Xu Hướng 4/2023 # Mối Quan Hệ Cộng Sinh Giữa Du Lịch Nội Địa Và Hàng Không Giá Rẻ # Top 9 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Mối Quan Hệ Cộng Sinh Giữa Du Lịch Nội Địa Và Hàng Không Giá Rẻ # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Mối Quan Hệ Cộng Sinh Giữa Du Lịch Nội Địa Và Hàng Không Giá Rẻ được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sôi động phân khúc hàng không chi phí thấp

Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, năm 2016, tổng số hành khách đi qua đường hàng không ước đạt 52,2 triệu lượt người, tăng hơn 29% so với năm 2015. Đặc biệt, thị trường hành khách nội địa đạt 28 triệu lượt khách, tăng 30% so với năm trước đó.

Điểm đáng chú ý trong báo cáo trên là xu hướng sử dụng hình thức dị vụ vận tải của các Hãng hàng không giá rẻ tăng trưởng mạnh mẽ. Ước tính, có đến 15 triệu lượt khách sử dụng hàng không giá rẻ trong năm 2016, chiếm gần 55% tổng lượng hành khách vận chuyển trên các đường bay nội địa.

Lượng hành khách sử dụng hàng không giá rẻ thay các phương tiện như đường bộ, đường sắt ngày càng phổ biến hơn, bởi việc không chỉ  tiết kiệm thời gian di chuyển đi rất nhiều mà chi phí còn ở mức cạnh tranh. Theo số liệu từ nghiên cứu của CTCP Chứng khoán Bản Việt cho thấy:” Thời gian di chuyển giữa các chặng phổ biến như chúng tôi – Hà Nội và chúng tôi – Đà Nẵng bằng máy bay chỉ bằng 1/15-1/17 so với đường bộ và đường sắt, trong khi chi phí ở mức tương đương và nếu bạn chọn mua đúng dịp thì còn rẻ hơn nhiều so với các hình thức vận chuyển đường bộ và sắt“.

 

So sánh thời gian di chuyển đường bộ và đường Hàng không

 

Thống kê cho thấy, tỷ lệ khách hàng di chuyển bằng đường hàng không trong tổng dân số Việt Nam đã tăng từ mức 0,5% (năm 2012) lên 0,8% tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2016. Điều này góp phần chứng tỏ rằng xu hướng thay thế đường bộ, đường thủy và đường sắt bằng đường hàng không ngày một tăng và ngày càng đânhs mất thị phần “Thượng Đế“.

Sự tăng trưởng vượt trội này đến từ việc các hãng hàng không giá rẻ đã đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, nổi bật nhất là Vietjet và Jetstar Pacific với việc mở rộng mạng đường bay và tăng tần suất trên các đường bay nội địa, khai thác 50 đường bay giữa Hà Nội, Đà Nẵng và chúng tôi tới 17 sân bay địa phương.

 

 

Bên cạnh các đường bay nội địa, các hãng hàng không cũng đang đầu tư mạnh vào các đường bay quốc tế. Năm 2016, hàng loạt các đường bay quốc tế đã được Jetstar Pacific mở ra như chúng tôi – Hồng Kông; Hà Nội – Quảng Châu; Đà Nẵng – Đài Bắc… Trong khi đó, Vietjet cũng mở thêm một số đường bay như Hà Nội – Siem Reap (Campuchia), Hải Phòng – Seoul (Hàn Quốc), chúng tôi – Hồng Kông… Tính đến thời điểm hiện tại, Hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air đang soán ngôi Vietnam Airlines trở thành Hãng hàng không lớn nhất Việt Nam.

Thị trường hàng không giá rẻ phân khúc quốc tế tại Việt Nam cũng đang ngày càng chứng tỏ được sức hút và sôi động với sự tham gia của nhiều tên tuổi đến từ nước ngoài, trong đó có thể kể đến Malindo Air (Malaysia), Cambodia Angkok Air, hay gần nhất là Vanilla Air (Nhật Bản)…

Ngành du lịch hưởng lợi từ việc Hãng hàng không giá rẻ 

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2016, ngành du lịch Việt Nam có sự bứt phá ngoạn mục khi lần đầu tiên chạm mốc 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế, mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng 25% so với năm 2015. Cũng trong năm 2016, du lịch Việt Nam đã phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa, gấp 5,3 lần so với năm 2001. Tổng doanh thu của ngành du lịch năm 2016 ước đạt 400.000 tỷ đồng.

