Bạn đang xem bài viết Những Vấn Đề Chung Và Giải Pháp Cho Thư Viện Trong Hoạt Động Tuyên Truyền, Quảng Bá, Xúc Tiến Du Lịch được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kiến thức chuyên ngành
Những vấn đề chung và giải pháp cho thư viện trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch
1. Lời nói đầu:
Trong những năm gần đây du lịch được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn của nước nhà; có thể thấy rõ ràng các tác động tích cực do du lịch tạo ra, nền kinh tế nước nhà được đi lên trông thấy, không những thế đã tạo ra hàng loạt công ăn việc làm cho những người dân sinh sống bằng các hoạt động dịch vụ kèm theo như nhà hàng, khách sạn, bán đồ lưu niệm, du thuyền, giải trí… Hơn hết việc tuyên truyền, quảng bá những nét đậm đà bản sắc dân tộc, văn hóa nghệ thuật của nước nhà cũng được tôn vinh và giới thiệu đến với các bạn bè khắp năm châu. Từ một nước còn đang trong quá trình hội nhập gặp nhiều rào cản và khó khăn thì Việt Nam ngày càng vươn lên, phát triển đất nước với ngành công nghiệp du lịch đậm đà, đặc sắc. Để làm được điều này phải có sự chung tay góp sức của nhiều cá nhân, đơn vị và tổ chức đến từ nhiều ngành nghề hay lĩnh vực khác nhau; trong đó có thể kể đến thư viện – một thiết chế của xã hội góp phần tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch một cách rất riêng và độc đáo.
2. Những vấn đề chung: 2.1. Vai trò của thư viện trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch:
Về cơ bản vai trò chính của một thư viện là cung cấp thông tin, giáo dục, văn hóa và giải trí; vậy nên ta có thể hiểu rằng vai trò của thư viện đối với hoạt động du lịch là cung cấp các thông tin hữu ích, cần thiết và có chọn lọc cho công cuộc tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch một cách tốt nhất đối với các đối với các đối tượng, nhóm người dùng tin khác nhau.
2.2. Phân loại người dùng tin trong hoạt động du lịch:
Theo bà Phan Thị Huệ (Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long) thì có thể chia làm bảy nhóm người dùng tin khác nhau trong hoạt động du lịch:
Dựa theo quan điểm trên và để phù hợp với thực tiễn bài viết của mình tác giả xin phân loại lại các nhóm người dùng tin trong hoạt động du lịch như sau:
Với nhu cầu tin đó Thư viện có thể cung cấp các loại tài liệu về Luật pháp, Quản lý và tổ chức hành chính Nhà nước, Xây dựng chủ nghĩa… với độ chính xác, tin cậy cao cho các Quản lý, lãnh đạo để thực hiện tốt công việc của mình.
Nhóm 2 – Hướng dẫn viên du lịch:
Đây là nhóm người dùng tin giao tiếp trực tiếp với khách du lịch, vì vậy nhu cầu tin của họ mang tính chất quy trình, công việc về các lĩnh vực tuyến điểm du lịch, văn hóa đặc sắc, tôn giáo chủ đạo, tín ngưỡng vùng miền, và đặc điểm về các quy định, cấm kị của vùng du lịch…
Thư viện cung cấp cho nhóm người dùng tin này các loại tài liệu như: cẩm nang du lịch, hướng dẫn tham quan tuyến điểm du lịch, sách khoa học thường thức về du lịch… để phục vụ cho công việc của họ. Đặc thù công việc của những người hướng dẫn viên du lịch khi dẫn khách đi các tour thì việc thuyết trình, quản lý và tổ chức phải mang tính chất chuyên nghiệp, có nghĩa là có sự am hiểu về vùng miền mà họ dẫn khách tham quan phải thật đầy đủ, mang tính phổ quát để trả lời, phục vụ cho khách du lịch; dù chỉ bị một lỗi nhỏ sẽ dễ dàng bị các khách hàng khó tính đánh giá không cao và ảnh hưởng đến công việc. Vì vậy nhóm người hướng dẫn viên du lịch phải khai thác nguồn thông tin khá đa dạng từ nhiều tài liệu khác nhau trong thư viện.
Nhóm 4 – Sinh viên, nghiên cứu sinh, nhà nghiên cứu về lĩnh vực du lịch:
Nhu cầu dùng tin của nhóm này khá chuyên sâu, mang tính học thuật và cả lý luận thực tiễn. Họ là những giảng viên, học viên, sinh viên có trình độ học vấn. Mục đích khai thác thông tin để phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu của mình. Họ khai thác qua các sản phẩm thư mục chuyên đề đặc biệt về du lịch – văn hóa hoặc cụ thể các tài liệu chuyên sâu thiên về học thuật, khoa học như các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận án, luận văn thạc sĩ, các giáo trình, bài giảng về du lịch, văn hóa, tôn giáo…
2.3. Thực trạng về công tác thư viện trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tại Việt Nam:
Có thể kể đến vài hoạt động của một số thư viện tiêu biểu như sau:
Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh:
Tiếp theo thành công đó năm 2023 đường hoa – phố đi bộ Nguyễn Huệ lại được tiếp tục chọn làm nơi để trưng bày và trang trí khu phố sách.
