Bạn đang xem bài viết Tìm Giải Pháp Phát Triển Tiềm Năng, Thế Mạnh… được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tân Châu còn có nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, vùng cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung xã Vĩnh Hòa, vùng cây cảnh như Vườn mai vàng xã Phú Vĩnh… Để từng bước đưa lĩnh vực du lịch trở thành ngành mũi nhọn thị xã, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,… đó cũng là mục tiêu mà lãnh đạo thị xã Tân Châu đã và đang đẩy mạnh quảng bá thực hiện.
Tân Châu hiện có 11 di tích lịch sử văn hóa, trong đó đã có 02 di tích được xếp hạng. Trong các di tích được xếp hạng có nhiều di tích nổi tiếng, lưu giữ những trang sử hào hùng của dân tộc quê hương như: Chùa Giồng Thành được xếp hạng di tích thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,… Ngoài ra, hầu hết các xã, phường ở Tân Châu đều có đình, chùa – nơi sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng của cộng đồng, có 10 ngôi nhà cổ còn bảo lưu được nhiều nét kiến trúc, giá trị lịch sử. Tân Châu còn có hệ thống di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú để kết hợp với phát triển du lịch như: Hoạt động đờn ca tài tử rộng khắp, các hội cúng đình, chùa miếu hội, cúng thần nông,… Trong các lễ hội ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa được thể hiện qua nhân vật tưởng niệm, lễ nghi, phong tục, ẩm thực, cùng nhiều trò chơi, trò diễn dân gian đặc trưng rất thích hợp để gắn với việc phát triển du lịch. Những thắng cảnh, di sản và di tích nói trên là một lợi thế để phát triển du lịch của thị xã Tân châu, hình thành các tour du lịch trong địa bàn thị xã, và liên kết du lịch trong tỉnh và liên tỉnh.
Khách du lịch nước ngoài tham quan du lịch thị xã Tân Châu bằng xe lôi
Đến nay, hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc trên địa bàn thị xã cơ bản thuận lợi, là tiềm năng để kết nối trong vùng nhằm hình thành các tour du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh… Điều đặc biệt, du khách đến với Tân Châu, không chỉ tham quan cảnh sống nước hữu tình của dòng sông Tiền và sông Hậu, mà còn được trải nghiệm tour du lịch cộng đồng tham quan các làng nghề truyền thống như dệt lụa, dệt chiếu và dệt thổ cẩm. Theo báo cáo của ngành du lịch, hiện nay hàng tuần, cứ đến ngày thứ 2 – 4 – 6 -7 và chủ nhật, có khoảng trăm khách nước ngoài đến bằng tàu du lịch Cách Buồm Đông Dương tham quan làng nghề dệt lụa, dệt gấm, dệt chiếu UZU trên địa bàn thị xã; đến đây, du khách được tận mắt thấy, tận tay sờ những dải lụa mềm dệt bằng tơ tằm tự nhiên. Bề dày lịch sử của làng nghề trên trăm năm tuổi và tiếng tăm của chất lụa Tân Châu trên nhiều sàn diễn thời trang quốc tế đã thu hút sự chú ý của du khách.
Không riêng về làng nghề dệt lụa, Tân Châu còn có một làng nghề truyền thống gắn bó rất lâu đời với đồng bào Chăm, đó là nghề dệt thổ cẩm ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, những năm hưng thịnh có hơn 200 hộ tham gia, tuy nhiên giờ đây chỉ còn lại 3 hộ yêu thích nghề dệt thủ công của ông cha để bảo tồn nét văn hóa riêng của cộng đồng, phần lớn mặt hàng họ sản xuất ra chủ yếu bán cho khách du lịch đến tham quan tại cơ sở; sản phẩm thổ cẩm Chăm Châu Phong vẫn giữ được nét đặc trưng truyền thống như: Sà rông, khăn choàng, nón, áo khoác, túi xách luôn là những mặt hàng được khách hàng, nhất là du khách nước ngoài lựa chọn mua làm đồ lưu niệm trong mỗi chuyến du lịch ghé tham quan làng nghề.
