Xu Hướng 3/2023 # Kinh Nghiệm Du Lịch Mai Châu, Hòa Bình (Cập Nhật 11/2020) # Top 4 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Kinh Nghiệm Du Lịch Mai Châu, Hòa Bình (Cập Nhật 11/2020) # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Du Lịch Mai Châu, Hòa Bình (Cập Nhật 11/2020) được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kinh nghiệm du lịch Mai Châu, Hòa Bình

©Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả mathildeoffroy, klinhdo, gaiadisangro, _phuonghuyen, entretres_enruta, sessionswithstessie, rubyd.alexs, ka.ty_tran, m.yh287, hongxianggg, h.goes.places, huong._.coj, haga2419, FB Bản Bước Mai Châu, Mai Chau Lodge, Daniel Ta, Thiện Luyện Nguyễn, Loan Michio, ameliababidge, nomad_bye_occupation, Thành Wolfheart, linhcandy_711, Nguyễn Vương Hằng, Nhà sàn 79, Thu Thảo, Trọng Hường, thaopham270113, mathieu_arnaudet và của một số tác giả chưa rõ tên nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi .

Mai Châu là một huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp huyện Đà Bắc và huyện Tân Lạc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Vân Hồ của tỉnh Sơn La.

Mai Châu trước kia được gọi là Mường Mai, được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII. Thời nhà Trần. Ngay từ thời nhà Trần, những người con của đất Mường Mai đã trấn ải biên giới, lập nhiều chiến công, được triều đình ban thưởng. Nghĩa quân áo đỏ của đồng bào các dân tộc ở Mai Châu đã nhiều phen làm cho quân xâm lược nhà Minh khiếp sợ.

Trước năm 1945, xã hội người Thái ở Mai Châu được phân chia đẳng cấp rõ rệt. Thống trị xã hội là hệ thống phìa tạo cha truyền con nối, bên dưới là các tạo mường làm bang tá, chánh tổng. Trực tiếp cai quản ở làng, bản là các tạo poọng, tạo bản, giúp việc cho tạo là quáng xứ, quáng văn đảm trách việc thu thuế, gạo, thịt, sản vật nộp cho poọng, lên mường là pằn, quyền, chá… Có thể nói, dưới chế độ phìa tạo, ruộng đất đều nằm trong tay giai cấp thống trị, người nông dân bị bóc lột thậm tệ và bị bần cùng hoá.

Kể từ thời Pháp thuộc, châu Mai Châu thuộc phủ Chợ Bờ, tỉnh Mường Hoà Bình. Tháng 10-1890, châu Mai Châu và châu Đà Bắc được hợp làm một, gọi là Mai Đà. Sau một thời gian tồn tại, châu Mai Đà lại tách thành hai và được giữ nguyên đến năm 1941 thì Mai Châu và Đà Bắc lại tái hợp nhất thành châu Mai Đà.

Đến nay, địa giới hành chính huyện Mai Châu ổn định với 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã Cun Pheo, Piềng Vế, Bao La, Xăm Khoè, Mai Hịch, Vạn Mai, Mai Hạ, Tân Mai, Chiềng Châu, Nà Phòn, Nà Mèo, Tòng Đậu, Đồng Bảng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Noong Luông, Ba Khan, Thung Khe, Pù Bin, Hang Kia, Pà Cò, Tân Dân và thị trấn Mai Châu.

Nên đi du lịch Mai Châu vào thời điểm nào ?

Ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khí hậu của vùng Mai Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao, số giờ nóng trong ngày vào mùa hè là 5 – 6 giờ, mùa đông là 3 – 4 giờ. Độ ẩm trung bình năm đạt 82%. Khí hậu Mai Châu một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau với khí hậu khô hanh, có ngày có sương mù và mưa phùn giá rét. Chính bởi hình thái thời tiết như vậy, các bạn nên đi Mai Châu vào

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, đi mùa này sẽ không sợ trùng vào mùa mưa của miền Bắc, hạn chế gặp phải cảnh sạt lở thường thấy trên trục Quốc lộ 6. Nếu muốn tranh thủ đi ngắm hoa mận, hoa đào thì khoảng thời gian từ tháng 1-2 hàng năm sẽ khá hợp lý.

Dịp cao điểm nắng nóng của miền Bắc vào khoảng tháng 7-8, quãng thời gian này có thể lên Mai Châu vào mỗi dịp cuối tuần để nghỉ mát, tránh cái oi bức kinh hoàng của Hà Nội.

Nếu muốn kết hợp đi Mộc Châu, các bạn cứ lựa chọn những mùa đẹp nên đi Mộc Châu rồi tranh thủ ghé qua Mai Châu 1 ngày là thoải mái. Có thể chơi ở Mai Châu nửa ngày, ngủ một đêm rồi tiếp tục khám phá Mộc Châu.

Hướng dẫn đi đến Mai Châu

Mai Châu cách Hà Nội khoảng 140km và cách Tp Hòa Bình khoảng 60km về phía Tây Bắc, để di chuyển tới huyện vùng cao của Hòa Bình này các bạn có thể lựa chọn phương án đi bằng xe cá nhân. Từ Hà Nội các bạn đi tới Hòa Lạc, tiếp tục đi trên tuyến Hòa Lạc – Hòa Bình, từ đây cứ men theo QL6 để tới ngã 3 Tòng Đậu, rẽ trái để vào Mai Châu (hướng thẳng đi Mộc Châu, Sơn La).

Nếu không có phương tiện cá nhân hoặc ngại đường xa, các bạn có thể sử dụng các chuyến ô tô khách đi Mai Châu. Nếu không kịp giờ bạn có thể đi xe khách giường nằm đi Sơn La tới ngã 3 Tòng Đậu thì xuống rồi thuê xe ôm đi vào trong thị trấn (khoảng 5 km).

HOÀNG THAO Lịch trình: Mỹ Đình – Mai Châu Giờ xuất bến: Mỹ Đình 14h30 Mai Châu 8h45 Điện thoại: 0914 688533 – 0218 386829

HÀ LOAN Lịch trình: Mỹ Đình – Mai Châu Giờ xuất bến: Mỹ Đình 7h50 Mai Châu 13h30 Điện thoại: 0912490679

HOÀNG KIM LỊch trình: Hòa Bình – Mai Châu Giờ xuất bến: Điện thoại: 0975 996706

Bản Lác và bản Pom Coọng nằm sát nhau, đi bộ quanh bản là cách nhanh nhất để khám phá một Mai Châu đẹp và yên bình. Giới hạn của việc đi bộ là các bạn sẽ chỉ có thể đi quanh bản, các địa điểm xa hơn thì sẽ không đủ thời gian để đi nếu sử dụng phương pháp này.

Loại hình du lịch bằng xe đạp này ngày càng được nhiều khách du lịch lựa chọn nhất là khách du lịch nước ngoài, một phần vì đây là hình thức rất thân thiện với môi trường, phần nữa là đạp xe quanh bản giữa khung cảnh bình yên thơ mộng của Mai Châu sẽ rất tuyệt vời. Vừa thong thả đạp xe, hít thở không khí trong lành, vừa có thể thoải mái ngắm cảnh, xe đạp cũng thuận tiện hơn để đi vào những chỗ nhỏ.

Hiện ở Mai Châu, các bạn có thể lựa chọn dịch vụ xe điện để đi dạo quanh bản. Xe chạy khá chậm và với mức giá cho một người cũng tương đối rẻ, nếu muốn thuê trọn chuyến để đi xa hơn (thăm các bản gần đấy) các bạn cũng có thể thỏa thuận trực tiếp với người lái.

Đến Mai Châu, nếu chỉ ở quanh các bản Lác, Poom Coọng và khu vực thị trấn có lẽ các bạn không cần sử dụng đến xe máy. Tuy nhiên, đối với một số địa điểm ở xa hơn như đèo Thung Khe, Ba Khan thì xe đạp hay xe điện không giải quyết được vấn đề. Lúc này, nếu không phải tới Mai Châu bằng xe máy, các bạn sẽ cần đến việc thuê một chiếc xe ở đây

Đây là hình thức lưu trú phổ biến và không nên bỏ lỡ khi du lịch Mai Châu. Ở đây, các nhà sàn của người Thái được xây dựng chủ yếu ở bản Lác và Poom Coọng. Nói thêm về hình thức lưu trú này, người Thái thường sinh sống và xây dựng bản làng ở những nơi có dòng sông, suối, làm nhà dựa vào núi đồi, phía trước thường là những cánh đồng bao la. Nhà sàn của người Thái thường cao ráo, cách mặt đất trên dưới 2m, sàn nhà làm bằng tre hoặc bương, mái nhà lợp gianh hoặc lá mây, cửa sổ trong nhà khá lớn để đón gió nên nhà sàn của người Thái thường tạo được cảm giác sạch sẽ và thoáng mát.

Ở bản Lác, các nhà sàn được đánh số thứ tự riêng và đi kèm với tên chủ nhà. Ngoài lưu trú, các bạn có thể thưởng thức các món đặc sản của người Thái cũng như các hình thức văn nghệ, đốt lửa trại giao lưu với đoàn văn công của bản. Ngủ nhà sàn thường sẽ phù hợp với những đoàn đi đông, các bạn sẽ được phát đầy đủ chăn, màn, gối, đệm riêng cho từng người và lựa chọn một vị trí phù hợp để ngủ.

Nếu muốn một không gian riêng tư hơn, nhất là khi nếu bạn đi theo cặp đôi hoặc có con nhỏ, các bạn có thể lựa chọn ở nhà nghỉ hoặc một số resort/bungalow. Một số khách sạn, nhà nghỉ thì nằm ở ngay ngoài trục đường chính từ thị trấn Mai Châu vào trong bản, các resort thì thường nằm ở những vị trí xa hơn, cũng có một vài resort nằm ngay trên đường vào bản. Nếu lựa chọn hình thức này, các bạn vẫn cứ vào bản dạo chơi, ăn uống, hát hò giao lưu văn nghệ trong bản, đến tối thì di chuyển về khách sạn/resort mà các bạn đã chọn để nghỉ ngơi.

Các địa điểm du lịch Mai Châu

Được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan môi trường ở Mai Châu rất đẹp, với núi non hùng vĩ, thảm rừng được bảo vệ luôn giữ màu xanh tươi. Ngoài ra, Mai Châu từ lâu đã nổi tiếng với những di tích, danh thắng là điểm thu hút đông đảo khách du lịch như: hang Khoài, hang Láng, hang Chiều, hang Bộ Đội, bản Lác (Chiềng Châu), bản Bước (Xăm Khoè), xóm Hang Kia (Hang Kia)…

Với không khí mát mẻ và khá trong lành, buổi sáng dậy các bạn hoàn toàn có thể thuê một chiếc xe đạp để dạo chơi quanh Bản Lác và xuyên sang Poom Coọng. Việc đạp xe cũng là một hình thức vận động khá tốt cho cơ thể

Ngồi uống cafe ngắm Mai Châu

Nếu thích có những khoảng thời gian thư thái ngồi trò chuyện cùng gia đình, bạn bè cùng nhâm nhi cafe các bạn có thể tới bản Poom Coọng, ở đây có một quán cafe nằm trong một khuôn viên khách sạn với view ngắm nhìn cảnh rất đẹp.

Xe điện ở Mai Châu giờ khá nhiều, mỗi chiếc xe có thể chở được từ 1-10 người và lại được phép hoạt động nên có thể đi sâu vào trong các bản. Các bạn có thể thuê một chiếc xe điện với giá trọn gói khoảng 200k để được đi một vòng quanh 8 bản nho nhỏ ở Mai Châu, thời gian đi khoảng 1-1,5 tiếng tùy vào việc dừng chơi của các bạn.

Nằm giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) trên đường quốc lộ 6, đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng buổi sớm là bầu trời trong trẻo, buổi trưa là nắng gắt trời xanh, buổi chiều dìu dịu với ánh nắng chiều và đêm là sương mù giăng khắp lối. Đã có rất nhiều người đi qua đèo Thung Khe mà không nhớ tên của con đèo trên mảnh đất Hòa Bình này. Đèo không hùng vĩ như Ô Quy Hồ đất Lào Cai, không cheo leo như Mã Pì Lèng của đất Hà Giang nhưng lại chứa đựng vô vàn hiểm nguy bất ngờ đối với bất kỳ tay lái nào.

Từ Phú Cường, Tân Lạc, con đèo bắt đầu đi mãi dần lên cùng cảnh sắc Hòa Bình thay đổi không ngừng. Đèo dốc chỉ khoảng 7, 8 và cao nhất tầm 10 độ chạy xuyên qua những dãy núi thấp. Quanh cảnh núi đồi chập chùng với thung lũng xanh mát lạnh. Từ xa, đã thấy đỉnh đèo bên dốc đá trắng, nơi luôn có sẵn vài lán bán ngô, bán cơm lam cho khách dừng chân nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Dốc xuống xuôi về phía Mai Châu và con đèo kết thúc tại ngã ba Tòng Đậu. Trước đó, bạn có thể ngắm cảnh Mai Châu tuyệt đẹp dưới chân đèo.

Thung Khe không có những dốc đứng, không có những cua tay áo cháy phanh nhưng lại nguy hiểm bởi những chiếc xe tải ngược xuôi mỗi ngày cùng màn sương mù đặc quánh mỗi chiều xuống và buổi sớm cản trở tầm nhìn.

Ở Thung Khe một ngày là bốn mùa tươi đẹp. Buổi sớm khi mây trời còn bảng lảng là vô vàn giọt nắng xiên qua biển mây bồng bềnh với màu xanh mát mắt. Buổi trưa là nắng vàng rót mật trên mọi ngả đường cùng mây trắng, trời xanh. Buổi chiều là không khí mát mẻ dễ chịu với ánh nắng chiều và mặt trời nhảy nhót sau mỗi khúc cua. Buổi tối là mây luồn xà thấp trên mọi ngả đường, người đi đường nhìn không rõ vật cách mình trong tầm một mét, lạnh cóng đôi bàn tay.

Qua khỏi đèo Thung Khe, trước khi xuống đến ngã 3 Tòng Đậu để đi vào trung tâm Mai Châu, có một điểm mà các bạn không thể bỏ lỡ đó là cột cờ Mai Châu. Trước kia, khu vực này vốn chỉ là một khoảng đất trống mà từ đó có thể ngắm toàn cảnh Mai Châu, sau này được đổ bê tông và dựng lên ở đó một chiếc cột cờ, như một biểu tượng nho nhỏ để các bạn ghi lại những khoảnh khắc đẹp khi đến với Mai Châu.

Bản Lác ngày nay đã là một điểm du lịch cộng đồng rất quen thuộc trong lòng du khách gần xa. Không phải là một nơi sầm uất, tấp nập, không hào hoa tráng lệ, không cao sơn mỹ vị mà tất cả đều dân dã, tự nhiên, gần gũi thân thiện khiến du khách một lần tới đây sẽ nhớ mãi không quên.Bản Lác – Mai Châu: nơi in đậm bản sắc văn hóa người Thái trắng 5 dòng họ người dân tộc Thái sinh sống ở bản Lác là Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc. Tới nay bản đã tồn tại được 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm, sau này vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Và cũng từ đó mọi người trong bản đều làm về du lịch và cái tên bản Lác là một trong những vùng trọng điểm về du lịch ở Mai Châu.

Pom Coọng nghĩa là bản của những quả đồi nằm trên cái trống lớn, ngụ ý chỉ đồng ruộng – một cái tên giàu tượng hình và nhiều ý nghĩa. Pom Coọng đã được biết đến là một làng văn hóa, làng du lịch, điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương với gần 70 hộ và hơn 300 nhân khẩu. Theo truyền thống, người dân Pom Coọng vẫn dựng lên những nếp nhà sàn độc đáo để ở. Những ngôi nhà mọc lên san sát chỉ cách nhau bởi luống rau hay bờ dậu mỏng, ngồi trên cửa voóng, người ta có thể trò chuyện, cùng nhau vui đùa.

Cách trung tâm thị trấn Mai Châu chỉ khoảng 1km, Bản Văn nằm dưới chân núi Pù Văn là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, người Thái ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, các nghề truyền thống như dệt vải, đan lát…

Không quá xa thị trấn sầm uất nhưng bản Văn vẫn còn khá nhiều nét hoang sơ, mộc mạc, từ phong cảnh đến lối sống bình dị của người dân Thái. Nếu đến bản Văn vào dịp đầu năm mới, các bạn có thể được tham gia vào các trò chơi dân gian đang được địa phương khôi phục lại như “tó mặc lẻ”, kéo co, “keng loong”, ném còn, bắn nỏ …Những trò chơi này góp phần làm phong phú đời sống sinh hoạt người dân trong bản và cũng trở thành một sản phẩm du lịch để thu hút du khách tới bản.

Cách trung tâm huyện khoảng 30km về phía Tây Nam, bản Bước xã Xăm Khòe nằm trọn trên một khu đồi được bao phủ bởi rừng cọ xanh. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, cũng vì lẽ đó mà nơi đây được chọn để xây dựng dự án “Bản người Thái gắn với du lịch”. Trước đây bản của người dân xóm Bước định cư ven bờ suối, năm 2007, xóm Bước được quy hoạch để xây dựng thành khu du lịch sinh thái, cả xóm đã chuyển lên địa điểm sinh sống mới.

Đồng bào người Thái ở xóm Bước được thừa hưởng một di sản văn hóa vật thể và văn hóa tinh thần vô cùng phong phú. Đó là tập quán canh tác lúa nước, làm nương, những nếp nhà sàn truyền thống làm bằng sàn gỗ, lợp mái gianh, những công cụ lao động sản xuất rất đặc trưng như cọn nước, gùi, thố… Dự án du lịch bản Bước đang dần đánh thức tiềm năng vốn có ở nơi đây. Để phục vụ du lịch, bản đã thành lập được một đội văn nghệ gồm 12 người có thể múa xòe, hát dân ca Thái và biểu diễn các tiết mục khác. Khi trong bản có khách du lịch, các đội văn nghệ sẽ đến biểu diễn phục vụ.

Nhà trưng bày hiện vật cổ vật văn hóa Thái – Mai Châu

Lên Mai Châu hỏi anh Kiều Văn Kiên, quê xã Đồng Trúc (Thạch Thất – Hà Nội), chưa chắc đã nhiều người biết. Nhưng nếu hỏi anh Kiên, người sở hữu “kho báu” Thái thì có khối người chỉ đến tận nhà.

Suốt 10 năm nay, chỉ cần nghe nơi nào, nhà nào có đồ vật cũ của người Thái là anh lập tức lên đường. Hình như anh sợ “kẻ thù thời gian” sẽ làm hư hỏng, thất lạc đi những hiện vật kia. Không chỉ ở vùng Mai Châu, anh Kiên còn lặn lội đến khắp các tỉnh như Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An thậm chí còn sang cả nước bạn Lào hoặc bất cứ vùng nào có người Thái cư ngụ để tìm hiểu, sưu tập và truyền bá những giá trị văn hóa cổ để người dân cùng yêu mến và giữ gìn cho thế hệ sau.

Tháng 6-2012, anh xin phép chính quyền địa phương dựng điểm tham quan văn hóa Thái Mai Châu tại bản Mỏ, xã Chiềng Châu để trưng bày, giới thiệu cho du khách về thời đã xa của một dân tộc có nền văn hóa đậm đà bản sắc.

Cách không xa trung tâm thị trấn Mai Châu, nằm sát quốc lộ 15 nhìn về phí bản Lác, Pom Coọng là hang Mỏ Luông: Tên gọi cũ là hang Bó Luông, tiếng Thái Bó Luông có nghĩa là mạch nước lớn. Đó là mạch nước bắt nguồn từ trong lòng dãy núi Pù Khà. Mạch nước này chảy ra cánh đồng phía Tây, nhân dân địa phương đã đào đắp thành hồ chứa nước và đặt tên là hồ Mỏ Luông.

Hang ăn sâu vào lòng núi hơn 500m kể cả ngách. Chiều rộng từ 1m đến 30m. Vòm trần có chiều cao trung bình 10m, chỗ cao nhất 30m. Hang có 2 cửa chính: Cửa hướng Tây bắc trông ra nhà nghỉ Mai Châu vào bằng đường bộ. Cửa hướng Tây trông ra hồ Mỏ Luông vào bằng đường thuỷ.

Để lên tới Hang Chiều du khách phải trải qua 1200 bậc đá, bên cạnh cửa hang có cây Xà Pùng cổ thụ, đứng sừng sững uy nghi nơi cửa hang, nhưng lại khiêm nhường, đứng sang 1 bên để che chắn cho cửa hang và thuận tiện cho đường đi xuống lòng hang. Hang Chiều nằm ở hướng Tây Nam của thị trấn Mai Châu. Cửa hang rộng khoảng 10 – 15m, dài ngược lên đỉnh núi khoảng hơn 30m, cách khu dân cư khoảng 350m. Càng lên cao nhìn xuống, thị trấn Mai Châu trù phú và thơ mộng càng hiện ra rõ nét.

Hang có chiều dài trên 150 mét, chia thành 2 tầng. Từ cửa xuống tầng hang thứ nhất khoảng hơn 15m, nơi đây là động chính, có chiều dài khoảng 50m, rộng hơn 40m, vòm trần cao trung bình 55m. Lòng hang tương đối bằng phẳng, thoáng mát, lộng lẫy và uy nghi.

Đi đến cuối hang là một dòng suối nhỏ, luôn có nước trong vắt và mát lành. Với chiều dài tổng cộng khoảng 200m, cùng những khối, những giải nhũ lớn tựa bức tranh của thiên nhiên, lung linh huyền ảo và kỳ thú, bầu không khí trong lành sẽ làm cho du khách như đang sống trong khung cảnh thần tiên, đang cùng hưởng không khí với hàng triệu sinh linh hóa đá.

Làng bích họa Hải Sơn, Mai Châu

Trên những bức tường trên con đường dài hơn 800m ở thôn Hải Sơn, xã Mai Hịch (Mai Châu) đã được người dân trang trí, biến những bức tường trở thành một con đường bích họa sinh động, tràn ngập màu sắc, thấm đẫm bản sắc văn hóa và phong cảnh đặc trưng của địa phương.

Gò Lào là tên một con thác nằm ở khu vực xã Phúc Sạn, cách trung tâm Thị trấn Mai Châu khoảng 15km. Từ trên đường chính, bạn sẽ phải gửi xe và đi bộ vượt qua khoảng 5 nhịp cầu thang (thực chất là con đường đất được người dân tạo thành bậc để đi lại cho dễ) là có thể xuống được thác. Thác Gò Lào gồm 2 thác nước nhỏ, chảy từ độ cao khoảng 15m xuống. Khu vực dưới chân thác có một bãi đất trống bằng phẳng có thể phù hợp cho việc tổ chức một bữa picnic ngoài trời.

Mách nhỏ: Các bạn trước khi xuống thác thì gửi xe ở nhà Anh Tuấn (cách đường xuống thác khoảng 10m) rồi đi theo hướng mũi tên chỉ. Nếu trời khô thì không sao nhưng nếu trước đó vừa mưa thì con đường xuống thác vô cùng trơn trượt.

