Xu Hướng 5/2023 # Năng Lực Cạnh Tranh Lữ Hành Và Du Lịch Của Việt Nam Tăng 8 Bậc # Top 5 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Năng Lực Cạnh Tranh Lữ Hành Và Du Lịch Của Việt Nam Tăng 8 Bậc # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Năng Lực Cạnh Tranh Lữ Hành Và Du Lịch Của Việt Nam Tăng 8 Bậc được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Việt Nam tăng 8 bậc trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch

Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh ngành Lữ hành và Du lịch (TTCI) năm 2017 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 67/136 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng, tăng 8 bậc so với năm 2015 (75/141).

Du lịch Việt Nam có nhiều triển vọng trong thời gian tới.

WEF xếp hạng TTCI định kỳ 2 năm một lần, dựa trên 4 yếu tố chính: Môi trường, chính sách, cơ sở hạ tầng, các nguồn tự nhiên và văn hóa cho ngành du lịch. Tất cả đều được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 7.

Trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam đứng thứ 67/136, được 3.78 điểm, tăng 8 hạng (+8) so với năm 2015. Lần xếp hạng này, Việt Nam đã tiến bộ hơn, được xếp vào nửa trên, lấy mức trung bình là 68/136 so với năm ngoái nước ta ở nửa dưới, mức trung bình là 70/141, Việt Nam chỉ đạt 75/141. Việt Nam có cùng điểm số với Oman (đứng thứ 66/136) và Romania (đứng thứ 68/136).

Trong nhóm chỉ số về An ninh và an toàn, Việt Nam xếp thứ 57/136 (tăng 18 hạng so với 75/141). Chỉ số cao nhất chúng ta đạt được nhóm này là “Chỉ số của tỷ lệ khủng bố” xếp thứ 1/136. Về chỉ số thống kê hằng tháng chúng ta cũng đứng số 1 thế giới. Trong tình hình bất ổn an ninh đang gia tăng, tình trạng khủng bố xảy ra ở nhiều nước trên thế giới và khu vực ASEAN nhưng với vị trí số 1, Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và chính trị ổn định.

Tuy nhiên, trong nhóm “Sự cởi mở đối với quốc tế”, Việt Nam còn nhiều hạn chế, đứng thứ 73/136. Trong đó, “Tính mở cửa song phương vận chuyển hàng không” chúng ta xếp thứ 40, tăng 3 bậc; “Yêu cầu về thị thực nhập cảnh” xếp thứ 113/136 (tăng 6 bậc so với 119/141); thấp nhất là chỉ số “Thỏa thuận tự do thị thực” xếp thứ 116. Trong khi đó, các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia dù đối mặt với nhiều nguy cơ về an ninh nhưng những nước này vẫn duy trì chính sách thị thực nhập cảnh thông thoáng, đánh giá đúng những lợi ích mà ngành Du lịch mang lại cho quốc gia. Do đó, nếu Việt Nam không nâng cao được chỉ số “Yêu cầu về thị thực nhập cảnh” thì năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam khó có thể đuổi kịp các nước trong khu vực; khó có thể thu hút được khách ở những thị trường xa, khách đi nhiều nước, ở dài ngày và có chi tiêu cao như châu Âu, Bắc Mỹ. Hơn nữa, không đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, du lịch Việt Nam càng khó kết nối với các điểm đến trong khu vực, hạn chế khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhóm các chỉ số về nguồn nhân lực, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa Việt Nam được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao khi nguồn nhân lực xếp thứ 37, tăng 18 bậc; tài nguyên tự nhiên đứng thứ 34 và tài nguyên văn hóa đứng thứ 30. Khả năng cạnh tranh giá của Việt Nam giảm 13 bậc, đứng thứ 35/136. Tuy nhiên, thứ hạng này vẫn thể hiện điểm đến Việt Nam có giá cả dịch vụ vừa phải, hợp túi tiền nhiều du khách và có khả năng thu hút khách trong tình hình kinh tế thế giới nói chung có nhiều khó khăn.

Nhóm các chỉ số về hạ tầng và môi trường của Việt Nam được đặc biệt lưu ý quan tâm khi phát triển. Trong đó cần tập trung vào tính bền vững môi trường vì chỉ số này được đánh giá rất kém, đứng thứ 129; mức phát thải xếp thứ 128; tính khắt khe về những quy định môi trường đứng thứ 115; xử lý nước hạng 107; tái trồng rừng xếp thứ 103.

Trong khu vực ASEAN, Singapore vẫn dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh, được 4.85 điểm nhưng đứng vị trí thứ 13/ 136, tụt 2 hạng so với 11/141 năm 2015; Malaysia đứng thứ 26 (tụt 1 hạng); Thái Lan vị trí thứ 34 (tăng 1 hạng); Indonesia vị trí thứ 42 (tăng 8 hạng). Việt Nam đứng trên Philippines, vị trí 79 (tụt 5 hạng); Lào đứng thứ 94 (tăng 2 hạng); Campuchia đứng thứ 101 (tăng 4 hạng). Trung Quốc, nước láng giềng của Việt Nam, là nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới, thị trường du lịch lớn nhất thế giới xếp thứ 15, đạt 4.72 điểm (tăng 2 bậc).

• Top 10 quốc gia có chỉ số TTCI cao nhất năm 2017 lần lượt là Tây Ban Nha đứng thứ nhất, 5.43 điểm (0); Pháp ở vị trí số 2, 5.32 điểm (0); Đức đứng thứ 3, 5.28 điểm (0); Nhật Bản thứ 4, 5.26 điểm (+5); Anh thứ 5, 5.20 điểm (0); Mỹ xuống vị trí 6, 5.12 điểm (-2); Úc đứng thứ 7, 5.10 điểm (0); Ý vẫn giữ vị trí 8, 4.99 điểm (0); Canada lên vị trí số 9, 4.97 điểm (+1); Thụy Sĩ tụt xuống thứ 10, 4.94 điểm (-4)

-NK Tổng hợp-

Đánh Giá Khả Năng Cạnh Tranh Sản Phẩm Du Lịch Của Việt Nam Với Sản Phẩm Du Lịch Của Trung Quốc

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, với rất nhiều công trình văn hóa – lịch sử nổi tiếng trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng và đang trở thành một trong những cường quốc về kinh tế và quân sự trên thế giới. Là người bạn gần gũi và quen thuộc với của nhân dân Việt Nam, có sự tương đồng về văn hóa nên nhiều sản phẩm du lịch văn hóa có tính tương đồng, nằm ngay sát với Việt nam nên ít nhiều các sản phẩm du lịch của Trung Quốc có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới thị trường khách du lịch đến Việt Nam. Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam với sản phẩm du lịch của Trung Quốc để ngành du lịch của chúng ta biết được cần phải làm những gì để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm du lịch của mình và ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam.

* Một số chỉ tiêu kinh tế của hai nước

Việt Nam là đất nước nhỏ bé so với Trung Quốc, theo thống kê năm 2005 thì dân số của Việt Nam chỉ bằng 6,8% dân số của Trung Quốc. Về diện tích thì Việt Nam chỉ bằng khoảng 3,5% diện tích của Trung Quốc. Điều đó cho thấy Trung Quốc là một đất nước rộng lớn và đông dân hơn rất nhiều so với Việt Nam.

