Xu Hướng 3/2023 # Những Điều Cấm Kỵ Trong Năm Mới Của Người Việt Nam # Top 3 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Điều Cấm Kỵ Trong Năm Mới Của Người Việt Nam # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Những Điều Cấm Kỵ Trong Năm Mới Của Người Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những điều cấm kỵ: ! Xông đất Những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông đất ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.

! Không quét nhà vào ngày mùng 1 Trước Tết các gia đình đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng nên vào ngày Tết không cần dọn dẹp nữa. Những ngày đầu năm, các gia đình đều kiêng quét nhà bởi theo quan niệm nếu quét nhà là sẽ hất tài lộc ra khỏi cửa.

! Không đổ rác ngày mùng 1 Phong tục này xuất phát từ câu chuyện của người Trung Quốc. Truyện kể rằng, ngày xưa có một người lái buôn được Thủy thần tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ khi có nàng hầu này về nhà, ông ta bỗng trở nên giàu có. Đến một năm, đúng ngày mùng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi, bị ông chủ đánh đập, mắng nhiếc thậm tệ nên nàng tủi thân, biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông ta trở lại nghèo khó. Nên người Việt Nam quan niệm nếu đổ rác ngày mồng Một thì cũng hết tài lộc của gia đình.

! Không cho lửa đầu năm Lửa tượng trưng cho đỏ, cho sự may mắn nên vào những đầu năm, mọi người đều kiêng kỵ cho lửa người khác.

! Không cho nước đầu năm Nước là một trong những nguyên tố khởi nguyên của vũ trụ nên người Việt Nam quan niệm, nước tượng trưng cho sự sinh sôi ” Tiền vào như nước”. Hình ảnh nước đầy ăm ắp tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, mát lành

! Không đi chúc tết sáng mùng 1 Người Việt Nam thường tránh đi chúc Tết sáng đầu năm vì không muốn xông đất nhà người khác. Với người Việt Nam người xông đất rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả gia đình trong một năm. Ngày mồng một Tết người Việt Nam thường chỉ đi thăm họ hàng, người thân.

! Không làm đổ vỡ đồ dùng Người Việt Nam quan niệm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương trong ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ nên rất kiêng kỵ.

! Không mặc quần áo màu đen – trắng Với người Việt Nam, màu đen – trắng tượng trưng cho sự tang tóc nên vào ngày Tết thường tránh mặc quần áo màu đen hoặc trắng. Những ngày Tết, mọi người thường mặc quần áo nhiều màu sắc, tươi trẻ để mong muốn một năm mới may mắn, vui vẻ.

! Không vay mượn đầu năm Ngày đầu năm đều tránh cho vay, đi vay, đòi nợ hay trả nợ. Vì theo quan niệm, nếu đi vay thì cả năm sẽ túng thiếu cùng quẫn còn cho vay thì tiền bạc phân tán, không được may mắn, phát đạt.

! Không xuất hành ngày mùng 5 Ngày mồng Năm là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường không xuất hành đầu năm vào ngày này. Dân gian có câu “mùng năm, mười bốn, hai ba; đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”, người Việt tin rằng mùng 5 không thích hợp cho các cuộc du xuân lấy lộc.

! Kiêng có tang vào ngày mùng 1 Ngày mồng Một là ngày vui của tất cả mọi người nên những nhà nào có tang sẽ được cất khăn tang trong vòng ba ngày, nếu có người mất đúng vào ngày mồng Một thì gia chủ sẽ không phát khăn tang ngay mà để sang sáng mồng Hai, còn nếu nhà có người mất vào ngày 30 thì gia chủ thường thực hiện tang lễ trong ngày hôm đó tránh để sang ngày mồng Một. Những gia đình có tang tránh đi chúc Tết, thăm hỏi người khác.

! Kiêng nói điều xui Ngày đầu năm mọi người chỉ nói những điều may mắn, vui vẻ cho cả một năm.

! Kiêng treo tranh xui Không treo những bức tranh như đánh ghen, đi kiện, treo những bức tranh tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, phát đạt.