Thư viện thành phố Cần Thơ:
Hoạt động phục vụ sách – báo tại ngày hội du lịch vườn trái cây Tân Lộc (2023)
Triển lãm sách phục vụ ngày hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” (2023)
Triển lãm sách – hình ảnh phục vụ “Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền – Cần Thơ” lần thứ VIII (2023)
Vào mùa lễ hội Nghinh Ông 2023 – một lễ hội địa phương mang tính đậm đà bản sắc dân tộc; huyện đoàn Cần Giờ còn tổ chức đêm rằm Trung Thu cho các em thiếu nhi với các hoạt động vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa, văn nghệ; tổ chức gian hàng ẩm thực cho thiếu nhi; hội thi làm lồng đèn, rước đèn trung thu từ Nhà thiếu nhi huyện ra Công viên thị trấn Cần Thạnh. Trung tâm Văn hóa, Thể dục Thể thao huyện tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, văn nghệ phong trào, giao lưu đờn ca tài tử; triển lãm tranh thiếu nhi, liên hoan lân sư rồng, thả diều nghệ thuật; xiếc đường phố; đua cà kheo, đua xuồng chèo, giải việt dã hội khỏe Phù Đổng, giải điền kinh bãi biển, giải bi sắt Cần Giờ mở rộng; biểu diễn rối nước, cờ người… Và đặc biệt có sự xuất hiện của xe thư viện lưu động của huyện, phục vụ các bạn đọc (người dùng tin) khắp nơi khi tham gia lễ hội, quảng bá tinh thần ham học, đa dạng văn hóa của huyện Cần Giờ. [9]
Thư viện thành phố Hà Nội:
Thư viện đã có nhiều đóng góp lớn trong việc phát triển văn hóa đọc ở Thủ đô, đặc biệt thư viện còn có những sản phẩm thông tin là những bộ thư mục có giá trị về nhiều mặt, giúp quảng bá du lịch một cách hữu hiệu cho những ai quan tâm có thể kể đến như:
Thư mục Các di tích Quốc gia đặc biệt của Hà Nội:
Chia ra làm ba mục chính
Tài liệu chỉ đạo về bảo tồn di tích
Các di tích Quốc gia đặc biệt của Hà Nội
Một số giải pháp và kinh nghiệm bảo tồn di tích
Thư mục Đặc sản Hà Nội:
Chia ra làm năm phần chính
Văn hóa ẩm thực Hà Nội
Đặc sản chung
Các sản vật
Các món chế biến
3. Giải pháp cho thư viện trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch: 3.1. Thay đổi nhận thức
Bao giờ cũng thế, vấn đề nhận thức luôn là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công hay thất bại của một sự việc. Có thể thấy trong những năm gần đây thư viện trên toàn quốc đã có những thay đổi mang hơi hướng tích cực, tuy nhiên đằng sau đó còn tồn đọng nhiều vấn nhạy cảm, chưa được giải quyết triệt để, tư duy của một số cán bộ lãnh đạo địa phương hay ngay trong chính một số cơ quan thư viện còn chưa thật sự nhận ra vai trò quan trọng của thư viện trong xã hội; đặc biệt là trong vai trò tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Chính vì vậy cần phải có những hành động minh chứng cụ thể nhiều hơn nữa tác động mạnh mẽ đến đội ngũ những nhà làm lãnh đạo nói chung và thư viện nói riêng có cái nhìn đúng đắn về vai trò của thư viện trong xã hội ngày nay, trong hoạt động du lịch ngày càng phát triển của đất nước.
3.3.1. Xây dựng các bộ tài liệu số về du lịch bằng thiết bị Scan – Số hóa
Việc xây dựng các bộ tài liệu số hóa tại thư viện hiện nay là điều khá phổ biến. Các tài liệu được số hóa với mục đích cho việc dễ dàng chia sẻ, bảo quản và giảm kinh phí, diện tích cho thư viện.
Để xây dựng một bộ tài liệu số hóa chuyên đề về “du lịch” cho thư viện ngoài việc phải lựa chọn cán bộ có chuyên môn trình độ tốt, am hiểu về lĩnh vực du lịch thì còn phải có những trang thiết bị chuyên dụng. Về trang thiết bị chuyên dụng hiện nay trên thị trường, ông Dương Đình Hòa (Giám đốc Công ty IDT) có chia ra làm các loại như sau:
– Máy quét dạng trên cao (over – head scanner): sử dụng camera từ trên cao chụp lấy hình ản của tài liệu và tiến hành xử lý. – Máy quét bán tự động: cũng được bố trí camera kiểu máy quét over – head, tuy nhiên loại máy này thường được trang bị thêm giá sách chuyên dụng tự nâng hạ bằng mô tơ, có tấm kính giữ phẳng tài liệu tự động đóng mở… – Máy quét dạng tự động: thường sử dụng ScanRobot, hoặc cánh tay robot để tự động lật giở trang sách. Máy sẽ kết hợp hệ thống camera chụp trong quá trình lật giở. – Máy quét đa dụng kết hợp nhiều chức năng: đây thường là các hệ thống lớn cho phép quét nhiều loại tài liệu khác nhau như tài liệu giấy, tài liệu dạng vi phim, tài liệu kính, hoặc có thể chụp vật thể…
– Máy quét 3D: chuyên sử dụng cho việc quét mô hình với các đối tượng vật thể như tượng bình gốm sứ, trống đồng… [6]
3.3.2. Cung cấp các bộ Cơ sở dữ liệu nghiên cứu, học tập cho lĩnh vực du lịch
3.3.3. Sử dụng phần mềm thư viện tiện ích cho công việc khai thác, sử dụng tài liệu về du lịch
Để hoạt động được tốt hơn thư viện có sử dụng các hệ phần mềm Quản trị tích hợp như Ilib, Libol… Tại đây tác giả có đề xuất sử dụng phần mềm Kipos – Phần mềm thư viện thế hệ mới, tích hợp ba trong một (quản lý phần tài liệu truyền thống, quản lý phần tài liệu số, và cổng thông tin thư viện). Đây là phần mềm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chính thức công bố tuân thủ tiêu chuẩn METS (Metadata Encoding and Transmission Standard) trong giải pháp quản trị tài liệu số cho đến thời điểm hiện tại. Nhờ có phần mềm thư viện tiện ích như vậy thì thư viện sẽ hoạt động được hiệu quả hơn, nhất là trong công cuộc triển khai dịch vụ lưu thông tài liệu, cụ thể ở đây là các tài liệu về du lịch.