Ba Khan là một xã nhỏ của Mai Châu nằm ven bờ hồ thủy điện Hòa Bình, từ đèo Thung Khe thả tầm nhìn về phía bình nguyên sau lưng đèo, đó chính là Ba Khan. Con đường này bắt đầu từ phía dưới chân đèo Thung Khe, chạy dọc qua hết xã Ba Khan rồi bắt đầu men theo lòng hồ Hòa Bình.

Nơi đây còn được ví như Hạ Long trên cạn bởi những đỉnh núi xưa kia giờ chìm sâu gần 200m dưới lòng hồ tạo thành. Đến thôn Suối Lốn, các bạn có thể rẽ vào khu Xóm Mới, hỏi nhà Bác Gươm nếu bạn muốn nghỉ lại một đêm ngay sát lòng hồ (giống hệt Thung Nai), thuê thuyền Kayak hay đơn giản hơn là một tour thuyền khám phá lòng hồ được dẫn bởi chính bác chủ nhà. Hiện bác là hộ dân duy nhất làm các hoạt động du lịch ở đây.

Hướng dẫn đường đi Ba Khan:

Nếu đi từ Mai Châu, các bạn không cần quay lại đèo Thung Khe mà đi theo hướng đi Sơn La, đến ngã 3 Đồng Bảng thì rẽ phải vào. Đi thẳng khoảng 7km, đến chỗ trạm y tế Phúc Sạn thì các bạn rẽ phải theo con đường nhỏ ngay bên cạnh, đi khoảng 70m nữa thì đến chỗ xuống thác Gò Lào. Đi hết 30km đường này các bạn sẽ đến ngay chân đèo Thung Khe

Hang Kia – Pà Cò nằm giữa bốn bề núi đá, quanh năm mây mù bao phủ. Nơi đây không chỉ có phong cảnh đẹp như miền cổ tích mà còn chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc, trở thành điểm đến lý tưởng cho những du khách thích khám phá.

Các món ăn ngon ở Mai Châu

Nhiều người thường tự hỏi sẽ ăn gì ở Mai Châu ? Để trả lời cho câu hỏi này có lẽ các bạn nên dành chút thời gian để tìm hiểu về nét văn hóa ẩm thực của người Thái (dân tộc chủ yếu ở Mai Châu). Món ăn của dân tộc Thái thể hiện sự kết hợp hài hoà, sự giao lưu, ḥa quyện cùng linh khí của núi, của sông, của rừng, của những tấm ḷng chân quư giản dị. Văn hóa ẩm thực dân tộc Thái có một cội nguồn triết lư riêng để măi trường tồn với thời gian. Đối với người Thái, ẩm thực là một nghệ thuật đẵ trở thành nét văn hóa cổ truyền, sâu sắc.Nhiều người đă bàn đến văn hoá ẩm thực của dân tộc Thái và cũng rất nhiều món ăn của người Thái được giới thiệu một cách cặn kẽ. Tuy chưa phải là đă tạo thành mức định hình như một chuẩn mực, một phong cách. Bình thường, các món ăn của người Thái chia làm 5 phần lớn khác nhau như: căm chẳm (đồ chấm, đặt đầu tiên); căm nặm (đồ uống, đặt thứ hai); căm cắp (đồ ghém, đặt thứ ba); căm kin (phần về thức ăn, đặt thứ tư); căm khẩu (phần về cơm, đặt cuối cùng). Trong sự phân loại, tự nó đã bao quát cả âm dương, ngũ hành một cách tổng thể. Xét riêng từng phần, sự hài hoà cũng lại là một nét riêng tạo nên một tác phẩm vô cùng quyến rũ. Cùng Phượt xin giới thiệu với các bạn một số món ăn nổi tiếng của người Thái tại Mai Châu.

Nguyên liệu làm cơm lam bao gồm gạo, ống nứa (tre), lá chuối. Ngoài ra có thể còn có dừa nạo, nước cốt dừa, vừng trộn lẫn gạo trước khi nướng. Cũng đôi khi, tại một số vùng miền sắn, khoai, ngô, được chặt miếng nhỏ nhồi vào ống để nướng thay cho nguyên liệu chính là gạo.

Tre làm cơm lam gọi là cây “Pá Ngá” loại cây nhỏ vừa, thẳng đều, bên trong ống lớp giấy trắng mỏng (ống có đường kính từ 3-5cm). Chặt lấy tre non khi chuẩn bị mọc lá hoặc mới bắt đầu mọc lá non, cắt ra từng ống, bỏ gạo nếp vào ống tre, đổ nước cho ngập hết gạo được khoảng 3-4h đồng hồ thì dùng lá dong, lá chuối nút chặt miệng ống rồi đưa vào bếp nướng (có thể đốt trên lửa nhưng phải xoay đều để khỏi cháy vào ống cơm lam).

Khi nước trong ống cạn, xem cơm lam chín thì bỏ ra để nguội, lấy dao tước bỏ vỏ ngoài chỉ để lại một lớp mỏng, cắt ra từng đoạn ngắn, khi ăn mới bóc bỏ nốt vỏ tre, làm như vậy cơm mới dẻo và ngon. Cơm làm nếu làm bằng nứa không được đốt trên lửa mà phải xoay đều trên than vì ống nứa mỏng nếu đốt trên lửa sẽ bị cháy, cơm không kịp chín. Ăn cơm lam ngoài muối vừng còn không thể thiếu một loại gia vị truyền thống của người Thái là “chẩm chéo”.

Gà được tẩm ướp bằng các gia vị độc đáo của người Thái rồi dùng kẹp tre hoặc kẹp sắt để nướng trên than hồng. Món gà rất hợp ăn cùng xôi nếp hoặc cơm lam.

Trong các lễ hội truyền thống của người Thái không thể thiếu món này, để đảm bảo món cá nướng đạt tiêu chuẩn cần chọn những con cá suối nặng từ 4-6 lạng. Gia vị để ướp cá gồm mắc khén, rau thơm rừng, hạt sen, lá húng, củ sả, ớt, bột canh, mì chính … Sau khi làm sạch vẩy, cá được mổ từ lưng để vứt bỏ mật và ruột, rồi gập ngang cá lại, tẩm gia vị vào giữa dùng thanh tre tươi kẹp chặt và hơ nướng trên than tro củi nóng chừng 15 phút

Cá được hơ nướng trên than hồng chuyển từ màu trắng sang vàng, mùi thơm lựng. Món cá suối ăn với xôi nếp 3 màu và chấm với chẩm chéo thì ngon tuyệt vời.

Ở Mai Châu ngoài món thịt lợn mán thui luộc, còn có một lựa chọn hấp dẫn nữa từ thịt lợn Mường. Sau khi thui lợn thật vàng, người ta chọn những phần thịt ngon nhất thái miếng rồi đem tẩm ướp rất nhiều loại gia vị khác nhau: muối, ớt bột, hồi, giềng, sả, lá móc mật, gừng, nghệ, dấm … tùy vào lượng thịt. Chờ sau khoảng 15-20 phút cho gia vị đã ngấm đều, thịt được xiên que và đem nướng cho tới khi chảy hết mỡ ngấy, vàng ruộm, dậy mùi thơm.

Nếp xôi là món thay thế cơm phổ biến ở vùng cao Tây Bắc, Tiếng Thái gọi là “kháu càng nòi” – nghĩa là gạo dẻo thơm. Đến Mai Châu, thưởng thức được nếp xôi do chính phụ nữ Thái làm mới có thể cảm nhận hết vị ngon.

Người Thái luôn chọn nếp nương để làm xôi. Đó là loại nếp người Thái trồng trên những thửa ruộng bậc thang ở thung lũng Mai Châu. Nếp được ngâm nhiều giờ cho mềm trước khi đồ xôi. Người phụ nữ Thái không đồ xôi bằng nồi, xửng hấp như người Kinh mà cho nếp vào chõ gỗ. Nếp tự chín bằng hơi chứ không nấu. Việc chế biến rất kỳ công và đòi hỏi sự khéo léo.

Sau khi có mùi thơm lừng thì lấy xôi ra, cho vào một cái rổ. Tuy nhiên, lúc này xôi chưa chín. Xới đều xôi trong rổ một hồi rồi cho vào chõ gỗ và đồ tiếp cho đến khi xôi chín. Hạt nếp nương giờ đã chín bóng bẫy, hương thơm xộc vào mũi thực khách. Nếp xôi thường được dùng với các món nướng được chế biến từ thịt gà đồi, cá suối hay heo bản.

Nhưng theo người Thái, nếp xôi ăn với muối vừng mới ngon. Quả thật, lấy một miếng xôi chấm muối vừng cho vào miệng, thực khách tận hưởng hết vị thơm và ngọt của lúa nương. Đặc biệt, cách đồ xôi hai lần tạo cho hạt xôi thêm mềm và dẻo. Nắm vắt xôi trong tay, vo tròn, hạt xôi quyện vào nhau, không dính bất cứ một hạt nào ra tay.

Đây là một loại rau phổ biến mà các bạn có thể dễ dàng gặp ở hầu hết các địa phương vùng cao Tây Bắc, món rau này đơn giản chỉ cần luộc lên và chấm mắm trứng để thưởng thức hết vị ngọt xen lẫn chút đắng đọng lại đầu lưỡi.

Món này là đặc sản của người Thái nên cứ ở đâu có người dân Thái sẽ có món này. Trước kia thịt trâu gác bếp người Thái Mai Châu thường chỉ làm để sử dụng trong gia đình, sau này cùng với xu hướng phát triển du lịch mà món này được bày bán phổ biến hơn. Tuy không ngon bằng thịt trâu gác bếp Sơn La nhưng để nhâm nhi thưởng thức chút trong những ngày ở Mai Châu thì cũng có thể chấp nhận được.

Nhộng ong rừng rang măng chua

Đây là một món ăn dân dã mà độc đáo được đồng bào Mường ở Mai Châu rất ưa chuộng. Vào mùa ong rừng (thường là dịp cuối hè) người dân trong bản tìm những tổ ong to bằng chiếc rổ con mang về. Nhặt những con ong già màu nâu đem ngâm rượu, còn những con ong non màu trắng béo tròn mập mạp thì để chế biến các món đặc sản. Sau khi lấy hết ong ra khỏi tổ đem rửa qua bằng nước lạnh để ráo nước. Ong rừng có thể rang với lá chanh giống như rang nhộng tằm, nhưng ở đây người dân rang với măng chua.

Phi thơm hành mỡ cho ong vào đảo đều, khi ong ngả sang màu hơi vàng thì bắc ra trút vào đĩa, sau đó cho măng vào xào chín thì cho ong đã rang vào đảo cùng. Chế biến món ong rừng xào măng chua rất đơn giản, không cần phải cho vào đó loại rau thơm nào mà chỉ cần thêm một chút cay cay của ớt và nêm nếm gia vị vừa ăn là được.

Khi thưởng thức món này, để hương vị thêm đậm đà và đúng vị thì ăn kèm với củ kiệu muối. Vị béo ngậy, mềm thơm phức của ong rừng lẫn với vị chua cay của măng chua và vị ngọt ngọt, hăng hăng của củ kiệu muối, thêm ly rượu ngô càng làm say đắm lòng người.

Người Hoà Bình không ai lạ gì rượu Mai Hạ vốn nức tiếng thơm ngon khắp tỉnh và các vùng lân cận. Đâu đâu ở Hoà Bình người ta cũng gọi rượu Mai Hạ là đặc sản. Rượu Mai Hạ – rượu cũng được chưng cất từ men lá, không bị pha trộn gì thêm nguyên liệu từ bên ngoài ngoài việc pha nước rượu đầu và rượu cuối, rượu đặc, rót ra đĩa sứ đốt cháy xanh lè như cồn, ai quen độ và men của rượu ngoại mới chịu được không thì nóng ran cả cổ họng, rượu này chủ yếu dùng để ngâm thuốc, rất tốt.

Rượu rượu mai hạ Mai Hạ trong đến độ không thể trong hơn, chỉ cần lắc nhẹ, tăm rượu như bám chắc lấy cổ chai, hồi lâu mới chịu tan. Chưa cần đưa chén rượu chạm môi, hương rượu đã thơm nồng lan toả. Rượu Mai Hạ Hương rượu tan trong không gian thoáng rộng nhà sàn, hương rượu chạm vào khứu giác và khi hít sâu vào buồng phổi, ta như được “uống” no nê, say tràn hương rừng, hương đất. Chưa uống mà đã say cái tình của người Mai Hạ hiếu khách.

Rượu Mai Hạ nói chung có thể có thể đạt tới trên năm mươi độ rượu. Rượu nặng nhưng không “xóc”. Mới nhấp vào đầu lưỡi đã lan nhanh xuống họng. Chỉ một chút rượu mà đã thấy lòng dạ xốn xang. Uống rượu Mai Hạ không thể không nhẩn nha, càng không thể uống theo kiểu “nốc ao”.

Bí quyết nấu loại rượu Mai Hạ thơm ngon “có một không hai” nằm ở cách làm men lá. Nguyên liệu làm men tối thiểu phải có 9 loại lá cây rừng (bà con nơi đây thường gọi là “lá thơm”), gồm: ổi, bưởi, chuông, nhòng nhạnh, hồng bì, ngựt mèo, chịch choóc, phá noộc, cú đin… Trộn hỗn hợp lá đã nghiền với 2 loại củ gừng và giềng đã bào nhuyễn. Trộn đều và theo tỷ lệ nhất định. Ủ khoảng 3 ngày mới thành men. Trộn nguyên liệu (sắn đã đồ hoặc nấu chín) với men, xoa con giống (tức bánh men giống) và nặn thành bánh men. Ủ tiếp khoảng 3 ngày cho đến khi bánh men lên màu trắng đục. Chưng cất bằng nồi chuyên dụng. Hơi rượu đọng thành giọt rồi từ từ theo đường dẫn chảy vào chai.

Thịt ướp chua “nhứa xổm” chủ yếu làm bằng thịt trâu, bò. Thịt sau khi rửa sạch thì thái lát mỏng, da trâu bò thui cháy cho vào ngâm nước, cạo sạch thấy miếng da vàng óng thì thái thành từng miếng nhỏ bỏ lẫn vào thịt. Giềng giã nhỏ, gạo rang giã thành bột cho vào trộn đều, bỏ vào lọ sành đậy kín khoảng vài ba ngày thịt chua là dùng được. Muốn ăn thịt chua lấy lá gói, vùi vào tro bếp nóng hoặc nấu lên cho sền sệt nước, riêng da trâu bò không cần nấu mà ăn ngay được

Đây là một món ăn có từ xa xưa và là món không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết của người Thái. Ngay từ tháng 8-10 âm lịch, người Thái đã phải ra suối bắt những con cá “Pa Vá” (mình trông giống cá trắm nhưng thân nhỏ hơn) đem về rửa sạch, mổ và cắt thành nhiều khúc rồi trộn với các loại gia vị muối, ớt bột khô, tỏi, gừng, lá xả, thính gạo và một chút rượu. Cá đã ướp được cho vào một đoạn ống măng mai bịt kín, đợi nửa tháng là có thể dùng được. Nhưng nếu để thêm một vài tháng nữa đến độ cá “ngấu” thì ăn sẽ mềm thịt và thơm, ngon hơn nhiều. Đặc biệt khi uống rượu với món cá suối ướp chua bao giờ cũng ăn kèm với một ít lá sung và một chút cơm nếp thì mới tăng thêm hương vị thơm ngon, đậm đà khó quên.

Xứ xở của người Thái còn nổi tiếng bởi được mệnh danh là “xứ sở côn trùng” bởi đây là một trong những món ăn được người Thái khá ưa chuộng, đứng đầu trong danh sách là ve sầu

Cách chế biến món ve sầu chiên của người Thái cũng rất độc đáo, người ta đem những chú ve sầu bắt được cắt bỏ hết cánh, rút ruột, đặc biệt là nhồi một hạt lạc rang giòn vào bụng sau đó đem tẩm gia vị rồi mới đem đi chiên. Việc dùng mắc khén để tẩm ve khiến món ve chiên có hương vị rất đặc biệt, vô cùng khó quên

Chiên ve sầu cho đến khi nào mùi thơm tỏa ra, những con ve có màu vàng mỡ bóng láng thì lấy ra thưởng thức. Phải nhai chậm rãi, từ từ cảm nhận đầu lưỡi tê tê, một vị ngọt tan dần trong miệng.

Là loại nước uống đặc biệt ở Mai Châu, được nấu từ một loại lá cây rừng có sẵn. Lá cây sau khi được bẻ về, phơi khô rồi cặt nhỏ, sau khi nấu lên nước lá phao có vị chát, vừa có mùi của thuốc bắc, thuốc nam lại vừa có mùi ngai ngái của lá cây rừng. Nước lá phao uống rất tốt, vừa kích thích tiêu hóa, vừa có tác dụng bổ dưỡng, tăng sức đề kháng của cơ thể.

Người Thái ở Tây Bắc gọi là “Phắc Nừng Chụp”. Đây là một món ăn truyền thống, độc đáo, thơm ngon bổ dưỡng và rất lạ miệng, chính vì vậy đây là món được dùng để đãi khách quý hoặc dành cho những ngày vui lớn

Người Thái có tập quán “xôi”, có thể nói hầu hết các món ăn được chế biến bằng cách “xôi” và cũng có rất nhiều cách để xôi một món ăn : “Nửng xá chíp”, “xôi chín tới”, “nửng pưới”, “xôi nhừ” ….

Với món rau “xôi” tổng hợp, hàng chục loại rau cỏ quanh ruộng, vườn nhà được lựa chọn như : Cỏ mần trầu, rau bướm, bồ công anh, rau má, rau cải xoong, rau ngót, rau dớn rừng, rau bợ, rau cải, rau dền, rau tòm bóp, cỏ thài lài trắng, lá đu đủ, rau thì là, quả cà dại …. theo một tỉ lệ thích hợp để món xôi có hương vị hài hòa, có đủ các vị đắng, chát, cay, ngọt, bùi hòa quyện với nhau làm cho món rau xôi bình dị đạt được độ thơm ngon nhất. Đặc biệt không thể thiếu hạt mắc khén nướng chín giã nhỏ, gừng giã nguyễn, hành và vỏ dồi để tăng vị thơm cay

Dụng cụ để “xôi” gọi là “hay phắc” được làm bằng ống bương “mạy phiêu”. Khi “xôi” chín rau vẫn xanh ngắt, mềm và tỏa hương thơm dịu. Món này khi ăn chấm với mắm cá hoặc chẩm chéo.

Lịch trình du lịch Mai Châu

Để thuận tiện hơn cho các bạn trong hành trình khám phá Mai Châu, Cùng Phượt tổng hợp một số lịch trình du lịch Mai Châu để các bạn tham khảo.

Ngày 1 : Hà Nội – Hòa Bình – Mai Châu (140km)

8h00 – 10h00 : Xuất phát từ Hà Nội

12h30 – 16h00 : Hòa Bình – Mai Châu trên đường đi có thể dừng chân tại đèo Thung Khe ăn ngô nướng, chụp ảnh. Lên đến điểm dừng chân ngắm thị trấn Mai Châu có thể dừng lại chụp ảnh toàn cảnh thung lũng Mai Châu từ trên cao. Tối ngủ nhà sàn Mai Châu, thưởng thức ẩm thực Mai Châu. Có thể tổ chức các hoạt động tập thể, xem múa và đốt lửa trại

Ngày 2 : Mai Châu – Ba Khan – Hà Nội

7h00 – 9h00 : Dậy sớm tham quan một số địa điểm du lịch xung quanh Mai Châu

11h00 – 12h00 : Ăn trưa và nghỉ ngơi

12h30 : Lên đường trở về Hà Nội, thời gian di chuyển từ Mai Châu về Hà Nội khoảng 4-5h tùy tốc độ của từng đoàn, các bạn có thể lựa chọn thời gian sao cho phù hợp để có thể về đến Hà Nội trước 18h (mùa đông) và 19h (mùa hè)

Các bạn có thể lựa chọn đi về đường Ba Khan, một Hạ Long trên cạn. Chỗ này rất đẹp và có thác nước Gò Lào, phù hợp để tổ chức party ăn trưa dã ngoại luôn.

Hà Nội – Mai Châu – Kim Bôi (3 ngày)

Ngày 1 : Hà Nội – Hòa Bình – Mai Châu (140km)

8h00 – 10h00 : Xuất phát từ Hà Nội

12h30 – 16h00 : Hòa Bình – Mai Châu trên đường đi có thể dừng chân tại đèo Thung Khe ăn ngô nướng, chụp ảnh. Lên đến điểm dừng chân ngắm thị trấn Mai Châu có thể dừng lại chụp ảnh toàn cảnh thung lũng Mai Châu từ trên cao

Tối ngủ nhà sàn Mai Châu, thưởng thức ẩm thực Mai Châu. Có thể tổ chức các hoạt động tập thể, xem múa và đốt lửa trại

Ngày 2 : Mai Châu – Cao Phong – Kim Bôi

8h00 : Khởi hành theo hướng về Tp Hòa Bình, đến gần dốc Cun thì rẽ vào khu du lịch Kim Bôi

Ăn uống nghỉ ngơi và tối giao lưu tại khu du lịch Kim Bôi

Ngày 3 : Kim Bôi – Bãi Chạo – Hà Nội

8h00 : Khởi hành từ Kim Bôi đi theo đường về Lương Sơn, trên đường về ghé qua một vài điểm du lịch của Lương Sơn như Động Đá Bạc, Suối Ngọc Vua Bà

Ngày 1 : Hà Nội – Hòa Bình – Mai Châu (140km)

7h00 : Xuất phát tại Hà Nội, đi theo hướng quốc lộ 6 hướng đi Hòa Bình

10h00 : Nghỉ ngơi chơi bời, chụp ảnh tại đèo Thung Khe

Trưa lên tới Mai Châu, thuê nhà sàn và đặt ăn trưa. Sau khi nghỉ ngơi đến chiều đi chơi một số địa điểm quanh bản, đi dạo quanh bản.

Tối ngủ Mai Châu

Ngày 2: Mai Châu – Mộc Châu

Ắn sáng xong khoảng 7-8h xuất phát đi Mộc Châu, quãng đường còn lại chỉ khoảng 70km

Trên đường về trung tâm Mộc Châu ghé vào Thông Cuông, Pa Phách

Trưa ăn trưa tại Mộc Châu, nhận phòng cất đồ rồi tiếp tục khám phá Mộc Châu

Chiều đi Rừng thông bản Áng, Đồi chè Trái Tim, Thung lũng mận Nà Ka

Tối ngủ Mộc Châu

Ngày 3 : Mộc Châu – Hà Nội (190km)

7h00 : Ăn sáng

7h30 : Di chuyển đi tham quan nốt một số điểm chưa đi được

12h00 : Từ Mộc Châu quay ngược lại Hà Nội, dừng ăn ở một số quán ăn nổi tiếng trên Quốc lộ 6. Khi về đến gần Mai Châu, rẽ theo đường đi Ba Khan để tranh thủ khám phá nơi này.