Với việc đa dạng hóa đường bay, tần suất bay và giảm chi phí, hàng không chi phí thấp được đánh giá một trong những nhân tố quan trọng giúp ngành du lịch Việt tạo được thành công ấn tượng trong năm vừa qua. Bên cạnh đó, các hãng hàng không chi phí thấp thường xuyên phối hợp với hệ thống công ty lữ hành tổ chức các tour du lịch hấp dẫn, giá cả phù hợp cũng góp phần thúc đẩy du lịch.

Năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 11,5 triệu lượt khách quốc tế, 66 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 460.000 tỷ đồng. Sau bộ phim bom tấn “Kong: Skull Island” vừa được ra rạp trong thời gian qua, những điểm đến của Việt Nam trong những phân cảnh “Đảo đầu lâu” hứa hẹn du lịch Việt Nam sẽ còn đón một lượng khách vô cùng lớn trong thời gian tới. Đây đồng thời là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành hàng không Việt Nam sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai nếu biết nắm bắt cơ hội.

 

Những bối cảnh tuyệt đẹp tại Quảng Bình trong bộ phim “Kong: Skull Island”

So với khu vực, hàng không chi phí thấp ở Việt Nam vốn còn rất nhiều tiềm năng so với các nước trong khu vực. Ở Thái Lan, Malaysia hay Philippines, thị phần hàng không chi phí thấp đạt xấp xỉ 70%, trong khi ở Việt Nam tỷ lệ này mới đạt 55%. Vietjet hay Jetstar đều có kế hoạch mở thêm nhiều đường bay mới trong thời gian tới là nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển.

Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), năm 2017, Việt Nam sẽ là một trong 7 thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng vận chuyển hành khách quốc tế đạt 6,9%.

Phan La

(Nguồn: Sưu tầm)

Vé máy bay giá rẻ Hà Nội Cần Thơ

Vé máy bay giá rẻ Hà Nội Sài Gòn

Vé máy bay giá rẻ Hà Nội Phú Quốc

Vé máy bay giá rẻ Sài Gòn Hải Phòng

Vé máy bay giá rẻ Sài Gòn Đà Nẵng

Kinh Tế Du Lịch Trong Mối Quan Hệ Với Hội Nhập Quốc Tế

Kinh tế du lịch đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn: Internet.

Vai trò của kinh tế du lịch đối với hội nhập quốc tế

Kinh tế du lịch là một hệ thống phức hợp những quan hệ và hoạt động kinh tế của các chủ thể tham gia trong quá trình tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ du lịch, nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho các bên tham gia và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, kinh tế du lịch có vai trò quan trọng, góp phần vào tiến trình hội nhập quốc tế và thực hiện đường lối đối ngoại của các quốc gia. Ngược lại, hội nhập quốc tế cũng có những tác động lớn đến kinh tế du lịch, mối quan hệ biện chứng này được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Kinh tế du lịch góp phần thúc đẩy phân công lao động, hợp tác khu vực và quốc tế: Phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển và bao trùm toàn bộ nền kinh tế thế giới khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Đối với hoạt động kinh tế du lịch, sự phân công lao động và hợp tác quốc tế ngày càng trở nên rõ nét hơn. Kinh tế du lịch là ngành sản xuất ra sản phẩm du lịch để cung ứng ra thị trường với sự kết hợp của một chuỗi các dịch vụ khác nhau, để có được sản phẩm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường đòi hỏi phải có sự phân công lao động, chuyên môn hóa rất cao trong các công đoạn, phân khúc sản phẩm.

Các tuyến du lịch giữa các quốc gia được gắn kết với nhau để đáp ứng nhu cầu du lịch ở nhiều nước trong một chuyến hành trình của du khách, theo đó, sản phẩm và dịch vụ du lịch phải được quốc tế hóa cao, là cầu nối gắn kết giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài. Xu hướng tất yếu hiện nay đòi hỏi các quốc gia phải liên kết trong phát triển nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng, qua đó có thể thấy, kinh tế du lịch góp phần vào thúc đẩy phân công lao động, hợp tác khu vực và quốc tế.

