Bạn đang xem bài viết Ký Sự Trường Sa (Tập 7) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
07:35
Giới thiệu Văn bản mới, chính sách mới
Luật bảo vệ môi trường
07:40
Dân ca
Lời then nhớ Bác
08:00
Truyền hình trực tiếp
Khai mạc Kỳ họp thứ hai HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2023 – 2026
12:20
Thiếu nhi
Kể truyện Vịt con xấu xí
12:35
Cao Bằng Non nước ngàn năm
Núi Phja Tọoc – Nơi in Báo Lao động
12:45
Phụ nữ & Cuộc sống
Phụ nữ Cao Bằng với phong trào thi đua lao động, sáng tạo trong phát triển kinh tế.
13:00
Phim truyện Việt Nam
Sứ mạng song sinh – Tập 2
13:45
Truyền hình dân tộc
Truyền hình tiếng Mông
14:15
Biến đổi khí hậu
6 độ thay đổi thế giới – Phần 1
14:45
Ca nhạc
Lòng mẹ
15:15
Phim tài liệu nước ngoài
Di chuyển những ngôi nhà lâu đời
16:15
Ký sự
Ký sự Côn Đảo – Tập 9
16:30
Giới thiệu Văn bản mới, chính sách mới
Luật Bảo vệ môi trường
16:35
Phim tài liệu
Lặng lẽ một tấm lòng
17:05
Cẩm nang nội trợ
Chả giò sầu riêng
17:35
Khoa học công nghệ
Nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất các giống nấm thương phẩm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
17:45
Du lịch Non Nước Cao Bằng
Thăm ngôi làng của những người đàn ông đan nón
17:55
Giao thông 24/7
Hỏi đáp giao thông Xử lý vi phạm hành chính về TTATGT đối với người chưa thành niên
18:00
Thiếu nhi
Cô bé tí hon
18:10
Phim truyện nước ngoài
Người mẹ không tên – Tập 18
20:25
Xây dựng Đảng
Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác chăm lo cho người có công với cách mạng
20:40
Vì chủ quyền an ninh biên giới
Nghĩa tình tháng 7 nơi biên giới
20:55
Bảo hiểm xã hội
Tiểu phẩm tuyên truyền về nội dung chế độ BHXH một lần
21:10
Thắp sáng niềm tin
Xót thương 3 đứa trẻ có mẹ bị điện giật
21:20
Mỗi tuần một chuyện
Khóa học kỹ năng sinh tồn đầu tiên tại Cao Bằng
21:35
Phim truyện
Sứ mạng song sinh – Tập 3
22:20
Ca nhạc
Mơ quê
Ký Sự Du Lịch Cuba
Chúng ta cùng tìm hiểu về việc mua sắm ở Cuba.
*Bài viết nằm trong series khám phá Cuba của bạn Lương Minh Ngọc. Trip14 xin phép được chia sẻ với các bạn.
Cách mà Cuba đang tạo ra cái đẹp của họ rất đặc biệt. Đặc biệt bởi Cuba là 1 đất nước bị cấm vận. Nhưng đối với khách du lịch, không ai nhìn thấy ở đây có 1 chút nào điêu tàn hay khó khăn mà các nước đang bị cấm vận thường có. Họ tạo ra cho khách du lịch một cảm giác an toàn để thư giãn, một bầu không khí trong lành để thấy dễ thở, một không gian thú vị đủ để muốn khám phá từ lúc đến cho đến lúc về.
Nói Cuba an toàn vì khi đến Cuba bạn không phải lo về trộm cắp hay cướp giật. Bạn dc vô tư đi chơi từ đêm cho đến 6g sáng, hoặc nằm dài trên biển thư giãn mà ko phải mắt nhắm mắt mở để trông đồ. Đến Cuba, bạn sẽ thấy thoải mái và dễ chịu vì đường phố lúc nào cũng sạch bong và cây xanh thì ở khắp nơi.
Đường phố Cuba Pháo đài cổ Cuba
Cuba thú vị còn ở chỗ đó là mua nhiều cũng không bán, cái gì cũng hạn mức, và cũng không dễ mà mua được. Đang quen ở Việt Nam, mua bán gì thậm chí chỉ cần ngồi 1 chỗ ,có người mang đến tận nơi thì ở Cuba ngược lại mua gì ở đây cũng khó khăn. Đến thậm chí, mấy món đặc sản của nhà làm được mà khách nước ngoài ai cũng muốn mua như: xì gà, Thuốc nọc bọ cạp vidatox, Thuốc mỡ máu, Tảo spirulina, Kem nhau thai cừu thì có tiền đến Cuba cũng chẳng dễ mà mua được.
Xì gà, món mà của nhà họ trồng được, làm được từ A đến Z. Ấy vậy mà muốn mua thì họ cho mua, nhưng muốn mang về thì họ cho mang ví dụ theo kiểu cho thưởng thức chứ không cho nghiện. Mỗi người họ cho mang 2 hộp ra khỏi nước họ, làm cho ông chồng mua lấy mua để đến nỗi sắp lên máy bay rồi còn bị réo tên gọi lại. Xì gà ở đây họ bán ở cửa hàng và các khách sạn lớn. Mình được dẫn xuống mua ở hầm xì gà trong khách sạn Nacional – khách sạn nổi tiếng và lâu đời bậc nhất ở Havana. Nếu như hum đi tham quan nhà máy xì gà, xem các anh công nhân cuốn từng điếu xì gà bằng tay, thì xuống hầm xì gà dc xem kho bảo quản xì gà của họ. Nhưng có 1 vấn nạn là vào nhà máy xì gà thì được công nhân gạ mua hàng tuồn, còn vào cửa hàng thì được biết những loại xì gà như Siglo VI hay Behike thì phải làm việc riêng với nhân viên thì mới mua được.
Bên trong cửa hàng bán xì gà
Xì gà thì là vậy. Nhưng mua Vidatox ở Cuba nhiều khi còn vất vả hơn là Hà Nội. Vidatox có 2 loại : loại màu nâu dành cho xuất khẩu ( thậm chí có luôn cả hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt) – loại này dễ mua nhưng giá đắt nên không bàn tới. Loại màu xanh dành cho thị trường nội địa. Chỉ bán cho người dân Cuba và mỗi người chỉ được mua 3 lọ. Vì thế, để mà mua và mang loại này ra khỏi Cuba cũng chẳng dễ dàng gì.