Một số chú ý trên đường đi Mai Châu

Từ Hà Nội lên Mai Châu thường có khoảng 4 chốt CSGT, chốt 1 khi qua Thị trấn Xuân Mai, chốt 2 ở trong Tp Hòa Bình (nếu bạn đi vào trong thành phố mà không đi đường tránh), chốt 3 ở chân dốc khi vào Thị trấn Cao Phong và chốt 4 ở Tân Lạc. Trong 4 chốt này thì chốt ở Tp Hòa Bình và Cao Phong thường xuyên bắn tốc độ, các bạn đi xe máy nhớ đảm bảo không vượt quá 40km/h với xe máy và 50km/h với ô tô khi đi vào khu vực có biển báo khu dân cư.

Quốc lộ 6 là tuyến đường khá đông xe khách và xe container, nếu không có kinh nghiệm đi xe đường đèo buổi tối các bạn không nên chạy sau 19h.

Tìm trên Google :

kinh nghiệm du lịch Mai Châu 2020

du lịch Mai Châu tháng 11

tháng 11 Mai Châu có gì đẹp

review Mai Châu

hướng dẫn đi Mai Châu tự túc

ăn gì ở Mai Châu

phượt Mai Châu bằng xe máy

Mai Châu ở đâu

đường đi tới Mai Châu

chơi gì ở Mai Châu

đi Mai Châu mùa nào đẹp

địa điểm chụp ảnh đẹp Mai Châu

homestay giá rẻ Mai Châu

Kinh Nghiệm Du Lịch Hòa Bình (Cập Nhật 11/2020)

Kinh nghiệm du lịch Hòa Bình

Cùng Phượt – Hòa Bình là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây. Người Mường xét về phương diện văn hóa – xã hội là dân tộc gần gũi với người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác. Khá gần Hà Nội với một số địa điểm du lịch Hòa Bình nổi tiếng như Thung Nai, Mai Châu, Kim Bôi… nên các bạn có thể dễ dàng sắp xếp một chuyến đi nghỉ ngơi vào cuối tuần cùng gia đình và bạn bè.

Giới thiệu chung về Hòa Bình

Hoà Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, giáp ranh Thủ đô Hà Nội, với diện tích tự nhiên là 4.662,53km2, gồm 10 huyện và 1 thành phố, có nhiều cư dân các dân tộc anh em cùng chung sống. Sau khi được tái lập năm 1991, Hoà Bình đã trở thành cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh Tây Bắc, đồng bằng châu thổ sông Hồng và tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh thông qua mạng lưới giao thông đường bộ.

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, kỳ thú, Hoà Bình còn có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ban cho Hòa Bình nhiều cảnh quan kỳ thú như: hang Trại (Lạc Sơn), hang Đồng Nội (Lạc Thuỷ),… với những dấu tích của văn hoá Hoà Bình, những bản làng của đồng bào Thái (bản Lác, bản Poom Coọng ở Mai Châu), đồng bào Mường (bản Giang Mỗ, Cao Phong). Suối nước khoáng Kim Bôi (Kim Bôi) vừa là điểm du lịch, điều dưỡng, vừa là nguồn nguyên liệu có giá trị cung cấp cho ngành sản xuất nước giải khát. Đặc biệt, công trình thuỷ điện Hoà Bình – “công trình thế kỷ” và hồ thuỷ điện Hoà Bình có nhiều cảnh quan tươi đẹp, hấp dẫn. Những cảnh quan trên cùng với những sản phẩm thủ công mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc Hoà Bình (hàng thổ cẩm, rượu cần Hoà Bình,…) đã cho thấy tiềm năng phong phú của du lịch Hoà Bình.

Hoà Bình còn tự hào là “nôi” của nền Văn hoá Hoà Bình, miền đất sinh sống của người Việt cổ cách đây hàng vạn năm, với những di chỉ khảo cổ có giá trị, những giá trị văn hoá phi vật thể phong phú, độc đáo, những danh lam, thắng cảnh kỳ vĩ, lôi cuốn, những sản vật độc đáo, là những điều kiện lý tưởng để phát triển nhiều loại hình du lịch.

Nổi bật nhất ở Hòa Bình phải kể đến các phong tục tập quán, các nét văn hóa của người Mường, dân tộc có cùng nguồn gốc với người Việt cổ, có chung một nền văn hóa rộng lớn, trải dài suốt bao thế kỷ. Người Mường chủ yếu cư trú ở các vùng thung lũng, những dải đồi thấp ven núi, vì vậy từ trước tới nay, cư dân Mường sống bằng nghề nông nghiệp, trồng lúa và kết hợp làm nương rẫy.

Bản làng của người Mường thường được tập trung ở chân núi với hướng nhà nhìn ra cánh đồng hay dòng suối. Chính vì điều kiện cư trú như vậy, nên nền văn hóa Mường mang đậm nét bản địa, bó gọn lại trong các Mường và lưu truyền nó qua cuộc sống hàng ngày ,hết sức giản dị mộc mạc độc đáo và là một trong những điều hấp dẫn du khách nhất khi đến du lịch Hòa Bình.

Du lịch Hòa Bình vào thời gian nào ?

Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng thời tiết nóng, ẩm, có mùa đông lạnh. Khí hậu mùa hè thường cao, có mưa nhiều trong khoảng tháng 7-8. Mùa đông lạnh và khô thường khéo dài từ tháng 10-3.

Các bạn có thể đi du lịch Hòa Bình vào mùa hè nếu bạn muốn tránh xa cái nóng của Hà Nội để lên với các điểm du lịch như Thung lũng Mai Châu, Thung Nai

Nếu muốn theo dõi hồ Hòa Bình xả lũ, hãy đi vào mùa mưa theo thông tin được dự báo thời tiết đưa ra hàng ngày trên bản tin thời sự.

Lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thủy – Hòa Bình) diễn ra từ 4-6 tháng Giêng (âm lịch).

Khoảng tháng 7-8 hàng năm là mùa mưa cao điểm của miền núi phía Bắc, QL6 đi Hòa Bình là một trong những tuyến đường rất nguy hiểm do thường xuyên sạt lở. Các bạn nếu có đi Hòa Bình vào thời điểm này cần hết sức lưu ý.

Ngoài những thời điểm này ra, các bạn muốn đi du lịch Hòa Bình có thể sắp xếp thời gian đi vào bất cứ lúc nào rảnh bởi đây là một địa điểm khá gần Hà Nội, phù hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng cuối tuần.

Hướng dẫn đi tới Hòa Bình

Có lẽ do khoảng cách gần nên hầu hết mọi người du lịch Hòa Bình đều lựa chọn phương tiện cá nhân để di chuyển. Trung tâm Tp Hòa Bình cách Hà Nội khoảng 60km, với thời gian di chuyển khoảng 1,5-2 tiếng các bạn đã có mặt ở đây. Nếu đi Mai Châu thì quãng đường xa hơn, khoảng 130km và 5 tiếng di chuyển.

Từ Hà Nội các bạn có thể lựa chọn đi theo hướng Hà Đông thẳng QL6 (trên Google Maps ký hiệu là AH13) để lên Hòa Bình hoặc đi theo đường đại lộ Thăng Long, hết đường thì rẽ trái theo hướng đi Xuân Mai để nhập vào QL6 đi tiếp.

Từ bến xe Mỹ Đình, hàng ngày có rất nhiều các tuyến xe chạy lên Hòa Bình (Bến xe Chăm Mát), các tuyến huyện cũng có nhưng thời gian chạy sẽ thưa hơn nên các bạn cần liên hệ trước để hỏi chính xác giờ.

Thung Nai nằm cách trung tâm Tp Hòa Bình khoảng 20km, nếu muốn đến Thung Nai bằng phương tiện công cộng các bạn cứ bắt xe khách lên Hòa Bình. Từ bến xe đi xe ôm (nếu có 1 mình) hoặc taxi tới cảng Thung Nai.

Bến xe Mỹ Đình có tuyến xe đi Mai Châu nhưng thường chạy vào buổi sáng, nếu không thể kịp đi những chuyến này, các bạn có thể lựa chọn các xe khách Điện Biên hoặc xe khách Sơn La để có thời gian đi muộn hơn (thường là từ chiều đến tối). Sau khi lên xe các bạn nhớ nói lái xe cho xuống ở Ngã 3 Tòng Đậu, từ đây vào đến Thị trấn Mai Châu còn 5km nữa nên có thể đi taxi hoặc xe ôm.

Ở Tp Hòa Bình không có nhiều địa điểm cho thuê xe máy lắm do thực tế thì nhu cầu không cao, không có nhiều địa điểm du lịch quanh Tp Hòa Bình để các bạn cần thiết phải thuê xe máy khám phá. Với các bạn ở nơi xa (trong miền Nam, miền Trung ra Hà Nội đi du lịch Tây Bắc) nếu cần xe máy, các bạn nên thuê từ Hà Nội sẽ tiện hơn.

Khách sạn nhà nghỉ ở Hòa Bình

Như bao vùng đất du lịch khác, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn Hòa Bình khá đầy đủ. Không có nhiều các khu resort với những sự đầu tư hoành tráng cùng dịch vụ đẳng cấp như các vùng đồng bằng, khách sạn ở Hòa Bình thường chỉ ở mức tầm trung, đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản của du khách.

Hòa Bình là một trong những nơi đầu tiên mà dịch vụ homestay phát triển mạnh, đặc biệt là ở Mai Châu. Bởi văn hóa của Hòa Bình mang đậm dấu ấn của người Mường, người Thái nên hình thức lưu trú này cũng hình thành từ trong chính quá trình sinh sống và phát triển du lịch của họ.

Các homestay ở Hòa Bình thường được xây dựng theo mô hình nhà sàn ngủ tập thể, khách và chủ nhà đều cùng sinh hoạt trong những không gian chung đấy. Khi cần ăn uống có thể đặt luôn nhà chủ để họ chuẩn bị trước cho. Nói chung, nhắc đến du lịch Hòa Bình là phải nhắc đến hình thức du lịch homestay này.

Các địa điểm du lịch ở Hòa Bình

Động Đá Bạc còn có tên gọi khác là động Tiên, nằm trong lòng núi Pai Dáy (hay còn gọi là núi Hang Beo). Đầu năm 1990, một số ng­ời dân địa ph­ương xóm Đá Bạc đi lấy củi tình cờ đã phát hiện ra di tích động. Cửa động hư­ớng Đông Nam, rộng chừng 1m, cao 2m. Động có chiều dài 65m, chiều rộng từ 4 đến 22m, vòm cao từ 1,5 đến 15m.

Suối Ngọc – Vua Bà khu du lịch thuộc xã Lâm Sơn, Lương Sơn (hiện thuộc Hà Nội). Đây là một quần thể du lịch sinh thái với diện tích 300ha. Rừng cây ở đây bao gồm mỡ, keo, thông và nhiều cây ăn quả phủ kín những quả đồi. Đến đây du khách có thể thả hồn mình vào thiên nhiên, mắc võng nằm dưới tán cây, bơi lội trong những hồ nước tự nhiên rộng vài trăm héc ta.

Khu du lịch Thác Thăng Thiên

Nằm trên dãy núi Viên Nam, cách Hà Nội hơn 50km về hướng Tây , khu du lịch Thác Thăng Thiên (Kỳ Sơn) được bao phủ bởi một cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn màu xanh với rất nhiều loài động thực vật phong phú.

Chảy len lỏi giữa rừng núi là dòng suối Anh với làn nước xanh trong mát rượi. Dọc theo suối có 4 thác nước đẹp, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều khám phá thú vị. Bầu không khí trong lành của thiên nhiên hoang sơ sẽ khiến những mệt mỏi của bạn dường như tan biến.

Sau những giờ phút khám phá, hòa mình cùng thiên nhiên, các bạn có thể thư giãn, nghỉ ngơi trong những ngôi nhà sàn dân dã mang đậm nét dân tộc trong khu du lịch. Không chỉ có thế, khu du lịch còn có một bể bơi rộng nằm ngay giữa rừng núi xanh bạt ngàn. Các bạn thoả sức bơi lội, tham gia một số trò chơi dưới nước…

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình

Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành. Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 megawatt, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240.000 kilowatt. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh).

Tại sân Nhà truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình thang, trên đó có tấm biển thép khắc chìm dòng chữ: “Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư sẽ được mở vào ngày 1-1-2100”.

Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á. Hồ có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha.

Cảnh quan môi trường trên lòng hồ và chung quanh hồ với những cảnh đẹp, mặt nước mênh mang, núi non và những hang động, đền thờ là những điều khiến du lịch lòng hồ thu hút được rất nhiều khách du lịch đến với Hòa Bình.

Bản Bích Trụ được coi là cửa ngõ du lịch hồ Hòa Bình. Bản nằm sát nhà máy thủy điện Hòa Bình, cách trung tâm xã khoảng 3,5 km đường bộ và nếu đi đường thủy từ cảng Bích Hạ chỉ khoảng mười mấy phút. Bản có mấy chục hộ dân tộc Mường sinh sống, không gian văn hóa, cảnh quan còn gần như nguyên bản, hầu hết là nhà sàn truyền thống. Bản nằm ở địa hình thoai thoải, sát mép hồ nước trong xanh. Trên khu vực bản có núi non hùng vĩ, còn đây đó rừng già nguyên sinh, nhiều khu đồi gianh, cây me rừng, đồi sim tím ngắt đầy mê hoặc. Ngồi ở bất cứ ngôi nhà nào cũng có thể phóng tầm mắt thấy cả lòng hồ mênh mang, trời xanh ngắt như chạm vào vòng tay với.

Bản Bích Trụ từ lâu nay trở thành điểm khám phá, thưởng ngoạn cho những ai yêu thiên nhiên, tìm cảm giác thư thái trên lòng hồ mênh mang. Bản là địa điểm cho không ít du khách muốn đến thưởng thức các món ăn, sản phẩm của đồng bào dân tộc như cá nướng sông Đà, thịt khô hun khói, gà bản địa chấm ớt lá chanh, mật ong rừng…Vị trí của bản Bích Trụ vừa gần với thành phố lại có thể kết nối đến xóm Rãnh, đi ra động Thăng, xã Hòa Bình, là những khu vực có tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh…

Bảo tàng không gian văn hóa Mường

Bắt nguồn từ niềm cảm hứng sâu sắc của một Hoạ sĩ trẻ với khát vọng tái hiện lại toàn bộ không gian sống của người Mường. Sau 10 năm sưu tầm và gần 1 năm xây dựng. Đến ngày 16-12-2007 Bảo tàng “Không gian Văn hoá Mường” khai trương và chính thức đi vào hoạt động. Bảo tàng nằm trên vạt đồi trong một thung lũng đá vôi nhỏ, hẹp có diện tích 5ha cách trung tâm thành phố Hoà Bình 7km hướng đi Sơn La (nằm trên con đường mới mang tên Đường Tây Tiến). Đây vốn là địa bàn sinh sống của người Mường cổ. Bảo tàng ” Không gian văn hoá Mường” là Bảo tàng tư nhân đầu tiên về văn hóa của dân tộc Mường, một dân tộc có bề dày truyền thống văn hoá trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Công trình được chính chủ nhân của nó bỏ vốn, thiết kế và xây dựng. Bảo tàng được chia làm 2 khu vực chung là:

Khu tái hiện : Gồm 4 khu nhà sàn (nhà Lang, nhà Ậu, nhà Nóc, nhà Nóc trọi) đại diện cho 4 tầng lớp trong xã hội Mường

Nhà Lang: là tầng lớp có quyền lực cao nhất, nắm quyền thống trị toàn Mường.

Nhà Ậu: là những người giúp việc cho nhà Lang.

Nhà Noóc: là tầng lớp bình dân trong xã hội Mường.

Nhà Nóc Trọi: là tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội Mường.

Các ngôi nhà này được sưu tầm và xây dựng từ chính các ngôi nhà cổ thuộc các tầng lớp trong xã hội Mường. Nguyên liệu dùng để làm được lấy từ các loại thảo mộc như: gỗ, tre, nứa, lá…là những loại cây rất gần gũi với người Mường.

Động Tiên Phi nằm ở trên đỉnh đồi Thúc hay còn gọi là đồi Thung Phi thuộc xóm Gai, thành phố Hoà Bình. Từ trung tâm thành phố Hoà Bình theo đường Cù Chính Lan, rẽ trái qua cầu Hoà Bình, theo đường Thịnh Lang, rẽ trái theo đường đi xóm Gai, thành phố Hoà Bình khoảng 8km là tới di tích. Gọi là Động Tiên Phi là vì khi du khách đến cửa động b­ước vào trong m­ươi bư­ớc, ng­ước nhìn lên phía trước mặt, ngay trên vách động có một dải nhũ đá trông tựa giống nh­e một bóng dáng cô tiên trong tư­ thế bay bổng thật mơ mộng tuyệt đẹp. Cũng chính vì vẻ đẹp huyền diệu đó, mà nhân dân địa ph­ương và ý kiến đóng góp của khách thăm quan, động được đổi tên thành Tiên Phi. Động Tiên Phi nằm trên đỉnh đồi Thúc hay còn gọi là đồi Thung Phi, có độ cao 80m so với mặt ruộng, cửa động quay về h­ớng Đông Bắc. Từ bãi đỗ xe, đi theo con đ­ờng mòn dốc lên thoai thoải, du khách leo hết dốc đến đỉnh đồi gặp một bãi t­ơng đối bằng phẳng, hai bên bãi nhân dân ở đây dựng lên các lều quán bằng tre, nứa làm nơi nghỉ chân cho khách thập ph­ơng qua lại thăm động.

Đi tiếp 100m theo dốc lên thoai thoải là đến cửa động, dọc lối lên động là hàng cây ph­ượng vĩ, cây mít, cây bạch đàn và cây tre ngà đan xen nhau xoè tán, phủ lá râm mát hai bên đư­ờng. Phía bên trái cửa động là đền trình, đền đư­ợc tạo lập trong một vòm mái đá, phía trư­ớc cửa đền trình là cây cổ thụ xanh tốt. Bên phải là rừng thông xen kẽ cây bạch đàn và bãi cỏ gianh xanh biếc cả một vạt đồi. Sau khi thắp hư­ơng xong ở đền trình, du khách sẽ bắt gặp một cửa động, lối vào động là một khe đá hẹp, thoai thoải dốc vào phía trong động. Động được chia làm hai ngăn:

Ngăn ngoài có chiều dài 15m, chiều rộng 8m, vòm trần cao 20m. Lòng động đôi chỗ gồ ghề đá và dốc xuống về phía trong, đất nền màu vàng thẫm, khô ráo, các vách ngăn và vòm trần có nhiều nhũ đá, vân đá, rủ xuống xoè ra lệch góc, lệch cạnh, tạo thành nhiều hình ảnh trông ngộ nghĩnh và rất sinh động. Trên vòm động, gần cửa ra vào có một lối thông lên đỉnh núi làm cho ánh sáng tự nhiên lọt vào mờ mờ, ảo ảo, càng làm ăng thêm vẻ đẹp lấp lánh của các nhũ đá, vân đá mà tọ hoá đã ban cho. Ngăn này cấu trúc nh­ một nhà chờ cao ráo, thoáng mát như một toà lâu đài tĩnh mịch, vừa trang nghiêm vừa huyền bí mờ mờ, ảo ảo. Ngăn động này không phải là một ngăn động đá đơn điệu mà là thế giới sống động những sinh linh ẩn hiện trong biết bao hình hài bằng đá, hình nh­ không một nhũ đá nào lại không có ít ra một hình t­ợng quen thuộc, khiến cho ta liên t­ưởng đến thế giới của sự sống.

Ngăn trong có chiều dài 53m, chiều rộng 20m, vòm trần cao 10m. Lòng động khá bằng phẳng, nền đất màu vàng thẫm khô ráo, đôi chỗ ẩm ­ướt bởi những giọt nư­ớc từ trên vòm trần nhỏ xuống, đ­ường đi lối lại thông thoáng, dễ dàng, dư­ới ánh sáng của những ngọn đèn điện mờ ảo, du khách sẽ đ­ược đắm mình trong suy tưởng của cái đẹp thiên hình vạn trạng của đá núi của chốn thần tiên, những nhũ đá huyền bí dư­ới bàn tay gọt đẽo, trạm khắc kỳ phu của tạo hoá, không chỉ tạo nên những tác phẩm điêu khắc, những cung điện, những bức chạm nổi thiên nhiên sinh động mà còn tạo ra các khối kiến trúc độc đáo đó là các chuông đá, cồng đá, cái thì như con đại bàng bay, con voi chầu, voi phục cõng trên lư­ng con sư­ tử, con rồng đang trư­ờn mình bay bổng lên không trung. Phía tay phải là những dải nhũ đá từ vòm trần rủ xuống thanh mảnh mềm mại buông xuống nh­ư tấm màn the, gõ vào những dải mỏng, rỗng ấy tuỳ theo cách gõ mà vang lên nh­ư tiếng chiêng, tiếng cồng vậy. Càng vào trong càng gặp nhiềư những nhũ đá kỳ lạ trông như những hình người, hình cây, những chùm hoa, chùm quả. Tất cả tựa như vườn thượng uyển của vua chúa xưa.

Cuối động là một giếng tiên nước trong vắt, mát lạnh giếng hình bán nguyệt rộng 3m, sâu 30cm. Động Tiên Phi là một kiệt tác mà thiên nhiên tạo lập và ban tặng cho Hoà Bình với những kiệt tác của thiên nhiên làm say đắm lòng du khách, khiến cho du khách không muốn chia tay sớm với một sứ sở thần tiên của đất Mường.

Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi

Theo các nhà khoa học, nước khoáng Kim Bôi được xuất lộ ra từ vỉa đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36 độ C, được đánh giá là suối khoáng có thành phần hóa học ổn định nhất. Qua kiểm nghiệm, nguồn nước khoáng Kim Bôi là điều kiện lý tưởng để phục hồi sức khỏe, giúp chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp… Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Banis ở Bulgaria.

Đến đây, du khách có thể nghỉ ngơi và tận hưởng nguồn suối nóng tuyệt vời tại khu du lịch suối khoáng Kim Bôi, khách sạn Công đoàn, Vresort, hoặc các khu nhà nghỉ. Nguồn khoáng nóng phun lên từ độ sâu 175,5 m và được bơm dẫn trực tiếp vào các bể tắm phục vụ du khách. Nhiều người ưa dân dã, lựa chọn những khu nhà nghỉ để gần gũi với thiên nhiên, hơn nữa có thể vừa đắm mình thư giãn, lại vừa có thể nghe tiếng nước phun lên ào ào vô tận từ dưới lòng đất.