Theo thống kê, năm 2017, trên địa bàn thị xã Tân Châu đã có gần 10,000 lượt khách đến tham quan, lưu trú. Trong đó, có trên 7.200 lượt khách quốc tế thông qua các Công ty du lịch lữ hành trên sông Mêkong và trên 2.600 lượt khách lưu trú tại các khách sạn. Ngoài ra, còn có trên 10.000 lượt khách nội địa đến tham quan ở các di tích Phù sơn tự Núi nổi, chùa Bửu sơn kỳ Hương… Về công tác quảng bá, trong năm đã tiếp nhận và hỗ trợ 10 đoàn quay phim trong nước và quốc tế đến ghi hình, phỏng vấn tại các điểm du lịch. Đặc biệt, nhân tháng Du lịch An Giang năm 2017, thị xã đã tiếp đón và hướng dẫn đoàn Famtrip gồm các đơn vị, công ty và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên cả nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về các làng nghề như: lụa Tân Châu, dệt thổ cẩm, dệt chiếu Uzu và xem loại hình chọi gà tre nghệ thuật…, nhằm quảng bá hình ảnh của Tân Châu đến với người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế.
Khu di tích lịch sử cách mạng Phù Sơn Tự – xã Tân Thạnh
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động; phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; huy động mọi nguồn lực, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy các giá trị tài nguyên phát triển du lịch mang tính bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã khóa XI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Với mục tiêu là từng bước hình thành ngành du lịch thị xã Tân Châu và đưa du lịch trở thành một ngành kinh tết góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và đóng góp nguồn thu cho ngân sách địa phương. Trong đó, mục tiêu cụ thể là tăng cường tuyên truyền quảng bá hình thành du lịch Tân Châu trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nhằm thu hút và đón du khách tham quan du lịch tại địa phương; đồng thời giải quyết cho 500 lao động có việc làm thu nhập từ du lịch. Tham gia có hiệu quả vào Chương trình phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn năm 2015 -2016. Tập trung huy động mọi nguồn lực cho xây dựng quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng… phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn; bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng; khai thác, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù.
Để đạt được mục tiêu trên, thị xã đã đưa ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ gắn sát với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó, tăng cường giới thiệu về du lịch thị xã trên các trang thông tin điện tử bằng hình ảnh và phóng sự giới thiệu về các làng nghề, các địa điểm có thể thu hút khách du lịch, các món ăn đặc sản như: cơ sở dệt chiếu UZU, dệt lụa, dệt gấm, dệt khăn choàng cổ của người Chăm, cồn Vĩnh Hòa, mắm cá mè Vinh, bánh bò Út Dứt, Lạp xưởng bò tung lò mò, cải bò của người Chăm… Quản lý tốt hoạt động Nhà Truyền thống khu di tích cấp quốc gia chùa Giồng Thành; Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương. Đầu tư xây dựng, đặt tên, biển chỉ dẫn vào các điểm, các di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng; thiết kế tờ rơi tuyên truyền quảng bá về mảnh đất, con người Tân Châu. Mở rộng các câu lạc bộ đờn ca tài tử phục vụ nhu cầu văn nghệ cho khách, đồng thời giao lưu bàng hình thức dạy hát cho họ nếu có nhu cầu. Đẩy mạnh việc xây dựng các vùng sản xuất rau, hoa quả công nghệ cao, mô hình kinh tế trang trại để kết hợp với du lịch. Lập kế hoạch phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn; khu du lịch sinh thái – điểm dừng chân. Nâng cấp cải tạo và sửa chữa các tuyến đường bị sụp lún gây khó khăn cho việc vận chuyển và đi lại của người dân cũng như cho khách du lịch đến tham quan. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư vào các khu, điểm du lịch, hệ thống khách sạn, nhà hàng… Kêu gọi đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích cấp Quốc gia; đầu tư khu du lịch sinh thái Cồn, sông nước.
