viên có Đại Phật Tự được xây vào thời Khang Hy, nơi đây cũng có chuyển pháp luân lớn nhất thế giới.
[Tiếng Anh: Shika Snow Mountain] Đây là một ngọn núi nằm ở phía Nam của Shangrila, cách trung tâm thị trấn khoảng 8km. Đối với người Tạng ở đây, Thạch Ca được coi là một ngọn núi linh thiêng. Bạn có thể tới đây để xem núi tuyết trên đỉnh núi có độ cao 4450m, tất nhiên là bằng cáp treo. Ngoài ra, trong quần thể núi Thạch Ca còn có rừng nguyên sinh, hồ nước, các thảo nguyên để bạn có thể vừa dạo bước ngắm cảnh, vừa tham quan lối sống chăn nuôi du mục của người Tạng.
Toàn bộ Thạch Ca có diện tích khoảng 65km2, sự chênh lệch lớn về độ cao cũng như diện tích rộng lớn mang lại cho Thạch Ca hệ động thực vật đa dạng và phong phú
Từ bến xe trung tâm Shangrila, các bạn có thể bắt xe buýt số 9 và đi tới bến cuối cùng. Xe buýt chạy liên tục từ 7h30 đến 17h00 và có giá vé là 3 RMB. Nếu đi nhóm khoảng 2-4 người, các bạn có thể thuê taxi với giá 30 RMB. Giá vé vào cửa của Thạch Ca là 270 RMB bao gồm cả cáp treo khứ hồi.
[Tiếng Anh: Baishui River hoặc White Water Terrace] Cách Shangrila khoảng 100km, dây là nơi khởi nguồn của văn hóa Đông Ba (chính là văn hóa của người Nạp Tây). Bạch Thủy Đài từ xa nhìn như những thửa ruộng bậc thang màu trắng, nguyên nhân là do trong nước suối ở đây có Calcium Bicarbonate, khi nước bốc hơi chỉ còn lại chất này.
Bạn có thể mua vé xe đi Bạch Thủy Đài từ bến xe trung tâm của Shangrila với giá 30 RMB, thời gian đi khoảng 3 tiếng. Xe xuất bến lúc 9h00, tới Bạch Thủy Đài lúc 12h00 và từ đây trở lại Shangrila lúc 14h00. Khoảng thời gian 2 tiếng là đủ để các bạn tham quan nơi đây.
Công viên Potatso (普达措国家公园)[Tiếng Anh: Pudacuo National Park] Gọi là công viên cho dễ hình dung chứ thực ra Potatso là một khu bảo tồn thiên nhiên vô cùng rộng lớn và chỉ với 3% diện tích mở cho khách du lịch tham quan cũng đã đủ khiến bạn mệt lừ. Đây cũng là một điểm có vé đắt nhất trong hành trình Lệ Giang với giá vào cửa bao gồm xe buýt là 258 RMB. Qua cửa soát vé, bạn sẽ lên xe buýt đợi sẵn ở cửa để đưa vào sâu trong khu bảo tồn, với mỗi xe đều có 1 hướng dẫn viên đi kèm theo xe để giới thiệu (mỗi tội không có Tiếng Anh nên nếu không biết chút tiếng Trung nào thì chắc chỉ có ngồi ngắm cảnh).
Sau khoảng 20 phút thì xe buýt sẽ đưa bạn tới chặng đầu tiên là hồ Thuộc Đô (属都湖 – Shudu Lake), ở đây bạn có thể lựa chọn phương án xuống đi bộ ven theo con đường gỗ bên hồ hoặc ngồi tiếp tục trên xe buýt để được đưa tới cuối chặng này, các bạn chú ý là nếu đã xuống đi bộ thì sẽ phải đi hết chặng (gần 4km) mới tới được điểm xe buýt tiếp theo.
Hồ Shudu rộng 120 ha, nằm ở độ cao hơn 3300m trên mực nước biển, cách cổng chính của công viên Potatso khoảng 13 km. Cái tên Shudu có nghĩa là hồ nước nằm bên cạnh quả đồi. Trong tiếng Tạng, “Shu” có nghĩa là “bơ” và “du” nghĩa là “đá”, Shudu dịch nghĩa ra là nơi “bơ cứng như đá”.
Chặng tiếp theo xe buýt sẽ đưa bạn tới khu đồng cỏ Di Lí Đường (弥里塘 – Militang) trong tiếng Tạng có nghĩa là Mắt Phật, đoạn này thì tất cả các xe buýt đều chỉ dừng khoảng 15′ cho khách chụp ảnh hoặc vệ sinh cá nhân rồi lại tiếp tục đến điểm cuối cùng là hồ Bích Tháp
Chặng cuối cùng, xe buýt sẽ đưa bạn tới hồ Bích Tháp (碧塔海 – Bita Lake). Chặng này dài nhất và cũng thuộc dạng đẹp nhất trong khu công viên, quãng đường đi bộ khoảng hơn 6km trên một con đường gỗ chạy dọc ven hồ, dưới các tán cây ngay trong rừng. Nếu không đủ sức khỏe, các bạn có thể đi thuyền (với giá 50 RMB) để giảm bớt khoảng 3/4 quãng đường.
Tu viện Songzanlin (松赞林寺)[Tiếng Anh: Ganden Sumtseling Monastery] Đây là ngôi đền lớn của phật giáo dòng mật tông Tây Tạng nằm trên một ngọn đồi cao, thuộc dòng tu của các Lạt Ma. Tu viện Songzanlin được xây dựng năm 1679 thời nhà Thanh (Khang Hy) theo nguyên mẫu thu nhỏ của cung điện Potala – Lhasa Tây Tạng, ngự ở độ cao 3200m. Tu viện Songzanlin nổi bật với những mái nhọn dát vàng rực rỡ. Đây là tu viện Phật Giáo Tây Tạng lớn nhất ở Vân Nam, nơi tập trung những nét văn hóa tiêu biểu của người Tạng.
Đây là một trong 13 tu viện lớn nhất trong dòng Mũ vàng (Gelugpa). Trong một tòa điện còn có bức tượng vị tổ sư khai sáng tu viện này cao 16m. Vào thời điểm cực thịnh, tu viện đón nhận tới hơn 1400 sư và 9 Tulkous (những người đã đạt tới cảnh giới của Đạo Phật). Gần 800 nhà sư tu trọn đời ở đây trong một ngôi làng nằm cheo leo ngay bên cạnh tu viện.
Năm 1959, trong cuộc xâm chiếm Tây Tạng của mình, quân đội Trung Quốc đã ném bom tu viện này tuy nhiên đến năm 1981 tu viện đã được khôi phục gần như nguyên vẹn.
Trong phố cổ ở Shangrila có cái món sữa chua (thường thấy bán ở mấy hàng hoa quả) này các bạn cũng có thể thử, giống sữa chua tự làm kiểu Việt Nam nhưng rất rất chua, khi ăn phải trộn thêm đường mới ăn được.
Khách sạn nhà nghỉ tại ShangrilaHồ Lugu (泸沽湖 – Lugu Lake) cách Lệ Giang khoảng hơn 200km nằm trên cao nguyên Minh Châu, ở vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Vì cách khá xa Lệ Giang và nằm ở một hướng khác so với vùng đất Shangrila nên nếu muốn đi cả 2 nơi này bạn cần dành ít nhất 4-5 ngày, nếu không có đủ thời gian bạn buộc phải lựa chọn 1 trong 2 địa điểm này.
Hồ Lugu là một trong những hồ nước đẹp nhất miền Tây Nam Trung Quốc với những đỉnh núi quanh năm chìm đắm trong mây ngàn, bao quanh hồ là những cánh rừng bạt ngàn với hệ sinh thái phong phú. Quanh hồ có khoảng 15000 người Mouso sinh sống, nữ giới chiếm khoàng 2/3 dân số.
Đây là nơi duy nhất ở Trung Quốc (và chắc cũng là một trong những nơi hiếm hoi trên thế giới) duy trì phong tục Mẫu hệ, người phụ nữ trong gia đình là người quyết định tất cả các vấn đề trọng đại, sở hữu đất đai cũng như có toàn quyền trong việc nuôi dạy con trẻ.
Phụ nữ Mouso có quyền ngủ với nhiều người đàn ông và thay đổi người tình cho đến khi nào họ cảm thấy chán, người Mosuo không có tục cưới gả mà vẫn duy trì phong tục “tẩu hôn”, tức là người nam đêm đêm sẽ cưỡi ngựa sang nhà cô gái ưng ý, họ ở bên nhau suốt đêm nhưng người con trai sẽ phải trở về nhà trước khi trời sáng. Nếu cô gái có thai, mối quan hệ sẽ được nâng thêm mức gắn bó bằng việc chàng trai được phép đến thăm con nhưng không được phép đưa về nhà mình. Cùng với mẹ, đứa bé sẽ sống ở nhà gái suốt đời mà không làm dâu hay rể cho bất cứ nhà nào. Không có người đàn ông nào được phép trở thành cha của đứa bé, những người chú bên nhà mẹ sẽ thay thế người cha dạy dỗ đứa trẻ. Đây có lẽ cũng là lý do mà khách du lịch được căn dặn không được ôm bất cứ đứa trẻ nào cũng như không được hỏi về cha của 1 đứa trẻ.
Bánh quẩy và sữa đậu nànhĐây là một món ăn sáng khá dễ thấy ở Lệ Giang, hầu như hàng quán bán đồ ăn nào vào buổi sáng cũng có. Quẩy ở đây dài và mang vị hơi ngậy do nhiều dầu mỡ, sữa đậu nành thơm và ngon, có thể pha thêm chút đường để có vị ngọt.
Món ăn sáng phổ biến thứ nhì trong những ngày ở Lệ Giang, trứng được luộc cùng với nước trà, khi ăn có vị hơi mặn cũng như có hương thơm của trà.
Một loại bánh làm bằng bột mỳ có nhân và được làm chín bằng cách hấp. Nhân bánh bao được làm bằng thịt và/hoặc rau. Bánh bao thường được dùng bất cứ bữa ăn nào trong ngày và thường được người Trung Quốc dùng làm món ăn bữa sáng. Ở Lệ Giang (có lẽ cả ở các vùng khác nữa) bánh bao thường được làm ngay tại chỗ và đặt trong các khay nhỏ.
Bún qua cầu (过桥米线 – Guo Qiao Mi Xian)Bún qua cầu là một món ăn đặc sản mang đậm nét văn hóa của tỉnh Vân Nam. Đây là món ăn đặc trưng của người Hán ở vùng Điền Nam (Điền là tên gọi của Vân Nam) thuộc về khu vực ẩm thực Điền hệ (một trong các vùng ẩm thực nổi tiếng của Trung Quốc). Món bún qua cầu có lịch sử hơn 100 năm, bắt nguồn từ huyện Mông Tự tỉnh Vân Nam.
Tương truyền là có cô gái kia lấy một anh thư sinh, anh này chăm chỉ học hành, ngày ngày cô mang thức ăn đến cho chồng thì đều nguội hết cả rồi, vì chồng học trên một hòn đảo phải đi khá xa, cô này về mới suy nghĩ, nghĩ ra món bún qua cầu, bún trụng sẵn ở nhà, nấu canh gà suông thật nóng, đổ lên một lớp mỡ, đồ ăn kèm để riêng, đến nơi mới đổ vào, thế là vừa nóng vừa ngon.
Món này thường bao gồm 1 tô nước dùng rất nóng (thường là cái loại bát bằng gốm giữ nhiệt) và rất nhiều các loại nguyên liệu ăn kèm bên ngoài như: thịt, trứng, rau, bún, cá hồi… Sau khi quán mang ra các bạn lần lượt đổ các nguyên liệu tươi sống vào trước rồi sau đó mới cho bún, đợi 1 lúc cho tất cả mọi thứ chín rồi trộn đều lên ăn. Món này ngon và là một trong những món khá dễ ăn ở Lệ Giang.
Sườn được ướp muối sau đó hong khô rồi treo trên tường, do ướp muối nên có thể bảo quản rất lâu. Cái sườn hong khô này giống kiểu thịt gác bếp ở Việt Nam ấy. Lẩu ăn kèm với các loại rau và nấm, trong đó có Thủy Tính Tương Hoa một loại rau chỉ mọc trong hồ Lô Cô.
Bò Yak là loài bò Tây Tạng đặc trưng sống khu vực miền núi Himalaya ở miền nam Trung Á, bao gồm cao nguyên Thanh – Tạng và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ . Loài bò này có thể sống tới 20 năm , to lớn , con đực có thể cao tới 2m và con cái cao tới 1,6m và có bộ lông dày để chống rét
Vì loài bò Tây Tạng hiếm , chỉ sống trên vùng núi cao nên thịt rất sạch, mềm, thơm ngon, có vị đặc trưng riêng mà không ở nơi đâu có được. Thịt bò Yak , được bán phổ biến ở Lệ Giang và Shangrila và có thể được chế biến theo nhiều cách : ninh, làm khô, ướp gia vị rồi nhúng lẩu ăn.
Bánh này là món ăn của người Nạp Tây được làm từ bột mì đặc sản của Lệ Giang, nhân bánh có thể cho đường mật ong hoặc xúc xích.
[Tiếng Anh: Flower Cake] Đây là một loại bánh truyền thống của Vân Nam, bánh được làm từ bột mỳ và cánh hoa hồng.
Lịch sử ghi lại, bánh hoa được một đầu bếp làm ra từ hơn 300 năm trước (thời nhà Thanh). Loại bánh này khi ăn có vị ngọt nhưng lại không ngấy và do chỉ sử dụng cánh hoa hồng để làm nhân nên khá quý. Sau này, khi dần trở nên phổ biến, bánh hoa được sử dụng để làm cống vật và trở thành một trong những món ăn phổ biến của vua.
Ở Lệ Giang, bánh hoa được đóng thành hộp 10 chiếc, giá bình quân từ 20-30 RMB cho một hộp. Chất lượng bánh không phải hàng nào cũng giống nhau nên các bạn cần thử trước. Hộp bánh được làm khá đẹp, phù hợp cho việc làm quà tặng.
Lịch trình đi du lịch Lệ GiangNgày 0: 9h30 tối lên tàu Hà Nội – Nam NinhNgày 1: Khoảng 9h sáng tới Nam Ninh, mua vé tàu đi Côn Minh. Sớm nhất buổi sáng có chuyến tàu lúc 10h. Khoảng 22h tới Côn Minh. Tiếp tục lên tàu đi Lệ Giang lúc 23hNgày 2: 9h sáng tới Lệ Giang. Về khách sạn cất đồ (nếu chưa được nhận phòng thì gửi đồ tại đó rồi đi khám phá cổ trấn). – Tham quan cổ trấn, trưa có thể quay về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi ăn trưa hoặc đi xuyên luôn qua trưa – Chiều đi tham quan Mộc Phủ, lên Vạn Cổ Lầu ngắm toàn cảnh Lệ Giang – Tối có thể ra lại khu phố cổ để vui chơi, bar và các quán cafe buổi tối ở đây đều có nhạc sống và rất sôi độngNgày 3: Tiếp tục ở Lệ Giang chơi loanh quanh, khám phá Thúc Hà, Bạch Sa…Ngày 4: Thuê xe đi Ngọc Long Tuyết Sơn, chỗ này đi gần như cũng mất đứt 1 ngày rồi.Ngày 5: Bắt xe bus đi Shangrila, thời gian đi khoảng 4 tiếng. Xe chạy liên tục, nếu đi sớm 1 chút thì khoảng đầu giờ chiều bạn ở Shangrila rồi – Sau khi nhận phòng khách sạn thì có thể loanh quanh đi chơi trong khu phố cổ, lên thăm cái chùa có cái chuyển luân hồi to nhất thế giới.Ngày 6: Thuê xe đi tu viện Songzalin và Công viên Potaso. Xuất phát sớm từ lúc khoảng 8h, các bạn chơi ở tu viện khoảng 2 tiếng rồi đi Potaso, chỗ này rộng nên đi hết cũng phải tầm chiều tối mới quay lại được về khách sạnNgày 7: Nếu có thời gian thì đi Thạch Ca Tuyết Sơn và Baishuitai, không có thì bỏ qua ngày này để trở vềNgày 8: Bắt xe bus từ Shangrila về thẳng Côn Minh, có xe chạy đường cao tốc nên thời gian sẽ nhanh hơn là quay ngược về Lệ Giang rồi đi tàu.Ngày 9: Từ Côn Minh lúc này có 2 phương án để về, tiếp tục quay lại chặng Nam Ninh – Hà Nội hoặc bắt xe từ Côn Minh về Hà Khẩu sau đó về Hà Nội theo đường Lào Cai.
Chi phí đi du lịch Lệ GiangThông tin đang cập nhật
Một số lưu ý khi đi Lệ Giang, ShangrilaNếu chỉ đi 1 chuyến các bạn chỉ cần làm loại visa 3 tháng 1 lần (được sử dụng để vào Trung Quốc 1 lần, tối đa 15 ngày trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp) có giá 60$. Nếu tự làm, các bạn có thể vào website của Đại sứ quán Trung Quốc để tải mẫu đơn về và tự khai rồi sau đó đi nộp, nếu muốn tiết kiệm thời gian các bạn có thể đi qua mấy công ty du lịch chuyên nhận làm visa với chi phí trong khoảng từ 65-70$.
Truy cập internet ở Trung QuốcMạng lưới kiểm duyệt internet ở Trung Quốc vốn nổi tiếng và chặn hầu hết các dịch vụ mà các bạn vốn quen dùng ở Việt Nam như Google và Facebook. Để truy cập được vào các dịch vụ này, cách duy nhất là sử dụng VPN. Có khá nhiều dịch vụ VPN nổi tiếng nhưng ở thời điểm 8/2023 đều không thể sử dụng được, dịch vụ duy nhất mình kiểm tra và sử dụng rất tốt là FlyVPN, các bạn có thể đăng ký dùng thử (14 ngày) nếu cần sử dụng trong thời gian ở Trung Quốc.
Một mẹo nhỏ khác kể cả khi không có VPN, nếu bạn muốn tìm kiếm thông tin hãy sử dụng website Cốc Cốc, website này có những thuật toán tương tự Google nên tìm kiếm thông tin bằng tiếng Việt sẽ dễ hơn (tìm trên Baidu thì chỉ có duy nhất sử dụng tiếng Trung thôi).
Mang theo quần áo ấm, ưu tiên các loại áo phao siêu nhẹ vì gấp lại gọn gàng để mang theo. Nếu đi vào mùa đông thì số lượng quần áo ấm mang theo cần nhiều hơn vì Lệ Giang nằm ở độ cao khoảng hơn 2000m và Shangrila thì khoảng hơn 3000m.
Nên mang theo ô vì thời tiết ở Lệ Giang và Shangrila cũng thay đổi nhanh như con gái, đang nắng chuyển qua mưa liền.
Chuẩn bị một đôi giầy đi bộ loại ngon và êm ái vì sẽ cần di chuyển trên đôi chân khá nhiều.
Đồ ăn Trung Quốc nhiều dầu mỡ và khá cay, bên đó (Lệ Giang) chỉ thấy dùng ớt bột nên khuyên các bạn mang theo chai tương ớt, nâng tầm món ăn lên một bậc.
Tìm trên Google
kinh nghiệm du lịch lệ giang
du lịch lệ giang 2023
tháng 11 lệ giang có gì đẹp
review lệ giang tự túc
khách sạn rẻ ở lệ giang
du lịch lệ giang tự túc
du lịch lệ giang giá rẻ
chi phí đi lệ giang
chơi gì ở lệ giang
kinh nghiệm du lịch Shangrila
đi đến Lệ Giang bằng phương tiện gì
Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Giang (Cập Nhật 01/2023)
Kinh nghiệm du lịch Hà Giang
Giới thiệu chung về Hà GiangHà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang phía Bắc giáp Trung Quốc. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó chỗ rộng nhất từ Tây sang Đông dài 115 km và từ Bắc xuống Nam dài 137 km. Cực bắc của Hà Giang cũng là điểm cực Bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía Đông, có vĩ độ 23º13’00”
Vào thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, Hà Giang thuộc bộ lạc Tây Vu. Trong thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài nghìn năm, khu vực Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ. Từ năm 1075 (đời nhà Lý) Hà Giang lúc đó thuộc về châu Bình Nguyên. Vào đầu đời Trần, khu vực Hà Giang, Tuyên Quang lúc đó gọi là châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai. Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang. Năm 1858, sau khi đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ, năm 1887, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cách thiết lập các đạo quan binh. Ngày 23/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán Khu Lao – Hà – Yên, sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc. Đầu tháng 4/1976, tỉnh Hà Tuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Ngày 12/8/1991 Quốc hội quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh Hà Giang được tái lập tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Giang (nay là Tp Hà Giang).
Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m – 2.500 m (10 ngọn cao 500 – 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 – 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 – 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 – 2.500 m).
Hà Giang còn nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi trường sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các rừng đá trập trùng, nhấp nhô ẩn hiện trong mây bạc, nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m như Pu Ta Kha, Tây Côn Lĩnh; nhiều hang động đầy bí ẩn như Tùng Bá, Lùng Má, (Vị Xuyên), Tùng Vài (Quản Bạ), Hang Mây, Sảng Tủng (Đồng Văn).
Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các di tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc. Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thuộc vùng Đông Bắc sinh sống, với 22 dân tộc có nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm Hà Giang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, Hà Giang có cảnh quan môi trường độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núi cao đá tai mèo ở phía bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía nam. Năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐC CNĐĐV) được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. Tháng 9 năm 2012 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là Di tích quốc gia.
Du lịch Hà Giang vào thời điểm nàoNếu chưa đến Hà Giang lần nào thì bạn có thể sắp xếp lịch đi Hà Giang theo khoảng thời gian mà mình rảnh rỗi bởi Hà Giang là một điểm đến mà theo như dân du lịch đánh giá “mùa nào cũng đẹp”
Tháng 10-11 là mùa hoa Tam Giác Mạch, bạn đi vào khoảng tuần thứ 3 của tháng 10 cho đến khoảng đầu tháng 11 là đẹp.
Từ khoảng tháng 12 đến Tết âm thường sẽ có hoa cải vàng rải rác ở một số nơi như Quyết Tiến, Phố Cáo, Sủng Là.
Khoảng trước và sau Tết âm lịch lần lượt là thời gian của hoa mận và hoa đào nở.
Khoảng tháng 6-8 là mùa hè, Hà Giang luôn có nắng là thời điểm thích hợp để có những bức ảnh đẹp về cao nguyên đá, tuy nhiên đi vào mùa hè thường có thể gặp mưa.
Hướng dẫn đi đến Hà GiangMáy bay là phương tiện dành cho các bạn ở xa (thường là miền Trung và miền Nam) nếu muốn tới Hà Giang. Tỉnh vùng cao này vẫn chưa có sân bay nên các bạn cần đáp các chuyến bay tới Hà Nội trước rồi sau đó di chuyển lên Hà Giang.
Các chuyến xe khách đi Hà Giang thường sẽ đi theo hướng Quốc lộ 2, khá gần sân bay Nội Bài nên các bạn nếu hạ cánh vào khoảng chiều tối muộn có thể di chuyển ra ngay ngã tư Nội Bài – Phúc Yên rồi chờ xe đi luôn.
