Xu Hướng 3/2023 # Ngành Du Lịch Hành Động Để Tháo Gỡ Khó Khăn Do Covid # Top 8 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Ngành Du Lịch Hành Động Để Tháo Gỡ Khó Khăn Do Covid # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Ngành Du Lịch Hành Động Để Tháo Gỡ Khó Khăn Do Covid được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

DU LỊCH LÀ NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN

Trong những năm gần đây, ngành Du lịch đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa; nâng cao vị thế và hình ảnh Việt Nam trong quá trình hội nhập với quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục, tỷ trọng du lịch trong GDP cũng có sự bứt phá rõ rệt. Du lịch góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của khối ngành dịch vụ từ 38,7% (năm 2000) lên trên 40% (năm 2019). Bên cạnh đó, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chất đột phá trong nâng cao chất lượng và hình ảnh của Việt Nam, thời gian qua ngành Du lịch luôn chú trọng công tác quản lý nhà nước về lữ hành, khách sạn, điểm đến và phát triển nguồn nhân lực du lịch; tập trung xây dựng hệ thống văn bản pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và quốc tế, mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế theo hướng chuyên nghiệp, hướng đến những thị trường trọng điểm để thu hút du khách và các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Từ đó, nâng cao giá trị sản phẩm và năng lực cạnh tranh, lan tỏa Việt Nam – vẻ đẹp bất tận trên bản đồ du lịch thế giới.

TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐỐI VỚI DU LỊCH

Đại dịch COVID-19 đã khiến hoạt động du lịch toàn cầu đóng băng. Hoạt động đi lại, vận chuyển hàng không trên toàn thế giới trở nên rất khó khăn, hầu hết các đường bay quốc tế đã đóng. Ngành Du lịch Việt Nam ngừng trệ hoàn toàn khi Chính phủ triển khai các biện pháp mạnh để ứng phó với đại dịch như: ngừng nhập cảnh toàn bộ người nước ngoài từ 22/3; dừng mọi hoạt động hội họp, tập trung trên 20 người; các thành phố lớn đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ từ 28/3 (trừ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, khám chữa bệnh); ngừng hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế, hạn chế giao thông công cộng.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2019; lượng khách nội địa đạt 16 triệu lượt, giảm 58,5% và tổng thu du lịch đạt 150.300 tỷ đồng, giảm 47,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Hoạt động du lịch nội địa dần được phục hồi sau khi quy định về giãn cách xã hội được nới lỏng từ cuối tháng 4/2020. Tuy nhiên, du lịch quốc tế kể từ tháng 3/2020 đến nay vẫn đang ngừng trệ, tiếp tục tác động đến du lịch Việt Nam.

Trong quý I và II/2020 có khoảng 95% các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trên cả nước đã dừng hoạt động. 137 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin thu hồi giấy phép, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp xin cấp mới giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế giảm 48% so với cùng kỳ năm trước. Công suất phòng trung bình của các cơ sở lưu trú chỉ đạt khoảng 20%, giảm mạnh so với công suất trung bình năm trước (52%). Đến tháng 4/2020, có khoảng 90% cơ sở lưu trú phải tạm dừng hoạt động. Dự báo từ nay đến cuối năm, số lượng doanh nghiệp đóng cửa vì khó khăn do dịch COVID – 19 sẽ còn tăng mạnh. Nhiều doanh nghiệp chỉ bố trí khoảng 30% nhân sự trực tại công ty, nhân viên được cho nghỉ không lương hoặc giảm đến 80% lương.

