Xu Hướng 3/2023 # Những Yếu Tố Cần Có Của Một Hướng Dẫn Viên Du Lịch # Top 5 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Yếu Tố Cần Có Của Một Hướng Dẫn Viên Du Lịch # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Những Yếu Tố Cần Có Của Một Hướng Dẫn Viên Du Lịch được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là điều cần thiết để trở thành người hướng dẫn viên du lịch

 

Có rất nhiều yếu tố tạo nên một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, nhưng có thể nói kỹ năng giao tiếp là quan trọng nhất. Bởi bạn không thể ăn nói không trôi chảy, tiếp xúc với khách lạ với thái độ rút rè, e sợ. Vì khi là người hướng dẫn viên du lịch là bạn luôn phải gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người từ khách trong nước cho đến ngoài nước. Chính vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch thì cần trau dồi kỹ năng giao tiếp , tự tin tiếp xúc với tất cả mọi người và dễ dàng gây ấn tượng với du khách.

Ngoài ra, sự nhạy bén đó sẽ giúp lấy lòng được các du khách của bạn hơn là một người xử lý tình huống thiếu chuyên nghiệp.

Kỹ năng tổ chức

Kỹ năng tổ chức cho chuyến du lịch

 

Mỗi tour du lịch thường là đã được lên sẵn về thời gian, điểm đến, chỗ ăn ở nghỉ ngơi,… nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn cứ nhìn vào tờ kế hoạch và triển khai một cách máy móc là xong. Một chuyến đi sinh động và đầy các yếu tố bất ngờ thú vị mới là điều đọng lại nhiều cảm xúc trong lòng du khách.

Kỹ năng ngoại ngữ

Đây được coi là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ một hướng dẫn viên du lịch khi bước vào nghề này. Không chỉ một ngôn ngữ mà bạn có thể còn phải thành thạo tới 2,3 ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, để trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi thì bạn không chỉ dừng lại ở việc thành thạo nghe, nói, truyền đạt mà bạn còn phải rèn luyện cho mình cách “cảm thụ” ngoại ngữ để có thể hiểu được những gì “nằm ngoài ngôn từ”. Điều đó sẽ giúp cho việc giao tiếp của bạn với du khách trở nên dễ thấu hiểu nhau hơn, có chiều sâu hơn.

Kỹ năng ngoại ngữ là điều không thể thiếu

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Hơn nữa, khi hướng dẫn cả một đoàn du lịch, coi như bạn là người dẫn đầu cho một hành trình. Vì vậy bạn luôn cần phải sự điềm tĩnh, tạo sự tin tưởng cho du khách.

Những Hoạt Động Chủ Yếu Cơ Bản Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Hướng dẫn viên du lịch và những hoạt động chủ yếu

Hoạt động cung cấp thông tin cũng là một trong những hoạt động bắt buộc, nhằm giúp khách du lịch có được những hiểu biết cần thiết từ các quy định về xuất nhập cảnh, các thủ tục, tập quán, các quy chế về hoạt động tham quan, chương trình an ninh cho đến những thông tin về đất nước, con người, cảnh quan, các giá trị văn hóa, lịch sử kinh tế xã hội, các đối tượng tham quan, … theo mục đích chuyến du lịch của khách đã được thỏa thuận hay phát sinh trong chuyến du lịch. Hoạt động này được coi là hoạt động chủ yếu nhất của hướng dẫn viên du lịch, phục vụ đắc lực nhất cho nhu cầu của khách du lịch, mà vì đó họ tiêu tiền, và sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình một cách hợp lý nhất.

Hoạt động theo dõi, kiểm tra việc phục vụ khách du lịch của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, gồm cả dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung cũng rất cần thiết. Thông thường, việc phục vụ khách du lịch đã được thỏa thuận (thường là bằng hợp đồng, nhất là những chương trình đi theo tours, … ). Song việc kiểm tra sẽ bảo đảm cho khách được phục vụ đúng, đủ (cả số lượng, chất lượng, chủng loại) các dịch vụ như đã mua. Khách du lịch sẽ yên tâm và thoải mái hơn khi có sự theo dõi kiểm tra của hướng dẫn viên hay nhân viên của công ty du lịch, đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên xuyên suốt tuyến hành trình của đoàn mình. Ngoài ra, hoạt động hướng dẫn viên còn thực hiện việc làm cầu nối giữa các sơ sở kinh doanh du lịch với khách du lịch, nhằm cung cấp những dịch vụ đúng với sở thích, tâm lý, túi tiền của khách.

Quan niệm nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch

Trước hết, phải thấy rằng, hoạt động hướng dẫn du lịch bao gồm một số mặt công tác, và không chỉ do hướng dẫn viên đảm nhiệm, song hoạt động này, có hiệu quả đến mức nào, phục thuộc rất lớn vào hoạt động của hướng dẫn viên du lịch. Từ những hoạt động nghiệp dư, kiêm nhiệm, hướng dẫn viên du lịch đã trở thành một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội. Song điều đáng chú ý là nghề hướng dẫn du lịch, thể hiện sự chuyên biệt hóa rất cao, trong các loại hình lao động ở ngành du lịch. Trong quá trình hình thành nghề nghiệp, với yêu cầu nghiệp vụ rất riêng biệt đòi hỏi cao về nghề, đã có những quan niệm khác nhau về nghề nghiệp của hướng dẫn viên du lịch.

