Bạn đang xem bài viết Phát Triển Du Lịch 3 Tỉnh Bắc Trung Bộ Nhờ Tăng Cường Kết Nối Liên Vùng được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phát triển du lịch 3 tỉnh Bắc Trung Bộ nhờ tăng cường kết nối liên vùng
Với lợi thế về vị trí địa lý, bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời, kết hợp với tăng cường kết nối liên vùng sẽ giúp Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh phát triển kinh tế, du lịch.
Từ những vùng đất hoang sơ, nhờ sự chung tay của các doanh nghiệp du lịch, nhiều nơi đã “thay da đổi thịt”, góp phần thúc đẩy kinh tế, du lịch địa phương.
Du lịch vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh nhiều năm khởi sắc
Vùng Bắc Trung Bộ nói chung và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có vị trí quan trọng, sở hữu tài nguyên du lịch phong phú với bờ biển dài và nền văn hóa đặc sắc, nhiều cửa khẩu giáp Lào. Nhờ đó, các tỉnh này có cơ hội phát triển du lịch liên vùng cũng như phát triển kinh tế và du lịch trên hành lang Đông – Tây với các nước trong khu vực.
Nhằm phát huy các thế mạnh sẵn có để phát triển kinh tế, du lịch của Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, nhiều năm trở lại đây, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách, kế hoạch nhằm tăng cường phát triển kinh tế, du lịch vùng. Nổi bật là “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” và “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê quyệt năm 2013.
Theo đó, cả 2 Quy hoạch tập trung phát triển du lịch tham quan nghiên cứu di sản thế giới và văn hóa – lịch sử; Liên kết, hợp tác nội vùng, liên vùng và quốc tế là nội dung quan trọng, xuyên suốt đối với phát triển du lịch Bắc Trung Bộ.
Nhờ đó, chỉ trong năm 2019, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh lần lượt đón 9,6 triệu lượt khách (tăng 17% so với 2018), 6,5 triệu lượt khách (tăng 9,5% so với 2018), và gần 4 triệu lượt khách (tăng gần 17% so với năm 2018). Doanh thu từ du lịch liên tục tăng, đơn cử, tổng doanh thu du lịch của Thanh Hóa đạt 14,526 tỉ đồng, tăng 37% so với năm 2018.
Nhìn chung, du lịch, kinh tế của 3 tỉnh đã có nhiều bước phát triển rõ rệt trong. Từ những bãi biển hoang sơ với dịch vụ hạn chế, nhiều nơi đã “thay da đổi thịt” với các dự án nghỉ dưỡng, khách sạn – nơi nghỉ ngơi nhiều lượt du khách tham gia nhiều tour du lịch nghỉ dưỡng, khám phá.
Tuy nhiên, để tiếp tục tăng trưởng bền vững và khai thác hết các thế mạnh của địa phương, cần tăng cường liên kết, nhất là liên kết liên vùng, giúp hành khách dễ dàng tiếp cận điểm đến thông qua các hình thức di chuyển tiết kiệm thời gian như đường hàng không, đồng thời, tạo lực đẩy phát triển kinh tế.
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Diệp – Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch đầu tư, 1 trong 4 trụ cột phát triển kinh tế, du lịch của Bắc Trung Bộ là phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tập trung nâng cấp tuyến giao thông nội vùng, giao thông nông thôn để tăng cường liên kết nội vùng và liên vùng.
Tăng cường kết nối liên vùng qua giao thông hàng không
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có điều kiện phù hợp để phát triển giao thông hàng không khi sở hữu Cảng hàng không (CHK) Quốc tế Vinh tại Nghệ An và CHK Thọ Xuân ở Thanh Hóa.
CHK Quốc tế Vinh được đánh giá là một trong những cảng rất tiềm năng, phát triển tốt. Trong giai đoạn từ 2012 đến 2017, lượt khách qua cảng tăng gấp 3 lần, từ 638.000 lượt khách lên 1,8 triệu lượt. Cục Hàng không Việt Nam dự báo đến năm 2020, sản lượng vận chuyển của CHK Quốc tế Vinh ước đạt 3 triệu khách và tăng gấp đôi lên 6 triệu lượt khách vào năm 2025.
