Bạn đang xem bài viết Thương Hiệu Du Lịch Và 4 Mẹo Xây Dựng Một Thương Hiệu Thành Công được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xây dựng thương hiệu luôn là bài toán hao tốn nhiều thời gian, nỗ lực và rất tốn kém, và tất nhiên không phải là một điều gì đó nhỏ bé và dễ dàng để mọi doanh nghiệp du lịch đều có thể tạo dựng. Nhưng với các kỹ thuật và phương pháp phù hợp, bạn hoàn toàn có thể xây dựng một thương hiệu mang lại giá trị vượt trội hơn so với chi phí xây dựng.Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu du lịch.
Thương hiệu mang lại giá trị gì cho hoạt động du lịch – lữ hành của bạn? 1.Thương hiệu xác định cá tính doanh nghiệp
Thương hiệu có thể là yếu tố trực quan, thông qua tiếng nói và hình ảnh giúp xác định bản sắc riêng của tour và hoạt động của bạn.
Trực quan: Thương hiệu là một trong những công cụ trực quan chính có thể giúp khán giả xác định doanh nghiệp của bạn. Hãy thử suy nghĩ xem mọi người ở mọi nơi có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu Coca Cola như thế nào.
Thông điệp: lời nói, dòng chữ hoặc thâm chí sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông đại chúng có thể giúp xác định tiếng nói của một thương hiệu.
Về hình ảnh: mọi tương tác của khán giả với thương hiệu phản ánh cá tính của bạn, cho dù khán giả đang tương tác với nhân viên hay website của bạn. Lululemon là một thương hiệu luôn đào tạo các nhân viên bán lẻ có cung cách thân thiện đề thể hiện bản sắc thương hiệu với khách hàng.
2.Thương hiệu mang lại lợi thế cạnh tranh.
Thương hiệu là một yếu tố quan trọng nâng cao lợi thế cạnh tranh:
-Thương hiệu nắm giữ giá trị cho khách hàng
-Thương hiệu luôn tốn nhiều thời gian và kinh phí để xây dựng
-Thương hiệu rất khó bị đạo nhái.
Đáp ứng thị trường là một ví dụ về sự khác biệt giữa các thương hiệu để tạo ra lợi thế canh tranh.
H&M được biết đến là một thương hiệu nhanh chóng xây dựng diện mạo mới trên đường đua và trong các cửa hàng của họ. Để làm được điều đó, H&M đã đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng các kênh phân phối, marketing, thiết kế,…
Điều đó đã mang lại cho H&M một lợi thế cạnh tranh không dễ dàng sao chép được từ các thương hiệu không có nguồn lực tương đương.
3.Thương hiệu là tài sản
Mỗi khách hàng lựa chọn sử dụng thương hiệu đều vì nhiều lý do:
-Khách hàng có cảm giác trung thành với thương hiệu
-Khách hàng có xu hướng đầu tư vào những gì thương hiệu đại diện
-Khách hàng biết được những gì có thể mong đợi từ thương hiệu
Apple được biết đến với việc sản xuất những sản phẩm công nghệ thân thiện với người dùng, kiểu dáng đẹp, đầy tính sáng tạo và mức giá cao. Tuy nhiên, những gì Apple thực sự bán không chỉ là máy tính. Đó là một phong cách sống tối giản, nghệ thuật, sáng tạo mà hàng triệu người trên thế giới cùng yêu thích.
Điều này đã tạo ra những khách hàng thân thiết có mối liên hệ cảm xúc với Apple mạnh đến nỗi họ không bao giờ nghĩ đến việc sử dụng sản phẩm của một thương hiệu khác.
4.Thương hiệu thiết lập sự mong đợi
Thương hiệu tạo nên kỳ vọng cho khach hàng và nhân viên:
-Khách hàng: việc xây dựng một thương hiệu tốt sẽ tạo cho khách hàng ý tưởng về sự mong đợi những gì thương hiệu mang lại
-Nhân viên: Xác định một thương hiệu rõ ràng sẽ giúp đội ngũ nhân viên có động lực và định hướng hoạt động tốt.
