Xu Hướng 4/2023 # Tính Cách Đặc Trưng Của Người Hàn Quốc # Top 9 View | Tuyensinhtdnceovn.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Tính Cách Đặc Trưng Của Người Hàn Quốc # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Tính Cách Đặc Trưng Của Người Hàn Quốc được cập nhật mới nhất trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Người Hàn Quốc sống rất lạc quan. Khác với những bộ phim bi lụy của Hàn mà chúng ta thường xem, du khách sẽ thấy những tính cách rất thú vị và ngộ nghĩnh của người Hàn. Đó là tính cách sống hưởng thụ, xã hội Hàn ngày nay hiện đại và đời sống thoải mái hơn xưa rất nhiều, dân Hàn sống phóng khoáng hơn, ăn mặc trang điểm xinh đẹp hơn. Điều đáng chú ý, thanh niên Hàn đại đa số đều có đi phẫu thuật thẩm mỹ, họ cho rằng đẹp hơn thì sẽ thành công hơn trong cuộc sống và rất nhiều người phong cho đất nước này là “đất nước dao kéo”.

2. Họ siêng năng và trung thực trong công việc. Người Hàn Quốc thường là đến công ty sớm nhất và cũng về công ty sớm nhất, họ chỉ biết công việc và công việc, họ ưu tiên mọi thứ cho công việc, họ ghét sự lười biếng và đi muộn về sớm, họ luôn yêu cầu sự đúng giờ và trao đổi thông tin rõ ràng. 

3. Người Hàn Quốc rất nồng hậu và đối xử chu đáo với người quen cũ, hiếu khách nhưng với người xa lạ thì ho không tử tế và không quan tâm. Tư duy hào hiệp và theo bề rộng. Họ có tính bài ngoại khá cao.

5. Họ đề cao tính khiêm tốn và có ít nhiều tư tưởng bè phái, chủ nghĩa địa phương, con cái hiếu thảo với cha mẹ, yêu nước và sẵn sàng hi sinh. Kính trọng người lớn tuổi.

6. Người Hàn Quốc cũng có một văn hóa gia đình rất vững chắc, và đôi khi coi trọng gia đình hơn bản thân. Đối với người Hàn, gia đình có ý nghĩa đặc biệt và là giá trị không thể thay thế trong tâm thức của họ. Các thành viên trong gia đình sống cùng trong một nhà, hoặc gần đó. Trong gia đình, một người đàn ông có vai trò lớn nhất, dẫn dắt và mọi người đều phải tôn trọng ý kiến. Phong tục này của người Hàn có nhiều nét tương đồng với phong tục người Việt Nam chúng ta, đó là: coi trọng gia đình, họ hàng, nhớ về nguồn gốc của mình. Thậm chí dù ở xa nhưng người Hàn Quốc vẫn luôn hướng về gia đình. Các gia đình vẫn họp mặt thường xuyên, đặc biệt là trong những dịp lễ hội lớn hàng năm như Chusok (dịp Trung thu), hay trong những sự kiện gia đình như lễ cưới và Tol (lễ thôi nôi).

7. Người Hàn Quốc cũng thích tụ tập. Ví dụ, họ thích gặp gỡ bạn bè và họ hàng để ăn uống, và thích tổ chức các cuộc tụ họp như vậy ở nhà. Khi người Hàn Quốc đến nhà hàng, rất hiếm khi mọi người góp tiền cùng thanh toán. Thường thì người già nhất sẽ trả tiền cho tất cả. Văn hoá đãi tiệc và ẩm thực của Hàn Quốc rất độc đáo, đặc biệt là văn hoá uống cùng đồng nghiệp và bạn bè rất phát triển.

9. Chủ nghĩa tập thể: người Hàn Quốc chú trọng khái niệm sinh hoạt tập thể “단체생활”, và họ cho rằng người sinh hoạt tập thể tốt nhất chính là người giỏi hòa đồng với xã hội và thành công. Thật khó khăn để bỏ một buổi liên hoan trong công ty hoặc sinh nhật của một đồng nghiệp. Họ hay tụ tập hát hò, đi du lịch chung với nhau, ca hát, nhảy múa.

10. Người Hàn Quốc có lòng đam mê lớn đối với giáo dục. Đa phần các bậc cha mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con cái. Hàn Quốc có tỷ lệ biết đọc biết viết cao cũng như tỷ lệ phần trăm những người học đại học lớn. Từ xa xưa, người Hàn Quốc đã luôn đề cao người có học vấn.