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của Trung Quốc cũng rất ấn tượng, theo thống kê năm 2005 giá trị GDP của Trung Quốc đạt 2.234,1 tỷ USD trong khi đó chỉ số này ở Việt Nam mới chỉ là 51,4 tỷ USD chỉ bằng 2,3% tổng giá trị GDP mà Trung Quốc tạo ra. Trong đó tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 10,2% trong khi đó tóc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 8,4%. Những con số này cho thấy Trung Quốc là nền kinh tế lớn và phát triển hơn rất nhiều so với nền kinh tế của Việt Nam.

* Một số chỉ tiêu du lịch:

Năm 2005, giá trị GDP mà ngành du lịch Trung Quốc tạo ra là 63.424 triệu USD trong khi đó với chỉ tiêu này thì ngành du lịch Việt Nam tạo ra được 1.834 triệu USD chỉ chiếm khoảng 2,9% giá trị GDP mà ngành du lịch Trung Quốc tạo ra. Theo dự báo của tổ chức du lịch và lữ hành quốc tế thì trong giai đoạn 2007 đến 2016 thì tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ là 8,7% trong khi đó cũng theo dự báo của tổ chức này thì tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chỉ là 6,2%. Với quy mô rất lớn cộng với tốc độ tăng trưởng dự kiến lớn hơn nhiều so với Việt Nam thì trong giai đoạn 2007 đến 2016 thì du lịch Trung Quốc càng vượt rất xa so với du lịch của Việt Nam.

Năm 2005, du lịch Trung Quốc đã tạo ra 17.383 ngàn việc làm trực tiếp từ các hoạt động du lịch, trong khi đó số lao động trực tiếp mà ngành du lịch Việt Nam tạo ra là 953 ngàn lao động chỉ chiếm 5,5% lực lượng lao động mà ngành du lịch Trung Quốc tạo ra, điều này càng khẳng định du lịch Trung Quốc có quy mô rất lớn so với du lịch Việt Nam. Lượng lao động mà ngành du lịch Trung Quốc tạo ra chiếm 10,3% lượng lao động của toàn bộ nền kinh tế trong khi đó lượng lao động mà ngành du lịch Việt Nam tạo ra chỉ chiếm 2,5% lượng lao động trong toàn bộ nền kinh tế. Điều đó cho thấy vai trò của ngành du lịch Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của Trung Quốc, còn du lịch Việt Nam thì mức độ ảnh hưởng là thấp hơn nhiều.

Đánh giá một số tiêu chí cạnh tranh giữa sản phẩm du lịch của Trung Quốc với sản phẩm du lịch của Việt Nam:

* Các yếu tố nội hàm:

a- Tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch:

a- Tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch:

Tiêu chí về tài nguyên văn hóa thì Trung Quốc thực sự có lợi thế rất lớn so với Việt Nam. Theo đánh giá của tổ chức du lịch và lữ hành quốc tế năm 2007 thì Trung Quốc được xếp hạng thứ 60 và đạt số điểm 4,4 trong khi đó Việt Nam kém tới 24 bậc và được xếp hạng thứ 84 và chỉ đạt số điểm là 3,8 điểm.

Tiêu chí đánh giá các khu vực được quốc gia bảo vệ thì Trung Quốc được đánh giá ở vị trí khá xếp thứ 56 trong khi đó du lịch Việt Nam được đánh giá ở mức thấp xếp thứ 88. Tiêu chí đánh giá về số lượng di sản thế giới thì Trung Quốc được đánh giá rất cao và đây là một trong 3 cường quốc có số lượng lớn về di sản thế giới, với tiêu chí này Việt Nam chỉ đứng thứ 48.

Điều này cho thấy Trung Quốc có lợi thế vượt trội so với Việt Nam về tài nguyên du lịch văn hóa, với lợi thế to lớn này thì Việt Nam khó có thể cạnh tranh với du lịch Trung Quốc về loại sản phẩm du lịch mà dựa trên yếu tố tài nguyên du lịch văn hóa.

b- Khả năng tiếp cận sản phẩm du lịch:

Về tiêu chí thủ tục Visa, Theo đánh giá của tổ chức du lịch và lữ hành thì tiêu chí này của Việt Nam và Trung Quốc là tương đương nhau và được xếp ở vị trí thứ 94.

Tiêu chí về cơ sở vận chuyển hàng không: đây là tiêu chí khá quan trọng đối với hoạt động du lịch trong thời kỳ hội nhập và mở cửa với thế giới, nó rút bớt khoảng cách về mặt không gian, đồng thời có thể tiết kiệm về mặt thời gian và tiền bạc cho du khách. Với tiêu chí này thì Trung Quốc được đánh giá khá cao xếp thứ 36, trong khi đó tiêu chí này của Việt Nam chỉ được đánh giá ở mức yếu và được xếp ở hạng 90.

Tiêu chí về cơ sở vận chuyển đường bộ: cũng là tiêu chí có ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch của mỗi quốc gia. Tiêu chí này, Trung Quốc cũng được đánh giá là khá tốt, được xếp hạng 45 trong khi đó chỉ tiêu này của Việt Nam được đánh giá ở mức thấp xếp thứ 85.

Tiêu chí về phương tiện vận chuyển đường sắt: cũng là một trong những tiêu chí có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch. Theo đánh giá của tổ chức du lịch và lữ hành quốc tế thì tiêu chí về phương tiện vận chuyển đường sắt của Trung Quốc được xếp thứ 33 trong khi đó tiêu chí này của Việt Nam là 70 điều này cho thấy khả năng cạnh tranh về phương tiện vận chuyển đường sắt của Việt Nam so với Trung Quốc là khó có thể cạnh tranh được trong thời gian ngắn.

Tiêu chí về cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển du lịch của Trung Quốc và Việt Nam đều bị đánh giá ở mức yếu kém, Trung Quốc xếp thứ 113 thì Việt Nam chỉ đứng trên có 3 nước xếp hạng thứ 121. Đây là tiêu chí cần phải được quan tâm để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm du lịch tại mỗi điểm đến.

c- Giá cả:

Tiêu chí về giá sản phẩm du lịch của Việt Nam và Trung Quốc đều được đánh giá ở mức cao, Trung Quốc xếp thứ 11 thì tiêu chí này của Việt Nam xếp thứ 10. Điều đó cho thấy về giá thì sản phẩm du lịch của Việt Nam và Trung Quốc đều có lợi thế rất lớn về giá, mặc dù sản phẩm du lịch Việt Nam có lợi thế hơn một chút về giá so với sản phẩm du lịch Trung Quốc tuy nhiên tiêu chí cạnh tranh này chưa thực sự rõ ràng bởi lợi thế về giá giữa sản phẩm du lịch Trung Quốc và Việt Nam là gần như tương đương nhau. Có thể lấy ví dụ: giá vé vào các khu du lịch ở Trung Quốc không rẻ như ở Việt Nam vé vào cổng vạn Lý Trường thành hay vào Cố Cung giá tới 90 nhân dân tệ, tương đương với 170 ngàn đồng Việt Nam, nhưng bù lại, du khách lại được thong dong, ở khu du lịch nào cũng có hướng dẫn viên du lịch biết tiếng địa phương hay ngoại ngữ để du khách “thuê” hướng dẫn, được sử dụng toilet sạch sẽ và quan trọng nhất là một môi trường sạch, các khu du lịch có quy mô đồ sộ, nhưng không có rác trên đường. Điều này làm cho yếu tố về giá sản phẩm du lịch giữa hai nước là không có lợi thế vượt trội.

d- Chất lượng phục vụ:

Chi tiêu của du khách phần nhiều vào ăn nghỉ, thường chi phí này chiếm từ 20 đến 30% tổng chi phí cho toàn bộ chuyến du lịch, chính vì thế đối với du khách và những nhà nghiên cứu thì tiêu chí đánh giá về cơ sở vật chất ngành du lịch rất được quan tâm. Tiêu chí về hệ thống phòng khách sạn của Việt Nam và Trung Quốc được đánh giá tương đương nhau trong khi Trung Quốc được xếp hạng thứ 87 thì Việt Nam được xếp hạng thứ 88. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh về phòng khách sạn của 2 nước là tương đương nhau, không có sự trênh lệch nhiều.

Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với hoạt động du lịch, nó có tính quyết định lớn tới chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch và là nhân tố cần thiết đảm bảo khả năng thực thi các hoạt động du lịch tại mỗi điểm đến. Theo đánh giá, về nguồn nhân lực của du lịch Trung Quốc đứng thứ 74/124 nước, số điểm đánh giá là 5 điểm. Trong khi đó nguồn lao động của Việt Nam đứng thứ 81 kém Trung Quốc 7 bậc và có được số điểm là 4,9 điểm.

Về chất lượng giáo dục và đào tạo trong ngành du lịch thì Trung Quốc được xếp thứ 72 và có được số điểm là 4,6 điểm, cũng theo tiêu chí này thì Việt Nam chỉ đứng thứ 82 kém Trung Quốc 10 bậc và có được số điểm theo đánh giá là 4,3 điểm.

Tiêu chí số lượng người lao động trong ngành du lịch được đào tạo sơ cấp thì Trung Quốc được đánh giá ở vị trí rất cao, xếp vị trí thứ nhất. Điều đó cho thấy sự phổ cập giáo dục về du lịch của Trung Quốc là rất tốt mà Việt Nam cần phải học tập để giáo dục du lịch tại các điểm đến. Trong khi đó giáo dục đào tạo sơ cấp về du lịch cho đội ngũ nhân viên du lịch của Việt Nam được đánh giá ở mức yếu chỉ đứng thứ 94.

Đánh giá tiêu chí về các loại hình dịch vụ đào tạo và khả năng nghiên cứu du lịch tại mỗi điểm đến. Tiêu chí này thì Trung Quốc được đánh giá ở vị trí thứ 46 trong khi đó Việt Nam được đánh giá ở mức thấp hơn xếp vị trí thứ 76, kém Trung Quốc tới 30 bậc điều đó cho thấy những yếu kém và bất cập trong công tác nghiên cứu và đào tạo du lịch của Việt Nam so với Trung Quốc. Số lượng lao động trong ngành du lịch được đào tạo trung cấp về nghiệp vụ du lịch của Việt Nam được đánh giá cao hơn một chút so với Trung Quốc, song cả 2 nước đều đứng ở mức thấp, Việt Nam được xếp thứ 81 thì Trung Quốc được xếp thứ 83.

Về tiêu chí trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch thì du lịch Trung Quốc có tính chuyên nghiệp cao hơn so với Việt Nam, theo đánh giá xếp hạng thì tiêu chí này của Trung Quốc được xếp thứ 79 và đạt 6,0 điểm, còn Việt Nam chỉ đứng thứ 83 và số điểm chỉ đạt 5,9 điểm.

Tiêu chí đánh giá thái độ của cộng đồng dân cư tại điểm đến đối với khách du lịch thì Việt Nam có lợi thế hơn hẳn so với Trung Quốc trong khi Việt Nam xếp ở vị trí thứ 66 thì Trung Quốc được đánh giá rất thấp xếp thứ 112.

e- Khả năng được đầu tư, xúc tiến:

Vai trò của chính phủ trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam trong mấy năm gần đây được cải thiện rất nhiều, đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong lĩnh vực du lịch đã có được nhiều tiến bộ lớn song do thời gian mở cửa nền kinh tế của Việt Nam chưa lâu do vậy mà tiêu chí này của Việt Nam còn thấp xếp thứ 73 trong khi đó tiêu chí này của Trung Quốc được đánh giá ở mức khá xếp thứ 42. Đây là tiêu chí khá quan trọng và cần thiết để tạo động lực to lớn cho hoạt động du lịch phát triển. Chính vì vậy mà chính phủ và ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài có môi trường tốt để họ có thể đầu tư vào lĩnh vực du lịch của Việt Nam đồng thời nâng cao được khả năng cạnh tranh cho sản phẩm du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.

Tiêu chí đánh giá sự ưu tiên của chính phủ trong hoạt động du lịch, trong đó đánh giá sự ưu tiên của chính phủ đối với các hoạt động du lịch thì Trung Quốc và Việt Nam đều được đánh giá ở mức khá. Theo đánh giá thì tiêu chí này của Trung Quốc có phần trội hơn so với Việt Nam được xếp thứ 49 trong khi đó Việt Nam được xếp thứ 61.

Trong tiêu chí cạnh tranh về khung pháp lý thì tiêu chí về chiến lược ưu tiên đối với phát triển du lịch tại mỗi điểm đến giữa Trung Quốc và Việt Nam được xếp hạng như sau: tiêu chí này thì Trung Quốc được xếp hạng thứ 33 trong khi đó tại Việt Nam thì tiêu chí này là 76, thấp hơn 43 bậc, điều đó cho thấy sự quan tâm, đầu tư của nhà nước và chiến lược ưu tiên phát triển du lịch của Trung Quốc rất được quan tâm.

Tiêu chí đánh giá sự tham gia các hội trợ du lịch quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu sản phẩm du lịch cho một điểm đến. Đây là một tiêu chí nhằm đánh giá các hình thức quảng bá về đất nước con người và các sản phẩm du lịch đặc trưng của một điểm đến. Với tiêu chí này, Du lịch Trung Quốc được đánh giá rất cao, xếp hạng thứ 4 trong khi đó du lịch Việt Nam chỉ được đánh giá ở mức trung bình khá và xếp hạng thứ 48.

f – Vấn đề tổ chức sản phẩm:

Môi trường kinh doanh du lịch là nhân tố tác động đến đối tượng cung du lịch, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm du lịch tại mỗi điểm đến. Một điểm đến mà có môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh, đảm bảo sự kinh doanh công bằng và có sự bảo vệ của nhà nước trong hoạt động du lịch là yếu tố thực sự cần thiết và là cơ sở để cho các hoạt động du lịch tại điểm đến có cơ hội hoạt động và phát triển. Theo tổ chức du lịch và lữ hành quốc tế đánh giá thì tiêu chí về sự nghiêm ngặt trong các quy định về môi trường kinh doanh du lịch thì Việt Nam được xếp hạng thứ 108 tức là ở mức yếu kém, trong khi đó cũng chỉ tiêu này thì Trung Quốc được xếp hạng thứ 97 tức là hơn Việt Nam 11 bậc. Tuy nhiên với tiêu chí này thì cả Việt Nam và Trung Quốc đều được đánh giá ở mức yếu kém.

Tiêu chí về sự ổn định và minh bạch trong các quy định về môi trường kinh doanh du lịch thì Trung Quốc được đánh giá ở mức 76 trong khi đó Việt Nam được đánh giá ở mức yếu kém về tính minh bạch và xếp ở mức 101.

Tiêu chí về sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm tại mỗi điểm đến thì du lịch Trung Quốc được xếp hạng thứ 84 trong khi đó chỉ tiêu này của Việt Nam chỉ là 94 thấp hơn 10 bậc, điều này cho thấy vấn đề vệ sinh đảm bảo sức khỏe cho du khách tại mỗi điểm đến của Việt Nam cần phải được đầu tư và quan tâm nhiều hơn nữa để có thể cải thiện vệ sinh đảm bảo sức khỏe cho du khách tại mỗi điểm đến mới mong có thể cạnh tranh được với sản phẩm du lịch của Trung Quốc.