Ví dụ: Google
Google được biết đến với tính đổi mới và sáng tạo và tất nhiên, khách hàng luôn mong đợi những sản phẩm mang tính đổi mới và sáng tạo từ họ. Để tạo ra những sản phẩm/ dịch vụ như vậy, Google cung cấp cho đội ngũ nhân viên của họ môi trường làm việc có cùng đặc điểm: tính sáng tạo.
Làm thế nào để xác định thương hiệu của bạn
Trước khi bắt đầu thiết kế và tạo ra các biểu tượng, kênh marketing,v.v thì điều quan trọng nhất là xác định tầm nhìn tổng thể và định hướng cho thương hiệu. Định nghĩa:
– Ai: Ai sẽ tạo nên thương hiệu của bạn? Khách hàng của bạn là ai?
– Có gì: Sứ mệnh của công ty bạn là gì? Công ty du lịch – lữ hành của bạn mang lại lợi ích gì cho xã hội? Những phẩm chất, giá trị, cảm xúc nào bạn muốn gắn liền với thương hiệu của mình.
– Thời điểm: khi nào bạn muốn bắt đầu xây dựng thương hiệu
– Cách thức marketing và khuếch chương hình ảnh thương hiệu? Thông điệp của thương hiệu là gì? Ý tưởng thiết kế logo tốt nhất gắn với thương hiệu là gì?
Hãy nhớ rằng, quá trình xây dựng một thương hiệu rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, hãy dành thời gian suy nghĩ từng yếu tố.
Các yếu tố tạo nên thương hiệu
Hãy hiểu rằng, mọi trải nghiệm khách hàng, hãy làm cho nó thật nhất quán và tích cực.
Tính cách thương hiệu cần được phản ánh qua thông điệp, thiết kế và mọi yếu tố khác trong thương hiệu.
Dove có tính cách phản ánh sự lành mạnh, lòng tốt, đạo đức và sự thuần khiết.
3.Thiết kế:
Logo: Logo là hình ảnh liên kết trực tiếp với thương hiệu của bạn để khách hàng lựa chọn.
Màu sắc: mỗi màu sắc gợi nên cảm xúc khác nhau ở mỗi người. Bạn nên chọn sơ đồ màu sắc phù hợp nhất với tính cách thương hiệu của mình.
Phông chữ: những gợi ý, liên tưởng hoàn hảo về tính cách thương hiệu của bạn.
4.Hình ảnh
Hình ảnh thông thường đều được thiết kế, nhưng đối với các nhà điều hành tour du lịch hoặc hoạt động, hình ảnh và nhiếp ảnh là một yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực du lịch.
Khách hàng tiềm năng không thể ngồi 1 nơi và cảm nhân dịch vụ về 1 tour du lịch bạn cung cấp, họ sẽ không thể cảm nhận được những trải nghiệm họ có thể có tuyệt vời đến đâu. Vì lý do này, các nhà khai thác du lịch hoặc hoạt động nên đầu tư vào hình ảnh chất lượng cao tạo cảm giác truyền tải trải nghiệm tour du lịch tuyệt vời.
Mỗi thương hiệu du lịch nên có những loại hình ảnh:
–Hero Photo: Hình ảnh nổi bật nhất trong website để thu hút sự chú ý của khách hàng.
–Activity Photos: cung cấp những hình ảnh khác nhau về những hoạt động khách hàng có thể trải nghiệm trong mỗi tour.
–Unique Photo: Hình ảnh khiến bạn nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh. Điều gì tour du lịch của bạn cung cấp thêm cho khách hàng tạo một trải nghiệm đặc biệt hơn.
–Team Photo: đăng hình ảnh công ty bạn để cá nhân hóa thương hiệu của bạn.
Ví dụ: Travel Noire:
Travel Noire – một dịch vụ đặt tour du lịch – có một Instagram đầy đủ hình ảnh đẹp, chất lượng cao về những trải nghiệm họ cung cấp cho khách hàng.
5.Tương tác
Dịch vụ khách hàng luôn luôn quan trọng trong bất kỳ ngành công nghiệp dịch vụ nào. Đối xử với khách hàng theo cách bạn muốn họ đối xử với thương hiệu của mình,
Sony muốn cung cấp cho khách hàng tất cả những tương tác dễ chịu, dễ dàng và không lo lắng.