Cửu thác Tú Sơn được ví như danh thắng “đệ nhất’ xứ Mường với núi non hùng vĩ, suối thác thơ mộng, cùng khí hậu mát mẻ trong lành khiến ai đến đây cũng đều ngỡ như đang lạc bước ở Đà Lạt, hay đắm mình trong sương sớm Sapa.

Cách thành phố Hoà Bình trên 20km khu du lịch sinh thái Cửu Thác Tú Sơn nằm trên địa phận xóm Củ, xã Tú Sơn, Kim Bôi, cạnh đường quốc lộ 12B, gần khu suối khoáng nóng Kim Bôi. Đường lên với Cửu thác, du khách có thể cảm nhận được sự mộc mạc, hoang sơ từ cảnh vật đến cả nếp sống của đồng bào dân tộc nơi đây. Người dân sống quanh khu cửu thác chủ yếu là người Mường.

Thác Tiên

Tắm hùng vĩ và thơ mộng, với nước trong vắt như gương soi.

Thác hồ Âu Cơ

Ở thượng ngàn cửu thác Tú Sơn, cao 1.300m so với mặt nước biển, đây là ngọn thacs huyền bí, nơi còn lưu dấu tích một “quả trứng Âu Cơ” khổng lồ hóa đá nằm giữa suối.

Thác Quan Lang

Trải chiếu bồng bềnh, êm ru như tình yêu quan lang lén lút hò hẹn với người tình bên dòng suối mà người xưa đã lưu lại thành truyền thuyết.

Thác Hồ Út Lót

Gắn liền với câu chuyện tình yêu trắc trở của nàng Út Lót vừa thông minh, vừa xinh đẹp với chàng Hồ Liêu không lấy được nhau hóa thành đôi bướm trắng rập rờn bên suối.

Thác Bạc

Cao hơn 20m, tựa như mái tóc của sơn nữ xứ Mường, được trang điểm cầu kỳ bằng thứ màu bạc lấp lánh. Dòng thác tấu lên những tiếng ầm ầm, ào ào nghe như bản hùng ca của núi rừng Tây Bắc. Chốc chốc hơi nước và ánh nắng lại hòa quyện vào nhau tạo thành những chiếc cầu vồng kỳ ảo.

Động Long Cung

Là một dòng suối cổ xưa chảy từ đầm hồ ba nhánh. Do trên cao đất đá tuôn xuống lấp tắc, làm nước đổi dòng, suối này trở thành hang động huyền ảo.

Khu vườn Thượng Uyển

Đi qua cây cầu treo rung rinh trước gió và gần 200 bậc thang đá là đặt chân tới đây. Nằm ở độ cao 1.000m so với mực nước biển. Khí hậu mát mẻ, dõi mắt về bốn phía là những cánh rừng già nguyên sinh, xanh thẳm mờ sương. Ven suối là những nhà sàn nhỏ xinh nằm im lìm bên những tảng đá như đàn voi đá tranh nhau tắm ngụp dưới dòng nước trong mát.

Thác Thiên Ngọc Thạch

Từ chân thác nhìn lên cao sẽ thấy một hòn đá tròn khổng lồ, màu xanh ngọc, như đang treo lơ lửng giữa trời. Dưới chân thác là không gian mênh mông, huyền ảo, tráng lệ của động Thuỷ Cung, với muôn vàn hoa lá khoe sắc rực rỡ.

Thác hồ Trượng Phu

Cao 100m – dòng thác như từ trên trời buông xuống hồ Tiên Sa rộng 300m2, phía trên hồ Tiên Sa là giếng Ngọc.

Đống Thếch là tên gọi khu mộ Mường cổ thuộc xóm Chiềng Động, xã Vĩnh Đồng, Kim Bôi. “Đống” theo quan niệm của người Mường dùng để chỉ những nơi mồ mả, nơi chôn cất người chết. Còn “Thếch” là địa danh chỉ vùng đất, vì thế mà khu mộ mang tên địa danh là Đống Thếch. Khu mộ Đống Thếch nằm ở phía Tây Bắc thung lũng Mường Động, xã Vĩnh Đồng. Trên đường 12B, cách huyện lỵ huyện Kim Bôi 6km, cách trung tâm thành phố Hoà Bình 24km về phía Đông Nam, từ ngoài đường nhìn vào ta sẽ thấy một thung lũng nhỏ, cao ráo, bằng phẳng, đi sâu vào bên trong ta thấy nhấp nhô hàng trăm hòn mồ cao thấp đứng cùng thời gian mưa nắng, địa thế khu đất khá đẹp, bằng phẳng giao thông đi lại thuận tiện, vây quanh ba mặt khu mộ cổ Đống Thếch là những quả đồi thấp tạo nên một bồn địa nhỏ trong một thung lũng lớn. Khu đất có địa thế, hình dáng miệng rồng, một thế đất theo quan niệm thuật phong thuỷ ngày xưa. Cho nên từ lâu dòng họ quan lang Mường Động đã độc chiếm làm nghĩa địa để làm nơi yên nghỉ cuối cùng của dòng họ mình. Với diện tích rộng vài vạn mét vuông, trải qua nhiều đời khu mộ cổ Đống Thếch đã ẩn chứa hàng trăm ngôi mộ của nhiều thế hệ dòng họ Đinh. Trong đó có nhiều ngôi mộ, xung quanh quanh được chôn nhiều hòn mồ cao lớn như cắm dấu ấn biểu hiện quyền lực của dòng họ lang Mường Động. Đống Thếch trở thành “Thánh địa” riêng của nhà lang, bị cây rừng phủ lên rậm rạp càng trở nên bí hiểm trước con mắt của người dân Mường Động từ đời này sang đời khác, mộ có niên đại sớm nhất là năm 1651. Đặc biệt trong khu mộ cổ có ngôi mộ của tướng quân Chiêu Đống hầu Đinh Công Kỷ là người có công giúp vua Lê Trung Hương chống giặc và xây dựng chiều chính.

Là một xã lòng hồ sông Đà thuộc huyện Cao Phong, nằm cách Hà Nội khoảng hơn 100km, đường vào Thung Nai sẽ đưa bạn theo hướng đi cảng Bình Than bám dọc sông Đà với khoảng 10km đường núi với cảnh sắc vô cùng đẹp.

Cách thành phố Hòa Bình khoảng 10 km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh, Cao Phong từ lâu đã là điểm đến đầy hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Bản nằm khép mình trong thung lũng dưới chân núi Mỗ. Cuộc sống êm đềm của hơn một trăm hộ gia đình người Mường tuy đơn sơ nhưng lại cuốn hút du khách bởi nét văn hóa trong sinh hoạt và lối kiến trúc nhà sàn hiện còn lưu giữ nhiều dấu ấn của nếp nhà Mường cổ trước đây.

Chúa Thác Bờ tên thật là Đinh Thị Vân con gái một tộc trưởng người Mường – Hoà Bình, năm 1431 Bà tập hợp người Mường và các dân tộc khác ở Hoà Bình quyên góp lương thực vận chuyển quân lương giúp Vua Lê Lợi dẹp giặc ngoại xâm ( Đèo Cát Hãn – Lai Châu)

Vào một ngày trời không yên sóng chẳng lặng thuyền chở đầy lương thực, khi đi qua khu vực hang Miếng sóng to làm vỡ mảng, Bà thác và xác trôi về khi vực Thác Bờ – Thung Nai – Hoà Bình dừng lại ở đó, dân quanh vùng tưởng nhớ người con gái anh hùng đã lập đền thờ nơi đây sau khi vua Lê Lợi thắng trận trở về đã sắc phong Bà là: Hoàng Kim Mẫu Chúa Mường Sơn Trang.

Vào năm 1979 nhà nước quyết định đắp đập ngăn sông làm nhà máy thủy điện Hoà Bình, đền Thác Bờ xưa không còn nữa, một gia đình họ Quách đã phát tâm và nhờ sự đóng góp của thập phương qua 5 lần xây dựng và di chuyển đã xây dựng được đền Bờ ngày nay.

Người dân ở đây giao dịch buôn bán chủ yếu tại chợ Bờ. Chợ chỉ họp vào buổi sáng và tan chợ khi còn khá sớm, khoảng gần 8 giờ là chợ đã thưa người qua lại. Chợ nổi Thác Bờ họp phiên chủ nhật cách bến thuyền Thung Nai chừng 20 phút. Không quá ồn ã tấp nập. Chợ là nơi thông thương của các ghe thuyền trên khắp mặt hồ về đây. Người ta mang đến những sản vật được đánh bắt từ đêm hôm trước.

Suối Trạch là một trong những địa điểm không nên bỏ qua khi vào Thung Nai. Nơi đây là bể tắm thiên nhiên lý tưởng với nguồn nước trong, mát lạnh.

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng, thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong, Cao Phong. Cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 10km về phía nam, đền Bồng Lai (hay còn gọi là đền Thượng Bồng Lai) thờ Đệ nhị thượng ngàn tiên nương (tức Cô Đôi Thượng Ngàn) và các chư vị tiên thánh Tứ Phủ. Tương truyền, đây là nơi Cô Đôi gặp Thánh Mẫu Đệ nhị (Mẫu Thượng Ngàn) và là nơi hóa của Cô.

Động Thác Bờ thuộc xóm Bưng, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, động nằm ngay trên bến Ngọc ở sườn núi phía bắc, trong dãy núi Chủa bên bờ hồ Hòa Bình. Không chỉ gắn với quần thể di tích đền Bờ thờ Bà Chúa thượng ngàn có công giúp vua Lê Lợi dẹp loạn phương Bắc, đây cũng từng là nơi trú chân của nhiều cánh lái buôn ngược xuôi sông Đà khi qua đây gặp sóng to gió lớn. Do đó, động Thác Bờ từ lâu đã thu hút du khách thập phương đến bái vọng và du lịch.

Vào mùa nước cạn, du khách muốn tham quan động phải leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động. Mùa nước dâng, du khách đi từ thuyền sang nhà nổi, trên một bè ghép bằng tre bương chạy dài khoảng 50 m vào thẳng cửa động. Từ trên cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa để thả hồn mình ngắm toàn bộ dải Đà giang kỳ vĩ, thưởng ngoạn những kiệt tác thiên nhiên của tạo hóa với núi non điệp trùng và vẻ đẹp của hang động huyền kỳ.

Động Thác Bờ được chia làm ba khu, ngoài lòng động với những khối nhũ đá còn có khu vực tiếp du khách, lên cao khoảng 50 m là khu thờ Phật. Khu vòm động này khá rộng, có không khí mát lành. Ngoài ban thờ Phật tổ quan âm rất lớn, Quan thế âm Bồ tát, các vị thần linh cai quản vùng này, trong động còn có ban thờ Bác Hồ luôn thơm mùi hoa tươi và hương trầm.

Vào sâu trong động, khám phá những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng được hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng trăm nghìn năm, mới thấy sức sáng tạo của Mẹ thiên nhiên là vô cùng tận.

Nằm cách cảng Thung Nai gần một giờ đi tàu trên hồ thủy điện sông Đà, bản Ngòi thuộc xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc là một trong những bản cổ người Mường đẹp nhất của Hòa Bình, trải qua nhiều thập kỷ nơi đây vẫn là ốc đảo nằm tách biệt sâu trong lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình, không có đường bộ, phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền tôm, bè mảng, cuộc sống của người dân bản nơi đây tách biệt, cô lập như bị “lãng quên” ở lòng hồ sông Đà hùng vĩ.

Di tích động Hoa Tiên di tích toạ lạc trong lòng dãy núi đá vôi, núi Bà thuộc xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, Tân Lạc. Cách nơi di tích toạ lạc khoảng 1km về phía Đông, có một hồ nước rộng, trong xanh dân trong vùng gọi là hồ tiên tắm.Từ hai địa danh đó nhân dân nơi đây đã chọn hai mỹ tự đẹp nhất để đặt tên cho động là động Hoa Tiên.

Muốn thăm quan động du khách có thể đến với di tích bằng 2 tuyến.

Từ trung tâm thành phố Hoà Bình, theo đường đến bến cảng đập thuỷ điện khoảng 7km…Từ đây du khách theo thuyền ngược lòng hồ sông Đà 27km sẽ đến địa phận xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, xuống thuyền đi bộ khoảng 100m nữa là tới động Hoa Tiên.

Từ trung tâm thành phố Hoà Bình theo quốc lộ 6A tới ngã ba chân dốc Cun khoảng 5km, từ đây theo đường Tây Tiến qua xã Bình Thanh tới xã Thung Nai huyện Cao Phong khoảng 18km. Từ đây du khách có thể đi theo đường vào xã Ngòi Hoa khoảng 11,7km. Từ đây tiếp tục đi bộ ra bến đò xóm Nẻ, dùng thuyền đi khoảng 9km, đến cửa Ngòi du khách có thể theo đường bộ khoảng 3,7km là tới di tích.

Động Hoa Tiên gồm 2 cửa cách nhau 18m: cửa phía Đông nam và cửa phía Nam. Cửa Đông nam có chiều cao 5m; rộng bình 6m. Cửa hư¬ớng Nam cao 6m; rộng 9m. Cửa động cao hơn nền động khoảng 8-10m, muốn vào động du khách phải đi qua cầu thang bằng sắt, bắc ở hai cửa vào.

Ngay khi đặt chân vào trong động du khách hết sức ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tuyệt vời của đá với vô vàn khối nhũ đá, măng đá, cột đá đủ các hình thù kỳ thú, hấp dẫn du khách qua ánh sáng đèn những nhũ đá măng đá, cột đá phản chiếu ánh sáng lấp lánh như đèn màu sân khấu.

Động chính: Với chiều dài 61m; rộng 27m, từ cửa đi vào rẽ trái đi chừng 50m, động được chia thành 2 ngách nhỏ khi vào thăm quan động du khách bắt gặp vô vàn các nhũ đá nơi đây. Các khối có các hình thù vô cùng lý thú. Hình thì như vân vũ, hình như ông Bụt, ông Tiên toạ lạc trên các đám mây hồng ngũ sắc rực rỡ muôn màu. Trên vòm trần ta bắt gặp nhũ đá trông mềm mại rủ từ trên xuống tựa như¬ một chiếc chân váy mầu vàng rực rỡ như vừa được giặt xong vẫn còn vương trên đó những giọt nước li ti đọng lại long lanh.

Ngách động phía Bắc: Có chiều dài 60m; rộng 12m được ngăn cách với động chính bằng một dãy cột đá, măng đá cao xếp thành từng hàng lớn. Qua bức tường tự nhiên này du khách tiến vào lòng động. Nền động gồ ghề bởi các ruộng bậc thang nối tiếp nhau có chiều hơi dốc lên. Động này dài 60m, phía ngoài rất rộng có chỗ tới trên 20m, càng vào trong càng thu hẹp lại. Trần cao trung bình 15m.

Ngay tại đầu ngách này du khách bắt gặp một hồ nước nông, đây là điểm đầu cho cả một dãy dài các hồ nước nhỏ kế tiếp nhau tạo thành các ruộng bậc thang. Nước trong và mát lạnh dưới ánh sáng của đèn động hiện lên lung linh một cách lạ kỳ, du khách choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ vĩ nơi đây.

Càng vào trong lòng động càng thu nhỏ lại, không gian nơi đây yên tĩnh để không khỏi giật mình trước một vài chú rơi rơi vỗ cánh bay vút vào bóng đêm, ở đây với vô vàn các khối nhũ đá, cột đá, măng đá nhiều hình thù kỳ bí, với ngai vàng lọng tía quả là một kiệt tác của thiên nhiên.

Ngách phía Tây nam: Ngách động này ăn sâu xuống và hướng ra phía ngoài núi, sau đó lượn hình vòng cung men theo triền núi đá vôi với độ sâu khoảng 48m, rộng trung bình 10 -12m, trần cao thấp không đều nhau có chỗ cao đến 30m, có chỗ thấp hẳn xuống tạo thành các cung bậc. Nền động gồ ghề và ẩm ướt, nền được tạo thành bởi nhiều tảng đá lớn xếp lại với nhau. Dưới ánh đèn vô vàn các nhũ đá, cột đá hiện ra với nhiều hình thù như được bàn tay chạm nhân tạo của những nghệ nhân tài ba tạo thành. Từ trần cao rủ xuống các dòng thác đá uốn lượn mềm mại như những dải lụa mềm, khẽ đung đưa trong gió, những hình ảnh đó hoà vào nhau tạo thành các khối kiến trúc hình thành nên các cột lớn từ dưới vút lên cao xoè ra như chống lấy cả khối trần đồ sộ. Có khối cao, khối thấp, khối đến mười người ôm không xuể, có khối chỉ như chiếc cột nhà sàn, có khối cao đến 20m, có khối chỉ cao 3- 4m. Tạo ra trong vách động này một bức tranh hoàn chỉnh mà trong đó hội tụ đầy đủ cả kiến trúc nghệ thuật tạo hình và hội hoạ.

Nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 40km, Lũng Vân (Tân Lạc) là một trong bốn cái nôi văn hóa lớn và cổ xưa nhất ở xứ Mường Hòa Bình. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vỹ cùng nét văn hóa đặc trưng, Lũng Vân đang là điểm đến của không ít người đam mê du lịch phượt. Được coi là “nóc nhà xứ Mường Bi”, bởi đó là vùng đất sinh sống cao nhất của người dân tộc Mường, đồng thời cũng là nơi chứa đựng rất nhiều câu chuyện đã đi vào huyền thoại.

Lũng Vân gồm những ngọn núi cao hùng vĩ điệp trùng thấp thoáng trong mây, với những con đường nhỏ nhưng dốc cao và vô cùng hiểm trở…Chính vì những điều kiện thiên nhiên và địa hình đó, nơi đây đã từng là điểm đến của một số nhóm phượt và off-road muốn trốn tránh sự ồn ào thành thị để tìm cho mình những giây phút trải nghiệm trong một không gian thiên nhiên tĩnh lặng.

Nằm ở độ cao 1200m so với mặt nước biển, nơi đây quanh năm mây mù bao phủ nên còn có tên gọi Thung Mây. Thung lũng được bao bọc bởi núi Trâu, núi Pó, núi Tiên, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình vào khoảng 20 – 23,3ºC. Cái tên Lũng Vân hẳn còn xa lạ với nhiều người. Một phần bởi nó nằm sâu bên trục đường Hòa Bình – Mộc Châu, đường tới Lũng Vân lại vô cùng hiểm trở với những đèo dốc liên tiếp dài 13km. Bởi thế, cũng dễ hiểu khi ít người biết về Lũng Vân.

Theo truyền thuyết được ghi lại trong áng mo “Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường thì đã lâu lắm rồi, chẳng ai còn nhớ được, giữa chốn núi non hiểm trở đã xảy ra một cơn đại Hồng thuỷ. Nó bất thần đổ ập xuống trong một đêm mưa gió bão bùng. Dòng nước cuộn xiết đã cuốn trôi hết nhà cửa, trâu bò, con người và cả núi rừng. Giữa cuộc tan tác ấy, có đôi vợ chồng bấu víu được trên chiếc bè. Cứ thế, chiếc bè chìm nổi trong sóng dữ hết ngày này sang này khác cho đến khi vướng vào một cây cổ thụ khổng lồ có tên là Bi, rễ cây ăn xuyên qua “chín sông, mười núi” bền chắc đến nỗi cơn đại Hồng thuỷ kia không thể làm bật gốc. Khi cơn Hồng thuỷ rút đi, đôi vợ chồng nọ cũng không biết quê xứ của mình ở đâu để trở về. Bởi sau cơn Hồng thuỷ, mặt đất như trở lại thời hỗn mang, mọi thứ đều tan tác hoặc bị cuốn trôi. Không biết đi đâu, họ ở lại dựng nhà dưới gốc cây Bi, sinh con đẻ cái, phát rừng làm nương, cày cuốc sườn đồi thành ruộng bậc thang, làm Cọn lấy nước, thuần phục muông thú thành vật nuôi, lập bản, lập mường. Nhớ ơn cây thần cứu mạng, họ đã lấy tên cây đặt tên cho mường. Đó là vùng Mường Bi ngày nay – một mường lớn và trù phú nhất trong 4 mường Bi – Vang – Thàng – Động của xứ Mường Hoà Bình. Cái tên Lũng Vân, có lẽ được bắt nguồn từ điểm đặc trưng của một thung lũng với bốn bề là núi cao dựng, nối nhau trùng điệp quanh năm chờn vờn mây phủ. Xưa, Lũng Vân còn có tên là Mường Chậm. Theo những người dân thì chữ Chậm ở đây không phải là sự nhanh, chậm theo nghĩa thông thường. Nhưng trong tiếng Mường nó cũng chẳng thể hiện ý nghĩa gì. Nguồn gốc xa xưa của địa danh này cũng chẳng mấy ai rõ. Chỉ biết rằng truyền thuyết tạo nên xứ Mường trong mây này là một câu chuyện buồn của một cuộc trốn chạy quan Lang của một gia đình nghèo còn được ghi trong trí nhớ của một lớp người xưa cũ như một câu truyện truyền thuyết đời nối đời.

