Xu Hướng 3/2023 # Mua Bán Nhà Đất Huế Với Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ở Cố Đô! # Top 12 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mua Bán Nhà Đất Huế Với Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ở Cố Đô! # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Mua Bán Nhà Đất Huế Với Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ở Cố Đô! được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thừa Thiên – Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta. Nơi đây từng là thủ đô thời kỳ cận đại của Việt Nam từ năm 1802 đến 1945 dưới triều Nguyễn.

Huế là nơi có khá nhiều di sản văn hóa được thế giới công nhận

Quần thể di tích Cố đô Huế

Mộc bản triều Nguyễn

Châu bản triều Nguyễn

Nhã nhạc cung đình Huế

Hệ thống văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế

Hiện tỉnh còn chủ trương xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Và các bản sắc này được hướng đến với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Tỉnh đang nghiên cứu và phát triển các di sản để thúc đẩy du lịch và dịch vụ phát triển.

Huế đầu tư xây dựng hệ thống các công viên, tượng, các công trình văn hóa. Trùng tu Đại Nội và một số di tích quan trọng để phát triển thành trung tâm du lịch đặc sắc của Việt Nam.

Huế còn tăng cường các hoạt động đối ngoại, tăng cường quảng báo giá trị văn hóa. Thông qua đó, thu hút lượng lớn khách du lịch tham quan.

2. Mua bán nhà đất Huế phát triển nhờ các tiềm năng du lịch

Huế có khá nhiều các di sản được giữ gìn từ các đời trước. Đồng thời, vị trí địa lý và các cơ sở hạ tầng được phát triển cũng giúp du lịch Huế phát triển.

Huế là nơi có vị trí địa lý nằm trên con đường di sản miền Trung. Bao gồm các tỉnh Đà Nẵng – Quảng Nam – Huế – Quảng Trị – Quảng Bình. Huế cũng nằm trên hành lang kinh tế xuyên Á Đông – Tây (Việt Nam – Lào – Thái Lan – Myanmar).

Huế nằm ở phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 105km. Huế đủ điều kiện để mở rộng liên kết kinh tế, du lịch với nhiều tỉnh thành phố và thế giới.

Những năm gần đây, Huế đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông. Yếu tố này giúp hỗ trợ tích cực hơn nữa cho phát triển kinh tế – du lịch.

Tỉnh còn đẩy nhanh các tiến độ của những dự án đầu tư trọng điểm làm động lực thúc đầy phát triển nhanh. Như dự án về các đường Quốc lộ 1A, 49A, 49B, đường cao tốc La Sơn – Túy Hòa, đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn. Mở rộng nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Phú Bài.

Những yếu tố đó, thúc đẩy quá trình di chuyển, thông thương được thuận lợi. Và thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư bất động sản vào thị trường hấp dẫn này.

3. Du lịch Huế phát triển thúc đẩy loại hình du lịch nghỉ dưỡng phát triển

Ngành du lịch Huế ngày càng phát triển, có tỷ lệ tăng trưởng cao. Trong tương lai, Huế vẫn được đánh giá là một trong những nơi tăng trường du lịch mạnh nhất Việt Nam và khu vực.

Lượng khách tham quan du lịch tăng, nhu cầu về nơi lưu trú và nghỉ dưỡng cũng ngày càng tăng. Do đó, lợi nhuận đến từ việc tăng giá và từ lượng khách du lịch trong quá trình cho thuê khá hấp dẫn.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Huế đang thu hút khá nhiều đại gia bất động sản. Sự xuất hiện của họ giúp cho việc mua bán nhà đất Huế mấy năm gần đây cũng sôi động hơn.

Condotel được viết tắt từ Condo & Hotel, nghĩa là căn hộ khách sạn hay là khách sạn căn hộ. Về hình thức thì condotel hoạt động tương tự như một khách sạn.