Với khoảng cách chừng 320km, thời gian di chuyển Hà Nội – Hà Giang vào khoảng 8 tiếng. Các tuyến xe thường xuất phát từ bến xe Mỹ Đình vào chiều tối và sẽ có mặt ở Tp Hà Giang vào sáng sớm.
Từ Hà Nội đến Hà Giang khoảng 300km, nếu thích tự chủ trong việc đi lại các bạn hay thay đổi đường về bằng một cung đường khác, các bạn hoàn toàn có thể chạy xe máy hoặc ô tô cá nhân của mình từ Hà Nội. Thời gian đi Hà Nội – Hà Giang sẽ vào khoảng 8 – 10 tiếng tùy tốc độ, cộng cả thời gian nghỉ ngơi.
Nếu muốn mang xe máy theo nhưng không muốn chạy từ Hà Nội, các bạn có thể gửi xe máy cùng xe khách đi Hà Giang. Nhược điểm của phương án này là các bạn cần đặt sớm với nhà xe bởi mỗi xe giường nằm chỉ có thể mang từ 2-3 xe máy theo và không phải lúc nào họ cũng nhận chở xe theo.
Chinh phục và khám phá Hà Giang không có gì tuyệt vời hơn là đi bằng xe máy. Nếu bạn muốn mang theo xe máy của mình để sử dụng bạn có thể gửi kèm xe máy theo ô tô, còn nếu bạn muốn một chuyến đi đơn giản gọn nhẹ thì có thể lựa chọn phương án lên đến nơi và thuê xe máy để khám phá Hà Giang.
Từ Hà Nội sau khi đi xe giường nằm lên tới Hà Giang, các bạn tiếp tục sử dụng các tuyến xe đi các huyện vùng cao Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Tới trung tâm các huyện, các bạn có thể tiếp tục thuê xe ôm để di chuyển tới các điểm tham quan. Cách này có thể chỉ phù hợp với những bạn đi khoảng 1-2 người (nhất là các bạn nữ) và không thể đi được xe máy ở vùng cao.
Trước kia, đi lại ở Hà Giang không có nhiều sự lựa chọn. Đa phần mọi người thường đi theo đoàn từ Hà Nội bằng xe máy hoặc ô tô, đi thẳng lên Hà Giang tới các địa điểm ưa thích. Tuy nhiên, kể từ một vài năm trở lại đây, Hà Giang trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc nên các dịch vụ phục vụ du lịch Hà Giang đều đã xuất hiện. Bạn có thể thuê xe ô tô 7 chỗ kèm lái xe ở Hà Giang đưa đi trong khoảng 2 ngày với mức giá khoảng từ 3-4000k
Tuy là một điểm đến được đông đảo khách du lịch lựa chọn vào mỗi dịp nghỉ nhưng cách dịch vụ khách sạn nhà nghỉ ở Hà Giang cũng chưa có nhiều và đa dạng, tình trạng thiếu phòng và bị nâng giá vào những dịp lễ là điều thường xuyên gặp phải. Để tránh điều này các bạn nên có sẵn phương án đặt phòng cho đoàn mình trước khi đi, tham khảo thông tin danh sách các khách sạn nhà nghỉ tại Hà Giang.
Thường thì 99% các bạn khi đi du lịch Hà Giang đều ngủ ít nhất một đêm tại Đồng Văn, cũng bởi đây là vùng đất có nhiều địa điểm và hoạt động thú vị và cũng là nơi phù hợp nhất để nghỉ ngơi sau một ngày khám phá cao nguyên đá, cực Bắc hay những cánh đồng tam giác mạch.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp (nhất là vào các dịp cao điểm) phòng khách sạn ở Đồng Văn không còn thì các bạn có thể di chuyển tới các địa điểm lân cận với Đồng Văn để ngủ như Phó Bảng hoặc ngay trên xã Lũng Cú. Xa hơn một chút, Mèo Vạc cũng có rất nhiều khách sạn nhà nghỉ và homestay có thể làm nơi lưu trú cho các bạn.
Trước đây, Tp Hà Giang và các huyện hầu hết đều chỉ tồn tại các khách sạn dạng nhỏ (chất lượng tốt hơn nhà nghỉ một chút) nhưng cùng với việc các tour du lịch Hà Giang được mở rộng thì yêu cầu về dịch vụ của khách du lịch cũng cao hơn, do đó khá nhiều khách sạn chất lượng tốt ở Hà Giang đã được đầu tư xây mới. Tuy không thể so sánh với các thành phố lớn nhưng các khách sạn này nhìn chung khá đẹp, cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ cho khách.
Nhà nghỉ, một trong những loại hình lưu trú phổ biến nhất ở Hà Giang. Do giá thành rẻ và số lượng nhiều nên nhà nghỉ thường thu hút được các nhóm bạn trẻ đi phượt, du lịch bụi Hà Giang. Về cơ bản, các nhà nghỉ cũng có đầy đủ những gì mà khách sạn cung cấp tuy nhiên chất lượng sẽ thấp hơn một chút, đấy là sự khác biệt cơ bản. Ngoài ra, với các nhà nghỉ bạn dễ dàng thỏa thuận được để ở nhiều người hơn quy định (thường là 2 người 1 phòng) với chi phí phụ thu thêm khá hợp lý, các khách sạn thì sẽ làm chặt vấn đề này hơn.
Homestay là hình thức đi du lịch cộng đồng, dành cho những du khách muốn khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân địa phương. Tại đây các bạn có thể ăn, nghỉ, tham gia các sinh hoạt cùng gia đình để cảm nhận rõ hơn về cuộc sống thường ngày và những nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc bản địa. Hiện nay, hầu hết các huyện du lịch của Hà Giang đều phát triển dịch vụ homestay, phổ biến nhất là các dịch vụ homestay ở Đồng Văn, homestay ở Quản Bạ, homestay ở Xín Mần, homestay ở Hoàng Su Phì
Chi phí đi du lịch Hà Giang Các địa điểm du lịch ở Hà GiangKhông chỉ mang vẻ đẹp đặc trưng của vùng cao nguyên đá, Hà Giang còn có rất nhiều loại hoa hấp dẫn, phụ thuộc hoàn toàn vào thời điểm các bạn đến Hà Giang.
Cứ thời điểm cuối mùa đông, bắt đầu sang mùa xuân, khi cái lạnh đã giảm bớt và thời tiết ấm dần lên là mùa của 2 loài hoa này. Đến Hà Giang vào thời điểm này rất thích bởi không nhiều khách như mùa tam giác mạch.
Từ một loài hoa vốn không có gì nổi bật, tam giác mạch đã trở thành biểu tượng của du lịch Hà Giang. Đã đến Hà Giang, nếu vào đúng thời điểm tháng 10-11 chắc hẳn các bạn không thể bỏ lỡ cơ hội để có những bức ảnh tuyệt đẹp với loài hoa này.
Hiện tại, ở Hà Giang rất nhiều tam giác mạch được trồng để phục vụ du khách. Tuy nhiên, để có những bức ảnh đẹp, các bạn nên dừng ở một số điểm như Thạch Sơn Thần (Quản Bạ), Sủng Là và Lũng Táo (Đồng Văn) hay cánh đồng Pả Vi (Mèo Vạc).
Hoa cải ở Hà Giang thường được gieo trồng trên những hốc đá hay những mảnh vườn quanh nhà, khác với màu cải trắng ở Mộc Châu, hoa cải Hà Giang mang màu vàng rực rỡ. Cải Hà Giang thường nở vào dịp cuối năm trước đến đầu năm sau.
Đi thuyền trên sông Nho QuếSông Nho Quế bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam ở khu vực cực bắc Lũng Cú. Sau khi đi qua hẻm núi Tu Sản, chạy dọc theo đèo Mã Pí Lèng đến Mèo Vạc, sông Nho Quế tách ra chảy vào địa phận tỉnh Cao Bằng và cuối cùng đổ nước vào sông Gâm. Từ một vài năm gần đây, dịch vụ đi thuyền trên sông Nho Quế phát triển để phục vụ nhu cầu của du khách muốn ngắm nhìn hẻm Tu Sản ngay dưới lòng sông. Các bạn có thể lựa chọn đi thuyền tại bến Tà Làng (xuôi dòng) hoặc bến thuyền tại khu vực xã Xín Cái (ngược dòng).
Mã Pì Lèng, một trong tứ đại đỉnh đèo miền Bắc là một trong các địa điểm mà hầu hết các bạn đam mê du lịch đều muốn chinh phục ít nhất một lần. Cung đường đèo này dài khoảng 20km với khung cảnh vô cùng hùng vĩ. Nếu có khả năng lái xe, các bạn không nên bỏ lỡ trải nghiệm này.
Hà Giang là một trong các tỉnh phía Bắc có biên giới với Trung Quốc, các cột mốc biên giới ở Hà Giang bắt đầu từ mốc 172 đến mốc 517. Nhiều cột mốc khá dễ chinh phục vì nằm ngay sát các tuyến đường biên giới, nhưng cũng có những cột mốc các bạn phải leo bộ nhiều tiếng đồng hồ cùng người dẫn đường mới có thể tới nơi.
Đây là mốc đánh dấu điểm khởi công của con đường Hạnh Phúc nối Tp Hà Giang và 4 huyện vùng cao nguyên đá. Đây cũng là điểm khởi đầu cho hành trình khám phá Hà Giang mà hầu hết du khách đều sẽ bắt gặp ở đây.
Xã Quyết Tiến yên bình mỗi tuần một lần lại có buổi chợ phiên, khoảng thời gian diễn ra chỉ trong một buổi sáng ngắn ngủi. Chợ Quyết Tiến họp vào mỗi sáng thứ 7 ở ngay sát Quốc lộ 4C, cách cổng trời Quản Bạ khoảng gần chục km.
Có lẽ nhiều bạn sẽ nhận xét rằng chợ phiên Hà Giang thì chỗ nào cũng vậy, trông cứ na ná nhau, vẫn những bộ quần áo sặc sỡ, bán những mặt hàng thường ngày, thường chỉ họp vào buổi sáng…Nếu là vậy thì Quyết Tiến có thể coi là phiên chợ vùng cao đầu tiên mà bạn găp trên chặng đường chinh phục Hà Giang. Đừng bỏ lỡ, sau khi xuất phát từ Tp Hà Giang chỉ khoảng hơn 1h các bạn sẽ tới Quyết Tiến, gửi xe và làm một vòng chợ, ăn một gói xôi ngũ sắc hay một món bất kỳ rồi vác máy ảnh chạy quanh chợ, bạn sẽ tự tìm ra những điểm riêng của phiên chợ này.
Cổng trời Quản Bạ – cao 1500m so với mặt biển, đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một “thế giới” khác – còn gọi là “Vùng tự trị của người Mèo”, gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc,Yên Minh và Đồng Văn.
Núi Đôi Quản Bạ, nằm cạnh quốc lộ 4C, cách Thành phố Hà Giang 40 km. Giữa núi đá và ruộng bậc thang trùng điệp, nổi lên hai trái núi có hình dáng kỳ lạ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa. Hai trái núi này gắn với truyền thuyết Núi Cô Tiên thi vị.
Truyền thuyết kể rằng ngày xửa ngày xưa, ở vùng đất này có một chàng trai người Mông đẹp trai có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc lại sâu lắng, trầm bổng, da diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi. Có một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào xinh đẹp tuyệt trần, da trắng như tuyết, đôi môi như nụ đào xuân chúm chím, hai má ửng hồng như trái đào chín. Một hôm nọ nghe được tiếng đàn môi của chàng đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi đàn môi mà phải lòng chàng và đã trốn ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai vô cùng xinh xắn.Lúc này Ngọc Hoàng đã phát hiện ra chuyện nàng bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm trần đã vô cùng giận dữ sai người đi bắt nàng về. Nàng khóc lóc van xin cho nàng được ở lại nuôi con nhưng không ai mủi lòng. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ cứ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ, tròn trịa, đều đặn đến lạ thường mà ngày nay vẫn gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên ở Tam Sơn, Quản Bạ.Tương truyền nhờ dòng sữa của nàng mà vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, các loại hoa trái như Đào, Mận, Lê, Hồng thơm ngon kỳ lạ, rau trái thì luôn xanh tươi, lúa ngô luôn tươi tốt trở thành vùng đất trù phú. Con gái ở đây xinh đẹp có tiếng, hai má lúc nào cùng ửng hồng, mịn màng như trái đào tiên. Và nước mắt của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng, khảm trôi trên biển đá tai mèo phún sắc, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại.
Cách thị trấn Tam Sơn trung tâm huyện Quản Bạ chừng 3 km, hang Lùng Khúy trùng tên với bản Lùng Khúy xinh đẹp của người Mông sinh sống dưới chân núi. Trước khi được đưa vào khai thác du lịch, hang Lùng Khúy là nơi gắn chặt với đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Mông ở bản Lùng Khúy.
Đây là một điểm check-in được nhiều bạn trẻ yêu thích, vị trí cây cô đơn này nằm ở xã Cán Tỷ, trên đường từ Quản Bạ đi Yên Minh. Các bạn chú ý là ngay chỗ cầu Cán Tỷ sẽ có 2 đường đi Yên Minh, đường phía dưới xa hơn nhưng là đường to đẹp hơn, đi xuyên qua rừng thông Yên Minh. Đường phía trên gần hơn sẽ đi qua điểm check-in này.
Yên Minh cách thành phố Hà Giang khoảng 100km về phía Đông Bắc, men theo quốc lộ 4C chạy từ Cán Tỷ lên trung tậm phố huyện qua ba xã: Bạch Đích, Na Khê, Lao Và Chải có một cung đường đẹp như mơ khiến bạn tựa như đang đứng giữa Đà Lạt mông mơ vậy. Cung đường đẹp rừng thông Yên Minh bắt đầu từ đoạn xã Na Khê cho đến Thị trấn Yên Minh, đoạn quốc lộ 4C với hai bên đường bạt ngàn thông.
Nói đến chợ Mốc 358 hay còn gọi là chợ Mốc 9, đây vừa là chợ phiên, lại vừa là chợ cửa khẩu; nằm ngay bên chân mốc, đi thêm chục bước chân là chạm tới barier Cửa khẩu Bạch Đích. Chợ họp theo phiên, nếu không đúng phiên, cửa khẩu dù vẫn hoạt động bình thường nhưng khu chợ vắng bóng kẻ mua, người bán. Chợ Mốc 358 được thành lập từ năm 2007, là nơi giao lưu buôn bán và mua sắm hàng hóa giữa nhân dân địa phương với người dân phía bên kia biên giới. Chợ họp từ khoảng 6 giờ đến tầm 12 – 13 giờ trưa, các quầy hàng nằm dọc 2 phía biên giới, cách đường biên chừng 10m.
Đây là một điểm đến tương đối hấp dẫn nhưng không nhiều người biết đến do đường xá đi lại hơi khó khăn. Trước kia, mỗi khi trời mưa thì tuyến đường này gần như thuộc dạng ác mộng với các bạn thích du lịch bụi. Sau này, cùng với sự phát triển của du lịch, đường vào Du Già đã tương đối dễ đi hơn nhiều, hầu hết các phương tiện đều có thể di chuyển tới đây.
Du Già với những cánh rừng nguyên sinh được bảo vệ tốt, nằm trong quần thể Vườn quốc gia Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn; hệ sinh thái động, thực vật lên tới hàng nghìn loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm được bảo tồn. Nơi đây cũng có những thửa ruộng bậc thang và những dãy núi đá hùng vĩ, kiến tạo địa chất đặc trưng của Cao nguyên đá Đồng Văn.
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Trước năm 2023, đây là địa danh duy nhất của Việt Nam đạt được danh hiệu này. Sau đó lần lượt Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng được công nhận năm 2023, Công viên Địa chất Đắk Nông được công nhận năm 2023.
Tương truyền rằng ngày xưa người dân cho ngựa thồ hàng đi từ dưới chân dốc lên, con ngựa nào mà lên đến đỉnh còn khỏe thì người dân sẽ giữ lại nuôi nên đoạn dốc có tên là Thẩm Mã. Đây là đoạn đèo đầu tiên mà các bạn cần chinh phục để bước chân tới mảnh đất Đồng Văn. Sau khi vượt qua con dốc này, các bạn sẽ tới mảnh đất Phố Cáo.
Xã Phố Cáo nằm ngay trên QL4C, nối Yên Minh với Đồng Văn. Nếu đến Phố Cáo vào những dịp bình thường, chắc các bạn sẽ không nhận thấy điều gì đặc biệt ở đây. Tuy vậy, nếu đi qua đây vào mùa xuân, cảnh tượng những bông hoa đào nở rực rỡ chắc hẳn sẽ níu giữ chân được nhiều du khách.
Thị trấn Phó Bảng nằm sâu bên trong thung lũng cao nguyên đá, nơi bốn bề là núi. Con đường cứ vòng vèo mãi từ dãy núi này sang dãy núi khác, nắng cứ nhảy nhót nơi lưng chừng trời và thung lũng thăm thẳm không một bóng người cho mãi đến khi bất ngờ Phó Bảng hiện ra bằng một thung lũng hoa hồng. Giữa cao nguyên đá trơ trụi, những bông hoa hồng tỏa hương thơm dìu dịu khiến bạn thấy bất ngờ.
Sau những dải mây hoa hồng, Phó Bảng nhỏ nhắn nằm khép mình bên những dãy núi đá tai mèo. Cả thị trấn chỉ có vài chục nóc nhà, nằm rải rác trên con đường chính và một vài nhánh nhỏ. Theo suốt dọc con đường chính, những ngôi nhà nhuốm màu sắc thời gian. Người dân sinh sống ở đây chủ yếu là người Mông và người Hoa. Những ngôi nhà trình tường có tuổi đời đã hơn trăm năm, cánh cửa gỗ cũ kỹ dán những câu đối chữ Hán đã cũ màu, tường nâu rêu mốc, mái ngói âm dương. Cuộc sống giản dị trôi qua từng ngày.
Từ Yên Minh lên thị trấn Đồng Văn, đến ngã ba Phó Bảng, nơi con đèo xinh đẹp ôm trọn một thung lũng xanh là điểm cao và đẹp nhất để ngắm toàn cảnh Sủng Là. Nơi đây có thể coi là xã vùng cao đẹp nhất toàn cao nguyên đá Đồng Văn. Từ trên con đường vắt vẻo lưng chừng trời nhìn xuống, bạn sẽ thấy Sủng Là như một bức tranh thiên nhiên thanh bình, xinh đẹp. Sủng Là nằm giữa những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô, thâm sẫm một màu, những ngôi nhà vững chãi với mái đã phai màu thời gian.
Sủng Là cũng là nơi có cánh đồng tam giác mạch được trồng ngay trong làng văn hóa thôn Lũng Cẩm, đây là một trong những cánh đồng tam giác mạch khá rộng và đẹp. Thôn Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn là nơi có nhiều cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ và có hơn 63 hộ dân tộc Mông và Hán sinh sống lâu đời.
Đây là ngôi nhà của ông Mua Súa Páo người Mông, nơi đây đã được đạo diễn Ngô Quang Hải chọn làm bối cảnh quay phim “Chuyện của Pao”, chuyển thể từ tác phẩm “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thuỷ. Sau khi được lựa chọn làm bối cảnh cho bộ phim, ngôi nhà đã trở thành một điểm thu hút du khách.
Từ QL4C rẽ đi cột cờ Lũng Cú, các bạn đi khoảng một đoạn sẽ vào địa phận xã Lũng Táo. Ở đây có những đồi tam giác mạch trồng suốt cả một dải đồi, khung cảnh bao la và đẹp hơn rất nhiều khi chụp ảnh. Đồi tam giác mạch ở đây là một trong những điểm chụp ảnh tam giác mạch đầu tiên của Hà Giang trước kia.
Sau con đường nằm bên hàng cây sa mộc cao vút, chiếc cổng đá bề thế của dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức ở Sà Phìn (Đồng Văn – Hà Giang) hiện ra trên đỉnh đồi.
Vương Chính Đức là người đứng đầu dòng họ Vương của người Mông ở Hà Giang 1 thế kỷ trước. Giàu có nhờ hoạt động trồng, chế biến và buôn bán thuốc phiện xuyên biên giới với Trung Quốc, Miến Điện, ông đã thống lĩnh vùng cao nguyên này và xưng vương.
Phía sau cổng đá là tòa nhà tiền dinh hoành tráng của tòa dinh thự. Dinh thự họ Vương được xây trong 8 năm, tiêu tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A Pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.
Cột cờ Lũng Cú thực chất chưa phải là Cực Bắc của Việt Nam, điểm cực thực sự này nằm ở dưới dòng sông Nho Quế, nơi mà phải mất cả ngày đường cùng với sự dẫn dắt của những người am hiểu bạn mới có thể đến. Hiện nay, cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3km đã có một mốc cực Bắc mang tính biểu tượng khác được xây dựng nằm tại bản Xéo Lủng.
Mốc 428 tuy chưa phải là điểm cực Bắc, nhưng nó là cột mốc xa nhất về hướng Bắc của Tổ quốc, đây là cột mốc biên giới Việt Trung gần nhất với điểm cực Bắc . Cột mốc cách dòng sông Nho Quế tầm 500m theo đường chim bay. Sông Nho Quế là con sông chung của Việt Nam và Trung Quốc nên nó đồng thời là ranh giới của 2 nước.
Tại bản Xéo Lủng (cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3km), một điểm cực Bắc được xây dựng mang tính biểu tượng. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là điểm có thể đến gần nhất so với cực Bắc của Tổ Quốc. Đứng trên Đài vọng cảnh (mô phỏng Chùa Một Cột) bao quát dải biên cương của chóp nón Cực Bắc, nơi đây sông Nho Quế bắt đầu chảy vào Việt Nam .
Phố cổ Đồng Văn nằm ở thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang. Khu vực trung tâm thị trấn Đồng Văn xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Vân, tỉnh Tuyên Quang và có lịch sử phát triển về kiến trúc, văn hóa hàng trăm năm. Những năm 1880, khi chiếm đóng khu vực này, người Pháp đã có những quy hoạch và để lại những điểm nhấn quan trọng về quy hoạch và kiến trúc, đặc biệt là chợ Đồng Văn (cũ), xây bằng đá trong những năm 1920 gần như còn nguyên vẹn đến ngày nay.
Chợ Đồng Văn là khu chợ cổ, nằm trong quần thể phố cổ Đồng Văn, đây là trung tâm giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá và văn hoá lớn nhất ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn
Mỗi tuần chợ họp một phiên duy nhất vào ngày Chủ nhật. Vào ngày chợ phiên, khu phố cổ vốn nhỏ bé tĩnh lặng trở nên náo nhiệt đông vui như ngày hội với đủ sắc màu sặc sỡ của trang phục người Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô…, đổ về từ các ngả núi xuống chợ. Họ đem theo những gùi rau, gùi củi, tay dắt lợn, dắt chó… Có người phải đi từ 3 giờ sáng, vượt qua mấy ngọn núi để xuống cho kịp phiên chợ.
Nét độc đáo ở phiên chợ Đồng Văn ở những mặt hàng mà đồng bào mang đến chợ, chủ yếu là nông sản, sản vật trong vùng do họ làm ra. Khác với phiên chợ dưới xuôi là người ta đến chợ để mua bán, đồng bào đến phiên chợ Đồng Văn, ngoài việc mua bán, trao đổi hàng hoá thì chợ còn là nơi để mọi người giao lưu, gặp gỡ.