NHIỀU BIỆN PHÁP CHÍNH SÁCH THÁO GỠ KHÓ KHĂN

Từ khi dịch bệnh khởi phát đến nay, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do đại dịch. Trong đó, doanh nghiệp và lao động ngành Du lịch là một trong số những đối tượng được quan tâm và hưởng chính sách hỗ trợ như: gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các đại lý du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, bảo tàng, khu vui chơi giải trí; giảm giá tiền điện cho các cơ sở lưu trú và các doanh nghiệp; miễn, giảm lãi suất và lệ phí; tiếp cận các khoản vay ưu đãi không lãi cho các doanh nghiệp trả lương cho nhân viên; hỗ trợ tài chính người lao động du lịch bị mất việc hoặc nghỉ không lương bởi đại dịch và gần đây nhất là triển khai các quy định mức thu, nộp phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó giảm 50% phí thẩm định giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.

Ngoài ra, ngành Du lịch cũng đã liên tục có các văn bản đề xuất, kiến nghị với Chính phủ một số chính sách hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp du lịch để triển khai trong và sau khi kiểm soát được dịch bệnh. Đồng thời, thường xuyên nắm bắt tình hình triển khai và cập nhật các cơ chế, chính sách mới ban hành trong gói hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

KÍCH CẦU DU LỊCH NỘI ĐỊA

Triển khai Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, ngày 8/5/2020, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đã ban hành Kế hoạch phát động chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” với mục tiêu kích cầu du lịch nội địa; đẩy mạnh truyền thông quảng bá điểm đến đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Nhằm thu hút sự vào cuộc của các địa phương mở cửa lại du lịch, đảm bảo an toàn phòng chống dịch và sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch; sự đồng hành của các doanh nghiệp, triển khai các gói kích cầu du lịch Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Ban Tư vấn nghiên cứu, phát triển kinh tế tư nhân của Chính phủ  tổ chức Hội nghị “Thời điểm vàng khám phá vẻ đẹp Việt” và Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa và phục hồi du lịch quốc tế hậu COVID-19”. Ngày 24/5/2020, tại tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức tuyên bố khởi động lại thị trường du lịch nội địa, đồng thời đề nghị chuẩn bị sẵn sàng để đón du khách quốc tế vào Việt Nam khi điều kiện cho phép.

Sau khi được phát động, chương trình kích cầu du lịch nội địa đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ và nhanh chóng của hầu hết các tỉnh, thành phố, các hiệp hội và doanh nghiệp du lịch trên phạm vi cả nước. Cho đến nay, đã có 15 địa phương ở các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch đồng loạt hưởng ứng kế hoạch kích cầu, tổ chức kết nối doanh nghiệp, hợp tác giữa du lịch, hàng không và các điểm tham quan, vui chơi giải trí xây dựng các sản phẩm kích cầu với nhiều ưu đãi, giá hợp; tổ chức các chương trình phát động, giới thiệu điểm đến, tiêu biểu như Hà Nội, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh liên kết với 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, liên kết hợp tác phục hồi du lịch Quảng Nam – Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Bình, Cần Thơ…

Đối với vận chuyển hàng không, việc mở lại các đường bay, tần suất bay và công suất chuyên chở đã tăng trở lại, gần bằng mức trước dịch COVID-19. Cụ thể như: Vietnam Airlines đã mở lại 100% các đường bay nội địa cũng như tần suất bay, công suất chuyên chở đã gần bằng trước dịch; Bamboo Airways đã khôi phục trở lại trên 50% so với trước dịch các đường bay nội địa, công suất chuyên chở tăng nhanh, hiện đạt khoảng 75-80%; Vietjet Air trong tháng 5 đã bay khoảng 8.000 chuyến tại 45 đường bay trong nước, gần bằng 100% so với trước dịch. Dự kiến tháng 6 sẽ tăng lên 10.000 chuyến và tháng 7 tăng lên 12.000 chuyến.

Để nhanh chóng phục hồi ngành Du lịch, kế hoạch tiếp theo được xác định chia thành các giai đoạn: 1) Giai đoạn 1: Tập trung phát triển thị trường nội địa song song với chuẩn bị các điều kiện cần thiết để mở cửa thị trường quốc tế vào thời điểm thích hợp; 2) Giai đoạn 2: Triển khai thí điểm đón khách quốc tế (trên cơ sở trao đổi khách song phương giữa một số quốc gia đảm bảo an toàn phòng chống dịch); 3) Giai đoạn 3: Tiếp tục xem xét mở rộng số quốc gia, khu vực thực hiện trao đổi khách quốc tế; 4) Giai đoạn 4: Khi dịch bệnh được khống chế toàn cầu, các hoạt động du lịch quốc tế và nội địa sẽ diễn ra bình thường tại Việt Nam.