Sự xuất hiện loại hình condotel này hứa hẹn sẽ mang đến một làn gió mới cho bất động sản Huế. Các nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội hơn khi thông tin về dự án condotel được triển khai.

Điển hình là dự án condotel Apec Mandala Wynham Huế được quản lý bởi Wyndham Hotels Group (Mỹ). Dự án này được hưởng lợi từ các tiện ích ngoại khu và được phát triển thêm các tiện ích nội khu. Nó khắc phục điểm yếu của du lịch HUế về đa dạng khu vui chơi, nâng cao chất lượng phục vụ.

Chủ sở hữu căn condotel sẽ có toàn quyền lựa chọn phương án sử dụng đối với tài sản. Họ có thể cho thuê, ủy thác kinh doanh hoặc sử dụng để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng cho bản thân.

4. Mua bán nhà đất Huế và tín hiệu tăng trưởng trên thị trường bất động sản

Khu vực miền Trung trong giai đoạn này, có sự bứt phá vượt trội của các tỉnh mới nổi. Như bất động sản Quy Nhơn với xu hướng thiên về nghỉ dưỡng, Quảng Ngãi, Huế…

Trong đó, việc mua bán nhà đất Huế có sự bứt phá ngoạn mục nhất. Với giá tăng đến 100% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng 40-50% so với 6 tháng đầu năm 2018. Mức giá này chủ yếu nằm ở phía Tây Nam và một phần phía Đông Nam của Huế.

Mức giá tăng từ 40 – 60% quanh khu vực tòa nhà Vinpearl khiến giá đất khu này lên đến 170 triệu đồng/m2.

Du lịch Huế ngày càng phát triển, thu hút được lượng khách tham quan, nghỉ dưỡng tại vùng đất cố đô ngày càng nhiều. Tỉnh đã và đang hỗ trợ các thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai…từ khâu chuẩn bị cho đến khi dự án hoàn thành.

Huế đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, thực hiện các cải cách về thủ tục hành chính. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong công tác đầu tư, kinh doanh.

5. Mua bán nhà đất Huế được dự đoán là tâm điểm mới của bất động sản miền Trung

Với thế mạnh là du lịch, nên Huế đã và thu hút được khá nhiều nhà đầu tư vào thị trường mua bán nhà đất Huế. Đặc biệt là đối với loại hình bất động sản du lịch.

Huế có đường bờ biển dài với nhiều bãi biển được đánh giá đẹp như Lăng Cô, Thuận An… Do đó, khi bất động sản nghỉ dưỡng phát triển, những khu vực biển này khiến các nhà đầu tư không thể bỏ qua.

Điển hình có khu nghỉ dưỡng Địa Trung Hải được xây dựng ở Lăng Cô. Hoặc dự án Bavico Resort & Spa Tam Giang tại biển Thuận An.

Một số nhà đầu tư triển khai và được ghi nhận trên thị trường như

Dự án Huế Green City do Tổng công ty CP xây dựng Điện Việt Nam làm chủ đầu tư. Công ty Đất Xanh MIền Trung hợp tác đầu tư và phát triển

Trung tâm thương mại – khách sạn 5 sao Nguyễn Kim do Công ty cổ phần Đầu tư Nguyễn Kim làm chủ đầu tư…

Dự án nhà ở xã hội của Xuân Phú, Vicoland, Aranya và dự án của Công ty CP kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế. Các dự án với gần 1.100 căn hộ đã được bàn giao và đưa vào sử dụng…

Với thế mạnh về du lịch, kinh tế Huế cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao. Kinh tế phát triển, kèm theo việc thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư bất động sản vào Huế.

Để tham khảo được các thông tin nhà đất Huế cần bán mới nhất, bạn hãy truy cập vào chúng tôi hoặc chúng tôi Đó đều là hai trong số những trang web bất động sản uy tín và có lượng khách truy cập cao.