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi con mèo”.
Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển, được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra. Cảnh quan khu vực này lởm chởm đá dựng, trong đó vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là Săm Pun (Sam Pun), nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc. Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước, đã gọi đỉnh Mã Pí Lèng nói riêng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung là một “Tượng đài Địa chất”. Đi trên đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống vực sâu, con sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ mà muốn xuống đến mặt nước của sông phải mất nhiều giờ đồng hồ.
Đây là một cung đường dành cho các bạn yêu thích các hoạt động trekking, quãng đường chừng 5km bắt đầu từ khu vực đài tưởng niệm thanh niên xung phong. Đoạn đường đi bộ này ở ngay trên chính con đèo Mã Pì Lèng huyền thoại nên còn được gọi là Mã Pì Lèng B. Mặc dù có lan can chạy dọc theo con đường nhưng vẫn có những đoạn tương đối khó đi, các bạn nên cẩn thận khi di chuyển.
Hẻm vực Tu Sản là vực sâu nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á, với chiều cao vách đá lên tới 700 – 900 m, chiều dài tới 1,7 km, là danh thắng kỳ vỹ độc nhất của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Để xuống được hẻm Tu Sản, các bạn có xe máy có thể đi theo tuyến đường ở bản Tà Làng, Pải Lủng. Từ đây xuống tới bến thuyền phía dưới vào khoảng 8km với những đoạn đường đèo vô cùng dốc nhưng phong cảnh vô cùng tuyệt đẹp.
Vốn là một quán cafe, nhà nghỉ với tầm nhìn hướng thẳng xuống dòng sông Nho Quế. Tuy vậy, sau những ồn ào kéo dài hàng năm trời, nơi đây giờ chỉ còn là một điểm để ngắm cảnh (có thu phí), không được phép kinh doanh dịch vụ ngủ nghỉ nữa.
Chợ đêm Mèo Vạc nằm trong khuôn viên chợ trung tâm huyện, với diện tích hơn 3.500 m2, được sắp xếp với các khu chính, gồm: Khu bán hàng lưu niệm và các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu; khu bán nước giải khát, đồ nướng; khu ẩm thực; khu tổ chức văn hóa – văn nghệ. Mỗi tối thứ 7 hàng tuần, sẽ có 3 – 4 đoàn trình diễn những làn điệu dân ca, hát đối giao duyên, múa, biểu diễn các loại nhạc cụ dân tộc đặc trưng để phục vụ công chúng.
Lễ hội chợ tình Khâu Vai hàng năm diễn ra tại Thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai từ ngày 25 đến hết 27/3 âm lịch. Chợ tình Khâu Vai hay còn gọi là chợ tình Phong Lưu nổi tiếng với sự độc đáo “độc nhất vô nhị” trên vùng Cao nguyên đá nơi địa đầu cực bắc, đây là nơi vô cùng lãng mạn của những đôi trai gái yêu nhau, nhưng không đến được với nhau, họ đến nơi đây để tìm lại bóng dáng người xưa ấy mà trái tim đã từng trao thương gửi nhớ. Đó là vào ngày tháng 3 âm lịch hàng năm, họ lại tìm về bên nhau để cùng tâm sự và chia sẻ về nhiều điều buồn vui trong cuộc sống với những cảm xúc nghẹn ngào khó tả.
Đây là xã đầu tiên trong 3 xã xa nhất của huyện Mèo Vạc. Con đường từ Mèo Vạc đi Xín Cái cũng chạy dọc sông Nho Quế, đến cầu Tràng Hương là điểm tương đối thấp mà các bạn có thể lội bộ xuống lòng sông trong những thời điểm cạn nước.
Đây là xã cuối cùng của Mèo Vạc, một xã biên giới hẻo lánh, nằm ở độ cao hơn 1000m và cách trung tâm huyện khoảng 50km. Do đường xá không thuận tiện, không có nhiều người biết tới Sơn Vĩ, có chăng chỉ là những bạn am thích tìm hiểu về mốc biên giới mò vào đây.
Các món ăn ngon và đặc sản Hà GiangHà Giang không chỉ được biết đến là một tỉnh miền núi với nhiều phong cảnh hùng vĩ, phong tục tập quán, những lễ hội phong phú, những dãy núi đá cao thật cao mà ở đây chúng ta còn thấy đó là một mảnh đất với nhiều sản vật của tự nhiên rất hấp dẫn và một trong những điểm hấp dẫn du khách đó chính là văn hóa ẩm thực là những món ăn được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, trở thành món ăn lạ miệng, thú vị và ấn tượng đặc biệt chỉ có ở cao nguyên vùng cao Hà Giang
Ăn gì khi du lịch Hà GiangNơi miền đá lạnh Hà Giang, người ta phải ăn món gì thật nóng, thật cay để chống chọi không khí u ám tỏa ra từ đá núi. Nhưng bánh cuốn trứng, đặc sản của miền địa đầu tổ quốc này, lại là “món lạnh”, dùng cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, ngọt lừ.
Bánh cuốn trứng Hà Giang ngon là do sự kết hợp của bột bánh dẻo vừa đủ, nhân thịt đậm đà, đặc biệt là bát nước chấm có vị riêng biệt.
Đây là món “vừa ăn vừa đợi”, người bán khi có khách gọi mới tráng bánh, đập thêm trứng lên mặt lớp bột rồi dùng vỏ bánh gói lại. Trứng không chín hẳn mà chín lòng đào, có vị béo ngậy, nhanh tay chấm vào bát nước chấm được ninh từ xương, khác với nước mắm thường thấy. Thực khách cũng có thể lựa chọn thêm miếng giò trắng ăn kèm. Món bánh cuốn trứng chủ yếu được bán buổi sáng ở Tp Hà Giang, phố cổ Đồng Văn và trong một số chợ.
Cũng chỉ là món lẩu như bình thường nhưng nguyên liệu chính là gà đen, một loại gà nổi tiếng của người Mông, ăn kèm với các loại rau đặc sản vùng cao như cải mèo, bò khai… trong tiết trời se lạnh của vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
Cộng đồng các dân tộc vùng núi phía Bắc sở hữu một nền văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng và độc đáo. Trong đó, xôi ngũ sắc hội tụ được những giá trị truyền thống, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
Gọi là xôi ngũ sắc vì khác với các loại xôi thông thường, xôi ngũ sắc được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu khác nhau. Đó là màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu tím và màu trắng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy xôi ngũ sắc tại các phiên chợ ở Hà Giang.
Cách chế biến xôi ngũ sắc của các vùng cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, tùy điều kiện từng vùng, họ có thể pha trộn hoặc dùng các màu khác nhau ngoài những màu cơ bản trên để tạo nên xôi ngũ sắc. Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: Gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Màu đỏ dùng quả gấc, lá cơm đỏ. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau… Trước khi nhuộm màu xôi, gạo nếp vo sạch đem ngâm trong nước lã từ 6 – 8 giờ để hạt gạo có độ nở vừa phải. Chia gạo ra thành 5 phần, mỗi phần tương ứng với một màu. Sau khi nhuộm màu, đến công đoạn cuối cùng là đồ xôi. Khâu này đòi hỏi phải thật khéo léo mới có được món xôi như ý. Gạo ngâm màu nào dễ phai nhất được cho vào chõ đầu tiên, kế đến là các màu còn lại, màu trắng trên cùng. Phải đồ mỗi màu một chõ riêng. Có nơi bày thành bông hoa 5 cánh, mỗi cánh một màu, có nơi bày theo hình ruộng bậc thang, mỗi bậc một màu, có nơi dùng khuôn gỗ đóng thành tháp, nhiều tầng…
Mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả, quyện với vị béo ngậy của thịt làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh. Đàn ông Mông đi chợ Đồng Văn đều mong được ăn một bát thắng cố, uống vài bát rượu với bạn bè. Người ta quan niệm ai có nhiều bạn thì người ấy được mời nhiều rượu. Người nào say khi về chợ là người tốt phúc bởi có nhiều bạn.
Chợ huyện Đồng Văn giờ đã được di chuyển sang vị trí khách, rộng hơn, kiên cố hóa, trông chẳng khác gì chợ dưới xuôi nhưng nhà cửa, mái che chẳng thể thay thế được những chiếc ô của bà con dân tộc. Vào giữa chợ, những gian hàng thắng cố được đặt sau khu bán đồ thực phẩm. Đồng bào Mông thường mang theo mèn mén, đến chợ mua thêm bát rượu và thắng cố là có thể mời bạn bè vui chung. Ăn thắng cố phải ngồi xổm, đặt thức ăn lên một tấm gỗ dài và ăn bằng muôi (muỗng) gỗ. Bên cạnh bao giờ cũng có bát muối cùng với ớt tươi dầm thật cay. Một muôi thắng cố nóng với chút muối ớt sẽ rất đậm đà. Ăn thắng cố nhất thiết phải có bạn để hỏi thăm chuyện gia đình, chúc nhau sức khỏe và cười vang chợ. Uống rượu đến độ ngà ngà sẽ hát và thổi khèn.
Ở Hà Giang có nhiều món ăn độc đáo khiến du khách đã một lần tới đó đều không thể nào quên được. Cháo đắng, hay cháo ấu tẩu là một loại ẩm thực như thế.
Đêm mùa đông lạnh lạnh, lang thang ở thành phố Hà Giang, kiếm một góc quán và gọi món cháo ấu tẩu. Đủ các cung bậc mùi vị trong một bát cháo nhỏ: thơm lôi cuốn của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ thơm được trồng trên nương nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu được ninh kỹ và nước hầm chân giò béo ngậy, mùi lá thơm, lá gia vị. Bát cháo ấu tẩu nhìn rất hấp dẫn bởi sự kết hợp hài hòa giữa gạo, thịt băm, nước xương, rau thơm… Nấu được bát cháo ấu tẩu thực không đơn giản. Củ ấu sau khi ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm rồi đem hầm trong vòng 4 tiếng. Gạo nếp cái hoa vàng được trộn với gạo tẻ thơm nấu nhuyễn trong nước hầm xương chân giò và bột củ ấu. Thêm chút thịt nạc băm nhỏ, chút gia vị phụ thêm nữa. Cháo khi ăn có vị đắng nên nhiều người gọi là cháo đắng.
Rất nhiều người khi đến với Hà Giang, nếu đã được thưởng thức một lần rồi sẽ tìm đến để ăn lại. Cháo ấu tẩu không chỉ là món ăn đơn thuần, mà còn là vị thuốc bổ giải cảm. Cháo đắng ở Hà Giang mùa nào cũng có, nhưng chỉ bán vào ban đêm. Mùa đông lạnh giá ở miền núi được ngồi trong không gian hàng quán ấm áp bếp hồng và thưởng thức món cháo ấu tẩu, cháo đắng Hà Giang cũng là một sự thích thú trong lối ăn chơi cho những người yêu thích khám phá điều mới lạ.
Sau vụ thu hoạch ngô được phân loại, phơi khô cả vỏ đưa lên gác xép, xếp thành hàng, để dùng dần. Ngô được tẽ ra, quạt sạch rồi say nhỏ bằng cối đá. Xay ngô đòi hỏi sự công phu và tốn thời gian. Khi xay phải có hai người, một người kéo tràng, một người đứng bỏ hạt. Ngô xay ra đảm bảo nhỏ hơn hạt tấm, đều để dễ đồ. Khi đồ cho bột ngô vào chõ, rắc đều một chút nước đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun chờ có mùi thơm toả ra là cơm chín. Cẩn thận hơn, người ta làm đồ hai lượt. Lượt thứ nhất chưa chín hẳn. Đổ ra xảo, đánh tơi, chờ nguội bớt, rồi rẩy chút nước, cho lại vào chõ đồ lượt thứ hai. Cơm bột ngô háp người ta quen gọi là mèn mén.
Vào cuối mùa hoa tam giác mạch, người dân địa phương sẽ thu hoạch hạt cây rồi bán lại cho các hợp tác xã với giá khá cao. Điều này giúp người dân có thêm thu nhập. Loại hạt này rất nhỏ, chỉ bằng một nửa hạt đỗ đen. Vì được trồng trong tự nhiên nên tam giác mạch nơi đây không bị tác động bởi hóa chất độc hại.
Để làm được chiếc bánh thơm ngon như vậy, người dân phải thực hiện qua nhiều công đoạn. Trước tiên, hạt tam giác mạch phải được phơi khô đủ độ rồi đem đi xay bằng tay. Quá trình xay cũng cần sự khéo léo để ra mẻ bột thật mịn, đều tránh bị lợn cợn sau khi chế biến. Người ta nhào bột đã xay với nước rồi đóng thành khuôn, đem đi nướng. Giá thành của sản phẩm sau khi ra lò nóng hổi là 10.000-15.000 đồng một chiếc bánh. Dù không cao giá như nhiều món hàng ở những nơi khác nhưng bánh tam giác mạch đang góp phần lớn vào sự phát triển ẩm thực, du lịch và kinh tế của vùng cao nguyên đá.
Người mông gọi hạt rau dền là “sú tù” nghĩa là “gạo trời”. Hạt rau dền tròn, nhỏ như hạt vừng, có màu trắng trong. mỗi gia đình thu được nhiều hay ít phụ thuộc vào diện tích trồng ngô, nhà ít cũng có hàng chục cân, nhà nhiều có tới cả tạ. Bà con giữ lại một ít làm giống cho vụ sau, còn lại để dành làm bánh. Sú tù được rang nổ tách vỏ, trắng và thơm, rồi nghiền thành bột, sau đó pha chế với mật ong bạc hà, mật mía hay đường làm bánh chè lam hoặc rang lên trộn với đường, mật rồi cán thành bánh bỏng.
Lên Đồng Văn, giữa thị trấn hun hút gió mùa đông mà được ngồi bên bếp lửa ăn bát thắng dền, thật không có gì ấm áp và thú vị bằng. Thắng dền trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, giống bánh cống phù ở Lạng Sơn, được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Mỗi viên bột được nặn to hơn đầu ngón tay cái chút xíu, cho vào nồi nước dùng luộc, đến khi nổi lên chủ quán sẽ dùng muôi vớt ra. Thắng dền thơm ngon hay không là ở bát nước dùng, được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường, béo ngậy của nước cốt dừa và cay cay của gừng đun nóng. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào ngậm trong miệng một lúc, ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc.
Tương truyền, hình ảnh người phụ nữ đang đeo gùi trên lưng cúi xuống hái lúa, hái ngô trên nương rẫy chính là nguồn cảm hứng để tạo nên hình dạng của chiếc bánh chưng gù Hà Giang. Chiếc bánh chưng dân tộc Tày đã trở thành món ngon lan xa bởi sự độc đáo trong nguyên liệu và cách chế biến đã tạo nên hương vị khác biệt.
Lâu nay, rêu đá chỉ được coi là 1 loại thủy sinh không nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Quang Bình thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ.
Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng.Theo người dân địa phương, khi đi tìm rêu, họ thường chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món.
Rêu suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon thì ít. Hơn nữa, rêu ăn được cũng theo mùa, bởi vậy đối với bà con nơi đây, rêu cũng là một món ăn quý… Rêu có thể được chế biến thành nhiều món như rêu rán, rêu khô nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng.
Người Tày thường có câu: “Quẹ chí áp, táp chí hơ”, có nghĩa là nướng quẹ phải đặt áp vào than, nước ngọt và thơm của nó chưa kịp rớt xuống thì quẹ đã chín, khi nướng, không phải xoay nhiều lần mà nướng chín một bên, sau đó nướng tiếp bên còn lại. Khi dùng hai ngón tay bấm thấy mềm là quẹ đã chín. Vì rêu ăn được theo mùa nên ngoài việc chế biến rêu tươi, người ta còn phơi khô rêu, cất lên gác bếp để làm món ăn dự trữ. Chỉ khách quý mới được đãi món rêu khô trên gác bếp.
Hà Giang là một vùng phì nhiêu với những loại gạo nếp thơm ngon nổi tiếng thì cơm lam Bắc Mê đang dần trở thành một đặc sản đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày nơi đây.
Kỹ thuật chế biến cơm lam thật đơn giản. Nguyên liệu là gạo nếp được đãi ngâm kỹ, nước nấu thường là những mạch nước ngầm trong cùng cho vào cho ống tre rồi bịt lá chuối . . Người ta dùng loại cây non, thân ống, họ tre , mỗi dóng tre chặt bỏ một đầu ống, đầu ống còn lại tác dụng như cái đáy nồi. Gạo nếp vo sạch, rắc thêm chút muối, trộn đều, cho gạo vào ống tre, lượng nước đổ xâm xấp so với mặt gạo. Miệng ống được nút bằng lá dong tươi hoặc lá chuối khô và nướng lên Ống tre có gạo ấy được hơ trên ngọn lửa hoặc trên đống than hồng, vừa hơ vừa xoay tròn từ từ cho nhiệt tác dụng đều lên xung quanh vỏ ống. Chừng trên dưới một tiếng sau (tuỳ theo ống cơm to hay bé), mùi cơm nếp toả ra thơm lừng, ấy là dấu hiệu cơm đã chín.
Đặc sản Hà Giang mua về làm quàTrong mỗi phiên chợ, ngoài những thứ nông sản phục vụ đời sống, một “đặc sản” không thể thiếu được thường xuyên trao đổi buôn bán và dùng ngay tại chỗ là rượu ngô.
Rượu được nấu từ thứ ngô bản địa của Cao nguyên đá cùng với thứ men lá truyền thống nên khi uống vào có vị ngọt, thơm của ngô và không gây mệt mỏi đau đầu. Rượu ngô có mặt trong tất cả các phiên chợ Hà Giang mà bạn đi qua, đây cũng là một thức uống không thể thiếu khi thưởng thức thắng cố.
Từ lâu, sản phẩm mật ong Bạc hà đã được người tiêu dùng biết đến với chất lượng tốt, ong nuôi trong môi trường tự nhiên, nguồn mật được lấy từ hoa Bạc hà dại chỉ có trên Cao nguyên đá Đồng Văn.
Mật ong bạc hà được người dân ở đây sản xuất theo phương pháp truyền thống, chủ yếu lấy từ hoa bạc hà và một số loài hoa của các loại thảo mộc hoang dại. Mật ong bạc hà có màu xanh nhạt, pha lẫn chút màu vàng, khi thưởng thức có mùi thơm đặc trưng riêng, vị ngọt dịu mát và sánh đặc.
Ba kích dùng để ngâm rượu hoặc làm thuốc là một loại dây leo thuộc họ Cà phê và có tên khoa học là Morinda officinalis stow. Ba kích mọc hoang khá nhiều ở những khu rừng thứ sinh ở các vùng trung du và vùng núi Bắc Bộ, dưới tán những kiểu rừng lá rộng nhiệt đới ẩm. Những địa phương có nhiều loại cây này ở nước ta có thể kể đến như Hà Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình…
Hồng không hạt Quản Bạ đã có từ rất lâu đời, hiện nay vẫn còn có những cây hồng khoảng trên 300 năm tuổi tại xã Nghĩa Thuận. Sự thơm ngon nức tiếng của loại quả này được tạo thành nhờ các yếu tố tự nhiên của khu vực địa lý Quản Bạ. Cụ thể, Quản Bạ có độ cao trung bình trên 1.000 m so với mực nước biển, địa hình khá bằng phẳng, có nơi có độ dốc dưới 20 độ, tầng đất dày, ít bị xói mòn. Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm nên hồng không hạt cho chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định.
Khác với giống hồng không hạt ở các địa phương khác, hồng không hạt Quản Bạ là giống bản địa, đã được đồng bào các dân tộc thiểu số (Mông, Dao, Tày, Bố Y…) trồng từ lâu đời, đồng thời nó được bảo tồn và phát triển. Hồng không hạt Quản Bạ có một số tính chất đặc thù so với các sản phẩm cùng loại như: Thịt quả giòn, ngọt, thơm, nhiều bột mịn; quả to, vỏ quả cứng, thịt chắc rất dễ bảo quản và vận chuyển.
Đã từ lâu, cam sành trở thành một đặc sản nức tiếng mỗi khi người đi xa về gần nhắc đến đất Bắc Quang, thứ đến mới là chè. Có được điều đó là bởi vùng đất này có những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không giống với bất cứ vùng đất nào để tạo nên những trái cam mang hương vị riêng biệt, vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn của miền núi rừng phía nam của tỉnh Hà Giang. Ngoài màu sắc vàng sẫm, cuống nhỏ, cam sành Bắc Quang còn có mùi thơm rất đặc trưng, quả rắn, khi ăn rất thơm và ngọt.
Một số lưu ý khi du lịch Hà Giang
Nếu đi xe máy, các bạn không nên theo va li, nhất là với những bạn từ miền Nam bay ra. Hãy sử dụng ba lô để đựng vật dụng cá nhân, va li tương đối cồng kềnh khi buộc ở phía sau xe máy làm trọng tâm của xe bị thay đổi, không thuận tiện lắm cho việc di chuyển.
Nếu đi xe máy từ Hà Nội, chỉ nên dừng ở Tp Hà Giang để đảm bảo an toàn. Khi lên đến Tp Hà Giang cũng khoảng 4-5h chiều, lúc này nếu di chuyển tiếp lên Quản Bạ thì khả năng cao sẽ gặp thời tiết sương mù ở ngay đoạn Quyết Tiến.
Chỉ nên tự lái xe đi lại ở Hà Giang nếu bạn đi xe máy khá vững, tốt nhất là có kinh nghiệm đi xe máy đường núi bởi ở Hà Giang có nhiều các đoạn cua tay áo, rất nguy hiểm khi xuống dốc. Bạn nên tham khảo bài viết kinh nghiệm đi xe máy đi phượt, nếu lần đầu bạn đi xe hãy tham khảo bài viết Lần đầu đi phượt.
Nếu thuê xe máy ở Hà Giang, hãy luôn nhớ kiểm tra xe trước khi nhận. Xe phải có ít nhất 1 gương trái (khuyến khích nên có 2 gương để có tầm nhìn phía sau tốt).
Hãy sử dụng mũ bảo hiểm kín ít nhất 3/4 đầu để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không dùng những loại mũ bảo hiểm rẻ tiền, chất lượng thấp. Hãy nhớ, tính mạng các bạn là trên hết. Nếu thuê xe ở Hà Giang, hầu hết hiện tại các cửa hàng đều đã trang bị sẵn cho khách sử dụng
Nếu xuất phát từ Tp Hà Giang, hãy đổ đầy xăng ở Tp Hà Giang, Yên Minh, Đồng Văn và đổ thêm một ít ở Quản Bạ trong ngày về, bạn sẽ không bị thừa quá nhiều xăng khi trả xe.
Vào những ngày có nhiều sương mù, mưa phùn, các bạn tuyệt đối không đi trên đường quá muộn (khoảng 5-6h chiều), tốt nhất hãy cố gắng đến điểm kết thúc hành trình khi trời vẫn còn sáng. Hà Giang có một số đoạn đường mà khi mù tầm nhìn vô cùng hạn chế, rất nguy hiểm khi di chuyển.
Vào mùa cao điểm, luôn đặt phòng khách sạn/nhà nghỉ/homestay cũng như vé xe khách giường nằm trước thời điểm đi khoảng 5-7 ngày để đảm bảo được giữ chỗ. Gần đến ngày đi hãy gọi điện xác nhận lại.
