Bạn đang xem bài viết Review Vườn Quốc Gia Xuân Sơn Có Gì Hay: Lịch Trình, Chi Phí, Ăn Ở được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vườn quốc gia Xuân Sơn – địa điểm du lịch xanh. Đôi khi chúng ta quá bận rộn để dành nhiều thời gian cho 1 chuyến du lịch. Một chuyến du lịch nhẹ nhàng tại vườn quốc gia cũng là một ý tưởng tốt giúp bạn thả lỏng cơ thể. Với địa điểm này bạn cũng có thể kết hợp đưa trẻ nhỏ đi cùng, cũng rất thuận tiện. Bài viết này MOTOGO sẽ tiết kiệm thời gian cho bạn bằng cách lên lịch trình và những lưu ý cần có.
Thời gian nào nên ghé vườn quốc gia Xuân Sơn?Điểm đặc biệt là một ngày ở KDL Xuân Sơn có đến 4 mùa: buổi sáng trong lành như mùa xuân, buổi trưa ấm áp như mùa hè, buổi chiều hơi lành lạnh như mùa thu còn buổi tối có khí hậu se lạnh nên bạn hoàn toàn có thể đến bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, có 2 thời gian bạn nên cân nhắc để chọn lựa phù hợp với nhu cầu:
Mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 hằng năm): thời điểm này rất thuận lợi di chuyển tuy nhiên phong cảnh sẽ không được đẹp bằng mùa mưa.
Mùa mưa (các tháng còn lại): thời gian này phong cảnh hữu tình, nên thơ, thác nhiều nước đẹp nhưng lại gây khó khăn di chuyển.
Cách đi đến vườn quốc gia Xuân SơnVới khoảng cách chỉ mất 120km; bạn hoàn toàn có thể chọn các phương tiện như xe máy; ô tô, xe khách… Nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn đi về hướng Sơn Tây rồi rẽ trái đến quốc lộ 32 đến huyện Tây Sơn sẽ thấy bảng chỉ dẫn rõ ràng đường đi. Từ huyện Tây Sơn, bạn tiếp tục di chuyển bằng taxi; xe để đi lên vườn quốc gia.
Còn nếu chọn phương tiện xe khách; bạn ra bến xe Mỹ Đình lên thẳng trực tiếp lên với mức giá vé khoảng 40.000 – 50.000đ/ vé.
Vườn quốc gia Xuân Sơn có gì chơi?
Những bản làng dân tộc: Cơ hội tìm hiểu về cuộc sống, phong tục tập quán của những người dân tộc bản địa tại bản Cỏi, bản Bến Thân, bản Dù… Không chỉ thế, trực tiếp tham gia vào các hoạt động như bắt cá ngoài suối, dệt những tấm vải thổ cẩm, nấu các món ăn sơn cước… sẽ giúp bạn hòa mình vào đời sống thường nhật người dân.
Các hang động: do quá trình phong hóa theo thời gian nên nơi đây có tới 16 hang động với thạch nhũ đẹp, đa dạng. Tham quan các hang động như Sơn Dương, hang Thổ Thần, Thiên Nga, hang Cỏi… với vẻ đẹp kỳ ảo khác nhau hay ngắm nhìn thác nước Lưng Trời, Chín Tầng…
Đi chợ: bạn cũng có thể đi chợ nơi được bày bán đầy đủ các mặt hàng địa phương để mua về làm quà tặng người thân như quần áo thổ cẩm, rượu thuốc…
Ăn gì tại vườn quốc gia Xuân Sơn?Đặc sản ở Xuân Sơn là cá suối
Ở đâu tại vườn quốc gia?Do ở gần Hà Nội nên có rất nhiều du khách chọn cách về ngay trong ngày. Tuy nhiên nếu chọn lựa ở lại, bạn nên đến ở tại các nhà dân sinh hoạt địa phương để tìm hiểu về văn hóa của người Mường hoặc ở tại Tre Nguồn resort Phú Thọ. Nằm ở trên diện tích hơn 2,5 ha cạnh dòng sông Đà nên thơ, resort này được bao quanh bởi những đồng cỏ xanh ngát. Tại đây, có đến 3 khu vực: khu villa, khu bungalow và khu khách sạn. Giá phòng ở Tre Nguồn dao động từ 600.000đ – 1.290.000đ/đêm tuỳ hạng phòng.
Những thông tin chọn lọc mà MOTOGO đã giới thiệu về các kinh nghiệm đi chơi ở đâu, ăn gì, cách di chuyển khi du lịch vườn quốc gia Xuân Sơn.
