Xu Hướng 5/2023 # Phát Triển Nhiều Sản Phẩm, Dịch Vụ Du Lịch Ở Núi Cấm # Top 14 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Phát Triển Nhiều Sản Phẩm, Dịch Vụ Du Lịch Ở Núi Cấm # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Phát Triển Nhiều Sản Phẩm, Dịch Vụ Du Lịch Ở Núi Cấm được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Với những tài nguyên hiện có, Núi Cấm – An Giang hướng tới mục tiêu phát triển thành Khu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng trọng điểm không chỉ của tỉnh, mà còn của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước với nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch đa dạng và hấp dẫn.

Nhắc đến An Giang, ngoài Khu Di tích – Văn hóa – Lịch Sử và Du lịch quốc gia Núi Sam với Miếu Bà Chúa xứ nổi tiếng khắp trong nam ngoài bắc, du khách còn biết đến Khu du lịch Núi Cấm như một điểm đến du lịch tâm linh, hành hương nổi tiếng ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi). 

Những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng, những bảo tháp “chọc trời”, tượng phật Di Lặc, Quan Thế Âm ngự trên những đồi cao, vượt lên trên cánh rừng già đã tạo nên những giá trị văn hóa tín ngưỡng tâm linh về một Thất Sơn huyền bí.

Những toà tháp cao trên đỉnh Núi Cấm. Ảnh: chúng tôi mệnh danh là nóc nhà của miền Tây Nam Bộ với độ cao 716m, là ngọn núi cao nhất vùng Thất Sơn, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng không khác gì “bồng lai tiên cảnh” nên Núi Cấm được ví như Đà Lạt của đồng bằng sông Cửu Long. 

Nhiệt độ trung bình trong ngày của Núi Cấm từ 20- 25 độ C, luôn mang đến cho du khách một không khí mát mẻ, trong lành. Nếu có dịp nghỉ đêm trên đỉnh núi cao nhất miền Tây này, du khách sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị và ấn tượng. 

Tuy chưa phải là nơi cao nhất của Núi Cấm, nhưng quanh hồ Thủy Liêm là các điểm tham quan, hành hương hấp dẫn và độc đáo. Nhất là tượng phật Di Lặc ngồi, cao 33,6m, toạ trên một đỉnh đồi cao hơn 500m so với mực nước biển, được xác lập kỷ lục Châu á. Vị Phật nở nụ cười rất hiền hoà, làm cho bất cứ ai nhìn thấy cũng được nhẹ lòng, thanh thản.

Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái. Ảnh: chúng tôi trái là Thiền viện Chùa Phật Lớn, một ngôi chùa hình thành trong dân gian, do các nghĩa sĩ yêu nước đến dựng lên, sống ẩn dật như những đạo sĩ để chờ ngày làm nên nghiệp lớn. 

Ngày nay, Thiền viện Chùa Phật Lớn được xây dựng mới khang trang, rất đẹp và nhiều tượng phật rất to để cho người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái. 

Còn phía bên phải là Chùa Vạn Linh tựa lưng vào vách núi. Đây cũng là một ngôi chùa được du khách thập phương tin tưởng là rất linh thiêng bởi sự trang nghiêm và uy nghi của những bảo tháp “chọc trời”. Bất cứ ai, dù chỉ một lần đến Núi Cấm cũng đều cảm nhận được sự trang nghiêm và linh thiêng của nơi này.

Ảnh: chúng tôi những tài nguyên du lịch hiện có và theo quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh An Giang, Núi Cấm hoàn toàn có thể phát triển thành một khu du lịch hành hương, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái núi rừng đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ.

Để thực hiện được những mục tiêu trên, Núi Cấm đã từng bước khắc phục các trở ngại hiện có như dân cư, giao thông, sự thiếu thốn về mặt sản phẩm và dịch vụ du lịch…

Theo quy hoạch và định hướng phát triển của tỉnh, thời gian tới, sẽ phát triển khu du lịch Núi Cấm thành khu du lịch hành hương, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái rừng, tổ chức bảo vệ cảnh quan rừng nhiệt đới nhằm thu hút khách tham quan du lịch. 