! Kiêng mua đồ xui Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, mua gì đầu năm cũng là một việc rất quan trọng bởi nó là món hàng đầu tiên gia chủ mang về nhà. Món hàng mua đầu năm được coi là mua để lấy hên, lấy lộc, bởi “của mua là của được”. Món hàng này mang nhiều ý nghĩa tâm linh hơn thực dụng. Đầu năm kiêng mua dao, thớt, chày, cối… Người ta hay mua muối ngay sáng sớm mùng 1 với hàm ý cả năm đậm đà, ý vị.

! Không tranh cãi, bất hòa Vào những ngày Tết, mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào. Người lớn tránh quát mắng, trẻ con không khóc lóc để giữ cho hòa khí một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.

! Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2 Theo tín ngưỡng dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh của thủy thần nên cần kiêng giặt quần áo để không mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp xui xẻo. Thực ra, người xưa chẳng có nhiều quần áo để giặt, và ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, tiết trời lạnh, việc ngừng giặt hai ngày cũng chẳng mấy ảnh hưởng đến họ.

! Kiêng mở tủ vào mùng 1 Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.

! Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa Việc đứng hay ngồi  trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.

Những Điều Cấm Kỵ Khi Du Lịch Hàn Quốc

Là một đất nước hiện đại song Hàn Quốc vẫn giữ được bản sắc độc đáo của dân tộc với nét đặc trưng trong văn hóa, ngôn ngữ và ẩm thực.

Những điều cấm kỵ bạn nên biết khi du lịch Hàn Quốc

Truyền thống văn hóa Hàn Quốc dựa trên Nho giáo 600 năm tuổi. Cùng với đó, khi đi du lịch, làm việc, học tập hoặc sinh sống tại Hàn Quốc, các bạn nên chú ý một số quy tắc lễ nghi trong giao tiếp, sinh hoạt để nhanh chóng hòa đồng và thích nghi với cuộc sống, con người nơi đây. Những điều cấm kỵ hay những quy tắc, lễ nghi này khá tương đồng với quan niệm về lễ nghi phép tắc trong xã hội Việt Nam và cũng cần được chúng ta chú ý thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.

1. Ở nơi công cộng

– Đừng hỉ mũi, khạc nhổ ở nơi công cộng – rất bất lịch sự.

– Khi đi xe buýt, tàu điện ngầm hay những phương tiện giao thông công cộng khác, bạn không được tự do cười đùa thoải mái mà phải giữ im lặng, tránh gây ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt nên nhường ghế cho người già và phụ nữ mang thai nếu không muốn nhận những ánh mắt không thiện cảm của mọi người.

– Không nên gọi điện thoại quá lâu, nói chuyện quá to khi đang đi xe buýt, tàu điện ngầm.

– Không nhìn chằm chằm hoặc chỉ trỏ vào người khác tại nơi công cộng.

– Xếp hàng mọi lúc mọi nơi, khi chờ xe buýt, khi chờ đến lượt thanh toán, mua hàng…

– Hàng ghế đầu tiên trên xe buýt thường cấm nói chuyện riêng (với người ngồi cạnh) hoặc cấm nói điện thoại (vì sẽ gây ảnh hưởng đến tài xế phía trước, làm mất sự tập trung của tài xế khi lái xe).

2. Khi vào đền, chùa

– Vào ngôi chùa ở Hàn Quốc, bạn nên tránh đi vào cửa chính mà đi vào cửa hông chùa, để lại giày dép ở phía ngoài.

– Bạn không nên ngồi hoặc đứng ngay trước tượng Phật chính mà phải ngồi phía bên.

– Nên nhớ đầu tóc phải được buộc lại gọn gàng, ăn mặc lịch sự, kín đáo.