Lịch trình du lịch Hà Giang Hà Nội – Hà Giang 2 ngày 3 đêmLịch trình này phù hợp với những bạn hạn chế về mặt thời gian, tuy nhiên đi theo lịch trình này những điểm đến tại Hà Giang sẽ không được nhiều lắm.
– Tối thứ 6 bắt xe giường nằm lên thành phố Hà Giang, lịch trình 2 ngày 3 đêm này chi phí thuê xe máy ở Hà Giang sẽ rẻ hơn so với việc các bạn tự mang xe đi.
– Sáng thứ 7 khoảng 4-5 h sáng các bạn đã có mặt tại thành phố Hà Giang, nhận xe máy, ăn sáng, đổ xăng rồi bắt đầu hành trình
– Thành phố Hà Giang – Dốc Bắc Sum – Chợ Quyết Tiến – Cổng trời Quản Bạ – Thị trấn Tam Sơn – Rừng thông Yên Minh – Huyện Yên Minh (Khoảng 100km) – Sủng Là – Dinh vua Mèo – Cột cờ Lũng Cú – Thị trấn Đồng Văn (90km). Tối ngủ tại Đồng Văn, ăn tối thưởng thức cafe phố cổ
– Sáng chủ nhật dậy sớm ăn sáng, thăm quan chợ Đồng Văn, dạo chơi phố cổ Đồng Văn. Khoảng 10h sáng rời Đồng Văn đi Mèo Vạc tham quan đèo Mã Pì Lèng đỉnh đèo được giới du lịch bụi tôn vinh là 1 trong “tứ đại đỉnh đèo” của miền Bắc. Trưa ăn tại Mèo Vạc rồi chạy thẳng về thành phố Hà Giang, chiều tối có mặt ở Hà Giang nghỉ ngơi tắm rửa rồi tối lên xe về Hà Nội
– Sáng thứ 2 có mặt ở Hà Nội
Hà Giang – Đồng Văn – Du GiàThông tin chung : Đây là lịch trình phổ biến cho các bạn lần đầu khám phá Hà Giang, không quá dài nhưng cũng đủ để bạn tìm hiểu về văn hóa của người dân nơi địa đầu tổ quốc này
Ngày 1 : Hà Nội – Hà Giang
Tối thứ 5 bắt xe giường nằm lên thành phố Hà Giang, thuê xe tại thành phố Hà Giang hoặc gửi xe máy theo từ Hà Nội nếu bạn không thể thuê xe.
Ngày 2 : Hà Giang – Quản Bạ – Yên Minh – Phó Bảng – Sủng Là – Đồng Văn
– 7h00 : Ăn sáng + Đổ xăng
– 7h30 – 9h30 : Hà Giang – Quản Bạ (46km) – Thăm quan Cổng trời và Núi Đôi Quản Bạ nếu ngày thứ 2 của bạn trùng vào sáng thú 7 bạn sẽ có cơ hội đến thăm Chợ Quyết Tiến
– 11h00 – 12h00 : Quản Bạ – Yên Minh (50km) trên đường đến Yên Minh bạn sẽ thấy rừng thông Yên Minh ngay ven đường quốc lộ. Nghỉ ăn trưa tại Yên Minh
– 13h30 – 15h00 : Yên Minh – Phó Bảng (40km) bắt đầu từ đây bạn sẽ thấy vẻ đẹp tuyệt vời và vô cùng hùng vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn. Tới thăm Phó Bảng thị trấn ngủ quên.
– 15h00 – 16h30 : Rời Phó Bảng quay ngược lại ngã 3 đi Đồng Văn bạn sẽ tới với Sủng Là, nơi nổi tiếng bởi là địa điểm quay bộ phim Chuyện của Pao
– 16h30 – 17h30 : Sủng Là – Đồng Văn. Tối nghỉ tại Đồng Văn và thăm quan cafe Phố Cổ
Ngày 3 : Đồng Văn – Lũng Cú – Dinh Vương – Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc
– 7h00 – 9h00 : Ăn sáng. Dạo chơi chợ Đồng Văn nếu đúng ngày chợ họp, thăm quan phố cổ Đồng Văn một khu phố với vẻ đẹp cổ kính hàng trăm năm tuổi
– 9h00 – 11h30 : Đồng Văn – Lũng Cú (26km) – Dinh Vương (26km) – Đồng Văn (15km) lên với điểm cực Bắc của Việt Nam,rồi rời Lũng Cú về Dinh Vua Mèo Vương Chí Sình. Trưa về nghỉ và ăn trưa tại Đồng Văn
– 13h30 – 15h30 : Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc – ngắm sông Nho Quế từ đỉnh đèo Mã Pì Lèng, một trong Tứ đại đỉnh đèo của dân phượt miền Bắc
– 15h30 – 17h00 : Về Mèo Vạc thăm quan một số địa điểm. Tham khảo các địa điểm du lịch ở Mèo Vạc . Tối nghỉ tại Mèo Vạc
Ngày 4 : Mèo Vạc – Mậu Duệ – Du Già (tùy thời tiết) – Yên Minh – Hà Giang
– 7h00 : Ăn sáng
– 7h30 – 12h30 : Mèo Vạc – Yên Minh – Quản Bạ. Dạo chơi 1 số địa điểm du lịch tại Quản Bạ rồi quay lại Quản Bạ ăn trưa
– 13h30 – 16h00 : Quản Bạ – Hà Giang . Nghỉ ngơi tại thành phố Hà Giang đợi 8h lên xe bus. Sáng sớm ngày thứ 5 có mặt tại Hà Nội
Lịch trình này bạn có thể chạy thành 1 vòng khép kín với đi về là 2 đường khác nhau. Tuy vậy các bạn cần sử dụng phương tiện cá nhân (ô tô hoặc xe máy đều được)
Ngày 2 : Hà Giang – Quản Bạ – Yên Minh – Phó Bảng – Sủng Là – Đồng Văn
– 7h00 : Ăn sáng + Đổ xăng
– 7h30 – 9h30 : Hà Giang – Quản Bạ (46km) – Thăm quan Cổng trời và Núi Đôi Quản Bạ nếu ngày thứ 2 của bạn trùng vào sáng thú 7 bạn sẽ có cơ hội đến thăm Chợ Quyết Tiến
– 11h00 – 12h00 : Quản Bạ – Yên Minh (50km) trên đường đến Yên Minh bạn sẽ thấy rừng thông Yên Minh ngay ven đường quốc lộ. Nghỉ ăn trưa tại Yên Minh
– 13h30 – 15h00 : Yên Minh – Phó Bảng (40km) bắt đầu từ đây bạn sẽ thấy vẻ đẹp tuyệt vời và vô cùng hùng vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn. Tới thăm Phó Bảng thị trấn ngủ quên.
– 15h00 – 16h30 : Rời Phó Bảng quay ngược lại ngã 3 đi Đồng Văn bạn sẽ tới với Sủng Là, nơi nổi tiếng bởi là địa điểm quay bộ phim Chuyện của Pao
– 16h30 – 17h30 : Sủng Là – Đồng Văn. Tối nghỉ tại Đồng Văn và thăm quan cafe Phố Cổ
Ngày 3 : Đồng Văn – Lũng Cú – Dinh Vương – Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc
– 7h00 – 9h00 : Ăn sáng. Dạo chơi chợ Đồng Văn nếu đúng ngày chợ họp, thăm quan phố cổ Đồng Văn một khu phố với vẻ đẹp cổ kính hàng trăm năm tuổi
– 9h00 – 11h30 : Đồng Văn – Lũng Cú (26km) – Dinh Vương (26km) – Đồng Văn (15km) lên với điểm cực Bắc của Việt Nam,rồi rời Lũng Cú về Dinh Vua Mèo Vương Chí Sình. Trưa về nghỉ và ăn trưa tại Đồng Văn
– 13h30 – 15h30 : Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc – ngắm sông Nho Quế từ đỉnh đèo Mã Pì Lèng, một trong Tứ đại đỉnh đèo của dân phượt miền Bắc hoặc xuống bến thuyền dưới sông Nho Quế để ngắm nhìn hẻm Tu Sản.
– 15h30 – 17h00 : Về Mèo Vạc thăm quan một số địa điểm. Tối nghỉ tại Mèo Vạc
Ngày 4 : Mèo Vạc – Niêm Sơn – Bảo Lạc – Pia Oắc – Tĩnh Túc – Ba Bể (200km)
– 7h00 : Ăn sáng, đổ xăng và buộc đồ
– 7h30 – 11h00 : Chạy từ Mèo Vạc theo đường Niêm Sơn sang Bảo Lạc, đi về phía Tĩnh Túc, đến ngã 3 cách Tĩnh Túc khoảng 5km rẽ phải vào đường đi mấy xã Phan Thanh, Ca Thành của huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) nghỉ ngơi ăn trưa trên đường. Dọc đường này sẽ đi qua khu vực biệt thự ma (biệt thự xây từ thời Pháp)
– 13h00 – 17h00 : Chạy về Ba Bể nghỉ ngơi ăn tối, tối có thể đi dạo quanh khu vực vườn quốc gia ba bể
Ngày 5 : Ba Bể – Phủ Thông – Bắc Kạn – Hà Nội (220km)
– 7h00 : Dậy ăn sáng và đi thăm quan khu vực vườn quốc gia ba bể, thuê thuyền đi ngắm hồ ba bể ( tùy thuộc vào thời gian thực tế )
– 11h00 : Xuất phát về Hà Nội, chiều tối có mặt tại Hà Nội
Tìm trên google
kinh nghiệm du lịch Hà Giang 2023
du lịch Hà Giang tháng 1
tháng 1 Hà Giang có gì đẹp
review Hà Giang
hướng dẫn đi Hà Giang tự túc
ăn gì ở Hà Giang
phượt Hà Giang bằng xe máy
Hà Giang ở đâu
đường đi tới Hà Giang
chơi gì ở Hà Giang
đi Hà Giang mùa nào đẹp
địa điểm chụp ảnh đẹp Hà Giang
homestay giá rẻ Hà Giang
Kinh Nghiệm Du Lịch Phú Quốc, Kiên Giang (Cập Nhật 01/2023)
Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 574 km² (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km. Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.
1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).
Nên đi du lịch Phú Quốc vào thời gian nào ?Bạn có thể tới Phú Quốc vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên nếu không muốn khó chịu với nhữngcơn mưa dai dẳng thì bạn trên tránh thời điểm mùa mưa (tháng 6-10) hàng năm, mùa khô của Phú Quốc từ khoảng tháng 11-4. Nếu bạn không đặt kế hoạch đi chơi trước vài tháng (để săn vé máy bay giá rẻ) mà chỉ lên lịch trước một vài ngày thì có thể theo dõi thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để có thể lựa chọn thời điểm thích hợp
Phương tiện đi du lịch Phú QuốcLà một hòn đảo nằm không quá xa đất liền và là một trung tâm du lịch lớn của miền Tây, để tới Phú Quốc các bạn có thể đi bằng máy bay hoặc tàu cao tốc.
Nếu đi từ máy bay bạn có thể bay trực tiếp từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Rạch Giá. Các hãng hiện đang khai thác đường bay nội địa tới Phú Quốc bao gồm VietnamAirline và VietjetAir. Giá vé khứ hồi từ Sài Gòn dao động trong khoảng 1.200k ++ (VietjetAir) và 1.900k (VietnamAirline) từ Hà Nội thấp nhất từ 3.600k (VietnamAirline)
Vietnam Airlines khai thác mỗi ngày 1 chuyến bay Airbus từ Hà Nội đi Phú Quốc khởi hành lúc 8:40 và đến nơi lúc 10:45. Chuyến bay theo chiều ngược lại khởi hành từ Phú Quốc lúc 11:35 và đến nơi lúc 13:40.
Vietnam Airlines khai thác mỗi ngày 17 chuyến bay với máy bay ATR và 1 chuyến bay với máy bay Airbus. Viet Jet Air cùng khai thác mỗi ngày 1 chuyến bay với máy bay Air Bus. Thời gian bay là 50 phút.
Vietnam Airlines khai thác mỗi ngày 1 chuyến bay với máy bay ATR khởi hành từ Cần Thơ đi Phú Quốc lúc 13:00 và đến nơi lúc 13:45. Chuyến bay theo chiều ngược lại khởi hành từ Phú Quốc lúc 11:35 và đến nơi lúc 12:20.
Các phương tiện đi lại ở Phú QuốcTrên đảo Phú Quốc luôn có sẵn các dịch vụ taxi, dịch vụ thuê xe du lịch cho đoàn. Tuy nhiên, nếu trong đoàn của bạn không có em bé và người già, các bạn nên thuê xe máy để khám phá Phú Quốc thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn. Giá thuê xe máy ở Phú Quốc dao động quanh 150k/1 ngày, xăng xe tự đổ
Nội dung này đang được cập nhật
Là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu ở Việt Nam, hệ thống khách sạn resort ở Phú Quốc thuộc hàng đa dạng và nhiều nhất cả nước. Tùy theo mức độ chi phí bỏ ra của mình, các bạn có thể lựa chọn những resort bình dân khoảng 1000k 1 đêm cho đến những resort sang chảnh có giá lên tới 10000k++. Tuy vậy, Phú Quốc cũng không thiếu những khách sạn có giá cả phải chăng nhưng chất lượng lại vô cùng tốt để các bạn tham khảo, thường những khách sạn dạng này sẽ ở quanh trong khu vực thị trấn Dương Đông, có thể không có bể bơi, bãi biển riêng nhưng đảm bảo những dịch vụ còn lại đủ để khiến bạn có một chuyến du lịch thoải mái ở Phú Quốc.
Homestay là hình thức du lịch ở cùng người dân địa phương, ăn uống và sinh hoạt để cùng tìm hiểu thêm về các đặc trưng văn hóa bản địa. Ở Phú Quốc, thực chất homestay đúng nghĩa không có nhiều do hầu hết các cơ sở lưu trú ở trên đảo là do người dân từ nơi khác đến kinh doanh. Bạn có thể tìm thấy một số homestay thực sự ở các hòn đảo phía An Thới. Homestay giờ được mở rộng định nghĩa ra bao gồm cả các khách sạn, nhà nghỉ có phòng dorm (phòng tập thể giá rẻ), một lựa chọn rất được các bạn Tây ba lô ưa thích. Những phòng dạng này rất phù hợp với những bạn đi một mình hoặc ít người, thường xuyên di chuyển ra ngoài đi chơi và chỉ quay về phòng khách sạn để ngủ.
Ăn gì khi đi du lịch Phú QuốcPhú Quốc có vô vàn các địa điểm ăn uống cho bạn, nếu có thể tự khám phá được các địa điểm vừa ngon vừa hợp với gu của bạn thì chắc chắn là rất thú vị rồi, phải không ? Còn nếu bạn chỉ thích nằm ì trong phòng mỗi buổi sáng hoặc sau mỗi buổi đi chơi về thì Cùng Phượt tin rằng các món ăn được chế biến ngay tại khách sạn bạn ở cũng đã khá ngon cho bạn thưởng thức rồi.
Khi du lịch Phú Quốc, nếu cần các địa chỉ ăn uống hải sản với giá cả phải chăng các bạn có thể tham khảo Quán Việt ở 261 Nguyễn Trung Trực, Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc. Quán trước đây ở Bãi Khem, vốn là nơi có thể mua hải sản ngon và rẻ nên chất lượng đồ hải sản của quán khá ổn. Ngoài gỏi cá trích là đặc sản, quán còn nổi tiếng với món súp nấm tràm, cơm chiên ghẹ.
Nhân đây cũng xin chia sẻ với các bạn một số địa điểm phù hợp với ăn sáng quán ăn ngon tại Phú Quốc như sau
Quán có không gian gia đình với chỗ ngồi rộng rãi, có máy lạnh, có bồn hải sản tươi sống để khách lựa chọn. Đặc biệt, vào những ngày trời mưa nếu gia đình có trẻ nhỏ bạn có thể nhờ quán cho xe đưa rước MIỄN PHÍ. Chỉ cách chợ đêm Phú Quốc khoảng vài trăm mét, sau khi ăn tối xong các bạn có thể ghé chợ đêm để tham quan hoặc vui chơi.
Quán Việt mở cửa từ 10 sáng hàng ngày, nếu đi cùng nhiều người, các bạn có thể gọi đặt bàn trước cho quán theo số điện thoại 0932 620 779 để quán có thể sắp xếp chỗ ngồi và chuẩn bị được chu đáo hơn.
Một số quán ăn khác ở Phú Quốc
Quán ăn Lê Giang – Nằm ngay vòng xoay chợ đêm, quán ăn lê giang là địa chỉ ăn sáng quen thuộc của những du khách đi theo đoàn. Giá cả khoảng 25k
Quán ăn Quốc Anh – Đồ ăn ở đây được nhiều khách khen ngon, giá 30k/tô. Đường 30/4 Phú quốc, gần khách sạn Thăng Long.
Quán bánh canh chả cá – Là quán ăn bình dân nằm bên lề đường, ngay sát khách sạn Thăng Long, nếu bạn thích ngồi nhìn cảnh đường phố và thưởng thức hương vị bản địa hãy đến đây là thử. 20k/tô.
Buffet sáng ở Hotel Hương Biển – Bạn có thể gọi đến hotel để đặt xuất ăn sáng Buffet tại nhà hàng này dù bạn không thuê phòng ở đây.
Ghẹ Hàm Ninh giá từ 100k-150k/kg tùy nhỏ to nhưng ghẹ to ở Phú Quốc cũng chỉ bằng ghẹ mới đẻ ở miền Trung. Ghẹ to quá ăn ko ngon, ghẹ bé quá thì ko có thịt, ghẹ ăn khoảng 6-7 con một ký, thích ăn gạch thì lựa ghẹ cái, thịt nhiều thì ăn con đực, ghẹ chắc là ghẹ ngon. Ðến đây mà chưa thưởng thức ghẹ luộc thì coi như chưa trọn vẹn.
Ghẹ là đặc sản Phú Quốc, gần như lúc nào cũng có. Những con ghẹ vừa bắt lên đem luộc, màu đỏ tươi, thịt chắc nịt, chấm muối tiêu chanh thật tuyệt vời. Nhưng ăn ghẹ ngon nhất thì phải đến Làng Chài Hàm Ninh hoặc bạn cũng có thể tới đây chơi và mua ghẹ mang về nhờ khách sạn nơi bạn ở chế biến cho.
“Nước mắm ngon đem dầm con cá trích Anh có vợ rồi đứng xích cho xa”
Câu ca ấy đã khiến du khách bốn phương phần nào hình dung về sự hấp dẫn của món ăn làm từ con cá trích. Không cầu kỳ trong cách chế biến nhưng món cá trích đòi hỏi nhiều công đoạn tỉ mẩn: từ việc phải chọn những con cá trích thật tươi, vảy bóng trắng; vỏ bánh phải làm bằng bột gạo nguyên chất và được nhúng vào nước cốt dừa loãng cho mềm đến rau sống phải hội tụ đủ cả rau rừng và rau trồng như: đọt dứa, bằng lăng, xà lách, húng cay, dấp cá…
Cuộn các thứ rau vào bánh tráng, cho thêm vài sợi dừa nạo, gắp miếng cá trích còn tươi đỏ chấm chung với nước mắm Phú Quốc, từ từ đưa vào miệng, vị mềm giòn, ngòn ngọt, chua chua của cá, vị béo của dừa và lạc rang hòa trong cái vị cay, chan chát của rau rừng cứ tan dần trong miệng khiến cho bất kỳ ai khi có cơ hội thưởng thức lần đầu sẽ thấy là lạ, lần thứ hai thấy ngon và rồi nghiện ăn món này lúc nào không hay.
Nét đặc biệt của cư dân Phú Quốc là khi ăn gỏi cá trích phải uống chút rượu sim, bởi cá trích có rất nhiều đạm và còn tươi sống, khi ăn gỏi cá dùng chút ít chất men để tốt cho tiêu hóa, đồng thời tạo nên sự hưng phấn, êm ấm bên gia đình sau những ngày ra khơi.
Quây quần bên mâm bàn còn là dịp để cho các ngư dân hàn huyên tâm sự, trao đổi kinh nghiệm với nhau về việc đánh bắt hải sản và bàn tính chuyện ra khơi sắp tới. Có thể nói, gỏi cá trích và rượu sim đã quyện chặt với nhau trong các bữa ăn gia đình trên đảo Phú Quốc mà khó có món ăn nào sánh được.
Có rất nhiều loại ốc nhảy, trong đó phổ biến nhất là ốc nhảy trắng và ốc nhảy đỏ. Sở dĩ phân biệt được như vậy là nhờ màu sắc của vỏ ốc. Ốc nhảy trắng vỏ dày, thịt thơm và béo hơn ốc nhảy đỏ. Có lẽ nhờ chất lượng thịt thơm ngon hơn nên giá ốc nhảy trắng cũng cao hơn. 1kg ốc nhảy đỏ khoảng 110k – 120k /kg (loại 30 – 35 con/kg), trong khi 1 kg ốc nhảy trắng cùng loại là 180k /kg.
Món ốc nhảy ngon nhất là luộc với sả, tuy nhiên thỉnh thoảng mình cũng hay chế biến các món như ốc nhảy nướng, ốc nhảy sốt sa tế… Món ốc nhảy nướng và ốc nhảy luộc, hấp sả hợp với ăn chơi hơn, còn nếu để làm món mặn trong bữa cơm thì món ốc nhảy sốt sa tế là hợp nhất.
Còi biên mai chính là hai lớp cơ thịt nối liền hai mảnh con sò biên mai. Có thể thấy con sò này lớn cỡ nào nếu bạn cứ hình dung với con sò huyết quá thông dụng ở đất liền có hai bộ phận còi chỉ như cây tăm tre nhỏ thì còi biên mai lại lớn bằng đồng xu và lớp thịt dày đến nửa lóng tay. Con biên mai lớn xác vậy nhưng thịt của chúng rất nhão và ăn không ngon. Mọi tinh túy của con vật này chỉ tập trung vào hai cái còi. Có rất nhiều cách chế biến món còi biên mai: xào cùng với nấm đông cô, nấm rơm, củ hành cùng cải bẹ xanh. Các đầu bếp còn pha thêm một chút tương đậu nành vào nước nấu xâm xấp cho ra một màu nâu đậm của đất phù sa. Cái ngọt đậm đà của thứ hải sản lạ hợp cùng cái ngọt nhẹ nhàng của các loại nấm, ngọt hăng của hành pha thêm một chút cay nồng của cải xanh khiến mọi người có thể ăn không biết no.
Tuy nhiên, với người sành ăn muốn thưởng thức hương vị nguyên sơ của biển cả thì không gì qua nổi món còi biên mai nướng muối ớt. Cả một đĩa còi biên mai được ướp cùng muối hạt to đã được đâm nhuyễn vào đó mấy trái ớt đỏ tươi. Thực khách cứ lấy một vài sống lá dừa xâu chuỗi chúng lại để nướng trên bếp than đỏ rực. Cái mặn mà của muối, cái cay xé lưỡi của ớt càng nâng tầm vị ngọt của còi biên mai. Và cũng chỉ chế biến bằng cách này thì còi biên mai mới giữ được độ dai và giòn hết chỗ chê
Mực trứng là những con mực to hơn ngón tay cái người lớn, dài gần bằng gang tay, có ở các vùng biển miền Trung, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng biển Phú Quốc. Thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch là mùa mực trứng rộ nhất. Chế biến món này không khó, điều kiện đầu tiên là bạn phải chọn những con mực trứng còn tươi, khi ăn mới có vị ngọt của thịt và béo của trứng.