Các thông tin bán nhà đất ở Huế luôn được cập nhật thường xuyên trên thị trường. Nó sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình hình mua bán nhà đất Huế và lựa chọn phương thức đầu tư phù hợp.

– Vân Anh ( Content Writer) –

Đà Nẵng: Nhiều Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch ” Đô Thị &Amp; Phát Triển

Theo thống kê của Sở Du lịch TP. Đà Nẵng tổng lượt khách đến Đà Nẵng năm 2016 đạt hơn 5,5 triệu lượt, tăng 18,4% so với năm 2015; trong đó khách quốc tế đạt 1,67 triệu lượt, tăng 32,4% so với năm 2015. Tổng thu du lịch đạt 16.082 tỷ đồng, tăng 25,4% so với năm 2015. Dự kiến năm 2017, thành phố Đà Nẵng sẽ đón được 6,5 triệu lượt khách, trong đó có hơn 2 triệu lượt khách quốc tế. Tính đến tháng 9/2017, tổng số lưu trú trên địa bàn thành phố lên 653 cơ sở lưu trú với 25.756 phòng. Tổng số đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố là 313 đơn vị; thành phố có trên 3.158 hướng dẫn viên, 730 xe đạt chuẩn phục vụ du lịch. Hiện thành phố có 83 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch dịch vụ với tổng vốn đầu tư khoảng 7,3 tỷ USD (tương đương 153 ngàn tỷ đồng).

Với những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực du lịch, ông Vinh chia sẻ, thời gian qua Đà Nẵng đã được nhiều du khách, doanh nghiệp, các tổ chức du lịch, các tạp chí, trang mạng chuyên về du lịch trên thế giới bình chọn và đánh giá cao, đặc biệt năm 2016 thành phố Đà Nẵng nhận được giải thưởng danh giá “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu Châu Á” góp phần định vị hình ảnh và từng bước khẳng định vị trí thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng nâng tầm quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động du lịch vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đó là các dự án quy hoạch điểm xây dựng cầu tàu, bến du thuyền đã có, nhưng các dự án chậm triển khai, ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch đường sông; thiếu chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí; sự phát triển nhanh của khách sạn, condotel, một số thị trường khách tăng nhanh đã có những phức tạp quá tải, không đáp ứng kịp về cơ sở hạ tầng và nhân lực, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch còn hạn chế đã phần nào ảnh hưởng đến môi trường du lịch của thành phố…

Bên cạnh đó, Bà Dương Thùy Dung – Giám đốc cấp cao của Công ty kinh doanh Dịch vụ bất động sản CBRE Việt Nam cho biết trong những năm qua lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng đã tăng trưởng rất nhanh nhưng so với các thành phố biển khác trong khu vực như: Phuket, Pattaya (Thái Lan) hay Bali (Indonesia) thì số lượng còn khiêm tốn gấp nhiều lần. Trong năm 2017, thị trường cho thấy sự dịch chuyển rõ nét hơn về quốc tịch khách quốc tế đến Đà Nẵng, du khách đến từ Hàn Quốc đã bắt đầu vượt du khách Trung Quốc về số lượt khách. Nếu trong năm 2015, khách Hàn Quốc chiếm 17,2% thì trong nửa đầu năm 2017 tỷ lệ này tăng lên 30%.

Tại thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng trong quý 3/2017 có 133 khách sạn từ 3- 5 sao, trong đó có 14.419 phòng , 771 biệt thự nghỉ dưỡng bán, 7.697 căn hộ nghỉ dưỡng bán. Tổng nguồn cung khách sạn từ 3 đến 5 sao ở Đà Nẵng là 14.000. Còn ở Phuket (Thái Lan), theo thống kê lên tới 81.000 phòng khách sạn. Số lượng nhiều như thế là để phục vụ tăng trưởng du lịch cũng rất là cao. Tiềm năng phát triển của Đà Nẵng còn rất là nhiều, và nếu chúng ta phát triển đúng hướng, tham khảo bài học thành công ở trong khu vực thì chúng tôi tin rằng trong thời gian không xa, Đà Nẵng sẽ đuổi kịp thị trường Phuket.