3. Khi được mời đến nhà một người Hàn Quốc

– Phải bỏ giày, dép bên ngoài vì phần lớn người Hàn Quốc lau nhà rất sạch, ngay cả những nhà có bàn ăn riêng cũng vẫn sinh hoạt nghỉ ngơi, chuyện trò, xem TV… ngay trên sàn nhà. Nhiều quán ăn, đặc biệt là quán ăn truyền thống ở Hàn vẫn giữ truyền thống kê bàn bệt và trải nệm ngồi, nên khách buộc phải cởi giày dép nếu muốn dùng cơm. Bởi vậy trước khi bước ra khỏi nhà, bạn nên đảm bảo chắc rằng mình đang đi một đôi tất sạch và bàn chân không bị…bốc mùi.

– Nên chuẩn bị một chút quà nhỏ để thể hiện sự thành tâm, lời cảm ơn lời mời của gia chủ.

– Nếu muốn đi thăm quan căn nhà hay động vào một đồ vật nào đó thì phải hỏi ý kiến của gia chủ trước.

– Cách sắp xếp bàn ăn của người Hàn Quốc: Cơm để bên trái, canh hoặc những món có nhiều nước và nóng để bên phải. Món ăn nguội và khô để bên trái. Để các loại kim chi ở giữa bàn. Các món thịt để bên phải, rau để bên trái. Để thìa và đũa bên tay phải, xếp đũa ngay cạnh thìa.

– Không cắm đũa vào bát ăn cơm. Cũng giống ở một số nước, việc cắm đũa vào bát cơm giống như là bát cơm cúng. Vì vậy bạn phải cẩn trọng khi đưa bát cơm cho ai, bởi nếu cắm đũa họ sẽ hiểu rằng bạn đang nguyền rủa họ

– Không để thìa úp xuống, bao giờ cũng phải để thìa ngửa trên bàn. Không gác hay đặt đũa hoặc thìa lên trên bát.

– Khi nhai không để phát ra tiếng. Chú ý không để đũa và thìa va vào bát gây nên tiếng động.

– Không dùng đũa và thìa để đảo cơm và thức ăn. Không lựa ra các thức ăn mình không ăn và chớ nên giũ các gia vị tẩm ướp vào món ăn để gắp thức ăn.

– Khi ăn, không nên để thức ăn còn thừa lại trên đũa, thìa.

– Sau khi ăn xong, để đũa và thìa ngay ngắn vào vị trí ban đầu.

– Trong đời sống hàng ngày, khi đã trở thành “một đội” hay “một nhóm”, người Hàn Quốc có thể hiển nhiên dùng thìa để múc và ăn trong một bát canh chung, như canh đậu tương (tuenchang) hoặc canh kim chi. Nhưng ở trong những bữa ăn trang trọng với những người có chức vụ hoặc tuổi cao, tốt nhất bạn nên dùng một thìa riêng để múc canh, trong trường hợp dùng chung canh với những người khác.

– Người Hàn Quốc ít nói chuyện khi ăn. Vì vậy mà bạn cùng đừng lạ khi đi ăn với người Hàn Quốc nào mà thấy họ chẳng nói một câu nào trong suốt bữa ăn. Có một bộ phận người Hàn Quốc quan niệm rằng nói chuyện khi ăn là bất lịch sự, không tôn trọng quyền cá nhân của người đối diện.

– Khi dùng bữa với người lớn: Để họ ngồi phía trong, cách xa cửa ra vào. Giữ tư thế ngồi ngay ngắn trước mặt người lớn. Đợi người lớn cầm đũa lên trước sau đó mới cầm đũa lên. Nên giữ tốc độ ăn bằng người lớn. Sau khi người lớn đã dùng bữa xong và đứng lên, nên đứng lên cùng. Lễ nghĩa cần phải giữ khi gia đình tụ họp ăn uống. Ngồi ăn cơm sau khi người lớn tuổi trong gia đình cầm muỗng thì những người khác phải cầm đũa.

– Cũng như người Việt, ở người Hàn, việc dùng một ly rượu duy nhất cho cả bàn là điều có thể. Hoặc người Hàn có thể uống thành cặp: Một người muốn mời người khác uống thì đưa ly rượu không của mình cho người đó nhận lấy, và rót rượu cho người đó uống. Khi uống xong, người được mời thường đáp lễ bằng một quá trình tương tự.