Mục tiêu của tỉnh An Giang đón 9,2 triệu lượt khách du lịch trong năm 2019 với doanh thu đạt 5.500 tỷ đồng. Để mở rộng và thu hút đầu tư du lịch, An Giang đã mời gọi đầu tư 10 dự án với tổng vốn đăng ký 7.271 tỷ đồng; đầu tư các dự án lĩnh vực hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu du lịch hơn 3.826 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước. 

Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch khu vực quản lý nhà nước, cộng đồng và doanh nghiệp kinh doanh du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới.

Theo nhandan.com.vn

Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Xanh

Du lịch xanh là loại hình du lịch bền vững, thân thiện với môi trường đáp ứng được các yêu cầu của du khách, đảm bảo môi trường tự nhiên, môi trường xã hội không bị xáo trộn. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, sự phát triển du lịch xanh đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho đất nước cũng như cộng đồng người dân địa phương – nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và cảnh quan hấp dẫn.

Tuy nhiên, sự phát triển của bất kỳ loại hình du lịch nào cũng đều có những tác động tích cực và tiêu cực, du lịch xanh cũng không phải là ngoại lệ, nó ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp và gián tiếp đến môi trường xã hội, môi trường tự nhiên ở các dạng như sau:

Đối với môi trường xã hội, hoạt động của du lịch nói chung, du lịch xanh nói riêng sẽ phát sinh một số vấn đề như bán các sản phẩm chất lượng thấp với giá cao, hướng dẫn viên du lịch thiếu chuyên nghiệp (hướng dẫn viên du lịch xanh đòi hỏi phải có trình độ, sự hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, xã hội, đa dạng sinh học…), tạo tâm lý khó chịu cho du khách. Tổ chức các lễ hội truyền thống, biểu diễn dân gian mang tính thương mại, tính truyền thống của nền văn hóa địa phương dần dần bị mai một, mất bản sắc riêng. Tại một số làng nghề thủ công truyền thống thay vì đón tiếp khách với lòng hiếu khách của người dân Việt Nam là mục đích thương mại hóa ở mức cao từ du khách. Thiện cảm của du khách dành cho điểm đến giảm xuống dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng lượng du khách đến tham quan.

Đối với môi trường tự nhiên, khu di tích lịch sử, văn hóa tâm linh… Với mục đích thu hút du khách (du khách tham gia các chương trình du lịch xanh thường là các du khách có khả năng về kinh tế, có trình độ) nên một số nơi đầu tư không có quy hoạch, kiến trúc phù hợp làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên của môi trường, môi sinh. Cùng với đó, các khu du lịch xây dựng dọc theo bãi biển, triền núi phá vỡ hệ đa dạng sinh học tổng thể. Việc trùng tu, phục dựng các khu văn hóa, sinh hoạt tâm linh (đình, chùa, miếu mạo…) trong các khu, tuyến, điểm du lịch xanh chưa được đầu tư, nghiên cứu tổng thể, quy hoạch mang tính lâu dài. Bên cạnh đó, rác thải sinh hoạt trong hoạt động du lịch chưa có khu xử lý cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại các khu, tuyến, điểm du lịch.

Nguyên nhân của những sự ô nhiễm môi trường trên là do:

Việc triển khai những quy hoạch chi tiết mang tính tổng thể về phát triển du lịch xanh tại các khu, tuyến, điểm du lịch chưa có, hoặc nếu có, cũng là các đề án xã hội hóa chưa được thẩm định một cách khoa học, chi tiết, chưa có những công trình đánh giá tác động về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội mà các hoạt động du lịch phát sinh. Vì vậy, việc xử lý các vấn đề về môi trường, môi sinh phát sinh tiêu cực từ hoạt động du lịch mang tính chắp vá, tình thế.