CHK Thọ Xuân có tốc độ phát triển vận tải những năm qua liên tục tăng cao cả về lượng hành khách và hàng hóa (khoảng 17,5%), vượt xa so với dự báo, đóng góp lớn vào thành tích đưa du lịch Thanh Hóa đón gần 10 triệu lượt khách du lịch trong năm 2019, tăng 17% so với cùng kỳ.
Theo Quy hoạch CHK quốc tế Thọ Xuân thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, CHK Thọ Xuân có mục tiêu quy hoạch là sân bay dân dụng cấp 4E và sân bay quân sự cấp I, công suất 5 triệu hành khách/năm và 27.000 tấn hàng hóa/năm, đón được máy bay code E hoặc tương đương (A350, B747-400, A330, B777).
Các hãng hàng không liên tục mở mới nhiều đường bay kết nối Thanh Hóa, Nghệ An với các khu vực trên khắp cả nước.
Nhờ đóng góp của các hãng hàng khi liên tục nghiên cứu mở mới các đường bay, tính tới nay, 3 tỉnh Bắc Trung Bộ đã cơ bản kết nối với các điểm đến chính thuộc các vùng khắp cả nước, góp phần lớn vào phát triển kinh tế.
Đặc biệt, ngày 1-7 vừa qua, Hãng hàng không Bamboo Airways đã khai trương 3 đường bay mới kết nối Thanh Hóa – Quy Nhơn với tần suất 4 chuyến khứ hồi/tuần (thứ 3, 5, 6, chủ nhật), Thanh Hóa – Phú Quốc với tuần suất 3 chuyến khứ hồi/tuần (thứ 2, 4, 7) và Vinh – Quy Nhơn có tuần suất 3 chuyến khứ hồi/tuần (thứ 2, 4, 7) với giá vé ưu đãi từ 199.000 VNĐ.
Hãng hàng không Bamboo Airways đã khai trương 2 đường bay mới kết nối Thanh Hóa – Quy Nhơn và Thanh Hóa – Phú Quốc.
Các đường bay trên được kỳ vọng sẽ tăng cường kết nối, giao thương, du lịch giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ với duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển kinh tế xã hội trong đó có ngành du lịch của các địa phương.
Không những vậy, 2 đường bay mới của Bamboo Airways từ CHK Thọ Xuân được kỳ vọng sẽ tạo đà cho các đường bay quốc tế trong tương lai. Tại sự kiện khai trương đường bay, ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết: “Trong bối cảnh CHK Thọ Xuân sắp được nâng cấp thành CHK Quốc tế, tôi hy vọng Bamboo Airways sẽ sớm nghiên cứu, xây dựng và đưa vào khai thác các chuyến bay quốc tế kết nối Thanh Hóa với các nước trên thế giới”.
Có thể thấy, với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, sự phát triển của ngành hàng không sẽ khéo theo sự tăng trưởng của nhiều ngành nghề khác như du lịch, dịch vụ ăn uống, thu hút đầu tư, giao thương…. Bằng việc phát triển kết nối liên vùng thông qua giao thông hàng không sẽ tạo lực đẩy phát triển hết các thế mạnh du lịch của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
NL
Liên Kết Vùng Trong Phát Triển Du Lịch Các Tỉnh Tây Bắc Việt Nam
Thứ hai, 26 Tháng 8 2019 09:32
(LLCT) – Liên kết vùng để tạo các sản phẩm du lịch đặc thù và độc đáo nhằm thu hút du khách đã và đang được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đối với vùng Tây Bắc, liên kết đang là xu hướng tốt, được nhiều địa phương tích cực tham gia để phát triển du lịch, một số mô hình liên kết đã cho kết quả bước đầu. Bài viết này nhằm đưa ra một số gợi ý về chính sách liên kết vùng để phát triển du lịch vùng Tây Bắc trên cơ sở phân tích những kết quả đã đạt được cũng như hạn chế cần khắc phục của hoạt động này thời gian qua của các tỉnh Tây Bắc.
Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế, doanh thu từ kinh tế du lịch đã vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Tại nhiều quốc gia, du lịch là một trong ba ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch không còn là vấn đề của riêng một vùng hay một quốc gia, mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Nhiều nước đã dùng tiêu chí du lịch như một tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế cũng như đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân quốc gia mình. Du lịch đối với mỗi quốc gia là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong các hoạt động thu ngoại tệ.
Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, xu hướng liên kết là một quy luật tất yếu của sự phát triển. Liên kết chính là phương châm cho sự phát triển du lịch trong giai đoạn tới nhằm đón đầu xu hướng thế giới dịch chuyển nguồn khách du lịch từ châu Âu sang châu Á. Liên kết vùng để tạo các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù và độc đáo nhằm thu hút sự quan tâm của du khách đã và đang được tiến hành triển khai tại nhiều nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Việc liên kết vùng khiến sản phẩm du lịch có thể tận dụng được nhiều thế mạnh, nâng cao tính cạnh tranh và có độ bền vững cao. Liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch góp phần tạo ra lợi thế về quy mô, tiết kiệm các chi phí trong quảng bá, tổ chức các tour du lịch, cũng như đầu tư kết cấu hạ tầng, chi phí đào tạo…; hạn chế tính cạnh tranh giữa các địa phương trong vùng có sản phẩm du lịch giống nhau; tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, việc liên kết vùng trong du lịch yêu cầu các thành phần liên kết cần thuận lợi về không gian lãnh thổ và điểm tương đồng về tài nguyên để có thể phát huy điểm mạnh và tận dụng tối đa các tài nguyên du lịch cũng như cơ sở vật chất đáp ứng cho sản phẩm du lịch.
1. Một số mô hình liên kết phát triển du lịch của vùng Tây Bắc
Vùng Tây Bắc Việt Nam là một địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, chiếm 1/3 diện tích cả nước với hơn 10 triệu dân. Tây Bắc được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng vĩ, độc đáo về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái có giá trị và sức hấp dẫn du lịch, với nhiều phong cảnh đẹp như: Cao nguyên đá Đồng Văn, Mù Căng Chải, đỉnh Phansipan, đèo Mã Pì Lèng, đèo Pha đin, hồ Pá Khoang, hồ sông Đà, Thác Bà, Na Hang, Núi Cốc, Thác Bản Giốc, hang Pắc Pó, động Ngườm Ngao… Những vườn quốc gia có giá trị như: Hoàng Liên, Ba Bể, Xuân Sơn, Pù Mát… và nơi có các nguồn khoáng nóng như: Kim Bôi, Thanh Thủy, Mỹ Lâm, Uva…; các vùng khí hậu ôn hòa như Sapa, Mộc Châu, Mẫu Sơn, Sìn Hồ… cùng nền văn hóa đa sắc màu với vốn ẩm thực độc đáo. Tây Bắc còn gắn với những giá trị về lịch sử dựng nước và giữ nước như: di tích Đền Hùng, bãi đá cổ Sa Pa, Xín Mần, Điện Biên Phủ, Chiến khu Tân Trào, An toàn khu Định Hóa, Bắc Mê…
Mục tiêu phát triển du lịch Tây Bắc đó là trở thành vùng du lịch đặc trưng, là điểm đến có thương hiệu với những giá trị trải nghiệm đặc sắc về văn hóa, lịch sử và sinh thái cảnh quan hùng vĩ, đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế – xã hội của cả vùng. Mục tiêu đến năm 2020, Tây Bắc sẽ đón 2,3 triệu lượt khách quốc tế, 14 triệu lượt khách nội địa, với 1.900 cơ sở lưu trú và 40.000 buồng lưu trú; tổng thu du lịch đạt 22.000 tỷ đồng(1).
Đối với vùng Tây Bắc, liên kết đang là xu hướng tốt, được nhiều địa phương tích cực tham gia để phát triển du lịch, một số mô hình liên kết đã cho kết quả bước đầu. Việc đẩy mạnh liên kết hợp tác sẽ tạo điều kiện cho du lịch Tây Bắc phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương. Thí dụ, mô hình liên kết giữa 3 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ trong chương trình “Du lịch về cội nguồn”. Theo Ban tổ chức, kể từ khi xây dựng sản phẩm “Du lịch về cội nguồn”, diện mạo kinh tế, xã hội và văn hóa của 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ đã có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây, du khách không thể tìm thấy khách sạn hạng sang tại Nghĩa Lộ (Yên Bái) hay Sapa (Lào Cai) thì nay nhiều khách sạn cao cấp mọc lên. Trên địa bàn 3 tỉnh đã có gần 1.000 cơ sở lưu trú, trong đó hơn 100 cơ sở từ 1 đến 4 sao, trên 500 khách sạn và 260 nhà hàng phục vụ du khách.
Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch đặc trưng phát triển nhờ việc kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch, như “Cội nguồn đất Tổ”, “Đất ngọc Lục Yên”, “Cội nguồn Tây Bắc”, “Sắc màu vùng cao” đã thu hút du khách. Du khách được tìm hiểu phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống, thưởng thức những món đặc sản dân tộc độc đáo, khám phá hang động tại vùng cao Tây Bắc.
Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ VI, năm 2014 là sự kiện lớn có quy mô cấp vùng với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phong phú nhằm thúc đẩy tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về miền đất, con người, tiềm năng văn hóa, du lịch của 6 tỉnh vùng chiến khu Việt Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Trên cơ sở đó tăng cường mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các tỉnh, đồng thời thu hút các nhà đầu tư đến liên kết, khai thác tiềm năng phát triển du lịch và thu hút khách du lịch đến với Việt Bắc ngày càng tăng.
2. Những hạn chế trong phát triển du lịch của vùng Tây Bắc
Có thể thấy, tiềm năng về tài nguyên du lịch của Tây Bắc rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên đến nay đây vẫn là vùng trũng trong phát triển du lịch, vẫn chưa khai thác hiệu quả và phát triển bền vững, chưa phát triển xứng tầm cả về quy mô và tính chất của vùng, sức cạnh tranh kém so với các vùng du lịch khác trong cả nước. Thực tế cho thấy, Tây Bắc là địa bàn phát triển muộn hơn, đồng thời cũng là vùng có nhiều khó khăn nhất so với các vùng khác trên cả nước, nên số lượng khách du lịch đến vùng còn hạn chế. Hiệu quả kinh tế du lịch còn khiêm tốn, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế địa phương. Tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành du lịch Tây Bắc chỉ khoảng trên 10%, thấp hơn so với mức bình quân chung cả nước. Theo thống kê, lượng khách du lịch đến Tây Bắc hàng năm chỉ chiếm khoảng 7% lưu lượng khách cả nước, mặc dù số lượng du khách đã tăng dần theo từng năm, nhưng vẫn còn thấp so với các vùng khác. Năm 2013, khách du lịch quốc tế đến Tây Bắc chỉ khoảng 1,23 triệu lượt người (chiếm 16% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam) và tổng doanh thu du lịch của cả vùng chỉ chiếm 3,6% tổng thu du lịch cả nước. Thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2015, số khách du lịch quốc tế đến Tây Bắc là 1,6 triệu lượt so với con số hơn 7,9 triệu lượt khách quốc tế của cả nước(4). Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc, điều kiện hạ tầng còn nhiều khó khăn, hoạt động du lịch còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm du lịch còn đơn sơ, rời rạc, chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu thu hút thị trường trong và ngoài nước; nhân lực ngành du lịch còn thiếu và yếu, phần lớn chưa qua đào tạo sâu về chuyên môn nghiệp vụ. Về loại hình du lịch cộng đồng, chưa quy hoạch một cách khoa học, bài bản, nhiều điểm ở Tây Bắc sản phẩm tương tự nhau, chưa xây dựng được các khu du lịch sinh thái.
Trong thời gian qua, việc khai thác du lịch nói chung và tài nguyên du lịch tự nhiên nói riêng ở Tây Bắc còn nhiều bất cập. Các tài nguyên tự nhiên như các hang động, hồ, sông, suối khoáng và các khu rừng nguyên sinh… đang được khai thác chưa bền vững. Hiện tại các vấn đề môi trường ở các tỉnh Tây Bắc do hoạt động du lịch chưa đến mức quá ngưỡng, tuy nhiên, các vấn đề môi trường nảy sinh từ các hoạt động khác cũng ảnh hưởng đến du lịch như vấn đề thiếu nước mùa khô, vấn đề rác thải không được xử lý, diện tích rừng, đặc biệt rừng nguyên sinh ngày càng bị thu hẹp, đa dạng sinh học suy giảm, thiên tai làm cản trở việc tiếp cận các điểm du lịch,… Sự gia tăng du khách cũng gây ra hiện tượng quá tải chất thải tại một số điểm du lịch, dẫn đến hiện tượng suy thoái môi trường.