3.3.4. Đầu tư trang thiết bị công nghệ cao cho các cuộc triển lãm, thư viện lưu động trong các dịp lễ hội
Có khá nhiều loại thiết bị công nghệ cao có thể áp dụng tại các cuộc triễn lãm, thư viện lưu động trong các dịp lễ hội. Có thể sử dụng tủ trưng bày và trình diễn dạng 2D, 3D – loại tủ trưng bày có bốn mặt, mặt kính cảm ứng để tương tác. Thư viện có thể lựa chọn các loại tài liệu quý hiểm đặt vào trong tủ, người dùng tin có thể đọc, thăm quan, tương tác đọc tài liệu tại chỗ.
Hoặc có thể sử dụng tủ thư viện mini tại lễ hội: Cho phép bạn đọc tự động mượn và trả sách không cần sự có mặt của cán bộ thư viện. Có thể hoạt động độc lập bên ngoài thư viện. Bao gồm 5 giá có gắn đầu đọc RFID, máy tính và màn hình cảm ứng 19″, đầu đọc thẻ, máy in biên lai, phần mềm mượn trả tự động LibShelf.
Thư viện có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội ngày nay, đặc biệt trong khía cạnh du lịch thư viện có thể tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến một cách hiệu quả nếu ta biết khai thác sử dụng một cách hợp lý thông qua các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện được hình thành dựa trên cơ sở lý luận về nhu cầu của người dùng tin, cùng trang thiết bị công nghệ hiện đại hỗ trợ.
[1] Nguyễn Hữu Giới (2023), Văn hóa đọc góp phần phát triển du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, truy cập vào ngày 12/11/2023 tại địa chỉ: http://thuvienquangninh.org.vn/tin/van-hoa-doc-gop-phan-phat-trien-du-lich-cong-dong-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so–594.html
[2] G iới thiệu 4 bộ CSDL: WorlBank Elibary, OECD ILbrary, ITU ILibrary, UN ILibrary, tài liệu lưu hành nội bộ công ty IDT
[3] Hải Anh (2023), Dịch vụ thông tin – thư viện xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin, truy cập vào ngày 12/11/2023 tại địa chỉ: https://idtvietnam.vn/vi/dich-vu-thong-tin-thu-vien-xay-dung-tren-nen-tang-cong-nghe-thong-tin-954
[4] Hải Anh (2023), Ứng dụng công nghệ thông tin vào thư viện góp phần xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian, truy cập vào ngày 12/11/2023 tại địa chỉ: https://idtvietnam.vn/vi/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-vao-thu-vien-gop-phan-xay-dung-bao-ton-va-phat-trien-van-hoa-dan-gian
[5] Hải Anh (2023), Bộ Cơ sở dữ liệu OECD cung cấp thông tin phục vụ và dự báo kinh tế – xã hội cho Chính phủ, doanh nghiệp, truy cập vào ngày 12/11/2023 tại địa chỉ: https://idtvietnam.vn/vi/bo-co-so-du-lieu-oecd-cung-cap-thong-tin-phuc-vu-va-du-bao-kinh-te-xa-hoi-cho-chinh-phu-doanh-nghiep
[6] Dương Đình Hòa (2023), Ứng dụng giải pháp công nghệ trong hoạt động của thư viện, Kỷ yếu Hội nghị – Hội thảo: Tổng kết công tác ứng dụng Khung phân loại thập phân Dewey, ấn bản 23 tiếng Việt trong các thư viện Việt Nam (2014 – 2023), Thư viện Quốc gia Việt Nam, Đà Nẵng, tr.230 – 244)
[7] Phan Thị Huệ (2011), Người dùng tin trong hoạt động du lịch, truy cập vào ngày 12/11/2023 tại địa chỉ: http://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/nguoi-dung-tin-trong-hoat-dong-du-lich.html?fbclid=IwAR3G-FhQo7yilYTxys3PXorSr_iMCbMe_wkb1q8 -NBDQvF6OkwzNN1HhTX8
[8] Phan Thị Huệ (2010), Vai trò của thông tin – thư viện trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ở Quảng Ninh, truy cập vào ngày 12/11/2023 tại địa chỉ: http://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/vai-tro-cua-thong-tin-%E2%80%93-thu-vien-trong-hoat-dong-tuyen-truyen-quang-ba-xuc-tien-du-lich-o-quang-ninh. html?fbclid=IwAR1FQJpXl_lcrk0pzg-tGgwtyKS6xdo_LNiKN7ZRK3ir6lvzdOK4N3ofjdc
[9] TTXVN/VNP (2023), Khai mạc Mùa lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2023, truy cập vào ngày 12/11/2023 tại địa chỉ: https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/khai-mac-mua-le-hoi-nghinh-ong-can-gio-nam-2023/426320.html
[10] http://cantholib.org.vn/ truy cập vào ngày 12/11/2023
[11] https://www.thuvienhanoi.org.vn/ truy cập vào ngày 12/11/2023
Tăng Cường Hoạt Động Quảng Bá, Xúc Tiến Du Lịch
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm, loại hình du lịch được đổi mới, chất lượng các dịch vụ du lịch được nâng cao. Đặc biệt, các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch ngày càng có quy mô, đầu tư về nội dung, chiều sâu, mang lại hiệu quả cao.