Kinh tế du lịch góp phần tăng cường giao lưu, hội nhập của quốc gia với khu vực và quốc tế: Sự tác động qua lại của các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, tâm lý xã hội, môi trường sống, đối tượng khách du lịch… khiến cho kinh tế du lịch luôn có sự vận động phát triển không ngừng. Chính tư tưởng chấp nhận cái cũ, bó buộc trong những mô – típ quen thuộc, không chịu đổi mới đã tạo ra sự thất bại của kinh tế du lịch ở một số quốc gia. Từ đó, đặt ra yêu cầu đối với phát triển kinh tế du lịch là phải mở rộng liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Đối với những đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch sở tại thì cần mở rộng các mối quan hệ để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm tạo ra được những sản phẩm phong phú, đa dạng, có sự khác biệt và tận dụng được lợi thế so sánh. Đối với cộng đồng dân cư tại điểm du lịch, thông qua hoạt động của kinh tế du lịch, cộng đồng cư dân cũng được giao lưu và tiếp biến các giá trị văn hóa của các đối tượng khác nhau đến nơi đây.

Nghĩa là, người dân vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình giao lưu văn hóa. Chính họ là người đem những giá trị văn hóa của vùng giao lưu với các vùng, các khu vực và các quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng là đối tượng tiếp thu những ảnh hưởng những nét văn hóa mới được du nhập thông qua hoạt động của kinh tế du lịch. Ngoài ra, khách du lịch cũng góp phần mang đến và mang theo những giá trị văn hóa mới. Đây cũng chính là chủ thể góp phần trong quá trình giao lưu giữa các quốc gia, khu vực.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay cho thấy, giá trị của các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội. Do vậy, khi các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn, du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác.

Kinh tế du lịch góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tham gia mở rộng thị trường nội địa và quốc tế: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay cho thấy, giá trị của các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội. Do vậy, khi các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn, thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Kinh tế du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật không phức tạp, mức độ rủi ro thấp. Đặc biệt, thông qua hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực du lịch, các quốc gia có thể tận dụng lợi thế để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Do vậy, phát triển kinh tế du lịch được coi là một kênh khá quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Kinh tế du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành du lịch không ngừng mở rộng hoạt động thông qua mối quan hệ liên ngành, liên vùng và liên quốc gia. Do đó, kinh tế du lịch tham gia mở rộng thị trường nội địa và quốc tế cho mỗi quốc gia.

Tác động của hội nhập quốc tế đối với kinh tế du lịch

Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện trong các mối quan hệ song phương, đa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ có tác động thúc đẩy sự phát triển, đồng thời cũng tạo ra các cơ hội và thách thức đối với kinh tế du lịch. Cụ thể:

Hội nhập quốc tế tạo cơ hội phát triển kinh tế du lịch

– Cơ hội mở rộng thị trường khách du lịch và quảng bá hình ảnh của quốc gia, khu vực: Hội nhập quốc tế làm xóa đi ranh giới giữa các quốc gia, khu vực là điều không thể phủ nhận. hội nhập quốc tế thúc đẩy sự thịnh vượng chung của các quốc gia kéo theo việc tạo điều kiện phát triển cho tự do hóa thương mại, chính sách thị thực được nới lỏng, các hãng hàng không giá rẻ bùng nổ, từ đó gia tăng đi lại giữa các nước… Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch quốc tế nhiều hơn, nhờ đó mà hình ảnh cũng như sản phẩm du lịch được quảng bá với thị trường khách quốc tế ngay tại điểm du lịch mà không cần thực hiện các chiến dịch truyền thông hay quảng bá.

– Cơ hội được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến: Hội nhập quốc tế giúp cho hoạt động kinh tế du lịch được tiến xa hơn thông qua trao đổi kinh nghiệm với đối tác cũng như tham khảo, học hỏi trình độ quản lý tiên tiến từ các tập đoàn, doanh nghiệp du lịch nước ngoài. Hơn nữa, các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh tại vùng sẽ phải hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân lực cho vùng, đồng thời mang theo tiến bộ khoa học công nghệ đưa vào ứng dụng. Từ đó, kinh tế du lịch ở các quốc gia có cơ hội cải cách mạnh mẽ.

– Cơ hội để đổi mới tư duy về phát triển kinh tế du lịch: Trong bối cảnh hội nhập, trước yêu cầu phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn tương xứng với tiềm năng, đòi hỏi phải đổi mới tư duy trong phát triển kinh tế du lịch. Việc đổi mới tư duy phát triển vừa đảm bảo phát huy được tiềm năng, thế mạnh, tạo ra sản phẩm du lịch cạnh tranh, vừa mang giá trị bản sắc và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế tạo sức ép buộc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải nâng cao sức mạnh nội lực, phải đổi mới mạnh mẽ chính mình, trước hết là đổi mới tư duy nếu muốn tồn tại và phát triển.