Với những đổi mới và nỗ lực trong công tác quảng bá, xúc tiến và các chương trình hành động để tái khởi động hoạt động du lịch, hình ảnh du lịch Việt Nam liên tục xuất hiện trên các trang báo lớn như The Guardian, The New York Times, Reuters… gắn liền với thông điệp an toàn, thành công trong công tác chống dịch COVID-19. Ngoài việc tập trung đẩy mạnh du lịch nội địa, ngành Du lịch đã và đang chuẩn bị các giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch, tận dụng lợi thế khi là một trong những quốc gia kiểm soát thành công dịch COVID-19 sớm nhất, được các nước trên thế giới đánh giá rất cao. Du lịch Việt Nam sẵn sàng thu hút và đón khách quốc tế ngay khi điều kiện cho phép./.

Nguyễn Trùng Khánh Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam

Khu Vực Vịnh Cam Ranh: Tập Trung Tháo Gỡ Những Vướng Mắc Để Phát Triển

Sau 02 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 11/7/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội khu vực vịnh Cam Ranh đến năm 2020, đến nay các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết đều được các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện khá tốt, đạt tiến độ, yêu cầu đề ra. Cơ cấu kinh tế của khu vực vịnh cam Ranh tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng; các công trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan trọng từng bước được triển khai đồng bộ; các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, giải quyết việc làm,… đạt nhiều kết quả tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của khu vực. Song bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tập trung tháo gỡ, giải quyết để tiếp tục đẩy mạnh phát triển khu vực vịnh Cam Ranh trong thời gian tới.

Những kết quả tích cực

Tình hình kinh tế xã hội của khu vực vịnh Cam Ranh tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân chiếm 24,7% tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh (Nghị quyết đề ra đến năm 2020 chiếm 25%). Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ lao động qua đào tạo của khu vực đạt 65,2%, trong đó tỷ lệ lao động đào tạo nghề đạt 51,1%; số lao động có việc làm tăng thêm đạt 1.884 người. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020) của khu vực là 5,48%, giảm 2,21% so với cuối năm 2016. Về phát triển công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực chiếm 24,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh (Nghị quyết đề ra đến năm 2020 chiếm 45%). Trong đó, khu công nghiệp Suối Dầu-Cam Lâm đã lấp đầy 88,8%, với 55 dự án (35 dự án trong nước và 20 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký là 228,5 triệu USD, có 41 dự án đang hoạt động, giải quyết việc làm cho 12.217 lao động. Cụm công nghiệp Trảng É 1 đang hoàn thiện các hạng mục hạ tầng kỹ thuật để kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp tham gia. Riêng Khu công nghiệp Nam Cam Ranh đang được Tập đoàn Becamex Bình Dương đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án theo mô hình Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ – cảng biển. Đặc biệt, hiện nay trên địa bàn thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm có 07 dự án điện mặt trời được Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2030; dự kiến các dự án này sau khi đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo thêm nguồn thu mới cho các địa phương trong thời gian tới.

