Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Khi Đi Du Lịch Bụi Sóc Trăng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa chia thành 2 mùa : mùa khô và mùa mưa, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với nhiệt độ trung bình 26 độ C và ít khi nào có bão, lũ
Tại Sóc Trăng có 3 dân tộc chính đó là : Kinh, Hoa và Khmer , tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh’leang (phiên âm tiếng việt :Sốc-Kha-Lang) của tiếng Khmer mà ra
Bạn có thể đến du lịch Sóc Trăng bất kì thời điểm nào trong năm, nhưng nếu muốn đông vui và tham gia 2 lễ hội lớn Ooc-Om-Bok , Đua ghe ngo thì nên đến vào ngày 14 – 15 tháng 10 ( âm lịch) đây là dịp du khách khắp nơi đổ về Sóc Trăng tham gia lễ hội
Từ Sài Gòn bạn có thể chạy xe máy hoặc đặt xe khách để xuống Sóc Trăng
Xe máy: Đi theo hướng quốc lộ 1A, bạn nên xem trên google map để đi đúng quốc lộ 1A tránh rẽ vào đường cao tốc ( mất khoảng 5 – 7 tiếng )
Xe khách: có rất nhiều xe khách về Sóc Trăng như
Xe Phương Trang : Lịch trình: Sài Gòn đi Sóc Trăng Cách mỗi giờ đều có 1 chuyến về Sóc Trăng – Địa chỉ: 231 Lê Hồng Phong, phường 4, Quận 5, Hồ Chí Minh Điện thoại:1900 6067
Xe Hiền Loan Lịch trình : Sài Gòn – Sóc Trăng – Mỹ Xuyên Giờ xuất bến : Điện thoại : 08 38305004 – 08 38338200 – 079 3852852 – 079 3831832
Sóc Trăng với 3 dân tộc sinh sống đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong nền ẩm thực, những đặc sản tại Sóc Trăng nổi tiếng trong và ngoài nước được rất nhiều người yêu thích như: bánh pía sóc trăng, lạp xưởng sóc trăng, bún nước lèo, vị nấu chao, bánh cống, bún gỏi già ….
Vào buổi chiều hoặc tối bạn có thể thưởng thức những món ăn tại các nhà hàng sang trọng hoặc la cà ngồi các quán vỉa hè để thưởng thức bún nước lèo, bánh xèo, các món ốc , hột vịt lộn và nhăm nhi vài cốc rượu , uốn vài ly bia
– Chợ nổi Ngã Năm là chợ lâu đời nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hút rất nhiều du khách đến đây là giao điểm của 5 con sông đi 5 ngã gồm: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị, Phụng Hiệp
Những điểm du lịch sinh thái và cấm trại như:
– Vườn cò Tân Long thuộc xã Long Bình, Huyện Ngã Năm là nơi sinh sống và làm tổ của hàng ngàn con cò nơi đây yên bình và không khí trong lành dễ chịu bạn sẽ cảm nhận được cảnh thơ mộng và lãng mạng nhìn thấy sải cánh của hàng ngàn con cò khi rời tổ và tiếng râm rang của những chú cò khi hoàng hôn về
– Cồn Mỹ Phước thuộc xã Nhơn Mỹ cách Kế Sách khoảng 9km mất khoảng 30p để đi canô ra cồn, có rất nhiều loại trái cây được trồng quanh năm vào mùa hè không khí trên đất liền nóng bức nhưng đặt chân lên cồn, bạn sẽ cảm nhận được từng ngọn gió mát lành bao bọc chung quanh
Sóc Trăng nổi tiếng với rất nhiều ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và lịch sử lâu đời. như chùa Sà Lôn,( chùa Chén Kiểu), chùa Đất Sét, chùa Kh’lieng, chùa Dơi
Kinh Nghiệm Du Lịch Bụi Sóc Trăng
Mùa du lịch Sóc Trăng
Bạn có thể đến Sóc Trăng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Ngoài ra, nếu muốn hòa mình vào 2 lễ hội Ooc-Om-Bok và đua ghe ngọ, bạn nên thu xếp để tới đây vào dịp tối 14 và ngày 15 tháng 10 (âm lịch).
Cách đến Sóc Trăng Bằng Xe kháchBạn có thể mua vé xe tuyến Sài Gòn – Sóc Trăng tại bến xe Miền Tây
Xe Mai Linh: giá vé 130.000 – 155.000. Liên hệ đặt vé TPHCM (08) 39 29 29 29
Xe Phương Trang chạy tuyến Sài Gòn – Sóc Trăng giá vé 135.000 Liên hệ đặt vé TPHCM (08) 38 309 309
xe HOÀNG VINH Chạy tuyến Sài Gòn – Sóc Trăng. Xe loại 15 chỗ. Đưa rước tận nơi trong nội ô Sóc Trăng.
Sài Gòn: Đón trả khách tại trạm 06 Lô E Chung cư điện máy Hùng Vương, đường Tản Đà-Q5 (phía sau bệnh viện Đại học Y Dược), điện thoại (08) 3853.9268 – 3853.9269 – 2241.6664 hoặc bến xe miền Tây, điện thoại (08) 2241.6665. Xuất bến 8h-10h-12h-15h-17h-23h. Đưa rước khách miễn phí tại các quận 5-6-8-10-11.
Sóc Trăng: 63 Xô Viết Nghệ Tĩnh. Điện thoại (079) 362.7627 – 362.4633 – 362.4644. Xuất bến nhiều chuyến từ 6h sáng đến 1h đêm.
Đi sóc trăng bàng xe ô tô riêng hoặc xe màySóc Trăng cách Sài Gòn 230km, quãng đường vừa tầm cho một chuyến phượt thú vị. Hướng đi như sau, từ Sài Gòn – cầu Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ rẽ trái, chạy thêm 67km nữa là tới Sóc Trăng.
Lưu ý mang đầy đủ giấy tờ nếu bạn di chuyển bằng phương tiện cá nhân, tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ. Trang bị bao tay, khẩu trang, mắt kính để an toàn khi vận hành. Trang bị điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.
Địa điểm vui chơiChợ nổi Ngã Năm tại thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của 5 con sông đi 5 ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống.