Những quan niệm này, thường bắt nguồn từ những hiện tượng không đầy đủ, hình thức, … của hoạt động hướng dẫn du lịch mà người hướng dẫn thực hiện. Chẳng hạn, đã từng có quan niệm được lưu truyền (không thành văn) cả trong và ngoài ngành du lịch, rằng hướng dẫn viên du lịch chỉ cần có ngoại ngữ, để làm nhiệm vụ của người phiên dịch cho khách du lịch là người nước ngoài. Hướng dẫn du lịch cũng được ví như nghề ngoại giao. Một quan niệm khác cho rằng, hướng dẫn viên du lịch phải là người có tài nói năng, tức là phải lợi khẩu, lém lỉnh mới có thể trình bày không cần giấy tờ trước khách du lịch, phần lớn là mới gặp lần đầu. Có lẻ vì điều đó mà người ta thường nói vui “môi cá chép, mép hướng dẫn” hay “mép cá trôi, môi hướng dẫn”.

Quan niệm nghề nghiệp khá phổ biến từ những người ngoài cuộc cho rằng, hướng dẫn viên du lịch phải là những người có ngoại hình cân đối, ưa nhìn, duyên dáng, xinh đẹp, … mới có sức thu hút khách du lịch. Những quan niệm này đều đúng từng khía cạnh nhất định nhưng chưa chính xác, và không đầy đủ nếu xét một cách toàn diện cả về nội dung công việc và những yêu cầu cơ bản của hướng dẫn viên du lịch. Quan niệm về sự nhàn hạ, sung sướng thông thường cũng không phải không có trong xã hội hiện nay, nếu xét tương quan với một số nghề nghiệp khác. Song thực tế lại không phải như vậy.

Thực tế là hướng dẫn viên du lịch có sức hấp dẫn nhất định. Đó là người được trả tiền cao để thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn cho khách du lịch. Càng vất vả, mạo hiểm, dài ngày, tiền công càng cao. Ngoài tiền công, hướng dẫn viên còn được tiền thưởng của khách du lịch, nếu khách hài lòng về công việc của hướng dẫn viên (tiền tips, tiền pourboire). Hướng dẫn viên là người được đi đến nhiều nơi kỳ thú, độc đáo, thưởng thức những sản phẩm của nhiều miền với thời gian độc đáo, thưởng thức những sản phẩm của nhiều miền với thời gian khác nhau. Hướng dẫn viên du lịch cũng là người luôn được sự chú ý của nhiều đối tượng khách khác nhau, trở thành trung tâm của các chuyến du lịch, có kiến thức sâu về một số lĩnh vực và rộng về nhiều lĩnh vực.

Họ cũng như những hướng dẫn viên của một số ngành khác đòi hỏi một tác phong, thái độ nghề nghiệp, tạo nên sự trẻ trung trong tâm tính và hành vi như nghệ sĩ diễn xuất. Mặt khác, hướng dẫn viên du lịch do yêu cầu lao động và đặc điểm nghề nghiệp, tích lũy được tri thức và kinh nghiệm nên thường có điều kiện trưởng thành cả về phương diện khoa học và cương vị xã hội. Song, hướng dẫn viên du lịch cũng gặp những khó khăn từ chính nghề nghiệp đòi hỏi. Do phải đi nhiều, tiếp xúc nhiều, họ cần phải tạo được sự cảm thông từ nhiều phía, hoặc ít nhất từ phía gia đình nhỏ (chồng hoặc vợ, con cái). Nếu không giải quyết hài hòa giữa yêu cầu nghề nghiệp với quan hệ gia đình sẽ dễ dẫn tới sự triệt tiêu một vế.

Nghề nghiệp đòi hỏi hướng dẫn viên những chuyến đi không định trước hay không thể thông tin vào những thời gian cố định những địa điểm cố định … cũng là một trở ngại không nhỏ. Những yêu cầu nghề nghiệp đôi khi cũng là những ràng buộc hướng dẫn viên, tạo nên thói quen mà người ngoài nghề có thể không chấp nhận. Tất cả các ưu thế và hạn chế có thực đó, cho thấy quan niệm nghề nghiệp của hướng dẫn viên du lịch cần được hiểu một cách toàn diện hơn.