Về phát triển dịch vụ – du lịch của khu vực vịnh Cam ranh tiếp tục có nhiều khởi sắc. Đến nay, khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh đã thu hút được 45 dự án, trong đó có 07 dự án đã thi công hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào hoạt động khai thác gồm: Khu du lịch Đỉnh Vàng – Cam Ranh, Khu resort và khách sạn Đỉnh Vàng Nha Trang, Fusion Maia Nha Trang Resort, Khu nghỉ dưỡng cao cấp Duyên Hà, Vinpearl Long Beach Villas, khu du lịch nghỉ dưỡng Biển Đông, Reviera residences & Resort; với quy mô khoảng 3.600 phòng tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao đã thu hút lượng lớn du khách đến du lịch, nghỉ dưỡng; dự kiến đến cuối năm 2018 tiếp tục có thêm 03 dự án hoàn thành đưa vào khai thác kinh doanh. Bên cạnh đó, dự án Nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh hoàn thành đi vào hoạt động với công suất thiết kế 2,5 triệu khách/năm góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách đến với Khánh Hòa.

Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh nhìn từ trên cao (Nguồn Internet)Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để phát triển

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc đã kìm hãm sự phát triển chung của khu vực vịnh Cam Ranh trong thời gian qua như: Việc phân định ranh giới giữa đất quốc phòng và đất dân sự ở một số khu vực còn chồng lấn thuộc vịnh Cam Ranh chưa rõ ràng, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế của các địa phương, nhất là việc thúc đẩy hoạt động phát triển du lịch tại 2 đảo Bình Ba và Bình Hưng (xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh). Bên cạnh đó, một số dự án trọng điểm, dự án ngoài ngân sách về phát triển công nghiệp, đô thị như: Khu công nghiệp Nam Cam Ranh, Nhà máy đóng tàu Cam Ranh – giai đoạn 2, Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh, Khu du lịch sinh thái và Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng tại phường Ba Ngòi,… chậm tiến độ thực hiện trong thời gian dài, đã hạn chế việc phát triển công nghiệp, đô thị của thành phố Cam Ranh trong thời gian qua. Trong khi đó, việc huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng của khu vực chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra; thêm vào đó tình trạng khai thác khoáng sản trái phép cũng như ô nhiễm môi trường tại một số địa phương vẫn còn xảy ra, chưa được xử lý dứt điểm đã ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững của khu vực vịnh Cam Ranh.

Bên cạnh đó, sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đồng bộ tại khu vực ven vịnh Cam Ranh để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển hình thành các khu đô thị – du lịch hiện đại, đặc biệt là ở khu vực phía Tây vịnh Cam Ranh và xung quanh Đầm Thủy Triều. Sẽ rà soát lại các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách, qua đó yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện; xử lý nghiêm và kiên quyết thu hồi đối với các dự án vi phạm tiến độ. Tích cực xúc tiến hợp tác đầu tư xây dựng hạ tầng Khu Công nghiệp Nam Cam Ranh; thu hút đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng Cụm công nghiệp tại thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm như: Trảng É, Cam Thịnh Đông, Tân Lập để thúc đẩy phát triển công nghiệp của khu vực vịnh Cam Ranh. Song song đó, tiếp tục tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng kỹ thuật tại khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh để thúc đẩy phát triển của khu du lịch đáp ứng nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của du khách đến với Khánh hòa ngày càng tăng; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại các địa phương nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực vịnh Cam Ranh,…

Về phương hướng phát triển trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo thống nhất tập trung giữ vững và ổn định các mục tiêu đã đạt được, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy đề ra về giá trị sản xuất công nghiệp và sản xuất nông, lâm, thủy sản so với cả tỉnh, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; cơ bản hoàn thành các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng trong khu vực vịnh Cam Ranh. Trong đó, sẽ phấn đấu đạt 50% trên tổng số các dự án du lịch đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu vực vịnh Cam Ranh được xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động.

Quang Chính – Văn phòng Tỉnh ủy

Ngành Du Lịch Thái Lan Có Thể Thiệt Hại Gần 50 Tỷ Usd Do Dịch Covid

Du lịch là ngành đầu tiên ở Thái Lan phải hứng chịu tác động của dịch Covid-19 ngay từ cuối tháng 1/2020. (Nguồn: New Straits Times)

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) dự báo ngành du lịch Thái Lan sẽ mất khoảng 47 tỷ USD do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, trong khi du lịch toàn cầu có thể thiệt hại 3.300 tỷ USD.