Du lịch sinh thái gồm các điểm như vườn cò Tân Long với hàng ngàn con cò làm tổ, sinh sống là nơi thích hợp để bạn cắm trại và thư giãn trong không gian trong lành, dễ chịu. Đến vườn cò, bạn sẽ cảm nhận vẻ đẹp thanh bình và thơ mộng của hàng ngàn cánh cò sải dài mỗi sáng khi rời tổ, tiếng râm ran khi hoàng hôn về. Ngoài ra, bạn còn được thưởng thức những món ăn đậm chất dân dã.
Cồn Mỹ Phước, nơi bạn thử làm nông dân với trò be mương tát cá hay thoải mái thả bước trong vườn, vịn cành, hái và thưởng thức trái cây tươi ngọt và khu du lịch Bình An, “bản sao” với quy mô nhỏ của công viên văn hoá Đầm Sen Sài Gòn.
Nhóm tham quan tín ngưỡng có các chùa như chùa Sà Lôn, chùa Đất Sét, chùa Kh’lieng và chùa Dơi với nét đặc trưng về kiến trúc và văn hóa. Bên cạnh đó, mỗi chùa cũng có một điểm nhấn riêng. Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu) là nét duyên của ngôi chùa sử dụng những mảnh bát (chén), đĩa sứ ốp lên tường để trang trí; chùa Đất Sét với các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp… được tạo ra từ đất sét sống động như thật. Ngoài ra, chùa có pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m và nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt.
Chùa Kh’leang được xây dựng vào năm 1933 được xem là ngôi chùa cổ nhất tỉnh. Trong chùa có 8 cây nến: 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m, ước cháy liên tục khoảng 70 năm. Nổi bật nhất trong 4 chùa có thể kể đến chùa Dơi với kiến trúc tuyệt đẹp, cảnh quan trong lành cùng hàng ngàn con dơi treo mình vào ban ngày.
Nhóm du lịch lịch sử của Sóc Trăng gồm căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng, một di tích cách mạng được xây dựng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp và bảo tàng Khmer Sóc Trăng, một công trình có kiến trúc theo phong cách chùa của người Khmer. Trong bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer.
Khách sạn nhà nghỉ tại Sóc TrăngKhu vực trung tâm Sóc Trăng gồm các tuyến đường 3/2, Đồng Khởi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Trỗi, Hai Bà Trưng… bạn có thể dựa vào địa điểm lưu trú để lên lịch trình cho mình. Lưu ý gọi điện đặt phòng trước khi đến.
Một số khách sạn bạn có thể tham khảo giá trước khi đến như khách sạn Phong Lan, khách sạn Công Đoàn.
Đặc sản Sóc TrăngLà tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống nên Sóc Trăng có khá nhiều đặc sản (cả mặn và ngọt) như vịt nấu chao, khô thịt heo, hủ tiếu cá, những món ăn ngon được làm từ xá pấu, bánh gừng của người Khmer..
Một số địa chỉ ăn uống tham khảoBúng gỏi già đường Phạm Ngũ Lão và đường Nguyễn Văn Hữu; canh rong biển nấu cá thác lác ở quán Hưng; bánh pía ghé mấy tiệm dọc quốc lộ; bún nước lèo: Quán Cây Nhãn nằm trên đường Võ Đình Sâm; bò nướng ngói: Mỹ Phượng, 63 Phan Bội Châu Ấp Hòa Mỹ, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng…
Mang gì khi đến Sóc Trăng?– Mang theo quần áo, giày dép tùy ý. – Mang theo dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng, dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa. – Mang theo kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các bệnh cơ bản, nhất là thuốc đau bụng. – Mang theo lều nếu có ý định cắm trại.
Một số cung đường thường gặpSài Gòn – Cần Thơ – Sóc Trăng Sài Gòn – Sóc Trăng – Cà Mau Sài Gòn – Sóc Trăng – Bạc Liêu
Du Lịch Bụi Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phía bắc và tây bắc giáp Hậu Giang, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp Vĩnh Long và Trà Vinh, phía đông và đông nam giáp biển 72 km. Tỉnh lỵ của Sóc Trăng hiện nay là thành phố Sóc Trăng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km.
Mã vùng điện thoại: 079
Biển số xe: 83
Tổ chức hành chính: Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính gồm 1 Thành phố (Thành phố Sóc Trăng), 1 thị xã (Thị xã Vĩnh Châu), 09 huyện (Huyện Ngã Năm, Huyện Long Phú, Huyện Kế Sách, Huyện Mỹ Tú, Huyện Mỹ Xuyên, Huyện Trần Đề, Huyện Thạnh Trị, Huyện Châu Thành, Huyện Cù Lao Dung).
Khí hậu Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển.
Diện tích: 3.311,6 km²
Dân số: Dân số tỉnh Sóc Trăng năm 2011 là 1.303.700 người. Mật độ: 394 người/km².
Thành phần dân tộc: Trên địa bàn tỉnh Sóc Trắng có nhiều dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Sóc Trăng có khoảng 350.000 người Khmer, đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước.
Tên gọi Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh’leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là “xứ”, “cõi”, Kh’leang là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc”. Srok Kh’leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là “Sốc-Kha-Lang” rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang).
Lịch sử Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam bộ. Có bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.
Địa lý hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử. Vào năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng trong (Nam bộ) và tiến hành xác lập địa giới hành chính vùng đất này, lập thành phủ Gia Định. Lấy đất Đồng Nai (Nông Nại) làm huyện Phước Long và đặt dinh Trấn Biên, lưu mộ dân từ Quảng Bình trở vào đến ở, chia đặt thôn, ấp.
Năm 1732, chúa Nguyễn lập dinh Long Hồ tại Cái Bè (lúc đó là Cái Bè Dinh), năm 1780 được đặt tại vùng chợ Vĩnh Long và đổi tên là Vĩnh Trấn Dinh, sau đó đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Lúc này Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc (nằm trong trấn Vĩnh Thanh, phủ Gia Định).
Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam kỳ thành 06 tỉnh, 03 tỉnh miền Đông là: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường; 03 tỉnh miền Tây gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Năm 1835 lại lấy đất Ba Thắc (tức vùng đất Sóc Trăng) nhập vào tỉnh An Giang, lập thêm phủ Ba Xuyên, gồm 03 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định. Đây là điểm mốc có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng về địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng sau này.