11. Người Hàn Quốc rất yêu thích thể thao và rèn luyện sức khỏe. Đến với đất nước Hàn Quốc, du khách sẽ thấy người dân đang tập đi bộ, trượt ván, đi xe đạp trong các công viên thành phố. Những môn thể thao phổ biến nhất ngày nay là bóng đá, bóng chày, cầu lông, võ thuật… Nhiều người yêu thích những bộ môn thể thao cổ truyền như bắn cung Gungdo và vẫn duy trì bộ môn này cho đến ngày nay.

12. Người Hàn Quốc có thiên kiến và thành kiến rất mạnh, với họ, ấn tượng ban đầu là vô cùng quan trọng. Người Hàn Quốc nhiều khi quyết định một việc chỉ bằng một cuộc gặp và chỉ cần một ấn tượng tốt ban đầu. Cũng có thể đây là câu trả lời tại sao người Hàn Quốc lại ăn mặc rất đẹp và chú trọng hình thức bề ngoài. 

13. Người Hàn Quốc thích chĩa mũi nhọn vào thiếu sót của người khác nhưng cũng rất dè sẻn trong ca ngợi mặt tốt của người khác, nói một cách hay hơn thì người Hàn Quốc thường quá nhấn mạnh đến lý tưởng đạo đức. 

14. Người Hàn Quốc chú trọng hình thức và sĩ diện mạnh, hay Chủ nghĩa hình thức thái quá. Họ coi trọng chủ nghĩa tự tôn và cái tôi của mình. Họ cố gắng làm ra vẻ ta đây giàu có, hiểu biết và hơn người vì sợ người khác coi thường, họ không muốn chịu thua và tính canh tranh khá cao. Họ hay chạy theo mốt, kể cả trong việc sử dụng ngôn ngữ, hay chơi chữ và lạm dụng từ nước ngoài để chứng tỏ mình sành điệu và hiểu biết.

15. Họ sùng bái học giả quá mức. Với họ, giáo viên, giảng viên giáo sư đại học là những tồn tại đáng kính. Họ tôn trọng chữ nghĩa quá mức cần thiết. 

16. Người Hàn Quốc thường lẫn lộn giữa công và tư. 

17. Tư tưởng bảo thủ thoái hóa. Người Hàn Quốc thường thiếu mềm dẻo trong suy nghĩ, cứng nhắc và họ ngại thay đổi dù là tốt hay xấu. Rất không dễ để khuyên một người Hàn Quốc thay đổi. Trong tiếng Hàn có một từ ngữ rất phổ biến nói về tính cách bảo thủ của người Hàn Quốc đó là “chủ nghĩa mỳ gói” (국수주의)

18. Người Hàn Quốc thiếu tính chính xác, chu đáo hay tìm sự dàn xếp chắp vá nhằm giải quyết việc ngay trước mắt. Họ cũng thiếu tính kiên nhẫn nên thường thất bại trong những cuộc đàm phán dài hạn và cần sự kiên trì. 

Để hiểu thêm về con người nơi đây, du khách hãy thật sự hòa mình vào đời sống văn hóa, tinh thần của họ. Đất nước Hàn Quốc xinh đẹp với những con người nồng hậu, hiếu khách là điểm đến được nhiều sự quan tâm của các du khách quốc tế.

Nét Đặc Trưng Trong Văn Hóa Của Người Dân Đất Nước Lào?

Lào được nhắc đến với cái tên Triệu Voi hay còn gọi là xứ sở Champa, người anh em của Việt Nam, nới về truyền thống văn hóa và con người thì Việt và Lào có khá nhiều nét tương đồng. Đến với Lào là đến với đất nước của chùa tháp và lễ hội. Đến du lịch Lào du khách không thể bỏ qua những ngôi đền đài, chùa tháp, những hang động kì bí và những thác nước hùng vĩ, còn có những dãy núi cao thấp thoáng sương mù và những cánh rừng dày đặc phong phú với hàng ngàn loại thực vật khác nhau.

Nhân dân Lào có nhiều phong tục tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử. Những phong tục tập quán ấy trở thành lệ làng, được các thành viên trong bản mường thừa nhận và tự giác thực hiện. Thành viên nào làm trái lệ làng sẽ bị phạt, hình thức phạt do các già bản và tập thể bản mường quyết định. Nước Lào nằm sâu trong lục địa châu Á nơi giao tiếp giữa hai nên văn minh cổ đại là Ấn Độ và Trung Hoa. Bởi vậy trong quá trình lịch sử, nhân dân Lào còn tiếp thu các trào lưu văn hóa tràn qua các vùng này, ảnh hưởng sâu sắc nhất là phật giáo và văn hóa Ấn Độ.