Tiếp theo là thuốc mỡ máu ở Cuba. Từ lúc ở nhà đã được nghe mọi người nói thuốc điều trị mỡ máu của Cuba rất tốt nên quyết mua bằng được. Đây là thuốc điều trị không phải thực phẩm chức năng nên dân du lịch ra hiệu thuốc mua thì chả ai bán cho. Họ bán cho người dân họ mua thì rất rẻ, có 10 peso 1 vỉ / 10 viên ( 27 peso mới là 1$). Nhưng khi đến tay mình mua ngay trên đất Cuba thì giá đã tăng đến cả hơn 10 lần. Dù vậy vẫn phải cố vác được 1 ít về cho bố mẹ cô chú họ hàng dùng thử vì ở Việt Nam bệnh mỡ máu là bệnh cực kì phổ biến.
Cuối cùng là tảo Spirulina và kem nhau thai cũng là thứ có trong list nên mua khi đến Cuba. Công dụng của tảo spirulina tốt như thế nào thì hầu hết ai cũng biết mà Cuba là đất nước bao quanh là biển nên Tảo bao giờ cũng là mặt hàng hot ở các hiệu thuốc. Để mua được 20 lọ tảo cho bố mẹ dùng thì mình phải nhờ người mua ở tỉnh khác chứ ở Havana không có hàng.
Cuối cùng là kem nhau thai. Đây cũng là món mình được dặn mua khi đến Cuba. Mình rất thắc mắc, nếu như ở nước khác, mấy loại mỹ phẩm được ưa chuộng sẽ được bày bán khắp nơi, thậm chí bày đầy ở sân bay. Thế nhưng, sân bay ở đây chả có gì ngoài mấy cái áo phông in hình các biểu tượng ở Cuba. Muốn đi mua kem này thì cũng phải dò tìm khắp nơi. Cuối cùng, chỉ duy nhất trong khách sạn Nacional là có bán.
Bài viết trong series:
Ký sự du lịch Cuba – Phần 1: Đường phố Cuba
Nguồn: Luong Minh Ngoc
Ký Sự Du Lịch Huế
Chúng tôi dậy từ 5:00 sáng để di chuyển từ Đà Nẵng tới Hội An, một phần để tránh nắng, một phần vì muốn chơi ở Hội An nhiều hơn và nhiều phần vì muốn ngắm nhìn Hội An khi sáng sớm. Đà Nẵng và Hội An cách nhau chỉ 30 km nên dự tính là 7 giờ chúng tôi sẽ có mặt tại Phố Cổ.
1. Đà Nẵng – Hội An – tuyến đường thú vịVới “con ngựa sắt”, chúng tôi quyết tâm sẽ đến Hội An theo đúng như kế hoạch. Để tới được Hội An bằng xe máy, có hai đường: một là đi từ Quốc lộ 1 về phía Nam và hai là đi từ trung tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn. Chúng tôi chọn cách thứ hai vì quãng đường này gần hơn và cũng ít xe to hơn đường quốc lộ.
● Hành trình Đà Nẵng – Hội An: Bến xe Trung tâm Thành phố Đà Nẵng – Tôn Đức Thắng – Điện Biên Phủ – Lê Duẩn – Trần Phú – Trưng Nữ Vương – Núi Thành – Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Ngũ Hành Sơn – Lê Văn Hiến – Bến xe Hội An.
● Hành trình Hội An – Đà Nẵng: Bến xe Hội An – Lê Văn Hiến – Ngũ Hành Sơn – Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Bạch Đằng – Phan Đình Phùng – Yên Bái – Lê Duẩn -Điện Biên Phủ – Tôn Đức Thắng – Bến xe Trung tâm Thành phố Đà Nẵng.
Khi đặt chân tới phố Hội, vẻ đẹp cổ kính của nơi đây đã thu hút chúng tôi ngay từ những ánh nhìn đầu tiên. Khác xa một Đà Nẵng náo nhiệt và sôi động, Hội An nhỏ bé, cổ xưa nhưng đẹp tới lạ lùng. Những căn nhà nhỏ in hằn dấu vết thời gian với rêu phong với ngói đỏ nằm san sát nhau dọc các con đường. Vẻ đẹp của Hội An càng được tôn lên trong nắng sớm khi mọi vật còn chưa thức giấc; quả là không uổng công sức dậy sớm của chúng tôi.
Tìm tới quán bánh mỳ Phượng ở 2B Phan Chu Trinh, chúng tôi lót dạ bằng ổ bánh mì nêm nếm đậm đà. Giá 20.000 VND/ bánh cũng không quá đắt so với chất lượng khỏi chê của quán ăn này.
Khoảng 9:00 sáng chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá thành phố nhỏ bé nhưng cực kì thú vị này. Hết dạo bộ khu phố cổ của Hội An với những cầu Nhật Bản, chùa Ông, hội quán Phúc Kiến, phố Đèn Lồng, chúng tôi rủ nhau lênh đênh trên sông Thu Bồn để tìm tới làng mộc Kim Bồng.
Khỏi phải nói chúng tôi đã thích thú như thế nào khi được chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp này tới vẻ đẹp khác của phố Hội. Đó không chỉ là nét đẹp cổ kính của những căn nhà cổ mà còn cả những nét đẹp hiện đại của những quán cà phê được trang trí cầu kì, của những khách sạn Hội An.
Chúng tôi tưởng chừng như đã thấy hết vẻ đẹp của Hội An sau từng ấy giờ khám phá. Thế nhưng nhận định đó đã sai hoàn toàn khi màn đêm chìm xuống bao lấy phố Hội và những ánh đèn được bật lên. Con phố bỗng chốc lột xác, trở nên yêu kiều diễm lệ hơn so với nét tĩnh mịch trầm mặc ban ngày.
● Cơm gà Phố Hội: Ở Hội An có khá nhiều quán cơm gà nổi tiếng cho bạn lựa chọn như Quán cơm gà Bà Buội – số 22 Phan Châu Trinh.