Tiêu chí về các biện pháp của chính phủ nhằm làm giảm rủi ro về sức khỏe cho du khách từ các dịch bệnh, đây là một trong những tiêu chí khá quan trọng vì nó đảm bảo tính mạng cho du khách khi tham gia các hoạt động du lịch tại mỗi điểm đến. Tiêu chí này mà cao thì du khách cảm thấy sẽ được an tâm trong hành trình du lịch của mình, chính điều này làm cho thương hiệu về sản phẩm du lịch được nâng cao hơn. Với tiêu chí này thì Việt Nam và Trung Quốc đều được đánh giá ở mức tốt tuy nhiên với tiêu chí này Việt Nam được đánh giá cao hơn so với Trung Quốc. Việt Nam được xếp thứ 15 trong khi đó Trung Quốc được xếp ở hạng 24.

Tiêu chí về các biện pháp của chính phủ và các địa phương nhằm cải thiện nguồn nước uống đây chính là một trong những tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mỗi điểm đến. Với tiêu chí này Việt Nam được xếp hạng thứ 83 cao hơn với cùng tiêu chí này của Trung Quốc là 6 bậc. Tiêu chí về mật độ bác sỹ thì Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 92 trong khi đó Trung Quốc được đánh giá ở mức cao hơn 13 bậc và xếp ở vị trí thứ 79.

Hệ thống các trạm ATM ngày nay càng trở nên cần thiết đối với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế, với tiêu chí này thì Việt Nam được đánh giá ở mức thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc được xếp ở thứ 85 thì Việt Nam được xếp ở hạng 93, khoảng cách này cho thấy Việt Nam cũng bị mất lợi thế cạnh tranh về tiêu chí này so với Trung Quốc.

Trong thời đại của công nghệ thông tin và truyền thông thì tiêu chí về cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động du lịch tại mỗi điểm đến. Với tiêu chí này thì Trung Quốc được xếp ở mức trung bình xếp thứ 63 trong khi đó tiêu chí này của Việt Nam xếp ở mức 88 tức là ở mức yếu.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin của Việt Nam trong mấy năm trở lại đây được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao, song việc ứng dụng internet cho hoạt động du lịch của Việt Nam vẫn bị đánh giá thấp về quy mô sử dụng, Việt Nam chỉ được xếp hạng thứ 111 trong khi đó Trung Quốc được xếp hạng thứ 75. Hiện tại khả năng cạnh tranh của Việt Nam về tiêu chí này so với Trung Quốc là chưa thể, song với sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của ngành viễn thông của Việt Nam trong thời gian tới thì trong tương lai tiêu chí này của Việt Nam sẽ được cải thiện nhanh chóng và có thể đây sẽ là một lợi thế mà Việt Nam có thể cạnh tranh được với Trung Quốc.

* Các yếu tố ảnh hưởng:

a- Thương hiệu:

a- Thương hiệu:

Tiêu chí về quyền sở hữu là tiêu chí cho thấy sự đảm bảo của nhà nước và chính phủ của nước sở tại cho môi trường hoạt động du lịch tại mỗi điểm đến, nó tạo ra sự bình đẳng và công bằng trong các hoạt động kinh doanh du lịch tại mỗi điểm đến. Theo tổ chức du lịch và lữ hành quốc tế thì tiêu chí này của Việt Nam là khá tốt đứng thứ 69 trong khi đó tiêu chí này của Trung Quốc đứng thứ 82 đây là một lợi thế mà Việt Nam cần phải phát huy và nâng cao hơn nữa để có thể nâng cao lợi thế so sánh đối với sản phẩm du lịch của mình.

Về tiêu chí đánh giá ấn tượng về thị trường và thương hiệu từ thị trường khách du lịch thì tiêu chí này của Việt Nam và Trung Quốc đều được đánh giá ở mức khá tuy nhiên Việt Nam có nhỉnh hơn một chút. Việt Nam xếp thứ 56 trong khi Trung Quốc xếp thứ 57. Điều này cho thấy thị trường và thương hiệu sản phẩm du lịch của Trung Quốc và Việt Nam rất có triển vọng để phát triển du lịch.

Có thể lấy ví dụ như du khách tìm hiểu lịch sử và thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên của đất nước Trung Hoa, Ngành du lịch từ trung ương tới địa phương luôn tạo ấn tượng cho du khách bằng cái tên ấn tượng cho mỗi điểm đến như: Bắc Kinh còn đó vàng son của quá khứ hay Bắc Kinh trái tim hồng của Trung Quốc, Vân Nam lẩn khuất mây trời hay vùng đất phía Nam những tầng mây, Nam Ninh hiện đại và giàu bản sắc, Côn Minh xa mà gần, Quế Lâm thành phố Quế Hoa, Thượng Hải xưa và nay đồng hiện, Tô Châu cổ kính và hiện đại,…

b- Chu kỳ sống của sản phẩm:

Trong khi đó ở Việt Nam các công trình văn hóa chưa được quan tâm nhiều, nhiều nơi còn để cho các di tích chuyển thành phế tích, công tác quy hoạch chưa được chú trọng, việc bảo vệ và tôn tạo các di tích cũng bị buông lỏng, làm cho nhiều tài nguyên du lịch văn hóa bị xuống cấp, nhiều di tích bị xâm hại nghiêm trọng, điều này làm rút ngắn chu kỳ sống đối với từng sản phẩm du lịch đơn lẻ. Từ những yếu tố đó cho thấy sản phẩm du lich Trung Quốc có được lợi thế hơn hơn nhiều về chu kỳ sống của sản phẩm du lịch.

Việc khai thác sản phẩm du lịch như thế nào để không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm du lịch của một điểm đến. Theo đánh giá của tổ chức du lịch và lữ hành quốc tế thì tiêu chí đánh giá các hoạt động kinh doanh du lịch làm ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái tại mỗi điểm đến của Việt Nam được xếp hạng thứ 99 trong khi đó Trung Quốc lại được đánh giá cao hơn xếp ở vị trí thứ 85, điều này cho thấy việc bảo về môi trường sinh thái đối với các hoạt động du lịch tại mỗi điểm đến của Trung Quốc là tốt hơn so với Việt Nam.