Dòng sản phẩm của Sony như thế nào để tạo cho khách hàng trải nghiệm thú vị?
Sony có hơn 3500 trung tâm dịch vụ khách hàng trên toàn thế giới để có thể trợ giúp khách hàng bất cứ khi nào họ cần và ở bất cứ đâu!
Sony cũng nỗ lực thiết kế các sản phẩm của mình thân thiện với người dùng để bạn chế khả năng họ phải yêu cầu hỗ trợ.
Là một doanh nghiệp du lịch – lữ hành, bạn có thể tạo ra một chiến lược thương hiệu tập trung vào khách hàng.
4 mẹo để xây dựng thương hiệu du lịch thành công
Tại sao phải tạo ra nhiều thương hiệu để thu hút khách hàng trong khi bạn có thể tạo ra một thương hiệu làm được tất cả điều đó? Hãy thực hiện ngay 4 mẹo sau đây để xây dựng thương hiệu du lịch thành công. 1.Là bản gốc, không sao chép
Việc là bản sao của một thương hiệu lớn sẽ:
– Khách hàng sẽ lướt qua bạn và cảm thấy không tin tưởng
– Và sự thật, điều đó rất khó thực hiện, vì mỗi thương hiệu lớn đều đầu tư rất nhiều thời gian, năng lượng và tiền bạc để xây dựng một thương hiệu không dễ dàng có thể bí ao chép.
Hãy dành thời gian xây dựng hình ảnh, thông điệp và cảm nhận duy nhất, bạn sẽ tạo được ấn tượng trong tâm chí khách hàng mục tiêu.
2.Nhất quán
Hãy cung cấp cho khách hàng của bạn một trải nghiệm, tính cách và thiết kế thương hiệu nhất quán, điều này sẽ giúp khách hàng không ngạc nhiên khi họ tiếp xúc nhiều lần với thương hiệu của bạn. Tính nhất quán sẽ mang lại lòng trung thành của khách hàng.
VD: Tất cả khách hàng của Apple luôn mong muốn thương hiệu cung cấp những sản phẩm đổi mới và sáng tạo. 3.Tính cộng đồng
Những doanh nghiệp lớn như Google và Facebook hiểu tầm quan trọng của cộng đồng đối với thương hiệu của họ. Các mạng lưới cộng đồng lan rộng khắp nơi và có tác động tích cực đến thương hiệu của bạn, qua đó, bạn có thể xây dựng một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ mà không cần quá nhiều nỗ lực.
Các doanh nghiệp du lịch – dịch vụ nhỏ có thể xây dựng cộng đồng của mình bằng cách tận dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram,…
4.Có giá trị
Để lôi kéo khách hàng sử dụng thương hiệu của bạn chứ không phải một thương hiệu nào khác, bạn phải cung cấp cho họ được một giá trị thật độc đáo, không dễ dàng bị sao chép.
Điều này có ý nghĩa nhiều hơn chỉ cung cấp mức giá thấp nhất. Chẳng hạn như giày Toms, giá của họ không thấp nhất, thiết kế cũng không phải tốt nhất, nhưng họ nổi bật khi đề cập đến trách nghiệm xã hội. Toms tặng một đôi giầy cho một trẻ em khó khăn mỗi khi có ai đó mua hàng của họ.
Toms cung cấp giá trị cho khách hàng: cho họ một cơ hội để có trách nghiệm với xã hội.
Trong trường hợp bạn vẫn còn phân vân, đây là những gì một thương hiệu được xây dựng thành công sẽ ảnh hưởng đến tour du lịch và hoạt động của bạn:
-Xây dựng thương hiệu sẽ giúp bạn phát triển mối quan hệ với khách hàng tốt hơn. -Cung cấp cho bạn một sự hiểu biết sâu sắc về mong muốn và nhu cầu của khách hàng -Giúp tăng doanh thu, chuyển đổi khách hàng tiềm năng, tăng khả năng tiếp cận khách hàng và tăng tương tác. -Giúp mang lại một thông điệp và định hướng nhất quán cho khách hàng và đội ngũ nhân sự. Mọi thành công đều đến từ nỗ lực, đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng. Đừng bỏ qua cơ hội khi thị trường ngày một cạnh tranh và chuyên nghiệp.