Về kết nối, xây dựng các tour, tuyến du lịch. Hiện tại, ngành du lịch thị xã Tân Châu đã xây dựng kế hoạch cụ thể, đưa ra kết nối theo 2 tuyến du lịch, để dẫn đến các điểm dừng chân du lịch gắn với các điểm di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thị xã. Cụ thể, đối với tuyến 1 là tham quan bằng đường thủy đi từ phường Long Châu đến xã Phú Vĩnh và xã Châu Phong. Tại phường Long Châu tham quan cơ sở dệt gấm Hồng Ngọc, dệt chiếu UZU, tiếp đến tham quan vườn mai vàng Phú Vĩnh tại xã Phú Vĩnh, sau đó dừng chân tại Trung tâm du lịch cộng đồng dân tộc Chăm xã Châu Phong tham quan các cơ sở dệt thổ cẩm, dệt khăn choàng cổ, khăn chùm đầu của người Chăm và thưởng thức các món ăn đặc sản của người Chăm. Đối với tuyến 2, là tham quan các điểm di tích lịch sử và các ngôi nhà cổ gồm: Tham quan chùa Bửu Sơn kỳ hương xã Vĩnh Xương, rồi đến tham quan di tích lịch sử cách mạng (Phù sơn tự – Giồng Trà Dênh, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên) thuộc xã Tân Thạnh, sau đó tham quan ngôi nhà cổ xã Long An, nhà cổ phường Long Thạnh (trong thời gian tham quan có phục vụ nhu cầu đờn ca tài tử nhằm góp phần tôn vinh vẻ đẹp của các ngôi nhà cổ cũng như truyền thống ca hát của quê hương); rồi đến tham quan di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia (chùa Giồng Thành – Nhà truyền thống cụ Nguyễn Sinh Sắc) thuộc phường Long Sơn, su đó đến tham quan di tích lịch sử cấp quốc gia (Thánh đường Mubarak Muhammadiyah xã Châu Phong).
Hội thi chọi gà tre nghệ thuật thu hút nhiều người đến tham quan
Để làm được điều đó, thị xã sẽ tổ chức tuyên truyền quảng bá và xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch khi có nhu cầu tham quan 2 tuyến trên của khách du lịch. Mở rộng mối quan hệ với các huyện trong tỉnh và Huyện Hồng Ngự – Tỉnh Đồng Tháp để chia sẻ và giới thiệu tour du lịch trên địa bàn thị xã; nhất là khai thác các tuyến du lịch xuyên dòng sông Mêkông thông qua cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương; du lịch sông nước gắn với nghỉ dưỡng, tắm cồn các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương,… Hy vọng rằng, với nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch văn hóa như: Cồn bãi, sông nước, các cơ sở dệt thổ cẩm, dệt lụa, dệt gấm, dệt chiếu UZU,… sẽ từng bước sớm đưa ngành du lịch thị xã trẻ đầu nguồn biên giới Tân Châu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là điểm dừng chân lý tưởng cho khách du lịch đến tham quan và mua sắm trong thời gian tới.
Bài, ảnh: Văn Phô
Đánh Thức Tiềm Năng, Thế Mạnh Để Phát Triển Du Lịch Lai Châu
Trong những năm qua, nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh về vị trí, vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh được nâng lên. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng, tăng nhanh về cả chất lượng và số lượng, hiện nay có 100 cơ sở lưu trú du lịch với 1690 phòng; công suất sử dụng phòng đạt 60%/năm; số ngày lưu trú bình quân đạt 1,8 ngày/người, mức chi tiêu bình quân khách du lịch đạt 1,2 triệu đồng/người; 127 nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống; 02 đơn vị kinh doanh lữ hành; đã hình thành các trung tâm mua sắm, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ viễn thông, ngân hàng… Thị trường khách du lịch ngày càng được mở rộng, lượng khách du lịch năm 2016 đạt 220 nghìn lượt người, doanh thu đạt 342 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 13,5%/năm (trong đó khách quốc tế đạt 14,9%/năm). Tỉnh đã xây dựng được 02 tuyến, 13 điểm du lịch địa phương; sản phẩm chủ yếu là du lịch sinh thái, cộng đồng tại bản Hon, bản San Thàng, bản Gia Khâu, bản Sin Súi Hồ, bản Vàng Pheo; chợ phiên tại San Thàng, chợ Dào San, chợ thị trấn Sìn Hồ; tham quan danh lam thắng cảnh động Pusamcap, động Tiên Sơn, núi Đá Ô, đèo Hoàng Liên, động Gia Khâu…; du lịch làng nghề hợp tác xã Nà Cang, làm bánh dân tộc Giáy – San Thàng; du lịch tâm linh (Bia và đền thờ Vua Lê Thái Tổ); du lịch nông nghiệp khu vực Tam Đường, Tân Uyên; du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, Bản Chát…; du lịch mạo hiểm Putaleng; Bạch Mộc Nương Tử… Du lịch Lai Châu đã và đang có sự phát triển, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo và từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, du lịch Lai Châu phát triển còn chậm, phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh; thu ngân sách từ dịch vụ du lịch thấp; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch chưa đồng bộ; hệ thống giao thông kết nối tới các điểm du lịch chưa thuận lợi; thiếu các khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm quy mô và chất lượng cao để tạo sức hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của khách.