Sự phối kết hợp triển khai trong quá trình bảo vệ môi trường du lịch xanh còn lỏng lẻo, hiệu quả không cao. Sự phối hợp trong việc triển khai quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường du lịch xanh không có sự ràng buộc và chịu trách nhiệm cụ thể của các Bộ, Ban, Ngành, lĩnh vực liênquan.

Việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn khu, tuyến, điểm du lịch, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, các kiến thức về văn hóa lễ hội, tâm linh, văn hóa giao tiếp ứng xử, đa dạng sinh học, giao thông đường xá thường được triển khai theo chuyên đề, phong trào không mang tính thường xuyên, liên tục. Việc bảo vệ môi trường du lịch nói chung, môi trường du lịch xanh nói riêng nhiều khi trú trọng ở tầm vĩ mô, làm theo phong trào.

Việc xã hội hóa trong bảo vệ môi trường du lịch xanh còn chậm, cần có sự đầu tư của nhà nước trong giai đoạn đầu, nhất là cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền phổ biến lợi ích, kiến thức về du lịch xanh, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đa dạng sinh học chưa được quan tâm trú trọng.

Giải pháp quản lý phát triển du lịch xanh

Để có được môi trường tự nhiên trong lành, môi trường xã hội lành mạnh, ổn định, bảo vệ đa dạng sinh học, góp phần vào phát triển du lịch xanh cần có các giải pháp đồng bộ sau:

Một là, phải nhanh chóng xây dựng quy hoạch tổng thể, chi tiết những khu, tuyến, điểm du lịch xanh; tính đến các yếu tố về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đa dạng sinh học, coi đó là một trong những yếu tố tiên quyết để phát triển du lịch xanh. Cần có sự nhận thức đầy đủ về sự tác động của hoạt động du lịch nói chung, du lịch xanh nói riêng đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội của từng khu, tuyến, điểm du lịch. Đồng thời, xác định được những nhân tố tích cực trong mối quan hệ qua lại giữa việc đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch xanh với vai trò của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội đối với việc khai thác và phát huy thế mạnh về du lịch của đất nước, của từng địa phương.

Hai là, tăng cường phối, kết hợp một cách có hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về mặt du lịch để giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển hoạt động du lịch xanh với việc đảm bảo môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.

Ba là, cần có sự phối hợp của cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân để ngày càng nhân rộng mô hình du lịch xanh.

Bốn là, đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành, kiểm tra, giám sát để duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; hình thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý, nhất là đối với các sản phẩm du lịch xanh để qua đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với tầng lớp lao động trực tiếp, gián tiếp, người dân tại các khu, tuyến, điểm du lịch về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đa dạng sinh học đối với sự phát triển du lịch bền vững. Ngăn chặn những tác động xấu do kiến trúc ngoại lai, nền văn hóa ngoại lai mang lại cho địa phương.

Sáu là, đẩy mạnh xã hội hóa có sự định hướng, điều chỉnh và giám sát của Nhà nước trong phát triển du lịch xanh. Đồng thời, đảm bảo phân phối lợi ích hợp lý, công bằng giữa các tổ chức du lịch và người dân. Từ đó, nâng cao mức độ tình nguyện tham gia xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch thân thiện, an toàn, văn minh.