Kiên Giang Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Biển
KHỞI ĐẦU LẠC QUAN
Những năm gần đây, Kiên Giang đã tập trung khai thác lợi thế du lịch của địa phương, đặc biệt là du lịch biển, đảo. Về đầu tư du lịch, toàn tỉnh có 220 dự án đầu tư du lịch với quy mô 8.910ha, vốn đầu tư 64.214 tỷ đồng. Trong đó, có 64 dự án được cấp phép đầu tư với quy mô 3.582ha, vốn đầu tư 32.939 tỷ đồng.
Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động du lịch biển, ven biển, đảo và quần đảo tỉnh Kiên Giang vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Tình trạng quy hoạch chưa đồng bộ, chưa thống nhất giữa các ngành; việc cấp phép, cho chủ trương dự án đầu tư du lịch còn tràn lan, dàn trải, chưa có sự kiểm soát hiệu quả; công tác quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch còn nhiều bất cập; việc tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá, marketing chưa được chú trọng; trình độ đội ngũ quản lý và lực lượng lao động trực tiếp chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao; việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; tài nguyên du lịch biển chưa được quy hoạch, đầu tư khai thác hiệu quả bền vững, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn và cao cấp.
Ngày 5/10/2004, Chính phủ ban hành Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2023 và Quyết định số 01/2007/QĐ-TTg ngày 8/01/2007 về phê duyệt Quy hoạch Tổng thế phát triển Du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006 – 2010 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2023 phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao, tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và thế giới, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo của đảo Phú Quốc gắn với yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng.
RẤT CẦN SỰ CHUNG TAY GÓP SỨC
Với những lợi thế về tài nguyên biển, đảo, quần đảo sẵn có, việc xây dựng thương hiệu du lịch biển Kiên Giang là quan trọng và cần thiết. Sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong việc thực hiện một số giải pháp sau đây sẽ góp phần củng cố thêm thương hiệu du lịch biển Kiên Giang.
Trước hết, công tác quy hoạch và du lịch phải đồng bộ và có sự phối hợp giữa các ngành, tránh tình trạng quy hoạch nhỏ lẻ, manh mún. Các địa bàn có biển nên giữ lại một số bãi biển đẹp mang nét hoang sơ làm bãi tắm công cộng cho người dân địa phương và du khách, tránh tình trạng bê tông hóa bãi biển, khai thác cát làm sụt lún bờ biển gây nguy hiểm cho người dân và ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi, giải trí, tắm biển của du khách.
Tăng cường bảo vệ môi trường biển một cách triệt để bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, hội thảo, mở lớp tập huấn, đưa vào giáo dục học sinh trong nhà trường, có chính sách khen thưởng, động viên khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh du lịch quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường.
Quản lý khai thác tài nguyên du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng hợp lý, hiệu quả, mang tính bền vững. Chẳng hạn, cần giữ nguyên một số đảo nhỏ trong quần đảo An Thới – Phú Quốc hiện đang có vài hộ dân định cư từ lâu, có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho họ sinh sống, trồng rừng, làm rẫy giữ đảo…, từ đó tổ chức tour du lịch tham quan, nghỉ chân, tìm hiểu cuộc sống của người dân trên đảo… Đây là loại hình du lịch mới lạ hấp dẫn, đặc biệt là với khách du lịch nước ngoài.
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch bảo tồn các làng nghề truyền thống ở vùng ven biển nuôi, trồng, đánh bắt thủy hải sản, chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ các vật liệu thiên nhiên sẵn có như đá, vỏ ốc, vỏ sò và các vật liệu từ biển… nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống cho người dân vùng ven biển, góp phần phát triển du lịch bền vững.