Năm 1867, thực dân Pháp chiếm 03 tỉnh miền Tây trong đó có Sóc Trăng, sau đó Pháp chia Nam kỳ lục tỉnh thành nhiều hạt. Đến năm 1876, thực dân Pháp chia toàn Nam kỳ thành 04 khu vực hành chính gồm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc (Bassac), mỗi khu vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc khu vực Bát Sắc.
Năm 1882, Pháp tách 02 tổng của tiểu khu Sóc Trăng và 03 tổng của tiểu khu Rạch Giá thành lập thêm tiểu khu Bạc Liêu. Tiếp theo một vài thay đổi (tách, nhập, xóa bỏ), nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 27/12/1892 quy định Nam kỳ có 02 thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn và 20 khu xếp theo thứ tự A, B, C như sau: Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hòa, Cần Thơ, Châu Đốc, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Đến tháng 5/1895, lập thêm thành phố Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Nghị định ngày 20/12/1899 của toàn quyền Đông Dương quy định: Kể từ ngày 01/01/1900, tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương (trong đó có cả các khu ở Nam kỳ) đều thống nhất gọi là tỉnh (Province).
Đứng đầu mỗi tỉnh ở Nam kỳ là một chủ tỉnh, cũng gọi là Chánh Tham biện (Administrateur de la). Cho đến cuối thời kỳ Pháp thuộc, 20 tỉnh vẫn giữ nguyên tên cũ. Tỉnh Sóc Trăng thuộc miền Tây Nam kỳ, gồm 03 quận: Châu Thành, Kế Sách, Bang Long (nay là Long Phú).
Năm 1926 thực dân Pháp chia tỉnh Sóc Trăng thành 04 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú và Phú Lộc. Năm 1932, Thống đốc Nam kỳ quyết định giải tán một số quận trong các tỉnh Nam kỳ, nhưng đến năm 1941, Thống đốc Nam kỳ quyết định thành lập lại quận Phú Lộc.
Về phía ta, sau Cách mạng tháng 8/1945, quận Phú Lộc được gọi là quận Thạnh Trị. Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Sóc Trăng có thêm quận Vĩnh Châu của tỉnh Bạc Liêu giao qua. Sau đó, ta nhập huyện Vĩnh Châu vào huyện Thạnh Trị lấy tên là Thạnh Trị. Cũng trong thời kỳ này, Sóc Trăng có thêm một số xã của tỉnh Rạch Giá và Cần Thơ giao qua.
Năm 1955, thực hiện sự chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy, tỉnh Sóc Trăng giao huyện Vĩnh Châu cho tỉnh Bạc Liêu. Cuối năm 1957 tỉnh Sóc Trăng nhận thêm thị xã Bạc Liêu và các huyện: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai của tỉnh Bạc Liêu và huyện Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá.
Cũng trong năm này, tỉnh Sóc Trăng sáp nhập 02 huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu thành một huyện lấy tên là Vĩnh Lợi – Vĩnh Châu (năm 1962 lại tách 02 huyện ra như cũ). Đầu năm 1958 huyện Kế Sách sáp nhập về tỉnh Cần Thơ. Như vậy, vào thời gian này tỉnh Sóc Trăng có 02 thị xã (thị xã Sóc Trăng, thị xã Bạc Liêu) và 07 huyện (Châu Thành, Long Phú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai).
Tháng 11/1973, theo quyết định của Khu ủy Tây Nam bộ, Sóc Trăng giao các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu cho tỉnh Bạc Liêu (riêng huyện Giá Rai giao lại cho tỉnh Cà Mau từ năm 1961). Nghị định số 31/NĐ, ngày 21/2/1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định giải thể cấp khu, hợp nhất một số tỉnh. Tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang.
Trong kỳ hợp lần thứ 10 (khóa VIII) Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, quyết định tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4/1992 gồm các huyện: Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và thị xã Sóc Trăng.
Điểm du lịch ở Sóc Trăng Chùa Dơi
Chùa Dơi hay còn có tên gọi khác là chùa Mã Tộc, Mahatup được xem là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, chùa mang dáng dấp của những đường nét kiến trúc Khmer truyền thống. Bên cạnh đó trong khuôn viên chùa là hàng ngàn con dơi đang trú ngụ. Phía sau chùa là mộ của cô Năm Hợi với các câu chuyện li kì, bí ẩn.
Chùa chén kiểu
Chùa chén kiểu nằm trên QL1 nối từ thành phố Sóc Trăng tới tỉnh Bạc Liêu, sở dĩ có tên gọi này là chùa được trang trí bởi những mảnh chén, đĩa gốm sứ ốp lên trông rất lạ mắt và độc đáo. Bên trong chùa còn có những kỉ vật của đại gia đình công tử Bạc Liêu như chiếc giường gỗ rất đẹp được chạm khắc cầu kì và tinh tế.
Chùa đất sét
Ngôi chùa được xây dựng từ đầu thế kỉ XX bởi gia đình họ Ngô nhưng chỉ đến đời thứ tư của ông Ngô Kim Tòng chùa mới được trùng tu, xây dựng khang trang. Điều đặc biệt là các bức tượng, đồ thờ bên trong chùa được làm từ đất sét. Trong đó có cặp nến với chiều cao hơn 2m có thể cháy cả trăm năm.
Chợ nổi ngã Năm
Cũng giống như các chợ nổi khác của Nam Bộ, chợ nổi ngã Năm là nơi buôn bán nhộn nhịp, sầm uất của người dân Sóc Trăng nói riêng và người dân các tỉnh lân cận nói chung. Chợ họp từ sáng sớm lúc trời còn tờ mò, mỗi ghe sẽ bán nhiều mặt hàng khác nhau nhưng chủ yếu là các nông sản, trái cây và đồ ăn.