– Nếu muốn rót mời rượu người khác thì phải đợi người đó uống cạn cốc rượu mới được rót tiếp. Người Hàn Quốc không có thói quen rót vào cốc rượu đang uống dở lưng chừng.

6. Việc trả tiền sau khi ăn

– Khi một người Hàn Quốc (lớn tuổi) mời bạn đi ăn thì thường họ sẽ trả tiền cho bữa ăn, việc tranh giành trả tiền trong trường hợp này đôi khi lại là thất lễ. Nhưng nếu muốn bày tỏ lời cảm ơn và mời giáo sư, người lớn tuổi đi ăn thì trước bữa ăn bạn phải nói trước với họ lý do và thiện ý muốn mời dùng bữa.

– Khi đi ăn cùng với bạn cùng hoặc ít tuổi trên tinh thần “cùng đi ăn” thì các bạn cũng nên lựa ý tùy theo tình huống để xử lý. Nếu là bạn gặp thường xuyên, còn nhiều cơ hội gặp gỡ, ăn uống cùng nhau thì có thể sẽ hình thành nên một quy tắc ngầm “hôm nay tôi trả, hôm nay anh trả”. Tuy nhiên hiện nay giới trẻ Hàn Quốc cũng rất thịnh hành cách sống “sòng phẳng” giống phương Tây nên trong nhiều trường hợp họ sẽ đề nghị bạn: “mạnh ai người nấy trả”.

7. Một số điều chú ý khác

– Không viết tên bằng bút đỏ – điều này khá giống với người Việt Nam. Người Hàn Quốc cho rằng người đã chết mới viết tên bằng mực đỏ, vì vậy đây là điều tối kỵ khi bạn viết bằng mực đỏ khi đến xứ sở kim chi.

– Khi đưa vật dụng nào đó cho người lớn tuổi bạn phải đưa bằng hai tay.

– Khi đi taxi cùng người lớn tuổi, vị trí trang trọng không phải là hàng ghế đầu cạnh tài xế mà là hàng ghế trong cùng phía sau. Người Hàn Quốc quan niệm rằng hàng ghế đầu chỉ dành cho người “phục vụ”. Khi dừng xe, người ngồi trên sẽ có trách nhiệm xuống trước và mở cửa cho người lớn tuổi hoặc có chức vụ cao ngồi phía sau.

Những Điều Cấm Kỵ Cần Biết Trước Khi Du Lịch Singapore

Nhai kẹo cao su sẽ bị phạt 1000 dollar và phải lao động công ích trong 10 giờ.

Trước khi bước vào nhà riêng của một người quen hoặc bước vào nơi thờ cúng linh thiêng thì bạn nên cởi giày để đi chân trần.

Một số điều bạn nên lưu ý là ở Singapore có văn hóa là bắt tay khi gặp mặt, bạn có thể bắt tay với bất cứ ai ở Singapore trừ những phụ nữ Hồi giáo. Bởi vì, phụ nữ Hồi giáo bị cấm bắt tay với người lạ. Để tránh hiểu nhầm và vi phạm điều cấm kỵ thì bạn nên cười và gật đầu chào mỗi khi gặp là được.

Hầu hết mọi người dân Singapore đều nói được hai ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Người Singapore thường trao đổi “business card”. Hãy nhớ nhận card bằng cả 2 tay và luôn coi trọng nó, đừng bỏ tọt card vào túi áo mà chưa xem gì cả.

Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo…. nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua.

Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng.

Đạo Islam là đạo chính của Singapore, đạo này cấm uống rượu, cấm ăn thịt lợn và những đồ ăn chế biến từ lợn.

Người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Khi mời cơm một người bạn người Hồi giáo, bạn phải đảm bảo trong các món ăn không sử dụng đến thịt lợn hoặc rượu và những loại thịt khác phải được mua trong các quầy thực phẩm giết mổ theo đúng giới luật của đạo hội. Và người Hồi giáo cũng kỵ rượu nên khi đến nhà họ bạn đừng bao giờ mang theo loại thức uống này.