Vườn Quốc Gia Xuân Sơn Sẽ Là Điểm Du Lịch Hấp Dẫn
Vườn Quốc gia Xuân Sơn nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, có hệ sinh thái vô cùng phong phú với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có giá trị trong nghiên cứu khoa học cũng như bảo tồn nguồn gen. Thiên nhiên ở đây vẫn giữ được nguyên vẻ hoang sơ, hoang dã; khí hậu quanh năm mát mẻ là điểm đến lý tưởng của du khách ưa khám phá, nghỉ dưỡng và tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số. Sức hấp dẫn kỳ lạ Cách Hà Nội khoảng 120km, Vườn quốc gia Xuân Sơn rộng hơn 15.000ha, đứng thứ 12 trong số 15 vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Vườn được ví là “lá phổi xanh,” là điểm du lịch hấp dẫn nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, với độ che phủ rừng lên tới 84%, chất lượng các hệ sinh thái rừng ổn định và được bảo vệ tốt. Vườn được đánh giá là nơi có môi trường không khí, môi trường nước sạch sẽ, mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 22-23 độ C. Đặc biệt, một ngày ở Xuân Sơn, thời tiết có nét đặc trưng của 4 mùa: buổi sáng mát mẻ của mùa Xuân, buổi trưa ấm áp của mùa Hè, buổi chiều hiu hiu như mùa Thu, buổi tối trời se lạnh đặc trưng của mùa Đông. Đây là lợi thế của vườn trong phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Tại đây hiện có 365 loài động vật, trong đó có 46 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 18 loài ghi trong Sách đỏ Thế giới. Các loài đặc trưng cho hệ động vật Tây Bắc như voọc xám, vượn chó, cầy bạc má, sóc bụng đỏ đuôi trắng, gấu, báo,… về chim có: gà lôi, gà tiền, đại bàng đất,… riêng sơn dương có nhiều nhất toàn quốc. Bên cạnh đó, vườn còn có 726 loài thực vật bậc cao trong đó có 52 loài thuộc ngành quyết và ngành hạt trần. Nằm trong khu vực giao tiếp của hai luồng thực vật Mã Lai và Hoa Nam, hệ thực vật ở Xuân Sơn có các loài re, dẻ, sồi và mộc lan chiếm ưu thế. Ngoài ra, ở Xuân Sơn còn có các loài tiêu biểu cho khu vực Tây Bắc như táu muối, táu lá duối, sao mặt quỷ và chò chỉ, chò vảy, nghiến, dồi, vầu đắng, kim giao (rừng chò chỉ ở Xuân Sơn là một trong những rừng chò chỉ đẹp và giàu nhất miền Bắc). Xuân Sơn còn là kho giống bản địa, kho cây thuốc khổng lồ, đặc biệt là cây rau đắng mọc tự nhiên có mật độ cao nhất miền Bắc. Ngoài sức hấp dẫn của hệ động thực vật phong phú, Xuân Sơn còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Nằm trong quần thể vườn quốc gia Xuân Sơn có ba đỉnh núi cao trên 1.000m là: núi Voi, núi Ten và núi Cẩn với hàng trăm hang động; sông suối như suối Lấp, suối Thang; và nhiều thác nước có độ cao trên 50m, che phủ hang, hốc đá, hòa quyện màu thác bạc với màu xanh của rừng già làm cho phong cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Do quá trình phong hóa, thủy hóa tạo thành Xuân Sơn có 16 hang động đá với thạch nhũ đẹp, đa dạng, tạo nên muôn hình vạn trạng. Vào thăm hang động ở đây, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các nhũ đá rủ xuống thành muôn hình kỳ lạ. Ðộng Tiên là một hang ngầm trong lòng núi đá cẩm thạch dài 10km. Trong hang có đường thông gió lên thẳng đỉnh núi, làm cho không khí trong lành mát dịu. Hồ nước có nhiều loài cá lạ hấp dẫn. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc nơi đây hiện vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc của mình như trang phục, lễ hội, các hoạt động đời sống sinh hoạt hàng ngày như đan lát đồ dùng thủ công, dệt thổ cẩm, thêu, lễ cấp sắc, múa đâm đuống, múa xòe, uống rượu hoẵng, cơm lam…, những nét đẹp văn hóa đặc trưng của vùng đất các vua Hùng. Quan trọng hơn, vườn nằm trong thế chân kiềng của tổng thể cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ Tam Đảo – Ba Vì – Xuân Sơn. Trong trục tâm linh của truyền thuyết lịch sử Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, Sơn Tinh – Thủy tinh, vua Hùng, tạo nên một Xuân Sơn kỹ vĩ và có nhiều lợi