Hiện nay tiềm năng phát triển du lịch của Đà Nẵng còn rất lớn, trong đó hoạt động kinh doanh bất động sản du lịch tại Đà Nẵng đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Đà Nẵng hiện đang thiếu các tổ hợp dịch vụ vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm, khu mua sắm, ẩm thực cũng như các show diễn nghệ thuật có quy mô lớn, đặc sắc nhằm thu hút và giữ chân du khách. Thành phố cũng thiếu chính sách ưu tiên cho việc đầu tư vào lĩnh vực này, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Empire Trịnh Việt Hưng cho hay.

Ngoài ra, các dự án xây dựng cầu tàu, bến du thuyền đang trong tình trạng triển khai chậm, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch đường sông.

Gửi đến Hội nghị bài tham luận đề tài “Phát triển du lịch Đà Nẵng bắt kịp phát triển du lịch toàn cầu” Ông Nguyễn Quang Hải- Trưởng ban Phát triển dự án của Tập đoàn Sun Group nhìn nhận, hiện nay và trong tương lai, xu thế du lịch MICE (du lịch hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng) trên thế giới phát triển mạnh. Đà Nẵng có đủ mọi yếu tố, tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này, có thể trở thành một trung tâm du lịch MICE mới của châu Á nếu tận dụng hợp lý những thế mạnh đang có về sông nước, biển, núi để tạo nên những sản phẩm du lịch mới, độc đáo, mang lại những trải nghiệm khác biệt; Cần xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ từ cảng hàng không, cảng biển cho tới hệ thống cơ sở lưu trú hạng sang với các tiện nghi vật chất và sức chứa tới hàng ngàn người cùng lúc. Đây là loại hình rất tiềm năng, có khả năng mang lại doanh thu cao hơn cả và đối tượng khách cũng yêu cầu cao hơn nhiều so với khách du lịch tham quan thông thường, lại không chịu tác động bởi yếu tố vụ mùa; Đầu tư phát triển du lịch ẩm thực, mua sắm, khu vui chơi giải trí ban đêm.

Cũng như đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Đầu tư vào ngày 15/10, Thủ tướng đánh giá cao sự năng động, sáng tạo của chính quyền thành phố Đà Nẵng trong việc chủ động đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cải cách thủ tục hành chính, thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố cảng biển lớn, đô thị trung tâm quốc gia, là một trong những trọng điểm phát triển của đất nước.

Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng đến gần. Đây là cơ hội để Đà Nẵng giới thiệu, quảng bá và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, giới thiệu đến các nhà đầu tư quốc tế một thành phố trẻ, năng động, hiếu khách, một điểm đến đầu tư nhiều triển vọng, một điểm đến du lịch hấp dẫn.

Bích Phượng ĐTPT/Số – 70

Làng Nghề Thủ Công Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Huế

Làng nghề thủ công tiềm năng phát triển du lịch Huế

du lịch Đà Nẵng- Huế khám phá làng nghề thủ công truyền thống, được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình lịch sử khai phá, mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn, nhất là sau khi các chúa Nguyễn chọn Phú Xuân làm thủ phủ xứ Đàng Trong, rồi vua Nguyễn chọn nơi đây làm kinh đô của nước Việt Nam. Từ vai trò thủ phủ của xứ Đàng Trong (thời chúa Nguyễn), sau đó là kinh đô của quốc gia phong kiến thời cận đại (triều Nguyễn), nhiều nghệ nhân và ngành nghề nổi tiếng khắp nước đã quy tụ về đây theo lệnh trưng tập của chính quyền trung ương. Do đó, Huế trở thành một trung tâm công nghiệp quan trọng, cung ứng sản phẩm cao cấp cho triều đình, cho các tầng lớp thượng lưu và một số mặt hàng dân gian…

7 địa danh du lịch hot nhất xứ Huế

Theo thống kê, đến thế kỉ XIX, kinh đô Huế có khoảng 95 tượng cục với hàng nghìn thợ giỏi ở nhiều ngành nghề khác nhau. Thời Minh Mạng có tới 7.277 thợ làm việc ở các tượng cục. Dưới thời Đồng Khánh khi triều đình Nguyễn mất đi quyền tự chủ thì Huế vẫn có 1.682 thợ làm việc trong 67 tượng cục do Bộ Công và Nha Thông Bảo quản lí.