– Cơ hội liên kết mở rộng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch mới: Thông qua quá trình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và hợp tác, các doanh nghiệp du lịch ở các quốc gia sẽ có cơ hội liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo ra các chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn, vừa mang bản sắc của quốc gia, khu vực, vừa phù hợp với xu thế phát triển hiện đại, đem lại lợi ích kinh tế cao.

– Cơ hội có được hệ thống chính sách hỗ trợ hiệu quả: Hội nhập quốc tế mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung ở các quốc gia. Tuy nhiên, để đạt được các kết quả mong muốn không chỉ cần sự cố gắng của bản thân doanh nghiệp mà còn cần đến sự hỗ trợ rất nhiều của Nhà nước thông qua các cơ chế chính sách thông thoáng và phù hợp. Với nhận thức về tầm quan trọng của hội nhập quốc tế trong phát triển kinh tế du lịch, Nhà nước ta đang từng bước cải cách hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư cho du lịch cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch phát triển và vươn ra bên ngoài biên giới.

– Hội nhập quốc tế làm gia tăng sự phụ thuộc về khách du lịch của các quốc gia vào thị trường nước ngoài: Hội nhập quốc tế làm cho lượng khách quốc tế đến với các quốc gia nhiều hơn. Khi lượng khách du lịch của một quốc gia dựa vào lượng khách quốc tế thì sự phụ thuộc của kinh tế du lịch vào thị trường nước ngoài là điều hiển nhiên, nếu không có những giải pháp để ứng phó với sự phụ thuộc này rất có thể thời cơ sẽ biến thành thách thức.

Kinh tế du lịch là một hệ thống phức hợp những quan hệ và hoạt động kinh tế của các chủ thể tham gia trong quá trình tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ du lịch, nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho các bên tham gia và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

– Hội nhập quốc tế tạo ra những thách thức trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc: Hội nhập quốc tế khiến cho sự giao thoa giữa các nền văn hóa ngày càng sâu, rộng hơn, điều đó khiến cho mỗi quốc gia bị “quên mình” trong sự đa dạng của văn hóa thế giới. Những nét đặc trưng văn hóa và bản sắc riêng đứng trước nguy cơ bị pha trộn, “hòa tan”, hệ giá trị truyền thống có thể bị mai một nếu không được khẳng định, gìn giữ và phát huy. Bên cạnh cơ hội tiếp thu giá trị tinh hoa văn hóa của thế giới là nguy cơ việc tiếp thu thiếu chọn lọc, tràn lan, thỏa hiệp dẫn đến bị mất bản sắc, giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia dân tộc.

Như vậy, kinh tế du lịch và hội nhập quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ, tác động đan xen. Cùng với rất nhiều những khó khăn và thách thức, nhưng hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu mà quốc gia nào cũng cần hòa mình để phát triển. Với sự độc lập, tự chủ, hòa nhập nhưng không “hòa tan”, lấy xây dựng và phát huy nội lực là chính, huy động và phát huy ngoại lực là quan trọng, mỗi quốc gia cần đặt ra nhiệm vụ phải đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa, gắn với phát triển bền vững, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và toàn vẹn lãnh thổ, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại và hội nhập quốc tế.

Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2009), Kinh tế du lịch và du lịch học, NXB Trẻ, Hà Nội;

Hà Thị Hương Giang (2014), Một số tác động của hội nhập ASEAN và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu và phát triển du lịch, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch, Hà Nội;

Nguyễn Quang Vinh (2012), Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam ra nhập WTO, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Kinh Nghiệm Du Lịch Bangkok: Shopping Giá Rẻ Và Không Tham Quan

Chuyện là vừa rồi vợ chồng mình có đi du lịch Thái Lan (7 ngày 6 đêm) với 3 ngày ở BangKok. Vì là đi tự túc theo kiểu “ta ba lô” và lần đầu tiên đi nên hơi lo lắng. Sau một tuần lần mò tất cả các kinh nghiệm trên mạng, mình thấy ok nhất là các bài trên chúng tôi và ngâm cứu một cách tỉ mẩn, thậm chí còn xem cả bản đồ đường phố trên Google Map.