Mực trứng rửa sạch, ướp với muối ớt, dầu ăn để trong khoảng 15 phút cho ngấm đều gia vị. Sau đó xếp mực đã ướp lên vỉ và nướng trên bếp than hồng. Nướng thật đều hai mặt, khi thấy thân mực săn lại, căng lên, có màu vàng cùng hương thơm tỏa ra là mực đã chín. Ăn nóng với nước mắm hoặc muối tiêu chanh, kèm theo ít dưa leo và rau răm.
Tôm sú biển nướng là một món ăn dân dã nhưng mang đậm bản sắc Việt, nhất là đối với người dân những khu vực ven biển. Tôm được rửa sạch tẩm uớp qua một chút rồi đưa vào vỉ nướng trên than hồng đỏ rực.
Ốc hương Phú Quốc, đúng như cái tên, có mùi thơm đặc trưng, có một số người nói mùi của ốc hương giống mùi lá dứa nhưng sự thật thì chỉ khi ăn bạn mới có thể cảm nhận được rõ rệt nó. Mùi hương này dù luộc, nướng hay xào đều nổi bật và khác biệt hẳn với những loại ốc biển khác.
Ốc hương có nhiều cách chế biến khác nhau. Có người thích luộc, có người thích nướng (nướng tự nhiên hoặc nướng muối ớt), có người thích hấp, tẩm bột chiên giòn, lại có người thích làm gỏi hoặc sốt me chua cay. Phổ biến ở Phú Quốc là món ốc hương nướng chấm muối ớt, muối tiêu chanh, hoặc tương ớt. Hấp dẫn nhất là khi nướng gần chín, chúng ta cho chút mỡ hành hoặc dầu ăn vào miệng ốc rồi tiếp tục nướng, thịt ốc sẽ trở nên vàng ruộm và bốc mùi thơm nức.
Tôm mũ ni có 10 chân, thợ lặn có thể dễ dàng nhận dạng qua bộ xúc giác to như cái đĩa lớn trước đầu, gợi nhớ hình ảnh “mũ ni che tai” nên được đặt tên là tôm mũ ni. Thịt mềm, ngọt, thơm ngon và đặc biệt bổ dưỡng.
Cá bớp thường sống trên các bãi bùn và cát thuộc vùng triều nước mặn. Cá này có đặc tính là hay đào hang có hai lỗ hoặc nhiều hơn làm nơi trú ẩn và đẻ trứng. Lúc triều xuống, chúng rời hang và lướt trên bùn hoặc trên đá để ăn tảo, thức ăn yêu thích của chúng là tảo silic. Một con cá bớp trưởng thành có trọng lượng trung bình từ 5 – 15 kg/con.
Cá Bớp là một trong những hải sản cao cấp và đặc biệt của đảo Phú Quốc để làm nên những món ngon Phú Quốc. Cá được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và ngon miệng.
Đây là loại ốc có hình dáng hơi lạ mắt, vỏ gồm nhiều gai nhọn tủa ra nên mới có tên ốc gai – thường sinh sống quanh các hải đảo vùng biển Tây Nam. Giới sành hải sản rất thích loại ốc này nhờ thịt nhiều, béo và ngọt. Ốc gai có nhiều cách chế biến khác nhau như nướng, luộc, xào tỏi, hấp gừng, trộn gỏi, nhưng thông thường nhất là ăn nướng hoặc luộc, vừa thơm ngon, vừa tiện lợi và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ốc bắt được chỉ cần rửa sạch là có thể chế biến ăn liền. Nếu muốn ăn luộc thì rất đơn giản, chỉ cần cho tất cả ốc vào nồi, đổ ít nước, chút muối và cho thêm vài tép sả rồi đậy nắp lại, nấu sôi độ 15 phút là chín.
Món ốc gai nướng có mùi vị thơm ngon độc đáo. Trước khi ăn nên chọn những con vừa nướng chín rồi dùng chiếc tăm tre nhọn khều thịt ra, mùi thơm xông lên tận mũi đủ kích thích vị giác, làm mọi người háo hức muốn vào cuộc. Thịt ốc có màu trắng đục, no tròn, cho vào miệng nhai từ từ sẽ cảm thấy vừa béo, vừa dai dai, giòn giòn, hương vị đậm đà khác hẳn với mùi vị của ốc mỡ, vọp hoặc nghêu, sò.
Nhum thường sống thành đàn ở những vùng biển nước ta, nhiều nhất là ở Cà Ná, Ninh Thuận và Phú Quốc, Kiên Giang. Chúng thường quần tụ ở những nơi có nhiều rạn san hô, đá ngầm và hang hốc để ăn rong rêu, cỏ biển, đặc biệt là cỏ lá hẹ. Ngoại hình nhum tròn như quả cầu nhỏ, nhiều gai tua tủa tựa lông nhím nên còn có tên cầu gai hay nhím biển. Chế biến nhum, có lẽ công đoạn vất vả nhất là cắt hết số gai tua tủa bao quanh. Nhum sau khi được “dọn” hết gai chỉ còn lại quả cầu tròn sần sùi to cỡ quả banh tennis. Dùng dao chẻ đôi, bỏ hết bộ lòng choáng gần hết bên trong sẽ thấy lớp thịt màu vàng đục bám dọc bên thành “quả cầu”, đó là phần quý của con nhum.
Dân Phú Quốc có ba cách chế biến nhum. Cầu kỳ nhất là cạo hết lớp thịt bên trong, xào sơ với mỡ tỏi và cho vào nồi cháo đang sôi. Cháo nhum với vị béo, bùi và đặc biệt có mùi thơm ngai ngái rất đặc trưng, được xem là thức ăn bổ dưỡng, giúp nhanh lấy lại sức sau những chuyến đi biển, những khi đi đường xa mệt nhọc.
Thế nhưng, cách ăn nhum phổ biến nhất ở Phú Quốc là cắt đôi con nhum, nướng quanh lửa hồng. Trên bếp hồng, nhum nướng nhanh chóng tỏa mùi. Chỉ cần nướng sơ, dùng muỗng nạo phần thịt chấm muối tiêu chanh… là sẽ thưởng thức được thịt nhum thơm, béo. Những người thích gọn lẹ hơn thì cứ chanh, mù tạc cho vào nửa “quả cầu”. Món nhum tái chanh, mù tạc càng thích hợp nếu trên bàn tiệc có chút rượu
Đã thành truyền thống, cứ sau cơn mưa, những người sống bằng nghề hái nấm bắt đầu vào rừng, dạo qua nhiều khu vực xem nơi nào nấm đã bắt đầu phát triển. Độ một tuần sau là có thể đến để thu hoạch. Giống nấm tràm mau lớn nhưng cũng chóng tàn, nên phải hái nấm trong vòng một tuần sau cơn mưa, nếu không nấm sẽ lụi tàn. Thường họ đi cả gia đình, có khi cả chục người, cặm cụi hái cả ngày đến khi những chiếc giỏ mang theo đầy ắp mới ra về. Nấm tràm sau khi hái về, gọt bỏ lớp vỏ dính đất dưới chân, rửa sạch, luộc chín rồi ngâm nước lạnh hoặc trước khi chế biến thì phi tỏi với dầu ăn cho thơm, cho nấm vào xào qua, nêm muối là có thể cất vào tủ lạnh dùng dần. Khi trời nắng đem nấm đi phơi khô để được lâu hơn. Nấm tràm đắng. Thường thì nấm khô ăn không thơm và không ngon bằng nấm tươi. Muốn nấm bớt đắng thì nên rửa cho thật kỹ. Nấm khô phải ngâm, rửa nhiều lần cho sạch cát, sau đó luộc vài nước rồi mới chế biến. Nấm tươi cũng nên luộc nhiều lần.
Khi mang ra nấu sẽ không đắng nhiều nữa về sau lại rất ngọt và mát. Chính cái vị đắng đặc trưng tạo nên món ngon khó quên của món nấm tràm đặc biệt nơi đây. Các nhà hàng ở Phú Quốc thường trữ nấm trong tủ đông quanh năm để bán cho khách phương xa ra thăm đảo như một món ăn độc đáo của người dân bản địa. Các chợ ở huyện đảo nơi nào cũng bán cả thúng lớn nấm cho khách mua.
Phải là cá sòng còn tươi roi rói (vừa lưới lên, còn sống thì càng tuyệt), nếu cá đã sắp ươn thì không ngon và… hỏng vị. Trước khi thưởng thức món cá nướng tuyệt vời này, ta nên chuẩn bị tươm tất một chút. Than củi thật khô, vỉ nướng, hoả lò vừa phải, chanh, muối, ớt, bánh tráng mỏng và một dĩa rau sống đủ loại ăn kèm. Cá bắt lên không cần móc mang móc ruột, rửa sơ qua nước biển, để lên rổ một chốc cho thật ráo. Hoả lò đã rực than hồng, đặt vỉ nướng, rồi xếp vài con cá sòng (đừng tham… xếp nhiều, chỉ vài con thôi, vì món này nhấm nháp từ từ mới thú), khêu than và chờ cá chín.
Chấm cuốn bánh tráng gồm hỗn hợp rau và cá sòng nướng vào chén muối ớt chanh (chanh nhiều, ớt nhiều, thêm chút nước, chút bột ngọt – không dùng nước mắm) rồi đưa lên miệng nhai nhè nhẹ mà xem, cả hương rừng vị biển như vừa dừng lại trên đầu lưỡi, rồi tan ra, thấm đẫm vào từng chiếc gai vị giác ngọt ngào. Nhấm thêm chút rượu ngâm quả sim rừng ở đảo, rồi thêm chút cá chút rau, không gian như chợt ngừng trôi, ngày như tan ra cùng những con sóng nhỏ. Biển – trời – đảo chếnh choáng theo chiều…Thường xuyên trở qua trở lại cho cá bén than chín đều, khi thấy hai bên phi lê cá vàng ươm tươm mỡ thơm nức mũi là cá đã chín tới. Nhẹ nhàng nâng cá ra khỏi vỉ nướng, nhẹ nhàng xếp cá lên dĩa và cũng nhẹ nhàng gỡ từng thớ thịt kẹp rau cuốn bánh tráng thưởng thức.
Cá bò da hay thường còn được gọi là cá da bò, dáng hình rất xấu, bù lại thịt lại trắng và rất thơm, vị thì dai ngon như thịt gà. Món cá nướng này ngon hơn nếu cá đủ to chừng 2 kg. Người ta làm sạch cá, sạch ruột, ướp cá với gia vị, có thể nướng trực tiếp trên than hồng hoặc gói giấy bạc nướng. Từ khâu làm sạch, khâu ướp đến nướng, cá bò da đều không gây cảm tình được với ai cả, thế nhưng khi nướng xong, chờ cá ráo nước, khía thớ thịt ra mới cảm nhận vị thơm ngon rất đằm thắm của nó. Cá bò da nướng có thể chấm muối muối tiêu chanh hay muối ớt ăn chơi chẳng khác nào thịt gà ngon.
Gà hấp tiêu xanh Phú QuốcNếu sau những ngày dài thưởng thức hải sản đến mức phát ngấy, bạn có thể đổi một chút hương vị bằng món này. Tiêu Phú Quốc vốn nổi tiếng thơm sẽ làm cho món gà hấp nước mắm tiêu này ngon hơn rất nhiều.
Chắc hản ai khi đi du lịch Phú Quốc cũng sẽ quan tâm tới việc chơi gì ở Phú Quốc. Trước kia, Đảo Ngọc còn hoang sơ và chưa có nhiều dịch vụ nhưng trong những năm gần đây, các nhà đầu tư ồ ạt tới Phú Quốc khiến nơi đây không còn vẻ yên bình vốn có nhưng đổi lại các dịch vụ mọc lên đầy đủ để phục vụ du khách
Vinpearl Safari Phú QuốcTọa lạc tại khu vực Bãi Dài, phía Tây Bắc đảo Phú Quốc, Công viên chăm sóc và bảo tồn động vật Vinpearl Safari là vườn thú mở lớn nhất Việt Nam. Trong giai đoạn 1, với quy mô 180ha, Vinpearl Safari quy tụ khoảng 2.000 cá thể, đại diện cho 140 loài động vật quý hiếm từ khắp nơi trên thế giới; được chia thành hai khu vực chính: công viên động vật hoang dã, khu vườn thú mở:
660 cá thể của 45 loài động vật
Khách đến thăm có cơ hội ngắm nhìn một số động vật tiêu biểu như Tê Giác Trắng, Hổ Bengal, Sư Tử Châu Phi, Hươu Cao Cổ , Ngựa Vằn và các loài Linh Dương Châu Phi
Công viên động vật hoang dã:
1.500 cá thể của 100 loài động vật
Một số loài động vật quý hiếm sẽ được chăm sóc ở nơi đây như Tinh Tinh, Chà Vé Chân Đen, Vượn Cáo Trắng Đen, Vượn Cáo Đuôi Khoang, Hà Mã Lùn, Hồng Hạc và Gà Lôi Lam Đuôi Trắng
Khu vườn thú mở
Không chỉ đơn thuần là công viên trưng bày động vật hoang dã, Vinpearl Safari còn giữ vai trò là một trung tâm lưu trữ, bảo tồn và nhân giống các loài động vật, thực vật quý hiếm của Việt Nam và thế giới.
Từ trung tâm của thị trấn Dương Đông, các bạn có thể sử dụng xe buýt miễn phí của Vinpearl để tới thăm vườn thú này. Thời gian mở cửa từ 9h-16h30.
Tại Thủy cung Vinpearlland Phú Quốc, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm loài sinh vật biển kỳ thú từ khắp mọi nơi trên thế giới, được chia ra làm các khu riêng biệt như khu vực nước ngọt, khu vực nước mặn hay khu vực bò sát.
Ngoài ra, các chương trình biễu diện đặc sắc, thú vị như tiết mục biểu diễn của những nàng tiên cá xinh đẹp, hay tiết mục biểu diễn cho cá ăn cũng sẽ được tổ chức hàng ngày tại Thủy cung tuyệt đẹp này.
Giờ biểu diễn: – Chương trình Nàng Tiên Cá: 11:00 và 15:00 – Chương trình Cho Cá Ăn: 10:00 và 17:00
Công viên nước Vinpearl Land Phú Quốc là tổ hợp bao gồm bãi tắm và hàng loạt các trò chơi dưới nước thú vị, vui nhộn tạo cảm giác mạnh dành cho mọi lứa tuổi. Giữa không gian bao la của nước, bạn sẽ đốt cháy năng lượng của mình với những trò chơi, những trải nghiệm, những niềm vui bất tận. Với những trò chơi không-thể-bỏ-qua như Đường trượt lốc xoáy Tornado, Đường trượt siêu lòng chảo, Đường trượt nhiều làn
Bên cạnh các trò chơi trong nhà, công viên giải trí Vinpearl Land Phú Quốc còn có khu trò chơi ngoài trời với nhiều trò chơi cảm giác mạnh độc đáo như Đĩa bay, Đĩa quay siêu tốc, Đu quay khổng lồ.
Được hé lộ là “Sân khấu hoành tráng nhất trong lịch sử các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam” – Sân khấu nhạc nước của Vinpearl Land Phú Quốc sẽ là nơi đăng quang của người đẹp Việt 2014. Với sức chứa lên đến hàng ngàn người, được đầu tư hiện đại và công phu, Sân khấu biểu diễn nghệ thuật nhạc nước Vinpearl Land Phú Quốc sẽ không chỉ là nơi tỏa sáng của nhan sắc mà còn là nơi thăng hoa của nghệ thuật và âm nhạc.
Trong chương trình biểu diễn này, du khách sẽ được thưởng thức và bị mê hoặc bởi những màn biểu diễn hấp dẫn, làm quen với những chú hải cẩu đen trũi thông minh kỳ lạ biểu diễn những động tác chào khán giả, bơi trên cạn, nhảy qua vòng hay bơi tìm vòng ngộ nghĩnh, hay những chú cá heo dễ thương, hiếu động – nhân vật chính của chương trình. Khán giả sẽ được tận mắt chứng kiến những màn nhào lộn trên không chào khán giả, hay hấp dẫn hơn là những bước khiêu vũ lạ lẫm với Huấn luyện viên, vẽ tranh, đẩy Huấn luyện viên lướt đi trên mặt nước. Đàn cá heo như những đứa trẻ ganh đua nhau trong mỗi trò chơi để nhận phần thưởng thức ăn từ các Huấn luyện viên.
Ở quần đảo An Thới có rất nhiều điểm để bạn có thể ngắm san hô và câu cá, vì nơi đây có nhiều đảo khoảng 18 đảo nhưng chỉ có khoảng 12 đảo lớn nhỏ như : Hòn Thơm, Hòn Dăm Trong, Hòn Dầu, Hòn Dừa, Hòn Gầm Ghi,…là nơi có san hô đẹp nhất.
Đi Phú Quốc mà không câu cá là thiếu hẳn đi một nét độc đáo thú vị ở đảo ngọc xinh đẹp này. Được ngồi trên tàu đánh cá ngắm biển xanh lặng sóng, tới những rạn đá tập trung cơ man nào là cá mú, cá tram, cá lù, cá đồng và liên tiếp giật giây câu là niềm vui khó tả.
Nếu đi Phú Quốc vào đúng dịp biển êm, các bạn còn có cơ hội trải nghiệm một trong những hoạt động rất thú vị về đêm đó chính là đi câu mực. Câu mực hấp dẫn du khách không những vì cách câu độc đáo (không cần mồi) mà câu mực còn là ký ức đẹp của những du khách yêu biển. Thật tuyệt khi chính tay bạn câu được những con mực đang săn mồi dưới biển hay vớt được những chú cá kiếm, cá xanh xương đang nổi mình trên mặt biển. Chiến lợi phẩm là mực câu hay cá vớt được sẽ được phục vụ ngay trên tàu theo kiểu riêng của dân chài ( luộc, nướng cùng với nồi cháo mực nóng hổi bốc khói sẽ cho bạn một cảm giác thật thú vị ).
Hướng dẫn: Đi tới cuối chợ đêm Dinh Cậu có bến tàu, các bạn có thể ra đấy để tham gia chuyến câu mực. Giá vé 150k/1 người, đủ người là tàu chạy. Thời gian chuyến đi kéo dài khoảng 3 tiếng.
Trước đây bãi khem thuộc địa phận quản lý của quân đội, do địa thế kín đáo và yên tĩnh thích hợp cho việc diễn tập, bởi vậy Bãi Khem vẫn giữ được nhiều nét sơ khai, chưa có tác động các cơ sở hạ tầng du lịch.
Mọi dịch vụ ở bãi Khem được đánh giá là rất phải chăng. Bãi khem còn có dịch vụ đi câu cá, chèo thuyền kayak, với giá rất rẻ. Với dịch vụ câu cá ở Giếng Tiên và lặn ngắm san hô với giá 400.000 đồng cho 4 người, bạn sẽ được cung cấp các dụng cụ câu cá và bếp than để nướng. Bạn nên mua thêm đồ uống, tôm, cua, ghẹ để cải thiện bữa ăn trên tàu. Với việc chèo thuyền kayak, xuồng 2 người trong 30 phút có giá 40.000 đồng, xuồng 1 người cho 30 phút có giá 30.000 đồng.
Khách du lịch đến Bãi Sao nếu thích các trò chơi cảm giác mạnh có thể thuê mô tô nước để khám phá vùng biển xung quanh.
Chú ý: Lái mô tô nước khá nguy hiểm và cần có nhân viên hướng dẫn đi cùng, các bạn nếu không quen thì không nên tự lái một mình để tránh các tai nạn đáng tiếc. Năm vừa rồi đã có 1 vụ tai nạn tử vong do khách lái mô tô nước không kiểm soát được tốc độ và đâm vào thuyền.
Lễ hội âm nhạc quốc tế EpizodeFestival biển Epizode là một dự án đa văn hóa cấp quốc tế, bao gồm các sự kiện âm nhạc và thể thao. Ý tưởng chính của lễ hội là sự kết hợp truyền thống, lịch sử đất nước Việt Nam cùng âm nhạc và thể thao hiện đại.
Festival biển Epizode là một không gian được tổ chức sáng tạo với hàng loạt cơ sở kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt… Đây là sự kiện âm nhạc biển lớn nhất tại Phú Quốc dành cho du khách trong và ngoài nước được tổ chức hằng năm tại Sunset Sanato Beach Club, thu hút hơn 10.000 lượt du khách.
Các địa điểm du lịch ở Phú Quốc.Gành Dầu là một mũi đất nằm nhô ra biển ở phía Tây Bắc đảo Phú Quốc, thuộc địa bàn xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cách đường nước lịch sử khoảng 1,3 km và cách hòn Nầng Ngoài của Vương quốc Campuchia khoảng 2,5 km. Đây là vùng đất mới được khai phá và đưa vào phục vụ du lịch.
Bãi Dài nằm trên tuyến du lịch Bắc đảo, dài 15km chạy dọc bờ biển Tây Bắc của đảo từ Gành Dầu đến Cửa Cạn. Bãi biển cát trắng ngút ngàn cực kỳ hoang sơ, rừng già đại thụ lan tận sát biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn tuyệt đẹp tại các cửa sông nhỏ.
Trại nuôi chó xoáy Phú QuốcCùng với việc mở các điểm tham quan sản xuất nước mắm, vườn tiêu, cơ sở nuôi cấy ngọc trai thì hiện nay ở Phú Quốc còn có một điểm đến giải trí đó là trại bảo tồn và trường đua địa hình chó xoáy Phú Quốc Thanh Nga, ở ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương do ông Lê Quốc Tuấn làm chủ cũng đang thu hút đông du khách đến tham quan.
Trường đua chó xoáy Phú Quốc đã giúp cho nhiều du khách được trực tiếp quan sát tìm hiểu thực tế và tình cảm ơn về bản năng của loài chó xoáy Phú Quốc đặc biệt đối với trường đua địa hình chó xoáy Phú Quốc được xem là ý tưởng mới, độc đáo và bản thân tôi cũng như mọi người đến đây tham quan cảm thấy thật là thú vị.