thế trong bảo tồn, phát triển bền vững kết hợp với du lịch. Theo Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Sơn, với lợi thế và tiềm năng, Vườn Quốc gia Xuân Sơn có thể khai thác tốt nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, mạo hiểm, khám phá rừng, núi, hang động, các loài động thực vật; du lịch nghỉ dưỡng, nghiên cứu; du lịch cộng đồng tìm hiểu nét độc đáo trong đời sống sinh hoạt của cư dân bản địa, du khách có thể cùng sinh hoạt với người dân địa phương, tham gia các lễ hội truyền thống, các khâu sản xuất trong làng nghề. Mỗi năm, Vườn Quốc gia Xuân Sơn đón từ 5.000-10.000 khách đến làm việc, nghiên cứu, tham quan; trong đó có từ 5-10% khách tham quan du lịch; khách ngủ qua đêm khoảng 700 người. Tuy nhiên, du lịch ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn vẫn hiện ở mức phát triển tự phát, sơ sài, quy mô nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch và quản lý cụ thể, thiếu định hướng chưa gây ấn tượng và thu hút khách du lịch, lợi nhuận từ du lịch chưa được bao nhiêu. Hiện Vườn quốc gia Xuân Sơn mới chỉ thu hút được một dự án về du lịch sinh thái, tâm linh gắn với cộng đồng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thu cũng đã xây dựng một tuyến du lịch Đền Hùng- Vườn Quốc gia Xuân Sơn- Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy. Đầu tư và phát triển thành điểm du lịch Vườn quốc gia Xuân Sơn Với tiềm năng to lớn, tỉnh đã có kế hoạch xây dựng Vườn quốc gia Xuân Sơn thành điểm du lịch hấp dẫn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Trước mắt, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã quyết định tập trung nguồn lực đầu phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Hiện, tại Vườn quốc gia Xuân Sơn nhiều dự án đang được đẩy nhanh tiến độ đầu tư như dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tuyến du lịch xóm Lập và các hang Thổ Thần, hang Na, thác nước Lưng Trời được đầu tư với tổng vốn trên 84 tỷ đồng; dự án Trung tâm du khách, nhà khách, bảo tàng thiên nhiên, đường du lịch sinh thái với kinh phí trên 105 tỷ đồng. Đặc biệt, tỉnh đã cho tái khởi động lại Dự án đường giao thông nối từ Vườn Quốc gia Xuân Sơn đến Đền Hùng dài 54km, với tổng vốn đầu tư hơn 6.770 tỷ đồng. Đây là tuyến giao thông quan trọng nối liền giữa đồng bằng và khu vực miền núi Tây Nam của tỉnh, thúc đẩy hơn nữa việc đầu tư phát triển văn hóa du lịch ở tỉnh. Hiện nay, nhiều hạng mục tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn đã được xây dựng như công trình tôn tạo hang Thổ Thần; hang Na và hệ thống đường bộ phục vụ khách du lịch sinh thái từ xóm Lấp đến thác Ngọc và Xuân Đài; khu chùa Báo Hiếu bước đầu đã đưa vào khai thác sử dụng phục vụ khách tham quan du lịch. Đồng thời, tỉnh cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi đặc biệt khó khăn có tiềm năng về phát triển tại các hang động tại Vườn quốc gia. Tỉnh cũng đã có kế hoạch đầu tư xây dựng tuyến cáp treo nối ba đỉnh núi, ngồi trên cáp treo, du khách sẽ nhìn rất rõ thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, Khu du lịch Tam Đảo, Ba Vì và Di tích đặc biệt Đền Hùng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh mở tuyến du lịch từ Khu di tích lịch sử Đền Hùng-Vườn Quốc gia Xuân Sơn-Khu nước khoáng nóng Thanh Thủy phục vụ khách tham quan du lịch. Việc đầu tư phát triển du lịch tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn thành điểm du lịch hấp dẫn sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội và xóa đói giảm nghèo cho dân cư vùng núi, tạo cho tỉnh diện mạo mới, phát huy tiềm năng sẵn có, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế về với cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Dự kiến, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan đạt khoảng 15.000 người vào năm 2023 và 30.000 người vào năm 2023, trong đó có 3.000-5.000 người lưu trú qua đêm…/.