Công tác quản lý Nhà nước còn hạn chế: Chưa có quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch; việc triển khai, thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh chậm. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa hiệu quả; thông tin đăng tải trên website chưa đầy đủ, kịp thời, chưa được đăng tải trên các website du lịch thế giới. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu sự hấp dẫn; chất lượng dịch vụ thấp, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, sức cạnh tranh và năng lực đầu tư hạn chế. Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch còn ít. Nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, lao động tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm đào tạo đúng mức, thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao về du lịch.
Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do nhận thức về phát triển du lịch của các cấp, các ngành chưa toàn diện, nhiều địa phương chưa có định hướng phát triển, thiếu cơ chế và giải pháp đột phá để khuyến khích đầu tư phát triển du lịch; chưa phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế trong phát triển du lịch; việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức, nhất là hạ tầng giao thông; nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được chú trọng, thiếu tính chuyên nghiệp; công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, chồng chéo. được ví như Sa Pa thứ 2 của Việt Nam
Để đánh thức tiềm năng, lợi thế, phát triển du lịch Lai Châu theo mục tiêu đã đề ra, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải đưa ra được các giải pháp đủ mạnh để triển khai ngay nhiệm vụ phát triển thị trường du lịch, dịch vụ và sản phẩm du lịch, tuyến du lịch. Trong đó chú trọng các giải pháp từ cơ chế, chính sách để phát triển thị trường du lịch nội địa và quốc tế bằng các hoạt động xúc tiến, quảng bá và liên kết phát triển du lịch; thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch, hệ thống tuyến du lịch trên cơ sở khai thác các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Đặc biệt coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, từ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch; chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch; hướng dẫn viên thuyết minh viên du lịch; đến các nghệ nhân dân gian và kiến thức du lịch cộng đồng cho Nhân dân… Thực hiện tốt việc quy hoạch chi tiết các khu du lịch như Cao nguyên Sìn Hồ, Sin Suối Hồ, Thác Tác Tình, Mường So, đèo Hoàng Liên Sơn…; gắn với thu hút nguồn lực đẩy nhanh đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, nhất là hệ thống giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền về du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay; tạo sự đồng thuận, nhất quán về quan điểm phát triển du lịch, tạo động lực, để thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch; tự giác, tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch.
Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến du lịch theo hướng tập trung nguồn lực và gắn bó chặt chẽ với truyền thông để tạo hiệu quả tuyên truyền rộng rãi. Tăng cường tính liên kết, mở rộng, phát triển các thị trường khách đến du lịch Lai Châu. Đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá về hình ảnh, tiềm năng du lịch của tỉnh; tổ chức các chương trình khảo sát tour, tuyến điểm du lịch cho các doanh nghiệp du lịch và các cơ quan thông tấn báo chí. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ du lịch.
Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Lựa chọn để tập trung đầu tư, từng bước hình thành một số khu, điểm, cơ sở du lịch chất lượng cao, có tính đột phá để thu hút du khách trong nước và quốc tế. Nghiên cứu xây dựng chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý về du lịch, tuyển chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ làm du lịch ở các cấp. Thành lập Hiệp hội du lịch tỉnh; thành lập các Ban quản lý du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, phù hợp về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh và hội nhập quốc tế, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang lĩnh vực dịch vụ du lịch. Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Đưa vào các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh các loại hình đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên chuyên trách và người lao động trong lĩnh vực du lịch. Thường xuyên mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ du lịch. Tăng cường đầu tư kinh phí từ ngân sách Nhà nước kết hợp với huy động các nguồn vốn nhất là kinh phí từ ngoài ngân sách, trong đó: Nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư phát triển sản phẩm du lịch; khôi phục làng nghề; xây dựng các bãi đỗ xe tại một số điểm du lịch; xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; tuyến du lịch; đào tạo nguồn nhân lực cho người dân tại các điểm du lịch; xúc tiến quảng bá; liên kết phát triển du lịch và đầu tư xây dựng các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch, nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch, biển báo, biển chỉ đường, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ du lịch cho các điểm du lịch… Nguồn ngoài ngân sách tập trung cho Quy hoạch các khu du lịch; đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng du lịch cho cơ sở hoạt động du lịch; đầu tư cơ sở vật chất, chuyên ngành (các khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, mua sắm quy mô lớn).
Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, huy động tối đa nguồn lực của nhân dân tham gia vào đầu tư phát triển du lịch địa phương; thực hiện lồng ghép nhiều chương trình dự án, đề án để tăng cường nguồn lực đầu tư thực hiện Đề án như: Các nguồn vốn ODA, BIDV, FDI; Chương trình du lịch, các dự án phi chính phủ… để phát triển du lịch; gắn với tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra về phát triển du lịch như trên chính là các bước để hiện thực hóa nhiệm vụ Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh xác định: “Phát triển du lịch tương ứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch, thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, khai thác hiệu quả các điểm du lịch. Đẩy mạnh xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch; tận dụng lợi thế về tiềm năng di sản, thiên nhiên, phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, sinh thái, nghỉ dưỡng; liên kết tua du lịch với các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc”./.
Lai Châu: Tiềm Năng Và Thế Mạnh
Với chuỗi hệ thống hang động độc đáo như: Tiên Sơn (Tam Đường), Pu Sam Cáp, Gia Khâu (thành phố Lai Châu), Tả Phìn (Sìn Hồ)… khí hậu ôn đới quanh năm mát mẻ của cao nguyên Sìn Hồ, nguồn tài nguyên rừng đa dạng sinh học với thảm thực vật phong phú và nền văn hóa đa sắc màu của 20 dân tộc, trong đó có 04 dân tộc chỉ Lai Châu mới có, Lai Châu hội đủ các điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (sinh thái, cộng đồng, văn hóa và thám hiểm).
Một góc thành phố Lai Châu. (ảnh nguồn Internet).
Lai Châu có vị trí địa lý nằm giữa hai điểm du lịch nổi tiếng là Sa Pa và Điện Biên Phủ, có các quốc lộ (QL) 4D, QL32, QL 12 và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai nối Lai Châu với Hà Nội – Điện Biên – Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc); có hệ thống đường thủy Sông Đà và các hồ lớn tại các công trình thủy điện như: Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát và hiện nay đã có một số nhà đầu tư quan tâm, đến khảo sát để nghiên cứu xây dựng các khu điểm du lịch lòng hồ (như khu vực lòng hồ trung tâm xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn…); có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: Động Tiên Sơn, thác Tác Tình huyện Tam Đường, động Pu Sam Cap Thành phố Lai Châu, núi Đá Ô tại Sìn Hồ, đặc biệt tại khu vực xã Nùng Nàng gần động Pu Sam Cáp đã có Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến khảo sát, nghiên cứu để xây dựng khu du lịch tâm linh.
Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều địa danh gắn liền với lịch sử như: Nhà văn hóa bản Lướt ở xã Mường Kim, huyện Than Uyên; Dinh thự Đèo Văn Long, Bia Lê Lợi thuộc huyện Nậm Nhùn…; những nét độc đáo của các phiên chợ vùng cao như: chợ San Thàng, chợ Dào San, chợ Mường So…; nhiều lễ hội đặc sắc, truyền thống của các dân tộc như: Lễ hội Gầu tào, Tú Tỉ, Nàng Han, Xòe Chiêng… Với bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực phong phú của 20 dân tộc anh em là những tiềm năng, thế mạnh để khai thác, phát triển du lịch văn hóa.
Đặc biệt, Lai Châu có hệ thống thảm thực vật phong phú trong quần thể sinh thái khu vực đỉnh núi PuTaLeng, núi Ngũ Chỉ Sơn có độ cao 3.049m ở xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, thắng cảnh khu du lịch đèo Hoàng Liên Sơn, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao nguyên Sìn Hồ (có độ cao trên 1.500m) có chế độ khí hậu mát mẻ. Về phát triển du lịch cộng đồng đã hình thành và bắt đầu được các tạp chí Du lịch của thế giới và trong nước biết đến như các điểm du lịch cộng đồng: Sin Suối Hồ, Mường So (huyện Phong Thổ), Bản Hon, Hồ Thầu, Nà Tăm (huyện Tam Đường), Pú Đao (huyện Nậm Nhùn)… Hệ thống cảnh quan thiên nhiên do nhân tạo như ruộng bậc thang vùng cao của các huyện biên giới đã có từ lâu đời.
Trong lòng đất, Lai Châu được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho một kho báu tài nguyên khoáng sản như: Kim loại màu (đồng, vàng, chì). Đặc biệt, mỏ đất hiếm Đông Pao (huyện Tam Đường) có trữ lượng lớn nhất Việt Nam, 5 triệu tấn ô xít và thân quặng quý hiếm F3, F7 phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp điện tử.