Tỉnh đã tạo điều kiện hỗ trợ các đoàn làm phim, các hãng truyền hình, công ty sản xuất chương trình truyền hình, các kênh truyền hình đến quay phim và ghi hình tại Ninh Bình. Hoạt động giới thiệu quảng bá du lịch Ninh Bình trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các trang thông tin điện tử của ngành Du lịch tiếp tục được đẩy mạnh, tập trung vào giới thiệu, quảng bá hình ảnh các khu, điểm du lịch, các loại hình du lịch và các dịch vụ đi kèm…, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình.
Hàng năm, tỉnh giao Sở Du lịch tổ chức và phối hợp tham gia nhiều Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch tại các hội chợ du lịch trong và ngoài nước như: Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam; Hội chợ du lịch Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh; hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch các tỉnh trong khu vực; tổ chức gian hàng tại Hội chợ Ocop khu vực phía Bắc – Quảng Ninh…
Gian hàng du lịch Ninh Bình tại Hội chợ du lịch Quốc tế Hà Nội 2023. Ảnh: Minh Đường
Đồng thời, tổ chức đón các đoàn phóng viên báo chí, các doanh nghiệp lữ hành đi khảo sát, xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch Ninh Bình để giới thiệu cho khách du lịch.
Đặc biệt, Sở đã phối hợp với VNPT Ninh Bình xây dựng và đưa vào khai thác có hiệu quả phần mềm “Cổng thông tin du lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động”. Hệ thống không chỉ cung cấp các chức năng, tiện ích cho du khách, mà còn quảng bá, tăng thêm cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu cho các doanh nghiệp làm du lịch.
Sau khi đưa vào sử dụng, bước đầu hệ thống du lịch thông minh đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia; hàng nghìn lượt truy cập của du khách trong và ngoài nước tìm hiểu về du lịch Ninh Bình đã góp phần quảng bá, thu hút du khách đến với Ninh Bình.
Công tác xã hội hóa hoạt động quảng bá du lịch Ninh Bình được đẩy mạnh, các doanh nghiệp đã tích cực đóng góp kinh phí tham gia xúc tiến quảng bá du lịch tại các hội chợ lớn như: Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội; Hội chợ du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh.
Một trong những kết quả đáng ghi nhận nữa trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch là tỉnh đã triển khai tổ chức thành công Tuần Du lịch Ninh Bình “Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An”, góp phần tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, thu hút khách du lịch về Ninh Bình trong mùa thấp điểm, nhằm hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch của tỉnh.
Theo đại diện lãnh đạo Sở Du lịch, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay du lịch phát triển chưa tương xứng tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của Ninh Bình cũng còn hạn chế, nhất là công tác nghiên cứu, dự báo thị trường.
Tích cực triển khai thực hiện công tác xã hội hóa và tăng cường liên kết hợp tác với các tỉnh, thành phố trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Bên cạnh đó, có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa địa phương và Trung ương trong quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua nhiều hoạt động, hình thức khác nhau.
Quan tâm nghiên cứu thị trường, xây dựng và tổ chức các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch có trọng tâm trọng điểm, gắn với các sự kiện văn hóa, lễ hội, hội chợ, hội nghị, hội thảo tại các tỉnh, thành phố. Chú trọng xây dựng hình ảnh, thương hiệu điểm đến Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
Cùng với tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, ngành Du lịch tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch; tăng cường công tác quản lý nhà nước; quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, sản phẩm du lịch; ứng dụng khoa học công nghệ…, từng bước đưa du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.
Nguồn: chúng tôi Tin bài: Giáng Hương
Đề Xuất Giải Pháp Tuyên Truyền, Quảng Bá Du Lịch Tỉnh Phú Thọ Sau Dịch Covid
Thực hiện chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng chống dịch covid-19 nhằm đạt được “mục tiêu kép” vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa phát triển kinh tế- xã hội; ngay từ những ngày đầu năm 2023 các cơ sở kinh doanh du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã tăng cường công tác tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh đối với khách du lịch, cán bộ nhân viên, người lao động. Các đơn vị kinh doanh lữ hành thực hiện nghiêm việc tạm dừng không tổ chức các đoàn tour du lịch tới các địa phương đang có dịch, có người mắc bệnh và không đón khách du lịch từ vùng có dịch về tỉnh. Các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ du lịch, nhà hàng của tỉnh đều tạm ngừng các hoạt động. Các doanh nghiệp hoạt động du lịch, đơn vị kinh doanh lữ hành gần như bị “tê liệt” kéo theo hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống và cơ sở mua sắm giảm mạnh doanh thu.
Dịch bệnh covid- 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ lượt khách lưu trú du lịch quý I đạt 51.000 lượt giảm 66,0% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó khách quốc tế đạt 545 lượt khách, giảm 60% so với cùng kì năm 2023, công suất phòng đạt 15%. Doanh thu du lịch quý I đạt 25,5 tỷ đồng giảm 63,2% so với cùng kỳ năm 2023.Trong những tháng còn lại của quý II Ước tính lượt khách du lịch đến Phú Thọ đạt 56.000 lượt khách; trong đó khách quốc tế 500 lượt khách; công suất phòng đạt 20%; doanh thu ước đạt 27 tỷ đồng.