Khái niệm và phân loại hướng dẫn viên du lịch

Đã có nhiều định nghĩa, nhiều khái niệm về hướng dẫn viên du lịch được đưa ra. Trải qua thực tế tồn tại và phát triển của ngành du lịch, khái niệm đó ngày càng được hoàn thiện và chính xác hơn phù hợp với thực tế và bản chất công việc hướng dẫn du lịch. Trường đại học British Columbia của Canada, một địa chỉ đào tạo nhân lực du lịch có uy tín lớn đã đưa khái niệm được nhiều người chấp nhận : ” Hướng dẫn viên du lịch là các cá nhân làm việc trên các tuyến du lịch trực tiếp đi kèm, hoặc di chuyển cùng với các cá nhân hoặc các đoàn khách theo một chương trình du lịch nhằm đảm bảo việc thực hiện lịch trình theo đúng kế hoạch, thuyết minh cho khách về các điểm du lịch, đồng thời tạo ra những ấn tượng tích cực cho khách du lịch “.

Năm 1994, Tổng Cục Du Lịch Việt Nam đưa ra khái niệm hướng dẫn viên du lịch như sau : ” Hướng dẫn viên du lịch là cán bộ chuyên môn làm việc cho các doanh nghiệp lữ hành (bao gồm cả các doanh nghiệp du lịch khác có chức năng kinh doanh lữ hành) thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du lịch khách tham quan theo chương trình du lịch đã được ký kết“. (Quy chế hướng dẫn viên du lịch – Ban hành theo Quyết Định số 235/DL – HTĐT ngày 04 tháng 10 năm 1994 của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Du Lịch). Năm 1997, đã có tác giả Việt Nam đưa ra khái niệm ” Hướng dẫn viên du lịch là một người nào đó hướng dẫn một nhóm người thực hiện chuyến tham quan trong một thời gian nhất định “. (Tổng Cục Du Lịch Nghiệp Vụ Hướng Dẫn Du Lịch – Tài liệu bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch – Lưu hành nội bộ – Hà Nội 1997, trang 48).

Những khái niệm trên đã phản ánh nội dung công việc của một hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên, theo chúng tôi, chưa phản ánh đầy đủ khái niệm hướng dẫn viên du lịch, và chưa phân biệt được với những hướng dẫn viên khác hay người giới thiệu tại địa điểm du lịch đơn thuần, mà không phải là hướng dẫn viên du lịch thực sự. Vì vậy, khái niệm hướng dẫn viên du lịch cần được hiểu như sau : ” Hướng dẫn viên du lịch (thuật ngữ nước ngoài quen dùng là Tour Guide, Tour Manager, Guideur Touristique) là người thực hiện hướng dẫn khách du lịch trong chuyến tham quan du lịch hay tại các điểm du lịch, nhằm đáp ứng những nhu cầu được thỏa mãn của khách trong thời gian nhất định và thay mặt tổ chức kinh doanh du lịch, giải quyết những phát sinh trong chuyến du lịch với phạm vi và khả năng của mình “.

Cũng cần lưu ý là, trong “Pháp Lệnh Du Lịch” được Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố ngày 20/02/1999 đã có Điều 32 Chương V quy định người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch phải có đủ các điều kiện sau đây : a) Là công dân Việt Nam ; b) Có phẩm chất đạo đức tư cách tốt ; c) Có sức khỏe phù hợp ; d) Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ ; e) Có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành lữ hành, hướng dẫn du lịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành khác, và có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

Luật du lịch được công bố ngày 27 tháng 6 năm 2005 đã được quy định về hướng dẫn viên du lịch và thẻ hướng dẫn viên du lịch như sau :

– Điều 72. Hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch : hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa. Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa, hướng dẫn viên nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là người Việt Nam và không được hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài. Thẻ hướng dẫn viên gồm thẻ hướng dẫn viên nội địa, thẻ hướng dẫn viên quốc tế. Thẻ hướng dẫn viên có thời hạn ba năm và có giá trị trong phạm vi toàn quốc.

– Điều 73. Điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành. Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa là có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện, có trình độ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên, nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp. Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế là có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện. Có trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên, nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ về hướng dẫn viên du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ. Theo tính chất công việc, thì hướng dẫn viên du lịch được phân loại như sau :

– Hướng dẫn viên tại điểm ( On Site Guide ) là người hướng dẫn khách du lịch thực hiện chuyến tham quan trong một vài giờ nhất định, tại những điểm du lịch cụ thể, chẳng hạn hướng dẫn khách thăm thành cổ Roma (Italia), hướng dẫn khách thăm Cố Cung ở Bắc Kinh (Trung Quốc), hướng dẫn tham quan Cung Điện Hoàng Gia Thái Lan, … Người hướng dẫn viên địa phương ở Huế dẫn khách thăm Thành Nội, Lăng Tẩm, cũng là hướng dẫn viên tại điểm.

– Hướng dẫn viên không chuyên ( Step On Guide ) thật ra là các cộng tác viên hướng dẫn du lịch mà các tổ chức kinh doanh du lịch thuê theo hợp đồng, để hướng dẫn cho khách du lịch. Họ có thể là các nhà khoa học, giáo viên ngoại ngữ, nhà văn, nhà báo, nhà nghệ thuật có kiến thức về tuyến hay điểm du lịch nhất định mà khách du lịch cần tìm hiểu. Họ cũng có khả năng hướng dẫn du lịch, có khả năng ứng xử linh hoạt với khách như những hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Họ thường ddowcj thuê theo mùa du lịch hoặc làm tự do ở những điểm tuyến du lịch nhất định, hay được thuê giới thiệu cho những đoàn khách có nhu cầu du lịch, nghiên cứu chuyên sâu về một vài lĩnh vực nào đó. Những hướng dẫn viên là cộng tác viên có thể làm nhiệm vụ hướng dẫn đoàn khách trọn vẹn chương trình tham quan du lịch theo hợp đồng hay hướng dẫn khách trong thành phố. Một cách phân loại khác là chia thành hướng dẫn viên suốt tuyến và hướng dẫn viên địa phương.