Những tiêu chí để xác định một chú chó có phải là giống chó xoáy Phú Quốc không bao gồm:
Chó xuất xứ từ Phú Quốc
Có xoáy lưng tự nhiên
Chân màng vịt
Ngực nở, eo thon
Lông ngắn dưới 2cm
Đuôi vót cần câu
Bà Lê Kim Định là phu nhân của anh hùng Nguyễn Trung Trực, tên thường gọi là bà Điều, vợ cả nên dân địa phương gọi là Bà Lớn Tướng. Ông Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân sau khi chiếm Rạch Gía từ Hòn Chông đã dùng tàu vượt biển sang Phú Quốc, đóng tại Hàm Ninh. Với toan tính xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ miền Nam nước Việt,năm 1867, Pháp cho quân đổ bộ vào Hàm Ninh. Nguyễn Trung Trực đưa nghĩa quân sang Giếng Tiên thuộc Dương Đông rồi chuyển sang Cửa Cạn.Theo nghĩa quân có Bà Lê Kim Định, mẹ và em gái. Ba mẹ con Bà Điều là người Rạch Gía đã tổ chức kháng Pháp trên đảo Phú Quốc trước khi nghĩa quân Nguyễn Trung Trực kéo sang. Ngày nay, mộ của Bà Lớn nằm bên trái sông Cửa Cạn, ban đầu chỉ là ngôi mộ đất, xung quanh bao bọc gỗ cây trai. Đến ngày 27 -4- 1968, mộ được xây bằng đá và trùng tu lại vào ngày 4 -6 -1980. Ngôi mộ trở nên khang trang, được lát bằng gạch men, nằm trong vòng thành rộng lớn, bia mộ có dòng chữ trang trọng” Bà Lớn Tướng Lê Kim Định”. Du khách đến tham quan di tích này sẽ được nghe nhiều câu chuyện về bà. Theo truyền thuyết, vào những đêm trăng sáng, thỉnh thoảng dân làng thấy bà đi thuyền từ căn cứ ra làng, thuyền có che lọng xanh, thuyền bà lướt đi êm được cuộc sống an lành và làm ăn sung túc. Người dân Phú Quốc lưu truyền câu chuyện này với nhiều đức tin và lòng đầy kính trọng. Giổ của Bà được tổ chức hằng năm vào ngày 19 -8 Âm lịch. Người dân khắp nơi về đây chiêm bái rất đông
Rượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc. Mặc dù cây sim có ở nhiều nơi, nhưng sim ở Phú Quốc có những đặc điểm riêng. Cây sim có 2 loại, đó là Hồng sim và tiểu sim, đều có lá mặt dưới màu trắng có lông, trái khi chín có màu tím đen. Trái sim dùng làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là Hồng sim.
Dinh nằm cách thị trấn Dương Đông 200 m về phía Tây, trên một ghềnh đá quay mặt ra biển, ở cửa sông Dương Đông. Không rõ Dinh Cậu có từ năm nào, chỉ biết ngôi dinh hiện nay được xây dựng ngày 14 tháng 7 năm 1937, và được trùng tu ngày 14 tháng 7 năm 1997.
Từ bãi biển, du khách leo lên 30 bậc đá là đến “Thạch Sơn Điện”. Bên trong đền có tượng thờ Nhị đầu Vương Thái Tử (Cậu Tài – áo đỏ, Cậu Quý- áo xanh) và bài vị cung thỉnh Chủ Ngọc Nương Nương bằng chữ Hán. Hai bên là bài vị thờ Tả ban & Hữu ban liệt vị. Cậu Tài và Cậu Quý, vị thần có uy quyền trị vì sông nước và có thể cứu giúp tàu bè khi gặp nạn.
Trước mỗi chuyến ra khơi hay vào dịp lễ ,Tết; người dân đảo lại đến thắp hương cầu an. Hàng năm vào rằm 16/10 âm lịch, nhân dân mở hội lớn tại đền. Bên trái đền là ngọn hải đăng cao 11m, hướng dẫn tàu bè vào cửa Dương Đông. Dinh Cậu không chỉ cuốn hút khách thập phương bằng những truyền thuyết huyền bí mà đây còn là địa điểm lý tưởng để thưởng ngoạn hoàng hôn trên biển.
Vườn nằm ở phía Đông Bắc đảo Phú Quốc. Vườn bao gồm địa phận khu bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo, khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu, Cửa Cạn và một phần các xã Cửa Dương, Hàm Dương, Dương Tơ và thị trấn Dương Đông. Phía Đông và phía Bắc sát với bờ biển. Điểm cao nhất là núi Chùa (603m).
Vườn có diện tích 31,422ha, trong đó có 12,794 ha rừng, rất đa dạng về hệ động thực vật – đã ghi nhận được 929 loài. Theo thống kê, biển nơi đây có khoảng 89 loài san hô cứng, 19 loài san hô mềm, 125 loài cá ở rạng san hô, 132 loài thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài rong biển.
Hệ sinh thái động thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với 470 loài thực vật bậc cao và 140 loài động vật hoang dã. Trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếm và có giá trị đặc biệt. Với ưu thế tập trung các hệ sinh cảnh của cả nước, bao gồm: rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng cỏ tranh, rừng nham, rừng nguyên sinh… Vườn Quốc gia Phú Quốc là một bảo tàng động thực vật hiếm có của Việt Nam.
Vườn Quốc Gia Phú Quốc nằm ngay trên tuyến du lịch Bắc đảo, du khách có thể ngắm rừng trong lộ trình đi xe hơi xuyên rừng từ Dương Đông đi Gành Dầu hay Bải Thơm ( khoảng 40km). Chưa có thuyền du lịch dã ngoại thăm rừng.
Xã Hàm Ninh nằm trên bờ biển phía Ðông đảo, sau lưng là núi rừng, trước mặt là biển cả mênh mông. Dân cư tập trung ven bờ rạch Hàm. Ðến Hàm Ninh như người hoài cổ trở lại làng xưa. Cuộc sống ở đây gần như còn giữ nguyên vẻ hoang sơ với nhà tranh vách tre tạm bợ. Nghề chính vẫn là nghề lặn ngọc trai, bắt hải sâm (đồn đột) và giăng lưới ghẹ.
PHÍA NAM ĐẢO
Biển Hàm Ninh ra xa vài trăm thước mà vẫn còn cạn. Khi nước ròng, bãi cát mênh mông chạy tít ra xa, lúc nước lên, tràn ngập bãi, vào tận mé rừng.Ðứng trên bãi Hàm Ninh, các hòn thuộc quần đảo Hải Tặc (của Hà Tiên) ló dạng xa xa. Chệch về Ðông Nam, hòn Nghệ mờ mờ trên làn nước biếc. Phía Nam là mũi ông Ðội – mũi đất cuối cùng của đảo Ðến đây mà chưa thưởng thức ghẹ luộc thì coi như chưa trọn vẹn. Ghẹ là đặc sản vùng này, gần như lúc nào cũng có. Những con ghẹ vừa bắt lên đem luộc, màu đỏ tươi, thịt chắc nịt, chấm muối tiêu chanh thì ngọt biết chừng nào !
Cách trung tâm Dương Đông khoảng 9km về phía Nam, Suối Tranh là một con suối hiền hoà ẩn mình dưới tán rừng rậm rạp. Được hợp lưu bởi vô số những khe nhỏ bắt nguồn từ dãy Hàm Ninh, dòng chính của Suối Tranh dài khoảng 15km với nhiều ghềnh thác, khối đá to và những hồ nước nhỏ trong lòng suối.
Từ chân suối, du khách đi theo đường lát đá gập ghềnh lên nguồn 300m để khám phá thiên nhiên kỳ bí, cắm trại, tắm suối – thác và nghỉ ngơi thư giãn giữa hương rừng. Có đọan suối chảy qua các ghềnh đá tạo nên những con thác mềm mại, trắng xóa trong màu xanh mượt mà của cỏ cây hoa lá. Khung cành tựa như bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nên người ta gọi là Suối Tranh.
Không mang màu vàng như biển Nha Trang, hay vàng đậm ngả sang nâu như biển Vũng Tàu, cát biển bãi Sao có màu trắng tinh và mịn như kem. Bãi Sao nằm gọn trong vòng tay trìu mến của hai dải núi thoai thoải mang đến không gian yên tĩnh và khí hậu trong lành. Chẳng thế mà, Bãi Sao là địa điểm du lịch mà các đôi uyên ương hay các gia đình yêu thích không gian riêng tư và yên tĩnh để nghỉ ngơi, thư giãn
Bãi Trường lại tiếp tục là một địa điểm không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch Phú Quốc, chỉ cách sân bay 7 phút chạy xe, thuộc xã Dương Tơ. Bãi trải dài thoai thoải gần 20km từ mũi Dinh Cậu đến Khóe Tàu Rũ, bãi được chia thành nhiều đoạn nhỏ nối liền nhau bởi những ghềnh đá, cây xanh và làng chài. Từ tháng 10 – tháng 4 hàng năm, bãi Trường là sự lựa chọn hoàn hảo vì đây là mùa bãi Trường đẹp nhất với mặt biển tĩnh lặng, sóng gợn lăn tăn. Đặc biệt, đây là điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất đảo Phú Quốc, sắc cam vàng của mặt trời được pha lẫn với sắc xanh tím của bầu trời, tạo thành một mảng trời đa sắc khiến tâm hồn bạn trở nên thanh tịnh và như rũ bỏ được hết những muộn phiền trong cuộc sống.
Sunset Sanato Beach Club nằm trong Bãi Trường, nổi danh là bãi biển độc đáo nhất tại Phú Quốc với những công trình nghệ thuật ấn tượng cùng các dịch vụ ăn uống và vui chơi thể thao trên biển. Hằng năm vào dịp Tết Dương lịch, đây cũng là nơi diễn ra lễ hội âm nhạc biển lớn nhất Phú Quốc Epizode.
Trong Chiến tranh Việt Nam, tù binh chiến tranh Trại giam tù binh Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống… Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.
Bãi Khem nằm phía Nam đảo Phú Quốc, thuộc thị trấn An Thới, cách thị trấn Dương Đông khoảng 25 km. Từ bãi Sao có một lối nhỏ dài khoảng 2 km có thể đi đến bãi Khem. Là một bãi biển vẫn còn vẻ hoang sơ, tĩnh lặng và không ồn ào như những bãi biển khác trên đảo Phú Quốc.
Cập nhật: Hiện tại ở nơi đây đã bắt đầu có những dự án xây dựng các khu nghỉ dưỡng nên trong tương lai có thể Bãi Khem sẽ không còn nữa.
Thiền viện trúc lâm chùa Hộ QuốcChùa Hộ Quốc (hay thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc) là một trong những công trình nằm trong dự án khu du lịch tâm linh có diện tích hơn 110ha (diện tích chùa chiếm khoảng 12%) thuộc ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Mỗi khi nhắc đến Phú Quốc, người ta thường nghĩ đến những bãi biển hoang sơ đầy nắng, những khu rừng già nguyên sinh, những đặc sản được thiên nhiên ưu ái ban tặng đã thành thương hiệu. Đến với Phú Quốc, du khách không chỉ tận hưởng kỳ nghỉ thoải mái, thưởng thức những đặc sản mà còn được chiêm ngưỡng và sở hữu vật phẩm quý giá đã gắn liền với định danh Phú Quốc thành thương hiệu, đó là ngọc trai.
Hòn Móng Tay được nhiều người yêu thích du lịch gọi là “Nàng tiên ngủ say chưa được đánh thức”. Thật quả đúng như vậy, nếu như bạn một lần ghé chân đến hòn đảo này, chắc hẳn sẽ vô cùng mê mẩn không gian thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ đến bất ngờ của nơi đây.
Trước đây, khi điều kiện đi lại còn khó khăn, hòn Móng Tay không có nhiều người dân đến đây sinh sống và phát triển, chính vì thế, hòn đảo này giữ nguyên được vẻ đẹp thiên phú như lúc ban đầu, không một tác động nào của con người làm ảnh hưởng đế nét tự nhiên, phóng khoáng, đẹp sâu lắng nhưng không kém phần bí ẩn và thú vị này.
Hòn Mây Rút Phú Quốc là một hòn đảo nhỏ hoang sơ nằm ở phía tây nam và tách biệt với đảo Phú Quốc, sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, không khí trong lành, mát mẻ cùng những bãi tắm tuyệt đẹp và không chỉ vậy khi đến đây bạn còn cảm nhận được sự ấm áp của lòng người và cái tâm của người làm du lịch, chắc chắn bạn sẽ không tìm được nơi nào khác trên bản đồ Việt Nam đặc biệt như Hòn Mây Rút đâu.
Mây Rút là hòn đảo nhỏ, siêu nhỏ, có hai hòn trong và hòn ngoài, cách cảng An Thới, Phú Quốc chừng 1 giờ đi ghe gỗ và khoảng 25 phút nếu đi tàu vỏ composite. Cả hai nơi đều có bãi tắm siêu đẹp, dừa cao, cát trắng, biển sạch, nước trong và siêu hoang vắng. Hòn trong hoang sơ hơn, hòn ngoài tiện nghi hơn. Trên đảo chỉ có một gia đình sinh sống đã nhiều thế hệ, họ có giếng nước và nuôi gà nên bạn có thể đặt một con gà để làm thức ăn. Nơi đây khá phù hợp với các hoạt động dã ngoại, cắm trại qua đêm. Tất nhiên, nếu có ý định cắm trại các bạn nhớ đừng để lại bất cứ chút rác nào để vẻ đẹp của đảo được giữ gìn lâu nha.
Hòn Dăm Ngang hay còn gọi là hòn Gầm Ghì nổi tiếng với những rặng san hô đẹp đến mê hồn. Nhìn từ xa, hòn Dăm Ngang có những tảng đá xung quanh với nhiều hình thù kỳ dị do gió và sóng biển tạc thành. Nơi này vẫn còn rất hoang sơ và sở hữu một vài bãi biển chưa bị khai thác du lịch. Làn nước mát rượi sẽ cho bạn vùng vẫy thỏa thích.
Mật độ san hô ở đây khá dày, đến mức chỉ cần úp mặt xuống nước đã có thể nhìn thấy rất rõ. Hệ sinh thái san hô xung quanh hòn Dăm Ngang được xếp vào bậc nhất ở Việt Nam về độ phong phú với 17 loại cứng mềm và hải quỳ khác nhau. Những dải san hô nhiều màu sắc chắc chắn sẽ gây ấn tượng với các du khách lần đầu đến đây.
Thuộc quần đảo An Thới, hòn Thơm có diện tích 5,7 km² tuy không quá lớn nhưng nơi đây sở hữu một vẻ đẹp thiên nhiên kỳ diệu có tiềm năng về dịch vụ du lịch và nuôi trồng hải sản. Hòn Thơm ngày nay đã có điện nước, trường học, trạm xá… nhằm đáp ứng cho dân chài và sự phát triển của vùng xã đảo. Điểm độc đáo trên hòn Thơm là người dân nào cũng có 2 nhà, một ở hướng Tây và một ở hướng Đông để di chuyển theo mùa gió tránh bão và gió mạnh.
Hòn Thơm có 4 bãi biển lớn bao gồm bãi Chướng, bãi Nam, bãi Nồm, bãi Chào. Bãi Chào nằm về phía Tây Bắc của hòn Thơm, đẹp nhất từ tháng 3 đến tháng 12 với khung cảnh là những hàng dừa thắng đều chạy dài tăm tắp cùng với 2 ghềnh đá hùng vĩ, bí ẩn tạo nên một cảnh quan thiên nhiên vô cùng kỳ thú. Cách đó không xa, mũi Kỳ Lân là điểm lặn ngắm san hô không thể bỏ qua và cũng là một thắng cảnh diệu kỳ được cấu tạo từ đá với nhiều hình dáng lạ mắt chắc chắn bạn sẽ ngắm mãi không thôi nếu lạc bước nơi đây.
Hướng dẫn đi các hòn Móng Tay, Mây Rút và Dăm NgangCó 3 lựa chọn điểm xuất phát để đi đến các hòn đảo này.
Bạn có thể xuất phát từ trung tâm thị trấn Dương Đông bằng cách thuê cano chạy thẳng từ thị trấn dọc theo bờ biển bãi trường đến những hòn đảo này.
Ưu điểm : Bạn sẽ không phải chạy xe xuống khu vực cảng An Thới cách gần 30km tính từ Dương Đông. Bạn có thêm cơ hội ngắm cảnh dọc Bãi Trường xinh đẹp và hoang sơ, thêm nữa là được ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp từ cano, tàu trên đường về.
Nhược điểm : Chi phí khá cao so với khả năng chi trả của nhiều người.
Tàu xuất phát từ cảng An Thới, tại cảng sẽ có rất nhiều tàu thuyền,cano bạn có thể thuê ngay tại đó, nhưng bạn nên goi đặt trước đề phòng trong trường hợp hết tàu, cano. Nếu bạn ở khu vực Dương Đông có thể thuê xe máy đi đến cảng mất khoảng 40 phút, đến cảng có khu vực gửi xe mất khoảng 10k. Trường hợp bạn không muốn đi xe máy thì thuê taxi chọn ngày đi về với giá khoảng 600k cho xe 4 chỗ và 700k cho xe 7 chỗ.
Nhược điểm : Có rất nhiều thuyền tự do, bạn sẽ bối rối không biết đi tàu ai và tin ai được vì bạn không có thông tin gì về những người này.hix. Nhưng nếu cần thông tin thêm thì cứ nhắn tin cho Be Home sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Đi theo tour – tàu lớn – theo nhóm, nếu bạn đi theo tour thì sẽ có đưa đón miễn phí tại thị trấn Dương Đông ( khoảng 9:30 sáng) tới cảng An Thới và đưa bạn lên tàu lớn sẽ xuất phát ở khu vực cảng An Thới hướng tới Hòn Móng Tay – Hòn Mây Rút – Hòn Dâm Ngang. Giá thì khoảng 500.000 đ / 1 người nhá. Tour bắt đầu khoảng 10: 30 – 16:30 kết thúc.
Ưu điểm : Sẽ rất phù hợp với nhóm gia đình có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi. Mọi thứ đã được lên kế hoặc rõ rang, nhớ là bao ăn trưa luôn nhá.
Nhược điểm: Tuy nhiên nếu các bạn đi các tour này sẽ bị hạn chế thời gian chơi trên các đảo, thuyền lớn sẽ không cập vào sát bờ để các bạn lên đảo chơi thoải mái, thường thì các bạn phải bơi vào bờ cách thuyền không xa.
Lịch trình đi du lịch ở Phú QuốcNgày 1 – Tới sân bay Phú Quốc, đi taxi về khách sạn, thường nếu vắng khách họ sẽ cho các bạn checkin sớm, nếu không mình cứ gửi đồ ở khách sạn rồi đi chơi – Đầu tiên mình có thể đi về phía An Thới, phía đằng này có mấy hòn đảo nhỏ như Hòn Móng Tay, Mây Rút các bạn có thể thuê thuyền để ra đảo lặn ngắm san hô. – Chiều tối quay về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi – Tối ăn BBQ hải sản nướng ở một bãi biển nào đó.
Ngày 3 – Đi về phía Bắc của Đảo, mình lần lượt ghé các nơi như khu trại nuôi chó xoáy Phú Quốc, xưởng rượu Sim, mộ bà Lê Kim Định, đền thờ Nguyễn Trung Trực, Gành Dầu (chỗ này chỉ là một nhà hàng ở sát biển, nhìn sang được phía đất Campuchia. Mình có thể nghỉ ngơi ăn trưa ở đây. – Chiều có thể đi Suối Tranh, Làng chài Hàm Ninh, ở lại đây đến lúc hoàng hôn rồi ăn uống hải sản ở 1 nhà hàng ngay đó – Tối về lại thị trấn nghỉ ngơi
Ngày 4 – Nếu muốn các bạn có thể đi Vinpearl và Vin Safari nguyên một ngày này. – Nếu không thì có thể chọn đi Safari rồi chiều về lại khách sạn nghỉ ngơi
Khăn tắm và đồ bơi để có thể bơi tại bất cứ đâu
Kem chống nắng và kính mát (cái nắng ở biển bao giờ cũng rát hơn)
Khẩu trang và áo dài tay ( Phú Quốc đang là một đại công trình xây dựng nên rất bụi)
Áo gió mỏng (chiều tối nếu chạy xe máy thì vẫn khá lạnh vì sương xuống)
Một số đồ dùng nên mang theo trong các ngày ở Phú Quốc
kinh nghiệm du lịch Phú Quốc 2023
du lịch Phú Quốc tháng 1
tháng 1 Phú Quốc có gì đẹp
review Phú Quốc
hướng dẫn đi Phú Quốc tự túc
ăn gì ở Phú Quốc
phượt Phú Quốc bằng xe máy
Phú Quốc ở đâu
đường đi tới Phú Quốc
chơi gì ở Phú Quốc
đi Phú Quốc mùa nào đẹp
địa điểm chụp ảnh đẹp Phú Quốc
homestay giá rẻ Phú Quốc
Tìm trên Google:
Kinh Nghiệm Du Lịch Đông Giang, Quảng Nam (Cập Nhật 01/2023)
Kinh nghiệm du lịch Đông Giang, Quảng Nam
Cùng Phượt – Từ gần một năm nay, trên bản đồ du lịch Quảng Nam của du khách và các doanh nghiệp lữ hành, Đông Giang xuất hiện như một cái tên quen thuộc. Ngoài văn hóa đa dạng, phong cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ… một lợi thế nổi bật nhất của du lịch Đông Giang là hầu hết điểm đều nằm dọc trên quốc lộ 14G và đường mòn Hồ Chí Minh nên rất thuận lợi để kết nối với các tuyến tham quan lân cận. Cùng với sự phát triển của du lịch Quảng Nam, bức tranh du lịch Đông Giang đang dần định danh với nhiều triển vọng khi các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến vùng đất này. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi quảng bá hình ảnh du lịch Đông Giang ra bên ngoài, nhất là với thị trường Đà Nẵng.
Giới thiệu chung về Đông GiangĐông Giang là một trong 08 huyện miền núi, nằm tại vùng Tây của tỉnh Quảng Nam cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 145 km về phía Tây Nam, cách thành phố Đà Nẵng 95 km về phía Đông. Nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, huyện Đông Giang có địa hình khá phức tạp và hiểm trở, nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, sông suối ngăn cách, thung lũng vừa hẹp, vừa sâu.
Đông Giang là vùng đất sinh sống lâu đời của người Cơtu nhưng chính quyền phong kiến trước kia không vươn đến được để cai quản các vùng núi non trùng điệp này mà đồng bào sống độc lập trong cộng đồng vững chắc là làng. Trải qua một thời gian dài, Đông Giang nằm trong rất nhiều các đơn vị hành chính khác nhau thuộc Quảng Nam – Đà Nẵng. Đến tận năm 2003, Chính phủ cuối cùng mới ra nghị quyết chia huyện Hiên thành hai huyện Đông Giang và Tây Giang như ngày nay.
Du lịch Đông Giang vào thời gian nào?Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc khu vực Đông Trường Sơn, khí hậu Đông Giang được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02 và mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8. Do ảnh hưởng của không khí lạnh từ vùng núi Bạch Mã và vùng núi Bà Nà nên thời tiết ở huyện Đông Giang thường rét lạnh kéo dài. Trong mùa khô xuất hiện gió mùa Tây Nam, vào giữa tháng 6 đến cuối tháng 7 dương lịch thường hay có những đợt gió khô nóng từ Lào thổi sang.
Chính vì vậy các bạn nếu muốn du lịch Đông Giang hãy đi vào mùa khô nhưng chưa vào đợt có gió Lào thổi sang để tránh phải chịu cái nóng gay gắt của miền Trung. Khoảng từ tháng 3-7 sẽ khá thích hợp đấy.
Hướng dẫn đi tới Đông Giang Hướng dẫn đi tới Quảng NamTừ Hà Nội và Sài Gòn (cũng như các địa điểm du lịch nổi tiếng dọc 2 đầu đất nước khác) đều có các tuyến xe chất lượng cao, xe giường nằm đi Quảng Nam. Nếu không ngại không gian chật chội, thời gian lâu và lại muốn tiết kiệm chi phí đi lại thì các bạn có thể chọn phương án này. Không phải chuyển đi chuyển lại giữa các loại hình phương tiện khác nhau.
