Bạn đang xem bài viết Những Sắc Màu Văn Hóa, Du Lịch Biển Đảo được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ ngày 14 đến 18-6, tại Nha Trang diễn ra triển lãm di sản văn hóa, du lịch biển đảo Việt Nam. Triển lãm đã góp phần quảng bá văn hóa, du lịch biển đảo các vùng miền Tổ quốc đến đông đảo công chúng, du khách.
Không gian Trung tâm Hội nghị tỉnh (số 46 Trần Phú, TP. Nha Trang) những ngày qua thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến tham quan triển lãm di sản văn hóa, du lịch biển đảo Việt Nam. Mỗi khu vực, gian hàng mang đến cho người xem những thông tin lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên, sản vật đặc trưng… của mỗi vùng biển trong cả nước. Ở khu vực trưng bày chung, khách tham quan được giới thiệu những tư liệu quý về biển đảo Việt Nam, bản đồ cổ, châu bản triều Nguyễn khẳng định về chủ quyền biển đảo nước ta. Ở đó còn có gần 200 bức ảnh giá trị về công cuộc xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc, với vẻ đẹp của biển đảo quê hương, đất nước, Trường Sa thân yêu. Từ đây đã làm toát lên cái nhìn mang tính tổng thể về biển đảo Tổ quốc trong tiến trình lịch sử dân tộc.
Du khách nước ngoài tham quan triển lãm.
Phần trưng bày tranh cổ động, các bộ sưu tập ngư cụ đánh bắt, công cụ sản xuất, trang phục của cư dân vùng biển; trình chiếu các thước phim tư liệu… đã giúp khách tham quan hiểu hơn về đời sống của cư dân vùng biển Việt Nam. Phần triển lãm của các tỉnh, thành phố được thiết kế công phu, với nội dung phong phú đa dạng đã thể hiện giá trị văn hóa, giới thiệu sản vật đặc trưng của từng địa phương. Mỗi gian hàng trưng bày của các đơn vị, địa phương là một nét văn hóa riêng, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa, du lịch biển đảo sinh động. Ở đó, công chúng bắt gặp vẻ đẹp văn hóa, du lịch biển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh); các sản vật biển đặc trưng của vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh); những tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng của tỉnh Kiên Giang; những sắc màu du lịch biển đảo Nha Trang – Khánh Hòa… “Đến tham quan triển lãm, tôi thấy nét văn hóa truyền thống của các vùng biển đảo ở Việt Nam thật đa dạng và rất độc đáo. Đất nước của các bạn cũng có rất nhiều điểm du lịch biển với phong cảnh thiên nhiên đẹp vào loại bậc nhất thế giới”, chị Maria Zakharova (du khách Nga) cho biết.
Để tăng thêm tính hấp dẫn cho triển lãm, hàng ngày, tại gian trưng bày của các tỉnh, thành như: TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Cà Mau, Phú Yên, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Kiên Giang… diễn ra hoạt động biểu diễn văn nghệ để thu hút khách tham quan. Đặc biệt, vào các tối từ ngày 15 đến 17-6, tại sân khấu ở khu vực Quảng trường 2-4 có chương trình giao lưu nghệ thuật Biển đảo quê hương. Các nghệ sĩ đến từ các đoàn nghệ thuật Quảng Ninh, Phú Yên, Cà Mau, TP. Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Bắc Giang, Câu lạc bộ diễn xướng hầu đồng của Hội Người cao tuổi Việt Nam… lần lượt biểu diễn các tiết mục dân ca, dân vũ, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng của mỗi vùng miền để phục vụ khán giả.