Doanh thu của các đơn vị lữ hành và các đơn vị vận tải du lịch từ tháng 2/2023 đến nay không phát sinh; đơn vị lưu trú du lịch chỉ đạt khoảng 10-15% do còn lượng khách ở dài hạn và đã có hợp đồng từ trước; các đơn vị nhà hàng chỉ đạt khoảng 10% doanh thu do có khách đặt mang đến phục vụ tại nhà. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cơ bản là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô dưới 100 lao động, chỉ có 3% đơn vị có quy mô từ 100-300 lao động ( khách sạn Mường Thanh Luxury, Vườn vua resort, Sen Vàng Palace, Đảo Ngọc Xanh, Trung tâm Thương mại Vincom Việt Trì Plaza, Công ty vận tải ô tô Phú Thọ), do tình hình dịch bệnh phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng trong thời gian dài đã dẫn tới một số đơn vị phải cho một lượng lớn nhân viên nghỉ việc vì không có khả năng trả lương, hoặc cho lao động nghỉ việc luân phiên để giảm gánh nặng trả lương hàng tháng. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp có các khoản vay ngân hàng không trả lãi suất đúng hạn, không đủ chi phí đóng BHXH cho người lao động, nộp thuế VAT, phí sử dụng đất, chi phí điện, nước kinh doanh…
Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn số 1156/BVHTTDL-TCDL đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19, trong đó đề xuất chính sách tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch và người lao động bằng gói tài chính cho các doanh nghiệp du lịch trong việc hoàn huỷ tour thay vì thực hiện huỷ tour, gói tài chính này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp phát hành “phiếu mua tour” có thời hạn 12-18 tháng với giá trị tương đương tour đã đặt cho các khách hàng không thể thực hiện được chuyến đi do tình hình dịch bệnh hoặc các trường hợp bất khả kháng khác. Đồng thời, đề xuất có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), người lao động mất việc làm trong cơ sở lưu trú du lịch.
Vườn quốc gia Xuân Sơn đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4,1/5/2023(Ảnh sưu tầm)
Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch và người lao động, đề xuất miễn phí cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa; thẻ hướng dẫn viên du lịch trong năm 2023; Đầu tư cho các cơ sở đào tạo du lịch có áp dụng chương trình giáo dục trực tuyến đào tạo cấp theo Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam như hỗ trợ xây dựng/nâng cấp hạ tầng phục vụ dạy và học trực tuyến; Hỗ trợ đào tạo giáo viên dạy học trực tuyến; Hỗ trợ xây dựng/nâng cấp chương trình học trực tuyến; Hỗ trợ công tác tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch công nhận kết quả học tập và tuyển lao động có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến tại các cơ sở đào tạo du lịch.
Áp dụng chính sách hỗ trợ, ưu đãi dành cho các cơ sở đào tạo du lịch và các học viên tham gia các chương trình đào tạo lại, nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động theo Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam.
Cụ thể, ở giai đoạn còn dịch, hỗ trợ tự đào tạo trực tuyến hoặc theo nhóm nhỏ tại doanh nghiệp. Giai đoạn kết thúc dịch, hỗ trợ cho các địa phương đào tạo nghiệp vụ cho hướng dẫn viên tại điểm, điều hành tour, cơ sở lưu trú du lịch, đặc biệt là các homestay.
Về giải pháp phục hồi ngành du lịch, Bộ VHTTDL đưa ra 3 kịch bản phục hồi du lịch:
Khi Việt Nam công bố hết dịch: Tập trung vào kích cầu thị trường du lịch nội địa, phối hợp với các hãng hàng không, vận chuyển và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, các điểm tham quan… miễn/giảm có thời hạn giá dịch vụ (hàng không, lưu trú, phí tham quan…); Tập trung triển khai chiến dịch truyền thông “Du lịch Việt Nam an toàn” và triển khai Chương trình kích cầu nội địa với sự tham gia của các địa phương (điểm đến), các doanh nghiệp vận chuyển và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.
Qua đó, đề nghị Chính phủ có các gói kích cầu tiêu dùng, trong đó có kích cầu người tiêu dùng trong nước sử dụng dịch vụ du lịch; Tập trung vào phân khúc khách du lịch kết hợp kinh doanh, giải quyết công việc; Triển khai xây dựng Trung tâm điều hành du lịch thông minh phục vụ chuyển đổi số ngành du lịch trong và sau dịch Covid-19.
Kịch bản Việt Nam và một số nước công bố hết dịch (dự kiến các nước trong khu vực châu Á có khả năng hết dịch sớm hơn): Hỗ trợ ngành Du lịch đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tập trung phát động chương trình: “Việt Nam an toàn và hấp dẫn” – “Vietnam NOW – Safety and Smiling” với các nội dung: Khẳng định Việt Nam đã thành công trong đẩy lùi dịch Covid-19 và tiếp tục là điểm đến an toàn, khách du lịch được chào đón trở lại, hoạt động kinh doanh du lịch được phục hồi; Công bố các gói sản phẩm, dịch vụ ưu đãi.
Kịch bản thế giới công bố hết dịch: Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, truyền thông, phát triển sản phẩm du lịch mới. Triển khai rộng rãi các gói kích cầu đối với các thị trường du lịch, cả nội địa, quốc tế (inbound và outbound).
Khuyến khích doanh nghiệp triển khai gói kích cầu du lịch của các đơn vị, đề xuất đưa ra các gói sản phẩm dịch vụ du lịch hấp dẫn, giá cả cạnh tranh và sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt.