● Cao lầu Hội An: Cao Lầu là món bạn nhất định phải ăn khi tới Hội An. Hãy tìm tới đường Trần Phú để có thể thưởng thức món ăn này; bạn sẽ ngạc nhiên khi tới đây đấy vì Cao lầu sẽ được bày bán từ hàng gánh lề đường đến các nhà hàng sang trọng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé quán Thanh Cao Lầu ở địa chỉ Phường Cẩm Phô, 26 Thái Phiên, Sơn Phong, Tp. Hội An.
● Bánh đập – hến xào – chè bắp: Đi qua cây cầu Cẩm Nam nhỏ xinh (cứ đi chừng 100 m, bạn sẽ tìm thấy hơn chục quán bán món này).
● Mì Quảng: Mì Quảng có ở khắp mọi nơi ở Hội An bởi thế bạn dễ dàng tìm thấy món ăn này ở bất cứ con đường nào bạn đi qua.
Chương 3: Huế thân thương!Trở về Đà Nẵng nghỉ ngơi chúng tôi chuẩn bị hành lí cho ngày thứ ba tới với xứ Huế mộng mơ.
1. Hành trình Đà Nẵng – HuếĐoạn đường từ Đà Nẵng đến Huế cũng khá ngắn, chỉ tầm 100 km, nên chúng tôi lại tiếp tục chọn phương án di chuyển bằng xe máy cho thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
Cũng có hai cách tới Huế từ Đà Nẵng là đi đường đèo hoặc đường hầm Hải Vân. Chúng tôi chọn cách đi đèo Hải Vân để ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên hai bên đèo.
Chúng tôi xuất phát lúc 9:00 sau khi đã ăn sáng ở Đà Nẵng. Khoảng thời gian này là hợp lí vì chúng tôi muốn tránh những trường hợp xấu trên đường vượt đèo như sương mù và cướp giật.
Nếu bạn muốn đi qua hầm thì có thể gửi xe tại văn phòng của ban quản lí đường hầm đèo Hải Vân sau khi đi xe tới chân hầm. Bạn sẽ được xe trung chuyển đưa sang phía bên kia hầm và nhận lại xe. Chi phí cho cả người và xe qua hầm Hải Vân tâm 45.000 VND/ 2 người/ xe. Ngoài ra bạn có thể đi xe khách hoặc đi tàu tới Huế từ Đà Nẵng để ngắm trọn vẻ đẹp của dãy Trường Sơn ngang đèo Hải Vân.
● Bún bò Huế: Từ lâu, tôi đã khá nghiền món này nên khi tới Huế tôi đã lôi bằng được lũ bạn đi ăn cho bằng được. Bạn có thể tìm tới quán bún bò ngon ở 22 Lê Lợi – Bún bò Hội Nhà Báo.
● Chè Huế: Hình như món chè là món phổ biến nhất ở Huế hay sao ấy bởi vì tôi có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi, từ gánh hàng rong ven đường tới quán nhỏ trong hẻm hoặc trong các khu chợ, đường lớn như Hùng Vương, Phan Bội Châu. Cá nhân tôi khá thích không gian quán chè mình từng ăn vì dù khá đông nhưng không có cảm giác ồn ào bí bách.
Muốn biết thêm về Huế? Bạn có thể tham khảo “Kinh nghiệm trải nghiệm trọn vẹn mảnh đất cố đô”.
Tới khoảng 18:00 chúng tôi lên xe trở về Đà Nẵng, trả phòng và ra sân bay về với cuộc sống thường nhật ở Sài Gòn. Vậy là đã kết thúc chuyến đi 3 ngày 2 đêm Huế – Hội An – Đà Nẵng đầy thú vị.
Quãng thời gian đó có lẽ quá ít ỏi để khám phá hết nét đẹp của 3 thành phố Huế – Hội An – Đà Nẵng nhưng nó cũng đủ để chúng tôi thêm yêu và muốn quay trở lại 3 thành phố này trong một ngày không xa. Hi vọng rằng kinh nghiệm du lịch Huế – Hội An – Đà Nẵng của chúng tôi giúp bạn phần nào trong chuyến đi sắp tới!
Ký Sự Du Lịch Bụi Huế
Hành trình Huế – Hội An – Đà Nẵng vừa qua vẫn còn đọng lại trong tôi nhiều cảm xúc. Với những ai ưa thích sự sôi động, có lẽ bạn sẽ nghĩ đây không phải vùng đất dành cho mình. Nhưng đừng vội, hãy nghe hết hành trình du lịch bụi Huế – Hội An – Đà Nẵng dưới đây của tôi, có khi bạn sẽ nghĩ khác và biết đâu sẽ lên ngay kế hoạch du hí trong kì nghỉ dài ngày sắp tới.
Chỉ có 3 ngày 2 đêm để khám phá hết các thành phố này nên chúng tôi lên kế hoạch khá chi tiết cho từng phần một, tiết kiệm từng giây từng phút của chuyến đi.
Chương 1: Đà Nẵng, chúng tôi đến đây!Hành trình du lịch bụi Huế – Hội An – Đà Nẵng là hành trình mà tôi dự định đi từ lâu nhưng do chưa bao giờ có đủ thời gian và tìm được cạ cứng đi cùng nên tôi còn lần lữa.
Lần này nhân cơ hội tìm được cạ cứng và vé máy bay giá siêu tốt (chiều Sài Gòn – Đà Nẵng) chúng tôi cùng bàn nhau “bỏ trốn” tới 3 thành phố xinh đẹp này. Nếu bạn có hứng thú với chuyến du lịch của tôi thì có thể tìm đọc ngay phía dưới này nhé.
1. Đặt chân đến Đà NẵngChúng tôi chọn thành phố này là điểm đầu tiên đặt chân tới bởi từ lâu đã nghe tới nét đẹp tinh tế cũng như cuộc sống sôi động ở thành phố này. Đặt chân tới sân bay vào khoảng 8:30 sáng chúng tôi tìm đường về một khách sạn ở Đà Nẵng để cất hành lí và chuẩn bị cho chuyến khám phá dải đất mới mẻ này.