Tương truyền thì trong xứ Mường Hoà Bình, Mường Chậm là xứ mường trẻ nhất, nằm ở địa thế sâu, xa nhất. Nó là kết quả cuộc trốn chạy của một nhà dân thường. Vì phạm tội với nhà Lang nên phải bồng bế nhau bỏ mường đi tìm đất mới. Thuở ấy, nhà lang xứ Mường Bống ở đất Lạc Sơn cho đắp một con đập dẫn nước về các thửa ruộng bậc thang lẩn khuất giữa các khe nách núi. Từ khi có con đập, lũ trẻ thường rủ nhau tắm và chui luồn như những con rái cá trong cái cống dẫn nước bắc ngang qua chân núi. Một nhà dân thuộc họ Bùi vô tình đan cái ngõ hầu (đó) chặn một đầu bên kia miệng cống. Mải nô đùa, luồn lách 9 đứa trẻ bị giắt vào ngõ hầu và chết trong đó. Nhà lang phạt vạ, bắt nhà họ Bùi đan đủ 9 cái ngõ hầu, mỗi năm nộp lúa, ngô… quy ra vàng bạc đầy 9 cái ngõ hầu để nộp vạ cho mường… Không chịu được sự bất công, sau một mùa lúa mới, trong một đêm tối trời, nhà họ Bùi đã gùi chín gùi lúa mới bồng bế nhau bỏ mường, trốn khỏi nhà lang. Họ đi miết cho tới khi lạc vào một vùng hoang vu cây cối rậm rạp. Nghe tiếng Cuốc kêu, biết là vùng này có nước, họ mới dừng chân ở lại…. Mường Chậm được hình thành như thế. Con Cuốc chỉ đường cho người trốn vạ nhà lang được nhà họ Bùi nhớ ơn, không bao giờ ăn thịt. Cuộc sống bình yên trên vùng đất mới của dòng họ Bùi bắt đầu như vậy. Một năm sau, người vợ của nhà họ Bùi đi xúc cá, được một quả trứng. Bỏ đi đâu bà cũng bắt đúng quả trứng ấy. Lấy làm lạ, bà mang về cho gà ấp, quả trứng nở ra một con rắn. Con rắn hiền lành chẳng bao giờ làm hại ai cả.. Lớn lên, con rắn bò về cái lằn nước nơi trước kia người vợ nhà họ Bùi vớt được quả trứng. Trước khi đi, rắn bảo: “Con trả ơn nuôi dưỡng của bố mẹ bằng cách mở rộng đất cho bố cày”. Một đêm mưa gió, sấm chớp đùng đùng, nước ngập cả mường, kéo đổ cây, cuốn cả nhà… Đúng lúc ấy, con rắn hiện lên bảo với ông lão họ Bùi: “con sẽ đi dập dòng nước dữ cứu mường. Lúc con đi, bố phải nhắm mắt đọc câu thần chú “con tôi làm được” và không được mở mắt nhìn. Nếu không con sẽ chết ngay!”. Nói rồi, con rắn lao vào dòng nước dữ trong đêm giông gió. Người cha nghe theo, nhắm mắt đọc câu thần chú. Nhưng rồi cuối cùng vì sự tò mò, ông mở mắt ra và nhìn thấy một con giao long khổng lồ đang hút từng đụn nước vào bụng, vừa hút, vừa lấy thân mình khoét núi cho nước thoát đi…

Với những tiềm năng sẵn có, Lũng Vân hiện đang là một điểm thu hút khách du lịch. Đến Lũng Vân đẹp nhất vào thời điểm sau tết đến tháng Tư hàng năm, đó là lúc có nhiều mây bao phủ nhất. Mây bắt đầu từ chiều tối và đến sáng sớm hôm sau tan dần, đến giữa trưa thì trời quang hẳn. Đến Lũng Vân, du khách có thể tham quan, nghỉ đêm tại nhà sàn của người Mường, cùng làm những công việc hàng ngày với người dân hay tham gia các sinh hoạt văn hóa cộng đồng… Chợ Lũng Vân nằm ngay trung tâm xã, họp mỗi tuần một lần vào ngày thứ 3, du khách có thể đến đây để tìm hiểu những màu sắc văn hóa của dân tộc Mường.

Từ Lũng Vân các bạn cũng có thể đi tiếp sang huyện vùng cao Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa, nơi có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, một địa điểm du lịch cũng vô cùng hấp dẫn với những bạn yêu các cung đường vùng cao Tây Bắc.

Cách Hà Nội khoảng 140km, thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông (Lạc Sơn), thác Mu là một điểm đến thú vị dành cho những người thích khám phá. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, thác Mu đã thu hút rất đông người dân đến đây để tận hưởng không khí mát lành, tắm mát và vui chơi.

Bản Đá Bia, thuộc xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Chỉ cách trung tâm Hòa Bình khoảng 100km, nơi đây là địa điểm lý tưởng cho những du khách muốn tạm xa ồn ào của đô thị, khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu về đời sống văn hóa của dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Mường nói riêng.

Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh

Khu bảo tồn thiên nhiên thuộc địa phận 4 xã Tân Pheo – Trung Thành – Đoàn Kết – Đồng Chum, huyện Đà Bắc. Đây là một khu rừng giàu và đa dạng về thảm thực vật, động vật. Rừng Phu Canh không giống như những khu bảo tồn thiên nhiên khác. Ở đây vẫn còn nguyên sự hoang sơ, huyền bí và thâm u của rừng già như nó vốn có.

Chùa Tiên – Mẫu Đầm Đa (hay còn được người dân gọi là Chùa Tiên – Đầm Đa) là một ngôi chùa thuộc địa phận xã Phú Lão, Lạc Thủy. Chùa được Bộ văn hóa – Thông tin Việt Nam cấp bằng di tích lịch sử văn hóa tháng 9 năm 1989. Khu Du lịch Chùa Tiên – Đầm Đa là một quần thể du lịch bao gồm nhiều hang động, đền chùa tuyệt đẹp, nằm bên kia sườn dãy núi Hương Sơn Chùa Hương. Ngoài ra quần thể danh thắng Chùa Tiên là di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia.

Lễ hội chính của chùa Tiên được tổ chức vào 3 ngày: 4 – 6 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng Tư âm lịch. Mỗi năm lễ hội lại được tổ chức quy mô hơn, đông vui hơn, du khách bốn phương tìm về nhiều hơn. Gọi là lễ hội Chùa Tiên, nhưng đây là lễ hội chung cho cả khu di tích mà địa điểm chính được đặt ở Chùa Tiên.

Đến với lễ hội Chùa Tiên, du khách sẽ được thưởng thức một di sản văn hoá vừa vật thể, vừa phi vật thể. Những chiếc kiệu như từ truyền thuyết đi ra, như từ dã sử xuất hiện, vừa lạ vừa quen, vừa cổ xưa, vừa mới mẻ, vừa bình dị vừa thiêng liêng. Những chiếc kiệu Thành hoàng làng là trung tâm của đám rước, được khiêng trên đôi vai của các nam thanh nữ tú dân tộc Mường. Chiếc kiệu được rước trên những đôi vai của niềm tin, của lòng thành kính và của những ước mong. Kiệu Thành hoàng có thể đi, có thể chạy, có thể bay khi có niềm tin và niền tin vào sự linh thiêng được tăng lên.

Cùng với đám rước, là những nghi thức tế lễ: có dâng rượu dâng hương, có đọc sắc phong của triều vua xưa phong cho các vị Thành hoàng trong khu di tích, có dâng chúc văn cầu mong thần linh ban tặng mưa thuận gió hoà, nhà nhà an khang, xóm làng thịnh vượng… Đó là những nghi thức đã trở thành truyền thống để tôn vinh các vị thần Thành hoàng làng – những người đã vì nước vì dân được tôn thờ.

Chùa Tiên toạ lạc dưới chân núi Tung Sê trên một khu đất khá bằng phẳng có mặt tiền quay về hướng Đông Bắc. Theo truyền thuyết, Chùa Tiên được xây dựng từ rất xa xưa theo lối kiến trúc nhà sàn với nguyên vật liệu là tranh tre nứa lá. Trải qua năm tháng, ngôi chùa đã bị xuống cấp. Năm 1998, bằng nguồn vốn trùng tu tôn tạo di tích của Bộ Văn hoá Thông tin và sự đóng góp của chính quyền và nhân dân trong xã, ngôi chùa đã được trùng tu tôn tạo khang trang như ngày nay. Đến dâng hương tại Chùa Tiên, du khách sẽ có dịp được bày tỏ lòng thành kính lên các đức Phật các ước mong của mình.Phía sau Chùa Tiên ngay trong dãy núi Tung Sê, du khách sẽ được tới thăm danh thắng Động Tiên với nhiều điều kỳ thú. Đây là di tích khảo cổ đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng cấp quốc gia năm 1989.

Bên cạnh giá trị khảo cổ, động Tiên còn là di tích có giá trị thẩm mỹ cao. Đi sâu vào bên trong, ta sẽ bắt gặp không gian đầy huyền thoại. Ngẩng đầu lên ta bắt gặp một vòm trần lô nhô, đông đúc căng chật hàng trăm, hàng ngàn khối nhũ đá rủ xuống. Chỗ thì vàng óng toả ra như một rừng hoa, chỗ thì trắng xoá, bầu thon như những viên ngọc; chỗ thì rực rỡ như một căn phòng với các chùm đèn trang trí. Các khối nhũ đá được chạm chổ tinh tế những hình thù kỳ lạ, bí ẩn, đường nét uyển chuyển, mềm mại và khá cân đối.

Nét đặc biệt ở động Tiên là quần thể các cột đá mọc lên từ nền hang, giữa phòng là một khối nhũ lớn, xung quanh là bạt ngàn các cột nhũ nhỏ như hội quần tiên ở rừng thệ đà đông đúc các vị La Hán, các Bồ Tát, các thanh văn quây quần bên nhau nghe đức Phật Như Lai giảng kinh. Tất cả đều lặng lẽ trang nghiêm, không xô bồ ồn ã. Không gian cũng tĩng mịch u huyền càng tăng thêm vẻ tôn nghiêm. Và du khách càng ngắm, càng ngỡ như được đắm chìm vào tiên cảnh ấy. Và con người như được cảm thấy thanh cao hơn.

Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam nằm ở đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946-1947), nay là xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy. Nơi đây, những “tờ bạc tài chính cụ Hồ” đầu tiên mang sứ mệnh lịch sử lớn lao đã ra đời.

Nằm giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) trên đường quốc lộ 6, đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng buổi sớm là bầu trời trong trẻo, buổi trưa là nắng gắt trời xanh, buổi chiều dìu dịu với ánh nắng chiều và đêm là sương mù giăng khắp lối. Đã có rất nhiều người đi qua đèo Thung Khe mà không nhớ tên của con đèo trên mảnh đất Hòa Bình này. Đèo không hùng vĩ như Ô Quy Hồ đất Lào Cai, không cheo leo như Mã Pì Lèng của đất Hà Giang nhưng lại chứa đựng vô vàn hiểm nguy bất ngờ đối với bất kỳ tay lái nào.

Qua khỏi đèo Thung Khe, trước khi xuống đến ngã 3 Tòng Đậu để đi vào trung tâm Mai Châu, có một điểm mà các bạn không thể bỏ lỡ đó là cột cờ Mai Châu. Trước kia, khu vực này vốn chỉ là một khoảng đất trống mà từ đó có thể ngắm toàn cảnh Mai Châu, sau này được đổ bê tông và dựng lên ở đó một chiếc cột cờ, như một biểu tượng nho nhỏ để các bạn ghi lại những khoảnh khắc đẹp khi đến với Mai Châu.

Bản Lác ngày nay đã là một điểm du lịch cộng đồng rất quen thuộc trong lòng du khách gần xa. Không phải là một nơi sầm uất, tấp nập, không hào hoa tráng lệ, không cao sơn mỹ vị mà tất cả đều dân dã, tự nhiên, gần gũi thân thiện khiến du khách một lần tới đây sẽ nhớ mãi không quên.Bản Lác – Mai Châu: nơi in đậm bản sắc văn hóa người Thái trắng 5 dòng họ người dân tộc Thái sinh sống ở bản Lác là Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc. Tới nay bản đã tồn tại được 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm, sau này vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Và cũng từ đó mọi người trong bản đều làm về du lịch và cái tên bản Lác là một trong những vùng trọng điểm về du lịch ở Mai Châu.

Pom Coọng nghĩa là bản của những quả đồi nằm trên cái trống lớn, ngụ ý chỉ đồng ruộng – một cái tên giàu tượng hình và nhiều ý nghĩa. Pom Coọng đã được biết đến là một làng văn hóa, làng du lịch, điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương với gần 70 hộ và hơn 300 nhân khẩu.

Cách trung tâm thị trấn Mai Châu chỉ khoảng 1km, Bản Văn nằm dưới chân núi Pù Văn là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, người Thái ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, các nghề truyền thống như dệt vải, đan lát…

Không quá xa thị trấn sầm uất nhưng bản Văn vẫn còn khá nhiều nét hoang sơ, mộc mạc, từ phong cảnh đến lối sống bình dị của người dân Thái. Nếu đến bản Văn vào dịp đầu năm mới, các bạn có thể được tham gia vào các trò chơi dân gian đang được địa phương khôi phục lại như “tó mặc lẻ”, kéo co, “keng loong”, ném còn, bắn nỏ …Những trò chơi này góp phần làm phong phú đời sống sinh hoạt người dân trong bản và cũng trở thành một sản phẩm du lịch để thu hút du khách tới bản.

Cách trung tâm huyện khoảng 30km về phía Tây Nam, bản Bước xã Xăm Khòe nằm trọn trên một khu đồi được bao phủ bởi rừng cọ xanh. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, cũng vì lẽ đó mà nơi đây được chọn để xây dựng dự án “Bản người Thái gắn với du lịch”. Trước đây bản của người dân xóm Bước định cư ven bờ suối, năm 2007, xóm Bước được quy hoạch để xây dựng thành khu du lịch sinh thái, cả xóm đã chuyển lên địa điểm sinh sống mới.

Đồng bào người Thái ở xóm Bước được thừa hưởng một di sản văn hóa vật thể và văn hóa tinh thần vô cùng phong phú. Đó là tập quán canh tác lúa nước, làm nương, những nếp nhà sàn truyền thống làm bằng sàn gỗ, lợp mái gianh, những công cụ lao động sản xuất rất đặc trưng như cọn nước, gùi, thố… Dự án du lịch bản Bước đang dần đánh thức tiềm năng vốn có ở nơi đây. Để phục vụ du lịch, bản đã thành lập được một đội văn nghệ gồm 12 người có thể múa xòe, hát dân ca Thái và biểu diễn các tiết mục khác. Khi trong bản có khách du lịch, các đội văn nghệ sẽ đến biểu diễn phục vụ.

Nhà trưng bày hiện vật cổ vật văn hóa Thái – Mai Châu

Lên Mai Châu hỏi anh Kiều Văn Kiên, quê xã Đồng Trúc (Thạch Thất – Hà Nội), chưa chắc đã nhiều người biết. Nhưng nếu hỏi anh Kiên, người sở hữu “kho báu” Thái thì có khối người chỉ đến tận nhà.

Suốt 10 năm nay, chỉ cần nghe nơi nào, nhà nào có đồ vật cũ của người Thái là anh lập tức lên đường. Hình như anh sợ “kẻ thù thời gian” sẽ làm hư hỏng, thất lạc đi những hiện vật kia. Không chỉ ở vùng Mai Châu, anh Kiên còn lặn lội đến khắp các tỉnh như Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An thậm chí còn sang cả nước bạn Lào hoặc bất cứ vùng nào có người Thái cư ngụ để tìm hiểu, sưu tập và truyền bá những giá trị văn hóa cổ để người dân cùng yêu mến và giữ gìn cho thế hệ sau.

Tháng 6-2012, anh xin phép chính quyền địa phương dựng điểm tham quan văn hóa Thái Mai Châu tại bản Mỏ, xã Chiềng Châu để trưng bày, giới thiệu cho du khách về thời đã xa của một dân tộc có nền văn hóa đậm đà bản sắc.

Cách không xa trung tâm thị trấn Mai Châu, nằm sát quốc lộ 15 nhìn về phí bản Lác, Pom Coọng là hang Mỏ Luông: Tên gọi cũ là hang Bó Luông, tiếng Thái Bó Luông có nghĩa là mạch nước lớn. Đó là mạch nước bắt nguồn từ trong lòng dãy núi Pù Khà. Mạch nước này chảy ra cánh đồng phía Tây, nhân dân địa phương đã đào đắp thành hồ chứa nước và đặt tên là hồ Mỏ Luông.

Để lên tới Hang Chiều du khách phải trải qua 1200 bậc đá, bên cạnh cửa hang có cây Xà Pùng cổ thụ, đứng sừng sững uy nghi nơi cửa hang, nhưng lại khiêm nhường, đứng sang 1 bên để che chắn cho cửa hang và thuận tiện cho đường đi xuống lòng hang. Hang Chiều nằm ở hướng Tây Nam của thị trấn Mai Châu. Cửa hang rộng khoảng 10 – 15m, dài ngược lên đỉnh núi khoảng hơn 30m, cách khu dân cư khoảng 350m. Càng lên cao nhìn xuống, thị trấn Mai Châu trù phú và thơ mộng càng hiện ra rõ nét.

Làng bích họa Hải Sơn, Mai Châu

Trên những bức tường trên con đường dài hơn 800m ở thôn Hải Sơn, xã Mai Hịch (Mai Châu) đã được người dân trang trí, biến những bức tường trở thành một con đường bích họa sinh động, tràn ngập màu sắc, thấm đẫm bản sắc văn hóa và phong cảnh đặc trưng của địa phương.

Gò Lào là tên một con thác nằm ở khu vực xã Phúc Sạn, cách trung tâm Thị trấn Mai Châu khoảng 15km. Từ trên đường chính, bạn sẽ phải gửi xe và đi bộ vượt qua khoảng 5 nhịp cầu thang (thực chất là con đường đất được người dân tạo thành bậc để đi lại cho dễ) là có thể xuống được thác. Thác Gò Lào gồm 2 thác nước nhỏ, chảy từ độ cao khoảng 15m xuống. Khu vực dưới chân thác có một bãi đất trống bằng phẳng có thể phù hợp cho việc tổ chức một bữa picnic ngoài trời.

Ba Khan là một xã nhỏ của Mai Châu nằm ven bờ hồ thủy điện Hòa Bình, từ đèo Thung Khe thả tầm nhìn về phía bình nguyên sau lưng đèo, đó chính là Ba Khan. Con đường này bắt đầu từ phía dưới chân đèo Thung Khe, chạy dọc qua hết xã Ba Khan rồi bắt đầu men theo lòng hồ Hòa Bình.

Các món ăn ngon tại Hòa Bình

Nói đến đặc trưng ẩm thực cũng như lao động sản xuất của người Mường là nói đến một câu rất đặc trưng: “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới”, vì thế đối với cư dân Mường, với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, canh tác lúa nước, cơm nếp đồ là thứ không thể thiếu, là món ẩm thực mang ý nghĩa lớn để cảm ơn trời đất cho mùa màng bội thu.

Cá được đánh bắt từ sông Đà, mang về đem nướng trên than hồng. Trước khi nướng, cá được xiên các que tre nhỏ từ miệng xuống tận đuôi, rồi dùng kẹp tre xanh kẹp vào để cho cá khỏi rơi, gãy. Cá nướng được đem rắc muối gói lá chuối, đồ lên rồi mới ăn. Sự kết hợp các hương vị của tre tươi, lá chuối, vị đậm đà của muối hòa quyện vào nhau làm cho món ăn thực sự hấp dẫn. Du khách sẽ khó mà quên được hương vị ẩm thực Tây Bắc này khi thưởng thức cùng với cơm lam.

Lợn là loại được nuôi thả trên đồi núi, quanh năm chỉ biết ăn ngô, khoai, cây cỏ nên cho thịt săn chắc, ít mỡ, có vị thơm ngọt tự nhiên. Sau khi chế biến đầy đủ các món ăn, thịt lợn mán sẽ được bày biện ra mâm cỗ đã được lót sẵn lá chuối. Lá chuối ở đây phải là lá chuối rừng, non mềm, thơm mùi đặc trưng núi rừng, hòa quyện với màu sắc hấp dẫn của mâm cỗ. Trong mâm cỗ lá, thức ăn cũng được bày biện theo hình tròn. Lòng và tim gan lợn luộc chín được xếp đầu tiên, tiếp theo là thịt lợn mán luộc và nướng. Phía trên cùng là những miếng chả được nướng trên than hồng thơm phức. Xen lẫn các món thịt, không thể kể thiếu những thức rau rừng tươi mơn mởn.

Với địa hình là đồi núi cao, gà được nuôi ở Thung Nai là gà chạy bộ chính hiệu. Thịt sẽ dai và thơm hơn so với gà ở dưới xuôi nhiều. Ngoài gà trong bữa ăn chính, bạn có thể đặt nhà nghỉ chuẩn bị thêm 1 vài con (tùy số lượng người) để nướng hoặc nấu cháo vào buổi tối.

Thịt lợn nuôi thả ướp với men của lá rừng cùng với gạo rang giã nhỏ thời gian khoảng 60 phút. Sau đó lấy lá chuối rừng hơ lên trên lửa, lau sạch rồi lót vào đáy bồ làm bằng tre, nứa, trước khi đưa thịt vào bồ. Phần dưới của bồ (trên của lá chuối) được rải một lớp gạo rang nhỏ trộn với muối rang sau đó xếp thịt lên, cứ một lần xếp thịt lại rải một lần gạo rang với muối. Sau đó đậy kín nắp bồ bằng lá chuối và để bồ thịt muối ở quang bếp củi hoặc trên gác bếp đun củi. . Khi khách du lịch thưởng thức món ăn thịt lợn chua vẫn cảm nhận được màu sắc của thịt, ngậy của bì, độ chua của men rừng, độ mặn vừa phải của muối, độ thơm của gạo. Món ăn này thường được ăn với các loại lá rừng.

Khi về Hòa Bình, về với miền phong thuỷ hữu tình này thực khách có thể được biết tới một lối sống độc đáo của người Mường và cũng được hoà mình vào nền văn hoá ẩm thực vô cùng phong phú của con người nơi đây. Những sản vật của núi rừng luôn làm hài lòng những vị khách khó tính nhất, những món ăn rất dân dã thôn quê nhưng để lại những ấn tượng rất khó quên cho những ai đã từng thưởng thức như món gà đồi nướng, cá sông, măng chua, rượu cần… nhưng thế vẫn chưa đủ, khi về Hoà Bình thì phải được nếm hương vị của cơm lam thì mới có cảm nhận được hương vị của miền sơn cước này.

Không biết món cơm độc đáo này ra đời từ bao giờ, nhưng chỉ biết rằng người dân miền núi thường phải đi rừng rất vất vả, nhọc nhằn có khi đi từ lúc sáng sớm tinh mơ cho tới lúc tối mịt hoặc thậm chí phải ngủ lại trong rừng. Nên họ mang theo một chút gạo để khi đói sẽ chặt lấy ống tre, ống nứa bên đường, bỏ chút gạo và chút nước suối để nướng những ống cơm ăn qua bữa, từ những thói quen từ ngàn xưa để lại, một thói quen rất bình dân, dễ làm thế mà không ngờ nay đã được tôn lên thành một món ăn đặc sản của núi rừng – món cơm lam. Món cơm lam có rất ở nhiều nơi từ người Tày, nguời Thái, người Nùng, người Mường… đều có loại cơm này. Tuy nhiên, Hoà Bình là nổi tiếng hơn cả vì nơi đây có loại gạo nương thơm lại dẻo nổi tiếng

Người Thái ở Mai Châu làm bằng cách bỏ gạo nếp vào ống tre đã chọn lọc và nút lại bằng lá chuối khô. Đốt một đống lửa to, chờ lửa cháy đượm, bắt đầu xếp các ống cơm lên. Trong lúc nướng phải xoay ống tre thật đều. Khi thưởng thức, vị dẻo của gạo nếp, hòa quyện vào mùi thơm của ống tre và lá chuối tạo nên một hương vị đặc biệt. Hiện nay, mỗi buổi sáng sớm, tại các bản, làng đang phát triển mạnh văn hóa du lịch của Mai Châu như bản Lác, bản Văn, Pom Coọng… đều có hình ảnh những người phụ nữ Thái nướng cơm lam, bán cho du khách gần xa.

Người ta tạo ra màu xôi từ các thứ cây thân cỏ, sau đó lần lượt cho gạo màu đỏ xuống trước, sau là màu xanh, vàng, tím, trắng cho lên trên cùng. Khi xôi chín, dỡ ra rồi trộn với nhau hoặc để riêng từng màu thành loại xôi nhiều màu với hương vị khác nhau trông rất đẹp mắt. Đây là một món ăn dân tộc rất được khách du lịch ưa chuộng.