Những kết quả trong hợp tác quốc tế còn khiêm tốn so với tiềm năng và triển vọng phát triển của vùng bởi những trở ngại, thách thức do cả khách quan và chủ quan mang lại, như: điều kiện giao thông cách trở, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn nhiều yếu kém, nguồn lực hạn chế, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu quá trình hội nhập, toàn cầu hóa.
Liên kết phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc hầu như mới chỉ dừng lại ở hình thức, trao đổi kinh nghiệm, chưa huy động được nguồn lực và khuyến khích sáng tạo để đầu tư, hiệu quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Chưa phát huy lợi thế riêng có của vùng đó là du lịch cộng đồng đặc trưng gắn với văn hóa dân tộc và các điểm du lịch đặc thù, như du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch cộng đồng gắn với di tích lịch sử… Mặt khác, các hoạt động hợp tác trong liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc vẫn thiếu sự tư vấn của các chuyên gia; các doanh nghiệp du lịch lớn chưa thực sự vào cuộc để chung tay với khối cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển du lịch và dịch vụ. Các sản phẩm du lịch chưa thực sự phong phú và mang đậm bản sắc các dân tộc Tây Bắc. Cơ chế hợp tác giữa 8 tỉnh chưa thể hiện rõ sự ràng buộc trách nhiệm của các tỉnh trong việc tham gia vào các hoạt động chung, dẫn đến kết quả triển khai các hoạt động chưa cao. Bên cạnh đó, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch tại các vùng giáp danh giữa các tỉnh chưa được quan tâm, ảnh hưởng đến việc liên kết tổ chức các tuyến du lịch trong khu vực(5).
3. Một số gợi ý về giải pháp tăng cường liên kết vùng trong phát triển du lịch Tây Bắc thời gian tới
Thứ nhất, xây dựng được cơ chế liên kết hiệu quả.
Tây Bắc là vùng rộng lớn với địa hình hiểm trở, khó có điều kiện để liên kết phát triển du lịch toàn vùng. Muốn liên kết phát triển du lịch về không gian phải có sự kết nối của các tuyến đường giao thông thuận lợi, về thời gian phải có sự thống nhất tương đồng. Tuy nhiên, vùng Tây Bắc có nhiều loại hình tiểu vùng khác nhau và được kết nối bởi các tuyến đường giao thông tương đối thuận tiện cho phát triển tuyến du lịch. Để du lịch vùng Tây Bắc phát triển cần xác định liên kết nhiều cấp độ.
Đối với liên kết theo cấp độ tiểu vùng: các tỉnh miền núi phía bắc do đặc điểm địa hình, giao thông, kinh tế, xã hội đã hình thành một số tiểu vùng như sông Đà (4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình), sông Hồng (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ), sông Lô (Hà Giang, Tuyên Quang), tiểu vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn. Mỗi tiểu vùng đều có tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua như đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, quốc lộ 6 (Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên), quốc lộ 2 (Hà Giang – Tuyên Quang), quốc lộ 4 (Cao Bằng – Lạng Sơn)… Ngoài ra, còn các tuyến đường giao thông khác như đường Hồ Chí Minh, 32, 279… các tuyến đường này trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng để xây dựng tuyến du lịch liên kết. Bộ máy quản lý của tiểu vùng cần được xây dựng gồm có Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Chủ tịch hiệp hội các doanh nghiệp du lịch, lãnh đạo phòng nghiệp vụ du lịch… với nhiệm vụ là đề xuất các phối hợp liên kết về du lịch trong thời gian hàng năm và 5 năm. Đồng thời lãnh đạo tiểu vùng còn định hướng những giải pháp, tổ chức thực hiện các đề án, dự án phát triển du lịch mang tính chất liên vùng.