Món ngon Sóc Trăng Bún nước lèo Sóc Trăng
Bún nước lèo thì rất nhiều tỉnh ở miền tây có như Trà Vinh, Cà Mau, An Giang nhưng ngon nhất vẫn là ở Sóc Trăng. Nước dùng nấu từ mắm bò hóc có thêm cây ngải cứu để khử mùi tanh của mắm và làm ngọt nước hơn. Bún được làm từ gạo dẻo nên rất đặc biệt, nguyên liệu dùng kèm còn có thịt heo quay, cá lóc, rau muống bào, hoa chuối xắt mỏng và nước mắm ngon.
Bánh ống
Món quà quê quen thuộc của những đứa trẻ Khmer và cũng là món ăn lót dạ cho người lớn sau những giờ làm việc vất vả. Bánh ống được làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa sau đó được hấp trong ống tre hoặc ống nhôm. Món bánh ống ăn nóng là ngon nhất, khi ăn rắc chút đậu phộng lên phía trên làm cho món ăn có vị bùi, béo rất thích.
Bánh pía
Đây là loại bánh nổi tiếng nhất của Sóc Trăng và có thể là nổi tiếng nhất của vùng đất Nam Bộ. Bánh có vỏ làm từ bột mì gồm nhiều lớp mỏng, nhân bên trong là đậu xanh, sầu riêng và trứng muối. Khi ăn vị béo của đậu xanh sầu riêng hòa trộn với vị mặn của trứng muối tạo nên hương vị rất hấp dẫn.
Cháo cá lóc rau đắng
Cháo cá lóc rau đắng là món ăn quen thuộc trong bữa sáng hoặc bữa tối của người dân Sóc Trăng. Cá lóc chắc nịch, thịt trắng ngần được làm chín, bên cạnh đó là nồi cháo được ninh kĩ. Cháo được múc ra tô, cho thịt cá và rau đắng vào. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy vị đắng của rau rất khó chịu nhưng khi đã quen rồi cảm giác rất đã, rau giòn tan với thịt cá mềm, ngọt cùng với sự đà của chút nước mắm càng làm cho món ăn trở nên thăng hoa.
Bún gỏi già
Bún gỏi già là món ăn được biến tấu từ gỏi cuốn với các nguyên liệu chính như thịt ba rọi, tôm luộc bóc vỏ, bún tươi, rau sống, đậu phộng, tương xay. Chỉ khác với gỏi cuốn là nó có thêm phần nước dùng được ninh từ xương heo và thêm chút mắm me. Món ăn có vị ngọt thanh cùng với nguyên liệu bắt mắt đi kèm sẵn sàng chinh phục những thực khách khó tính nhất.
Hủ tíu cà ri Vĩnh Châu
Hủ tíu cà ri Vĩnh Châu là món ăn khá độc đáo trong bản đồ ẩm thực miền tây, hủ tíu không sử dụng các loại thịt thông thường như thịt gà, heo hay bò mà sử dụng thịt vịt xiêm trưởng thành, nước cà ri với mùi thơm dễ chịu, không quá cay nồng.
Khô trâu Thạnh Trị
Trước giờ dân đi du lịch bụi đã quá quen thuộc với các loại khô bò, khô nai chứ món khô trâu thì thật là mới mẻ. Thịt trâu được chọn làm khô phải là thịt đùi, bỏ hết gân sau đó ướp với các loại gia vị và đem phơi nắng hoặc sấy. Khi ăn thì nướng trên than hồng cho đều hai mặt, lúc thịt trâu bốc mùi thơm lừng là có thể dùng được.
Cá bống sao kho tiêu cù lao Dung
Cù lao Dung là một cồn lớn nằm trên dòng sông Hậu, nơi được thiên nhiên ban tặng cho nhiều sản vật tươi ngon, trong đó có con cá bống sao. Thịt cá bống sao có màu đỏ, chắc nịch, ngon nhất vẫn là kho tiêu sền sệt ăn với cơm trằng nóng hổi là ngon nhất.
Canh chua cá ngát
Canh chua cá ngát là món ăn nổi tiếng của cồn Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng. Cá ngát được làm sạch, cắt thành từng khoanh sau đó bỏ vào nồi nước dùng đã được nêm nếm kĩ, vị chua của canh đến từ những quả bần mọc rất nhiều ở khu vực này. Vị chua của bần, ngọt thanh của cá, nước dùng với vị mặn của nước mắm tạo nên một món ăn cực kì hấp dẫn.
Kinh Nghiệm Du Lịch Sóc Trăng
Như bao tỉnh ở miền Tây khác, dựa vào thời tiết, ở Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa. Tuy nhiên, dù là mùa nào thì nơi đây đều mang một vẻ đẹp và cuốn hút riêng. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 – tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 – tháng 4 năm sau. Sóc Trăng thường có nhiệt độ dao động khoảng 26 độ và rất hiếm khi có thiên tai: bão, lũ,…. Do đó, Sóc Trăng luôn là địa điểm du lịch miền Tây mà bạn có thể “tìm về” bất kể ngày tháng.
Đặc biệt, mỗi năm ở Sóc Trăng có một lễ hội lớn là “Ok om bok”. Lễ hội này diễn ra vào dịp rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Mọi người sẽ cùng nhau thả những chiếc đèn cầu nguyện của mình để mong một mùa vụ tươi tốt hơn.
Theo kinh nghiệm du lịch Sóc Trăng thì bạn có 3 cách để di chuyển đến đây:
Nếu bạn xuất phát từ thành phố HCM thì có thể lựa chọn xe khách như: Thành Bưởi, Phương Trang, Mai Linh,… hoặc bằng xe máy đều rất phù hợp.
Nếu bạn xuất phát từ miền Bắc hay miền Trung, bạn có thể di chuyển bằng máy bay vào sân bay Cần Thơ. Sau đó, bạn có thể thuê xe bus hoặc xe du lịch để đi đến Sóc Trăng.
Và nếu bạn không thích việc tự lên kế hoạch cho tất cả mọi thứ từ ăn uống đến nghỉ ngơi, bạn có thể liên hệ với Nụ cười Mê Kông. Các HDV ở đây sẽ giúp bạn có một trải nghiệm cực kì thoải mái và vui vẻ mà không cần phải lo “mình sẽ ăn ở đâu?”, “địa điểm nào thú vị?”,…
Du lịch Sóc Trăng có gì vui? Chợ nổi Ngã NămSở dĩ chợ có tên “Ngã Năm” là vì chợ nằm ngay giao điểm của con sông đi năm ngả: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thanh Trị, Phụng Hiệp. Đây chính là một trong những ngôi chợ nổi lâu đời và nhộn nhịp của vùng miền Tây sông nước.