Quan tâm hơn nữa đến công tác đầu tư, kêu gọi cơ sở hạ tầng như xây dựng bến cảng du lịch quốc tế cho các tàu du lịch lớn ghé tham quan tại Phú Quốc, bến tàu khách tại Hà Tiên, Kiên Lương để đưa khách đến Phú Quốc… Tuy nhiên, việc đầu tư phải mang tính chuyên nghiệp, chất lượng, có giải pháp giảm thiểu tối đa các tác động ảnh hưởng, xâm hại đến môi trường biển, ven biển và hệ sinh thái dưới lòng biển. Đầu tư các phương tiện giao thông cao cấp, hiện đại đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như tàu du lịch, máy bay… Chú trọng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại các vùng du lịch trọng điểm của tỉnh như TP. Rạnh Giá, đảo Phú Quốc, thị xã Hà Tiên và huyện Kiên Lương.
Liên kết với các tỉnh bạn và các nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan mở rộng tour, tuyến du lịch bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không; sớm tiến hành công nhận các khu, tuyến, điểm du lịch của tỉnh, xây dựng phao neo đậu tàu du lịch tham quan lặn ngắm san hô, câu cá; triển khai đề án thu phí khu bảo tồn biển, vườn quốc gia để đưa vào khai thác các tour du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nước.
Ưu tiên xây dựng một số khu kinh tế mạnh ven biển như khu phi thuế quan ở An Thới – Phú Quốc, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hà Tiên.
Hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm phù hợp cho cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư tại các vùng biển, ven biển, đảo và hải đảo và các khu quy hoạch đầu tư du lịch; đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng và những lợi ích đem lại từ các hoạt động du lịch biển.
Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương. Hàng năm, tiến hành nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của khách du lịch, người dân địa phương tại vùng du lịch biển, ven biển, đảo và quần đảo về chất lượng dịch vụ, đầu tư và lợi ích thu được từ các hoạt động phát triển du lịch biển. Từ đó, đưa ra giải pháp sát thực hơn với tình hình phát triển du lịch biển trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, cần bảo đảm an ninh, trật tự cho du khách và người dân địa phương an tâm sinh sống, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch biển Kiên Giang…
Giải Pháp Xây Dựng Thương Hiệu Điểm Đến Du Lịch Ninh Bình
Thực trạng xây dựng thương hiệu điểm đến Du lịch Ninh Bình Về sản phẩm du lịch
Ninh Bình là địa phương rất giàu tiềm năng phát triển du lịch. Các tài nguyên du lịch tự nhiên có thế kể đến: Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn đất ngâp nước Vân Long, Khu du lịch sinh thái Tràng An, động Vân Trình… Bên cạnh các tài nguyên du lịch tự nhiên độc đáo, tài nguyên du lịch nhân văn cũng đa dạng với nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, ẩm thực…
Hiện tại, Ninh Bình đang khai thác, phát triển 2 loại hình du lịch chính: du lịch sinh thái và du lịch văn hóa với các sản phẩm du lịch tiêu biểu: du lịch tham quan, khám phá hang động; du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần; du lịch kết hợp hội nghị hội thảo; du lịch tâm linh, tham quan di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, lễ hội; du lịch cộng đồng.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư, nâng cấp, nhất là ở các khu du lịch trọng điểm như: Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long… Bên cạnh đó, khu vực trung tâm thành phố Ninh Bình cũng đang được đầu tư xây dựng mạnh để phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch như quy hoạch hệ thống nhà hàng, khách sạn, nâng cấp các tuyến phố đi bộ, xây dựng các trung tâm thương mại có quy mô lớn,.. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Ninh Bình là thiếu các cơ sở vui chơi giải trí để giữ chân khách, làm tăng chi tiêu của du khách.