Cùng với liên kết nội vùng, các tỉnh Tây Bắc còn cần phải liên kết với những địa phương trọng điểm du lịch như Hà Nội, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và liên kết phát triển du lịch qua biên giới thu hút khách du lịch từ Trung Quốc, Lào, nhất là các địa phương có cửa khẩu quốc tế là Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Hệ thống doanh nghiệp làm du lịch ở các tỉnh Tây Bắc còn ít và chủ yếu quy mô nhỏ nên bên cạnh việc tự nâng cao năng lực thì yếu tố liên kết có ý nghĩa rất quan trọng để tận dụng thế mạnh của nhau về thông tin, sản phẩm, quảng bá…
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, khối hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng với sự quan tâm của Trung ương, sự chủ động sáng tạo của các địa phương trong vùng, sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức như Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Dự án EU… đã thu được những kết quả rất tích cực: góp phần phát triển du lịch bền vững, giảm nghèo cho các cộng đồng được hỗ trợ trực tiếp từ phát triển du lịch; hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và nhân lực du lịch tại các địa phương 8 tỉnh; xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo, không trùng lặp ở các địa phương… mang lại những hiệu quả thiết thực góp phần vào sự thúc đẩy phát triển du lịch vùng và của từng địa phương.
Thứ hai, các tỉnh liên kết nghiên cứu xây dựng các thương hiệu và các sản phẩm du lịch mang bản sắc của mỗi vùng, mỗi địa phương.
Thực tiễn ở nhiều vùng, sự liên kết du lịch khó hiệu quả vì các địa phương đều có các sản phẩm du lịch na ná nhau, thí dụ cùng thưởng thức ẩm thực Thái, ngủ nhà sàn Thái, mua thổ cẩm của người Thái… Nhưng khi triển khai kế hoạch liên kết, mỗi tỉnh cần lựa chọn những nét đặc thù của địa phương, bước đầu quảng bá và tạo sản phẩm du lịch. Tuy cùng là cao nguyên, cùng là loại hình du lịch sinh thái núi nhưng các hoạt động du lịch của Mộc Châu khác hẳn với Sa Pa và cũng không giống với cao nguyên đá Đồng Văn. Mỗi tỉnh tìm ra lợi thế riêng, tạo sản phẩm riêng về du lịch là vấn đề quan trọng để phát huy thế mạnh của liên kết vùng.
Thứ ba, cần coi trọng vấn đề quảng bá, xúc tiến du lịch.
Trước đây, quảng bá du lịch ở Tây Bắc theo hướng tự phát ở mỗi địa phương, nhưng từ khi thực hiện liên kết, được sự giúp đỡ của các chuyên gia SNV và dự án EU, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã nghiên cứu xây dựng logo, trang website riêng bằng tiếng Việt và tiếng Anh và tổ chức tham gia nhiều hội chợ quốc tế… Nhờ quảng bá chung nên các tỉnh đã tạo ra hiệu quả trong công tác quảng bá, xúc tiến. Bên cạnh đó, các tỉnh trong vùng cần chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện các chương trình xúc tiến điểm đến chung Tây Bắc tại các sự kiện, hội chợ chuyên ngành trong nước và quốc tế; tổ chức các sự kiện, diễn đàn phát triển du lịch Tây Bắc gắn với thu hút thị trường khách từ Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Các tỉnh trong vùng Tây Bắc cần có chính sách ưu đãi nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao, trong đó tập trung phát triển kỹ năng nghề, nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; bố trí nguồn vốn để thực hiện các dự án phát triển giao thông có tính chất động lực phát triển vùng nhằm tạo sự liên kết về không gian giữa các điểm du lịch quan trọng trên địa bàn miền núi phía Bắc…
Thứ tư, đầu tư nghiên cứu quy hoạch vùng và quy hoạch các điểm, tuyến du lịch của mỗi tỉnh và toàn vùng, từ đó tìm ra vẻ đẹp, bản sắc riêng của mỗi địa phương để xây dựng thế mạnh liên kết.
Vùng Tây Bắc có 30 dân tộc sinh sống, khi xây dựng các điểm du lịch cộng đồng, mỗi tỉnh cần lựa chọn một dân tộc có bản sắc riêng để xây dựng. Các điểm du lịch cộng đồng này cần được quy hoạch thống nhất, không xây dựng tràn lan, tránh sự trùng lặp về sản phẩm du lịch. Trước mắt, các tỉnh Tây Bắc cần nghiên cứu, xây dựng những khu du lịch trọng điểm mang sắc thái riêng của từng tỉnh như Sa Pa (Lào Cai), cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), hồ Ba Bể (Bắc Cạn)… Trong mỗi khu du lịch cần phát huy tài nguyên du lịch riêng, sắc thái riêng của từng địa phương để xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù.
