Xu Hướng 3/2023 # Sun Group Tài Trợ Lập Quy Hoạch 2 Khu Đô Thị Du Lịch Hơn 1.000Ha Ở Tp. Sầm Sơn # Top 5 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Sun Group Tài Trợ Lập Quy Hoạch 2 Khu Đô Thị Du Lịch Hơn 1.000Ha Ở Tp. Sầm Sơn # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Sun Group Tài Trợ Lập Quy Hoạch 2 Khu Đô Thị Du Lịch Hơn 1.000Ha Ở Tp. Sầm Sơn được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đô thị

Khu đô thị du lịch Nam Sầm Sơn có diện tích 677ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 phân khu B – khu đô thị du lịch Nam Sầm Sơn, TP. Sầm Sơn.

Vị trí khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc khu vực ven biển phía nam thành phố trên địa giới hành chính các phường Quảng Thọ, Quảng Vinh, Trường Sơn; các xã Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại.

Giới hạn cụ thể: phía đông giáp biển Đông; phía nam giáp xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương; phía tây giáp phân khu F; phía bắc giáp núi Trường Lệ và các phân khu D, H.

Quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 677ha và quy mô dân số dự báo đến năm 2040 là 40 – 45 nghìn người.

Trong tương lai, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết đây sẽ là khu vực phát triển đô thị, du lịch và dịch vụ trên cơ sở phát huy tiềm năng bãi tắm, các khu vực dân cư hiện có kết hợp du lịch cộng đồng phía nam Sầm Sơn; là khu đô thị hiện đại, sinh thái, thân thiện trên cơ sở phát triển gắn kết với không gian đô thị, không gian kinh tế du lịch – dịch vụ phía thành phố Sầm Sơn…

Khu đô thị du lịch sông Đơ có diện tích 344ha

Cùng ngày, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 phân khu D – khu đô thị du lịch sông Đơ, TP. Sầm Sơn.

Khu vực nghiên cứu thuộc địa giới hành chính của các phường Quảng Vinh, Quảng Châu, Trường Sơn, Bắc Sơn, Trung Sơn, Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn.

Ranh giới được xác định như sau: phía đông giáp đường Trần Hưng Đạo và đường Nguyễn Du (phân khu A, C và G); phía nam giáp sông Đơ (phân khu B); phía tây giáp đường Tây Sầm Sơn 5 (phân khu H); phía bắc giáp đại lộ Nam sông Mã và đường Hai Bà Trưng (phân khu E và G).

Quy mô lập quy hoạch 344ha và quy mô dân số khoảng 15 – 20 nghìn người. Đây sẽ là khu vực phát triển du lịch và dịch vụ trên cơ sở phát huy tiềm năng cảnh quan hai bên sông Đơ, các khu vực dân cư hiện có kết hợp du lịch cộng đồng và hệ thống hạ tầng đồng bộ…

Thời gian thực hiện lập quy hoạch cả 2 dự án không quá 9 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.

Đồng thời, UBND tỉnh giao UBND TP. Sầm Sơn tổ chức thẩm định, phê duyệt đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.

“Sun Group không được bồi hoàn trong kinh phí trong bất kỳ trường hợp nào và không có ràng buộc sau khi quy hoạch phân khu được phê duyệt”, lãnh đạo tỉnh cho hay.

Trước đó, vào tháng 7/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP. Sầm Sơn tầm nhìn đến năm 2040; xác định Sầm Sơn là đô thị du lịch của tỉnh Thanh Hoá và cả nước, mang tầm vóc quốc tế…

Theo quyết định, phạm vi ranh giới quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính TP. Sầm Sơn (8 phường và 3 xã) với quy mô lập quy hoạch 4.494,2ha.

Dự kiến quy mô dân số đến năm 2040 là 250.000 người; diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2040 khoảng 3.908ha.Các chỉ tiêu về hạ tầng kĩ thuật được áp dụng và tính toán theo tiêu chuẩn đô thị loại I.

7 phân khu chức năng chính bao gồm: phân khu A – khu trung tâm dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng ven biển và đô thị (khu vực phía Đông Bắc); phân khu B – khu đô thị, thương mại dịch vụ và du lịch ven biển (khu vực ven biển phía Nam); phân khu D – khu trung tâm văn hoá, thương mại dịch vụ và các đô thị mới (khu vực dọc 2 bờ sông Đơ); phân khu E – khu chế xuất thuỷ sản, dịch vụ cầu cảng và du lịch sinh thái (khu vực phía Bắc TP, dọc theo bờ Nam sông Mã).

Ngoài ra, có phân khu F – khu nông nghiệp công nghệ cao, khu dân cư ngoại thị và các công trình đầu mối hạ tầng kĩ thuật đô thị (khu vực phía Tây TP); phân khu G – khu nhà ở, dịch vụ, trung tâm văn hoá thể thao, cây xanh đô thị; phân khu H – khu trung tâm hành chính – chính trị, trung tâm thương mại và các khu đô thị mới (khu vực phía Tây TP).