Tăng cường công tác quảng bá du lịch Phú Thọ qua mạng công nghệ thông tin như đẩy mạnh hoạt động của website chúng tôi chúng tôi liên kết các trang tiện ích xã hội fanpage, youtube, facebook nhằm đẩy mạng kết nối thông tin với du khách và doanh nghiệp du lịch thuận lợi hơn. Quảng bá đa phương tiện nhằm thu hút du khách đến thăm quan du lịch thông qua hình thức phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo, tạp chí xây dựng chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền, quảng bá du lịch Phú Thọ trên các ấn phẩm, báo chí, phát thanh, truyền hình…
Tổ chức sự kiện xúc tiến du lịch thông qua các chương trình xúc tiến tại thị trường trọng điểm qua các Hội chợ du lịch, tổ chức đoàn famtrip, presstrip… nhằm giới thiệu hình ảnh, sản phẩm dịch vụ du lịch Phú Thọ rộng rãi hơn.
Hỗ trợ kết nối, phát triển tuor- tuyến du lịch, dịch vụ du lịch Phú Thọ như tổ chức điểm đón khách, tư vấn du lịch Phú Thọ; hỗ trợ phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch đặc thù
Bài: Lê Thị Xuân Giang- Trung tâm TTXT Du lịch
Đề xuất các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm phục hồi sau dịch với hình thức khuyến khích, tăng cường ưu tiên sử dụng các dịch vụ của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh ( thăm quan du lịch, tổ chức sự kiện, nhà hàng…) trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Phú Thọ là điểm đến an toàn, thân thiện tới du khách trong và ngoài nước.
Kịch bản thế giới công bố hết dịch: Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá và phát triển sản phẩm du lịch mới tại tỉnh Phú Thọ. Phối hợp với các tỉnh Tây Bắc tổ chức triển khai các gói kích cầu đối với thị trường du lịch nội địa và quốc tế ( inbound và outbound).
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Xúc Tiến Du Lịch
Tại hội thảo, ông Đinh Ngọc Đức – Vụ trưởng Vụ Thị trường Du lịch, Tổng cục Du lịch cho biết, những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có sự đóng góp quan trọng của công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Sở dĩ công tác quảng bá xúc tiến du lịch đạt được những kết quả tích cực là do có sự hỗ trợ của Chính phủ, Nhà nước thông qua nhiều chủ trương, chính sách được ban hành như Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luật Du lịch 2023, chính sách miễn visa và visa điện tử…
Việc thành lập các Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch hoặc Trung tâm Xúc tiến Du lịch tại các địa phương và sự chủ động của các doanh nghiệp trong hoạt công tác xúc tiến du lịch đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh Du lịch quốc gia (đến nay 58/63 địa phương đã có bộ phận chuyên trách về xúc tiến du lịch). Cùng với đó, công tác hoạch định chiến lược, chính sách xúc tiến đã được quan tâm: đã xây dựng Chiến lược marketing Du lịch Việt Nam đến năm 2023 (với tiêu đề, biểu trưng Vietnam – Timeless Charm), Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, Chiến lược phát triển thương hiệu Du lịch Việt Nam. Một số điểm đến du lịch của Việt Nam đã trở nên nổi tiếng và định vị được thương hiệu đối với khách du lịch quốc tế, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch quốc gia.
Bên cạnh đó, quy mô và phạm vi hoạt động xúc tiến du lịch được cải thiện; việc đa dạng hóa nhiều loại hình, kênh thông tin xúc tiến quảng bá; hợp tác công – tư trong xúc tiến quảng bá được đẩy mạnh… là những yếu tố góp phần tạo nên hiệu quả cho công tác xúc tiến du lịch quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến du lịch thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế như: chưa có nghiên cứu thị trường cơ bản, nguồn lực cho xúc tiến du lịch còn rất khiêm tốn so với các quốc gia khác trong khu vực…
Thực tế này đòi hỏi trong thời gian tới cần có giải pháp huy động nguồn lực và phối hợp hoạt động giữa các chủ thể: Đẩy mạnh phối hợp hiệu quả công – tư trong xúc tiến, quảng bá du lịch, tạo đột phá trong phương thức huy động các nguồn lực cho xúc tiến, phát huy vai trò của Hội đồng tư vấn du lịch, huy động nguồn lực từ nhiều nguồn cho quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong công tác xúc tiến du lịch; đẩy mạnh liên kết, phối hợp Du lịch – Hàng không và các hội nghề nghiệp trong hoạt động xúc tiến du lịch…
Tham dự hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Du lịch Việt Nam; huy động nguồn lực và phối hợp hoạt động giữa các chủ thể tập trung cho xúc tiến du lịch; thúc đẩy marketing điện tử trong xúc tiến du lịch; đẩy mạnh liên kết xúc tiến điểm đến và sản phẩm du lịch vùng; cung cấp, trao đổi về kế hoạch xúc tiến du lịch năm 2023…
Thay mặt Lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu cảm ơn những ý kiến trao đổi, đóng góp cởi mở, thẳng thắn của các diễn giả, các đại biểu tại hội thảo; đồng thời nhấn mạnh, mục tiêu của công tác xúc tiến quảng bá là Du lịch Việt Nam thu hút ngày càng nhiều du khách, đó được xem là thước đo cho hiệu quả xúc tiến du lịch. Để đạt được mục tiêu đó, ngành Du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn để thu hút du khách, không ngừng mở rộng quy mô xúc tiến thông qua các công cụ, công nghệ hữu ích, huy động các nguồn lực để thúc đẩy hoạt động xúc tiến du lịch… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Thảo Chi
Hoạt Động Xúc Tiến, Quảng Bá Du Lịch Bình Định: Phong Phú, Hiệu Quả
Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Bình Định: Phong phú, hiệu quả
Thực hiện Chương trình, kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch năm 2023 theo Quyết định số 88/QÐ-SDL ngày 20.8.2023 của Sở Du lịch, qua phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch tỉnh (thuộc Sở Du lịch) đã tổ chức nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, đạt kết quả đáng phấn khởi.