Đặc thù là tỉnh có diện tích lớn, có chế độ khí hậu trung tính và ôn hòa, không bị ảnh hưởng của gió Lào khô hanh như các tỉnh giáp Lào, không có mưa phùn gió bấc như vùng đồng bằng Bắc bộ, một số địa bàn vùng cao trên 1.200m có khí hậu quanh năm mát mẻ; thổ nhưỡng phong phú, đa dạng, là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chất lượng cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có những cánh đồng mẫu lớn như cánh đồng Mường Than, huyện Than Uyên; Bình Lư, huyện Tam Đường; Mường Khoa, huyện Tân Uyên; Noong Hẻo, huyện Sìn Hồ với diện tích hàng nghìn ha, có thể trồng và chế biến lúa gạo chất lượng cao với giống lúa đặc sản như Sén Cù, Khẩu Ký… sản lượng trên 10.000 tấn/năm. Với lợi thế có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, Lai Châu cũng có nhiều tiềm năng để phát triển vùng trồng các loại rau, hoa và cây dược liệu có giá trị kinh tế cao ở các xã Bản Bo, Sơn Bình huyện Tam Đường, cao nguyên Sìn Hồ. Bên cạnh đó, Lai Châu vẫn còn nhiều diện tích đất trống chưa sử dụng có thể trồng, phát triển cây công nghiệp tập trung, quy mô lớn với hình thức liên kết sản xuất chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm như chè, cao su…
Đối với cây chè, toàn tỉnh Lai Châu hiện có gần 3.410 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Uyên, Tam Đường và thành phố Lai Châu với 3 nhà máy và trên 100 cơ sở sản xuất, chế biến, trong đó có những thương hiệu nổi tiếng, đã và đang được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng như: Chè Than Uyên, chè Tam Đường. Đến năm 2020, tỉnh Lai Châu có kế hoạch trồng mới 2.200 ha cây chè ở huyện Than Uyên (xã Tà Mung 200 ha), Tân Uyên (xã Pắc Ta 300 ha; xã Mường Khoa và Pú Tra 500 ha), Tam Đường (xã Bản Bo và Sơn Bình 200 ha), Sìn Hồ (xã Xà Dề Phìn 200 ha; xã Tả Ngảo 200 ha), Nậm Nhùn (xã Nậm Pì 200 ha).
Cùng với cây chè, chương trình phát triển cây cao su đã và đang trở thành hướng đi đột phá trong phát triển Nông – Lâm nghiệp của tỉnh. Nhận thức được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tỉnh đã chủ động nghiên cứu, quy hoạch phát triển vùng cao su đại điền với quy mô khoảng 30.000 ha tại các huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Phong Thổ, Than Uyên. Tính đến hết năm 2015, tỉnh đã thu hút được 03 công ty cổ phần cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam vào đầu tư với tổng diện tích cây cao su trên địa bàn tỉnh đạt 13.594 ha. Do phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên số diện tích cao su đã trồng hiện nay đang sinh trưởng, phát triển tốt và địa phương cũng đang tiếp tục mở rộng diện tích, phấn đấu hoàn thành mục tiêu quy hoạch.
Ngoài ra, Lai Châu còn có nguồn tài nguyên rừng đa dạng và phong phú. Toàn tỉnh hiện có 402.466 ha đất có rừng, có hệ thống thảm thực vật đa dạng, đặc biệt thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với nhiều loại sản phẩm lâm sản có giá trị cao như nghiến, táu, pơ mu… Song tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 mới đạt 45,2%. Hiện nay tỉnh đã quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trồng và chế biến cây quế ở khu vực Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên với diện tích quy hoạch tập trung là 3.000 ha; trồng và chế biến Sơn Tra (cây Táo mèo) với quy mô khoảng 1.000 ha tại khu vực Nậm Sỏ, Nậm Cần, huyện Tân Uyên.