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận số 4-2019
(1) https://www.thiennhien.net/2014/05/07/du-lich-vung-tay-bac-day-manh-lien-ket-de-phat-trien.
(2) http://www.baovanhoa.vn/du-lich/artmid/ 416/articleid/1898/hợp-t225c-ph225t-triển-du-lịch-8-tỉnh-tây-bắc-mở-rộng-năm-2018-tập-trung-xây-dựng-sản-phẩm-đặc-thù.
(3) http://www.tourdulichsapa.vn/103 tin-du-lich-sapa/1011_khoi-sac-du-lich-tay-bac-tu-mo-hinh-lien-ket-phat-trien-du-lich.html.
(4) https://congthuong.vn/tay-bac-huong-toi-vung -du-lich-dac-trung-68228.html.
(5) http://www.tourdulichsapa.vn/103_tin-du-lich-sapa/1011_khoi-sac-du-lich-tay-bac-tu-mo-hinh-lien-ket-phat-trien-du-lich.html.
TS Hoàng Ngọc Hải
Học viện Chính trị khu vực I
TS Hồ Thanh Thủy
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Liên Kết Hợp Tác Phát Triển Du Lịch Vùng Tây Bắc Mở Rộng
Theo nhiều đại biểu, hạn chế lớn nhất của du lịch khu vực này là sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh Tây Bắc. Phó chủ tịch UBND Lai Châu Vương Văn Thành cho biết: “Lai Châu có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt thời gian gần đây đã phát hiện ra nhiều hang động mới, cảnh quan thiên nhiên rất hoang sơ. Tuy nhiên, điều kiện giao thông rất khó khăn. Tuy không xa nhưng đi rất mất thời gian vì đường khó đi, nguy hiểm”. Chính vì vậy, tiềm năng du lịch là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc vốn rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chưa được khai thác hiệu quả. Trong khi đó, hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh trong vùng vẫn còn yếu. Số người nghèo được hưởng lợi từ du lịch còn hạn chế do cơ chế chia sẻ thu nhập không đồng đều. Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Hữu Vạn khẳng định: “Du lịch hiện đang chiếm 15% cơ cấu GDP của tỉnh, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho nhiều người dân. Việc mở rộng tour, tuyến du lịch còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của Tỉnh, nhân lực chủ yếu chưa qua đào tạo. Đặc biệt là chưa có quy hoạch liên vùng nên sản phẩm còn đơn lẻ, chưa phát huy hiệu quả cao”.
Qua phân tích đánh giá tiềm năng, lợi thế và những hạn chế, tồn tại, các đại biểu khẳng định: phương hướng hợp tác phát triển du lịch liên vùng các tỉnh miền núi Tây Bắc mở rộng phải lấy Sapa làm trung tâm, vì Sapa là một trong 4 trọng điểm du lịch của miền Bắc. Sapa đã có kinh nghiệm làm du lịch, nên vai trò chủ đạo của Sapa trong mối liên kết vùng là rất quan trọng. Việc liên kết sẽ tạo cơ chế quản lý thống nhất, xây dựng các chính sách du lịch thông thoáng, tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác, phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh rộng rãi, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú.
Phương hướng hợp tác phát triển du lịch vùng Tây Bắc mở rộng tập trung vào 4 nội dung chính:
Hợp tác xây dựng cơ chế chính sách quản lý và phát triển du lịch địa phương nhắm tạo ra cơ chế quản lý du lịch thống nhất và phù hợp lẫn nhau giữa các tỉnh; đồng thời xây dựng chính sách phát triển du lịch thông thoáng, tạo điều kiện cho nhiều thành phần cùng tham gia đầu tư, khai thác, phát triển du lịch ở địa phương.
bằng việc xây dựng c Hợp tác phát triển sản phẩm du lịch hương trình du lịch khung cho các tỉnh miền núi phía Bắc, trên cơ sở đó xây dựng các tour du lịch đặc trưng mang tính đặc thù của mỗi tỉnh để kết nối vào chương trình du lịch khung, tạo thành một hệ thống tuyến du lịch liên hoàn, hấp dẫn.