Để tiện đi lại ở Đà Nẵng, chúng tôi thuê xe máy theo ngày của dịch vụ xe máy Hữu Long, xe ở đây khá mới nên có thể đáp ứng mọi thử thách leo đèo leo dốc. Giá cả cũng khá phải chăng từ 80.000 VND tới 120.000 VND / ngày. Quan trọng là chủ xe giao tận khách sạn chúng tôi ở nên không tốn thời gian đi lấy xe.
Dịch vụ này nằm trên đường Nguyễn Văn Thoại, sát biển Mỹ Khê, bạn có thể liên hệ số 0905.30.40.50 để thuê xe nhé. Anh chủ hướng dẫn nhiệt tình và còn tặng kèm một số vật cần thiết cho chúng tôi như áo mưa và bản đồ.
Sau khi nhận xe, thì tìm quán ăn sáng là nơi đầu tiên chúng tôi nghĩ tới; cũng bởi chuyến bay sớm làm chúng tôi đói mèm. Một hồi bàn bạc ngược xuôi, chúng tôi kéo nhau đi ăn mỳ Quảng Bà Mua nổi tiếng số 19, Trần Bình Trọng, Đống Đa, Lê Hồng Phong, quận Hải Châu để giải quyết cơn đói đang “biểu tình”.
2. Ngao du ở Đà NẵngĐiểm đến đầu tiên trong chuyến hành trình chính là Bà Nà Hills, mùa này tới đây chơi là nhất vì ít dân du lịch, không phải xếp hàng lâu đợi cáp treo. Tính đi tính lại thì tới đây chơi cũng khá lời, chỉ với tiền vé là 650.000 VND/ người lớn và 550.000 VND/ trẻ em (đối với khách không có hộ khẩu ở Đà Nẵng) là chúng tôi đã có thể chơi được kha khá trò trong khu vui chơi này.
Chưa kể Bà Nà Hills còn có nhiều góc sống ảo cực kì thú vị như khu trưng bày tượng sáp – duy nhất tại Việt Nam, Vườn hoa d’Amour, Hầm rượu cổ Debay…
Ăn uống ở Bà Nà hills khá đắt đỏ nên chúng tôi mua tạm vài thứ lót dạ sau đó trở lại thành phố ăn trưa. Chúng tôi ghé qua quán Hi Xôi ở số 144 Nguyễn Chí Thanh, Đà Nẵng. Ở đây có khá nhiều loại xôi mặn và ngọt khác nhau cho bạn tha hồ lựa chọn. Tôi ăn xôi xéo với giá 35.000 VND/ đĩa và thấy khá ưng cái bụng.
Buổi chiều chúng tôi lái xe đi thăm chùa Linh Ứng và Ngũ Hành Sơn – 5 ngọn núi mang tên Kim Sơn , Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn và Thổ Sơn nằm cách Đà Nẵng khoảng 8 km về hướng Nam. Suốt quãng đường lên chùa chúng tôi cảm nhận được sự thanh tĩnh, huyền ảo của không gian nơi đây. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa lại khẽ vang lên tạo nên những cung bậc cảm xúc khó tả, chỉ biết rằng chúng tôi thấy nhẹ nhõm mỗi bước chân tới chùa.
Màn đêm dần buông, chúng tôi giục nhau về khách sạn thay đồ để hoà mình vào buổi tối đầy náo nhiệt của thành phố Đà Nẵng. Chúng tôi rủ nhau tới đường Nguyễn Văn Thoại nhâm nhi món chân gà, cánh gà nướng rồi uống bia và ngắm đường phố.
Bạn có thể tạt vào bất cứ quán nào để ăn nhé vì giá cả tương đối là giống nhau, khoảng 5.000 VND/ chân và 10.000 VND – 15.000 VND/ cánh.
3. Đà Nẵng – Thành phố của những cây cầuĐà Nẵng về đêm khoác lên mình nhiều màu sắc, có phần náo nhiệt và vui tươi hơn ban ngày rất nhiều, như thể là mọi phiền ưu ban ngày đã nhường chỗ cho cảnh sắc lung linh của màn đêm vậy.
Ăn uống no nê chúng tôi tìm đường tới cầu Rồng để kịp ngắm rồng phun lửa vào lúc 21:00. Cây cầu này quả không hổ danh là một trong 30 cây cầu đẹp nhất hành tinh, từng chi tiết được thiết kế rất độc đáo, chỉn chu.
Ngoài làn đường dành cho xe, còn có hai làn đường dành cho người đi bộ bởi vậy bạn có thể thoải mái chụp ảnh kỉ niệm với cây cầu. Ngoài ra, chúng tôi cũng ghé thăm cầu Tình Yêu ở gần đó, ngắm nhìn những ổ khóa chắc chắn, lại tưởng tượng ra hình ảnh những cặp đôi hạnh phúc đến đây với niềm tin vĩnh cửu vào tình yêu đôi lứa.
Chúng tôi biết rằng Đà Nẵng sẽ vui nhưng không nghĩ rằng sẽ vui nhiều tới vậy, từ món ăn tới thắng cảnh nơi nào cũng khiến chúng tôi bất ngờ thích thú. Nếu có thời gian quay lại thăm Đà Nẵng chúng tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn cho thành phố này.
Khoảng 11 giờ đêm, chúng tôi quay về khách sạn nghỉ ngơi để chuẩn bị hành trình cho những ngày tiếp theo ở Hội An và Huế.
Hẹn gặp lại bạn ở Kì 2: Du lịch bụi Huế – Hội An – Đà Nẵng 3 ngày 2 đêm: Những câu chuyện không hồi kết ở Hội An và Huế (Phần 2) nhé 🙂
Ký Sự Du Lịch: Nam Tây Nguyên
Ký Sự Du Lịch: Nam Tây Nguyên – Mùa Xanh Lá
du lịch Tây Nguyên may mắn được thiên nhiên ưu đãi đến mức tạo ra bạt ngàn rừng nhưng không quên xen vào những trảng cỏ như là nơi “thư giãn” của muôn loài.
5 Đường Đèo Tây Nguyên Mà Dân Phượt Không Nên Bỏ Lỡ
chương trình may mắn được thiên nhiên ưu đãi đến mức tạo ra bạt ngàn rừng nhưng không quên xen vào những trảng cỏ như là nơi “thư giãn” của muôn loài.