Tiêu chí đánh giá về sự ô nhiễm môi trường do khí điôxit các bon gây ra thì Trung Quốc bị đánh giá ở mức thấp xếp thứ 104 trong khi đó Việt Nam được đánh giá ở mức cao hơn song cũng bị xếp vào những nước mà môi trường bị ô nhiễm nặng do hoạt động công nghiệp khai thác gây ra và xếp ở vị trí thứ 98. Tiêu chí này có thể đe dọa đến tuổi thọ của sản phẩm du lịch.

c- Tính tương đồng với tâm lý thị trường:

Khi đời sống của con người ngày càng cao, thì sự ham muốn khám phá những nền văn hóa lớn trên thế giới ngày càng nhiều, đó chính là điều kiện cần thiết để nảy sinh nhu cầu du lịch của du khách đến với các nền văn hóa lớn trên thế giới. Hầu hết các du khách đều muốn khám phá tất cả những “hương vị” tinh hoa văn hóa của loài người, sự khám phá này càng được rõ nét hơn nếu họ được tận mắt nhìn thấy những công trình lịch sử vĩ đại, với quy mô hoành tráng, nét điêu khắc tinh sảo, nghệ thuật kiến trúc và bản sắc dân tộc độc đáo…

Trung Quốc là đất nước có nền văn hóa – lịch sử rất lâu đời và ít nhiều có ảnh hưởng đến văn minh của nhân loại. Đây là nền văn hóa có ảnh hưởng lớn tới văn hóa phương Đông đặc biệt là khu vực Châu Á. Văn hóa Trung Quốc mang đệm nét của văn minh Hoàng Hà còn văn hóa Việt Nam mang đậm nét văn minh Sông Hồng tuy nhiên đều có sự tương đồng đó là văn hóa mang phong cách phương Đông. Xét về khía cạnh lịch sử thì nền văn hóa của Trung Quốc được đánh giá lâu đời hơn so với Việt Nam thông qua các di tích lịch sử được lưu giữ, chính vì vậy mà đối với khách du lịch khi đánh giá sản phẩm du lịch dựa trên yếu tố văn hóa – lịch sử thì họ thường cho rằng sản phẩm này của Trung Quốc thường được đánh giá cao hơn so với Việt Nam.

d – Tiêu chí nổi trội:

Tiêu chí về an ninh, an toàn tại các điểm đến thì Việt Nam được đánh giá khá cao so với Trung Quốc, với tiêu chí này thì Việt Nam được xếp thứ 51 trong khi đó Trung Quốc được đánh giá xếp thứ 83. Đây có thể là một lợi thế mà sản phẩm du lịch Việt Nam cần tận dụng cho tốt để khai thác sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh với sản phẩm du lịch của Trung Quốc.

* Kết luận:

– Trung Quốc thực sự có lợi thế hơn hẳn so với Việt Nam về tài nguyên du lịch nhân văn. Chính vì thế để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm du lịch của Việt Nam so với sản phẩm du lịch của Trung Quốc thì ngành du lịch Việt Nam cần phải lựa chọn các sản phẩm du lịch dựa trên các nguồn tài nguyên tự nhiên độc đáo mà sản phẩm du lịch Trung Quốc không có hoặc không có lợi thế như: sản phẩm du lịch biển, sản phẩm du lịch rừng ngập mặn, sản phẩm du lịch dựa trên các nguồn tài nguyên lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Pháp và Mỹ,….

– Chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam cần được nâng cao, cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch tại mỗi điểm đến, nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý du lịch. Chính vì yếu tố dịch vụ kém mà làm cho hình ảnh của du lịch Việt Nam ngày càng đi xuống. Cần quan tâm tới vấn đề đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về du lịch cho lực lượng lao động trong ngành du lịch đây là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ du lịch.

– Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm du lịch của Việt Nam trong dài hạn thì điều cần quan tâm đó là phải xác định cho được vị trí và tầm quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Xây dựng một chiến lược thực sự có tầm để phát triển du lịch trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, điều này sẽ làm cho các hoạt động du lịch phát triển đúng hướng. Đầu tư vào du lịch có chọn lọc, trọng tâm và dựa vào lợi thế sẵn có về tài nguyên du lịch nổi trội để đem lại hiệu quả kinh tế cao tại các điểm đến, đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm du lịch của Việt Nam trong dài hạn.

– Vấn đề vệ sinh, an ninh, an toàn thực phẩm tại mỗi điểm đến của Việt Nam cần phải được quan tâm đầu tư, giáo dục cộng đồng dân cư và du khách về giữ vệ sinh bảo đảm môi trường sinh thái của mỗi điểm đến.

– Công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch củaViệt Nam trên trường quốc tế cần được quan tâm, coi trọng. Phải có chiến lược quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với từng loại thị trường khách, để làm sao nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, tạo được ấn tượng tốt cho khách du lịch, ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến và quay trở lại Việt Nam.

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Việt Nam Thiếu Và Năng Lực Nghề Kém

Việc các HDV du lịch nước ngoài hoạt động trái phép ở Việt Nam, có một phần do chính các HDV du lịch Việt đã không hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Thậm chí có một bộ phận HDV du lịch Việt Nam đã chấp nhận làm sitting guide (chỉ đi theo đoàn, nhận liên hệ các dịch vụ của Việt Nam khi đặt ăn, phòng nghỉ, mua sắm…). Bộ phận này sẵn sàng trình thẻ, nhận mình đang hướng dẫn cho đoàn khách nước ngoài khi có cơ quan kiểm tra, thanh tra… tiếp tay cho HDV du lịch nước ngoài qua mặt các cơ quan chức năng, có những hành vi sai trái ở Việt Nam.

Để cho những vụ việc HDV du lịch nước ngoài tác quái ở Việt Nam, ngoài việc quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, nguyên nhân chủ yếu là HDV du lịch đặc biệt là HDV du lịch nước ngoài của Việt Nam vừa thiếu vừa yếu năng lực nghề, ý thức nghề cũng rất kém. Không ít các HDV du lịch chỉ vì ham lợi cá nhân (hay cho công ty của mình) đã không ngần ngại để cho các HDV nước ngoài thao túng tour.

Thay vì hoàn thành chức trách HDV của mình, giới thiệu những cái hay cái đẹp, lịch sử của vùng miền, địa điểm tham quan, tự hào về đất nước con người Việt Nam, truyền đến khách sự thân thiện, sự thú vị khám phá, để khách yêu quý đất nước Việt Nam, hẹn quay lại… thì các HDV du lịch Việt lại rất lơ đãng, giới thiệu qua quýt (có thể kém kiến thức, hay ý thức nghề kém), rồi chỉ chăm chăm đưa khách đến các nơi mua sắm để kiếm hoa hồng…

Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), trong những năm tới nghề HDV du lịch sẽ khan hiếm nhân lực do học sinh, sinh viên theo học ngành này ít, trong khi bởi những đòi hỏi khắt khe về nghề nên không phải ai cũng đáp ứng được. Mỗi năm, cả nước có khoảng 30.000 sinh viên du lịch ra trường, trong đó hơn 40% là hệ đại học. Và chỉ khoảng 1/3 sinh viên trung cấp – cao đẳng du lịch ra trường làm việc gắn với ngành học, còn hệ đại học chưa tới 5%. Hệ đại học thường đào tạo thập cẩm kiểu “quản trị du lịch” và đủ thứ chuyên ngành, từ “địa lý du lịch”, “môi trường du lịch” đến “Việt Nam học”… Trong khi các công ty lữ hành chỉ cần HDV hoặc thiết kế hay điều hành tour.

Trong số 9.920 HDV quốc tế thì tiếng Anh có 5.595 người, tiếng Trung Quốc có 1.586 người, tiếng Pháp có 1.135 người, tiếng Nga có 521 người, tiếng Nhật Bản có 512 người… Xét về cơ cấu của các tỉnh, thành thì càng phi lý. chúng tôi có 2.556 HDV quốc tế và 2.357 HDV nội địa. Số liệu này của Hà Nội là 2.819 và 1.303; Đà Nẵng là 1.353 và 931; Cần Thơ là 82 và 250… Đặc biệt HDV du lịch thông thạo những ngôn ngữ “hiếm” như các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, châu Á, châu Phi, Ả Rập… gần như rất hiếm và không có.

Chính vì thế thực trạng hướng dẫn viên không đáp ứng được yêu cầu của du khách vẫn là bài toán chưa có lời giải của Ngành Du lịch nói chung và các công ty lữ hành nói riêng. Bởi nhiều HDV “được” ngoại ngữ, thì lại “trống” hoàn toàn về nghiệp vụ. Đó là chưa kể, không ít HDV còn không có bằng cấp, không có thẻ hành nghề, không khác gì hành nghề “chui”.