Món rau đồ quen thuộc gồm cả rau rừng, lá thuốc, các loại lá thập cẩm trong vườn nhà (hoa chuối, lá đu đủ, rau beo, rau tầm bóp, cà quẹng, rau đốm…) sau khi đồ lên khoảng 30-40 phút. Lúc ăn, chấm nước lòng cá tạo nên sự đan xen trong vị giác(chút đắng, cay, chua, chát, ngọt, bùi…)

Măng ngon là thứ mầm cây thuộc họ tre, trúc, mai, vầu, sặt, nứa mới nhú khoảng 1-2 đốt ngón tay trở xuống, phần thân còn lại ngập trong đất. Khi bóc bẹ ra, thân măng trắng muốt, nuột nà.

Muốn có món măng đắng ngon phải chọn những mầm măng sặt mới nhú lấy củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại bóc dần từng bẹ chấm vào gói chẩm cheo gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ. Khi ăn, ta sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt của măng, vị mặn của muối, vị cay nồng của ớt, vị cay ấm của lá gừng, vị cay tê của mắc khén, vị cay rát của tỏi cùng hương vị đặc trưng của nước măng chua và cây măng nướng.

Gà nuôi thả, có trọng lượng khoảng trên 1 kg được làm sạch, bỏ riêng nội tạng. Sau đó, chặt thịt gà ra nhiều miếng nhỏ đem ướp với măng chua (măng giang, măng bương càng muối lâu càng tốt) cùng với gia vị bóp ướp để từ 20-30 phút cho ngấm hương vị của măng cùng gia vị vào miếng thịt. Sau đó, cho vào nồi vần quanh bếp củi than khoảng 1-2 giờ. Khi thịt gà và măng đã chín nhừ, rắc thêm một chút hạt dổi nướng giã nhỏ.

Thịt lợn ba chỉ thái con chì, ướp một chút nước mắm, hành. Lá bưởi cắt làm đôi, cuốn mỗi miếng thịt một nửa lá to hoặc một lá nhỏ, kẹp vào kẹp tre nướng trên than hồng. Mỡ lợn gieo xuống than hồng làm dậy lên ngọn lửa mỏng mơn man kẹp chả, lá bưởi ngả màu hơi tím se lại là được. Khi khách du lịch cắn miếng chả lá bưởi thơm giòn, gẫy mảnh lẫn vào thịt săn vàng làm tiêu tan sự ngấy, chỉ còn lại mùi thơm, khi nuốt miếng chả rồi còn lại cảm giác tê tê đầu lưỡi.

Thịt trâu đem thui cho thơm, cạo sạch rồi bung cho mềm, đem bóc thái miếng nhỏ, hầm trong nồi đất chín kỹ rồi giã lá lồm ( một loại lá chua), nêm một ít tấm gạo bỏ vào nồi hầm với thịt trâu. Khi tấm chín nở và hơi sánh thì cũng là lúc thịt trâu nhừ và ngấm vị chua của lá lồm. Đây là món ăn dân tộc phổ biến của người Mường Hoà Bình.

Do nhu cầu muốn có một món ăn vừa có vị thanh mát, vừa bổ dưỡng cho sức khỏe, người Mường đã sáng tạo ra món chả rau đáu. Sở dĩ nó trở thành món ăn quý là do lá rau đáu là một vị thuốc bổ rất khó trồng, mà chỉ mọc tự nhiên ở các khe suối vào thời tiết lạnh và ẩm ướt như mùa Xuân hay mùa Đông.

Điểm đặc biệt của chả rau đáu so với những món ăn khác đó là sự cẩn trọng từ khâu tìm kiếm nguyên liệu đến khâu chế biến. Để có được những lá rau đáu xanh tươi và đúng hương vị, người làm phải mất cả ngày trời tìm kiếm bên những khe suối trên rừng. Chính vì thế mà khách đến chơi nhà người Mường muốn thưởng thức món ăn này thì phải báo trước vài ngày để chủ nhà chuẩn bị.

Là món canh được nấu từ nước luộc thịt với nõn cây chuối rừng. Cây chuối rừng đốn về bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng nhỏ bóp với muối để xả chất chát sau đó cho vào nước luộc thịt đun trên bếp củi khoảng 50 – 60 phút. Rắc vào canh hạt dổi nướng giã nhỏ và lá lốt rừng thái nhuyễn trước khi ăn.

Rượu cần là loại rượu không thể thiếu trong gia đình người Mường khi tiếp khách, vui chơi, uống trong đám cưới, mừng nhà mới, thờ cúng, lễ tạ…Rượu cần được làm bằng cách lấy một nắm lá rừng nghiền nhỏ, rồi trộn với tinh bột để tạo men, sau đó cho vào vò, phủ một lớp trấu để ủ. Khi uống, khách chỉ cần đổ nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng đóng chai vào đầy bình. Tục uống rượu cần thể hiện cách uống theo nhóm người, đông và vui. Trong tiệc rượu, mọi người ngồi quây tròn bên nhau cùng thưởng thức cái êm nồng, dịu ngọt, ngây ngất của rượu cần cùng với tiếng chiêng tràn ngập không khí lễ hội.

Bánh đoàn kết, bánh tình yêu, hay bánh uôi, là tên gọi cho một món ăn đặc trưng của người Mường ở Hòa Bình. Cứ vào các dịp lễ tết hay có một sự kiện quan trọng, thì trên mâm cúng của người Mường đều có loại bánh này. Ngày nay, bánh uôi thường được làm vào các dịp lễ tết. Đặc biệt là trong tang ma của người Mường không thể thiếu được bánh này. Trong các dịp lễ tết hay những ngày lễ đại đoàn kết, người Mường cũng làm bánh uôi. Trong dịp Tết nguyên đán, ngoài việc để thờ cúng tổ tiên, người Mường còn dành bánh uôi chia cho gia súc hay nông cụ sản xuất.

Đặc sản Hòa Bình mua về làm quà

Tháng 7 là thời điểm quất hồng bì hoặc nhâm vòng) vào vụ thu hoạch. Hàng trăm điểm bán hồng bì dọc tuyến quốc lộ 6 đoạn từ xã Dân Hòa qua Dân Hạ đến thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) tấp nập người mua. Với nguồn cung có hạn, gần như chỉ những ai ghé qua vùng đất Dân Hòa đúng thời điểm này mới có cơ hội thưởng thức những chùm hồng bì dày cùi mà ngọt lịm mang hương rất riêng này.

Các giống cam trồng tại huyện Cao Phong đều có nguồn gốc từ nơi khác. Tuy nhiên, khi đưa về trồng lại đây do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu nên đã trở thành một trong những loại đặc sản phổ biến được mua về làm quà nhiều nhất khi du lịch Hòa Bình.

Giống cây có màu tím thẫm, thân bóng mịn, lóng dài, vị ngọt thơm. Đây là một trong những món quà quê bình dị mà nhiều người tới Hòa Bình chọn mua. Cây mía Hòa Bình có màu tím thẫm, thân bóng mịn, lóng dài, trong đó, nổi tiếng nhất là mía Phong Phú (Tân Lạc). Cây to, cao tới gần 2m, ít mắt. Mía mềm, ngọt mà không gắt, mùi thơm đặc trưng.

Đây là giống bưởi với quả tròn, vỏ màu vàng, khi chín chuyển màu vàng, phớt hồng; Phần cùi khi chín có màu hồng đỏ, khối lượng trung bình từ 800 – 1000g, múi và vách múi dễ tách rời nhau. Múi bưởi đỏ hồng, mọng nước, ăn giòn, ngọt không he đắng.

Ong được nuôi ở xã vùng cao Tự Do (Lạc Sơn). Mật ong ở vùng này nguyên chất, sánh quyện, dậy mùi thơm của hương núi, hoa rừng.

Ở độ cao trên 1000 mét so với mực nước biển, quanh năm sương mù, vùng núi Pà Cò có các cây chè tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi mọc rải rác khắp 9 bản của xã. Những gốc chè ở đất Pà Cò này ngày trước là của người Thái Bao La nuôi dưỡng, đến khi họ không ở nữa mới truyền lại cho người Mông giữ.

Một số lịch trình du lịch Hòa Bình

Ngày 1 : Hà Nội – Thác Thăng Thiên (Kỳ Sơn) – Hòa Bình – Thung Nai

8h00 : Xuất phát tại Hà Nội

9h30 : Lên tới Thác Thăng Thiên, mua vé tham quan , trưa nghỉ ngơi ăn uống ngay trên đường

14h00 : Xuất phát từ thác Thăng Thiên đi Thung Nai

Tối nghỉ ngơi thưởng thức ẩm thực Thung Nai, đốt lửa trại và ngắm trăng lòng hồ sông Đà

Ngày 2 : Thung Nai – Du lịch lòng hồ – Hà Nội

8h00 : Thức dậy thuê thuyền đi thăm một số địa điểm tham quan như Động Thác Bờ, đền Bà Chúa Thác Bờ, đảo Dừa, thưởng ngoạn cảnh đẹp của lòng hồ Thung Nai

11h30 : Quay lại nhà nghỉ ăn trưa, nghỉ ngơi

14h00-15h00 : Bơi tự do trên lòng hồ

15h00 : Xuất phát về Hà Nội

Ngày 1 : Hà Nội – Hòa Bình – Mai Châu (140km)

8h00 – 10h00 : Xuất phát từ Hà Nội

12h30 – 16h00 : Hòa Bình – Mai Châu trên đường đi có thể dừng chân tại đèo Thung Khe ăn ngô nướng, chụp ảnh. Lên đến điểm dừng chân ngắm thị trấn Mai Châu có thể dừng lại chụp ảnh toàn cảnh thung lũng Mai Châu từ trên cao

Tối ngủ nhà sàn Mai Châu, thưởng thức ẩm thực Mai Châu. Có thể tổ chức các hoạt động tập thể, xem múa và đốt lửa trại

Ngày 2 : Mai Châu – Cao Phong – Kim Bôi

8h00 : Khởi hành theo hướng về Tp Hòa Bình, đến gần dốc Cun thì rẽ vào khu du lịch Kim Bôi

Ăn uống nghỉ ngơi và tối giao lưu tại khu du lịch Kim Bôi

Ngày 3 : Kim Bôi – Bãi Chạo – Hà Nội

8h00 : Khởi hành từ Kim Bôi đi theo đường về Lương Sơn, trên đường về ghé qua một vài điểm du lịch của Lương Sơn như Động Đá Bạc, Suối Ngọc Vua Bà

Ngày 1 : Hà Nội – Hòa Bình – Mai Châu (140km)

7h00 : Xuất phát tại Hà Nội, đi theo hướng quốc lộ 6 hướng đi Hòa Bình

10h00 : Nghỉ ngơi chơi bời, chụp ảnh tại đèo Thung Khe

Trưa lên tới Mai Châu, thuê nhà sàn và đặt ăn trưa. Sau khi nghỉ ngơi đến chiều đi chơi một số địa điểm quanh bản, đi dạo quanh bản.

Tối ngủ Mai Châu

Ngày 2: Mai Châu – Mộc Châu

Ắn sáng xong khoảng 7-8h xuất phát đi Mộc Châu, quãng đường còn lại chỉ khoảng 70km

Trên đường về trung tâm Mộc Châu ghé vào Thông Cuông, Pa Phách

Trưa ăn trưa tại Mộc Châu, nhận phòng cất đồ rồi tiếp tục khám phá Mộc Châu

Chiều đi Rừng thông bản Áng, Đồi chè Trái Tim, Thung lũng mận Nà Ka

Tối ngủ Mộc Châu

Ngày 3 : Mộc Châu – Hà Nội (190km)

7h00 : Ăn sáng

7h30 : Di chuyển đi tham quan nốt một số điểm chưa đi được

12h00 : Từ Mộc Châu quay ngược lại Hà Nội, dừng ăn ở một số quán ăn nổi tiếng trên Quốc lộ 6. Khi về đến gần Mai Châu, rẽ theo đường đi Ba Khan để tranh thủ khám phá nơi này.

Tìm trên Google:

kinh nghiệm du lịch Hòa Bình 2020

du lịch Hòa Bình tháng 11

tháng 11 Hòa Bình có gì đẹp

review Hòa Bình

hướng dẫn đi Hòa Bình tự túc

ăn gì ở Hòa Bình

phượt Hòa Bình bằng xe máy

Hòa Bình ở đâu

đường đi tới Hòa Bình

chơi gì ở Hòa Bình

đi Hòa Bình mùa nào đẹp

địa điểm chụp ảnh đẹp Hòa Bình

homestay giá rẻ Hòa Bình

Kinh Nghiệm Du Lịch Đảo Bình Ba, Khánh Hòa (Cập Nhật 11/2020)

Kinh nghiệm du lịch đảo Bình Ba

Cùng Phượt – Bình Ba là một đảo nhỏ diện tích trên 3 km² thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa. Đảo nằm trong vịnh Cam Ranh, cách Nha Trang khoảng 60 km về phía Nam, cách cảng Ba Ngòi (Cam Ranh) 15 km về phía Đông. Trước kia, đây là khu vực quân sự nên nếu không phải người dân sinh sống trên đảo, rất khó có thể lên được đây. Về sau này, mặc dù đã được nới lỏng nhưng người dân khi đến du lịch đảo Bình Ba vẫn cần sự kiểm tra nhân thân của bên biên phòng tại cầu cảng (người nước ngoài hiện vẫn không được). Cuối năm 2015, thủ tướng ký quyết định hạn chế phát triển du lịch tại Bình Ba và Bình Hưng, tuy vậy thực chất việc này chỉ hạn chế và không cấp phép cho những dự án du lịch lớn, người dân vẫn có thể tới 2 hòn đảo này để tham quan và dạo chơi.

Giới thiệu chung về đảo Bình Ba

Bình Ba là một đảo nhỏ, diện tích trên 3 km², thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Cách Nha Trang 60 km, cách thành phố Hồ Chính Minh tầm 390km.

Là đảo nhỏ nằm ngay cửa vịnh Cam Ranh có độ cao từ 0,5 m đến 204 m so với mặt nước biển, ít bị chia cắt và tương đối bằng phẳng, cao nhất là điểm Hòn Dự (Mao Du): 204m, xung quanh xã tiếp giáp với biển, có 2 dạng địa hình chính là:

Địa hình núi: Là những đỉnh núi gồm Hòn Dự, Hòn Cò, núi Bãi Vè… với diện tích 487,77ha chiếm 83,7% diện tích tự nhiên toàn xã.

Địa hình đồng bằng: Với diện tích là 94,78 ha, chiếm 16,3% diện tích tự nhiên toàn xã. Có nhiều bãi biển hoang sơ như Bồ Đề, Nhà Cũ, Hòn Cò, Bãi Chướng….có nơi còn nằm khuất giữa những eo núi và biển mà con người khó đặt chân tới. Ngoài ra các bãi biển Bình Ba còn hoang sơ, quyến rũ, chỉ cần lội ra xa vài chục mét người ta thấy những san hô tuyệt đẹp ngay dưới chân. Đặc biệt thường có trên các bãi biển là những tảng đá vôi vô vàn hình thù, kiểu dáng, màu sắc hết sức sinh động.

Về tên gọi Bình Ba có từ những năm 1820. Khi đó có 3 người đàn ông quê ở Bình Định chở muối vào Nam đi buôn. Khi thuận buồm xuôi gió hay khi thiên tai, bão táp họ đều ghé hòn đảo này làm nơi nghỉ chân giữa đường. Thấy hòn đảo tuy nhỏ nhưng phong cảnh hữu tình, kín gió, thiên nhiên ưu đãi nên họ mang cả gia đình đến đây lập nghiệp. Từ đó họ đặt tên cho hòn đảo là Bình Ba, ý nói có 3 người từ Bình Định đến lập nghiệp. Sau này cư dân Bình Ba phát hiện ra đảo Hòn Tý cách Bình Ba khoảng 3 hải lý về phía Tây Nam, người dân phân tán nhau ra ở hòn đảo này và đặt tên là đảo Hòn Tý (đảo Bình Hưng ngày nay).

Nên đi du lịch Bình Ba vào khi nào?

Bình Ba mang hình thái khí hậu tương đối giống Nha Trang nên các bạn cũng có thể kết hợp đi 2 địa điểm này vào cùng một khoảng thời gian. Từ tháng 3-9 thời tiết đẹp, biển êm, không có sóng lớn hay mưa gió gì nhiều. Từ khoảng tháng 10 đến cuối năm thường là mùa mưa bão của miền trong, lúc này biển xấu không phù hợp để đi du lịch đảo.

Hàng ngày có rất nhiều chuyến xe giường nằm chất lượng cao khởi hành theo lịch trình từ Sài Gòn đi Cam Ranh (hoặc Nha Trang), các bạn nếu muốn tới Bình Ba trong ngày thì có thể đi những chuyến buổi sáng để kịp ra cảng trước 16h, thời điểm chuyến tàu cuối cùng rời cảng đi Bình Ba.

Từ Hà Nội hàng ngày có các chuyến bay thẳng tới Cam Ranh của Vietjet, VietnamAirlines và Bamboo, giá vé khứ hồi dao động trong khoảng từ 2000-3000k với thời gian bay khoảng 2 tiếng.

Từ Sài Gòn thời gian bay sẽ ngắn hơn (khoảng 1h) và giá vé cũng chỉ dao động quanh mức 1000k. Tuy nhiên các bạn cân nhắc vì nếu từ Sài Gòn mà bay thì tổng thời gian để di chuyển tới Bãi Kinh cũng tương đối nhiều, gần bằng so với sử dụng xe giường nằm.

Tùy thuộc vào loại phương tiện mà các bạn sử dụng để đến Cam Ranh mà các bạn lựa chọn phương án phù hợp để đến cảng Ba Ngòi. Nếu ngoài Bình Ba, các bạn còn có nhu cầu khám phá nhiều địa điểm khác thì có thể lựa chọn phương án thuê xe máy ở Cam Ranh hoặc thuê xe máy ở Nha Trang để làm phương tiện đi lại, nếu không hãy sử dụng các loại phương tiện công cộng để tới được cảng.

Với các bạn đi bằng xe khách giường nằm, sau khi xuống bến xe Cam Ranh các bạn có thể lựa chọn xe ôm hoặc taxi làm phương tiện di chuyển tới cảng, quãng đường chỉ chừng 5km thôi (xe Phương Trang có xe trung chuyển ra cảng luôn). Với các bạn đi tàu, khoảng cách từ ga Ngã Ba đến cảng cũng tương tự như từ bến xe. Riêng với các bạn di chuyển bằng máy bay, gần như chỉ có thể thuê taxi đi từ sân bay Cam Ranh về cảng với quãng đường chừng 20km.

Từ cảng Ba Ngòi đi Bình Ba

Có 2 loại phương tiện để đi từ Ba Ngòi tới Bình Ba là tàu chậm và cano. Với tàu chậm thời gian di chuyển sẽ vào khoảng 1 tiếng với giá vé rẻ hơn, với cano thời gian di chuyển chỉ mất khoảng 20 phút nhưng với giá vé cao hơn khoảng 2,5 lần. Nếu có thời gian, các bạn có thể lựa chọn tàu chậm để vừa đi vừa ngắm cảnh trên vịnh Cam Ranh.

Thời gian tàu chạy từ Ba Ngòi đi Bình Ba là 8h, 10h, 12h 14h, 16h, chiều ngược lại từ Bình Ba về lại đất liền tàu sẽ khởi hành vào các giờ 7h, 9h, 11h, 13h, 15h. Các bạn lưu ý đến sớm trước chuyến tàu cuối cùng để có thể ra đảo trong ngày, nếu đến quá muộn sẽ phải nghỉ lại tại cảng để sáng hôm sau đi.

Có xe máy các bạn đi lại trên đảo sẽ chủ động hơn, do đảo nhỏ nên cũng chỉ đi trong khoảng thời gian ngắn là hết đảo à. Giá thuê xe khoảng 100k, nếu không muốn tự lái xe thì các bạn thuê người dân trên đảo chở đi cũng được.

Ngại chạy xe máy hay đi nhóm đông thì các bạn có thể thuê xe điện/xe jeep, các loại xe có thể đưa các bạn chạy quanh đảo, đưa tới một số bãi biển hoặc theo yêu cầu riêng của bạn. Mỗi xe điện thường có thể chở được từ 10-12 người nên rất phù hợp cho khách đi theo đoàn, xe jeep thì sẽ ít chỗ hơn nên phù hợp nhóm nhỏ hơn.

Có một số địa điểm mà các bạn phải sử dụng phương tiện đường biển mới có thể tiếp cận (ví dụ như bãi Nhà Cũ), ở Bình Ba có thể thuê mô tô nước hoặc thuyền thúng đáy kính để kết hợp đi quanh đảo dạo chơi và lặn ngắm san hô luôn.

Trước khi phong trào làm du lịch lan đến với đảo, du khách đến đây hầu hết thường ngủ và ăn ở trong những nhà của người dân địa phương theo mô hình homestay. Sau này, nhiều gia đình trên đảo Bình Ba đã mở rộng mô hình homestay cũng như xây mới thêm nhiều khách sạn nhà nghỉ nữa để phục vụ số lượng du khách đến đảo ngày càng đông.

Thường các nhà bè này của người dân để phục vụ việc nuôi hải sản nhưng sau này được tận dụng để biến thành các địa điểm ăn uống cho du khách cũng như có thể ngủ tạm lại trong một số ngày mà lượng khách quá đông, các cơ sở lưu trú trên đảo đều kín phòng.

Đến với Bình Ba để cảm nhận được rõ nhất vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình nơi đây thì các bạn có thể lựa chọn đặt tour của người dân sống ở đảo. Họ có cơ sở lưu trú, hiểu rõ mùa biển, mùa nào đẹp bãi nào đẹp, cảm nhận rõ nét nhất cái chân chất của vùng biển cũng như là giúp họ phát triển kinh tế giữ đảo.

Các địa điểm đẹp ở Bình Ba

Mang đặc điểm của vùng đảo hoang sơ, ở Bình Ba có rất nhiều bãi biển đẹp với cát trắng, nước trong veo, phản chiếu trời xanh ngắt. Thiên nhiên trên đảo mang đến cảm giác bình yên, thư thả, vô cùng thích hợp để nghỉ ngơi, tránh khỏi sự xô bồ của thành thị.

Tất nhiên là đến một nơi đẹp như Bình Ba, không nhảy xuống nước là có tội với thiên nhiên lắm các bạn nghen. Có nhiều bãi mà nước đều lặng, êm, nên các bạn chỉ cần mặc áo phao là tha hồ bơi lội.

Đây là một hoạt động cảm giác mạnh trên biển rất phổ biến ở Nha Trang và các địa điểm lân cận, ở Bình Ba các bạn cũng có thể trải nghiệm trò chơi này ở Bãi Nồm nếu thích. Tuy nhiên, thật lòng mà nói trò này khá nguy hiểm nên các bạn cần thận trọng khi tham gia.