Triển lãm di sản văn hóa, du lịch biển đảo Việt Nam là một hoạt động nằm trong Năm Du lịch quốc gia 2019, đây cũng là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của các vùng biển đảo đất nước. “Tỉnh Kiên Giang mang đến triển lãm những gì đặc trưng, tiêu biểu nhất về văn hóa, du lịch, sản vật của địa phương. Qua đây, chúng tôi đã có dịp để giới thiệu, quảng bá một cách trực tiếp hình ảnh địa phương đến bạn bè trong nước, quốc tế”, ông Bùi Quốc Thái – Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang chia sẻ. Ông Lê Văn Hoa – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho rằng, triển lãm là hoạt động văn hóa đầy ý nghĩa đối với tỉnh Khánh Hòa trong Năm Du lịch quốc gia. Sự tham gia của các đơn vị, địa phương, sự hội tụ những sắc màu di sản văn hóa, du lịch biển đảo trên các vùng miền cả nước đã tạo nên bầu không khí sôi nổi cho thành phố biển và là điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm. Theo ông Bùi Kỳ Đà – Phó Giám đốc Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, các hoạt động trong triển lãm lần này đã góp phần giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch biển đảo Việt Nam đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế; tiếp tục nâng cao nhận thức, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử, tài nguyên và môi trường văn hóa, du lịch biển đảo. Triển lãm đã thu hút được nhiều khách tham quan và đánh giá cao. Tuy nhiên, triển lãm vẫn chưa có sự tham gia đầy đủ của các địa phương có biển trong cả nước, do đó chưa thể quy tụ hết nét đặc trưng các địa phương. Ngoài ra, nếu tỉnh có một không gian triển lãm chuyên biệt thì sẽ hiệu quả hơn là tổ chức triển lãm tại sảnh của Trung tâm Hội nghị tỉnh.
Theo Báo Khánh Hòa
Sắc Màu Indonesia “Bali” Thiên Đường Biển Đảo: Hà Nội
Bali là một hòn đảo của Indonesia nằm tại cực tây của Quần đảo Nusa Tenggara, nằm giữa Đảo Java về phía tây và Lombok về phía đông. Bali là 1 trong 33 tỉnh của Indonesia. Đảo Bali cũng là điểm đến du lịch lớn nhất Indonesia và nổi tiếng vì có nền nghệ thuật phát triển cao, bao gồm vũ, điêu khắc, hội họa, hàng da thuộc, luyện kim và ca nhạc Bali.
Điểm đặc biệt trong chương trình
– Hàng không Malaysia 4 sao – Hotel 4 sao gần biển, cạnh trung tâm mua sắm – Tham quan Đảo Rùa bằng tàu đáy kính – Tham quan đền Tahnalot nổi tiếng với ngôi đền thiêng nằm giữa biển
Ngày 1: Hà Nội – Kuala Lumpur – Bali (Ăn Trên Máy Bay)
09h00: Xe và Hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành ra sân bay Nội Bài làm thủ tục đáp chuyến bay MH753(13h00-17h25) đi Kuala Lumpur (Malaysia).
Đoàn ăn tối tại sân bay Kuala Lumpur tự túc. Quý khách tiếp tục nối chuyến MH867 (21h00-00h05) đi Bali (Indonesia).
00h30: Đến sân bay quốc tế Denpasar, xe và HDV đón Đoàn đi nhận phòng khách sạn tại Bali.
Đoàn nghỉ đêm tại Eden Hotel 4* trên Đảo Bali.
Ngày 2: Bali – Đền Uluwatu (Ăn: Sáng/ Tối)
08h00: Đoàn ăn sáng tại khách sạn. Sau đó, quý khách có 02 lựa chọn
Lựa chọn 01: Quý khách tự do nghỉ ngơi và tắm biển, tận hưởng những phút giây thư giãn và hòa mình vào thiên đường nghỉ dưỡng Bali với thiên nhiên trời phú, khí hậu trong lành và không khí vô cùng dễ chịu.
Lựa chọn 02: 09h00 xe đón quý khách tại sảnh sau đó di chuyển tới bãi biển Tanjung Benoa, di chuyển ra Đảo Rùa. Tại Đảo Rùa quý khách sẽ được ngắm nhìn và tìm hiểu về quá trình nuôi Rùa của những dân người dân địa phương (Chi phí tự túc).
Buổi chiều: Đoàn đi thăm:
Đền Uluwatu – Một trong những ngôi đền cổ xưa nhất ở Bali. Được chạm khắc từ đá san hô đen, ngôi đền nằm trên mỏm của vách đá cao 250 foot (76 m), nhìn ra Biển Java. Uluwatu là được xây dựng từ thế kỷ thứ 10. Theo đạo Hindu, ngôi đền là một trong những kayangan jagat hay “đền cai quản” của Bali, có nghĩa là ngôi đền bảo vệ Bali khỏi những linh hồn của quỷ dữ.