Đây là một địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch Sóc Trăng. Ngôi chùa cổ này mang đậm nét đẹp kiến trúc Phật giáo của người Khmer Nam Bộ. Chùa có tên là chùa Dơi vì đây là nơi sinh sống của hàng ngàn con dơi từ bao đời nay. Các vị sư cho rằng: việc dơi đổ về chùa là phúc lành nên luôn bảo vệ chúng. Sởi dĩ ngôi chùa gây ấn tượng với du khách bởi thiên nhiên tuyệt đẹp và kiến trúc độc đáo.
Đến với chùa Chén Kiểu, ngoài việc ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của chùa, tìm hiểu văn hóa người Khmer, du khách còn có thể chiêm ngưỡng một phần gia sản của công tử Bạc Liêu. Đó là chiếc tủ cẩn xà cừ, bộ Trường kỷ cùng 02 chiếc giường ngủ mùa đông và mùa hè. Số đồ này được xem là những món đồ cổ quý giá và chạm khắc rất công phu, tỉ mỉ.
Cháo cá lóc rau đắngRau đắng là những nguyên liệu đặc trưng và dân dã miền Tây. Qua bàn tay của những người dân nơi đây món ăn này đã trở thành ăn đặc sản mang thương hiệu Sóc Trăng riêng biệt.
Món ăn xuất phát từ gỏi cuốn, sau đó bún gỏi dà được biến tấu dần dần và trở thành món khoái khẩu của người dân bản xứ. Bún gỏi dà gồm các nguyên liệu chính như các thành phần trong món gỏi cuốn: bún tươi, rau sống, giá đỗ, thịt ba rọi, tôm, đậu phộng, tương xay và thêm một số phụ liệu khác như sườn non, nước dùng.
Đây là món ăn không thể bỏ qua khi đi du lịch Sóc Trăng. Và nói đến đặc sản Sóc Trăng làm quà thì không thể không kể đến bánh pía. Bánh có nhiều lớp da, bên trong là nhân trứng muối, đậu xanh và mùi sầu riêng tỏa hương ngào ngạt. Ngày nay loại bánh này còn có nhiều phiên bản khác nhau như nhân mặn và nhân ngọt cho khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, loại được ưa chuộng nhất vẫn là nhân ngọt sầu riêng trứng muối.
Cẩm Nang Du Lịch Bụi Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đến nơi đây, du khách sẽ có dịp được tìm hiểu văn hóa của người dân tộc Khmer
Phương tiện di chuyển đến Sóc TrăngĐể di chyển đến Sóc Trăng bạn có thể lựa chọn địa điểm xuất phát từ 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng. Từ 2 địa điểm này bạn có thể lựa chọn đi máy bay, xe khách vào thành phố Hồ Chí Minh và bắt thêm một chuyến xe về Sóc Trăng. Tuy nhiên, để thuận tiện và di chuyển nhanh chóng thì nhiều người lựa chọn phương tiện di chuyển bằng máy bay.
Từ Hà Nội, Đà Nẵng đi Sóc Trăng
Từ Hà Nội và Đà Nẵng bạn đặt vé máy bay giá rẻ đi tphcm sẽ đưa bạn đến sân bay Tân Sơn Nhất la sân bay quốc tế lớn nhất cả nước. Sân bay Tân Sơn nhất cách trung tâm thành phố 8km, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến bến xe miền Tây trong thành phố. Từ đây bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Sóc Trăng thông qua xe khách hay thuê xe máy.
Từ TP. Hồ Chí Minh đi Sóc Trăng
Để di chuyển đến bến xe Sóc Trăng bạn có thể mua vé xe khách tại bến xe miền Tây của bến xe Mai Linh, xe Hoàng Vinh hay xe Phương Trang với giá vé dao động từ 160.000đ – 200.000đ. Sau khi đến Sóc Trăng bạn có thể di chuyển bằng taxi, xe ôm và nếu muốn tiết kiệm hơn thì bạn có thể thuê xe máy để thuận tiện hơn cho việc tham quan ở đây.
Nếu bạn muốn chủ động hơn về mặt thời gian thì có thể lựa chọn thuê xe máy và chạy xe từ Sài Gòn về Sóc Trăng. Sóc Trăng cách Sài Gòn 240km, xuất phát từ trung tâm thành phố bạn di chuyển đến Cầu Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ rẽ trái và chạy thẳng thêm 67km nữa thì sẽ đến địa bàn của tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên để đảm bảo chuyến đi được thuận lợi và an toàn thì bạn cần có sức khỏe tốt và căn chỉnh thời gian hợp lý.
Đến Sóc Trăng bạn có thể dễ dàng tìm được một địa chỉ nghỉ ngơi với mức giá hợp lý tại khu vực trung tâm của Sóc Trăng như ở các tuyến đường Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Trỗi, đường 3/2,…Trước khi đặt phòng bạn cũng nên tham khảo trước để lựa chọn được phòng tốt mà giá cả lại phải chăng.
Địa điểm tham quan hấp dẫn ở Sóc TrăngChợ nổi Ngã Năm
Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Sóc Trăng bạn nên đi đầu tiên đó là Chợ nổi ngã năm thuộc thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Nét độc đáo của chợ nơi đây là cầu nối giao thông của năm con sông đi năm ngả là: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thanh Trị, Phụng Hiệp. Cũng vì thế nơi đây không chỉ là chợ nổi đơn thuần mà còn là địa điểm gio thương trao đổi hàng hóa và là nút giao thông quan trọng đi 5 địa điểm quan trọng của miền Tây. Khi đến chợ nổi Ngã Năm bạn không chỉ tìm hiểu về lối sống và cách sinh hoạt của người dân Sóc Trăng mà còn được thưởng thức rất nhiều loại trái cây đặc sản hấp dẫn của miệt vườn miền Tây.
Vườn cò Tân Long
Vườn cò Tân Long là địa điểm du lịch sinh thái thuộc xã Long Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Nơi đây có hàng ngàn con cò về sinh sống và làm tổ quanh vườn. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thanh bình thơ mộng của vùng miệt vườn sông nước và được thưởng thức những món ăn đặc sản dân dã ở đây.