Quảng Nam hiện tại có sân bay Chu Lai, là sân bay có diện tích lớn nhất Việt Nam và đang được quy hoạch để trở thành Cảng hàng không Quốc tế. Các hãng hàng không trong nước hiện đều có các đường bay thẳng đến Chu Lai với tần suất hàng ngày. Tuy nhiên, tùy vào tình hình thực tế của chuyến đi các bạn có thể chọn bay tới Chu Lai nếu có kế hoạch du lịch Tam Kỳ, Tam Thanh bởi khoảng cách từ các địa điểm này tới Chu Lai khá gần. Nếu chỉ có kế hoạch đi Hội An, các bạn có thể lựa chọn sân bay Đà Nẵng để thuận lợi hơn về mặt di chuyển.
Tương tự phương án đi máy bay, nếu đi tàu hỏa các bạn cũng có 2 lựa chọn là ga Đà Nẵng (30km) và ga Tam Kỳ (50km) tùy thuộc vào địa điểm định dừng lại khi tới Quảng Nam. Các bạn từ Hà Nội và phía Bắc thì nên dừng ở ga Đà Nẵng nếu đi Hội An, các bạn từ Sài Gòn và phía Nam thì dù có kế hoạch đi đâu thì cũng nên dừng ở ga Tam Kỳ để đỡ tốn thời gian trong việc di chuyển.
Từ Sài Gòn hàng ngày có 5 chuyến tàu đi Tam Kỳ là SE2, SE4, SE8, SE10 và SE22. Tương tự, các chuyến tàu đến Tam Kỳ vào ban ngày là SE2 (đi từ Sài Gòn 21h55 đến Tam Kỳ 12h24) SE4 (đi từ Sài Gòn 19h45 và đến Tam Kỳ lúc 11h08) và SE22 (đi từ Sài Gòn 14h40 và đến Tam Kỳ lúc 8h12)
Từ Quảng Nam đi Đông GiangĐông Giang nằm trên trục đường 14G đi Tây Giang nên những xe đi Tây Giang sẽ đi ngang qua Đông Giang, các bạn có thể sử dụng những tuyến xe này để di chuyển.
QUỲNH NHƯ
Lịch trình: Đà Nẵng – Tây Giang
Giờ xuất bến: Đà Nẵng 6h00, 12h00 – Tây Giang 6h00,11h00
Điện thoại: 0905 123 709
QUỲNH TRANG
Lịch trình: Đà Nẵng – Tây Giang và Tam Kỳ – Tây Giang
Giờ xuất bến tuyến chạy từ Đà Nẵng : Đà Nẵng 6h00,12h00 – Tây Giang 6h00,11h00
Giờ xuất bến chuyến chạy từ Tam Kỳ: Tam Kỳ 5h30,12h30 – Tây Giang 6h45,11h30
Điện thoại: 0905 900 575 – 0905 900 585
HỢP TÁC XÃ DVHT VTĐB QUẬN LIÊN CHIỂU
Lịch trình: Đà Nẵng – Tây Giang
Giờ xuất bến: 7h00, 12h00
Điện thoại:0905 608 261
Đối với một số bạn ở một số vùng của tỉnh Quảng Nam và Tp Đà Nẵng, các bạn có thể đi bằng phương tiện cá nhân của riêng mình để tới Đông Giang theo đường Quốc lộ 14G (trước kia là DT 604), nếu từ Đà Nẵng sẽ mất khoảng 70km là tới thị trấn Prao, từ đây có thể đi tiếp 2 làng Làng Bhơhồông (xã Sông Kôn) và Làng Đhrồng (xã Tà Lu). QL14G hiện là tuyến đường ngắn nhất để tới được Đông Giang.
Đến Đông Giang có gì chơi?Thôn nằm cách trung tâm huyện Đông Giang 17km thuộc xã Sông Kôn. Đây là thôn văn hóa còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Cơtu trên vùng núi Đông Giang với những điệu nói lý – hát lý, múa tân tung da dá, đan lát nghề dệt thổ cẩm truyền thống, thưởng thức những món ăn do người Cơ Tu chế biến.
Ngoài tiềm năng du lịch văn hóa cộng đồng, thôn Bhơ Hôồng I còn có khe suối nước nóng thích hợp cho việc kết hợp du lịch nghỉ dưỡng của du khách. Ngoài ra khách du lịch có thể đi bộ xung quanh làng, tham gia các trò chơi dân gian như thi bán nỏ, tham gia đá bóng với thiếu nhi thôn…
Thôn Đhrôồng nằm cách trung tâm huyện 7km. Ở đây vẫn còn giữ những nét văn hoá đặc sắc của người Cơ Tu như chế biến được món ăn, nước uống truyền thống, vẫn còn giữ được nhiều nhà sàn, múa tân tung, da dá, dệt thổ cẩm, đan lát. Ngoài ra còn có thể thăm quan xung quanh làng, đi bộ thăm thác RaMê tuyệt đẹp.
Những đồi chè này thuộc Nông trường quốc doanh Quyết Thắng nằm cách Đà Nẵng khoảng 1 giờ chạy xe máy và sát ngay quốc lộ 14B. Vùng đất này có không khí trong lành và nhiều mưa nên những cây chè cứ thế phát triển tươi tốt hàng chục năm qua.
“Cổng trời” hay “Hang Gợp” là cái tên theo cách gọi của người dân tại thôn Kà Đâu (xã Kà Dăng, huyện Đông Giang). Nơi đây bao gồm một vòm núi đá vôi khổng lồ nối hai đỉnh đồi tạo thành cái vòm hay cái cổng. Từ cổng trời đi bộ vào bên trong khoảng 30 phút có một hang động gồm nhiều bộng hang lớn nhỏ do những dòng nước chảy hàng ngàn năm tạo thành với nhiều nhũ hoa đẹp mắt, và nơi đây cũng có rất nhiều gềnh thác, suối mát… rất ít người biết tới.
Món ăn ngon và đặc sản Đông GiangĐây đơn giản là món cơm được nướng bằng ống tre, có lẽ xuất xứ của nó từ hồi chưa có công cụ sắt, nhôm, đồng hay trong quá trình lao động sản xuất trên nương rẫy… khi đó đồng bào dùng ống tre, ống lồ ô, ống nứa thay nồi. Để làm được một ống cơm lam ngon phải rất kỳ công tỷ mĩ, từ cách chọn tre sao cho không cụt ngọn, tre không non quá, cũng không già quá, vì già quá tre không có nước, cơm sẽ khô, còn non quá nuớc nhiều, cơm nhão. Ống tre sau khi chặt xong phải rửa lại bằng nước suối cho sạch sẽ và chọn thêm một vài lá chuối non để làm nắp đậy. Trước khi nấu cơm lam, đồng bào thường ngâm cho gạo mềm và sau đó cho vào từng ống một, lấy lá chuối non nút lại thật chặt và đặt trên bếp lửa đang cháy to. Ngồi bên bếp lửa, cầm ống nứa trở qua trở lại thì ống nứa bắt đầu sôi lên và chín dần. Sức nóng của lửa làm cho hơi nước sôi lên toả mùi thơm ngát. Trước khi mang ra đãi khách, các ống cơm lam đều được chẻ bỏ bớt phần cật nứa bên ngoài cho sạch, chỉ để lại phần lõi bên trong. Khi ăn, bóc làm sao để vẫn giữ được lớp vỏ lụa trắng mỏng manh của cây nứa thì mới cảm nhận hết chất thơm ngon, dẻo ngọt của món này.
Theo đồng bào Cơ Tu nơi đây có rất nhiều cách nướng thịt, những chung quy lại thì có hai kiểu nướng thịt, đối với các loại thịt như gà, sóc, chuột… thì nướng trực tiếp trên bếp than củi nguyên con bằng cách mổ phanh ra, dùng 3 que tre xiên theo hình rẽ quạt rồi cắm dựng bên bếp than, khi chín ăn đến đâu xé đến đấy. Đối với thịt lợn, bò, hay các món thịt từ rừng như heo rừng, nai, sơn dương, hay thịt ếch, cá… thì thái miếng ướp gia vị rồi nhồi vào ống tre, nút bằng ruột lõi cây chuối, dựng quanh bếp than củi.
Hằng năm, khi những cơn mưa cuối mùa và những trận lụt đã dứt, người dân ở thôn Tà Lâu, xã Ba (Đông Giang) rủ nhau đi theo các triền nà bên suối để đào tìm con cờ đang (tựa như con sùng đất). Cờ đang có thân bằng ngón tay út người lớn, màu trắng ngà, hoặc trắng xanh, hoặc vàng. Đầu màu cánh kiến, có hai cái răng màu đen nằm ngang. Chúng thường sống ở các bãi bồi ven sông hoặc tại các vùng đất pha cát và nhiều lá mục, hoặc ven các sườn đồi, nơi có đất ẩm thấp.
Rang cờ đang không cần dầu ăn, người ta bắc soong lên bếp cho nóng, cho cờ đang đã rửa sạch để ráo vào khuấy đều, mỡ từ thân nó tươm ra, đủ để “rang” chín… Cờ đang um với đọt cây thiên niên kiện là món ăn truyền thống, hấp dẫn của đồ
Rạ, dịch ra tiếng kinh có nghĩa là: “đâm, chọc”. Bởi nguyên liệu trước khi được nấu trong ống nứa đã được người ta lấy đoạn dây mây (adương) có gai mà đâm trong ống cho các “nguyên liệu” nhừ nát, hòa quyện vào nhau. Hầu hết các loại thịt, cá cùng một số rau quả được trồng ngay tại địa phương là những nguyên liệu thích hợp để làm món rạ này. Ngon nhất, là món rạ được làm bằng cá niên khô với rau, cà tím, cà chua, lá kiệu, ớt, nõn cây apuung (gần giống như cây thảo quả), măng tươi, hạt tiêu rừng (amất), muối, mì chính… Thịt cá niên khô vừa béo, ngọt, thơm, cùng với vị đắng rất ấn tượng của phần ruột trong quả cà sẽ tạo nên một loại súp đặc chứa đầy các loại hương vị nói trên. Tiếp đến là rạ được làm bằng các loại thịt rừng khô như: sóc, chồn, heo rừng, mang, nai… với lá môn dắc. Tuy, không nhuyễn sệt như cà tím, nhưng qua công đoạn đâm giã, lá của loại môn dại này vẫn khá nhuyễn. Ngoài ra, còn có loại được làm bằng thịt ếch khô hay tươi (nếu để nguyên con phải băm nhuyễn) với ruột cây apuung, lá kiệu, ớt. Mùi thơm của loại cây dược liệu này cùng với vị cay của ớt, tiêu sẽ khử được mùi tanh của thịt ếch.
Bánh cuốt của người Cơ TuTrong số các món ăn của đồng bào Cơ Tu vùng núi tỉnh Quảng Nam thì bánh cuốt là loại rất phổ biến, được bà con dùng khi có tiệc tùng đãi khách, lễ hội, mừng lúa mới hoặc khi đi xa…Người Cơ Tu gọi bánh này là Avị cuốt, bánh đót hoặc bánh sừng trâu… Gọi bánh đót bởi nó được gói bằng lá đót rừng, còn bánh sừng vì nhìn xa, hình dạng của bánh cuốt giống cái sừng của con trâu.
Đây là loại rượu có một không hai ở vùng này, được đồng bào Cơtu chế biến từ một loại cây rừng (hay còn gọi là cây đoát) uống rất ngon và bổ dưỡng.
Được biết trước đây ớt mọc hoang trên đồi núi, nở rộ sau những trận mưa nguồn, chỉ sinh sản phát tán thông qua những loài chim ăn hạt (chủ yếu là chim chào mào). Qua những lần đi rẫy, bà con hái về ăn, thấy mùi ớt thơm ngon nên tìm giống về trồng rồi bán.
So với những loài ớt truyền thống khác, ớt ARiêu có những ưu thế vượt trội như hương vị rất riêng thơm mùi thảo mộc, độ cay nồng vừa phải rất quyến rũ.
Lịch trình du lịch Đông GiangLịch trình khám phá Đông Giang một ngày khởi hành từ Đà Nẵng, với các địa điểm khác có quãng đường tương đương các bạn chỉ cần điều chỉnh chút thời gian cho phù hợp với cá nhân. Nếu muốn nghỉ qua đêm, các bạn có thể khởi hành muộn hơn so với các mốc thời gian này.
8h khởi hành đi Đông Giang theo hướng Quốc lộ 14G. Trên đường đi có thể khám phá thêm một số địa điểm du lịch Đà Nẵng nổi tiếng như Ngầm đôi Hòa Phú Thành, Suối Hoa, Làng Tống Cói. Hành trình các bạn cũng sẽ phải vượt qua Dốc Kiền (theo tiếng Cơ Tu nghĩa là dốc cao đến Trời).
Trải nghiệm sinh hoạt cộng đồng với dân làng Cơ tu, ngồi trong nhà Gươl trò chuyện cùng với những con người nơi đây để cùng giao lưu về nền văn hóa lạ. Trải nghiệm học tiếng Cơ tu và nghe những câu chuyện kể dân gian của dân làng.
Tiếp theo sẽ đến làng du lịch Đhrôồng. Đây là một làng dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Cơ tu. Tại đây có thể được trải nghiệm văn hóa dệt thổ cẩm Cườm của người Cơ Tu. Trải nghiệm học dệt vải thổ cẩm theo cách thủ công với khung dệt là những thanh tre núi, được mặc thử những bộ trang phụ thổ cẩm truyền thống, hòa mình vào thiên nhiên với những tấm hình đẹp. Trekking quanh làng, thưởng thức các đặc sản núi rừng với cơm lam và bánh sừng trâu.
Chiều lại khởi hành về Đà Nẵng kết thúc hành trình.
Tìm trên Google:
kinh nghiệm du lịch Đông Giang 2023
du lịch Đông Giang tháng 1
tháng 1 Đông Giang có gì đẹp
review Đông Giang
hướng dẫn đi Đông Giang tự túc
ăn gì ở Đông Giang
phượt Đông Giang bằng xe máy
Đông Giang ở đâu
đường đi tới Đông Giang
chơi gì ở Đông Giang
đi Đông Giang mùa nào đẹp
địa điểm chụp ảnh đẹp Đông Giang
homestay giá rẻ Đông Giang
Kinh Nghiệm Du Lịch Hoàng Su Phì, Hà Giang (Cập Nhật 01/2023)
Kinh nghiệm du lịch Hoàng Su Phì, Hà Giang
Cùng Phượt – Nằm ở phía Tây của Hà Giang, Hoàng Su Phì có lợi thế nằm trên tuyến vòng cung du lịch Lào Cai – Hà Giang – Cao Bằng. Cùng với đó, điều kiện khí hậu, thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ với những cánh rừng nguyên sinh, ruộng bậc thang, sông, suối đầu nguồn sông Chảy, nương chè Shan tuyết cổ thụ, đỉnh Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi cao trên 2.400 m so với mực nước biển; nhiều di tích, di sản được xếp hạng… đây là những tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển du lịch Hoàng Su Phì, đặc biệt du lịch sinh thái, văn hoá cộng đồng.
Giới thiệu về Hoàng Su PhìHoàng Su Phì là huyện vùng cao nằm ở phía Tây của Hà Giang. Xưa kia, vùng đất này vốn thuộc châu Bình Nguyên xứ Tuyên Quang. Ngày 1/1/1906 huyện Hoàng Su Phì được thành lập bao gồm 2 tổng Tụ Nhân và tổng Xín Mần thuộc tiểu quân khu Hà Giang (tức tỉnh Hà Giang ngày nay).
Sau khi đất nước độc lập, địa giới của Hoàng Su Phì cũng được thay đổi. Năm 1965, huyện được chia tách thành 2 huyện Xín Mần và Hoàng Xu Phì. Hiện nay Hoàng Su Phì có 24 xã và 1 thị trấn trong đó có 4 xã biên giới với tổng chiều dài đường biên hơn 40km.
Địa hình của Hoàng Su Phì nằm trên thượng nguồn Sông Chảy chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn và bị chia cắt bởi nhiều con suối. Đây là nơi định cư lâu đời của người dân thuộc 12 dân tộc, trong đó người Nùng, Dao, Tày, Mông, La Chí chiếm đa số.
Do nằm trên cung đường nối liền các vùng phía Đông và Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ cùng các nét văn hóa độc đáo được cộng đồng người dân ở đây bảo tồn và lưu giữ nên du lịch Hoàng Su Phì có rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhất là du lịch sinh thái cộng đồng.
Đến với Hoàng Su Phì, vượt qua cổng trời Km17 tuyến đường Bắc Quang – Hoàng Su Phì, điều đầu tiên gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách đó là không gian mênh mang mở ra trước mắt với những dãy núi trùng điệp của dãy Tây Côn Lĩnh ẩn mình trong sương, những cánh rừng nguyên sinh nằm sen kẽ giữa những nhánh sông suối đầu nguồn sông Chảy và sông Bạc, nương chè san tuyết cổ thụ, những thửa ruộng bậc thang bạt ngàn trên các sườn núi.
Đặc biệt, nếu may mắn, du khách còn được xem và trải nghiệm những lễ thức hết sức kỳ bí và độc đáo của cộng đồng người dân nơi đây như Lễ hội Quyã Hiéng (lễ hội Qua Năm), lễ gọi hồn lúa, lễ nhảy bói của dân tộc Dao, lễ cúng Thần rừng của dân tộc Nùng, tết Khu cù tê của dân tộc La Chí, Hội Gầu tào của dân tộc Mông.
Du lịch Hoàng Su Phì vào mùa nào?Là huyện vùng cao, địa hình chia cắt mạnh nên Hoàng Su Phì có nhiều tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng và cảnh quan thiên nhiên khác nhau. Vì vậy khi đến du lịch Hoàng Su Phì, các bạn có thể tham khảo và lựa chọn các chuyến du lịch cho phù hợp.
Mùa xuân là thời điểm các lễ hội độc đáo của Hoàng Su Phì được tổ chức. Dịp này cũng là mùa chụp ảnh các vườn đào, lê, đồi chè.
Khoảng từ giữa tháng 4 đến tháng 6 là mùa cấy lúa. Đến Hoàng Su Phì dịp này sẽ được chiêm ngưỡng thắng cảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì trong mùa nước đổ.
Từ giữa tháng 9 hàng năm là bắt đầu vào mùa lúa chín các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nói riêng. Tầm này đi Hoàng Su Phì là thích nhất, tha hồ chụp ảnh ruộng bậc thang trải dài ngút ngàn trên các sườn núi.
Cuối năm, khi bước sang mùa đông miền Bắc. Nếu không ngại cái lạnh, các bạn có thể lên Hoàng Su Phì khám phá Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi để săn mây, săn tuyết.
Hướng dẫn đi tới Hoàng Su PhìCách trung tâm Tp Hà Giang khoảng 80km, các bạn có thể đi đến Hoàng Su Phì bằng phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng hoặc kết hợp cả 2 loại hình này. Gửi xe máy lên Tp Hà Giang rồi từ đây lấy xe đi Hoàng Su Phì.
Từ bến xe Mỹ Đình hàng ngày có rất nhiều các xe khách giường nằm đi Hà Giang, thời gian khởi hành thường khoảng 8-9h tối, đến khoảng 5h sáng các bạn sẽ có mặt tại bến xe Hà Giang.
Từ Hà Giang đến Hoàng Su PhìCác bạn có thể lựa chọn thuê xe máy ở Hà Giang, sau khi xe khách đưa các bạn tới bến xe thì nhận xe rồi từ đây di chuyển ngược lại QL2 đi đến Tân Quang thì rẽ vào đường DT177 đi Hoàng Su Phì.
Có một tuyến đường khác có thể chạy xe máy tới Hoàng Su Phì là đi lên phía cửa khẩu Thanh Thủy rồi vượt Tây Côn Lĩnh để sang Hoàng Su Phì.
Với các bạn sử dụng phương tiện cá nhân thì có nhiều lựa chọn để khám phá Hoàng Su Phì. Từ Hà Nội có thể lựa chọn hướng QL2 đi Hoàng Su Phì bình thường, sau khi đến Hoàng Su Phì chơi thì rẽ qua Xín Mần, Bắc Hà rồi về lại Hà Nội theo đường Yên Bái. Đi lịch trình này sẽ thành một vòng tròn, không cần quay lại đường đi ban đầu.
Khách sạn nhà nghỉ ở Hoàng Su PhìKhách sạn nhà nghỉ ở Hoàng Su Phì tập trung ở khu vực thị trấn Vinh Quang là chính. Nếu không quen với các hình thức du lịch cộng đồng hay lịch trình không tiện ở trong các xã xa trung tâm thì các bạn nếu có nhu cầu cứ lựa chọn.
Hoàng Su Phì là một trong những địa phương của Hà Giang có mạng lưới các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng rất phát triển. Có được điều này là bởi sự hỗ trợ từ một tổ chức phi chính phủ giúp tỉnh Hà Giang trong việc quy hoạch hoạt động du lịch Hoàng Su Phì. Tại các xã như Bản Phùng, Hồ Thầu, Thông Nguyên… đều có các homestay được người dân địa phương đầu tư để đón khách du lịch. Những cơ sở này cũng có đầy đủ các dịch vụ cơ bản và còn có cả những bữa ăn mang đậm dấu ấn địa phương.
Các địa điểm đẹp ở Hoàng Su Phì Các điểm ngắm lúa ở Hoàng Su PhìHoàng Su Phì vốn nổi tiếng nhất với danh thắng ruộng bậc thang, một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ không kém Mù Cang Chải là mấy. Khách du lịch đến với Hoàng Su Phì ai cũng đi vào mùa lùa chín với mong muốn một lần tận mắt chứng kiến thắng cảnh này.
Ruộng bậc thang Bản PhùngBản Phùng là một xã nằm gần biên giới với Trung Quốc. Từ trung tâm thị trấn Vinh Quang, các bạn phải men theo một con đèo nhỏ dài gần 30 km vắt ngang núi mới đến được trung tâm xã.
Không có những thung lũng rộng như Cao Phạ hay Mường Hoa, ruộng bậc thang ở Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn núi dốc đứng. Cùng với Bản Luốc, đây là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.
Hồ Thầu là một xã của Hoàng Su Phì, cách ngã 3 xã Nậm Dịch khoảng 16km. Ruộng bậc thang ở Hồ Thầu của người dân tộc Dao đỏ. Người dân ở đây có có lệ, cứ mỗi khoảng ruộng chừa ra một khoảng rừng nhỏ vây quanh để giữ đất khỏi bị sạt lở. Việc khai ruộng được tiến hành từ trên cao xuống thấp với những công cụ lao động giản đơn như cuốc chim, bừa gỗ, xẻng, dao quắm. Ruộng bậc thang Hồ Thầu mênh mông, cao ngút tầm mắt với những ngọn đồi làm ruộng có độ rộng lớn, đều và ít dốc.