Du Lịch Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
Du lịch Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy (Giao Thủy) là khu rừng ngập nước quan trọng của Việt Nam và quốc tế, là điểm “dừng chân” của nhiều loài chim di cư quý hiếm. Nơi đây đã trở thành điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
VQG Xuân Thủy có diện tích tự nhiên trong vùng lõi 7.100ha, trong đó có 3.100ha diện tích đất nổi có rừng, 4.000ha diện tích đất rừng ngập nước. Vùng đệm rộng 8.000ha, bao gồm diện tích tự nhiên của 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Theo các nhà khoa học, VQG Xuân Thủy đạt “3 nhất” gồm: đa dạng sinh học cao nhất, năng suất sinh học lớn nhất, hệ sinh thái nhạy cảm nhất trong khu vực Đông Nam Á. Vùng rừng ngập mặn có khoảng 165 loài động vật nổi, 154 loài động vật đáy, 120 loài thực vật bậc cao với rất nhiều loài rong tảo có giá trị kinh tế cao, trong đó có gần 20 loài thích nghi với điều kiện sống ngập nước. Rừng ngập mặn giữ vai trò định hình hệ sinh thái, cố định phù sa tạo các cồn bãi mới, tạo nguồn năng lượng sơ cấp, làm vườn ươm và là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho các loài thủy sinh, đồng thời là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài thú nước quý hiếm: mèo biển, cáo biển, rái cá… Tại đây, có hàng trăm loài bò sát, côn trùng sống lưỡng cư, tạo nên môi trường đa dạng sinh học độc đáo và vô giá. Tại VQG Xuân Thủy, các nhà nghiên cứu đã thống kê được 219 loài chim thuộc 41 họ, trong đó có 9 loài có tên trong sách đỏ quốc tế là: rẽ mỏ thìa, cò thìa, choắt mỏ thìa, mòng biển mỏ ngắn, bồ nông, choắt chân màng lớn, cò lạo Ấn Độ, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc. Vào tháng 11, 12 hàng năm VQG Xuân Thủy là điểm dừng chân, kiếm ăn và tích lũy năng lượng cho hành trình tiếp theo của đàn chim từ phương Bắc di cư tránh rét. Lúc cao điểm, số lượng chim di trú lên tới 40 vạn con, thuộc hơn 100 loài. Đặc biệt chỉ ở VQG Xuân Thủy mới có cò thìa và choi choi mỏ thìa (có lúc cò thìa chiếm tới 20% tổng số lượng trên toàn thế giới). Với sự độc đáo đó, năm 1989, VQG Xuân Thuỷ được UNESCO công nhận là thành viên Công ước quốc tế Ramsar là công ước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của những loài chim nước; trở thành điểm Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á.
Để khai thác du lịch, gắn với bảo tồn hệ sinh thái VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thuỷ chủ trương không quy hoạch xây dựng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tập trung tại khu vực VQG để giảm thiểu tác động của con người đối với rừng ngập mặn và chim di trú, giữ vẻ đẹp của thiên nhiên. Huyện xây dựng bến tàu đón khách tại cống Cai Đề; hệ thống nhà sàn, chòi quan sát, bãi cắm trại du lịch làm điểm dừng chân cho du khách trên đảo Cồn Lu. Năm 2023, VQG Xuân Thủy đã khai trương Trung tâm du khách bao gồm 1 phòng chiếu phim, cung cấp thông tin cho du khách với sức chứa khoảng 100 khách, 1 phòng họp lớn với sức chứa khoảng 150 người và 1 phòng thư viện. Các phòng được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng cùng các thiết bị điện tử hiện đại nhằm phục vụ cho việc tiếp đón, hỗ trợ du khách khi tham quan VQG, cũng như các chương trình hội nghị, tập huấn chuyên môn. Tại Trung tâm, du khách được tư vấn, hỗ trợ miễn phí thông tin, các ấn phẩm truyền thông, xem các bộ phim, hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu về VQG Xuân Thủy. Ngoài ra, du khách có thể phản ánh những thông tin, vướng mắc phát sinh trong hành trình tham quan VQG, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời các kiến nghị. Bên cạnh đó, Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) – Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai mô hình du lịch sinh thái cộng đồng