– Hướng dẫn viên suốt tuyến là những hướng dẫn viên chuyên nghiệp có nhiệm vụ hướng dẫn khách du lịch từ khi đón khách, trong thời gian chuyến du lịch cho đến khi tiễn khách, hướng dẫn viên suốt tuyến chịu trách nhiệm chủ yếu nhất về việc thực hiện chương trình du lịch của đoàn theo hợp đồng. Người hướng dẫn thuộc loại này thường là của các tổ chức kinh doanh du lịch (nhất là ở các hãng, các công ty lữ hành du lịch).

– Hướng dẫn viên địa phương là hướng dẫn viên tại những điểm du lịch nào đó, hay tại một thành phố nào đó làm nhiệm vụ hướng dẫn khách du lịch, ở điểm du lịch hay ở thành phố, chứ không theo đoàn khách trong suốt chuyến du lịch mà khách đã mua. Hướng dẫn viên loại này cũng phải có kiến thức về đối tượng tham quan, và kiến thức nghiệp vụ. Họ khác với những người giới thiệu tại chỗ, vốn không phải là hướng dẫn viên du lịch.

Đinh Trung Kiênhttps://www.tampacific.net

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Hướng Dẫn Viên Du Lịch

I. Hướng dẫn viên du lịch là gì?

1. Khái niệm hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là một vị trí, một công việc thuộc ngành dịch vụ du lịch. Người làm hướng dẫn viên du lịch sử dụng ngôn ngữ phù hợp để giới thiệu, giải thích, trình bày cho du khách về văn hóa, lịch sử, ý nghĩa của các địa danh tham quan. Ngoài ra, trong suốt cuộc hành trình họ sẽ giao lưu và giải đáp toàn bộ những thắc mắc của du khách. Hướng dẫn viên du lịch luôn nằm trong Top các nghề được quan tâm nhất hiện nay, theo dự đoán nghề vẫn sẽ tiếp tục phát triển bền vững và hứa hẹn bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai.

2. Phân loại hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch được chia thành hai nhóm phổ biến nhất là hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế. Thông thường, chúng ta còn nghe thêm một khái niệm nữa là hướng dẫn viên tại điểm, thực chất đây chỉ là thuật ngữ để chỉ một đối tượng hướng dẫn viên không hề tách biệt khỏi hai nhóm hướng dẫn viên du lịch nói trên.

2.1. Hướng dẫn viên nội địa

Hướng dẫn viên nội địa là người chỉ được phép sử dụng Tiếng Việt trong suốt chuyến hành trình. Họ sẽ giải thích, thuyết trình cho đoàn khách Việt Nam đi du lịch trong nước nên công việc sẽ phần nào khó khăn hơn. Hướng dẫn viên du lịch đòi hỏi phải có một bài trình bày thật ấn tượng, chi tiết và đảm bảo tính chính xác tuyệt đối mới có thể chinh phục được các du khách Việt. Muốn làm công việc này bạn phải có thẻ nội địa của hướng dẫn viên du lịch.

2.2. Hướng dẫn viên quốc tế

Đây là hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam nhưng sẽ sử dụng các ngôn ngữ khác nhau để phù hợp với du khách. Bạn sẽ đón tiếp các đoàn khách từ nhiều quốc gia khác nhau đến du lịch tại Việt Nam. Cũng như công việc của một hướng dẫn viên nội địa, việc làm này yêu cầu bạn phải có thẻ của hướng dẫn viên quốc tế. Tuy nhiên, thẻ này sẽ không có giá trị khi bạn sang nước ngoài.

II. Những yêu cầu cần thiết đối với một hướng dẫn viên du lịch

1. Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch

Trên thực tế, nếu muốn hành nghề là một hướng dẫn viên du lịch hợp pháp bạn phải được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch các cấp tỉnh, thành phố. Tùy vào từng loại thẻ của hướng dẫn viên nội địa hay quốc tế sẽ có những điều kiện khác nhau:

Như đối với hướng dẫn viên nội địa, bạn buộc phải tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch trở lên. Nếu bạn không tốt nghiệp chuyên ngành du lịch thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

Với các hướng dẫn viên quốc tế đòi hỏi về chuyên môn sẽ cao hơn, ít nhất bạn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch. Những người muốn làm hướng dẫn viên quốc tế nhưng học khác chuyên ngành du lịch cần phải có thẻ hướng dẫn viên nội địa hoặc được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của cơ sở đào tạo có thẩm quyền. Hơn nữa, bạn buộc phải sử dụng thành thạo một ngôn ngữ khác Tiếng Việt.