Tp.hcm: Duyệt Quy Hoạch 1/500 Khu Du Lịch Sinh Thái Cù Lao Bà Sang Hơn 36 Ha, Có Cáp Treo

UBND Thành phố vừa duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng tại khu đất Cù Lao Bà Sang phường Long Bình, quận 9 với diện tích hơn 36 ha.

Theo đồ án quy hoạch, Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Cù Lao Bà Sang có tổng diện tích 363.058,4 m2, bao gồm: 239.377,4 m2 diện tích phù hợp quy hoạch và 123.681 m2 diện tích thuộc hành lang bảo vệ sông Đồng Nai. Dự báo quy mô khách du lịch là 5.000 người, nhân viên là 500 người.

Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng tại khu đất Cù Lao Bà Sang gồm các khu:

Khu bảo tồn tôn tạo: tiếp giáp chùa Phước Long, được hạn chế xây dựng, giảm diện tích đất khai thác thiên nhiên.

Khu sinh thái: có không gian tự nhiên hoang dã, tận dụng yếu tố hệ thực vật tự nhiên sẵn có, cải tạo các loại cây hiện hữu, tổ chức các đường dạo kết hợp bố trí cây xanh – hoa cảnh có màu sắc thay đổi, tạo nên sự đa dạng về cảnh quan sinh học. Công trình không cao quá 03 tầng có hình thức hài hòa với thiên nhiên, sinh thái.

Khu trung tâm: các công trình có chiều cao 5 tầng như khu bến cáp treo, khu chiếu phim tư liệu, khu đón tiếp – điều hành – phục vụ bố trí thành hình rẽ quạt với sân bãi quảng trường rộng, tạo điểm nhấn, ấn tượng cho du khách.

Khu nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch: tận dụng và chỉnh trang tôn tạo cảnh quan sông rạch sẵn có để tổ chức khu nghỉ dưỡng hài hòa thiên nhiên nhằm phát triển bền vững, giúp con người nơi đây có những phút giây sống chan hòa với thiên nhiên. Hình thức kiến trúc chính là các nhà nghỉ riêng biệt, điểm nhấn là công trình khách sạn hội nghị, dịch vụ du lịch cao 05 tầng có hình thức kiến trúc sinh thái hài hòa tự nhiên.

Cù Lao Bà Sang tọa lạc tại Âp Cù Lao, phường Long Bình, quận 9 với 4 mặt giáp với sông Đồng Nai. Hiện trạng dự án là đất nông nghiệp với các vườn cây ăn trái và chùa Phước Long (còn gọi là Chùa Châu Đốc 3).

Đồ án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Cù Lao Bà Sang sẽ do Công ty cổ phần Đức Khải làm chủ đầu tư. Và đây cũng là dự án thành phần trong Khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí trong Công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc.

Theo Cafeland

Duyệt Quy Hoạch Khu Du Lịch Quốc Gia Mũi Né, Dành 1.000Ha Làm Khu Chức Năng Du Lịch

(VNF) – Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Duyệt quy hoạch khu du lịch quốc gia Mũi Né, dành 1.000ha làm khu chức năng du lịch

Theo quyết định, khu du lịch quốc gia Mũi Né có diện tích 14.760ha, trong đó diện tích vùng lõi tập trung phát triển, hình thành các khu chức năng du lịch khoảng 1.000ha.

Ranh giới khu du lịch quốc gia Mũi Né được xác định: phía bắc giới hạn bởi đường Võ Nguyên Giáp và các đường tỉnh 715, 716, 716B; phía đông giáp sông Lũy và Biển Đông; phía tây dọc theo ranh giới hành chính phường Phú Hải, thành phố Phan Thiết; phía nam giáp Biển Đông.

Mục tiêu phát triển khu du lịch quốc gia Mũi Né được nêu rõ là nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tầm cỡ để phát triển Mũi Né thành điểm đến hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước; phấn đấu đến năm 2030, đưa Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Cụ thể, về mục tiêu khách du lịch, quyết định nêu phấn đấu đến năm 2025 đón 9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 1,5 triệu lượt; đến năm 2030 đón 14 triệu lượt khách, riêng khách quốc tế trên 2,5 triệu lượt.

Về mục tiêu tổng doanh thu từ khách du lịch, kế hoạch đến năm 2025 đạt 24.000 tỷ đồng; phấn đấu đến năm 2030 đạt 50.000 tỷ đồng.

Về phát triển buồng lưu trú, nhu cầu buồng đến năm 2025 là trên 21.000 buồng, đến năm 2030 là trên 41.000 buồng.