Hợp tác tuyên truyền quảng bá là một nội dung quan trọng, các tỉnh sẽ xây dựng các hình thức liên kết tổ chức quảng bá sản phẩm, quảng bá điểm đến và tiếp thị cho thị trường du lịch trong và ngoài nước.
Hợp tác trong phát triển nhân lực du lịch địa phương nâng cao chất lượng lao động, trong đó chú trọng đến đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ du lịch và đào tạo nghiệp vụ phục vụ một số loại hình du lịch là thế mạnh của 8 tỉnh như du lịch làng bản, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…
Để triển khai các nội dung hợp tác, ngành Du lịch 8 tỉnh Tây Bắc đã nhất trí thành lập Ban Chỉ đạo hợp tác khu vực Tây Bắc mở rộng, hoạt động theo cơ chế Trưởng ban điều hành luân phiên từng năm và Tổ thường trực hợp tác khu vực Tây Bắc mở rộng trực tiếp triển khai nội dung hợp tác.
Liên Kết Phát Triển Du Lịch 3 Tỉnh Huế Đà Nẵng Quảng Nam
Liên Kết Phát Triển Du Lịch 3 Tỉnh Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam
Vừa qua qua tại thành phố Đà Nẵng. Hiệp hội du lịch 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam đã ký kết các thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch. Mục tiêu của việc ký kết hợp tác của 3 địa phương là cùng nhau xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch miền Trung và thu hút du khách trong và ngoài nước.
Du lịch Đà Nẵng – Huế dự đám cưới công chúa trong hoàng cung
Vừa qua tại thành phố Đà Nẵng. Hiệp hội du lịch 3 tỉnh Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng và Quảng Nam đã ký kết các thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch. Mục tiêu của việc ký kết hợp tác của 3 địa phương là cùng nhau xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch miền Trung và thu hút du khách trong và ngoài nước.
Các nội dung chính của chương trình hợp tác “3 địa phương – 1 điểm đến” gồm: nâng cao vai trò của hiệp hội về đối thoại công tư, xây dựng cơ chế chính sách và quản lý nhà nước, hợp tác trong lĩnh vực thông tin du lịch, đầu tư và phát triển sản phẩm cũng như tuyên truyền quảng bá cho sản phẩm của địa phương, đào tạo và phát triển du lịch, khảo sát, xây dựng các sản phẩm du lịch cụ thể và khâu quảng bá.
Quảng nam nơi có nhiêu danh thắng tuyệt đẹp. Đó là những đình, chùa, lăng, miếu, mộ, cầu, giếng, nhà thờ tộc, thánh thất, hội quán, nhà ở … phân bố theo những trục đường truyền thống nhỏ hẹp, vừa mang đậm sắc thái địa phương Việt Nam, vừa thể hiện rõ sự giao lưu hội nhập văn hoá mạnh mẽ với các nước phương Đông và phương Tây.
Theo đó, 3 địa phương Đà Nẵng – Quảng Nam – Huế sẽ tập trung tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng và các sản phẩm dịch vụ du lịch của vùng đến các thị trường tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu qủa như: thị trường Nga, Úc, Anh, Đức, Pháp; thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc); Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore). Bên cạnh đó, ngành du lịch của 3 địa phương cũng sẽ sớm xúc tiến mở thêm các đường bay quốc tế từ Bangkok (Thái Lan), Úc, Moscow (Nga)… đến sân bay Phú Bài, Đà Nẵng.
Để giữ gìn hình ảnh điểm đến trong mắt du khách, 3 địa phương tiếp tục triển khai đảm bảo giữ gìn môi trường du lịch, an ninh trật tự và có nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng chèo kéo, chặt chém du khách. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm tạo điểm đến an toàn thân thiện cho du khách khi đến với ba địa phương.
Trước đó, chương trình hợp tác “3 địa phương – 1 điểm đến” đã tổ chức giới thiệu, quảng bá du lịch tại chúng tôi & Hà Nội dự kiến sẽ diễn ra tại Cần Thơ. Nội dung của chương trình là triển khai các hoạt động liên kết, quảng bá du lịch giữa ba địa phương đang được thực hiện ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Du Lịch 3 Tỉnh Bắc Trung Bộ Nhờ Tăng Cường Kết Nối Liên Vùng trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!