Ngoài ra, công việc cũng có những yêu cầu chung như: Bạn phải là công dân có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; không sử dụng các chất gây nghiện, không mắc bệnh truyền nhiễm và có đủ năng lực hành vi quân sự.

2. Kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm

Để trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi bạn cần nắm chắc các kiến thức chuyên môn, có cho mình những kỹ năng mềm cần thiết. Vì vậy, bạn cần rèn luyện bản thân ngay từ bây giờ để trở nên chuyên nghiệp hơn, cụ thể như:

Những thông tin bạn đưa ra luôn phải đảm bảo 100% tính chính xác tuyệt đối. Không được đưa tin sai lệch làm xấu hình ảnh đất nước, vi phạm chính trị – những vấn đề rất nhạy cảm của ngành du lịch. Nếu vi phạm bạn sẽ bị quy vào các tội bạo động chính trị, gây mất ổn định xã hội, …

Am hiểu và sử dụng tốt các Điều luật của quốc gia, quy định, tiêu chuẩn tại điểm tham quan để khách du lịch không vi phạm trong toàn bộ chuyến hành trình.

Không bao giờ được say xe, đây là yêu cầu cơ bản nhất của một người hướng dẫn viên du lịch. Dù phải di chuyển trên con đường dài, khúc khuỷu bạn vẫn luôn phải giữ vững tinh thần, nhiệt huyết với công việc.

Trong ngành, việc sai hẹn, trễ giờ luôn là điều cấm kỵ với các hướng dẫn viên du lịch. Nếu mắc phải sai lầm này, tuyệt nhiên bạn sẽ không gây ấn tượng tốt với du khách, bị đánh giá thiếu trách nhiệm, không nghiêm túc trong công việc. “Khách hàng là thượng đế” luôn là câu cửa miệng của người làm hướng dẫn viên du lịch, vì vậy, bạn luôn phải đặt sự hài lòng, thoải mái của khách du lịch lên hàng đầu.

III. Hướng dẫn viên du lịch – Một nghề vất vả nhưng đầy hấp dẫn

1. Niềm vui khi làm hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch luôn được coi là nghề đáng để mơ ước. Bởi bạn luôn được xách vali đi đến nhiều nơi, gặp gỡ với rất nhiều người, thưởng thức vô số các đặc sản ngon và còn được ở trong các khách sạn cao cấp. Vì tính chất công việc là được đưa du khách đi đến đúng địa điểm tham quan nên chi phí đi lại của các hướng dẫn viên du lịch hoàn toàn miễn phí. Cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với nhiều người giúp các hướng dẫn viên du lịch có thêm các mối quan hệ và cả những người bạn mới. Ngoài nguồn thu nhập chính, các hướng dẫn viên du lịch còn nhận được khoản tiền Tip đến từ du khách. Bạn cố gắng hết sức, nhiệt huyết với công việc thì số tiền Tip dù là không lớn nhưng cũng khiến hướng dẫn viên du lịch cảm thấy thêm yêu nghề hơn.

2. Sự vất vả của nghề hướng dẫn viên du lịch

Thời gian làm việc chắc chắn là vấn đề e ngại nhất của hướng dẫn viên du lịch, nhất là các bạn nữ đã lập gia đình. Do công việc thường xuyên phải thức dậy sớm từ 1 giờ – 2 giờ sáng mới kịp thời điểm đón khách, các chuyến hành trình lại luôn kéo dài trong nhiều ngày liền nên cơ hội được ở bên gia đình của các hướng dẫn viên du lịch là không nhiều. Luôn phải tiếp xúc trực tiếp với du khách, vì vậy, bạn luôn phải cố gắng giữ một khuôn mặt biết cười trong mọi hoàn cảnh.

Công việc hướng dẫn viên du lịch có rất nhiều áp lực như: Giải quyết các nhiều mối quan hệ cùng một lúc, phục vụ khách tham quan từng bữa ăn, giấc ngủ thậm chí là luôn cần phải theo dõi sức khỏe của họ. Hơn nữa, nghề hướng dẫn viên du lịch tiềm ẩn vô số các cám dỗ, nếu bạn không giữ vững lập trường, kiên định thì chắc chắn sẽ lấn chân vào những sai lầm đáng tiếc. Trong cuộc sống, dù là bất kỳ nghề nào cũng có những khó khăn, thử thách mà bạn phải vượt qua, hướng dẫn viên du lịch cũng là một nghề như vậy nhưng nếu có đam mê, sự yêu thích và quyết tâm nhất định thành công sẽ sớm gõ cửa bạn.

IV. Những công việc cụ thể của hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là một nghề HOT, được nhiều bạn trẻ lựa chọn trên con đường sự nghiệp của mình. Dưới dây, 123job sẽ chia sẻ với bạn những công việc cụ thể của hướng dẫn viên du lịch để chuẩn bị một hành trang tốt nhất cho bạn trước khi bước chân vào nghề.