1. Sử chở tôi trên chiếc Honda PCX 125 mới mua vài hôm, như cách nói của Sử là tiện thể chạy roda. Tôi thì quá áy náy, vì chiếc xe có giá đến 50 triệu đồng mà chạy roda băng qua những đường lô cao su trơn trượt, nhão nhoét thì khác nào “phá xe”. Nhưng Sử an ủi, không sao, một đời ta nhiều đời hắn. Cùng lắm là xe giảm độ bền, cũng là cơ hội để mua xe khác.
Bên hồ Bom Be.
Tôi biết Sử không nói chơi, vì hai ngày qua, tình cờ được sống với bà con vùng Nam Tây Nguyên này, thấy kinh tế nhà nào cũng khá giả, thu nhập một năm năm bảy trăm triệu đồng là bình thường. Vợ chồng Sử có trên chục hecta cà phê, điều, cũng chỉ là mức trung bình của dân ở đây.
Vừa tìm cách băng qua một đường lô bùn ngập vành xe, Sử vừa nói: “Chút nữa có xe tải chở mủ cao su lui tới thì chiếc PCX 125 này không chạy được. Đất đỏ gặp mưa vừa trơn vừa bám dính. Dân tụi em đi rẫy đều dùng xe Honda 50, 67 cũ mèm, đôn dên, xoáy nòng, chỉnh gió, chỉnh lửa, lột trần chỉ còn khung và máy rồi quấn xích, kích chặt cả hai vành mới trị được loại đất này. Mười tám năm nay em không đến Bù Lạch và rừng già từ lúc ấy dần thành rừng cao su nên có thể lạc đường…”.
Hơn 10km băng qua rừng cao su, lâu lâu xen kẽ những vạt rừng tự nhiên còn sót lại (hay chưa bị “làm trắng” vì chính quyền đang kiểm soát chặt), quẹo phải, rẽ trái không biết mấy lần, trước mắt là trảng cỏ nối tiếp trảng cỏ – đích đến của chúng tôi. Quả là Sử “định hướng” rất giỏi nên không bị lạc như anh “cảnh báo”!
Thiên nhiên chu đáo đến mức tạo ra bạt ngàn rừng nhưng không quên xen vào những trảng cỏ như là nơi “thư giãn” của muôn loài, ở nơi này, ở Đông Nam Bộ hay suốt dãy Trường Sơn đều thế. Nhưng trảng cỏ Bù Lạch khác với rất nhiều trảng cỏ tôi đã từng biết trong chiến tranh là cỏ quá thấp, chỉ có cỏ kim đan xen cỏ chỉ mọc là là mặt đất và thi thoảng mới có vài bụi mua cằn cỗi cho những cánh hoa tím rịm.
Trảng cỏ Bù Lạch.
Nghe nói đã có lúc lâm nghiệp trồng cây từ rừng bản địa ở trảng cỏ này, chăm sóc rất cẩn thận nhưng chúng không sống được. Có một khác biệt nữa, rất độc đáo, là Bù Lạch có đến 20 trảng cỏ tổng diện tích 500ha, có trảng rộng đến 10ha, tất cả phẳng phiu như sân bóng đá, nối nhau bằng những cánh rừng.
Rừng xanh và trảng cỏ hàng ngàn năm nay “đất ai nấy ở”, không xâm lấn nhau mà nếu muốn cũng không thể xâm lấn! Các già làng nơi đây giải thích rằng, dưới các trảng cỏ có một vị thần canh giữ không cho rừng lấn sang để chúng mãi mãi là tấm thảm xanh của trời trải ra cho các tiên nữ xuống đùa vui vào những đêm trăng rồi khỏa mình dưới làn nước trong veo của hồ Bom Be, hưởng chút trần tục trần gian…
Bù Lạch (bù là buôn, Lạch là tên riêng, tức buôn Lạch – tiếng S’Tiêng) đã trở thành khu du lịch từ nhiều năm trước ở huyện Bù Đăng, cũng có đơn vị chủ quản, công ty tư nhân thực hiện nhưng chỉ thu hút được nam thanh nữ tú, những gia đình trẻ quanh Đồng Xoài, Bù Đăng, Bù Đốp trong những ngày lễ, Tết, lâu lâu có dân phượt từ Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Sài Gòn lên cắm trại.
Và như đã có từ bao đời, mỗi năm một lần, người S’Tiêng sống quanh những trảng cỏ này tổ chức lễ hội đâm trâu, lễ hội đâm cá ở hồ Bom Be vào tháng Ba. Thời gian còn lại là vắng lặng.
Không thể bỏ phí mãi một tài nguyên du lịch như Bù Lạch, tháng 6 vừa qua, tỉnh Bình Phước đã công bố dự án Khu phim trường kết hợp khu du lịch sinh thái Trảng cỏ Bù Lạch diện tích 405ha, gồm Khu A (268ha) dành cho phim trường và du lịch sinh thái rừng tự nhiên, du lịch dã ngoại, ăn uống, nghỉ dưỡng ven hồ Bom Be.
Khu B (59ha) là khu văn hóa làng nghề các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Khu Thác Voi (12ha) kết hợp du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, khám phá cuộc sống của đồng bào S’Tiêng, M’Nông và Châu Mạ.
Trở về, Sử chở tôi ngược con đường duy nhất từ ngã ba Minh Hưng rẽ vào Bù Lạch, bên phải quốc lộ 14 nối Bình Dương với Tây Nguyên, chừng 20km, chật hẹp, toàn ổ voi, uốn lượn dốc đèo giữa lớp lớp vườn cà phê và điều. Dù Dự án đã bắt đầu thực hiện tại Khu A nhưng tôi không mấy tin sẽ thu hút được khách du lịch nếu con đường này không được nâng cấp, mở rộng.
2. Đọc cái tựa đề phóng sự này có người sẽ nghĩ nơi đâycó những mùa “không xanh lá”. Thưa rằng, đúng vậy. Đó là tình trạng vùng này mấy chục năm trở lại đây. Khi rừng mảnh đất nàychưa bị “làm cỏ”, “tháng Ba (đã là) mùa suối rừng sôi sục”, “Tháng Ba sớm sớm mẹ ra rừng theo dấu chân rùa đi tìm nấm mối” (lời bài hát Tháng Ba Tây Nguyên, của Văn Thắng và Thân Như Thơ, sáng tác giữa những năm 1960).