Quyết định của Thủ tướng cũng nêu rõ việc hình thành các phân khu du lịch chính của khu du lịch quốc gia Mũi Né. Cụ thể, phân khu du lịch biển cao cấp Bắc Bình (dải ven biển từ Hòa Thắng đến giáp bãi biển Long Sơn, diện tích 500ha) là khu vực hạt nhân trong định hướng phát triển Mũi Né. Khu vực này tập trung phát triển các tổ hợp du lịch đa năng với các sản phẩm du lịch cao cấp, đặc biệt là nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, nông nghiệp kết hợp đô thị, khám phá biển đảo.

Phân khu du lịch biển Mũi Né (dải ven biển khu vực Mũi Né và Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết, diện tích 349ha) là phân khu cốt lõi của khu du lịch quốc gia Mũi Né. Khu vực này tập trung phát triển các không gian công cộng kết hợp với các mô hình khu nghỉ dưỡng quy mô vừa và nhỏ; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm vui chơi giải trí, các hoạt động về đêm.

Phân khu du lịch chuyên đề – du lịch cát (một phần phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết và xã Thiện Nghiệp, diện tích 100ha), là khu vực khai thác các đặc trưng về cảnh quan cát, sinh thái nông nghiệp, phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho khu du lịch quốc gia Mũi Né như nghỉ dưỡng, thể thao cát kết hợp các sản phẩm du lịch gắn liền với sinh thái nông nghiệp, dã ngoại.

Ngoài ra, khu du lịch quốc gia Mũi Né cũng phát triển 4 trung tâm dịch vụ gắn với các khu vực phát triển đô thị theo định hướng phát triển đô thị của tỉnh Bình Thuận, có chức năng cung cấp các dịch vụ, sản phẩm bổ trợ và hậu cần như: trung tâm dịch vụ du lịch Hàm Tiến, trung tâm dịch vụ du lịch Mũi Né, trung tâm dịch vụ du lịch Hòa Thắng, trung tâm dịch vụ du lịch Suối Nước.

Về phát triển hệ thống lưu trú, quyết định của Thủ tướng nhấn mạnh việc ưu tiên phát triển các loại hình cơ sở lưu trú cao cấp gắn với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng đặc thù tại các phân khu du lịch trên, đồng thời chú trọng phát triển cơ sở lưu trú gắn với cộng đồng như nghỉ dưỡng tại các làng chài, lưu trú tại nhà dân và tại các trung tâm dịch vụ du lịch;

Phát triển các loại hình lưu trú cao cấp (khách sạn 4 – 5sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt lập) và hệ thống vui chơi giải trí, dịch vụ phụ trợ… ở khu vực xã Hòa Thắng, Hồng Phong huyện Bắc Bình, xã Hòa Phú huyện Tuy Phong thành phố Phan Thiết, khu suối nước nóng Bưng Thị.

Còn các khách sạn, nhà nghỉ cộng đồng quy mô nhỏ thì phát triển ở khu vực trung tâm các phường Mũi Né, Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết và các điểm du lịch cộng đồng như làng chài Mũi Né, làng nghề nước mắm Phú Hải…

Lào Cai: Quy Hoạch Xã Y Tý Thành Khu Đô Thị Du Lịch

Thứ sáu, 24/07/2020 14:26

Những nấc thang lên thiên đường giữa lưng chừng trời tạo nên cảnh tượng hùng vỹ ở Y Tý. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Nếu như trước đây, nhắc đến du lịch Lào Cai, nhiều người sẽ chỉ nhắc đến Sa Pa như một điểm đến không thể thay thế. Vậy nhưng, trong vài năm trở lại đây, khách du lịch đã có sự dịch chuyển chú ý lên mảnh đất Y Tý, nơi có những khu rừng già nguyên sinh, thung lũng ruộng bậc thang Thề Pả hùng vĩ, cùng với phong tục bản sắc gần như được giữ nguyên vẹn của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Nhiều tiềm năng phát triển

Y Tý là một xã nghèo vùng cao biên giới, cách Sa Pa gần 70km và thành phố Lào Cai gần 100km, nằm trên độ cao 2.000m so với mực nước biển. Y Tý đẹp nhất ở hai thời điểm trong năm là “mùa vàng” từ cuối tháng 8 đến khoảng giữa tháng 9 và “mùa săn mây” bắt đầu từ mùa Đông cho tới mùa Xuân.

Thời điểm cuối tháng 8 đầu tháng 9, khi lúa bắt đầu chín, Y Tý đẹp mê hồn và quyến rũ với màu vàng rực của lúa, lan rộng ngút ngàn, thơm hương lúa mới. Trong cái nắng chớm thu không gay gắt, con đường uốn lượn sẽ đưa du khách đến những thửa ruộng bậc thang vàng óng, hút tầm mắt.