Bộ Quy tắc ứng xử văn minh DL được in ấn nhỏ gọn, tiện lợi, dễ phổ biến.
“Được mùa” quảng bá trên hệ thống truyền hình
Bà Huỳnh Thị Kim Bình, Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch (DL) tỉnh, cho biết: Thực hiện công tác quảng bá, tuyên truyền trên báo, đài và các phương tiện truyền thông đại chúng, từ đầu năm đến nay Trung tâm đã phối hợp đăng nhiều bài viết quảng bá, giới thiệu DL Bình Định đến du khách trong và ngoài nước. Đã hoàn thiện các nội dung trên trang thông tin điện tử quảng bá, xúc tiến DL Bình Định bằng các ngôn ngữ Việt – Anh – Trung – Nga – Nhật – Hàn – Pháp – Đức. 9 tháng đầu năm 2023, đã có trên 1,85 triệu lượt truy cập trang thông tin điện tử chúng tôi
Riêng việc quảng bá, giới thiệu DL qua “kênh” phóng sự, ký sự và phim tài liệu truyền hình rất hiệu quả, được Trung tâm chú trọng để giới thiệu rộng rãi hình ảnh, sản phẩm DL và những giá trị văn hóa tiêu biểu của Bình Định. 9 tháng đầu năm, Trung tâm đã phối hợp hoặc hỗ trợ thực hiện hàng chục phóng sự, ký sự phim tài liệu. Đáng kể như Trung tâm phim Tài liệu và Phóng sự – VTV thực hiện các tập phim “Vẻ đẹp gành đá Lộ Diêu”, “Đào Tấn – Hậu tổ nghệ thuật Tuồng Việt Nam” trong bộ phim “Khám phá Việt Nam”. VTV2 xây dựng các ký sự ngắn quảng bá DL Bình Định trong chương trình truyền hình “Hành trình khám phá”. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Nha Trang thực hiện ký sự “Qua miền cát nóng” giới thiệu đời sống, văn hóa, DL và di tích lịch sử các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, trong đó có Bình Định. Chương trình “S Việt Nam – Một Việt Nam kỳ diệu” và Chương trình “Trên từng cây số” của VTV thực hiện các phóng sự và phim tài liệu quảng bá DL Bình Định…
Nhìn chung, công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh DL Bình Định trên các kênh truyền hình đã mang lại hiệu quả thiết thực, phối hợp cùng các kênh quảng bá khác giới thiệu đậm nét về văn hóa – lịch sử, di tích – danh thắng, sản phẩm, dịch vụ DL Bình Định đến với khách DL, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, thu hút du khách đến Bình Định nhiều hơn.
Đẩy mạnh tuyên truyền Bộ Quy tắc ứng xử văn minh DL
Những năm gần đây, ngành Du lịch Bình Định phát triển mạnh, lượng khách đến ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận, ngành Du lịch Bình Định cũng còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng dịch vụ và phục vụ còn hạn chế; còn xảy ra hiện tượng chèo kéo, nâng giá, cạnh tranh không lành mạnh; một số trường hợp giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa với khách DL…
Do đó, nhằm định hướng nhận thức, thay đổi hành vi, hình thành thói quen, thái độ ứng xử văn minh, lịch sự, mến khách cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ DL, cho cộng đồng dân cư, xây dựng hình ảnh Quy Nhơn – Bình Định là điểm đến DL chuyên nghiệp, chất lượng và uy tín, thân thiện, an ninh, an toàn cho du khách, Sở Du lịch đã chỉ đạo Trung tâm Thông tin Xúc tiến DL tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến nội dung Bộ Quy tắc ứng xử văn minh DL trên địa bàn tỉnh.
Bà Huỳnh Thị Kim Bình cho biết, vừa qua, Trung tâm đã tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về DL và trách nhiệm của người làm DL đối với môi trường, xã hội, kinh tế theo định hướng phát triển DL bền vững trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tăng cường nhận thức về vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên DL; nghiên cứu, nắm bắt nội dung Bộ Quy tắc ứng xử văn minh DL cùng các quy định của pháp luật trong hoạt động DL và kinh doanh dịch vụ DL. Tham gia hội nghị có trên 100 đại biểu gồm đại diện chính quyền và các hộ kinh doanh DL ở các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu – TP Quy Nhơn; các DN kinh doanh vận tải taxi; Chi hội Hướng dẫn viên DL và Hiệp hội DL Bình Định…
Từ nay đến cuối năm, Trung tâm tiếp tục tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến Bộ Quy tắc ứng xử văn minh DL tại một số địa bàn trọng điểm phát triển DL trong tỉnh. Tham mưu Sở Du lịch xây dựng kế hoạch phối hợp với FPT Quy Nhơn, Viettel, Sở Xây dựng, Sở GTVT, Sở VH&TT, UBND TP Quy Nhơn triển khai lắp đặt pano tuyên truyền Bộ Quy tắc ứng xử văn minh DL trên địa bàn tỉnh.
Bộ Quy tắc ứng xử văn minh DL được ban hành theo Quyết định số 718/QÐ-BVHTTDL ngày 2.3.2023 của Bộ VH-TT&DL. Ðây là những quy định mang tính chuẩn mực nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động DL. Bộ quy tắc tập trung tuyên truyền cách ứng xử văn minh, lịch sự của những người làm DL, cộng đồng địa phương và cả du khách trong việc tuân thủ các nội quy, quy định của điểm đến DL, góp phần xây dựng môi trường DL thân thiện, hấp dẫn và chuyên nghiệp; đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn giá trị bản sắc văn hóa địa phương.