Cồn Mỹ Phước
Cồn Mỹ Phước hay còn gọi là Công Điền hay còn Bùn – là một địa danh thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Nơi đây là nơi trồng nhiều loại hoa quả hồng xiêm, xoài, sầu riêng, cam quít, nhãn,… có thương hiệu nổi tiếng của Sóc Trăng. Đến đây, bạn sẽ được tham quan, nghỉ ngơi trong khi=u vườn và được trực tiếp thưởng thức những loại trái cây thơm ngon ngay tại vườn.
Chùa Dơi
Đến với Sóc Trăng bạn nên đến với chùa Dơi – một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Sóc Trăng. Chùa Dơi tọa lạc số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, thành phố Sóc Trăng. Sở dĩ ngôi chùa có tên như vậy là do nơi đây là địa địa chỉ sinh sống của hàng ngàn con dơi treo mình trong khu vườn của chùa. Để lên chùa dơi bạn có thể đi bộ hay thuê xe tham quan để lên chùa.
Chùa Đất Sét
Chùa Đất Sét hay còn có tên gọi khác là Bửu Sơn Tự được xây dựng cách đây hơn 200 năm, ngôi chùa tọa lạc số 286 đường Tôn Đức Thắng, thuộc phường 5, thành phố Sóc Trăng. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng ngàn pho tượng phật được làm bằng đất sét rất tinh tế và côn phu. Bên cạnh đó nơi đây còn có 8 cây nến khổng lồ, nếu đốt cháy nến người ta ước tính phải đến 70 năm nến mới có thể cháy hết.
Đặc sản Sóc TrăngSóc Trăng là nơi có rất nhiều dân tộc sinh sống nên các món ăn đặc sản ở đây cũng khá hấp dẫn và phong phú như vịt nấu chao, khô trâu, hủ tiếu cá, bánh pía, bánh ống, bánh gừng,…
Khô trâu Thạnh Trị
Đến với Sóc Trăng, bạn sẽ được thưởng thức một món ăn ngon hấp dẫn đó là khô trâu Thạch Trị. Để làm được món khô trâu ngon, hấp dẫn đòi hỏi người làm phải rất khâu chuẩn bị nguyên liệu rất kỹ. Thịt trâu được chọn phải là thịt đùi, đùi sau càng tốt rồi thái lược bỏ hết gân trước khi đem xắt thành lát nguyên vẹn, tiếp theo người ta sẽ cho gia vị bao gồm xả bằm, muối, tỏi, ớt,… và để khoảng nửa ngày cho gia vị ngấm đều rồi mới đem ra phơi nắng. Để thưởng thức món ăn hấp dẫn này bạn có thể ăn theo rất nhiều cách nhưng thông thường thì khô trâu được chế biến bằng cách nướng hay dùng làm món gỏi.
Bánh Pía
Bánh pía là một loại bánh có hình tròn, dẹt, vỏ bánh được làm từ bột mỳ và đường, nhân được sử dụng rất đa dạng như: sầu riêng, khoai môn, đậu xanh, mứt, trứng muối,…Bánh sau khi được nặn và cho nhân vào thì sẽ được nướng thành những chiếc bánh vàng ươm, thơm ngon hấp dẫn. Đây cũng là món ăn được nhiều tín đồ mê sầu riêng cực kỳ yêu thích.
Bún tiêu giò
Không giống như các loại bún khác, bún tiêu giò ở Sóc Trăng mang vị ngọt của nước lèo, vị cay nồng của ớt. Khi có khách hàng, người bán hàng sẽ cho bún ra tô chan thêm nức lèo và thêm những miếng thịt bắp bò hấp chín được thái thành lát mỏng lên trên bát bún. Mùi thơm ngây ngất cùng hương vị đặc trưng sẽ làm cho bạn nhớ mãi khi thưởng thức món ăn hấp dẫn này.
Bánh cóng
Bánh cóng hay còn được gọi là bánh cống – đặc sản của người Kmer ở Sóc Trăng.Vỏ bánh được làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, nhân bánh được làm bằng thịt heo xay được tẩm ướp gia vị cùng hành tím và đậu xanh. Với những chiếc bánh màu vàng ruộm, ăn kèm với rau sống và nước mắn khiến cho người thưởng thức ăn mãi mà không thấy ngán với món ăn hấp dẫn này.
Bánh gừng
Bánh gừng là món ăn vặt hấp dẫn của người dân ở đây, bánh được làm từ bột nếp, trứng gà, bột nang mực và nước chanh tươi hòa quyện thành hỗn hợp đặc biệt và nặn sao cho giống hình dáng của củ gừng. Sau khi nặn bánh xong sẽ được đem đi chiên vàng và chao qua chảo đường sệt sệt là ta đã có được chiếc bánh gừng thơm ngon hấp dẫn.
Bánh ống
Bánh ống là một món ăn dân dã của người Khmer, bánh được làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với lá dứa và nước cốt dừa. Sau đó được hấp cách thủy trong ống tre hoặc ống nhôm khoảng 2 phút. Bánh sau khi hấp xong sẽ rắc thêm dừa nạo và vừng lên trên. Đây là một món ăn vặt không chỉ hấp dẫn đối với người dân nơi đây mà còn là một món đặc sản thơm ngon được nhiều du khách lựa chọn thưởng thức khi đến đây.
Kinh Nghiệm Du Lịch Bụi Sóc Trăng Đầy Đủ Nhất, Kèm Chi Phí
Em đang có ý định du lịch Sóc Trăng để tìm hiểu về văn hóa người dân tộc Khmer cũng như phong cảnh của vùng đất này. Mong các anh chị có chia sẻ chút thông tin về đường đi, chỗ nghỉ chân, kinh phí… để em có được chuyến đi trọn vẹn. Em cảm ơn rất nhiều!” Bạn Hà Thu- TPHCM.