Người nhập cư khá giả ở Nam Tây Nguyên thư giãn trên quê hương thứ hai.
“Suối rừng sôi” và “mẹ ra rừng tìm nấm mối” thì chỉ có trong mùa mưa và rừng thì không bao giờ thôi xanh. Bây giờ đến cuối tháng Sáu, có năm tháng Bảy, tháng Tám, nơi nàyvẫn nắng bụi, dân trồng cà phê, tiêu, điều,… đào giếng sâu hàng trăm mét chưa chắc tìm được nước tưới.
Trên 40.000km2 rừng không còn, theo dự báo của nhiều nhà khoa học, không lâu nữa nơi đâysẽ biến thành sa mạc một phần do trái đất nóng lên, phần quan trọng là do không giữ được nước trong mùa mưa, mà cao nguyên này có độ cao trung bình 800m so với mực nước biển, lại nghiêng về phía Đông.
Nhà văn Nguyên Ngọc là người gắn bó máu thịt với vùng này suốt hai cuộc chiến tranh giữ nước, đã từng thốt lên: “Những giới hạn quan trọng đến mức sinh tử ở đây đã bị vượt qua: phá sạch rừng, đảo lộn dữ dội cơ cấu dân cư, hủy hoại tất cả các dòng sông lớn, hút cạn nước ngầm, phá vỡ các làng,… để cuối cùng phá nát văn hóa.
Người nhập cư khá giả ở Nam mảnh đất nàythư giãn trên quê hương thứ hai
Ở nơi vốn là một vùng văn hóa vào loại độc đáo và đặc sắc nhất nước, nay chỉ còn văn hóa Tây Nguyên dỏm. Hầu như không còn có thể quay trở lại, và đang thật sự không có đường ra. Nhiều lần tôi tự hỏi: Vì sao? Có ai đến Tây Nguyên để học? Học sự hiền minh bất tận của rừng, và của những dân tộc từng biết cách sống với rừng, nghĩa là với tự nhiên, hàng nhiều ngàn năm nay. Một bài học có thể cho cả nhân loại và nền văn minh đang lúng túng ngày nay”. (Nguyên Ngọc và Thomas J. Vallely: “Giáo dục – Giá trị vĩnh cửu của hoà bình”. Minh Nguyễn phỏng vấn).
Đọc Nguyên Ngọc, tôi lại nghĩ đến các tổ chức kinh tế quốc doanh, cụ thể là những liên hiệp nông lâm trường bao chiếm gần hết đất đai Tây Nguyên. Như ở Đắk Lắk, đến năm 1985, ba xí nghiệp liên hiệp nông lâm quản lý 90% đất đai toàn tỉnh. Ở Gia Lai và Kon Tum con số đó là 60%.
Tính chung, đến năm 1985, quốc doanh đã quản lý 70% diện tích toàn Tây Nguyên. Sau năm 1993, dù có sự chuyển đổi cơ chế quản lý, nhưng con số này cũng chỉ giảm được 26%. Chính các tổ chức quốc doanh này chủ yếu “làm sạch” rừng Tây Nguyên, phá vỡ toàn bộ quy hoạch đất đai của một địa bàn chiến lược quan trọng nhất nước.
Và tôi không thể không nghĩ đến Sử và đại gia đình của anh. Vốn là dân di cư theo kế hoạch, từ Hải Dương, mấy mẹ con anh định cư ở Nam nơi nàycách nay 22 năm, lúc anh mới qua tuổi thiếu niên. Từ “bến đỗ” của mấy mẹ con anh, bà con xa gần cùng tìm đến, tạo nên một quần thể dân cư mới giữa rừng để phá rừng làm rẫy và nhờ đất đỏ bazan mà làm giàu khá nhanh.
Một thôn, rồi một xã được lập nên, nghe cái tên đã là rất mới: Tân Sơn, nhưng chỉ có vườn cà phê, điều, tiêu, cao su là mới, còn rừng thì biến mất.
Lúc gia đình Sử mới đến (1993), dân nơi đây(số tròn) đã tăng lên 2.380.000 người (từ 1.220.000 người năm 1976, chủ yếu là người dân tộc thiểu số bản địa) với 35 dân tộc (năm 1976 là 18 dân tộc), bây giờ vùng này đã có trên 5,5 triệu người với gần đủ mặt các dân tộc của Việt Nam, mà đa số là người Kinh, người bản địa như Êđê, Bahnar, Jarai, M’Nông, S’Tiêng… đang trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ.
Sử tâm sự: “Tụi em phá rừng là dựa theo các lâm trường, nông trường quốc doanh. Cả trăm mẫu rẫy của thân tộc em ở Tân Sơn một phần là mua lại của nông trường khi người ta làm ăn thất bại, gần như giải thể, chỉ còn bộ khung mấy ông cán bộ giàu sụ nhờ bán gỗ khai thác lậu, và mua lại của người HMông, người Tày, Nùng di dân tự do. Em cũng không biết tại sao huyện Bù Đăng còn lại gần ngàn hecta rừng, nhiều nhất là ở Bù Lạch. Nhưng mà mỗi nơi mỗi khoảnh, không biết rồi đây có giữ được không, vì chỉ cần sơ sẩy chút xíu là trong một vài ngày, rừng sẽ thành rẫy!”.