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho rằng quốc gia Đông Nam Á này có thể chỉ đón được 9 triệu lượt du khách quốc tế trong năm nay, so với số lượng kỷ lục 39,8 triệu lượt trong năm 2019.

Nguồn thu từ du lịch sụt giảm mạnh cũng là một nguyên nhân khiến Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) dự báo nước này sẽ có tăng trưởng âm 8% trong năm 2020.

Ngành du lịch Thái Lan đã hướng tới dự án “bong bóng du lịch” dành cho du khách nước ngoài, nhằm bù đắp thiệt hại.

Kế hoạch này gồm 3 giai đoạn, dự kiến bắt đầu từ tháng 8/2020, với lượng khách quốc tế ban đầu được ấn định 1.000 lượt mỗi ngày tại 5 tỉnh trong toàn quốc mà không phải tham gia cách ly 14 ngày.

Nếu tỉnh nào có khả năng tăng các xét nghiệm Covid-19 thì Chính phủ sẽ cho phép tăng số lượng du khách dựa trên khả năng đó.

Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Phiphat Ratchakitprakarn đã yêu cầu Hiệp hội các doanh nghiệp lữ hành Thái Lan (ATTA) và Hội đồng du lịch Thái Lan (TCT) thiết kế các gói tour 6-7 ngày ở 5 điểm du lịch nổi tiếng đã sẵn sàng tham gia thí điểm dự án, gồm Chiang Mai, Koh Samui, Krabi, Phuket và Pattaya.

Ngoài ra, Bộ trưởng Phiphat còn cho biết với các gói kích thích du lịch nội địa vừa được Chính phủ phê chuẩn, Thái Lan dự kiến đạt mục tiêu có 120 triệu chuyến du lịch nội địa so với ước tính 100 triệu chuyến trước đó.

Ông Yuthasak cho rằng với các biện pháp kích cầu du lịch hấp dẫn, Thái Lan tin tưởng sẽ tăng tần suất đi lại của khách du lịch trong nước từ trung bình 2,7 chuyến mỗi năm lên ba chuyến trong năm nay.

Trước đó, Nội các Thái Lan hôm 30/6 đã thông qua hai gói kích cầu du lịch với tổng trị giá 22,4 tỷ Baht (723 triệu USD) được triển khai từ 1/7 tới hết tháng 10 do Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan đề xuất để có thể hồi sinh ngành công nghiệp “không khói” vốn đã tê liệt bởi dịch Covid-19.

Các gói kích cầu du lịch bao gồm 2 tỷ Baht để hỗ trợ giá vé máy bay nội địa, xe khách liên tỉnh và phí thuê xe cho tổng cộng 2 triệu người.

Chính phủ Thái Lan sẽ trợ giá 2 triệu vé máy bay với hạn mức tối đa 2.000 Baht một người. Với những người trả tiền trước, Chính phủ sẽ trả lại tới 40% giá vé. Vé khứ hồi được trợ giá không quá 1.000 Baht mỗi ghế.

Một gói trợ giá khác có trị giá 18 tỷ Baht bao gồm hỗ trợ cho cơ sở lưu trú, ăn uống và các dịch vụ được cung cấp tại địa điểm du lịch.

Chính phủ sẽ trợ giá cho 5 triệu đêm lưu trú tại khách sạn với mức 40% giá bình thường, hạn chế ở mức 3.000 Baht mỗi đêm cho tối đa 5 đêm.

Ngoài ra, còn trợ giá một số dịch vụ khác bao gồm cả ăn uống trị giá tối đa 600 Baht mỗi đêm, mỗi phòng.

Trước khi bùng phát dịch Covid-19, Thái Lan hy vọng doanh thu từ du lịch sẽ đóng góp ít nhất 20% GDP trong năm 2020. Tuy nhiên, du lịch là ngành đầu tiên ở nước này phải hứng chịu tác động của dịch Covid-19 ngay từ cuối tháng 1/2020.