Về nguồn nhân lực
Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình thời gian qua tăng lên nhanh chóng. Nguồn lao động gián tiếp tham gia vào rất nhiều khâu trong quá trình khai thác tài nguyên và phục vụ khách du lịch đó là cộng đồng địa phương. Tỉnh Ninh Bình đã và đang thực hiện chính sách mỗi người dân địa phương là một người làm du lịch, mỗi người chèo đò là một hướng dẫn viên. Mặc dù tỉnh đã tổ chức nhiều khóa tập huấn cho cộng đồng địa phương làm du lịch nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần khắc phục: kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ…
Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Một trong những vấn đề cốt lõi của ngành Du lịch Ninh Bình là quản lý điểm đến, tiến hành hoạt động marketing nhằm nghiên cứu thị trường, chọn thị trường mục tiêu cho điểm đến, định vị điểm đến, xây dựng sản phẩm đặc thù cho điểm đến, từ đó xây dựng và quảng bá hình ảnh điểm đến trên thị trường du lịch; xây dựng chiến lược quảng bá phù hợp cho Du lịch Ninh Bình, đầu tư kinh phí thích đáng cho công tác quảng bá; tăng cường công tác xúc tiến du lịch thông qua nâng cấp trang web du lịch Ninh Bình, xây dựng hệ thống các ấn phẩm quảng bá hấp dẫn cho du lịch, nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, quảng bá về Du lịch Ninh Bình, tiến tới phủ sóng qua vệ tinh để quảng bá rộng rãi ở trong nước và quốc tế, tham gia các hội chợ du lịch trong nước và nước ngoài…
Một số giải pháp xây dựng thương hiệu điểm đến Du lịch Ninh Bình Xây dựng chiến lược phát triển du lịch toàn diện
Du lịch Ninh Bình muốn phát triển bền vững cần sự phối hợp đồng thuận trong mọi cấp, mọi ngành và chung tay của người dân trong việc xây dựng hình ảnh thân thiện, văn minh và chuyên nghiệp; cần có chính sách phát triển toàn diện cả về vật chất và trí tuệ trong hệ thống ngành Du lịch Ninh Bình. Bên cạnh đó, tỉnh cần phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện đúng chiến lược quốc gia, vùng miền, tận dụng sự giúp đỡ và hợp tác của nhiều cấp, nhiều ngành.
Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù
Thời gian tới, Du lịch Ninh Bình cần tập trung vào các sản phẩm du lịch văn hóa và sinh thái có chất lượng cao. Việc khai thác các tour hang động gắn với chèo thuyền và sử dụng người dân địa phương làm thuyết minh viên cần được phát huy hiệu quả. Đây là hình ảnh riêng biệt khi du khách đến thăm Tràng An, Tam Cốc, Vân Long. Ngoài ra, các chương trình văn hóa tâm linh cũng cần được thực hiện gắn liền với các giá trị văn hóa truyền thống của Ninh Bình như: sử dụng không gian làng quê để thưởng thức các làn điệu chèo và hát xẩm. Đây là sự khác biệt và ấn tượng khi tham gia du lịch văn hóa tại Ninh Bình.
Các chương trình city tour và ven đô cũng nên khai thác các nét văn hóa địa phương: làng nghề và các món ăn đặc sản địa phương.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Tỉnh Ninh Bình cần có chính sách và chiến lược hoạch định nguồn nhân lực du lịch lâu dài, từ đó có kế hoạch đào tạo và sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý; đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; tập huấn tay nghề, kỹ năng cho cộng đồng địa phương… Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao văn hóa giao tiếp, ứng xử của người làm du lịch. Đây cũng chính là một phần không thể thiếu hình thành thương hiệu điểm đến.
Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trong tỉnh và liên kết giữa các tuyến, điểm du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú có chất lượng cao; tăng cường đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung.
Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức
Muốn hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch có hiệu quả cần khai thác tất cả các loại ấn phẩm thông tin du lịch được sử dụng tại Việt Nam do cơ quan quản lý Nhà nước về Du lịch, các doanh nghiệp ấn hành và cung cấp cho du khách; tổ chức các chuyến famtrip, presstrip; tuyên truyền quảng bá du lịch thông qua các ấn phẩm truyền thông, truyền hình; tham dự hội chợ, hội thảo và giao lưu các chương trình du lịch trong và ngoài nước để giới thiệu về hình ảnh của Ninh Bình tới khách du lịch, đối tác và các nhà đầu tư; tăng cường hơn nữa nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến, quảng bá…
Xây dựng hình ảnh, thương hiệu điểm đến của Du lịch Ninh Bình là nhiệm vụ cần thiết với những cơ hội và thách thức nhất định. Tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo, lượng khách tăng trưởng mạnh qua các năm. Tuy nhiên Du lịch Ninh Bình vẫn còn những hạn chế về chất lượng lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, hiệu quả của các kênh xúc tiến, quảng bá… Trước công cuộc hội nhập và cạnh tranh gay gắt đòi hỏi ngành Du lịch Ninh Bình cần làm tốt công tác quản lý, xây dựng đồng bộ các chiến lược sản phẩm, xúc tiến để tạo dựng thương hiệu trên thị trường.