– Nếu bạn muốn vào trung tâm Bangkok bằng tàu điện Airport Rail Link thì chỉ việc theo thang cuốn hoặc thang máy xuống tầng hầm B mua vé chọn tuyến (giá vé khoảng 42bath/vé = khoảng 30K vnđ)

– Nếu bạn muốn đi Pattaya thì đúng như BayNhe từng hướng dẫn: xuống tầng 1 (tầng trệt mặt đất) đi tới cửa số 8 bên trái cạnh khu Food Court, bên phải là quầy bán vé (giá vé là 122bath/vé, cứ 1 tiếng lại có một chuyến, xe ghế ngồi khá thoải mái, có điều hòa mát lạnh và có nhà vệ sinh trong xe luôn). Thấy trên mạng nhiều thông tin người nói cửa số 7, người nói tầng 3… blah blah… Do vậy đợt này đi mình quyết chụp hình lại chính xác để mọi người khỏi hoang mang.

Cạnh cái cửa số 8 (gate 8) thì chính là quán ăn giá rẻ mà BayNhe đã hướng dẫn. Nó tên là Magic Food. Chụp luôn hình bên trong quán cho cả nhà xem:

Trên tầng 2 (miền nam gọi là lầu 1, là khu Arrival) sân bay, nhà mình thấy có quầy thông tin du lịch nên ghé vào xin cái bản đồ du lịch Bangkok. Nó ghi rất rõ các khu các điểm tham quan tại Bangkok.

Và với thời gian ở Bangkok là 3 ngày vợ chồng mình đã đi mòn gót các khu trên bản đồ, có thể tổng hợp lại như sau:

1. Kinh nghiệm mua sắm ở Bangkok:

Nhìn chung mẫu mã mặt hàng của Thái đẹp hơn của mình, giá thì muôn màu muôn vẻ. Có nhiều lựa chọn mua sắm sau mà vợ chồng mình đã quần nát suốt mấy ngày.

– Chợ đêm Patpong ở khu Silom (giá trên trời, hàng tàu, trả nhiêu cũng trúng ah). Tuy nhiên người ta tới Patpong phần nhiều vì sexy show (giống walking street ở Pattaya) – Trung tâm mua sắm lớn ở gần Siam square: Siam Center, MBK, Siam Pragon, Cetral world… Chỉ dạo chơi cho biết thôi chứ giá thì dành cho “con nhà giàu”. – Chợ cuối tuần Chatuchak: chỉ họp cuối tuần, ngày thường đến vắng như chùa bà Đanh.

– Chợ đêm đường phố: dường như mọi vỉa hè ở BangKok đều là chợ đêm sau 7:00 pm. Thường bám dọc theo các tuyến tàu trên không BTS. – Khu china town: cũng bán hàng nhộn nhịp sau 7:00 pm. – Siêu thị: Big C, hệ thống cửa hàng tiện lợi 7eleven, Family mart dày đặc khắp hang cùng ngõ hẻm:) mở cửa 24/24.

Khu vợ chồng mình thấy ok nhất là khu chợ sỉ Pratunam, gần Platinum Fashion Mall, tới 17:00 là đóng cửa nên cần đi sớm (giá sỉ, treo giá rõ ràng và không cần mặc cả vì đã quá ok rồi:))

2. Kinh nghiệm đi lại ở BangKok

Khoản này tốn hơn ở Pattaya. Tuy nhiên bạn có thể tiết kiệm kha khá nếu biết cách đi các phương tiện công cộng, tốt nhất phải kể tới các tuyến tàu điện:

Bangkok có tới 3 tuyến tàu điện chạy ngang dọc khắp nơi 24/24, cứ 3 phút có 1 chuyến:

BTS (tàu điện trên không – sky train) có 2 tuyến Sukhumvit và Silom giao nhau tại trạm Siam

MRT (tàu điện ngầm): chạy từ trạm MotChit gần chợ Chatuchak tới bến cuối gần khu China Town

Airport Rail Link: chạy từ sân bay Suvarnibhumi vào trung tâm thành phố, bến cuối là Phaya Thai (khoảng 20 phút, giá: 41bath/vé rẻ chán so với đi taxi)

– Xe Tuktuk: nhiều như quân Nguyên, phải trả giá trước. Vợ chồng mình thì đi có 3,4 lần gì đó mỗi lần 100 bath(=70K vnd). Nên hạn chế đi tuktuk vì rất hay bị lừa. – Xe taxi: cũng nhiều ko kém, nhà mình thấy có 2 hãng lớn phân biệt theo màu thân xe: xe xanh + vàng và xe màu hường. Giá thì theo đồng hồ, đi xa lắm cũng 300-500bath là cùng (210K-350K) – Xe bus: nhìn thấy ghê và ghi toàn tiếng Thái (cảm thấy ở Sài Gòn, Hà Nội xe buýt sạch và đẹp quá chừng) – Xe ôm: nhiều nhất ở các siêu thị, các trạm tàu điện BTS, MRT – Đi bộ: cũng kha khá vì các trung tâm mua sắm nằm gần nhau và kéo dài cả km.