18h00: Đoàn ăn tối tại nhà hàng địa phương. Thưởng thức các món ăn đặc trưng của Indonesia.
19h30: Đoàn trở về khách sạn nghỉ ngơi.
Đoàn nghỉ đêm tại Eden Hotel 4* trên Đảo Bali.
Ngày 3: Swing Bali- Cánh Đồng Lúa Tegalalang (Ăn: Sáng/ Trưa / Tối)
08h00: Sau bữa sáng, Quý khách trả phòng và nghỉ ngơi Sau đó, xe đưa Đoàn khởi hành đến:
Cánh đồng lúa Tegalalang: chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cánh đồng xanh mát, nằm trong một thung lũng gần Ubud, thời điểm lý tưởng nhất để bạn chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của Tegalalang là vào sáng sớm hoặc lúc hoàng hôn.
Đền suối thiêng Tampak Siring: là một ngôi đền Hindu nằm trong một thung lũng giữa hai quả đồi ở làng Manykaya quận Tampak Siring, Gianyar cách thủ phủ Denpasar (đảo Bali, Indonesia) khoảng 40 km về phía đông bắc. Dân địa phương hay người Hindu đến từ các nơi trên thế giới khi tới Tampak Siring đều có ước nguyện được tắm mình qua mười hai dòng chảy thiêng liêng, với mong muốn được gột rửa bụi trần
Chợ mỹ nghệ Ubud: đối diện với cung điện hoàng gia. Với vị trí thuận lợi, nơi đây là một nơi mua sắm thủ công mỹ nghệ của Bali và những món quà lưu niệm. Các mặt hàng tìm thấy ở chợ chủ yếu được sản xuất từ những làng lân cận của Pengosekan, Làng Tegallalang,Payangan và Peliatan.
Đồn điền Café: Nơi trồng rất nhiều cây Café mang lại nguồn lợi cho cafe
13h00: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng
14h00: Tiếp tục di chuyển đến thăm quan:
SWING BALI: Là thiên đường, góc sống ảo của Bali này đang làm mưa làm gió trên khắp các mạng xã hội, làm xốn xang những con tim sống ảo khắp hành tinh với chiếc xích đu nằm ngay bờ vực mà ai cũng mong muốn một lần được trải nghiệm. Bali Swing chính là địa điểm được gọi tên nhiều nhất trong mùa hè năm nay điểm check in lý tưởng dành cho giới trẻ.
19h00: Đoàn khởi hành ăn tối tại nhà hàng.
Đoàn nghỉ đêm tại Eden Hotel 4* trên Đảo Bali.
Ngày 4: Đền Tanah Lot (Ăn: Sáng/ Trưa / Tối)
08h00: Ăn sáng tại khách sạn, Quý khách tự do nghỉ ngơi và tắm biển, tận hưởng những phút giây thư giãn và hòa mình vào thiên đường nghỉ dưỡng Bali .
12h00: Đoàn ăn trưa buffet tại nhà hàng địa phương.
13h30: Đoàn di chuyển đi tham quan:
Hồ Beratan với ngôi đến thiêng Ulundanu. Du khách chụp ảnh với cảnh đẹp hữu tình mây và nước.
Đền Tanah Lot: Nằm trên một cấu trúc đá lớn ngoài bờ biển Bali, Indonesia là một trong những biểu tượng văn hóa và điểm du lịch nổi tiếng của vùng. Tanah Lot được xây dựng trên đỉnh của một hòn đá khổng lồ bao quanh bởi biển, là một trong chuỗi 7 ngôi đền chạy dọc bờ biển Tây Nam Bali.
18h30: Đoàn ăn tối tại nhà hàng, thưởng thức đặc sản địa phương.
21h00: Xe và HDV đưa Đoàn khởi hành ra sân bay quốc tế Denpasar, sau đó làm thủ tục đáp chuyến bay MH866 (01h10 – 04h10) đi Kuala Lumpur.
Đoàn nghỉ đêm trên máy bay.