Và dễ dàng nhận thấy, đội ngũ HDV du lịch đang chênh giữa cung và cầu. Ngoài ngoại ngữ là “vốn” cần có, thì các nghiệp vụ nghề cũng không được trang bị kiến thức đầy đủ. Cho đến nay, vẫn không phân biệt được nhiệm vụ và chức năng nên thường ghép chung và cho rằng chức năng lớn hơn nhiệm vụ. Ngay như trong giáo trình giảng dạy ở Khoa du lịch của các trường Đại học cũng chỉ dạy những điều cơ bản như: 1. Người dẫn đường; 2. Thuyết minh tuyến điểm; 3. Sắp xếp và thực hiện các dịch vụ theo chương trình; 4. Xử lý các tình huống; 5. Đại diện công ty.

Và thiếu rất nhiều các vấn đề kỹ năng như: Kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa, nghệ thuật Việt Nam; Linh hoạt đa năng và nhạy cảm; Thân thiện với khách như một đại sứ ngoại giao; Có ý thức của một công dân yêu nước có trách nhiệm nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

Thực tế, ai cũng nhận ra rằng tình trạng HDV du lịch “chui” xuất hiện ngày càng nhiều tại các điểm du lịch nổi tiếng trong nước, đây là một trong những hệ lụy từ việc đào tạo không theo kịp nhu cầu mà ngành Du lịch đang phải đối mặt. Có thể thấy rằng, một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do lực lượng HDV du lịch chưa phát triển đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Đại sứ văn hóa và chiến sĩ bảo vệ chủ quyền

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đang hướng đến một thị trường khách đa dạng. Bên cạnh nguồn khách đến từ các thị trường truyền thống châu Âu, châu Á, còn quan tâm các thị trường mới như Ấn Độ, Ả Rập… Để “đón đầu” được những dự báo và những “mục tiêu” phấn đấu này, không gì khác là phải cân đối ngay lập tức quan hệ cung – cầu HDV du lịch.

Nghề HDV du lịch ngoài ý thức yêu nghề cao, có trách nhiệm mang lợi nhuận kinh tế, còn phải tròn trách nhiệm như là một đại sứ ngoại giao văn hóa, một chiến sĩ “biên phòng” bảo vệ chủ quyền đất nước. Đây cũng chính là yêu cầu thiết thực, cấp bách, một trong những “chuẩn” của một HDV du lịch Việt Nam, để có thể tránh việc HDV nước ngoài thao túng, khách du lịch nước ngoài khinh thường, vi phạm luật của Việt Nam.

HDV du lịch Việt được xem như là người phát ngôn đại diện của Việt Nam với du khách về các vùng miền suốt chiều dài đất nước. Thông qua lăng kính của HDV, du khách sẽ hiểu được lịch sử từng vùng, miền, các phong tục dân gian, văn hóa truyền thống của đất nước Việt Nam. Đây cũng là hình thức quảng bá Việt Nam tại chỗ hiệu quả nhất để khách có thể quay lại lần tiếp theo hay giới thiệu bạn bè cùng đến Việt Nam.

Ngoài kiến thức về mặt chuyên môn nghiệp vụ nghề, cần lắm trong các giáo trình giảng dạy HDV du lịch tương lai phải thêm các chuyên mục về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa của nước mình và các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt cần giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, như nhiệm vụ- trách nhiệm của HDV du lịch Việt. Mỗi HDV du lịch Việt còn phải là một chiến sĩ bảo vệ đất nước bằng ý thức công dân.

Để khi đứng trước du khách, HDV du lịch Việt ngoài một nhà kinh doanh tiếp thị, còn phải là một đại sứ ngoại giao văn hóa, một người lính biên phòng bảo vệ chủ quyền đất nước… vừa làm hài lòng khách, đồng thời ngăn ngừa và ứng xử đúng luật với những vị khách “khiếm nhã” xúc phạm đất nước Việt Nam./.

Hoài Hương

Nguồn : Theo http://vov.vn

Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh Của Du Lịch

1. Các loại đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch

Có 3 loại đối thủ cạnh tranh mà các doanh nghiệp trong ngành du lịch phải quan tâm:

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những công ty có những điểm tương đồng về sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Ví dụ như họ cùng bán tour tại một địa điểm giống công ty của bạn.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Là những công ty có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác bạn nhưng đều giải quyết chung một vấn đề, nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm, dịch vụ của đối thủ có thể thay thế bạn. Ví dụ các công ty cung cấp dịch vụ tour nước ngoài và tour nội địa là đối thủ cạnh tranh gián tiếp của nhau. 

Đối thủ cạnh tranh thay thế: Là những đối thủ sẽ xuất hiện khi nhu cầu khách hàng của bạn thay đổi. Ví dụ, trong tình hình dịch bệnh hạn chế đi lại, nếu khách hàng có nhu cầu trải nghiệm các chuyến du lịch qua hình ảnh 3D thì các công ty này là đối thủ cạnh tranh thay thế với các công ty du lịch truyền thống.

2. Phân tích SWOT của ngành du lịch

Mô hình SWOT là mô hình nổi tiếng trong phân tích doanh nghiệp. SWOT giúp bạn chỉ ra sức khỏe và cơ hội phát triển của doanh nghiệp thông qua 4 khía cạnh: Strengths (Thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức)

Phân tích SWOT cho ngành du lịch Việt Nam

Thế mạnh

An ninh, chính trị: Thế mạnh của du lịch Việt Nam nằm ở tình hình an ninh, chính trị ổn định. Khách du lịch đến với Việt Nam có thể yên tâm, đảm bảo sự an toàn trong suốt chuyến đi. Du khách không phải lo lắng các cuộc biểu tình kéo dài hay tình hình an ninh, chính trị bất ổn, các lệnh giới nghiêm, phong tỏa sẽ ảnh hưởng trải nghiệm du lịch của mình.

Vị trí địa lý: Việt Nam là đất nước nằm ở vùng trung tâm Đông Nam Á. Từ Việt Nam, du khách có thể dễ dàng di chuyển và tiếp tục hành trình du lịch đến các quốc gia khác trong khu vực.

Đa dạng sản phẩm, dịch vụ: Các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Việt Nam rất đa dạng. Từ du lịch sinh thái, cảm giác mạnh đến du lịch tâm linh, lễ hội, ẩm thực… Du khách đến với Việt Nam dễ dàng lựa chọn được hình thức du lịch phù hợp với mình.

Nhân lực trẻ, dồi dào: Việt Nam là quốc gia đang ở giai đoạn dân số vàng với nguồn nhân lực trẻ, dồi dào. Nhân lực ngành du lịch Việt Nam với sức trẻ cũng là một thế mạnh rất lớn để phát triển.

Chi phí thấp: Một tour du lịch thông thường ở Việt Nam có giá chỉ vài trăm USD. Nếu tính với điều kiện của du khách nước ngoài thì chi phí các tour du lịch nội địa Việt Nam khá thấp và rất hấp dẫn về mặt chi phí.

Điểm yếu

Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam nhìn chung còn nhiều điểm bất cập. Hạ tầng ở đây không chỉ là về cơ sở vật chất của điểm lưu trú mà còn là về giao thông, đô thị… Một ví dụ rõ ràng nhất là tình trạng tắc đường sẽ làm giảm trải nghiệm du lịch của khách hàng.