Không chỉ có Hà Thu mà còn rất nhiều bạn trẻ khác đang có mong muốn du lịch phượt Sóc Trăng. Vậy nên, mình xin chia sẻ kinh nghiệm có được sau chuyến đi Sóc Trăng năm ngoái. Mặc dù không thể giúp bạn chi phí đi lại hay thời gian nhưng mình hi vọng có thể giúp bạn có thêm những hành trang hữu ích cho chuyến đi.
1 Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng 2023
Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng 2023 Vài nét về tỉnh Sóc TrăngSóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Cụ thể, tỉnh này nằm ở cửa Nam sông Hậu. Địa hình của Sóc Trăng thấp và tương đối bằng phẳng, có dạng lòng chảo, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc.
Hầu hết du khách đến với Sóc Trăng đều muốn trải nghiệm loại hình du lịch sinh thái. Với dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và cù lao Dung chạy dài ra tận cửa biển, nơi đây có rất nhiều loại trái cây nhiệt đới đặc sản.
Nên đến Sóc Trăng vào thời điểm nào?Nên đến Sóc Trăng vào thời điểm nào chính là câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm. Đã có không ít trường hợp các bạn vì du lịch bất chấp nên không màng đến thời tiết, để rồi gặp mưa trong chuyến đi. Điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng chuyến du lịch của bạn.
Thời điểm đẹp nhất để đến Sóc Trăng còn tùy thuộc vào sở thích, thời điểm nghỉ ngơi của bạn như nghỉ hè, ngày cuối tuần, lễ hội…Tuy nhiên, theo mình thấy thì khách su lịch thường chọn các thời điểm sau để thăm thú Sóc Trăng:
Tháng 1 (âm lịch): Tết Nguyên đán.
Tháng 3 (âm lịch): Lễ hội Nghinh Ông, được tổ chức tại vùng biển Kinh Ba, huyện Trần Đề vào ngày 21 hàng năm.
Tháng 4 (dương lịch): Tết Chôl Chnăm Thmây, diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến 15 (tức đầu tháng Chét của người Khmer).
Tháng 5 (âm lịch): Lễ hội Sông nước miệt vườn, được tổ chức vào ngày mùng 5 tại cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Tháng 10 (âm lịch): Lễ hội Ooc-Om-Boc và đua Ghe Ngo, được tổ chức vào ngày 14 và 15 hàng năm.
Sóc Trăng nổi tiếng với các dịp lễ hội. Vậy nên nếu đến vào các tháng trên, bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội đông vui, nhộn nhịp. Đây cũng là lúc mà lượng du khách lớn từ khắp các nơi trên cả nước tràn về. Vậy nên, bạn cần phải lưu ý một vài điều như:
– Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng, bạn nên cẩn thận đồ đạc của bản thân, nhất là món đồ đắt tiền, có giá trị. Vì có đông người nên kẻ gian thường lợi dụng để trộm cắp, móc túi. Tuyệt đối không nhờ người khác giữ đồ của mình, cũng không nên đồng ý cầm giùm ai bất cứ thứ gì…
– Liên hệ đặt phòng từ 2 tuần- 1 tháng để có được phòng ưng ý, tránh tình trạng hết phòng.
Phương tiện di chuyển để đến Sóc TrăngPhương tiện di chuyển đến Sóc Trăng nào thuận tiện nhất? Khoảng cách từ TPHCM đến Sóc Trăng khoảng 231 km, cách Cần Thơ khoảng 62 km. Vậy nên, phương tiện phổ biến nhất chính là xe khách.
Các bạn có thể đón xe tại bến xe miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh. Hằng ngày, luôn có các xe khách đi đến các tỉnh miền Tây, trong đó có cả Sóc Trăng. Địa chỉ bến xe miền Tây: Số 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân để mua vé và đón xe.
– Xe Mai Linh: Tuyến Sài Gòn – Sóc Trăng; xe sẽ đưa bạn xuống bến xe Sóc Trăng: Số 38 Lê Duẩn, thành phố Sóc Trăng.
– Xe Hoàng Vinh: Tại thành phố Hồ Chí Minh: Đón trả khách tại trạm 06, lô E chung cư Điện Máy Hùng Vương, đường Tản Đà, quận 5 (phía sau bệnh viện Đại học Y Dược. Tại Sóc Trăng: Đón trả khách tại số 63 Xô Viết Nghệ Tĩnh. Xuất bến nhiều chuyến từ 6h sáng đến 1h đêm.
Còn nếu không muốn đi xe khách, bạn có thể chọn đi xe máy. Việc đi xe máy sẽ giúp bạn chủ động hơn về mặt thời gian. Tuy nhiên bạn cần phải chuẩn bị thời gian, sức khỏe…Bạn có thể đi từ Sài Gòn – cầu Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ rẽ trái, chạy thêm 67km nữa là tới Sóc Trăng.
Ở đâu khi du lịch Sóc Trăng/ Nhà nghỉ, khách sạn ở Sóc TrăngỞ đâu khi du lịch bụi Sóc Trăng? Khi đến Sóc Trăng, bạn có thể tìm các nhà nghỉ, khách sạn tại trung tâm thành phố. Tùy thuộc vào chất lượng phòng, phòng lớn, bé, 1 giường ngủ, 2 giường ngủ mà mức giá sẽ khác nhau.
Khách sạn Ngọc Thu: Km 2127 quốc lộ 1A, xã An Hiệp, huyện Mỹ Tú.
Khách sạn Khánh Hưng: 15 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng.
Khách sạn Phong Lan: 124 Đồng Khởi, Sóc Trăng.
Khách sạn Công Đoàn: 90 Lê Hồng Phong, thị xã Sóc Trăng, Sóc Trăng.
Kinh nghiệm du lịch bụi Sóc Trăng, còn nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, thì có thể chọn cách xin ngủ nhờ nhà người dân, sống cuộc sống của người miền Tây thực thụ. Tất nhiên, bạn sẽ phải cùng với người dân làm những công việc thường ngày như ra đồng, đan lát…
Chơi gì khi đến Sóc Trăng/ Khám phá, tham quan Sóc TrăngKhi có ý định du lịch Sóc Trăng, nhiều bạn thường thắc mắc rằng tỉnh thành này có những địa danh nổi bật nào. Và họ sẽ chơi gì, thăm thú những đâu.