Năm nay, tháng Bảy mảnh đất nàymới mưa nặng hạt, mới tạo nên mùa xanh lá. Suối thì càng sôi sục bào mòn đất đỏ bazan đổ ra biển, nhưng không bao giờ còn cảnh “sớm sớm mẹ ra rừng theo dấu chân rùa đi tìm nấm mối”. Bởi đúng như sự thảng thốt của nhà văn rất đáng kính Nguyên Ngọc: Tây Nguyên bị phá sạch rừng, hủy hoại tất cả các dòng sông lớn, hút cạn nước ngầm…
Theo Zing News
Ký Sự Du Lịch Bụi Hòn Sơn
Đến với Hòn Sơn
Mình nghĩ trong các hòn đảo đang “hot” với dân phượt hay du lịch thì HÒn Sơn là một điểm đến khá trong lành và khác biệt. Ngày mình đến với HÒn Sơn mọi thứ còn rất hoang sơ, người dân chưa quen với du lịch, chưa quen với việc khách bốn phương thường xuyên lui tới hòn đảo bé nhỏ xinh đẹp này, mình thấy ai cũng thiệt dễ thương, tụi con nít thấy người lạ mắt cứ tròn xoe ngơ ngác. Dĩ nhiên bây giờ thì du lịch phát triển hơn rồi nên mọi người cũng quen rồi, lần thứ 2 mình đến mọi thứ đã thay đổi nhiều. Mình cảm thấy thật may là mình đã kịp đến khi Hòn Sơn còn nguyên sơ.
Mình đến Hòn Sơn vào một ngày đầu tháng 12, khuya 9h30 tập hợp ở bến xe Kumho ở Lê Hồng Phong sau đó đi trung chuyển ra bến xe miền Tây và xuất phát lúc 23:30. Xe giường nằm nhưng do mình mua vé trễ quá nên nhóm tụi mình nằm ghế chót, bụi và sốc ngủ không nổi luôn. Xe chạy khá cẩn thận, khoảng 5h sáng là tới bến xe Kiên Giang, từ bến xe Kiên Giang lại tiếp tục đi xe trung chuyển ra bến tàu Phú Quốc để lên tàu cao tốc đi Hòn Sơn. Tụi mình kịp ăn sáng ở khu vực bến tàu sau đó 7h thì tàu chạy. Tàu chạy nhanh lắm, như bobo vậy, mất khoảng 1h30p là tới Hòn Sơn.
Đi chợ và khám phá vòng quanh đảo
Về nhà nghỉ cất đồ xong xui tụi mình thuê xe máy đi vòng vòng chơi, vì thời gian ko nhiều nên tụi mình rất tranh thủ. Đầu tiên là đi chợ để xem cuộc sống của người dân. Thật ra chợ ở đây cũng ko có gì đặc sắc khác biệt so với cuộc sống bình thường ở miền Tây, ko có hải sản nhiều như các huyện đảo khác đâu vì hải sản thường là sáng sớm mua ở ghe dưới bãi tàu cá hoặc chiều chiều cá về thì có vài tiệm trên chợ bán thôi. Dạo này đi chợ cũng khó mua được hải sản ngon như trước vì nghe nói hải sản trên đảo còn ko đủ để phục vụ cho người dân đảo nữa, các nhà nào kinh doanh dịch vụ nấu ăn cho khách du lịch thì họ cũng dặn mối hải sản rồi, đồ ngon ít khi ra tới chợ mà còn lắm, có còn thì giá cũng không phải rẻ nữa. Người dân ở Hòn Sơn nhà cửa sạch sẽ và ăn uống cũng sang lắm.
Chu vi Hòn Sơn có đâu cỡ trên dưới 20km gì đấy, người dân tập trung theo cụm xung quanh đảo là chính. Bãi Nhà là bãi đông đúc nhất, nằm ngay bến cảng, hình như hồi xưa khi dân mới ra đây lập nghiệp là họ ở khu này nên mới gọi tên như vậy. Bãi Bàng là bãi có bờ cát trắng dài và thoải để mình có thể tắm biển được, mình nghe kể là ở khu Bãi Bàng này có 1 phiến đá lớn phẳng như mặt bàn trong 1 cái hang ấy. Ngoài ra còn có các bãi khác như Bãi Giếng, Bãi Xếp, … cứ chạy xe một vòng đảo là đi ngang được hết tất cả các “Bãi” đó nha các bạn.
Đi tắm biển
Trưa đi vòng đảo xong rồi tụi mình về nhà nghỉ nghỉ mệt vì di chuyển từ đêm mà ngồi ghế chót mệt quá. Chiều 3h30 dậy thay đồ đi tắm biển, trời có vẻ chuyển mưa nữa chứ. Thôi kệ mưa ko lớn thì tắm biển vẫn tốt thôi. Tụi mình tìm qua khu Bãi Bàng tìm cây dừa nằm và tìm bãi cát dài để tắm, đúng là có cây dừa nằm thật nhưng nó ko đẹp như trong hình ảnh review, bù lại thì cảnh quan tổng thể lại rất đẹp. Biển nông, bờ cát dài, sóng nhẹ nhẹ, nước ấm và ko quá mặn nên mặc dù mình ko thích biển thì mình cũng đã rất rất thích biển ở đây, ngâm nước đến hơn 6h mới chịu về.
Ăn uống & Nhậu đêm Đón bình minh, uống trà và đi chợ
Nhà bạn mình làm du lịch ngoài này nên bạn mình gởi tụi mình cho mẹ bạn ấy chăm sóc vì lần này bạn ấy ko về cùng bọn mình được. Mẹ bạn nấu ăn cực kỳ ngon luôn, tụi mình ăn bữa nào cũng no say cả. Tối hôm đó mua nhiều hải sản lắm, có 4 đứa mà tính ra chắc phải 5-6kg hải sản nguyên liệu rồi, tụi mình phải ăn nhiều đến nỗi mà ko có bụng nào để uống bia luôn, ăn lai rai từ 7h mà mãi đến 12h vẫn còn đang nướng mực chứ chưa ăn hết. Ba của bạn mình khuya cũng ra ngồi nói chuyện với tụi mình, kể tụi mình nghe lịch sử Hòn Sơn từ hồi chú mới ra lập nghiệp này kia, đủ thứ hết, vui lắm.