Những áng mây bồng bềnh lượn bên sườn núi cao như điểm tô thêm cho sự tuyệt vời của khung cảnh mùa lúa chín mê đắm, níu giữ người lữ khách phương xa.

Những năm gần đây, Y Tý đã trở thành một điểm du lịch được du khách gần xa biết đến như Sa Pa thứ hai ở Lào Cai. Đến với Y Tý, du khách sẽ được trải nghiệm nét đẹp mộc mạc, hoang sơ và những con người thân thiện, mến khách.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Y Tý Phạm Văn Tâm cho biết, xã đang định hướng cho người dân kinh doanh các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch khi đến với địa phương.

Đặc biệt là dịch vụ homestay không chỉ là một sản phẩm du lịch đặc thù, một điểm lưu trú, khi đến đây, du khách còn được trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc và khám phá thiên nhiên, phong tục tập quán của người dân địa phương.

Thôn Choản Thèn, xã Y Tý đã được chọn để phát triển trở thành điểm du lịch cộng đồng. Đây là thôn có diện tích tự nhiên 236ha, với 323 nhân khẩu; gần 97% là đồng bào người Hà Nhì sinh sống.

Nơi đây còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như các lễ hội, trò chơi dân gian, nghề đan lát thủ công và những ngôi nhà trình tường độc đáo cùng cảnh quan thiên nhiên đặc sắc…

Để hỗ trợ bà con, các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương đã giúp người dân kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng, tập huấn kỹ năng cách tiếp đón, phục vụ khách du lịch, văn hóa giao tiếp ứng xử, phát triển du lịch cộng đồng bền vững, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.

Việc phát triển du lịch cộng đồng ở Y Tý vừa giúp nâng cao thu nhập của người dân, đồng thời góp phần vào việc bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc địa phương.

Thực tế cho thấy, việc gắn phát triển du lịch cộng đồng với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang tạo đà cho sự phát triển ổn định, hiệu quả trong lĩnh vực du lịch của Y Tý.

Chỉ tính riêng năm 2019, Y Tý đón trên 16.000 lượt khách du lịch, trong đó có hơn 100 khách nước ngoài, đưa doanh thu từ du lịch đạt hơn 6 tỷ đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương và nâng cao thu nhập cho nhiều hộ gia đình nơi rẻo cao biên giới này.

Hướng tới đô thị du lịch

Đảng bộ huyện Bát Xát đã có nghị quyết chọn phát triển du lịch là một trong ba lĩnh vực đột phá, trong đó tập trung phát triển, xây dựng Y Tý trở thành trung tâm du lịch của tỉnh Lào Cai.

Theo Bí thư Huyện ủy huyện Bát Xát Nguyễn Trung Triều, việc quy hoạch chung xây dựng đô thị du lịch Y Tý sẽ làm cơ sở để đầu tư, phát triển khu vực Y Tý đạt đô thị loại V, tiến tới thành lập thị trấn Y Tý trong thời gian tới.

Quy hoạch chung Y Tý sẽ là nền móng để quy hoạch chi tiết các khu chức năng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mời gọi đầu tư, bố trí sắp xếp dân cư, quản lý đất đai, trật tự xây dựng…, hướng đến hình thành đô thị du lịch Y Tý mang đặc trưng miền núi Tây Bắc gắn với bảo tồn, phát triển bền vững.

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai, Khu đô thị du lịch Y Tý nằm trong địa giới hành chính xã Y Tý, trên diện tích hơn 8.600ha, trong đó tập trung phát triển đô thị vùng lõi hơn 3.100ha.

Trong tương lai, khu vực này sẽ hình thành một khu đô thị du lịch, hành chính mới mang tên Y Tý, phát triển phân thành hai vùng, bảy phân khu rõ rệt. Đó là khu bảo tồn, phát triển du lịch cộng đồng; khu công viên chuyên đề và du lịch nghỉ dưỡng; khu thể thao, nghỉ dưỡng; khu trung tâm hành chính; khu du lịch thực nghiệm, khám phá thiên nhiên; khu phát triển đô thị; khu phát triển, sản xuất nông-lâm nghiệp.

Nhằm khởi động việc phát triển Khu Du lịch Y Tý, tỉnh Lào Cai vừa có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Biển Mây tại xã Y Tý.

Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh thu hồi 160.000m2 đất rừng sản xuất tại thôn Mò Pú Chài thuộc xã Y Tý để thực hiện dự án trên.

Để du lịch Y Tý phát triển bền vững nhưng không mất đi vẻ đẹp tự nhiên; đồng thời, giúp người dân nơi đây giảm nghèo bền vững, huyện Bát Xát đang thực hiện chủ trương phát triển mạnh du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sun Group Tài Trợ Lập Quy Hoạch 2 Khu Đô Thị Du Lịch Hơn 1.000Ha Ở Tp. Sầm Sơn trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!