* Chợ nổi Ngã Năm: Chợ nổi nằm tại thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Đây là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hút du khách. Đặc biệt, chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của 5 con sông đi 5 ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống.
* Các điểm du lịch sinh thái:
– Vườn cò Tân Long thuộc xã Long Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
– Cồn Mỹ Phước thuộc xã Nhơn Mỹ cách thị trấn Kế Sách chừng 10km
* Những ngôi chùa độc đáo tại Sóc Trăng: Chùa Sà Lôn, chùa Đất Sét, chùa Kh’lieng và chùa Dơi. Những ngôi chùa này thường có kiến trúc lạ, phong cảnh tuyệt đẹp.
Nhưng có lẽ, để lại ấn tượng nhất cho mình đó là chùa Dơi. Không chỉ có kiến trúc đẹp, cảnh quan trong lành, thoáng đãng, ngôi chùa này còn có hàng ngàn con dơi treo mình vào ban ngày. Chính vì vậy, cái tên Chùa Dơi mới ra đời. Chùa tọa lạc ở đường Mai Thanh Thế, khóm 9, phường 3, TP. Sóc Trăng, cách trung tâm TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng khoảng 2km. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 16, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu cho Phật giáo Nam tông Khơmer Nam Bộ.
Đặc biệt, Sóc Trăng nổi tiếng với các làng nghề thủ công như đan lát, làm bánh Pía, lạp xưởng…vậy nên du khách còn có thể tự tay làm những sản phẩm như rổ rá, học cách làm bánh Pía từ người dân địa phương.
Bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị khi tận tay làm nên những chiếc bánh thơm ngon…
Dịch vụ ăn uống tại Sóc Trăng/ Địa chỉ quán ăn ngon ở Sóc TrăngĂn gì, ăn ở đâu ngon khi du lịch Sóc Trăng? Khi đến Sóc Trăng, đừng quá chăm chú đến các địa danh, khu tham quan nổi tiếng mà hãy dành chút thời gian để thưởng thức hết các món đặc sản. Chắc chắn, những món ăn đa dạng và phong phú sẽ không làm cho bạn thất vọng.
Bạn có thể dành ra một vài giờ để ngao du khắp các con đường trên Sóc Trăng, tìm cho mình một quán ăn thú vị. Những món ăn bạn không nên bỏ qua khi đến Sóc Trăng đó chính là bún nước lèo, bún gỏi dà, bánh ống, cháo cá lóc rau đắng, bún tiêu giò, bánh cóng…
– Vườn ẩm thực Thanh Thảo: Nổi tiếng với món Trứng cuộn Thanh Thảo, lẩu cua biển nấu riêu: 1/3 Phú Lợi, phường 3, thành phố Sóc Trăng.
– Vườn ẩm thực Thanh Bình: Nổi tiếng với món cua hấp nước mắm, cá chẽm nấu khoai môn: Trà Men B, phường 6, thành phố Sóc Trăng.
– Quán Cường Loan: Nổi tiếng với món cá lóc quay chảo: 107 Hùng Vương, thành phố Sóc Trăng.
– Nhà hàng Ngọc Thu: Nổi tiếng với lẩu Tứ Qúy, lẩu Uyên Ương: Km 2127, quốc lộ 1A, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, Sóc Trăng.
Nhà hàng Khánh Hưng: Nổi tiếng với lẩu cua Khánh Hưng, gỏi củ hủ dừa: Số 15 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng.
Bạn có thể mua gì làm quà khi du lịch Sóc TrăngMỗi khi đi du lịch về, câu đầu tiên mình nhận được không phải là hỏi về chuyến đi, mà là: “quà đâu”. Vậy nên, bạn có thể tham khảo một vài món quà sau đây khi du lịch Sóc Trăng tự túc:
* Bánh pía: Đây là loại bánh đặc sản Sóc Trăng, được rất nhiều người yêu thích. Bánh pía có màu vàng cam, bẻ đôi bên trong bạn sẽ thấy màu đỏ của lòng đỏ trứng muối cùng với vị thơm của sầu riêng, vị bùi bùi của đậu xanh, khoai môn. Một chiếc bánh ngon là bánh phải có hình dáng tròn nhỏ, không quá bở, mềm và có độ dẻo khi ngậm vào miệng mà không tan ngay cùng với vị ngọt thơm nguyên chất của hương sầu riêng. Sẽ rất tuyệt vời nếu dùng kèm bánh pía với trà.
* Lạp xưởng Vũng Thơm: Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng phơi là “lạp xưởng khô”, còn nếu không phơi là “lạp xưởng tươi”. Đặc sản lạp xưởng nổi tiếng của làng nghề Vũng Thơm, Sóc Trăng sẽ là một món quà ý nghĩa để biếu người thân.
Những lưu ý bạn cần nắm khi du lịch bụi Sóc Trăng– Kinh nghiệm đi du lịch Sóc Trăng, bạn nên hỏi giá trước khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ.
– Mặc và mang theo quần áo đơn giản, gọn nhẹ. Mang theo đồ bơi nếu có ý định tắm biển. Mang theo áo khoác, mũ, kem chống nắng, kem chống muỗi và thuốc trị côn trùng nếu có ý định tham quan rừng.
– Mang theo băng dán y tế, dầu gió, thuốc đau bụng phòng trường hợp cần phải dùng.
Chi phí du lịch Sóc Trăng/ Đi du lịch Sóc Trăng hết bao nhiêu tiềnHầu hết các điểm du lịch tại Sóc Trăng đều miễn phí, vậy nên bạn không phải lo lắng về tiền vé, tiền dịch vụ.
Thay vào đó, bạn chỉ cần chuẩn bị tiền vé xe, tiền nhà nghỉ, khách sạn, tiền ăn uống… Chi phí mà mình bỏ ra cho chuyến du lịch Sóc Trăng 1 ngày chỉ 1 triệu đồng. (trong đó, số tiền ăn uống chiếm phần nhiều
Để có thêm nhiều trải nghiệm cho chuyến đi, các bạn có thể khám phá thêm: Kinh nghiệm phượt An Giang & Kinh nghiệm phượt Cà Mau
KINH NGHIỆM PHƯỢT, DU LỊCH BỤI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Khi Đi Du Lịch Bụi Sóc Trăng trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!