Do đặc điểm địa hình núi cao trên 1.000 mét phân bố ở nhiều nơi, đặc biệt là các xã vùng cao, biên giới và là nơi tập trung diện tích rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẻ quanh năm, dưới tán rừng có một số loài cây dược liệu quý như Tam Thất đen, Thảo quả, nhiều loài cây quý có thể làm thuốc nam, thuốc bắc, có thể chữa được một số bệnh hiểm nghèo và các loại bệnh thông thường, được đồng bào các dân tộc thiểu số lưu truyền từ đời này sang đời khác. Tại khu vực cao nguyên huyện Sìn Hồ đã có dự án đầu tư xây dựng, chế biến cây dược liệu như actiso, đỗ trọng, đẳng sâm, đương quy… Tại huyện Mường Tè đã thí điểm xây dựng Đề án sưu tầm, bảo tồn và phát triển cây Tam Thất đen… Như vậy, trên địa bàn tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển các loại cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao, tỉnh Lai Châu rất mong các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát và trồng thử nghiệm một số loại cây dược liệu quý như: Sâm Ngọc linh, Sâm Cao ly, Nấm Linh chi, Tam thất đen, Đỗ trọng…
Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có hệ thống sông suối dày đặc thuộc hệ thống Sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu. Song song với việc đầu tư các công trình thủy điện lớn, đặc biệt là hệ thống các hồ thủy điện có dung tích lớn như thủy điện: Sơn La (dung tích 9,6 tỷ m3 nước), Lai Châu (dung tích 1,25 tỷ m3 nước), Huội Quảng (dung tích 185 triệu m3 nước), Bản Chát (dung tích 2,1 tỷ m3 nước). Nhiều vị trí bụng hồ trên sông có diện tích bề mặt rộng với bán kính từ 2 đến 3 km, mực nước sâu vài chục mét, là điều kiện rất thuận lợi, lý tưởng để phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng bè trên hồ.
Để phát huy tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư, Lai Châu đã xây dựng Đề án phát triển vùng kinh tế động lực dọc Quốc lộ 32, tại khu vực Phúc Than, huyện Than Uyên. Đây là vùng trung tâm có tiềm năng phát triển liên kết với 8 huyện thuộc các tỉnh lân cận (Lào Cai, Sơn La), với quy mô dân số, lao động và tiềm năng phát triển kinh tế lớn, từ đây đến trung tâm các huyện lân cận của các tỉnh bạn rất gần (chỉ khoảng 50 đến 100 km). Hiện nay, tỉnh đã lập quy hoạch chung để phát triển Khu công nghiệp Phúc Than (huyện Than Uyên) và dự kiến quy hoạch chi tiết Khu đô thị Phúc Than nằm sát Khu công nghiệp Phúc Than với định hướng mở rộng, nâng cấp thị trấn Than Uyên trở thành đô thị loại II và nâng cấp thành Thị xã sau năm 2020. Điều quan trọng nhất cũng là thế mạnh của địa phương, là tiềm lực con người, với nguồn lao động phổ thông dồi dào sẵn có, Nhân dân các dân tộc luôn đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng giải quyết được những vấn đề, mục tiêu đột phá mà Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh đề ra.
Vĩnh Phúc Tận Dụng Tiềm Năng Đưa Du Lịch Trở Thành Thế Mạnh Phát Triển Kinh Tế
Tỉnh Vĩnh Phúc có 4 loại địa hình thuận lợi cho phát triển du lịch là: Núi, đồi, đồng bằng và sông hồ, tạo ra một lượng tài nguyên du lịch vô cùng phong phú mà nhiều tỉnh không có. Nhiều năm qua, tỉnh đã sớm khai thác thế mạnh này, đặc biệt nổi bật lên các địa danh du lịch điểm hấp dẫn với cả du khách trong và ngoài nước như Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, Đầm Vạc, sông Hồng, Sông Lô…
Riêng Quý I năm 2019, tỉnh đã tiếp nhận khoảng 1,7 triệu lượt khách du lịch. Theo dự tính, con số này sẽ đạt khoảng 6 triệu lượt trong năm 2019, trong đó có 43.500 lượt khách quốc tế, đem lại tổng doanh thu khoảng 1.910 tỉ đồng.
Thị trấn Tam Đảo – một trong những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc
Nhằm khai thác tốt các thế mạnh, tiềm năng du lịch của tỉnh, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy về phát triển dịch vụ, du lịch giai đoạn 2011 – 2020, với mục tiêu tạo bước đột phá về phát triển các ngành dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, ưu tiên phát triển các ngành Dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao.
Trên tinh thần nghị quyết 01, nhiều chính sách, cơ chế, đề án của các ngành để phát triển du lịch được ban hành. Vĩnh Phúc đã ban hành 21 cơ chế chính sách, đề án của các ngành để thúc đẩy phát triển dịch vụ, du lịch. Công tác quy hoạch được chú trọng, hoàn thành và phê duyệt 58 quy hoạch; triển khai lập 194 đồ án quy hoạch…
Trong đó, có nhiều đồ án lớn như: Quy hoạch vùng tỉnh, quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, quy hoạch phân khu theo quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, quy hoạch phân khu các khu chức năng hành lang kinh tế, quy hoạch khu du lịch Tam Đảo, quy hoạch chung xây dựng phát triển du lịch, dịch vụ khu vực chân núi Tam Đảo… làm cơ sở cho công tác thu hút các nguồn lực đầu tư vào phát triển du lịch, dịch vụ. Cùng với đó, hệ thống các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch cũng từng bước được đầu tư, nâng cấp cả về số lượng và chất lượng.