ở các xã vùng đệm, thành lập Hợp tác xã du lịch sinh thái cộng đồng Giao Xuân với lực lượng nòng cốt là các hộ dân địa phương. Đến với VQG Xuân Thủy, du khách di chuyển bằng thuyền máy, xuất phát tại cống Cai Đề, sau đó len lỏi theo các kênh rạch vào trong các khu rừng ngập mặn, nơi sinh sống tập trung của những đàn chim di trú, các loài động, thực vật quý hiếm. Đội ngũ hướng dẫn viên là người bản địa giới thiệu sự đa dạng, phong phú của hệ sinh thái rừng ngập mặn; các hoạt động khai thác hải sản bằng các phương tiện đánh bắt thủ công truyền thống của ngư dân địa phương. Rời khu rừng ngập mặn, du khách đi thăm khu nuôi thả ngao vạng, ngắm hàng trăm chòi canh “mọc” lên giữa biển, trò chuyện với ngư dân, nghỉ tại nhà dân, tham gia ăn uống sinh hoạt cùng gia đình. Kết thúc hành trình khám phá thiên nhiên hoang dã, du khách tham gia chuyến du khảo đồng quê. Bằng phương tiện xe đạp, du khách đi dọc theo tuyến đê biển để tìm hiểu đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư vùng đệm VQG Xuân Thủy, thăm bến cá Tiền Lang – Giao Hải vào buổi chiều với hàng trăm chiếc thuyền của ngư dân trở về; tham quan làng nghề nước mắm Sa Châu, cánh đồng muối Bạch Long… Du khách có thể đi sâu vào các làng quê để tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của cộng đồng dân cư địa phương: thăm làng nghề chế biến thủy hải sản, tham dự phiên chợ quê, chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc tôn giáo, ngôi nhà mái bổi truyền thống với những công cụ lao động thủ công đã qua nhiều thế hệ; hòa mình vào các hoạt động văn hóa làng xã trong các dịp lễ hội để tận mắt chứng kiến và tham gia các trò chơi dân gian như đấu vật, bơi chải, đi cà kheo…
Du lịch VQG Xuân Thủy đang trở thành điểm đến hấp dẫn; trung bình mỗi năm, đón tiếp gần 20 nghìn lượt khách, trong đó có 60% là khách quốc tế đến học tập, nghiên cứu./.
Hoàng Anh
Giá Vé Vào Khu Du Lịch Vườn Quốc Gia Xuân Sơn Phú Thọ 2023
Giá vé Vườn Quốc Gia Xuân Sơn, là khu du lịch sinh thái hoang dã, với rừng núi nguyên sinh và các dãy núi đá vôi cùng hang động thiên tạo. Đến đây du khách được hòa mình vào một thiên đường rừng xanh, với những rừng núi nguyên sinh, thoáng đãng và mát mẻ.
Với điểm nổi bật là các dãy núi đá vôi, được bao bộc bởi rừng cây già, thoảng đâu đó có chim muỗng thú rừng vang inh ỏi. Bên dưới mặt đất là những hang động thiên tạo, với những vẻ đẹp kỳ vĩ mà bạn khó có thể hình dung hết.
Giá vé vào vườn quốc gia Xuân SơnHiện tại nơi đây chưa có tổ chức, doanh nghiệp nào khái thác du lịch, nên chưa bán vé qua cửa. Nhưng trong các hang động đã có người quản lý và thu vé. Một giá vé khai mở rất rẻ 2023, chỉ thu tiền chiếu sáng hang động nhằm quảng bá.
Hạng Lạng: 10.000vnđ/ Người
Hang Na: 10.000vnđ/ Người
Các hang động khác cũng 10k, có hang miễn phí.
Vé gửi xe: 5k-10k.vnđ/ xe máy
Bãi tắm: 5 – 10.000vnđ/ người
Du lịch Xuân Sơn Phú Thọ
Với lới thế hơn 30 hang động đã và đang được khai thác, các hang đá với thạch nhũ kiến tạo đẹp, với muôn hình vạn trạng. Ví dụ hang động ở xóm Lấp, hay chính là hang Thổ Thần, nằm dưới chân núi Ten, cửa hang hướng ra cánh đồng Mường Lạng. Hang có chiều dài 7km, bên trong là một thềm đất xốp, dẻo, có dòng nước chảy, nhiều kiến tạo tự nhiên.
Ngoài phong cảnh núi rừng, bạn đến đây sẽ có cơ hội tìm hiểu phong tục tập quán của người Mường bản địa, nếm các món ăn đặc sản của vùng núi Xuân Sơn, tham gia các lễ hội văn hóa của dân tộc, am hiểu về cuộc sống bình dị và thân thiện của con người nơi đây.
Địa chỉ: Vườn quốc gia Xuân Sơn, xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ, Việt Nam
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Cập nhật thông tin chi tiết về Review Vườn Quốc Gia Xuân Sơn Có Gì Hay: Lịch Trình, Chi Phí, Ăn Ở trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!