TS. Trịnh Đức HưngHọc viện Hành chính

(Nguồn: Tạp chí Du lịch)

Chú Trọng Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch

Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch

Trong chiến lược phát triển du lịch của các địa phương, việc xác định và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng luôn được chú trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và thu hút thêm nhiều du khách. Thời gian qua, ngành Du lịch Bình Ðịnh luôn quan tâm phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch; trong đó, xác định du lịch biển, đảo là mũi nhọn, du lịch văn hóa – lịch sử là nền tảng. Sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng

Có thể nói, các chương trình tour du lịch (DL) Quy Nhơn – Bình Định đều gắn với các điểm đến, sản phẩm DL phong phú, đa dạng, đặc biệt là các tour DL đặc trưng của tỉnh: Tour DL làng nghề truyền thống; tour tham quan nghiên cứu văn hóa Chăm; tour sinh thái rừng – hồ; tour sinh thái biển; tour nghỉ dưỡng, chữa bệnh; tour tham quan, nghiên cứu di tích Tây Sơn; tour tham quan các võ đường Bình Định; tour về Quy Nhơn trải nghiệm văn hóa cội nguồn chữ Việt…

Khách DL tham quan tháp Dương Long – Tây Sơn.

Các chương trình tour nói trên được Sở DL tập trung khảo sát, xây dựng khá bài bản, nhằm làm cơ sở cho các DN lữ hành khai thác, đưa vào chương trình tour của DN, đem đến cho du khách những khám phá, trải nghiệm về thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ và bề dày truyền thống văn hóa – lịch sử của Bình Định. Nhiều sản phẩm DL Quy Nhơn – Bình Định đã tạo sự hấp dẫn cho du khách; giữ chân du khách lưu trú nhiều ngày hơn.

Điều đáng nói là ngoài các tour biển, tour tham quan tháp Chăm có thể trùng với một số địa phương trong khu vực như Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa; các sản phẩm DL khác của DL Quy Nhơn – Bình Định đều riêng có, khác biệt và độc đáo của một vùng đất được mệnh danh là “đất võ, trời văn”. Chính điều này đã thu hút khách DL đến với Quy Nhơn – Bình Định ngày càng nhiều hơn.

Cụ thể, với DL biển, đảo, đã hình thành nhiều sản phẩm DL sinh thái, lặn biển ngắm san hô, thể thao trên biển, vui chơi giải trí ở các bãi biển, mua sắm và thưởng thức hải sản… Hoạt động DL biển tập trung ở khu vực ven biển TP Quy Nhơn như Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu; Cát Tiến (Phù Cát) với các điểm đến hấp dẫn: Kỳ Co, Hòn Khô, Trung Lương…; góp phần tạo thương hiệu và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm DL biển, đảo Bình Định.

Sở DL cũng đã triển khai Đề án phát triển DL cộng đồng gắn với dịch vụ homestay tại một số làng chài của TP Quy Nhơn, gồm các hoạt động tham quan, trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt của người dân làng chài; khám phá văn hóa miền biển; một ngày làm ngư dân, câu cá, câu mực đêm trên biển… đã tạo sự hấp dẫn, thu hút du khách ngày càng nhiều.

Nhằm phục vụ công tác bảo tồn, bảo tàng và phát triển DL văn hóa – lịch sử vốn là tiềm năng, thế mạnh của DL Bình Định, nhiều di tích văn hóa – lịch sử đã được trùng tu, tôn tạo, đặc biệt là hệ thống di tích Tây Sơn, di tích văn hóa Chăm và di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn. Các lễ hội truyền thống như: Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, Chợ Gò, Đô thị Nước Mặn… được tổ chức, gắn với khai thác các loại hình nghệ thuật đặc sắc của Bình Định như hát bội, bài chòi, cùng với võ cổ truyền Tây Sơn – Bình Định làm nên nét riêng có của DL Quy Nhơn – Bình Định, tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với khách DL.

Ông Nguyễn Đình Sanh, Giám đốc Công ty CP DL Hầm Hô, cho rằng, bên cạnh các tour DL biển, tour DL Tây Sơn, tham quan Bảo tàng Quang Trung, Đàn tế Trời Đất; khám phá sông nước, đại ngàn Hầm Hô, thưởng thức đặc sản ẩm thực Tây Sơn; các hoạt động teambuilding, lửa trại, biểu diễn võ cổ truyền và dân ca bài chòi… tại Khu DL sinh thái Hầm Hô đã thu hút nhiều khách DL.