Ruộng bậc thang Thông NguyênNằm ở tả ngạn, nơi hội tụ dòng chảy của 3 con suối lớn: Phìn Hồ đổ xuống, Nậm Ông chảy về và Nậm Khòa dội sang cùng đổ vào một chỗ tạo thành một bình nguyên ngay trên lưng chừng núi. Nhiều người nhận xét rằng, Thông Nguyên là nơi “Quần Sơn – Tụ Thủy”. Thông Nguyên là một trong những địa điểm ngắm ruộng bậc thang tuyệt đẹp ở Hoàng Su Phì, đoạn đẹp nhất các bạn có thể dừng lại chụp ảnh là khoảng km24 đường từ Bắc Quang đi Hoàng Su Phì.
Ruộng bậc thang Bản Luốc – Sán Sả HồXã Bản Luốc và Sán Sả Hồ có địa hình là núi đất và độ dốc vừa phải nên nên nhiều ruộng bậc thang. Nơi đây, đâu đâu cũng có ruộng bậc thang theo hình lượn sóng và cánh cung. Ruộng bậc thang ở đây của người Dao áo dài và người Nùng.
Cùng nằm trên km 24 đường Bắc Quang đi Hoàng Su Phì, ruộng bậc thang Nậm Ty cũng của người Dao đỏ và là một trong các địa điểm được công nhận Di tích Quốc gia ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì.
Tam giác mạch là loài hoa đặc trưng của xứ đá tai mèo với vẻ đẹp miên man, hoang dại, hàng năm thu hút lượng lớn khách du lịch đến với Cao nguyên đá. Những năm gần đây, hoa tam giác mạch còn được trồng trên chính những thửa ruộng bậc thang tại 2 huyện phía Tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần. Lên Hoàng Su Phì vào thời điểm cuối thu, sau khi những thửa ruộng bậc thang được thu hoạch xong thì cũng là lúc màu vàng của lúa được thay thế bằng sắc màu say đắm của những bông hoa tam giác mạch.
Tây Côn Lĩnh là một đỉnh núi trên khối núi thượng nguồn sông Chảy ở phía tây tỉnh Hà Giang, dãy núi Tây Côn Lĩnh trải dải trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, cách thị xã Hà Giang 46 km. Với độ cao 2419 m, đây là đỉnh cao nhất vùng Đông Bắc Việt Nam và là một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Trên đỉnh núi có mốc trắc địa. Dưới chân núi là rừng nguyên sinh á nhiệt đới còn được bảo tồn. Tây Côn Lĩnh được coi là dãy núi thiêng của người dân tộc La Chí.
Trong cộng đồng yêu phượt, việc chinh phục Tây Côn Lĩnh thường được hiểu là cung đường từ Thanh Thủy đi xuyên qua dãy núi này để sang Hoàng Su Phì, chinh phục một điểm cao ở trên đỉnh núi (Bốt Đen). Đây là một chặng đường vô cùng vất vả, gian nan và nguy hiểm.
Chiêu Lầu Thi được gọi theo tiếng địa phương tức là Chín tầng thang, nằm cách trung tâm huyện lỵ Hoàng Su Phì 42km. Đây là một trong những núi cao thuộc dãy Tây Côn Lĩnh nằm trên địa bàn xã Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì và có vị trí giáp ranh 2 xã Ngán Chiên, Thu Tà của huyện Xín Mần, điểm cao nhất của ngọn núi có cao độ 2.402 m so với mực nước biển. Đây là một trong những đỉnh núi cao nhất nhì vùng đông bắc nước ta. Khu vực cao nhất của đỉnh núi được kiến tạo bằng những khối đá khổng lồ nối tiếp nhau nên rất thuận tiện cho việc quan sát bởi tầm nhìn có thể tới hàng chục km vào những ngày trời quang mây tạnh. Trong những ngày mưa, sương mù thường phủ kín những ngọn núi tạo nên vẻ đẹp của chốn bồng lai tiên cảnh.
Hiện nay, tại khu vực này còn giữ được hệ sinh thái rất đa dạng, tiêu biểu là thảm rừng nguyên sinh với hàng vạn cây cổ thụ các loại và các loại thảo dược vô cùng quý hiếm dưới tán rừng như: Tam thất nam, lan kim tuyến, giảo cổ lam, các loại hoa phong lan, thảo quả… ngoài ra, xung quanh đỉnh Chiêu Lầu Thi còn bảo tồn được hệ động vật phong phú. Đặc biệt đây cũng là cái nôi của chè san tuyết cổ thụ nổi tiếng của huyện Hoàng Su Phì. Hàng năm vào những đợt rét đậm thường có tuyết rơi, có nơi tuyết phủ dày hàng chục cm phủ kín cả một vùng rộng lớn. Hiện nay, đỉnh núi Chiêu lầu Thi là một trong những điểm đến của nhóm các du khách ưa thích khám phá mạo hiểm.
Thôn Nậm Hồng, Thông NguyênNằm cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì khoảng 40 km, thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên là nơi sinh sống của 37 hộ đồng bào dân tộc Dao đỏ. Nơi đây có những thửa ruộng bậc thang trải dài trên các sườn đồi đã được công nhận danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia, bên cạnh đó là vùng chè Shan tuyết cổ thụ Phìn Hồ cùng với những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao.
Nằm dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, chợ phiên Hoàng Su Phì họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần. Hàng hóa trao đổi là những vật phẩm trong sinh hoạt hàng ngày như rau quả, vải vóc, chỉ thêu, vật dụng làm nương rẫy…
Không sầm uất như chợ dưới xuôi, việc trao đổi mua bán ở đây diễn ra khá đơn giản để nhanh chóng nhường chỗ cho phần giao lưu tinh thần. Dăm ba quả trứng, vài chai mật ong, mấy trái su su… đổi lấy túi mì chính, quả pin, cái ô, ít chỉ khâu… nhưng chợ phiên vùng cao lại thấm đậm tình người, bởi đến chợ chỉ là cái cớ để trai gái được gặp nhau, được ngắm nhìn, được khoe những bộ váy áo đẹp nhất. Nhu cầu trao đổi hàng hóa thì ít mà mong muốn được vui chơi, hẹn hò, tâm tình thì nhiều. Người dân đi chợ nhưng náo nức như đi hội. Vì thế, có những chàng trai, cô gái chuẩn bị xuống chợ từ đêm hôm trước để kịp giờ họp chợ. Họ quan niệm đến chợ là phải mặc đẹp, quần áo phải mới tinh tươm nên họ dành những bộ quần áo đẹp nhất để vào chợ. Trên quãng đường đến chợ, họ vẫn mặc quần áo bình thường, đến gần chợ thì thay ra. Phiên chợ là nơi trai gái gặp gỡ làm quen, người già thì gặp lại bạn cũ, vợ chồng đưa nhau đi mua hàng, con trẻ háo hức được mẹ mua cho chiếc cặp, cái nơ…, là nơi lòng người được sống lại những kỷ niệm một thời. Đến chợ phiên Hoàng Su Phì, du khách sẽ ngập trong sắc màu sặc sỡ của váy áo và trang sức đặc trưng của các chàng trai, cô gái người Dao, Nùng và người Cờ Lao.
Khu mộ cổ của dân tộc La ChíHiện nay, trên các sườn núi thuộc địa bàn xã Bản Phùng, Bản Máy huyện Hoàng Su Phì và xã Bản Díu huyện Xín Mần hiện vẫn tồn tại hàng trăm ngôi mộ cổ nằm rải rác theo một đường vòng cung trong một khu vực hàng ngàn km2 theo sườn núi với kích cỡ mỗi ngôi cao khoảng 1,5 mét, rộng từ 15 – 25 mét vuông, cá biệt có ngôi có chu vi hơn 70m, cao trên 6m, trải qua hàng trăm năm, những ngôi mộ này vẫn không hề bị mưa nắng mài mòn. Tương truyền, đây là những ngôi mộ giả của Hoàng Vần Thùng (Tức Hoàng Văn Đồng) là một Thổ tù người địa phương trong thời Nguyễn. Ngoài việc trấn ải khu vực biên thùy, Hoàng Vần Thùng còn cho gia binh khai thác tài nguyên khoáng sản. Đồng thời Ông còn giúp người dân ở khu vực này khai ấp lập làng dạy họ cách trồng ngô, lúa và giúp dân diệt trừ kẻ ác. Sau khi mất, ông được dân làng và con cháu chôn cất theo nhiều của cải tùy táng và đắp lên những ngôi mộ giả này nhằm tránh bị người đời sau đào trộm lấy châu báu, đồng thời lập miếu thờ tại đỉnh núi thôn Lủng Cẩu xã Bản Phùng của huyện Hoàng Su Phì.
Đồn Pố Lũng thị trấn Vinh Quang hay còn gọi là Bốt Pháp – theo cách gọi của người dân địa phương được người Pháp xây dựng từ những năm cuối thế kỷ XIX. Đây là quần thể kiến trúc quân sự gồm hầm hào, lô cốt, sân bay liên hoàn trên một ngọn đồi phía đông thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì. Để xây dựng quần thể kiến trúc quân sự này, thực dân Pháp đã bắt người dân địa phương dùng sức người vận chuyển vật liệu đá, cát sỏi, nước từ Sông Chảy ngược đoạn đường đèo dốc hơn 3km lên đỉnh núi và đào hàng chục km giao thông hào, địa đạo, san lấp mặt bằng, làm nhà cửa. Trong quá trình xây dựng hàng trăm người đã bỏ mạng tại nơi này. Hiện nay, hệ thống lô cốt, hầm hào vẫn giữ gần như nguyên vẹn như một chứng tích chiến tranh và tội ác của thực dân Pháp. Ngoài ra, xung quanh khu vực đồn Pố Lũng đã được tán rừng thông đã phủ kín, tạo cảnh quan thiên nhiên rất hấp dẫn du khách khi đến tham quan.
Theo bút tích được ghi trên nó ngôi đền cho thấy ngôi đền được xây dựng từ năm thứ 3 đời Minh Mạng (1793). Đền tọa lạc trên sườn một quả núi thuộc thôn Suối Thầu xã Bản Luốc, xung quanh có những thửa ruộng bậc thang bạt ngàn uốn lượn. Người dân nơi đây coi đó là một chốn thiêng liêng là nơi thờ tự các vị thần vốn tồn tại trong dân gian như: Ngọc Hoàng, thần nông, thần rừng, thần đất, Thiên lôi, Bà mụ… với nhiều câu chuyện huyền bí được truyền lại qua nhiều đời. Ngôi đền cũng là nơi thờ tự thành hoàng Đặng Diễn. Ông là người có công khai rừng lập bản từ xa xưa và là quan sắc cai quản vùng đất này. Vào ngày 1/7 âm lịch hàng năm, người dân ở đây tổ chức cúng lễ với mong muốn về một năm mùa màng tốt tươi, mưa nắng thuận hòa, người dân mạnh khỏe.
Đền Vinh Quang nằm tại trung tâm thị trấn Vinh Quang huyện Hoàng Su Phì, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh việc thờ một số vị thần thánh khác theo tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương thì đền Vinh Quang còn thờ Hoàng Văn Đăng là Chánh tổng của Hoàng Su Phì. Theo sử sách ghi lại vào năm 1908, ông đã đứng lên khởi nghĩa chống Pháp, sau đó bị Pháp bắt. Trong tù, ông bị giặc Pháp tra tấn dã man đến chết. Để tưởng nhớ công ơn và khâm phục nghĩa khí của Hoàng Văn Đăng người dân thị trấn Vinh Quang đã lập bài vị thờ ông tại đền, coi ông là vị thần tối linh che chở cho nhân dân trong vùng.
Các món ăn ngon và đặc sản Hoàng Su PhìKỹ thuật chế biến cơm lam thật đơn giản. Nguyên liệu là gạo nếp được đãi ngâm kỹ, nước nấu thường là những mạch nước ngầm trong cùng cho vào cho ống tre rồi bịt lá chuối . . Người ta dùng loại cây non, thân ống, họ tre , mỗi dóng tre chặt bỏ một đầu ống, đầu ống còn lại tác dụng như cái đáy nồi. Gạo nếp vo sạch, rắc thêm chút muối, trộn đều, cho gạo vào ống tre, lượng nước đổ xâm xấp so với mặt gạo. Miệng ống được nút bằng lá dong tươi hoặc lá chuối khô và nướng lên Ống tre có gạo ấy được hơ trên ngọn lửa hoặc trên đống than hồng, vừa hơ vừa xoay tròn từ từ cho nhiệt tác dụng đều lên xung quanh vỏ ống. Chừng trên dưới một tiếng sau (tuỳ theo ống cơm to hay bé), mùi cơm nếp toả ra thơm lừng, ấy là dấu hiệu cơm đã chín.
Không chỉ là vùng đất của những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ, bồng bềnh trong mây, uốn lượn theo dáng núi làm bao du khách mải mê chiêm ngưỡng, mà đến Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín du khách còn bị níu chân bằng món ẩm thực vô cùng thú vị, đậm chất quê: Cá chép ruộng bậc thang. Phần lớn diện tích lúa nước của Hoàng Su Phì đã được người dân tận dụng nuôi cá chép ruộng nhằm cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập.
Lúa nếp được chọn là loại chín vừa phải, hạt nếp quá non cốm sẽ mềm khó chế biến và tách vỏ, nếp quá già thì khi giã sẽ bị vụn. Người La Chí chọn lúc sáng sớm để hái những bông lúa đủ tiêu chuẩn. Công đoạn này thường mất khá nhiều thời gian. Cũng giống người Thái ở Mường Lò (Yên Bái), người kinh ở Hà Nội… người La Chí ở Hoàng Su Phì làm cốm vào mùa thu khi tiết trời se lạnh, nguyên liệu là lúa nếp non, hạt chỉ vừa mới cứng. Hạt nếp sau khi giã được sàng đãi vỏ xong là ăn được, gói lá chuối để giữ hương vị thơm ngon và lâu hơn. Cốm thường để được 3-4 ngày với tiết thu. Người La Chí thường sử dụng món này để đón khách quý hoặc trong những dịp đặc biệt của gia đình.
Con chuột ngoài vai trò là vật hiến tế trong lễ cúng Thần Rắn của người La Chí ở Bản Phùng trong rừng cấm Me Meo, thì nó còn giữ vai trò cực kỳ quan trong trong đời sống thực tại cũng như đời sống tâm linh của người La Chí. Trong bất cứ lễ cúng gì, từ cúng tổ tiên, cúng lúa mới, cúng xuống đồng, cúng hồn cây lúa, cúng rừng, cúng núi, cúng sông suối, hoặc lễ cúng bắt ma, lập bàn thờ, thậm chí cả lễ cưới, món thịt chuột đều là thứ không thể thiếu được.
Con chuột gắn bó với người La Chí từ hàng ngàn năm nay, nên không biết từ khi nào, chuột đã trở thành đặc sản. Nếu bạn lên Hoàng Su Phì, hỏi về các món đặc sản, ngoài thắng cố, rượu ngô của người Mông, lợn cắp nách của người Mán, thịt chua của người Nùng, thì chuột khô chính là đặc sản của người La Chí.
Món ăn được chế biến chủ yêu từ nội tạng của bò hoặc ngựa. Mới nhìn qua thì có vẻ chảo thắng cố không mấy hấp dẫn và lôi cuốn bởi đồng bào bầy biện không được đẹp mắt lắm nhưng khi các bạn nhấp đôi ba chén rượu ngô, ăn một tô thắng cố nóng nghi ngút khói giữa cái giá rét như cắt da cắt thịt, cảm nhận lòng mình như ấm lên nhiều. Vị béo ngậy cộng chút bùi bùi độc đáo khác lạ, bát thắng cố dậy mùi thơm từ các loại gia vị đã sẽ để lại ấn tượng vô cùng đậm nét với những ai đã từng thử qua.
Thịt gác bếp vốn là đặc sản của hầu hết các tỉnh vùng cao phía Bắc, từ Tây Bắc sang đến vùng Đông Bắc người dân đều thường xuyên chế biến món này. Thịt trâu được róc thành miếng, tẩm ướp gia vị rồi hun bằng khói của than củi đốt từ các loại cây mọc trên núi đá. Đây cũng là món nhắm rượu hàng đầu của người dân ở đây.
Rượu được sản xuất từ thóc và men lá theo phương pháp, ủ và chưng cất truyền thống của người Nùng tại xã Nàng Đôn, Hoàng Su Phì. Đây là một đặc sản làm quà mà các bạn có thể mua về khi du lịch Hoàng Su Phì.
Mận Chiến Phố (Hoàng Su Phì – Hà Giang) vốn nổi tiếng bấy lâu về màu sắc, hương vị thơm ngon riêng biệt. Loài mận này thường chín vào đầu tháng 6 và chín rộ vào trung tuần tháng 6 đầu tháng 7. Khi chín, quả chuyển từ màu xanh sang sậm đỏ nên còn có tên gọi là mận máu.
Lịch trình du lịch Hoàng Su Phì Hà Nội – Hoàng Su Phì – Đồng VănLịch trình này đi hơi ngược đường một chút do Hoàng Su Phì và Đồng Văn nằm trên 2 hướng khác nhau, nếu muốn kết hợp khám phá xong Hà Giang trong một chuyến và có thời gian các bạn có thể đi theo lịch trình này.
Ngày 1: Tp Hà Giang – Hoàng Su Phì
Từ Tp Hà Giang ngược lại QL2 đến Việt Quang thì rẽ tay phải đi theo đường đến Hoàng Su Phì. Google maps có 2 đường nhưng các bạn nhớ đi theo đường DT177 vì trên trục đường này có 2 địa điểm trong di tích ruộng bậc thang.
Trong ngày hôm đó bạn có thể lựa chọn đi thêm một trong các địa điểm Hồ Thầu, Bản Phùng, Bản Luốc, San Xả Hồ. Xã Bản Phùng xa nhất có thể lựa chọn đến đấy ngủ homestay, sáng hôm sau dậy thong thả đi chơi chụp ảnh ruộng bậc thang.
Ngày 2: Hoàng Su Phì – Tp Hà Giang
Nếu ngày 2 này các bạn vẫn dành nhiều thời gian chụp ảnh ruộng bậc thang, chỉ có thể kịp di chuyển lại về Tp Hà Giang để nghỉ ngơi. Tối có thể lang thang quanh thành phố thưởng thức các món ăn ngon ở Hà Giang.
Ngày 3: Tp Hà Giang – Quản Bạ – Yên Minh – Đồng Văn
Ăn sáng + Đổ xăng rồi chạy theo lịch trình Hà Giang – Quản Bạ – Yên Minh (50km). Bỏ qua các điểm Cổng trời và Núi Đôi Quản Bạ vì ngày về sẽ lại đi qua. Trên đường đến Yên Minh bạn sẽ thấy rừng thông Yên Minh ngay ven đường quốc lộ. Nghỉ ăn trưa tại Yên Minh. Từ Yên Minh đi Phó Bảng (40km) bắt đầu từ đây bạn sẽ thấy vẻ đẹp tuyệt vời và vô cùng hùng vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn. Tới thăm Phó Bảng thị trấn ngủ quên. Rời Phó Bảng quay ngược lại ngã 3 đi Đồng Văn bạn sẽ tới với , nơi nổi tiếng bởi là địa điểm quay bộ phim Chuyện của Pao
Tối nghỉ tại Đồng Văn và thăm quan cafe Phố Cổ
Ngày 4: Đồng Văn – Lũng Cú – Dinh Vương – Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc
Dạo chơi chợ Đồng Văn nếu đúng ngày chợ họp, thăm quan phố cổ Đồng Văn một khu phố với vẻ đẹp cổ kính hàng trăm năm tuổi. Từ Đồng Văn đi Lũng Cú (26km) – Dinh Vương (26km) lên với điểm cực Bắc của Việt Nam, rồi rời Lũng Cú về Dinh Vua Mèo Vương Chí Sình. Trưa về nghỉ và ăn trưa tại Đồng Văn
Ăn xong từ Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc – ngắm sông Nho Quế từ đỉnh đèo Mã Pì Lèng, một trong Tứ đại đỉnh đèo của dân phượt miền Bắc. Về Mèo Vạc thăm quan một số địa điểm
Từ Mèo Vạc chạy thẳng về Yên Minh nghỉ ngơi
Ngày 5: Yên Minh – Quản Bạ – Tp Hà Giang
Từ Yên Minh quay lại Quản Bạ, lúc này tha hồ thời gian dạo chơi Cổng trời và Núi Đôi Quản Bạ. Còn thời gian có thể tranh thủ khám phá Quản Bạ hoặc đi về cho sớm.
Chạy ngược về lại Tp Hà Giang trả xe máy. Tối lên xe giường nằm về lại Hà Nội
Ngày 6 có mặt Hà Nội
Hà Nội – Hoàng Su Phì – Xín Mần – Bắc HàNgày 1 : Hà Nội – Vĩnh Phúc – Tuyên Quang – Bắc Quang – Hoàng Su Phì (300km)
Ăn sáng, đổ xăng, buộc đồ. Chạy theo cung đường Hà Nội – Tuyên Quang, nghỉ trưa ăn uống tại Tuyên Quang. Tiếp tục chạy Tuyên Quang – Bắc Quang – Hoàng Su Phì, tối ăn uống và ngủ tại Hoàng Su Phì
Ngày 2 : Hoàng Su Phì – Xín Mần – Bắc Hà (80km)
Ăn sáng, chuẩn bị đồ xong thì sắp xếp thời gian tìm hiểu chợ phiên tại Hoàng Su Phì (nếu đúng phiên chợ) sau đó thăm quan các xã thuộc di tích thắng cảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, danh thắng ruộng bậc thang nằm trên địa bàn 6 xã là Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu , Nậm Ty và Thông Nguyên. Đây là những xã có danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang tuyệt đẹp với lịch sử hàng trăm năm do đồng bào các dân tộc La Chí, Dao, Nùng tạo nên bằng chính bàn tay lao động cần cù và sáng tạo của mình. Trưa tiếp tục ăn tại Hoàng Su Phì
Trưa từ Hoàng Su Phì chạy sang Xín Mần rồi Bắc Hà
Ngày 3 : Bắc Hà – Si Ma Cai – Lào Cai (130km)
Ăn sáng xong thì đi thăm quan các địa điểm du lịch tại thị trấn Bắc Hà, (nếu đúng phiên chợ), dinh Hoàng A Tưởng.
Đến trưa từ Bắc Hà chạy sang Si Ma Cai rồi về Tp Lào Cai. Từ đây các bạn có thể lên tàu về lại Hà Nội, gửi xe máy theo tàu hỏa.
Phương án khác là sau khi từ Bắc Hà chạy sang Si Ma Cai chơi, các bạn có thể quay lại Bắc Hà rồi từ đây bắt xe giường nằm về lại Hà Nội, xe máy gửi kèm ô tô (cần liên hệ trước với nhà xe)
Tìm trên Google:
kinh nghiệm du lịch Hoàng Su Phì 2023
review Hoàng Su Phì
hướng dẫn đi Hoàng Su Phì tự túc
ăn gì ở Hoàng Su Phì
phượt Hoàng Su Phì bằng xe máy
Hoàng Su Phì ở đâu
đường đi tới Hoàng Su Phì
chơi gì ở Hoàng Su Phì
đi Hoàng Su Phì mùa nào đẹp
địa điểm chụp ảnh đẹp Hoàng Su Phì
homestay giá rẻ Hoàng Su Phì
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Du Lịch Lệ Giang, Shangrila (Cập Nhật 01/2023) trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!