Tài liệu tham khảo
1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2009), Nghị quyết số 15 – NQ/TU về việc phát triển du lịch đến năm 2023, định hướng đến năm 2030.
2. Ngô Thị Huệ (2014), Luận văn thạc sĩ “Quản lý điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình”
3. chúng tôi Trần Thị Minh Hòa (2012), Bài giảng “Marketing điểm đến du lịch”
4. TS Nguyễn Mạnh Quỳnh và cộng sự (2012), “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Ninh Bình đến năm 2023, định hướng đến năm 2030”.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, Kế hoạch phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2023.
Xây Dựng Thương Hiệu Quốc Gia Cho Du Lịch Văn Hóa Việt Nam
TIN ĐỌC NHIỀU TIN MỚI NHẬN
(Chinhphu.vn) – Phấn đấu đến năm 2030, ngành du lịch văn hóa chiếm 20% trong tổng số khoảng 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch. Thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa Việt Nam được mở rộng, ghi nhận tại các thị trường mới và thị trường mục tiêu.
Ảnh internet
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, Đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa nằm trong Kế hoạch của ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2030. Đây cũng là yêu cầu đối với lĩnh vực du lịch văn hóa phải xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm du lịch. Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa là việc làm thực sự cần thiết nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch, góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đề án được Vụ Thị trường du lịch (Tổng cục Du lịch) xây dựng trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Đề án cũng khái quát hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tại Việt Nam cùng với việc đưa ra các giá trị cốt lõi của thương hiệu về du lịch văn hóa Việt Nam. Cùng với đó là định hướng, mục tiêu và nội dung phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa của Việt Nam và giải pháp triển khai, cách tổ chức thực hiện.
Cụ thể, thương hiệu du lịch quốc gia về du lịch văn hóa sẽ tập trung phát triển trên 2 lĩnh vực có thế mạnh gồm ẩm thực và di sản. Qua đó hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao và được thị trường ưa chuộng.
Mục tiêu đến năm 2030, ngành du lịch văn hóa chiếm 20% trong tổng số khoảng 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch. Thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa Việt Nam được mở rộng, ghi nhận tại các thị trường mới và thị trường mục tiêu.
Nội dung phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa của Việt Nam gồm: Quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa; Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, ẩm thực và Đổi mới chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực.
Dự thảo cũng nêu những giải pháp triển khai du lịch văn hóa như: giải pháp về nghiên cứu và dự báo; giải pháp về khoa học công nghệ; giải pháp về thương mại, truyền thông; giải pháp đầu tư, tài chính ứng dụng…
Du lịch văn hóa là một trong 4 dòng sản phẩm thu hút đông đảo du khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam; được xác định là loại hình du lịch quan trọng, có sức hấp dẫn, góp phần cho sự phát triển bền vững của ngành Du lịch. Xu hướng dòng khách quốc tế quan tâm đến các điểm đến du lịch gắn với các sản phẩm du lịch văn hóa ngày càng tăng.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra khảo sát trên mẫu 800 khách du lịch trong nước và quốc tế được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài khoa học cấp bộ “Giải pháp phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam” cho thấy: Hơn 50% khách quốc tế tìm hiểu các loại thông tin về giá cả, văn hóa truyền thống, con người Việt Nam, lịch sử Việt Nam, các hoạt động du lịch ở Việt Nam trước khi đến Việt Nam.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thương Hiệu Du Lịch Và 4 Mẹo Xây Dựng Một Thương Hiệu Thành Công trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!