Người Hindu không ăn thịt bò. Trong tang lễ, người ta ăn mặc màu sẫm và đưa tiền phúng điếu với con số lẻ bỏ trong phong bì màu trắng hoặc màu nâu.

Hi vọng một số chia sẽ trên sẽ giúp ích cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kĩ hơn.

Bật Mí Những Điều Cấm Kỵ Khi Đi Du Lịch Campuchia Bạn Cần Biết

Trong những năm gần đây các nước Đông Nam Á ngày càng phát triển trên lĩnh vực dịch vụ du lịch, thu hút được đông đảo các khách du lịch không chỉ khu vực mà còn trên toàn thế giới. Trong số đó, Campuchia là một quốc gia khu vực Đông Nam Á tiêu biểu cho sự phát triển này. Tuy nhiên, do sở hữu một nền văn hóa truyền thống khá lâu đời và có nét đặc trưng riêng nên có nhiều khách du lịch không biết được những điều cấm kỵ khi đi du lịch Campuchia mà intentional-traveler sẽ chia sẻ qua bài viết sau.

Không chạm đầu

Lưu ý khi thăm nhà dân

Nếu như bạn được mời tham dự tiệc nhỏ của gia đình Campuchia thì bạn không nên ăn trước chủ nhà – đây được xem là những điều cấm kỵ khi đi du lịch Campuchia vì nơi đây coi điều này là thô lỗ, thiếu lịch sự, không tôn trọng họ. Ngoài ra, khi được mời bạn nên mang theo một giỏ hoa quả, bánh ngọt, hoa… để thể hiện lịch sự tối thiểu của mình. Mặt khác, trong quá trình giao tiếp và ứng xử bạn cũng nên giữ cho mình những nguyên tắc và giới hạn nhất định, đừng quá tỏ ra thân thiện sẽ khiến chủ nhà khó xử.

Những lưu ý khi đi chùa tại Campuchia

Điều đầu tiên trong những điều cấm kỵ khi đi du lịch Campuchia tại các nhà chùa đó là bạn cần giữ khoảng cách với các nhà sư. Bạn thì không nên đứng quá gần một nhà sư nam, đây được coi như một điều tối kỵ. Bạn nên đứng khoảng cách vừa phải, nói chuyện lịch sự đàng hoàng và không được quá thân mật.

Ngoài ra, cùng giống như Việt Nam, chùa là nơi linh thiêng, thanh tịnh nên khi vào chùa bạn cần ăn mặc lịch sự, chọn trang phục nhã nhặn, giản dị không được mặc đồ ngắn, không đi dép lê. Nếu ăn mặc không chỉnh tề, điều này sẽ được coi là bất kính, không thành tâm. Ngoài ra, bạn cũng không được có thái độ bất kính, chỉ trỏ vào những pho tượng Phật hoặc các thánh.

Không nên bắt tay hay ăn bằng tay trái

Khi bạn ở Campuchia thì hãy nên lấy thức ăn bừng tay phải, không nên dùng tay trái đặc biệt khi bắt tay với người khác. Người Campuchia cho rằng tay trái chỉ để làm những việc khi ở trong nhà vệ sinh. Ngoài ra, khi muốn chỉ một món đồ hay một ai đó nên dùng tay phải, tránh dùng một ngón tay trỏ để chỉ.

Chú ý văn hoá giao tiếp

Khi đi du lịch Campuchia chắc chắn bạn sẽ chụp ảnh để lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ, những kỷ niệm đẹp, tuy nhiên bạn nên nhớ rằng nếu muốn chụp ảnh với người dân bản địa nên xin phép và nhận được sự đồng ý của họ.

Ngoài ra, một trong những điều cấm kỵ khi đi du lịch Campuchia đó là nếu được nhận quà, người nhận sẽ không được dùng tay trái để cầm món qùa đó vì họ cho rằng tay trái là không được sạch sẽ.

Tránh thất kính với Hoàng gia

Tránh biểu lộ tình cảm thái quá nơi công cộng

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cấm Kỵ Trong Năm Mới Của Người Việt Nam trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!