Khả năng khai thác: Tiềm năng du lịch của Việt Nam rất lớn nhưng khả năng khai thác các sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện còn hạn chế.

Năng lực cạnh tranh kém: Thực tế, điểm đến du lịch tại Việt Nam chưa phải là một điểm đến có tính cạnh tranh vượt trội so với các quốc gia khác. Quản lý thông tin, mạng lưới thông tin ngành du lịch còn yếu.

Nhân lực lành nghề: Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ nhưng chuyên môn sâu, sự lành nghề còn chưa cao.

Hội nhập: Việt Nam là quốc gia đã và đang hội nhập mạnh mẽ với kinh tế quốc tế. Du lịch Việt Nam nhờ vậy cũng có cơ hội phát triển rất lớn.

Du lịch sinh thái: Nhu cầu giải trí, du lịch sinh thái của du khách ngày càng cao. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có cảnh sắc được thiên nhiên ưu đãi. Đây là cơ hội để du lịch sinh thái Việt Nam phát triển.

Tình hình bất ổn ở các quốc gia khác: Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là một địa điểm du lịch được du khách chú ý. Tuy nhiên, tình hình an ninh xã hội, chính trị tại Thái Lan hiện có nhiều xáo trộn. Các cuộc biểu tình tại Thái Lan ảnh hưởng đến du lịch. Đây là cơ hội để du lịch Việt Nam phát triển hơn.

Sự đánh giá cao: Việt Nam là điểm đến du lịch nhận được sự đánh giá cao của nhiều tổ chức du lịch. Hình ảnh du lịch Việt Nam lý thú và trở thành điểm du lịch nên đến khám phá với bạn bè quốc tế là cơ hội rất lớn.

Thách thức

Khủng hoảng suy thoái kinh tế: Kinh tế thế giới trong những năm gần đây gặp tình trạng khủng hoảng suy thoái, chiến tranh kinh tế giữa một số quốc gia lớn. Thậm chí dịch bệnh cũng đang giáng những đòn rất mạnh vào sự phát triển kinh tế. Trong bức tranh chung đó, du lịch Việt Nam cũng đứng trước các thách thức phát triển.

Trải nghiệm một lần: Du khách đến với Việt Nam trải nghiệm và quay lại không nhiều. Thay vì cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khiến du khách thường xuyên đến với Việt Nam thì chúng ta đang có lượng du khách “một đi không trở lại” khá cao. Thông tin từ Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam, tổ chức vào tháng 12/2019 cho biết: nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam dù tăng trưởng ở mức hai con số nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp, chỉ từ 10-40%.

Chi tiêu không cao: Khách du lịch đến với Việt Nam có mức chi tiêu không cao. Cũng thông tin từ Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam 2019 cho biết: chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao, trung bình hơn 1.000 USD cho một chuyến 9 ngày. Mức chi tiêu này là quá thấp nếu xem xét đến tiềm năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Việt Nam.

Ô nhiễm môi trường: Một thách thức với du lịch Việt Nam còn là tình trạng ô nhiễm môi trường đang tăng cao. Rác thải nhựa ở các vùng biển, ô nhiễm bụi mịn ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Đó đều là những thách thức khiến du lịch Việt Nam khó cất cánh phát triển.

Du lịch theo mùa: Khí hậu Việt Nam khá khắc nghiệt và có nhiều biến đổi. Các điểm du lịch cũng bị ảnh hưởng bởi thiết tiết và chỉ có thể cung ứng dịch vụ du lịch theo mùa. Ví dụ như vào mùa bão lũ, các điểm du lịch biển tại miền Trung Việt Nam sẽ khó đón được khách.

Cơ chế phát triển: Du lịch Việt Nam còn chưa được đầu tư phát triển tương xứng. Luật du lịch còn những điểm bất cập. Các quy định còn có những điểm rườm rà, gây ảnh hưởng doanh nghiệp du lịch.

Xu hướng tiết kiệm: Trong tình hình kinh tế suy giảm, các gia đình ở cả nước ngoài và nội địa đều có xu hướng tiết kiệm hơn. Điều đó sẽ khiến khách hàng khó chi tiêu nhiều cho du lịch.

Tình hình dịch bệnh: Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt nhưng ở các quốc gia khác, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và tiếp tục hạn chế, đóng cửa biên giới. Đây là thách thức không nhỏ với du lịch Việt Nam khi không có du lịch khách quốc tế do ảnh hưởng dịch bệnh.

3. Gợi ý các chiến lược cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam

Dựa trên việc phân tích cạnh tranh và SWOT, doanh nghiệp du lịch Việt có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để tận dụng điểm mạnh và cơ hội cũng như khắc phục điểm yếu và đối phó với các thách thức.

3.1. Chiến lược SO

Đây là chiến lược kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội. Doanh nghiệp du lịch của bạn có thể xem xét:

Nâng cao hoạt động du lịch để thu hút du khách quốc tế: Các sản phẩm, dịch vụ du lịch mở ra cần xem xét thêm yếu tố đáp ứng nhu cầu, sở thích của du khách. Một gợi ý là bạn có thể thu thập ý kiến từ chính khách hàng của mình. Bạn hãy hỏi họ xem doanh nghiệp của mình có thể làm gì để giúp gia tăng trải nghiệm, sự hài lòng trong chuyến du lịch cho khách hàng.

Khai thác có định hướng tiềm năng về địa lý quốc gia, đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp, bản sắc văn hóa đa dạng. Đây là điểm mạnh và cơ hội để Việt Nam hướng tới đa dạng các tour du lịch sinh thái, tâm linh, ẩm thực, trải nghiệm… Ví dụ doanh nghiệp của bạn có thể mạnh ở du lịch các vùng biển đảo, vậy bạn hãy tập trung hoàn thiện các tour du lịch biển đảo để khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Phát triển du lịch có định hướng chiến lược: Sự phát triển du lịch Việt Nam nên được nhìn nhận trong một tổng thể có định hướng rõ ràng. Với các công ty du lịch, chúng ta cũng cần xem xét thế mạnh, cơ hội của mình nằm ở tour du lịch loại nào, hướng đến địa phương nào để phát triển và tạo nên nét riêng, bản sắc cho mình.

Đây là chiến lược tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu. Trong nhiều trường hợp, khi cơ hội đủ lớn, chúng ta có thể dần khắc phục các điểm yếu để phát triển mạnh mẽ hơn. Bạn hãy hình dung các điểm yếu của doanh nghiệp du lịch cũng như những thanh gỗ thấp nhất trong một chiếc thùng gỗ. Mức nước chiếc thùng gỗ giữ lại được không phụ thuộc vào các thanh gỗ cao nhất (điểm mạnh) mà lại phụ thuộc vào các thanh gỗ thấp nhất (điểm yếu) của bạn.

Thực hiện chiến lược WO, chúng ta có thể:

Phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh tiếp thị: Song song cùng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các điểm lưu trú, bạn cần đẩy mạnh tiếp thị để mở rộng khách hàng mục tiêu. Thực tế, hoạt động kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ du lịch của bạn sẽ gặp khó khăn nếu công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng tiềm năng hạn chế. 

Thực hiện chiến lược tạo thương hiệu riêng cho từng mảng, khu, miền du lịch với các sản phẩm, dịch vụ du lịch trọng tâm: Đặc thù mỗi vùng miền mỗi khác. Công ty du lịch của bạn nên xem xét đến các yếu tố đặc thù này để tạo thương hiệu, dấu ấn riêng. Ví dụ như nhắc đến Nha Trang, chúng ta sẽ nghĩ đến những bãi biển tuyệt đẹp. Nhắc đến Lào Cai, Hà Giang, chúng ta sẽ nghĩ đến việc chinh phục các đỉnh núi cao. Mỗi vùng miền sẽ có những đặc thù riêng và công ty du lịch của bạn nên tận dụng để tạo nên các tour du lịch đặc thù riêng theo mỗi vùng miền.