Trong năm tháng đầu năm, tổng số các chuyến du lịch nội địa ở Thái Lan đã giảm 58,2%, chỉ đạt 40,2 triệu hành trình, với doanh thu giảm 57,9% xuống còn 191 tỷ Baht.

Thống kê của Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) cho thấy số lượng du khách quốc tế tới nước này đã giảm 60% trong năm tháng đầu năm nay xuống còn 6,69 triệu lượt, trong khi doanh thu từ khách nước ngoài giảm 59,6% xuống mức 332 tỷ Baht.

Dịch Covid-19: Không thuê được khách sạn, cặp đôi sống trong hang động suốt cả tháng

TGVN. Đi du lịch đúng vào thời điểm dịch bệnh khiến các khách sạn phải đóng cửa vì lệnh phong tỏa, buộc cặp đôi du khách …

Ấn tượng clip đàn voi 50 con sang đường, cảnh sát chặn xe, cao tốc dừng hoạt động

TGVN. Đội cảnh sát giao thông buộc phải chặn các phương tiện tạm dừng hoạt động qua đoạn cao tốc để nhường cho đàn voi 50 …

Thái Lan: Hàng trăm con khỉ đói tràn ra đường

TGVN. Lượng khách du lịch sụt giảm mạnh, không có người cho ăn, khiến hàng trăm con khỉ đói khát phải tràn xuống đường tranh giành …

Chương Trình Hành Động Ngành Du Lịch Khánh Hòa Năm 2022

Chương Trình Hành Động Ngành Du Lịch Khánh Hòa Năm 2015

Du lich Nha Trang– Chương trình hành động ngành Du lịch Khánh Hòa năm 2015 vừa được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt kế hoạch thực hiện. Theo đó, tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đón 4 triệu lượt khách lưu trú và đạt tổng doanh thu 6.500 tỷ đồng năm 2015.

Trong năm 2014, tuy còn chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn, dịch bệnh Ebola và sự bất ổn chính trị một số nước trên thế giới nhưng ngành Du lịch Khánh Hòa vẫn giữ được mức độ tăng trưởng khá cao. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, ước tính các chỉ tiêu được giao trong năm 2014 ngành Du lịch Khánh Hòa sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra: Tổng lượt khách lưu trú 3,4 triệu lượt khách, khách quốc tế 840.000 lượt khách, doanh thu du lịch 5.000 tỷ đồng.

Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh năm 2014, Kế hoạch đã vạch ra mục tiêu phấn đấu trong năm 2015 của ngành Du lịch Khánh Hòa là: Đón 04 triệu lượt khách lưu trú, tăng hơn 17% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 01 triệu lượt, tăng hơn 19% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch đạt 6.500 tỷ đồng tăng 30% so cùng kỳ.

Tỉnh Khánh Hòa đề ra hàng loạt các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng phục vụ du khách trong năm tới như đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án du lịch trọng điểm để sớm đưa vào hoạt động, nhất là các dự án thuộc khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và thành phố Nha Trang. Hoàn chỉnh phương án tiếp nhận, quản lý, khai thác Cảng Nha Trang nhằm chuyển đổi công năng Cảng Nha Trang thành cảng du lịch, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển Cảng Nha Trang thành cảng đầu mối du lịch quốc tế.

Bên cạnh đó, Khánh Hòa tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố nước ngoài vốn đã được ký kết lâu nay như tỉnh Morbihan của Pháp, thành phố St. Peterburg thuộc Nga, thành phố Ulsan của Hàn Quốc…, cũng như chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và Phú Yên.

Ngoài những nội dung trên, để hoàn thành mục tiêu đề ra, Kế hoạch này còn xác định một số nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện trong năm 2015 và trách nhiệm cụ thể của từng sở, ban, ngành: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh; Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa, Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngành Du Lịch Hành Động Để Tháo Gỡ Khó Khăn Do Covid trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!