Ở Huế, nghề thủ công có những đặc điểm rất đặc biệt. Đó là hình thức các làng nghề (gốm Phước Tích, tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên, rèn Thanh Lương…), nhóm nghề (đúc đồng ở phường Đúc, mây tre đan Quảng Điền), phố nghề (nghề thêu ở Phan Đăng Lưu, Lê Lợi…), xóm nghề (nghề mộc và chạm khảm Thuận Hòa, vàng mã Phú Cát, Phú Hiệp…), phố nghề (thêu Phan Đăng Lưu, Lê Lợi…). Qua đó, đã có sự gắn kết của nhiều nghề thủ công với đời sống, nhu cầu của tầng lớp từ dân gian cho đến cung đình.

Trong quá trình phát triển, các làng nghề ở Thừa Thiên – Huế đã trải qua nhiều bước thăng trầm, gắn liền với những biến động của lịch sử. Một điều đáng mừng là hiện nay, nhiều ngành nghề truyền thống Huế có một lớp nghệ nhân tay nghề cao, đóng góp nhiều đến quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị của nghề thủ công truyền thống. Có thể kể đến như nghề đúc đồng có nghệ nhân Nguyễn Văn Sính (phường Đúc), nghề thêu ren có nghệ nhân Lê Văn Kinh (hiệu thêu Đức Thành, Huế), nghề làm nón có nghệ nhân Thái Đô ở Mỹ Lam (Phú Vang), nghề mộc mỹ nghệ có nghệ nhân Lê Văn Xanh (Tây Lộc), nghệ nhân Lê Hoành Khánh, nghệ nhân Ngô Đức Phi (Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền), nghề đan lát có nghệ nhân Thái Phi Hùng, Võ Chức ở HTX mây tre đan Bao La, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, nghề làm tranh làng Sình có nghệ nhân Kỳ Hữu Phước (Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang)… trong đó nhiều nghệ nhân được nhà nước phong tặng nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân gian…

Nguồn tin: baomoi.com

Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Xanh Ở Côn Đảo

Tiềm năng phát triển du lịch xanh ở Côn Đảo

Côn Đảo là nơi đang phát triển mạnh mẽ khi giao thông đến đảo được kết nối, rút ngắn thời gian đi lại của ngư dân và du khách. Song song với du lịch tâm linh, những chuyến hành trình như: khám phá hệ sinh thái rừng, xem rùa đẻ trứng và những chuyến ngụp lặn dưới biển để chiêm ngưỡng những rạn san hô rực rỡ … thu hút du khách từ khắp mọi miền về với Côn Đảo.

Hầm Xay Lúa Nhà Tù Ở Côn Đảo

nơi nàylà nơi đang phát triển mạnh mẽ khi giao thông đến đảo được kết nối, rút ngắn thời gian đi lại của ngư dân và du khách. Song song với du lịch tâm linh, những chuyến chương trình như: khám phá hệ sinh thái rừng, xem rùa đẻ trứng và những chuyến ngụp lặn dưới biển để chiêm ngưỡng những rạn san hô rực rỡ … thu hút du khách từ khắp mọi miền về với Côn Đảo.