Các tour DL MICE (DL kết hợp hội nghị, hội thảo…), DL thể thao golf, DL tâm linh, cùng với các sản phẩm quà tặng DL Bình Định cũng ngày càng phát triển.

Tiếp tục phát triển sản phẩm mới

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở DL, cho biết: Hiện ngành chức năng đang đôn đốc triển khai, đẩy nhanh tiến độ các dự án DL trên tuyến DL biển Quy Nhơn – Sông Cầu, Nhơn Lý – Cát Tiến, Trung Lương – Vĩnh Hội; phát triển DL cộng đồng ở khu vực ven biển TP Quy Nhơn. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển DL tại khu vực biển Lộ Diêu, Diêu Quang, đầm Thị Nại, đầm Châu Trúc, các đảo Nhơn Châu, Hòn Đất, Hòn Ngang, Hòn Khô… Phát triển các sản phẩm DL leo núi, trượt cát tại tuyến DL trọng điểm quốc gia Phương Mai.

Tiếp tục đầu tư tôn tạo các di tích văn hóa – lịch sử, nhất là các di tích Tây Sơn. Khai thác không gian văn hóa Chăm, trước mắt là tháp Đôi, tháp Bánh Ít, tháp Dương Long; cùng đó là đầu tư phát triển một số làng nghề truyền thống để quảng bá, giới thiệu, đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá, trải nghiệm của khách DL.

Một số sản phẩm DL mới được khảo sát, xây dựng, khai thác, như tour tham quan Tiểu chủng viện Làng Sông – cội nguồn chữ Quốc ngữ; tour DL trải nghiệm học võ cổ truyền Tây Sơn – Bình Định; chương trình DL khoa học gắn với Trung tâm ICISE và Tổ hợp Không gian khoa học… là những sản phẩm độc đáo, riêng có của Bình Định, triển vọng lớn thu hút du khách.

Đồng thời, tỉnh cũng đầu tư xây dựng công viên biển dọc đường Xuân Diệu theo hướng hiện đại, hài hòa với cảnh quan biển Quy Nhơn, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế không gian DL độc đáo của vịnh Quy Nhơn để tạo điểm nhấn. Xây dựng tượng Hàn Mặc Tử trên Đồi Thi nhân – Ghềnh Ráng và tượng Trịnh Công Sơn gắn với phù điêu bài hát “Biển nhớ” tại công viên biển Quy Nhơn, nhằm tạo sự độc đáo riêng cho DL Quy Nhơn – Bình Định…

NGUYÊN VŨ

Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Việt Nam

Theo nhận định của các chuyên gia du lịch, Việt Nam có hệ thống sản phẩm du lịch khá đa dạng và có nhiều điểm mạnh: đa dạng về sản phẩm tại điểm đến (du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch thành phố…); giàu giá trị truyền thống văn hóa với hệ thống di sản, di tích, lễ hội đặc sắc; có thế mạnh nổi trội về du lịch biển đảo; chất lượng dịch vụ, cơ sở lưu trú du lịch ngày càng được nâng cao; giá cả hợp lý; thị trường du lịch nội địa ổn định, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển du lịch bền vững; có thế mạnh trong việc liên kết phát triển các sản phẩm du lịch nội vùng và liên vùng…