Xây dựng chiến lược quản lý thông tin: Thông tin có thể tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp. Big data – dữ liệu lớn sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về thói quen, sở thích, các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn của khách hàng. Bạn nên xây dựng chiến lược quản lý thông tin để góp phần giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.

Xây dựng chiến lược khác biệt hóa: Giữa vô vàn các doanh nghiệp du lịch, đâu là điểm khác biệt của bạn? Bạn sẽ thật khó để vượt trội hơn các đối thủ còn lại nếu không có ít nhất một điểm khác biệt. Bạn nên cân nhắc xem các cơ hội phát triển của mình là gì để lên kế hoạch thiết lập sự khác biệt hóa cho công ty.

3.3. Chiến lược ST

Đây là chiến lược tận dụng điểm mạnh để đối phó với thách thức. Chiến lược này sẽ khá phù hợp với các doanh nghiệp đã có nền tảng phát triển và tiềm lực lớn. Đứng trước những thách thức phía trước, doanh nghiệp của bạn với sức mạnh nội tại vẫn sẵn sàng vượt qua.

Thực hiện chiến lược ST, bạn có thể:

Xây dựng chiến lược quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch đạt chuẩn quốc tế: Khi các sản phẩm, dịch vụ của bạn đạt chuẩn mực, chất lượng cao, bạn có thể đáp ứng cao các nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể hình dung chúng ta nỗ lực xây dựng một bức tường trắng và lỡ may bị dính một vết bẩn thì khách hàng thường cũng chỉ tập trung vào vết bẩn đó. Quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt sẽ giúp bạn hạn chế các vết bẩn có thể ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín công ty của mình.

Kiến nghị chính phủ điều chỉnh luật du lịch cho phù hợp với bối cảnh nền kinh tế: Để tạo nên sức mạnh cho các doanh nghiệp du lịch Việt rất cần các chính sách tạo điều kiện từ nhà nước.

Kiến nghị hỗ trợ từ chính phủ và các chương trình “giải cứu du lịch” hậu Covid-19: Thực tế, sau thời gian dịch bệnh kéo dài, mọi doanh nghiệp du lịch đều ít nhiều bị ảnh hưởng. Lúc này, các doanh nghiệp rất cần các chương trình kích cầu du lịch, tạo đà cho sự phát triển trở lại.

Xây dựng chiến lược kích thích chi tiêu: Bạn có thể xem xét mở ra các chương trình khuyến mại, các combo kích thích khách hàng chi tiêu du lịch nhiều hơn.

Định vị lại: Khi tình hình phát triển toàn ngành có những biến đổi do dịch bệnh, do việc thắt chặt chi tiêu thì doanh nghiệp du lịch của bạn cũng cần định vị lại mình đang ở đâu, có lợi thế cạnh tranh và cơ hội gì.

Đây là chiến lược khắc phục điểm yếu và giải quyết các thách thức. Chiến lược này đi vào giải quyết các hòn “đá tảng” khiến doanh nghiệp của bạn khó bứt phá phát triển.

Để thực hiện chiến lược WT, doanh nghiệp của bạn có thể:

Đẩy mạnh công tác cải thiện cảnh quan môi trường: Một gợi ý là bạn có thể tổ chức các giải chạy bộ kết hợp thu gom rác ven biển. Hoạt động này vừa giúp quảng bá hình ảnh công ty bạn, vừa góp phần giúp cải thiện cảnh quan môi trường. Nhìn một cách tổng thể thì du lịch là ngành khai thác nhiều về điều kiện tự nhiên. Việc bạn cải thiện cảnh quan, giữ gìn môi trường sẽ góp phần phát triển du lịch có chiều sâu, lâu dài, bền vững.

Khôi phục làng nghề, lễ hội truyền thống để tạo thêm nhiều tour du lịch hấp dẫn: Du lịch trải nghiệm văn hóa đang có xu hướng phát triển ngày càng mạnh. Bạn hãy góp phần giải quyết thách thức về sự mai một của các làng nghề, lễ hội và tạo nên sự phát triển du lịch bền vững hơn.

Đầu tư phát triển và đào tạo nguồn nhân lực: Bạn có thể đào tạo nhân lực cả quản lý, kỹ năng nghề, giám sát để nhân sự của ngành cải thiện dần về chuyên môn, kỹ năng. Thực tế, mô hình nhà trường và các doanh nghiệp du lịch cùng đào tạo, tạo môi trường làm việc cho các sinh viên du lịch là điều rất tốt để phát triển ngành trong dài hạn.

Liên doanh, liên kết với các hãng du lịch nổi tiếng, du lịch kết hợp với sinh thái: Chính sự kết nối giữa các doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh tổng thể, tạo nên chuỗi sản phẩm, dịch vụ du lịch cho trải nghiệm khách hàng cao hơn.

Dùng nhân sự giỏi: Thuê các chuyên gia giỏi trong ngành để giúp bạn đánh giá, lên chiến lược khắc phục các điểm yếu, giải quyết các thách thức với doanh nghiệp.

Cải thiện an toàn, vệ sinh: Bạn nên đặc biệt chú ý đến trải nghiệm an toàn, vệ sinh cho du khách từ địa điểm lưu trú đến từng bữa ăn, nước uống. Các chi tiết nhỏ trong hành trình của khách hàng nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng đều có thể trở thành điểm yếu khiến khách hàng giảm thiện cảm với sản phẩm, dịch vụ du lịch của bạn. 

4. Ứng dụng dịch vụ của CRIF D&B Việt Nam cho các doanh nghiệp du lịch

CRIF D&B Việt Nam là công ty chuyên cung cấp thông tin kinh tế, chấm điểm tín dụng và giải pháp quyết định kinh doanh hàng đầu trên thị trường hiện nay. Ngoài thông tin chính xác và chuyên sâu, CRIF D&B Việt Nam kết hợp các hệ thống công nghệ tiên tiến giúp hỗ trợ các doanh nghiệp đưa ra quyết định, đánh giá và mô hình chấm điểm tín dụng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.

Rất nhiều các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ của CRIF D&B Việt Nam để gia tăng lợi thế cạnh tranh, nắm bắt kịp thời các cơ hội và đưa ra chiến lược phát triển hiệu quả cho doanh nghiệp. Các dịch vụ của CRIF D&B Việt Nam có thể hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau – trong đó có doanh nghiệp du lịch.

Đội ngũ chuyên gia, nhân viên của CRIF D&B Việt Nam rất vinh dự được đồng hành cùng các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Với các dịch vụ CRIF D&B Việt Nam cung cấp, chúng tôi tin tưởng các doanh nghiệp Việt sẽ thêm những giải pháp giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô phát triển. Sau thời gian dịch bệnh Covid-19 kéo dài, chúng ta có thể trở lại và phát triển mạnh mẽ hơn cả trước đây. Bạn có thể liên hệ ngay với CRIF D&B Việt Nam để được tư vấn nhanh chóng, chi tiết, kịp thời nhất:

Cập nhật thông tin chi tiết về Năng Lực Cạnh Tranh Lữ Hành Và Du Lịch Của Việt Nam Tăng 8 Bậc trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!