Túm lại nên đi tàu điện BTS vì nhanh, rẻ và không sợ bị tắc đường.

3. Kinh nghiệm ngủ nghỉ ở Bangkok

Theo mình thì cần xem mục đích chuyến đi là gì để thuê chỗ nghỉ cho phù hợp. Nhà mình mỗi tối nghỉ 1 khách sạn và ở 1 khu khác để trải nghiệm. Quan trọng nên ở gần các trạm tàu điện, do vậy nên lưu lại bản đồ các tuyến tàu điện trên máy điện thoại để tiện theo dõi.

Các bạn nên book phòng qua các trang Agoda, Booking hoặc qua Traveloka luôn có mã giảm giá.

4. Kinh nghiệm ăn uống ở Bangkok

Ẩm thực đường phố là ưu tiên số 1 của hai vợ chồng mình. Có thể kể ra như: xôi xoài, mực nướng ớt, cơm gà, nước ép các loại quả,… Và nhiều món không biết gọi tên ra sao nữa :)) Các món đều có trên đường phố, hoặc trong các food court ở trung tâm mua sắm.

5. Kinh nghiệm chơi bời Bangkok

Phố đèn đỏ PatPong, phố Tây Khao San, khu China town, chùa Vàng, Hoàng cung, chùa Phật nằm…. Nên search mạng tìm hiểu trước thì hơn. Nhà mình đi nghỉ ngơi và shopping là chính nên gần như không tham quan, ngắm cảnh:))

Vài lưu ý bỏ túi:

1. Nên rèn luyện sức khoẻ để đi bộ nhiều :)) 2. Xác định rõ mục đích chuyến đi để đặt khách sạn (agoda hoặc booking đều ok) 3. Dự trù kinh phí rõ ràng để ko bị cháy túi :)). Nên có thẻ ví-zà hoặc mát-sờ-tơ để tiện rút tiền khi cần, phòng rủi ro (móc túi, nhỡ chuyến bay, …) 4. BangKok rộng nhưng chỉ có 4 khu chính: Sukhuvit, Silom (chợ đêm PaPong), Pathumvan (các trung tâm mua sắm lớn và chợ Pratunam) và khu China Town (gần phố Tây, Các chùa lớn, Hoàng Cung) 5. Đổi tiền lẻ 20bath nhiều vì thấy mua bán cái gì cũng cần tờ 20bath 6. Mua sim Happy Tourist ở cửa hàng tiện lợi 7eleven, giá 299bath dùng 3G không giới hạn 7 ngày. Rất tiện dùng, một thằng mua xong phát wifi cho cả đám với tốc độ cao. Tải ứng dụng hướng dẫn du lịch Ulmon Bangkok (vì nó cho chạy bản đồ định vị GPS khi không có mạng). Còn đã mua sim 3G rồi thì khỏi lo chuyện này nữa.

Du Lịch Tình Nguyện Trong Mối Quan Hệ Với Phát Triển Bền Vững – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch (Itdr)