Về đất liền
Trễ quá rồi tụi mình chào cô chú đi về, hẹn sáng mai qua sớm để cùng uống trà với chú và đón bình minh, vì nhà bạn mình ở 1 vị trí mà sáng có thể thấy mặt trời mọc, tối có thể thấy mặt trời lặn, khung cảnh hữu tình, đẹp lắm luôn (Nhà nghỉ Dốc 3 tầng đó các bạn)
Chắc do ăn no quá nên sáng tụi mình đứa nào cũng ngủ thẳng cẳng ko dậy nổi, tới lúc mở mắt ra thì gần 6h rồi, mà bước ra lan can thấy trời mưa lác đác chẳng thấy dấu hiệu mặt trời mọc đâu cả. Mình dậy tắm rửa rồi gọi mấy bạn dậy để đi qua uống trà với chú. Qua ngồi mấy chú cháu pha trà uống, tụi mình mang trà Thái Nguyên đang bán ở SG lên làm quà tặng chú vì trà rất ngon, chú uống cũng khen tấm tắc, tụi mình bắt đầu chuyển qua kể chuyện làm trà, bán trà này kia ở tp.
Buổi sáng ngoài chợ ở gần cầu cảng cũng có nhiều đồ ăn, nhưng mà tụi mình thích ăn sáng món mì mực, tại vì mực ngoài này ngon nên mì mực cũng ngon lắm luôn!
Một số thông tin sẽ cần cho các bạn nếu muốn đi HÒn Sơn:
Sáng đó tụi mình theo mẹ của bạn mình ra chợ mua hải sản mang về, vào thời điểm tụi mình ra HS lần đó vẫn còn dồi dào hải sản và ít khách nên còn thoải mái lắm. Bây giờ thì các bạn đến chắc sẽ ko đc như vậy nhưng mà sự thoải mái kiểu nghỉ dưỡng vẫn ko bị ảnh hưởng đâu nha các bạn. Hòn Sơn rất sạch sẽ và thanh bình.
Chuyến đi của tụi mình ngắn như vậy thôi vì còn phải về tp đi làm nữa, mà 12h trưa là hết tàu từ đảo về đất liền rồi nên đành phải về sớm. Đặt đc xe 2h30 mà hơn 2h mới vào tới bến tàu. Taxi ko dám nhận chở tụi mình ra bến Phương Trang luôn vì nhắm ko kịp. Hớt ha hớt hải đứa lấy hành lý trên tàu đứa đi gọi taxi này kia cuối cùng chạy ra tới bến xe là đúng boong giờ luôn, vừa kịp luôn. Mừng hú hồn! Lên xe cũng vừa lúc trời chuyển mưa, xe từ từ lăn bánh, mưa tắp vào kiếng và cảnh sông nước cứ vậy trôi qua trước mặt mình. Mình trùm áo khoác và đắp mền, đeo tai nghe nghe những bài hát yêu thích rồi ngủ khi nào ko hay, về tới thành phố đâu cũng 9h-10h tối gì đó, mấy đứa ai về nhà nấy kết thúc chuyến đi, mai lại quay về với đời sống con em nhân dân.
Chuyến đi ngắn nhưng mà về cứ có cảm giác luyến lưu mảnh đất thanh bình ấy vô cùng, giống như một lần nữa được quay về tuổi thơ vậy, cứ nao nao lòng khó tả lắm.
Ở Hòn Sơn trẻ con rất dễ thương, rất trong lành, rất ngoan và lễ phép, đứa nào nhìn cũng mộc mạc đáng yêu cả. Làng xóm vẫn quây quần bên nhau, xe cộ để đầy đường chẳng bao giờ sợ trộm lấy cắp, mua đồ cũng ko ai chặt chém gì cả, người dân tự nhủ với nhau ko chặt chém khách du lịch để giữ môi trường thân thiện và thu hút mọi người đến với mình thật tự nhiên. Mình còn nghe kể có lần chị kia bán nước giải khát ở bờ biển đã bán cho khách quả dừa 30-40k gì đó và bị ủy ban xã mời lên làm việc cơ! haha
Đặt vé xe HCM – Rạch GIá: nên đi chuyến 23h đêm là vừa nhất, sáng đến RG rồi tầm 7h lên tàu cao tốc đi HS luôn. Có xe Phương Trang và xe Kumho, mình thấy cái nào cũng ok. Kumho chạy cẩn thận hơn chút, còn Phương Trang thì dễ đặt vé hơn chút. giá vé là 145.000 vé/lượt
Đặt vé tàu Rạch Giá – Hòn Sơn: Tàu Ngọc Thành hay tàu SuperDong gì cũng được, khi đặt vé tàu phải có CMND hoặc hộ chiếu mới mua được nha các bạn. lúc đi xe trung chuyển thì cứ nói ngta cho xuống phòng vé tàu là người ta cho xuống. Sáng sớm có tàu đi HS rồi nhưng tàu tư HS về lại RG thì trưa 12h-1h là hết chuyến. Giá tàu cao tốc cũng 140-145k/lượt.
Nhà nghỉ: ở Dốc 3 tầng chắc là khu nhà nghỉ đẹp nhất nhì ngoài Hòn Sơn rồi, nhà nghỉ được xây rất dễ thương, dãy phòng 7 sắc cầu vòng tha hồ sống ảo. Thời mình đi thì chưa có cái đó. Giá phòng cỡ 200-350k tùy phòng lớn nhỏ. Phòng 6 người có khi chỉ cỡ 350k đó các bạn. Phải đặt trước chứ ko đặt là ko có phòng ở Dốc 3 tầng đâu nha các bạn. (Liên hệ bạn mình để đặt cũng được nè: https://www.facebook.com/ngocquocdotcom , bạn ấy là cô chủ của Dốc 3 Tầng đó)
Thuê xe máy: 200k-250k/chiếc/ngày bao hết xăng cộ. Các bạn tắm biển cứ bỏ xe trên bờ rồi lội xuống đi tắm đã lên lấy, ko ai trộm đâu.
Ăn uống: Cơm phần thường là 70k/người, mình đặt cơm phần theo số lượng người trong đoàn rồi cô Tám chủ nhà nghỉ dốc 3 tầng nấu cho ăn. Các chỗ khác cũng vậy thôi à!
Nói chung tổng thiệt hại cỡ chừng ngoài 1 triệu cho cả chuyến đi ăn phủ phê. Theo nhận định của mình thì đi HS chỉ tốn nhất là tiền thuê xe cộ này kia chứ ngoài ra các chi phí khác đều ok, giá phòng cũng ok, biển mát lành dễ chịu, mọi thứ dễ chịu!
Thân chào.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ký Sự Trường Sa (Tập 7) trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!