Ngoài những chuyến tàu chở khách từ Vũng Tàu, mỗi ngày còn có 2 chuyến tàu cao tốc từ cửa biển Trần Đề (Sóc Trăng) chở trên 300 hành khách và số chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh đã tăng rất nhiều, làm lượng khách tới đây tăng vọt. Chỉ trong 4 tháng đầu năm nay, đã có 32.000 lượt khách ra đảo, tăng 55,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng doanh thu đạt trên 151 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu khách quốc tế đạt gần 21 tỷ đồng… Để đạt được những kết quả khả quan đó, ngoài yếu tố kết nối giao thông, phải khẳng định là nhờ sự phát huy ưu thế về du lịch sinh thái biển – rừng Côn Đảo.

Vườn Quốc gia nơi đâycó trên 1.000 loài thực vật có mạch, 44 loài thực vật lần đầu tiên được mô tả tại các đảo, cùng nhiều loại động vật đa dạng. Trong đó phải kể đến loài chim ở mảnh đất này không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác, như loài bồ câu nicoba, chim nhiệt đới, chim điên mặt xanh.

Bên cạnh đó vườn quốc gia còn có hệ thống rừng ngập mặn khoảng 31ha với 46 loài thực vật. Tuy nhiên, điểm nhấn là các rạn san hô ở Côn Đảo thuộc loại cổ xưa nhất Việt Nam, phân bố tại khu vực nước nông xung quanh các đảo, chiếm tổng diện tích khoảng 1.000ha. Vườn Quốc gia vùng này được Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận là khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và khu Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam.

Loại hình dịch vụ tham quan các hòn đảo phát triển. Đến năm 2010 thì phát triển mạnh hơn khi các đơn vị đã đầu tư hơn 30 tàu – ca nô cao tốc để đưa du khách từ thị trấn Côn Sơn ra các hòn đảo, giúp du khách có thể theo dõi rùa đẻ, ngắm san hô, tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên được bảo tồn gần như hoang sơ.

Có những du khách đã chia sẽ: Đến tham mảnh đất nàyđiều mà hộ ấn tượng nhất đó là những cung điện dưới đáy biển được tạo bởi các rạn san hô và thảm cỏ cùng những loại thủy sinh vô cùng sống động mà không phải nơi nào cũng có được.

Vẻ đẹp của vùng này được những được du khách, giới báo chí trong nước và quốc tế hết lời ca ngợi.

Hiện Côn Đảo xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn duy nhất trong vòng 5 năm tới. Với những hệ thống di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo, khu Ramsar, được tổ chức thế giới công nhận, hệ sinh thái phong phú nhờ được bảo tồn và giữ gìn, kết cấu hạ tầng phát triển tốt đáp ứng cơ bản nhu cầu của du khách đã hình thành nên sản phẩm chủ đạo của du lịch Côn Đảo là di tích lịch sử, tâm linh kết hợp với du lịch sinh thái và các loại hình du lịch tham quan, ẩm thực, khám phá làng nghề nuôi cấy ngọc trai, làm mứt hạt bàng…

Trên cơ sở khai thác hợp lý thế mạnh về giá trị tài nguyên biển, rừng của vườn quốc gia, phát huy giá trị khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, ưu tiên phát tiển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, văn hóa tâm linh đồng thời gắn kết với thị trường quốc tế.

Tuy nhiên lượng khách nơi nàytăng mạnh là một tín hiệu vui nhưng cũng đáng lo bởi hiện tại hệ thống nhà nghỉ khách sạn trên địa bàn chỉ có 53 cơ sở với sức chứa gần 2.500 người/ngày đêm. Với tốc độ phát triển du lịch “nóng” như hiện tại thì cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ và nhất là thiếu đội ngũ lao động lành nghề qua đào tạo. Mặt khác, việc phát triển du lịch là hướng đi đúng đắn, nhưng bên cạnh đó cũng cần phải chú ý tới công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học để đáp ứng nhu cầu của du khách, đưa hành trình phát triển bền vững trong thời gian tới.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mua Bán Nhà Đất Huế Với Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ở Cố Đô! trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!