Hướng dẫn viên du lịch phải có trọng trách sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu, trình bày, thuyết minh và giải đáp các thắc mắc của khách tham quan. Nội dung thuyết trình bao quanh các lĩnh vực về văn hóa, lịch sử, ý nghĩa của điểm du lịch.

Các hướng dẫn viên du lịch sẽ là người dẫn đầu đoàn du khách trong suốt chuyến đi để đến đúng địa điểm du lịch. Có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho cả đoàn, tập hợp và điểm danh đủ số lượng du khách để tránh khách tham quan bị lạc khi di chuyển đến địa điểm tiếp theo.

Quản lý nhiệm vụ đưa, đón khách; sắp xếp nơi nghỉ ngơi, ăn uống đúng với yêu cầu du khách đặt ra. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm cho khách du lịch.

Cung cấp đầy đủ những thông tin về thủ tục xuất, nhập cảnh; các quy định, quy chế của điểm tham quan, tại địa phương đón tiếp khách du lịch.

Kiểm tra, giám sát, theo dõi để đảm bảo phục vụ đúng, đủ những nhu cầu của du khách đặt ra tương đồng với những điều khoản trong hợp đồng được ký kết.

Xử lý các tình huống, sự cố bất ngờ xảy ra trong suốt tour du lịch một cách linh hoạt, kịp thời.

V. Những khoản thu nhập cơ bản của nghề hướng dẫn viên du lịch

Xứng đáng với những giờ làm việc không biết mệt mỏi, thu nhập của hướng dẫn viên du lịch nhận được là khá cao. Phụ thuộc vào từng tour cũng như từng hoàn cảnh khác nhau bạn sẽ nhận được khoản tiền tương ứng, thông thường, bạn dẫn các đoàn khách trong nước số tiền sẽ được tính là 1$ – 2$ * số khách * số ngày, đoàn quốc tế sẽ nhận được mức tiền cao hơn từ 3$ – 5$ (có thể nhiều hơn) * số khách * số ngày. Nếu bạn có một đoàn khách 15 người đi trong 5 ngày thì số tiền của hướng dẫn viên nội địa sẽ là 2$*15*5, tức là bạn sẽ nhận được 150$ sau chuyến đi này, chưa kể tiền boa và các dịch vụ đi kèm khác. Đây thực sự là con số rất hấp dẫn, mức lương của nghề hướng dẫn viên du lịch luôn ổn định và lâu dài.

VI. Mách nhỏ bí quyết trở thành hướng dẫn viên du lịch giỏi

1. Kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống

Giao tiếp là một kỹ năng đặc biệt quan trọng với người làm hướng dẫn viên du lịch, bởi đặc thù của công việc là phải giao lưu trực tiếp với du khách nên cần bạn phải nói liên tục, nói nhiều và sử dụng những ngôn ngữ khác nhau. Trong suốt chiều dài chuyến đi, bạn hãy trò chuyện thường xuyên với khách du lịch để tạo được ánh nhìn thân thiện, cởi mở, đem lại cho họ cảm giác thoải mái nhất. Khách tham quan có thể thắc mắc về mọi thứ mà không có trước trong sự chuẩn bị của bạn, vậy nên, bạn cần linh hoạt, nhạy bén đáp ứng được những thông tin du khách cần. Trong kỹ năng giao tiếp, bạn biết xử lý thông minh, khéo léo các tình huống, nói thành thạo nhiều ngôn ngữ, biết tạo dấu ấn riêng cho cá nhân và luôn lịch thiệp trong cách ứng xử, nhất định đó sẽ là điểm cộng lớn cho bạn trong mắt các vị khách du lịch.

2. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Để tạo những hiệu ứng hứng khởi, vui vẻ, thoải mái cho du khách trải dài xuyên suốt chặng đường đi; bạn nên có cho mình một tập “từ điển” các hành động trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Hay nói cụ thể giao tiếp phi ngôn ngữ là những điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, … của người làm hướng dẫn viên du lịch. Nhưng nếu làm chưa đúng các hành động hay có những cử chỉ mơ hồ sẽ dẫn đến nhiều lỗi lầm không thể cứu chữa, bạn vừa chẳng thể truyền đạt hết các thông tin, tạo không khí hào hứng mà còn nhận phải tác động hoàn toàn ngược lại, đôi khi khiến khách du lịch hiểu lầm, hiểu sai ý, … của bạn. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ từng cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ của mình để sử dụng đúng chỗ, đúng lúc và đúng mục đích. Chẳng hạn như, bạn nhận một tour du khách chạc tuổi trung niên, bạn không nên có những lời nói nhí nhố, hành động không nghiêm túc gây khó chịu cho du khách và họ sẽ cảm thấy bản thân chưa được tôn trọng. Vì vậy, chẳng những không nhận lại được sự hài lòng của du khách mà bạn sẽ bị đánh giá là không lịch sự, kém chuyên nghiệp trong công việc.

3. Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục phải thật sự tốt

Trước mỗi chuyến hành trình được lăn bánh, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ những bài thuyết trình sẽ được sử dụng. Việc bố trí nội dung, sắp xếp trình tự thuyết trình là vô cùng cần thiết, bạn cần biết mình nên mở đầu điều gì trước, vấn đề nào sẽ được nói tiếp theo, sau khi kết thúc một chặng đường bạn nên đề cập điều gì để gây ấn tượng tốt. Tập thuyết trình từ trước, bạn không những sẽ cảm thấy tự tin hơn mà khi nói cũng sẽ trôi chảy, nhấn mạnh được những nội dung cần thiết, truyền đi đúng thông tin quan trọng và hơn hết là tăng tính thuyết phục người nghe. Câu từ trong văn thuyết trình của bạn đi đúng trọng tâm, không lan man, dài dòng sẽ tạo sự lôi cuốn, thu hút được sự chú ý từ du khách. Họ cũng từ đó mà dễ tiếp thu, dễ ghi nhớ hơn những thông tin mà bạn cung cấp. Với kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục vàtạo ấn tượng giỏi, việc thành công trong nghề hướng dẫn viên du lịch chỉ còn là điều sớm muộn sẽ đến với bạn.

Ngành dịch vụ du lịch là vậy, luôn đòi hỏi khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo của các hướng dẫn viên du lịch. Bạn không chỉ đảm nhận dẫn những tour trong nước mà còn cả các đoàn du khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, bởi vậy, kỹ năng ngoại ngữ chính là vấn đề cốt lõi. Nếu bạn sử dụng tốt càng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì cán cân của sự thành công sẽ càng nghiêng về phía bạn. Đây thực sự là một lợi thế rất lớn, để chứng minh tính xác thực của vấn đề, 123job sẽ đưa ra một ví dụ nho nhỏ cho bạn.

Trong thị trường du lịch bùng nổ như hiện nay, theo thống kê từ Tổng cục du lịch Việt Nam, chỉ trong năm 2019 số lượng du khách Trung Quốc đến nước ta lên tới 5,8 triệu lượt, chiếm tới 32,24% tổng lượng khách du lịch nước ngoài. Quả là một con số không hề nhỏ. Các tour du lịch đến từ Trung Quốc thường kéo dài trong nhiều ngày và tiền thuê dịch vụ là rất cao. Thử tưởng tượng, bạn không thể sử dụng thông thạo Tiếng Trung, thì đây thực sự là điều đáng tiếc, bạn đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong nghề hướng dẫn viên du lịch rồi.

Ngoài các kỹ năng 123job đề cập đến ở trên, các kỹ năng như: Kỹ năng làm việc nhóm, quản lý tour, sử dụng các phương tiện truyền thông, … cũng sẽ giúp bạn dễ dàng tiến gần hơn với thành công trên con đường theo đuổi nghề hướng dẫn viên du lịch.

VII. Kết luận

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Là Gì? Yêu Cầu Của Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Hướng dẫn viên (HDV) tìm hiểu điều này! Du lịch là một trong những nghề hấp dẫn giới trẻ và cần nguồn nhân lực hiện nay. Vậy HDV Du lịch là gì? Yêu cầu của nghề HDV Du lịch ra sao? Cùng

Yêu cầu của nghề HDV Du lịch

Yêu cầu đầu tiên và bắt buộc của nghề HDV Du lịch là người hành nghề HDV Du lịch phải có thẻ HDV (nội địa hoặc quốc tế) Trường hợp người hành nghề HDV không có, không mang hoặc cho mượn thẻ Hướng dẫn trong lúc đang hành nghề thì sẽ bị phạt rất nặng, bị phạt hành chính, thậm chí nặng nhất có thể bị thu hồi thẻ hành nghề.

Những yêu cầu thứ yếu, vô cùng quan trọng của nghề HDV Du lịch là người hành nghề HDV Du lịch ngoài những kiến thức và kỹ năng đã qua đào tạo, HDV Du lịch phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa, kiến thức và ngoại ngữ vô cùng vững chắc; một bản lĩnh nghề nghiệp kiên định để có thể sẵn sàng đương đầu và giải quyết bất kì một tình huống phát sinh nào trong suốt quá trình dẫn tour. Những kỹ năng cần có của một HDV Du lịch chuyên nghiệp:

Kỹ năng giao tiếp – xử lý tình huống

Đây là kỹ năng bắt buộc phải có nếu muốn hành nghề HDV Du lịch. Nghề HDV Du lịch đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt – giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng phi ngôn ngữ. Nói nhiều, nói liên tục và bằng nhiều ngôn ngữ, hình thức khác nhau, phải biết tạo điểm nhấn riêng cho mình, tránh gây cảm giác nhàm chán cho du khách, đặc biệt luôn nở nụ cười cùng thái độ lịch sự, thân thiện, tạo sự gần gũi.

Ảnh nguồn Internet

Nghề HDV Du lịch cũng là nghề thường xuyên xảy ra những tình huống “dở khóc, dở cười” nhất. Những thắc mắc, yêu cầu vô cớ, khó nhằn của du khách có thể khiến bạn hoang man, và đứng hình. Phải thật tinh tế, nhạy bén để có thể “tiên đoán” những tình huống có thể xảy ra, đồng thời bình tĩnh, bản lĩnh và nhanh trí giải quyết những tình huống phát sinh một cách hoàn hảo nhất.

Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ được coi như “con dao hai lưỡi” trong nghề HDV Du lịch. Biết cách sử dụng và sử dụng thành công thì hiệu quả mang lại rất cao, tăng tính chuyên nghiệp cho HDV. Tuy nhiên, nếu sử dụng hành động, cử chỉ mơ hồ, gây hiểu sai ý cho du khách có thể sẽ mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, phải rất tự tin và sành sỏi trong việc sử dụng và kiểm soát ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,… một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng khả năng thành công cho chuyến đi.

Kỹ năng thuyết trình – thuyết phục

Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất trong nghề HDV Du lịch. Việc sắp xếp, bố trí nội dung và sử dụng hình thức thuyết trình như thế nào cho hợp lí, nói cái gì trước, cái gì sau để tăng tính thuyết phục, tạo sự lôi cuốn du khách là điều cần lưu ý trong suốt chuyến đi.

​ Nếu bạn mong muốn mở rộng cơ hội nghề nghiệp thì ngoại ngữ là kỹ năng không thể thiếu. Việc lựa chọn một ngoại ngữ khác (ngoài tiếng mẹ đẻ) để tìm hiểu, học tập và sử dụng thành thạo sẽ tạo điều kiện và cơ hội rất lớn cho nghề nghiệp của bạn, nhất là nghề HDV Du lịch.

Ảnh nguồn Internet

Nghề HDV Du lịch là nghề của đội nhóm, của cả một tập thể với sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau để công việc được nhất quán và thành công. Đồng thời, nghề HDV Du lịch còn đòi hỏi người hướng dẫn phải biết cách tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong suốt chuyến đi, đặc biệt là trên xe lúc di chuyển đến các điểm đến theo lịch trình. HDV phải biết cách tổ chức, sắp xếp khi nào nói chuyện, thuyết trình, khi nào cần đan xen các hoạt động, trò chơi phù hợp với từng đối tượng khách để khoáy động tinh thần cho du khách. Vì vậy kỹ năng tổ chức – làm việc nhóm là rất quan trọng đối với nghề HDV.

Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông

Đây là một kỹ năng bổ sung, cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc. Ngày nay, một HDV Du lịch chuyên nghiệp ngoài việc dẫn đoàn, dẫn tour tốt, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều, ngoại ngữ giỏi,…thì còn cần tự trang bị những kỹ năng trong việc sử dụng thành thạo một số phương tiện truyền thông như: mạng xã hội, truyền hình, truyền thanh, quay phim, chụp ảnh,…, khả năng tổ chức teambuilding, gala dinner,… góp phần rất lớn vào sự thanhf công của chuyến đi.

Đối với nghề nghiệp, HDV Du lịch phải chắc chắc tính chính xác tuyệt đối những thông tin cung cấp cho du khách, không được cung cấp những thông tin sai lệch, vi phạm chính trị, đó là những vấn đề vô cùng nhạy cảm, có thể quy vào hành vi bạo động chính trị, dễ làm mất sự ổn định xã hội.

Đối với du khách, HDV Du lịch không được trễ giờ hay sai hẹn. Điều này sẽ tạo ấn tượng ban đầu không tốt cho du khách về sự thiếu chuyên nghiệp và tính nghiêm túc trong công việc.

Đối với HDV, cần phải am hiểu tường tận những điều Luật khác nhau về quốc gia hoặc địa phương, những yêu cầu, quy định tại các điểm tham quan để hướng dẫn du khách không vi phạm pháp luật và quy định của địa phương nơi du khách đến. Yêu cầu đặc biệt nhất là HDV không được say xe, việc di chuyển thường xuyên trên một đoạn đường dài với những điều kiện khác nhau yêu cầu HDV phải có một sức khỏe tốt để tổ chức những hoạt động trên xe phục vụ du khách.

Một yêu cầu nữa đối với nghề là HDV không được lợi dụng lòng tin, sự bỡ ngỡ của khách để “vòi tiền”, “ăn chặn” hay trục lợi cho bản thân, đó là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của bản thân HDV, của doanh nghiệp lữ hành; đồng thời làm ảnh hưởng chung đến hình ảnh du lịch của cả một địa phương, một đất nước – nơi du khách đến tham quan.

HDV Du lịch có vai trò cực kì quan trọng, quyết định sự thành bại, sống còn của một chuyến đi. Vì vậy,nghề HDV Du lịch muốn thành công và đứng vững trong thời buổi toàn cầu hóa trước hết phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu cơ bản đã đề cập phía trên; đồng thời phải luôn tự tìm hiểu, nâng cao, bổ sung thêm những kỹ năng mới, cần thiết với nghề để hoàn thiện mình, mang lại sự thành công cho doanh nghiệp và sự hài lòng cho du khách.​

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Yếu Tố Cần Có Của Một Hướng Dẫn Viên Du Lịch trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!