Hiện nay, trong giai đoạn phát triển mới, Vĩnh Phúc đang tập trung phát triển du lịch theo ba hướng chính: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần và du lịch sinh thái rừng; du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề; du lịch công vụ mua sắm, hội nghị, hội thảo.
Tuy nhiên, thực tế ở Vĩnh Phúc mới chỉ có loại hình du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần và du lịch lễ hội thu hút được nhiều du khách. Quá trình tìm hướng đi trong phát triển du lịch còn gặp không ít khó khăn. Việc không có sản phẩm du lịch, quà lưu niệm đặc trưng, không chỉ làm cho địa phương mất đi nguồn thu không nhỏ mà còn bỏ lỡ cơ hội quảng bá hình ảnh Vĩnh Phúc thông qua chính đồ lưu niệm.
Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 19 làng nghề truyền thống được công nhận với đa dạng các ngành nghề từ mây tre đan, gốm, chạm khắc đá, mộc…, một số làng nghề nổi tiếng, sản phẩm được nhiều khách hàng ưa chuộng như Mây tre đan Triệu Đề (huyện Lập Thạch), gốm Hương Canh (thị trấn Bình Xuyên), mật ong, ba kích (Tam Đảo), các sản phẩm từ rắn của Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường), cá thính Lập Thạch… Các làng nghề truyền thống đã tạo ra nhiều loại sản phẩm thủ công độc đáo nhưng vẫn chưa có chỗ đứng tại các điểm du lịch.
Từ thực trạng trên, để tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ cho du lịch, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân, lãnh đạo các cấp ở Vĩnh Phúc đã quan tâm đầu tư phát triển toàn diện lĩnh vực này với những giải pháp đồng bộ. Như mạng lưới giao thông kết nối các khu du lịch đã được hoàn thiện và thường xuyên bảo trì, sửa chữa nhằm hạn chế các sự cố và tình trạng tắc nghẽn vào mùa cao điểm; Hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước, mạng internet cũng được lắp đặt, phủ sóng ở các khu vực miền núi để đảm bảo chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Tỉnh cũng đã khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, phát triển khu, điểm du lịch của tỉnh; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; có cơ chế hỗ trợ các cơ sở sản xuất sản phẩm, sản vật đặc trưng của tỉnh, quà tặng lưu niệm. Đồng thời, tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành hoạt động theo chuỗi sản phẩm ở trong và ngoài tỉnh, xây dựng các tour du lịch có sức thu hút, hấp dẫn khách du lịch đến Vĩnh Phúc; khuyến khích các cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch tăng cường đào tạo và thu hút nguồn nhân lực du lịch chất lượng, góp phần đưa du lịch Vĩnh Phúc ngày càng phát triển bền vững.
Ngoài ra, tỉnh đã lựa chọn các đơn vị uy tín để tư vấn, thiết kế, thi công nhằm phát triển, hoàn thiện cơ sở vật chất ở các khu du lịch trọng điểm của tỉnh như Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên… Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh cũng tăng trưởng mạnh về số lượng. Tính đến tháng 3/2019, Vĩnh Phúc có 377 cơ sở lưu trú với trên 6000 phòng, trong đó có 2 khách sạn 5 sao (khu nghỉ dưỡng FLC Vĩnh Thịnh và khu nghỉ dưỡng Đại Lải Flamingo) và 306 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Việc đẩy mạnh phát triển du lịch không chỉ giúp Vĩnh Phúc khai thác tốt tiềm năng của địa phương mà còn tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho hàng nghìn người lao động trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực này, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh.
Vĩnh Phúc kì vọng đến năm 2020, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh sẽ chào đón khoảng 50.000 lượt khách quốc tế và 6,5 triệu khách nội địa; năm 2030 thu hút 150.000 lượt khách quốc tế và 15,6 triệu lượt khách nội địa./.
Hoàng Phong
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Giải Pháp Phát Triển Tiềm Năng, Thế Mạnh… trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!