Một chiếc phao hình “chuối” được kéo đi bởi ca nô sẽ mang lại cho các bạn những cảm giác vô cùng sảng khoái khi được lướt trên mặt biển với tốc độ cao.

Bãi biển nơi đây khá sâu, cảnh đẹp nhưng sóng to, nhiều san hô chết dạt vào bờ cộng với việc nằm cách xa dân cư khoảng 15 phút đi bộ nên cũng ít du khách lui tới. Tuy nhiên, nơi đây lại là nơi đón bình minh sớm nhất trên đảo. Các bạn có thể dựng trại ngủ ở đây để sáng dậy đón bình minh.

Từ chợ đi thẳng 300m sẽ đến bãi tắm, cát trắng mịn, nước trong xanh, có nhiều đá ngầm, bao quanh bởi những vách núi, cây xanh tạo nên khung cảnh rất nên thơ. Đặc biệt, mỗi tối thứ 7 hằng tuần, người dân tổ chức tiệc cho du khách dưới những ánh đèn đầy màu sắc, những bản nhạc lãng mạn đến những vũ điệu sôi động xen lẫn những cơn gió, tiếng sóng biển, người và cảnh hòa vào nhau tạo nên buổi tối nhộn nhịp và ý nghĩa. Cũng có san hô, sóng lớn chỉ dành cho những người biết bơi. Đây cũng là bãi cắm trại tốt nhất nhưng cũng chỉ khoảng thời gian từ tháng 2 – tháng 7. Sau đó mùa gió thì khó cắm trại, hay gặp mưa hoặc gió lớn.

Bãi tắm đẹp nhất với rạn san hô gần bờ, dòng nước ấm chạy xen kẽ với những bãi đá ẩn nổi trên mặt nước, biển êm, bãi rộng tha hồ tắm và ngắm hoàng hôn lúc chiều tà. Bãi Nhà Cũ khá đặc biệt và khác biệt với những bãi còn lại bởi có nhiều san hô và cầu gai cũng như màu nước biển, gam màu xanh biếc của những con sóng khi dần tiến vào bờ thì chuyển thành xanh nhạt, tạo thành dạng màu ombre tự nhiên khá độc đáo. Với nhiều du khách yêu biển và yêu vẻ đẹp của Bình Ba thì ngay cả những con cầu gai nằm chơ vơ có thể đâm chân chảy máu, cũng không ngăn được bước của họ đến với bãi biển tuyệt vời này. Bãi cát trắng tinh nằm khép mình trong mỏm núi đá, khiến không gian ở đây rất bình lặng, hình thành một bức tranh tuyệt mỹ có sức hút lạ lùng với du khách.

Bãi này ít có người đến vì không thuận đường, phải đi tàu từ đảo ra. Bãi này chỉ có người dân trên đảo ra để thăm nuôi tôm, nhưng san hô nơi này là đẹp và nhiều nhất. Du khách có thể đem theo kính lặn để tham quan, còn để ra đây thì nhờ người dân trên đảo đưa ra bằng tàu của họ.

Bãi Sa Huỳnh nằm bên phía Cam Ranh như một mảnh trăng non dài hàng cây số trắng mịn màng ôm mặt biển phẳng lặng trong xanh. Bãi cát sạch, và êm, nước trong, độ dốc thoai thoải, hai bên bãi được che chở bởi những hàng cổ thạch với hình dáng kỳ vĩ, đa dạng. Gần những vách đá là thềm san hô nhiều màu sắc mà chỉ cần úp mặt xuống làn nước trong xanh, không cần lặn thì du khách cũng có thể ngắm nhìn thỏa sức. Từ trung tâm Bình Ba muốn đến bãi Sa Huỳnh, du khách có thể dùng cano, mất chừng 5 phút, muốn thảnh thơi hơn thì dùng ghe gỗ.

Ngoài những cảnh đẹp biển trời vốn có, Bình Ba từ tháng 3 trở đi còn có bãi cỏ lau trổ bông thơ mộng như tranh vẽ. Đồi cỏ lau nằm ở gần Hòn Rùa – khu vực núi đá nhỏ nhô ra biển có hình dáng như con rùa, ngập tràn những bông lau màu phớt hồng, tạo điểm nhấn cho cảnh biển trời xanh ngắt ở Bình Ba.

Chợ Bình Ba nằm ngay gần cảng biển và là một thiên đường cho những món ăn vặt cực ngon. Hãy bỏ qua những hàng quán ngoài bến cảng chuyên bán cho khách du lịch, bạn chỉ cần cuốc bộ cỡ trăm mét vào phía trong đảo là có thể tìm thấy chợ Bình Ba, khu chợ duy nhất trên đảo .

Năm 1851 nhân dân Bình Ba, cùng với lăng ông Nam Hải được vua Tự Đức sắc phong “Nam Hải cự tộc tướng quân”. Từ đó nhân dân lập Đình thờ chư vị tiền hiền, có công lập làng đầu tiên là cụ Nguyễn Phụng cùng hậu hiền là cụ Phan Bạc. Đình làng Bình Ba vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay và đã trải qua nhiều lần trùng tu, Lăng Nam Hải nay đã trùng tu khang trang, lần đầu tiên được ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh vào năm 2006.

Ngắm toàn cảnh biển tuyệt đẹp Vịnh Cam Ranh, nơi giáp ranh Bình Ba với vùng 4 hải quân và cũng là nơi kéo điện lưới quốc gia về xã đảo.

Hòn Cò nằm ở phía đông, bên cạnh là Bãi Chướng, với độ cao 200m so với mặt nước biển, từ đây có thể quan sát toàn bộ tàu thuyền ra vào vịnh từ biển đông vào đảo và từ cảng Cam Ranh ra đảo. Từ dưới chân núi, mất khoảng 30 phút đi bộ để lên tới đỉnh Hòn Cò. Ngày nay, công trình đường bộ xuyên đảo đã hoàn thành vì vậy chúng ta có thể đi bằng xe máy lên tới đỉnh chỉ mất khoảng 10 phút. Trên đường đi chúng ta có thể quan sát công trình quân sự được Pháp bố trí bằng một trận địa liên hoàn nằm rãi rác từ lưng chừng núi tới đỉnh. Đó là những đường hầm xuyên đảo nối thông 4 hướng Đông Tây Nam Bắc và đầu ra là đỉnh các hướng của ngọn núi, từ đây chúng có thể quan sát toàn bộ vùng lãnh hải quan trọng này.

Sở dĩ gọi là hòn Rùa vì nhìn từ xa mỏm đá nhỏ này có hình dáng như một chú rùa đang bơi về phía biển. Đây cũng là địa điểm có thể ngắm toàn cảnh vịnh Cam Ranh.

Không chỉ là quán cafe hiếm hoi nằm trên một ngọn đồi của đảo Bình Ba, quán cafe Đồi Gió còn có view nhìn ra toàn cảnh đảo tuyệt đẹp, cho bạn tha hồ chụp ảnh check in.

Đến Bình Ba thì chắc chắn mọi người không thể bỏ qua đặc sản nơi đây là Tôm Hùm. Người dân Khánh Hòa có câu: “Yến sào Hòn Nội, vịt lội Ninh Hòa, tôm hùm Bình Ba, nai khô Diên Khánh” để kể về những đặc sản trứ danh của tỉnh này. Ngoài ra là đảo nên Bình Ba cũng có đầy đủ các món hải sản khác để phục vụ du khách.

Vị ngọt thanh của nước dùng cá, một chút chua dốt của cà chua cộng chút béo ngậy của chả cá chiên, chút cay nồng của ớt…, món bánh canh chả cá Bình Ba thơm ngon lạ lùng, làm thực khách không khỏi xuýt xoa mỗi khi thưởng thức.

Cũng tương tự bánh canh, món bún chả cá Bình Ba cũng chẳng có thay đổi gì ngoài việc sử dụng sợi bún. Đây cũng là một lựa chọn thay thế với các du khách ở ngoài Bắc, vốn quen với sợi bún hơn là món bánh canh của miền Trung.

Bánh căn Bình Ba không hề giống với bánh căn ở Đà Lạt hay Nha Trang, vỏ bánh mềm, bùi bùi, béo ngậy và còn nguyên vẹn mùi gạo thơm. Tiếp đến là nhân bánh, bánh căn đảo Bình Ba có 4 loại nhân cơ bản là tôm, trứng, mực và cá cơm. Những du khách sành ăn thường cho lời khuyên rằng bạn nên ăn bánh căn cá cơm. Đây là món ăn vặt ngon nhất nhì nên thử khi du lịch đảo Bình Ba, càng ngon hơn khi nó được ăn kèm xoài bằm, rau sống và nước chấm chua, ngọt.

Bánh xèo nhân hải sản (tôm, mực) giòn tan nóng rãy, ăn kèm với nước mắm và rau thơm, xoài bằm chỉ nhìn thôi đã muốn ứa nước bọt rồi. Vị giòn ngọt, chua, cay, mặn hòa quyện trong từng miếng bánh đem đến vị ngon khó tả

Bình Ba còn nổi tiếng với hải sản đặc biệt là tôm hùm, bởi thế được gọi là đảo tôm hùm cũng là điều dễ hiểu. Trong đảo có khá nhiều hộ gia đình nuôi tôm hùm, những bè tôm nằm lặng lẽ trên biển nhưng luôn đượm nét bình yên hiếm thấy. Tôm hùm ở đây rất ngon và to, có con to bằng cả bắp chân người. Món ăn chế biến từ tôm hùm đơn giản và ngon nhất là nướng, thịt tôm rất ngọt và dai. Với những con tôm to, huyết tôm được trích ra hòa rượu uống có mùi vị rất đặc biệt. Khi dùng xong còn lại vỏ tôm cũng rất hữu dụng, có thể giữ lại làm vật trang trí rất sống động và vui mắt. Ngoài món tôm nướng còn có món cháo tôm hùm rất đặc biệt, sẽ khiến bạn nhớ thật lâu hương vị đậm đà của nó.

Ghẹ thuộc họ Cua nhưng thân mỏng và vỏ mềm hơn, thịt chắc và ngọt. Chính vì vậy, ghẹ có thể chế biến được rất nhiều món ngon. Một trong những cách chế biến ghẹ đơn giản nhất là ghẹ hấp. Ghẹ sống rửa sạch cho vào nồi hấp, thêm chút sả đập dập, gừng tươi rồi đun nhỏ lửa trên bếp.

Ở Khánh Hòa, gỏi cá mai là món ăn thường được nhiều người lựa chọn để chiêu đãi khách. Cá mai to cỡ ngón tay cái, mình trơn, dẹp, có vẻ hơi giống cá cơm nhưng không vảy, sọc dọc, thịt ngọt và rất ít tanh. Loại cá này hầu như chỉ dùng để chế biến độc một món nổi tiếng là bóp gỏi.

Gỏi cá mai thường tốn thời gian ở khâu chế biến nếu muốn đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh. Cá được chọn phải thật tươi, mới bắt từ biển về. Mất công nhất là khâu rút xương, thực hiện trên từng con cá và lấy giấy thấm thật ráo thì món gỏi mới ngon.

Mực lá thân ngắn, bè (nhìn giống hình chiếc lá), lớp cơm (thịt) dày có màu đỏ cánh gián. Nhìn sơ qua có thể thấy hình vừa có nét giống mực ống vừa có đặc trưng của mực nang. Điểm khác biệt chỉ ở chỗ là chúng có vây dày hình bầu dục khỏe mở rộng xung quanh gần như toàn bộ lớp áo. Tuy nhiên, xét về độ ngọt thì nổi trội hơn hẳn. Ngoài vị ngọt thơm, loại mực này còn đem đến cảm giác rất giòn mà lại mềm, càng nhai càng ngọt. Mực lá có thể chế biến rất nhiều món như nướng, thái nhỏ đề xào, chiên giòn ….

Sò là loại hải sản rất tốt cho sức khỏe, các thành phần dinh dưỡng có tác dụng tăng cường sự dẻo dai, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ở Bình Ba, dễ thấy nhất là món sò dương nướng mỡ hành mà du khách nào đến cũng được thử.

Tuy có rất nhiều gai và trông có vẻ đáng sợ nhưng nhum lại là món ăn ngon, bổ dưỡng, hấp dẫn nhiều thực khách. Có nhiều cách có thể chế biến nhum nhưng phổ biến nhất là ăn sống, nấu cháo hay nướng mỡ hành.

Ngoài tôm hùm, cầu gai, đảo Bình Ba còn có một món ăn đầy hình ảnh gợi cảm đó là ốc vú nàng. Ngồi ở bãi Nồm lộng gió, thưởng thức từng con ốc vàng thơm phức được nướng chín với mỡ hành, chấm với muối tiêu chanh Bình Ba…, tuyệt hảo. Thịt ốc không quá béo, không dai như nghêu, sò, không nhỏ dáng như hàu mà vừa ngọt, vừa giòn và có mùi thơm rất đặc trưng.

Chanh ở đây được nhập từ Đà Lạt, không phải ngâm nguyên trái mà xắt từng lát rất mỏng rồi ngâm với đường, muối, để trong khoảng một tháng cho hỗn hợp muối đường tan ra, ngấm sâu, quyện lấy vị chanh, cũng để màu chanh từ xanh chuyển sang màu ngà. Cốc chanh muối của người Bình Ba đơn giản lắm, khoảng 2 thìa chanh muối, thêm nước, thêm đá, thế là xong, ấy thế mà uống vào không ai không mê.

Một số lưu ý khi du lịch Bình Ba

Là khu vực quan trọng về quân sự nên Bình Ba hiện không cho phép người nước ngoài lên đảo, các bạn chú ý điều này.

Nếu đi đoàn đông các bạn tự chuẩn bị sẵn danh sách đoàn (Họ tên, ngày tháng năm sinh, CMND, địa chỉ …) rồi in sẵn một vài bản ra để nộp cho đồn biên phòng (đỡ mất thời gian ra đó mới ngồi chép lại cho từng người)

Nếu sử dụng tour chú ý hỏi giá và thỏa thuận các điều khoản thật rõ ràng từ trước để tránh các trường hợp phát sinh không mong muốn sau này.

Nếu muốn mang xe máy ra đảo các bạn cần phải đi các chuyến tàu được cấp phép chở xe máy, đồ dùng cá nhân và tôm giống.

UBND xã Cam Bình quy định giá tàu tối đa các chủ tàu được phép thu là 1500k nếu các bạn thuê tàu riêng để đi ra đảo. Các bạn có thể kiểm tra thông tin giá trước khi đi bằng cách liên hệ với UBND xã Cam Bình theo số điện thoại 0258 3858903

Nếu đi vào dịp lễ, cuối tuần thì nhớ liên hệ trước với người dân để đặt phòng nghỉ, chuẩn bị đồ ăn. Những dịp cao điểm việc thiếu phòng rất dễ xảy ra.

Lịch trình du lịch Bình Ba

Ngày 0: Sài Gòn – Cam Ranh

Tối lên xe giường nằm từ Sài Gòn đi Cam Ranh, sáng sớm hôm sau có mặt tại Cam Ranh.

Ngày 1: Cam Ranh – Bình Ba

Tới bến xe, các bạn di chuyển tới cảng Đá Bạc để lên tàu hoặc ca nô đi Bình Ba. Nếu đi bằng tàu gỗ thì sẽ hơi lâu nhưng lại có thời gian ngắm cảnh vịnh.

Lên đảo về nhà nghỉ/homestay nhận phòng rồi đi chơi. Các Bãi Nhà Cũ và Bãi Nồm là địa điểm rất phù hợp để tắm biển do nước lặng.

Trưa về lại nhà nghỉ ăn trưa hoặc đặt ăn ở các nhà bè trên đảo, nói chung là rất nhiều chỗ có thể ăn.

Chiều có thể thuê xe điện chở đi dạo một vòng quanh đảo, lên hải đăng, Bãi Chướng… Nếu sử dụng xe máy thì có thể dừng ở bất cứ nơi nào có cảnh đẹp.

Tối ngủ ở Bình Ba

Ngày 2: Bình Ba – Cam Ranh – Sài Gòn

Sáng lên thuyền quay trở lại Cam Ranh. Có thể tranh thủ khám phá thêm thành phố Cam Ranh, thưởng thức các món ăn ngon ở Cam Ranh rồi đợi đến giờ lên xe về lại Sài Gòn, kết thúc chuyến đi.

Bình Hưng – Bình Ba 3 ngày 2 đêm

Lịch trình này xuất phát từ Sài Gòn, sử dụng phương tiện là xe khách giường nằm. Với các phương tiện hay địa điểm xuất phát khác, các bạn chú ý tính toán lại mốc thời gian cho phù hợp.

Ngày 0: Sài Gòn – Cam Ranh

Đêm xuất phát từ Sài Gòn, bắt xe giường nằm đi Cam Ranh. Buổi sáng sớm sẽ có mặt ở Cam Ranh. Nghỉ ngơi ăn sáng rồi chuẩn bị hành lý để đi ra Bình Ba

Ngày 1: Cam Ranh – Bình Ba

Sau khi đến nơi, lên tàu khởi hành đi Bình Ba từ cảng Ba Ngòi, khoảng 45 phút sẽ tới được đảo. Trên đường đi tàu sẽ xuyên qua vịnh Cam Ranh, các lồng bè nuôi hải sản trên biển… Tới nơi, nhận phòng khách sạn rồi cất đồ đi chơi.

Chiều tiếp tục dạo chơi tắm biển, chụp ảnh check-in với những Bãi Nồm, Bãi Chướng, Bãi Nhà Cũ, Bãi Sa Huỳnh…

Tối nghỉ ngơi, đặt tiệc nướng BBQ, hát hò giao lưu

Ngày 2: Bình Ba – Bình Hưng

Từ Bình Ba có thể liên hệ người dân thuê thuyền đi trực tiếp sang Bình Hưng, nếu không bắt buộc sẽ phải quay lại bờ rồi di chuyển đường bộ sang Bãi Kinh để tiếp tục tới Bình Hưng.

Tối ngủ trên đảo Bình Hưng

Ngày 3: Bình Hưng – Bãi Kinh – Sài Gòn

Từ Bình Hưng, đi thuyền trở lại Bãi Kinh rồi thuê taxi ra lại ngã 3 Mỹ Thanh để bắt xe về lại Sài Gòn. Nếu còn thời gian, các bạn có thể tiếp tục khám phá Bình Lập, Bình Tiên để trọn vẹn hành trình khám phá Tứ Bình.

Tìm trên Google:

kinh nghiệm du lịch đảo Bình Ba 2020

du lịch đảo Bình Ba tháng 11

tháng 11 đảo Bình Ba có gì đẹp

review đảo Bình Ba

hướng dẫn đi đảo Bình Ba tự túc

ăn gì ở đảo Bình Ba

phượt đảo Bình Ba bằng xe máy

đảo Bình Ba ở đâu

đường đi tới đảo Bình Ba

chơi gì ở đảo Bình Ba

đi đảo Bình Ba mùa nào đẹp

địa điểm chụp ảnh đẹp đảo Bình Ba

homestay giá rẻ đảo Bình Ba

Kinh Nghiệm Du Lịch Tràng An, Ninh Bình (Cập Nhật 11/2020)

Kinh nghiệm du lịch Tràng An, Ninh Bình

Cùng Phượt – Khu danh thắng Tràng An có diện tích trên 6000 ha, thuộc địa phận nhiều xã, phường huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn và Tp Ninh Bình. Đây là nơi du khách có thể thưởng ngoạn bức tranh thiên nhiên mê đắm lòng người và có những phút giây thanh tịnh, thư giãn với không gian văn hóa tâm linh đặc sắc. Được ví như một Vịnh Hạ Long trên cạn, du lịch Tràng An hấp dẫn du khách bởi hệ thống núi đá vôi và hang động tự nhiên đa dạng. Tại đây, các bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi hệ thống gần 50 động xuyên thủy nối liền 31 thung ngập nước như một trận đồ bát quái vừa kỳ ảo vừa biến hóa khôn lường. Điều làm nên nét quyến rũ trong các hang động chính là hệ thống nhũ đá tự nhiên cùng dòng nước mát lạnh, men theo những lối mòn hằn sâu trên vách hang, tạo thành những dòng chảy uốn lượn.

Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2014. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm.

Danh thắng này là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và di tích lịch sử văn hóa. Hệ thống núi đá, sông suối, rừng và hang động ở Tràng An rất hiểm trở nên được Vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm thành Nam bảo vệ kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ X và sau đó nhà Trần sử dụng làm hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến Nguyên Mông. Hiện nay nơi đây còn nhiều di tích lịch sử thời Đinh và thời Trần.

Liên khu danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Động – cố đô Hoa Lư -rừng đặc dụng Hoa Lư hiện được quy hoạch chung vào Quần thể danh thắng Tràng An, trở thành di sản thế giới kép đầu tiên ở Việt Nam với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất và cũng là địa danh được đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.

Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách cố đô Hoa Lư 3 km về hướng Nam, cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An, cách thành phố Tam Điệp 16 km theo hướng bắc qua Tam Cốc, cách Hà Nội 96 km theo hướng nam. Vùng lõi di sản Tràng An – Tam Cốc có diện tích hơn 6.172 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư, thuộc quy hoạch bảo tồn cố đô Hoa Lư và cũng thuộc quy hoạch quần thể di sản thế giới Tràng An với diện tích 12.252 ha.

Trong quần thể danh thắng Tràng An, trung tâm cố đô Hoa Lư ở vị trí phía bắc, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động ở vị trí phía nam còn khu du lịch sinh thái Tràng An thì ở vị trí trung tâm. 3 khu vực này được liên kết với nhau bằng khu rừng đặc dụng Hoa Lư trên núi đá vôi và hệ thống sông, hồ, đầm.

Cộng đồng dân cư tiền sử Tràng An định cư trong các hang động hoặc mái đá, phân bố tập trung trong thung lũng đầm lầy núi đá vôi, chịu sự tác động to lớn của biến đổi cảnh quan môi trường do các đợt biển tiến, biển thoái. Cư dân tiền sử nơi đây là những người tiếp cận và khai thác biển đầu tiên ở Việt Nam, sáng tạo ra tổ hợp công cụ lao động bằng đá vôi, duy trì lâu dài kỹ nghệ ghè đẽo, sớm nảy sinh kỹ thuật cưa, mài; chế tạo và sử dụng phổ biến đồ gốm. Các chứng tích văn hoá khảo cổ tiền sử ở Tràng An phong phú và đa dạng, là nguồn sử liệu vật thật minh chứng cho sự biến đổi đặc biệt về kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng dân cư nơi đây dưới sự tác động thay đổi môi trường núi đá vôi, biến động của khí hậu cổ, của mực nước biển vùng nhiệt đới gió mùa. Đây là các chứng tích điển hình nhất cho cho loại hình cư trú liên tục trong hang động trước, trong và sau biển tiến. Đặc trưng của người Việt cổ ở Tràng An là truyền thống khai thác và sử dụng nhuyễn thể biển và trên cạn, truyền thống săn bắt đa tạp, theo phổ rộng, săn bắt nhiều loài, mỗi loài vật một ít và không dẫn đến huỷ diệt bày đàn động vật đó. Truyền thống chế tác và sử dụng công cụ đá vôi, sự nảy sinh kỹ thuật mài, cưa và kỹ thuật làm đồ gốm và trồng trọt trong thung lũng đầy lầy là nét riêng độc đáo, làm nên giá trị nổi bật toàn cầu của quần thể các di tích khảo cổ ở nơi đây. Có thể nghĩ rằng, hệ thống các di tích khảo cổ tiền sử Tràng An còn chứa đựng sự độc bản hoặc chí ít là chứng cứ đặc biệt về truyền thống văn hoá hoặc nền văn minh hiện còn tồn tại hoặc đã mất của nhân loại.

Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư gồm 3 vòng thành liền nhau: thành Đông, thành Tây và thành Nam. Thành Đông nằm ở phía đông, giáp với vùng đồng bằng, là nơi bố trí cung điện nên được gọi là thành ngoại; thành Tây nằm ở bên trong giáp với vùng núi non, là nơi ở của quan lại và khu vực hậu cần nên được gọi là thành nội. Thành Nam rộng hơn, là vùng núi cao hiểm trở để phòng thủ, che chở kinh thành hiện được gọi là Tràng An. Với đặc thù địa hình như vậy, kinh đô Hoa Lư được ví như kinh đô đá với đặc điểm: núi là thành, sông là đường, hang động là cung điện.

Tương truyền, Vua Đinh Tiên Hoàng muốn khẳng định kinh đô Hoa Lư cũng bề thế như kinh đô Tràng An của phương Bắc nên sai Nguyễn Bặc thể hiện câu đối “Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”. Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An, Đại La thành Thăng Long. Danh xưng Tràng An chính thức gắn với cố đô Hoa Lư – Ninh Bình. Hiện nay, Tràng An thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của cố đô Hoa Lư, khu vực này đã được UNESCO công nhận là vùng lõi của di sản thiên nhiên văn hóa thế giới Tràng An.

Việc phát lộ ra hệ thống hang động Tràng An trong lòng đất đã dần hé mở ra quyết định lập đô của vua Đinh Tiên Hoàng tại Hoa Lư vào thời kỳ đầu của một Nhà nước phong kiến tập quyền. Đó cũng là một căn cứ quan trọng để nhà vua khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc dựa trên cơ sở sức mạnh của dân tộc. Điều này thể hiện bởi sự tận dụng triệt để những ưu thế của thiên nhiên, biến các dãy núi đá vôi làm thành quách để giảm sức người và của. Địa hình Tràng An là cái gạch nối giữa Hoa Lư và Thăng Long, làm cho nhân dân Việt Nam có sự hồi tưởng lại những diễn biến lịch sử đã diễn ra ở kinh thành Hoa Lư và sự nối tiếp ở kinh thành Thăng Long cho đến Hà Nội sau đó.

Nên đi du lịch Tràng An vào thời gian nào

Hướng dẫn đi tới Tràng An

Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng, có 9 quốc lộ (trong đó có 6 quốc lộ khởi đầu và 3 quốc lộ đi qua) dàn đều trên tất cả các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh nên phương tiện thuận lợi nhất để đến với Ninh Bình chính là thông qua hệ thống giao thông đường bộ.

Các tuyến xe đi Ninh Bình từ Hà Nội đều xuất phát từ bến xe Giáp Bát và kết thúc ở bến xe trung tâm Ninh Bình. Do Tp Ninh Bình cũng nằm ngay sát trên trục QL1A nên ngoài các tuyến xe này, các bạn có thể sử dụng bất cứ một tuyến xe nào khác từ Hà Nội đi vào các tỉnh miền Trung hay miền Nam (hãy lựa chọn các tuyến xe Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh… vì các tuyến này số lượng nhiều, chạy khá liên tục)

Nếu sử dụng phương tiện ô tô, từ Hà Nội các bạn có thể đi theo đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình, với khoảng cách khoảng 90km chỉ mất khoảng 1 tiếng các bạn sẽ tới được trung tâm Tp Ninh Bình, từ đây đi tới các địa điểm du lịch trong tỉnh hầu như không quá 30km.

Nếu sử dụng phương tiện xe máy, từ Hà Nội các bạn đi theo đường QL1A cũ qua Hà Nam rồi đi theo hướng Ninh Bình Thanh Hóa. Chú ý là tránh không đi nhầm sang phía hướng Nam Định – Thái Bình để đỡ vòng vèo.

Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam. Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao. Chính vì vậy, các bạn dù ở trong Nam hay ngoài Bắc đều có thể dễ dàng đến với Ninh Bình bằng các chuyến tàu Thống Nhất.

Từ Hà Nội có các chuyến tàu SE1 (19h30) đến Ninh Bình lúc 21h46, tàu SE3 (22h00) đến Ninh Bình lúc 0h10, tàu SE5 (9h00) đến Ninh Bình lúc 11h21, tàu SE7 (6h00) đến Ninh Bình lúc 8h22

Nếu xuất phát từ Sài Gòn, các chuyến tàu đều đến Ninh Bình hầu hết vào giờ khá muộn, chuyến tàu duy nhất phù hợp mà các bạn nên đi là SE8 xuất phát từ ga Sài Gòn lúc 6h00 và đến Ninh Bình lúc 13h15 ngày hôm sau.

Tràng An chỉ cách trung tâm Tp Ninh Bình khoảng 7km (từ bến xe Ninh Bình khoảng 7km, từ ga Ninh Bình khoảng 8km), khá gần nên các bạn có thể thuê xe máy tại Ninh Bình nếu muốn tự đi, nếu không thì đi xe ôm hoặc taxi. Với những bạn đi bằng phương tiện cá nhân từ Hà Nội, khi bắt đầu vào đến trung tâm Tp Ninh Bình các bạn để ý bên tay phải có đường Tràng An, rẽ vào và đi thẳng khoảng vài km là tới.

Phương tiện đi lại duy nhất ở Tràng An là thuyền, và tất nhiên là bạn cũng không thể tự mang thuyền vào để chèo được. Khi vào cổng, bạn mua vé tham quan là đã bao hồm tiền thuyền ở trong đó. Một thuyền chở 6 người, và nhất định là phải đủ 6 người mới đi. Nếu trong trường hợp nào đó mà bạn muốn đi thuyền riêng, bạn chỉ cần mua đủ 6 vé là được. Trước kia ở đây thuyền chỉ đi theo 1 lộ trình, tuy nhiên kể từ sau khi quay xong bộ phim Kong, một lộ trình thứ 2 đã được đưa thêm vào để du khách có thể lựa chọn.

Tuyến 1: Bến thuyền – Đền Trình – Hang Tối – Hang Sáng – Hang Nấu Rượu – Đền Trần – Hang Ba Giọt – Hang Seo – Hang Sơn Dương – Phủ Khống – Chùa Báo Hiếu – Hang Khống – Hang Trần – Hang Quy Hậu – quay về bến thuyền (thời gian 3,5 tiếng)

Tuyến 2: Bến thuyền – Hang Lấm – Hang Vạng – Hang Thánh Trượt – Đền Suối Tiên – Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – Phim trường Kong (làng thổ dân) – quay về bến thuyền (thời gian 2,5 tiếng)

Tuyến 3: Bến thuyền – Đền Trình – Hang Mây – Suối Tiên – Hang Địa Linh – Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – phim trường Kong (làng thổ dân) – quay về bến thuyền (thời gian 3 tiếng)

Nghỉ tại thành phố Ninh Bình

Cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 7km, các bạn nên lựa chọn nghỉ tại thành phố Ninh Bình để có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm khách sạn, nhà nghỉ phù hợp. Từ đây, chỉ mất khoảng 15-20 phút di chuyển là tới bến thuyền Tràng An nên không quá bất tiện.

Nếu không thích di chuyển xa và muốn tận hưởng cuộc sống giữa bốn bề là thiên nhiên tươi đẹp, các bạn có thể cân nhắc việc lựa chọn ở trong một số homestay ngay gần Tràng An, tuy nhiên lại không có quá nhiều lựa chọn để các bạn có thể quyết định.

Địa điểm du lịch Tràng An

Đền Tứ Trụ nằm cạnh đền Trình, là di tích thờ 4 vị đại thần nhà Đinh gồm Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Thái sư Lưu Cơ và Thượng thư Trịnh Tú.

Sách Đại Nam Quốc sử Diễn ca cũng như thơ ca dân gian thường nói đến Tứ trụ “Bặc, Điền, Cơ, Tú” tức là bốn người trụ cột của triều nhà Đinh. Tứ trụ là 4 vị quan thân cận, cùng quê hương và cùng tuổi với Đinh Tiên Hoàng Đế, từng giúp vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Các vị đại thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ hiện được thờ ở rất nhiều nơi, đặc biệt là vùng Hà Nam – Nam Định – Ninh Bình.

Đền Trần Ninh Bình do vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng cùng thời với đền Hùng, sau này vua Trần Thái Tông về đây lập hành cung Vũ Lâm tiếp tục cải tạo bề thế hơn nên được gọi là đền Trần. Đền Trần là nơi thờ thần Quý Minh, vị thần trấn cửa ải phía nam Hoa Lư tứ trấn. Đền còn có tên là đền Nội Lâm (ngôi đền trong rừng). Đền Trần Nội Lâm cùng với Vũ Lâm, Văn Lâm hợp thành Tam Lâm dưới triều đại nhà Trần.

Phủ Khống nằm trên một dải đất hẹp, lưng tựa vào hang Khống, bên phải là dãy núi đá dựng đứng, trước mặt là thung lủng nước mênh mông. Phủ Khống là nơi thờ 7 vị quan trung thần triều Đinh, gắn với các truyền thuyết khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, 7 vị quan trong triều đình mang nhiều quan tài chôn theo các hướng rồi cùng tự sát để giữ kín những bí mật về ngôi mộ thật. Một vị tướng trấn giữ thành nam vô cùng cảm kích trước nghĩa khí của 7 vị trung thần liền lập bát nhang thờ cúng ở đây. Sau khi vị tướng này mất, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và trồng cây thị ngay trước cửa Phủ để tưởng nhớ các bậc trung thần. Cây thị nghìn năm tuổi mà quả có hai loại: 1 tròn và 1 dẹt.

Hành cung Vũ Lâm nằm sâu trong khu vực rừng núi của Quần thể di sản thế giới Tràng An. Trung tâm hành cung Vũ Lâm thờ vua quan nhà Trần. Dưới triều của nhà Trần có danh thần Trương Hán Siêu, ông gốc là người Ninh Bình, là một danh sĩ nổi tiếng thời Trần, và là môn khách đắc lực của Trần Hưng Đạo. Trương Hán Siêu có tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba. Trong giai đoạn vua Trần Nhân Tông về vùng đất này để tu hành thì sau đó danh thần Trương Hán Siêu cũng đã lui về ẩn tu và lập am tu tập tại quê hương Ninh Bình. Chính vì vậy mà Trương Hán Siêu cũng được nhân dân thờ tại khu di tích này.

Đền Cao Sơn thờ thần Cao Sơn trấn Tây Hoa Lư tứ trấn. Theo như thần phả các đền thờ Cao Sơn ở Ninh Bình thì Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm (tức vùng núi phía tây Ninh Bình ngày nay nên còn được gọi là vị thần tây trấn Hoa Lư tứ trấn), con thứ 17 vua Lạc Long Quân, khi vâng mệnh vua anh (Hùng Vương thứ nhất) đi tuần từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng, đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo, lấy tên mình đặt tên cho cây là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang hay cây búng báng). Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập nhiều đền thờ

Đền Suối Tiên nằm ở thượng nguồn dòng sông Ngô Đồng, thực chất là điểm kéo dài của tuyến du lịch Tam Cốc nhưng lại được kết nối trong tuyến du lịch thứ 2 trong Khu du lịch sinh thái Tràng An. Đền thờ thần Quý Minh trấn Nam – Hoa Lư tứ trấn.

Các hang động tiêu biểu ở Tràng An

Hang Địa Linh- Tràng An dài 1.500m, có chỗ bề ngang chỉ rộng 3m (Video: Phương Nguyễn)

Hang Địa Linh dài khoảng 1500m và là hang đầu tiên trong cuộc hành trình xuất phát từ bến thuyền sông Sào Khê thăm quan tuyến số 1. Hang còn có tên là hang Châu Báu vì khi vào đây du khách sẽ có cảm giác như lạc vào kho báu của những nhũ đá hóa thạch. Ra khỏi cửa hang là một khung cảnh sơn thủy hữu tình của mây trời, núi non và sông nước. Hang dài 260 m với nhiều nhũ đá rủ xuống kì ảo.

Trong hang Nấu Rượu có mạch nước ngầm sâu hơn 10m, tương truyền xưa kia các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua.

Hang Ba Giọt có nhiều nhũ đá với đủ màu sắc xuất hiện. Có loại gọi là cây bụt mọc xuyên từ trần ngược xuống. Điểm đặc biệt là các nhũ đá ở hang Ba Giọt không khô như những hang trước mà ướt đẫm và tiếp tục biến hình, hình thành nên những hình dáng, sắc thái mới…

Hang Sính, Hang Si và Hang Ba Giọt gắn liền với truyền thuyết một câu chuyện tình buồn. Xưa có chàng công tử yêu tha thiết một nàng công nương. Khi chàng gánh sính lễ đến hang Sính để cầu hôn thì nàng đã bị cống nạp cho nước láng giềng. Chàng sang hang Ba giọt tắm gội, sau đó ôm khối tình riêng trầm mình ở hang Si.

Tương truyền ai đi qua hang Ba Giọt mà đón được ba giọt nước từ nhũ đá nhỏ vào lòng bàn tay sẽ may mắn trong cuộc đời và hạnh phúc trong tình yêu.

Hang Bói là một di chỉ khảo cổ học có giá trị trong quần thể di sản thế giới Tràng An. Lối vào hang sâu thăm thẳm, rậm rạp với nhiều loài cây mọc ken dày, ánh nắng không thể chiếu xuống đất được nên con đường đầy rêu và thảm lá cây.

Phim trường ‘Kong: Skull Island’

Kong: Skull Island là bộ phim bom tấn của Mỹ được bấm máy vào năm 2016 với nhiều cảnh quay tại các danh thắng của Việt Nam như: Quần thể di sản thế giới Tràng An, Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình); Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Phong Nha (Quảng Bình).

Phim trường làng thổ dân được phục đựng với diện tích khoảng 10 hecta, gồm 36 túp lều chóp nhọn cùng sự tham gia của hơn 50 người đóng vai thổ dân. Đây là mô hình do ban quản lý sinh thái Tràng An và Doanh nghiệp Xuân Trường thực hiện. Bối cảnh phim trường làng thổ dân trong phim Kong: Skull Island nằm tại khu du lịch Tràng An đã mở cửa cho du khách tham quan từ ngày 15/4/2017.

Ăn gì khi du lịch Tràng An

Món cơm cháy không phải là món ăn cổ truyền của người Ninh Bình, nhưng do một người con cố đô sáng tạo ra và được lưu giữ, phát triển cho tới nay. Một món ăn mộc mạc, thể hiện sự khéo léo của bàn tay con người, đã được lưu truyền cả trăm năm nay, trở thành đặc sản của vùng đất cố đô,một trong những món ngon nổi tiếng của Ninh Bình.

Thịt dê núi Ninh Bình có đặc trưng săn chắc, ít mỡ và có vị thơm. Người ta cho rằng sở dĩ như vậy vì ở Ninh Bình có nhiều núi đá, dê chạy nhảy nhiều nên cơ thịt săn chắc, ít mỡ hơn hẳn dê chăn thả trên đồi. Mặt khác, với địa hình đặc trưng của núi đá vôi ngập nước có rất nhiều các loại rau, cỏ, thảo dược thích hợp là thức ăn cho dê như giò gai, giò vàng, bách bộ, ô zô, lim xẹt, móng bò, dướng, bầu trích, mộc sông, mõm chuột, xoan dù, cà gai leo, tạo nên chất lượng và vị ngon của thịt dê. Một số nguyên liệu và đặc sản sở tại khác cũng góp phần làm nổi bật các món thịt dê Ninh Bình phải kể đến các loại rau ăn kèm đặc trưng địa hình núi đá, rượu Kim Sơn, rượu cần Nho Quan và cơm cháy Ninh Bình.

Loài ốc núi Ninh Bình này cực hiếm vì chúng chỉ sống trong các hang đá, phải đến mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8 ốc núi mới bò ra tìm kiếm thức ăn và sinh sản. Ốc núi có ở hầu hết các nơi tỉnh Ninh Bình nhưng tập trung nhiều là ở các dãy núi đá vôi Tam Điệp, Yên Mô và Nho Quan, Hoa Lư. Ốc núi rất khó phát hiện, người ta thường phải dậy từ sáng sớm khi ốc bò ra khỏi hang kiếm ăn mới tìm mà bắt được. Thịt ốc núi dai, giòn, ngọt, thơm mùi thuốc bắc. Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món như nướng, xào me, hấp gừng, luộc xả hết, trộn gỏi hành tây…đều rất hấp dẫn.

Cá rô Tổng Trường là loại cá rô sống ở môi trường hang động ngập nước vùng đất Hoa Lư, Ninh Bình. Gọi là cá rô Tổng Trường vì loài cá này được phát hiện thấy ở vùng hang động ngập nước thuộc Tổng Trường Yên, nay là quần thể di sản thế giới Tràng An ở huyện Hoa Lư. Cá rô Tổng Trường có thịt rắn, vàng, thơm và có thể chế biến thành nhiều món ăn như: rang, rán, nấu canh chua cá rô hoặc kho khô.

Một số lịch trình du lịch Tràng An

Tổng hợp một vài lịch trình du lịch Tràng An kết hợp cùng các địa điểm du lịch cùng trong quần thể như Bái Đính, Hoa Lư, Tam Cốc Bích Động để các bạn tham khảo. Tùy thuộc vào thời gian thực tế của mình, các bạn có thể thêm hoặc rút ngắn số ngày để phù hợp.

Hà Nội – Tràng An – Bái Đính – Hoa Lư (1 ngày)

Sáng từ Hà Nội khởi hành đi Ninh Bình, nếu đi theo đường cao tốc thì chỉ chừng hơn 1 tiếng là bạn có mặt ở Tp Ninh Bình. Từ đây bắt đầu đi tới khu du lịch Tràng An.

Khoảng 9h bắt đầu đi khám phá Tràng An bằng thuyền, tùy thuộc lịch trình mà các bạn mất khoảng 2-3 tiếng để khám phá hết nơi này. Sau khi rời Tràng An, đến khu di tích Cố đô Hoa Lư, tham quan khu đền vua Đinh, vua Lê. Nghỉ ngơi ăn trưa tại một nhà hàng nào đó.

Chiều đi thăm chùa Bái Đính, đây là quần thể chùa rất nổi tiếng ở Việt Nam với nhiều kỷ lục được xác nhận. Kết thúc hành trình các bạn trở lại về Hà Nội.

Hà Nội – Nhà thờ Phát Diệm – Tràng An – Bái Đính (2 ngày 1 đêm)

Ngày 1: Hà Nội – Ninh Bình – Phát Diệm – Động Thiên Hà

Từ Hà Nội khởi hành đi thẳng nhà thờ đá Phát Diệm. Đây là một quần thể nhà thờ công giáo với kiến trúc độc đáo và đặc sắc, được xây dựng chủ yếu bằng đá và gỗ trong một thời gian dài từ 1875 đến 1899.

Nghỉ ngơi ăn trưa. Chiều từ Phát Diệm đi tham quan Động Thiên Hà. Tuy động không lớn nhưng do nằm ngay trong dải núi Tướng, vốn là một phần của bức tường thành thiên nhiên vững chắc bao bọc, bảo vệ kinh thành Hoa Lư thế kỷ 10, nên động Thiên Hà được nhiều du khách tìm đến để hiểu thêm về vùng đất cố đô.

Chiều tối quay lại Tp Ninh Bình, thuê khách sạn tại Tp Ninh Bình để nghỉ ngơi, tối nhớ thưởng thức các đặc sản của Ninh Bình

Ngày 2: Tràng An – Hoa Lư – Bái Đính – Hà Nội

Từ Tp Ninh Bình di chuyển tới khu du lịch Tràng An, chọn 1 trong 2 tuyến khám phá Tràng An để đi. Sau khi kết thúc hành trình ở đây thì tiếp tục đi tới cố đô Hoa Lư thăm đền vua Đinh, vua Lê

Hà Nội – Cúc Phương – Bái Đính – Tràng An – Vân Long (3 ngày 2 đêm)

Ngày 1: Hà Nội – Ninh Bình – Cúc Phương

Sáng khởi hành từ Hà Nội, khoảng 3 tiếng sẽ xuống đến cổng vườn quốc gia Cúc Phương, ăn trưa tại Cúc Phương. Tham quan rừng Cúc Phương, Cây Trò ngàn năm, các địa danh dọc theo chặng đường từ cửa rừng vào trong.

Tối ngủ một đêm tại Cúc Phương

Ngày 2: Cúc Phương – Bái Đính – Hoa Lư – Tràng An

Buổi sáng trả phòng, ăn sáng rồi từ Cúc Phương khởi hành đi chùa Bái Đính, ngôi chùa có quy mô hoành tráng và lớn bậc nhất. Từ Bái Đính tiếp tục di chuyển đi đến cố đô Hoa Lư. Sau khi thăm đền vua Đinh, vua Lê và khám phá cố đô, các bạn nghỉ ngơi ăn trưa rồi tiếp tục di chuyển đến khu du lịch Tràng An. Lựa chọn một trong 2 tuyến di chuyển ở đây, chiều về Tp Ninh Bình Nghỉ Ngơi

Ăn tối và ngủ đêm tại Tp Ninh Bình

Ngày 3: Ninh Bình – Vân Long – Kênh Gà – Hà Nội

Buổi sáng dậy trả phòng, từ Tp Ninh Bình đi đầm Vân Long. Đây cũng là một trong những nơi thực hiện các cảnh quay của Kong : Skull Island. Trưa từ Vân Long về thẳng khu suối nướng nóng Kênh Gà ăn uống, nghỉ ngơi và tắm suối nước nóng.

Chiều khởi hành về Hà Nội.

Tìm trên Google

kinh nghiệm du lịch Tràng An 2020

du lịch Tràng An tháng 11

tháng 11 Tràng An có gì đẹp

review Tràng An

hướng dẫn đi Tràng An tự túc

ăn gì ở Tràng An

phượt Tràng An bằng xe máy

Tràng An ở đâu

đường đi tới Tràng An

chơi gì ở Tràng An

đi Tràng An mùa nào đẹp

địa điểm chụp ảnh đẹp Tràng An

homestay giá rẻ Tràng An

giá vé tham quan tràng an

thuê thuyền du lịch tràng an

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Du Lịch Mai Châu, Hòa Bình (Cập Nhật 11/2020) trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!