2. Sự phát triển của du lịch tình nguyện và những tác động của nó đến môi trường tự nhiên, kinh tế và văn hóa – xã hội 2.1. Du lịch tình nguyện và sự phát triển của loại hình du lịch này Trong những năm gần đây, “du lịch tình nguyện” đã trở thành một trong những khái niệm không quá xa lạ. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của loại hình du lịch này, cần phải xem xét từ khái niệm “tình nguyện” – một dạng hoạt động được xã hội khẳng định và công nhận như một hành vi xã hội mang tính vị tha/ đồng cảm với đặc trưng là mức độ đạo đức và sáng tạo của hoạt động xã hội được biểu hiện trong các sự kiện có ích cho cộng đồng nhằm mục đích thay đổi thế giới xung quanh[5]. Hoạt động tình nguyện là một trong những điều kiện để phát triển trí tuệ và nhân cách tích cực của cá nhân, xác định lập trường sống nhân văn. Đặc điểm đặc trưng của “tình nguyện” là hướng giá trị đạo đức tích cực, tính tự nguyện, không nhất thiết phải có kĩ năng chuyên môn, chuyển mối quan tâm từ chính bản thân mình đến những người khác[5]. Về lịch sử hình thành và phát triển của các hoạt động tình nguyện, phần lớn các nhà khoa học đều có cùng quan điểm rằng, những hoạt động tình nguyện xuất hiện từ những năm 20 của thế kỉ XX ở Châu Âu, khi mà những thanh niên người Pháp, Đức sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhận thức được những hậu quả của chiến tranh và mong muốn cùng nhau khắc phục những hậu quả đó. Dự án tình nguyện đầu tiên được thực hiện vào năm 1920 ở Strasbourg – Pháp. Khi đó, những thanh niên người Đức và Pháp cùng nhau khôi phục lại những trang trại đã bị phá hủy sau chiến tranh mà không nhận tiền thù lao, và chỉ được đảm bảo những nhu cầu cần thiết như ăn, ở và bảo hiểm. Từ đó, ý tưởng này trở nên phố biến và ngày càng được lan rộng: vào những năm 60 của thế kỉ XX là dự án tình nguyện “sáng tạo thế giới”, vào những năm 80 là các chương trình tình nguyện sinh thái. Và cho đến nay, các hoạt động tình nguyện đều tuân thủ những nguyên tắc không tiền thù lao, đồng cảm, phi lợi nhuận và thỏa mãn những nhu cầu xã hội (vật chất và tinh thần). Trong những năm gần đây, tình nguyện đã mở rộng quy mô toàn cầu. Và hơn thế nữa, nhất là ở những nước phát triển, tình nguyện đã trở thành một hình thức tận dụng thời gian rảnh rỗi, hay nói cách khác chính là “du lịch tình nguyện”[5]. Cần phân biệt rõ bản chất của hai khái niệm “hoạt động du lịch tình nguyện” và “du lịch tình nguyện”, trong đó, du lịch tình nguyện – là những chuyến đi du lịch với sự kết hợp mục đích nghỉ ngơi tham quan, tìm hiểu văn hóa với một số các hoạt động từ thiện, tình nguyện như bảo vệ môi trường, đóng góp tiền hoặc sức lao động trong việc xây dựng các trường học, các công trình xã hội… Còn hoạt động du lịch tình nguyện là sự tham gia của cá nhân vào những dự án/ hoạt động tình nguyện có hướng du lịch ở các nước khác hay các vùng, khu vực khác ngoài nơi cư trú thường xuyên[5], ví dụ như những hoạt động hướng dẫn, phiên dịch của các tình nguyện viên từ các nước trên thế giới trong thế vận hội Olympic ở Trung Quốc (2008), World cup ở Nga (2018)…; các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ nhằm bảo tồn loài rùa biển của Turtle Teams trải rộng trên toàn thế giới, hay dự án Appalachian Trail Confernce (Mỹ) – với các hoạt động nhằm giúp đỡ xây dựng con đường mòn dài 3200 km giữa núi Appalachia ở miền Đông nước Mỹ để gìn giữ thiên nhiên và bảo tồn sự đa dạng sinh học nơi đây; các dự án giúp đỡ, dạy học cho trẻ em vùng sâu, vùng xa…Tuy nhiên, hoạt động du lịch tình nguyện không hề tách rời khỏi khái niệm du lịch tình nguyện. Nhưng từ việc phân biệt rõ bản chất của hai khái niệm này có thể thấy rằng, du lịch tình nguyện đang phát triển theo những hướng khác nhau, cụ thể như hoạt động tình nguyện có hướng du lịch – trong đó phần lớn thời gian khách du lịch (người tham gia tình nguyện) tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ cộng đồng địa phương, hay cải tạo môi trường. Hoạt động này thường được thực hiện bởi các hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tình nguyện nhằm mục đích từ thiện và người tham gia không phải chi trả hoặc chi trả một phần chi phí trong chuyến đi. Một hướng phát triển khác của du lịch tình nguyện là hoạt động du lịch có hướng tới các hoạt động thiện nguyện – trong đó khách du lịch tự chi trả chi phí cho chuyến đi của mình, phần lớn thời gian của tour vẫn là nghỉ ngơi, tham quan thắng cảnh, thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa cộng đồng, và có kết hợp với một vài hoạt động tình nguyện như quyên góp tiền, hiện vật, hay trực tiếp tham gia các công tác tình nguyện…Dù là theo hướng nào, thì tựu chung lại chúng vẫn thuộc về loại hình du lịch tình nguyện. Tuy nhiên, việc xác định các hướng phát triển, để thấy rõ hơn những tác động hai mặt của du lịch tình nguyện đến môi trường, văn hóa – xã hội và kinh tế, để từ đó khẳng định được vị trí của loại hình du lịch này trong xu hướng phát triển bền vững. Ngày nay, loại hình du lịch tình nguyện đang phát triển một cách nhanh chóng và đã trở thành một trong những xu hướng hàng đầu thu hút hơn 1,6 triệu tình nguyện viên du lịch, là ngành công nghiệp đạt doanh thu gần 200 tỷ USD mỗi năm [8]. Theo điều tra của Marriot International và ngân hàng Chase, 84% thanh niên từ 18 – 34 tuổi sẵn sàng đi du lịch nước ngoài để tham gia vào các hoạt động tình nguyện, con số này ở lứa tuổi từ 35 – 49 là 68% và ở lứa tuổi 50 – 67 là 50% [7]. Những con số này cho thấy, du lịch tình nguyện thực sự là một loại hình du lịch hấp dẫn và thu hút trong xã hội hiện đại ngày nay. Bởi lẽ du lịch tình nguyện là cách để tìm hiểu và trải nghiệm những luồng văn hóa tốt nhất, là dịp để tích lũy thêm những kinh nghiệm sống và làm bàn đạp cho sự nghiệp của mỗi cá nhân đồng thời giúp họ khám phá những tiềm năng của chính bản thân mình. Tuy nhiên, thực tế thì vai trò và ý nghĩa của du lịch tình nguyện đối với cộng đồng còn lớn hơn nhiều. Chính vì thế mà trên thế giới đã và đang có rất nhiều dự án du lịch tình nguyện với quy mô lớn trên nhiều quốc gia như: Tổ chức WWOOF (World Wide Opportunities on Organic Farms) – nơi liên kết những người tình nguyện với các trang trại trồng trọt hữu cơ, giúp mọi người chia sẻ cách sống bền vững; hay tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ môi trường sống và quảng bá hình thức du lịch sinh thái ở Australia và New Zealand; Dự án tình nguyện viên dạy tiếng Anh tại các trường học ở Sudan – một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và đem đến cho người dân nơi đây những thay đổi tích cực trong cuộc sống; Hướng dẫn viên du lịch các tour đi bộ đường dài ở châu Âu cho hãng du lịch HF Holidays

TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1]. Nguyễn Trung Lương (2002), “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Hà Nội. [2]. Quyết định số 2473/QĐ – TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. [3]. Dự thảo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. [4]. Trần Thảo, Khởi nghiệp từ mô hình du lịch thiện nguyện, Báo điện tử “Kinh tế và đô thị”, [URL]: http://kinhtedothi.vn/khoi-nghiep-tu-mo-hinh-du-lich-thien-nguyen-315499.html (accessed on 14 july 2019). [5]. Svetlana Kovzova (2015), “Volunteering in tourism” and “voluntourism”: Current state and prospects of development, Services in Russia and abroad, No. 3 (59). [6]. Kristína Pompurová, Radka Marˇceková *, L’ubica Šebová, Jana Sokolová and Matej Žofaj (2018), Volunteer Tourism as a Sustainable Form of Tourism – The Case of Organized Events, MDPI, Basel, Switzerland. [7]. Ekaterina Izmesteva, Voluntourism does more harm than good, [URL]: https://www.businesswire.com/news/home/20150527005936/en/Millennials-Tra. (accessed on 15 july 2019). [8]. Sujan Pariyar, Annual $173 Billion Worth Of Volunteer Tourism Industry Is Enough To Make A Change, [URL]: https://thriveglobal.com/stories/annual-173-billion-worth-of-volunteer-tourism-industry-is-enough-to-make-a-change/ (accessed on 14 july 2019). [9]. https://web.archive.org/web/20170707195357/http://orphanages.no/Facts.html (accessed on 19 july 2019).

TS. Phương MaiPhòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế

Cập nhật thông tin chi tiết về Mối Quan Hệ Cộng Sinh Giữa Du Lịch Nội Địa Và Hàng Không Giá Rẻ trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!