NGUYÊN VŨ
Đẩy Mạnh Các Hoạt Động Xúc Tiến, Quảng Bá Điểm Đến Du Lịch Ninh Bình
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch Ninh Bình
Với mục tiêu thu hút 4,8 triệu lượt khách trong năm 2014, ngay từ đầu năm, ngành Du lịch Ninh Bình đã có nhiều giải pháp để thu hút khách du lịch.
Đặc biệt, ngành đã coi trọng các hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch Ninh Bình tại các thị trường trong và ngoài nước. Tham gia Hội chợ VITM Hanoi 2014, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Ninh Bình phối hợp cùng 10 đơn vị quản lý, kinh doanh du lịch và dịch vụ (Khu du lịch sinh thái Tràng An; Khu du lịch sinh thái vườn chim Thung Nham; Đại Nhà hàng Bến Tràng An; Nhà hàng Thành Long; Doanh nghiệp du lịch Ngôi Sao; Khách sạn Yến Nhi; Khách sạn Hoàng Sơn Hòa Bình; Doanh nghiệp tư nhân Khách sạn Thùy Anh; Khách sạn Vissai; Emeralda Resort Ninh Bình) tham gia. Tại gian hàng du lịch Ninh Bình, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch và các doanh nghiệp du lịch đã tổ chức trưng bày và cấp phát trên 10.000 ấn phẩm, tài liệu quảng bá du lịch như: sách ảnh, tập gấp, bản đồ du lịch, đĩa VCD… giới thiệu về du lịch Ninh Bình, đồng thời tuyên truyền, quảng bá các khu, điểm du lịch, hệ thống nhà hàng, khách sạn thông qua các bộ phim, video clip, album ảnh điện tử… Trong 4 ngày diễn ra hội chợ, gian hàng Ninh Bình đã thu hút trên 10.000 lượt khách tham quan, trong đó có gần 1.000 lượt khách là các công ty lữ hành. Cũng trong khuôn khổ hội chợ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình đã chỉ đạo Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch phối hợp với 10 doanh nghiệp du lịch tham gia Hội chợ lần này tổ chức Hội thảo Xúc tiến điểm đến du lịch Ninh Bình tại khách sạn quốc tế Bảo Sơn – Hà Nội, nhằm giới thiệu tài nguyên, sản phẩm, định hướng phát triển du lịch Ninh Bình tới các doanh nghiệp du lịch, các công ty lữ hành tại Hà Nội; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch Ninh Bình tiếp cận trực tiếp với các đối tác du lịch để chia sẻ, kết nối thông tin sản phẩm, dịch vụ một cách kịp thời và chính xác. Năm 2014, mặc dù nền kinh tế trong nước và thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng ngành du lịch Ninh Bình vẫn có nhiều cơ hội để phát triển, trong đó nổi bật là Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2014 sẽ được tổ chức tại chùa Bái Đính trong tháng 5. Dự kiến, Đại lễ sẽ có khoảng 10.000 đại biểu chính thức, trong đó có 3.500 đại biểu quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Trong khuôn khổ Đại lễ, sẽ có nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức như trưng bày triển lãm mỹ thuật nhiếp ảnh Phật giáo, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, hội chợ văn hóa Phật giáo…. Hiện Ninh Bình đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết chờ đón việc Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO xem xét công nhận là di sản thế giới… Những sự kiện quan trọng trên sẽ góp phần quảng bá sâu rộng những tiềm năng, thế mạnh, nét đặc sắc về du lịch, văn hóa, các sản phẩm du lịch độc đáo của Ninh Bình ra thế giới. Đây là cơ hội tốt để thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế đến Ninh Bình, đồng thời tạo sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, thúc đẩy du lịch Ninh Bình phát triển. Cùng với các hoạt động lớn nổi bật, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình thường xuyên duy trì, cập nhật tin, bài phản ánh các hoạt động mừng xuân Giáp Ngọ 2014, các hoạt động của ngành và thông tin tuyên truyền Giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư – Đạm Ninh Bình 2014, ngày Quốc tế Hạnh phúc 20-3 trên trang thông tin điện tử tổng hợp du lịch Ninh Bình và chuyên trang quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch Ninh Bình bằng 3 ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp. Với những nỗ lực trên, trong quý I, ngành du lịch Ninh Bình đã đón 2.281.071 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế đạt 161.578 lượt, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2013; khách nội địa: 2.119.493 lượt, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2013. Doanh thu từ du lịch ước đạt 436 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu đã đề ra trong năm 2014, ngành du lịch Ninh Bình đã có nhiều giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 15/NQ-TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 07/KH-UBND của UBND tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2023, định hướng đến năm 2030. Phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Bình tại Hội chợ du lịch quốc tế Bangkok, Thái Lan (TTM Plus 2014) hoặc tham gia Hội chợ du lịch quốc tế (KOTFA) Seoul, Hàn Quốc. Tham gia phục vụ và quảng bá du lịch tại Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc tổ chức tại chùa Bái Đính vào tháng 5-2014. Bên cạnh đó, ngành cũng tăng cường công tác quản lý việc thực hiện nếp sống văn minh, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý Nhà nước về du lịch…
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Vấn Đề Chung Và Giải Pháp Cho Thư Viện Trong Hoạt Động Tuyên Truyền, Quảng Bá, Xúc Tiến Du Lịch trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!