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, sản phẩm Du lịch Việt Nam vẫn tồn tại nhiều điểm yếu như: sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu và trùng lặp, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, chưa được khai thác hiệu quả; chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch chủ lực đặc thù, phù hợp cho từng phân khúc thị trường khách du lịch… Để khắc phục hạn chế này, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch, du khách, cộng đồng dân cư… cần thực thi đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, hạn chế giảm thiểu những điểm yếu, phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng và thúc đẩy Du lịch Việt Nam phát triển bền vững.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện, Du lịch Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen, sự tham gia của Du lịch Việt Nam trong hoạt động của các tổ chức, cơ chế khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC, ASEM, UNWTO, PATA, GMS, Hành lang kinh tế Đông – Tây… ngày càng trở nên tích cực và hiệu quả. Đây là cơ hội để Việt Nam tiếp cận các thị trường du lịch quốc tế, tiếp nhận những cơ chế đào tạo nguồn nhân lực du lịch, từ đó đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới cũng đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và cộng nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng… Bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ như: nguy cơ khủng khoảng kinh tế; diễn biến phức tạp an ninh, chính trị trên bình diện quốc tế; sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt… đòi hỏi Việt Nam phải nhạy bén, nắm bắt kịp thời và chính xác những xu hướng của du lịch thế giới; đồng thời, cần nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch với lợi thế quốc gia và sự độc đáo của văn hóa dân tộc để khẳng định mình trong quá trình hội nhập du lịch quốc tế và cạnh tranh toàn cầu.

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định ưu tiên phát triển mạnh các sản phẩm du lịch theo ưu thế nổi trội về tài nguyên tự nhiên và văn hóa; mở rộng các loại hình du lịch mới (du thuyền, caravan, MICE, du lịch giáo dục, du lịch dưỡng bệnh, du lịch làm đẹp, du lịch ẩm thực); liên kết tạo sản phẩm du lịch vùng, liên kết ngành hàng không, đường sắt, tàu biển tạo sản phẩm đa dạng; phát triển sản phẩm du lịch theo đặc trưng 7 vùng lãnh thổ, bao gồm:

Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ: du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc: du lịch danh lam thắng cảnh biển, du lịch văn hóa, du lịch đô thị, du lịch MICE.

Vùng Bắc Trung Bộ: tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử và du lịch đường biên.

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, tìm hiểu các di sản văn hóa thế giới, văn hóa biển và ẩm thực biển.

Vùng Tây Nguyên: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa.

Vùng Đông Nam Bộ: du lịch đô thị, du lịch MICE, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long: du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE.

Theo đó,cần có sự đầu tư nghiên cứu để tạo nên các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, có tính đặc thù rõ nét; ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có thế mạnh như: du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng…; ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, hướng tới thu hút khách chi trả cao và lưu trú dài ngày…

Theo nhận định của Tổ chức Du lịch thế giới, trong những năm tới, du lịch vẫn là ngành có nhiều triển vọng. Xu thế dòng khách quốc tế sẽ tiếp tục chuyển dịch đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội để Du lịch Việt Nam bứt phá ngoạn mục về tăng trưởng khách; hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nguồn nhân lực… Để làm được điều đó, ngành Du lịch cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau: kiên quyết xử lý các vấn nạn đang tồn tại trong hoạt động kinh doanh du lịch, như làm ăn chộp giật, chặt chém khách, tiến tới chấm dứt một loạt hình ảnh xấu của môi trường du lịch; huy động tổng hợp nguồn lực và đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp; thay đổi cách thức xây dựng sản phẩm du lịch để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giàu bản sắc, có sức cạnh tranh cao…

Tài liệu tham khảo

1. Chính phủ (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

2. Nguyễn Trùng Khánh (2011), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế;

3. chúng tôi Phạm Trung Lương (2015), Phát triển Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, V iện Nghiên cứu Phát triển Du lịch;

4. Dwyer L, Forsyth P, Rao P (2000), The price competitiveness of travel and tourism: A comparison of 19 destinations, Tourism Management.

5. J. R. Brent Ritchie, Geoffrey I. Crouch (2003), The competitive destination: A sustainable tourism perspective, CABI.

6. Hassan SS (2000), Determinants of market competitiveness in an environmentally sustainable tourism industry, Journal of Travel.

ThS. Nguyễn Đức Tân

Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Nhiều Sản Phẩm, Dịch Vụ Du Lịch Ở Núi Cấm trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!