Ngày 5: Kuala Lumpur – Hà Nội (Máy Bay)
04h40: Đến sân bay quốc tế Kuala Lumpur, HDV đưa đoàn làm thủ tục nối chuyến về Hà Nội trên chuyến bay MH752 (09h40 – 12h10). Đoàn tự do ăn sáng và mua sắm tại sân bay.
12h30: Đến sân bay Quốc tế Nội Bài, xe đưa Đoàn về điểm đón ban đầu. HDV chia tay tạm biệt Đoàn, kết thúc chuyến du lịch Indonesia.
Đặc Sắc Văn Hóa Làng Chăm
Làng người Chăm Châu Giang là một trong những điểm nổi bật trong nét đẹp văn hóa tỉnh An Giang, nó không chỉ lôi cuốn bởi nét dân tộc mà còn lôi cuốn bởi nét đẹp văn hóa của miền đất trời địa linh nhân kiệt này. Đây là một điểm đến du lịch đồng quê thú vị đối với du khách, những người muốn tìm hiểu về con người, dân tộc và nét đẹp văn hóa của cư dân nơi mảnh đất miền Tây này.
Tính đến thời điểm hiện tại, An Giang có 11 làng Chăm với hơn 3,500 hộ với tổng số dân hơn 15,000 nghìn người tập trung sinh sống quanh khu vực 2 bên bờ sông Châu Giang (sông Hậu Giang và sông Khánh Bình) thuộc địa bàn các huyện Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tân Châu và số ít tại 2 thành phố Châu Đốc và Long Xuyên. Trong số 11 làng Chăm ở An Giang này thì làng Chăm Châu Giang hiện thuộc địa bàn quản lý của xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (nơi gặp nhau của hai nhánh sông Tiền sông Hậu chảy vào đất Việt và là nơi giáp ranh của hai thị xã Tân Châu và Châu Đốc), tỉnh An Giang.
Nhìn trên bản đồ hành chính thì làng Chăm Châu Giang chỉ cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng chừng 3km về hướng Bắc phía đầu nguồn Châu Thổ sông Cửu Long; cách bến đò Châu Phong của làng Chăm Châu Phong hơn 2km và làng Chăm Đa Phước khoảng 4,3km theo hướng đường sông Bassac. Với khoảng cách này, việc di chuyển đến làng Chăm Châu Giang khá dễ dàng. Chỉ cần đến đến bến phà Châu Giang hoặc bến phà gần công viên 30 tháng 4 thuê thuyền rồi vượt sông Bassac khoảng 8 phút, sau đó cập phà Châu Giang bên kia sông là đến làng Chăm Châu Giang.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của làng Chăm- Châu Giang
Đến đây, trong không gian vùng quê yên tĩnh đậm chất sông nước miền Tây bạn sẽ được cảm nhận sự thân thiện và hiếu khách của bà con. Được hòa mình trải nghiệm hoạt động chèo xuồng đi đánh cá với các chàng trai; dệt vải, thêu thùa với các cô gái; uống trà trò chuyện với các cụ già hay vui chơi, đùa giỡn với các em nhỏ … Đặc biệt là được tham quan thánh đường Mubarak – nơi tôn nghiêm trong tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Chăm theo Hồi giáo.
Đồng bào Chăm An Giang hầu hết theo đạo Hồi giáo Islam có nguồn gốc từ Ả Rập Saudi. Trong thánh đường không thờ tranh, tượng hay bất cứ vị thần linh nào. Nhưng một sản vật được tôn thờ nhất là kinh Koran. Người theo đạo Hồi tin rằng, những điều được đấng tối cao viết ra và truyền lại trong kinh Koran đều sẽ trở thành hiện thực và họ phải thực hiện đúng theo giáo lý. Và trong đời mỗi người Hồi giáo Islam phải làm một cuộc hành hương đến thánh địa Mecca, còn gọi là Haji thì mới coi như tròn trách nhiệm và không còn nuối tiếc gì nữa.
Một góc thánh đường tại làng Chăm- Châu Giang
Cùng với đó, tại làng Chăm Châu Giang bạn còn được tham quan tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã có từ hàng trăm năm qua.
Ngày nay, những thánh đường Hồi giáo với kiến trúc nghệ thuật ấn tượng cùng với nét văn hoá đặc trưng trong đời sống sinh hoạt và nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm An Giang ngày càng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, khám phá. Vì thế một bộ phận người Chăm đã nhanh chóng đón nhận xu thế, tham gia làm du lịch để giới thiệu về những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc mình.
Văn Hóa Ứng Xử Trong Du Lịch Biển Đảo Lý Sơn
Văn hóa ứng xử trong du lịch biển đảo Lý Sơn
Đến với du lịch Lý Sơn bạn sẽ bắt gặp một khung cảnh thơ mộng, nhưng không kém phần lãng mạn, nơi có núi, có biển…có những ngọn núi cao như núi thới lới với những hang trầm tích, mặc dù vậy những nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người dân vẫn còn nguyên vẹn, khiến nhiều du khách thích thú khám phá, tìm đến với đảo Lý Sơn…
Du lịch biển đảo Lý Sơn đang hút khách
Hàng năm cứ đến mùa biển êm, mỗi ngày nơi đâyđón rất nhiều du khách đến tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa của con người đất đảo. Trong dòng chảy của sự phát triển mạnh mẽ về du lịch, nhiều người nghĩ rằng, người dân nơi này sẽ bị giao thoa văn hóa ứng xử qua khách du lịch từ các vùng miền. Nhưng không phải thế, những cách ứng xử chân tình, gần gũi của những người nơi đây từ bác xe ôm hay những ngư dân, nông dân một nắng hai sương trên đồng tỏi, ruộng hành… khiến những ai một lần đến với đất đảo đều dâng trào cảm xúc.
đến với mảnh đất này du khách không chỉ chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi đây mà còn có cơ hội thưởng thức đặc sản vùng này như: Cá tà ma, cua huỳnh đế, ốc xà cừ,…ngoài ra du khách còn món quà lưu niệm như vỏ ốc, vỏ sò, nhành san hô… cho chuyến đi. Vì vậy mà người bán phải biết chiều lòng khách, bán với giá hợp lý, nhằm tạo ấn tượng trong lòng du khách.
Với khách phương xa khi đến vùng đất đảo mà được đón nhận tình cảm chân thành, mộc mạc của người dân bản địa dành tặng cho du khách, sự gần gũi, thân thiện, mộc mạc, dễ gần và sẵn sàng giúp đỡ khi khách có nhu cầu.
Nhiều du khách trải nghiệm cùng nông dân trên những ruộng hành, tỏi Lý Sơn, thấu hiểu sự cực nhọc của người dân đất đảo, những nông dân chất phác ấy vẫn luôn nở một nụ cười đón du khách phương xa. Khi chiều tà, những em nhỏ nhặt được những con ốc xà cừ từ những gành đá rồi trải ra bên vệ đường bán cho du khách, nhưng không có chuyện chèo kéo gây khó chịu cho du khách.
Dẫu sự nhộn nhịp của du khách ra vào đảo tham quan, nhưng vấn đề an ninh trật tự trên đảo luôn được bảo đảm oan toàn cho du khách không có trường hợp cướp dật của du khách, nên khi đến đảo du khách hoàn toàn yên tâm.
Hiện nay trên đảo các hàng quán mở ra phục vụ du khách ngày càng nhiều, tạo mọi điều kiện thuận tiện cho du khách khi đến đảo. Nơi đây không có chuyện chèo kéo khách, lợi dụng đông khách, để tăng giá.
Ngược lại, họ nhiệt tình tư vấn và sẵn sàng đưa khách đến tận nơi chế biến để xem, chọn món mình cần thưởng thức. Nét văn hóa ấy được kết tinh trong máu thịt của người dân trên đảo từ bao đời nay. Do địa hình khắc nghiệt, quanh năm hứng chịu bao trận cuồng phong của biển, nên khiến người dân trên đảo xích lại, sống đoàn kết một lòng để vượt qua thiên tai.
Vậy có thể thấy từ cách ứng xử chân tình đó của người dân đất đảo dành cho du khách đến với Lý Sơn là sự đặc biệt thân thiện, với một cách trìu mến, mà không nơi nào có được.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Sắc Màu Văn Hóa, Du Lịch Biển Đảo trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!