Nước Lào đất rộng, dân không đông lại gồm nhiều dân tộc, bộ tộc. Tuy cùng sinh sống bằng nghề nông nhưng trình độ sản xuất không đồng đều nên phong tục tập quán ở mỗi miền có sự khác biệt. Vì thế mà phong tục tập quán ở Lào rất đa dạng thể hiện rõ trình độ sản xuất sinh hoạt của mỗi nhóm dân tộc, bộ tộc. Nhưng ở đây chỉ đề cập đến những tập quán chủ yếu có tính phổ biến.

Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái Lan: cay, chua và ngọt. Tuy nhiên, ẩm thực lại mang những phong cách đặc trưng rất riêng.

Người Lào ăn gạo là chính; các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay. Vị chính trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc … Món ăn tiêu biểu của người Lào là sự pha trộn giữa cay và ngọt, được trung hòa thêm thảo mộc. Mắm cá (pa dek) và mắm Cheo gồm da trâu, ớt nướng, tỏi nướng, riềng nướng, đường cùng nhiều gia vị thảo mộc trộn lẫn hoặc mắm Muok gồm lòng cá trộn ớt, sả, củ hành … hầu như nhà nào cũng có và nước mắm (nám pla) được người Lào sử dụng hết sức phổ biến.

Ẩmthực Lào có những món được xem là đặc sản như : Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm đu đủ gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị ăn rất lạ. Ngoài Tam Maak Hung còn có các món như Thoót mú đẹt điêu , tôm dâm cung, cá nướng… Mỗi món đều có các nguyên liệu khác như Lạp được làm bằng thịt heo, băm nhỏ, trộn gia vị Lào, ăn với xôi hoặc cơm, trộn chung với ớt cay, cá nướng được ướp muối ngoài da, khi nuớng chín, da cá không cháy nhưng phủ trắng lớp muối, thịt cá không dính vào da, mùi thơm, chấm với nước “chẻo” (đặc chế từ ớt, tỏi, hành, mắm, muối, bột ngọt và chanh). Món ăn từ côn trùng là loại thức ăn giàu đạm được tìm thấy rất nhiều trên đất nước Campuchia và Thái Lan và Lào. Người Lào cũng rất thích dùng côn trùng để chế biến nhiều món ăn. Từ dế cơm, trứng kiến đến con cà cuống, nhền nhện trong các món chiên, xào, dồi đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon. Đắt nhất vẫn là con cà cuống – một loại côn trùng có ích sống nhiều ở đồng ruộng Campuchia với hương vị thơm cay. Tuy nhiên, món ăn từ côn trùng của Lào lại ít món hơn người Thái Lan và ít phổ biến hơn.

Nhân dân các dân tộc Lào rất thích ca múa, đặc biệt là các làn điệu dân ca truyền thống. Không chỉ trong những ngày lễ hội, vui chơi hợp quần… người Lào còn hay ca hát trong sản xuất ngoài ruộng nương, đi hái lượm trong rừng, xuôi ngược trên các dòng sông.

Dân ca Lào rất phong phú, giàu âm điệu, mang đậm bản sắc dân tộc được phổ biến rộng rãi trong nhân dân từ nông thôn đến thành thị. Người có công lớn trong việc sưu tầm, phổ biến và nâng cao các làn điệu dân ca là các “mỏ-lăm” (ca sĩ), “mỏ khen” (nhạc công, thổi khèn bè). Đội ngũ “mỏ lăm, mỏ khen” ngày càng phát triển trước yêu cầu thưởng thức ca múa của nhân dân ở các bản mường, trong đó có nhiều nghệ sĩ tài ba nổi tiếng vừa có thể sáng tác vừa biểu diễn được đông đảo nhân dân ưu ái, mến mộ. “Mỏ lăm” ở Lào có vị trí thật đặc biệt trong xã hội. Họ sống gần gũi nhân dân, đi đến bản làng nào cũng được đón tiếp nồng nhiệt. Họ am hiểu sâu sắc cuộc sống, xã hội Lào, nắm bắt được tình cảm, ước mơ của các tầng lớp nhân dân. Có thể nói, họ là một tri thức, một nghệ sĩ của nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng.

Dân ca của Lào có nhiều loại như lăm, khắp, xỡng, kạp, ăn nẳng-xử… Mỗi loại lại mang sắc thái riêng của từng miền, từng dân tộc, từng địa phương. “Lăm” sử dụng nhiều thể loại thơ nhất được quần chúng ưa thích nhất và phổ biến trong cả nước.

Múa ở Lào cũng phổ biến rộng rãi, từ thành thị đến nông thôn. Trong những ngày lễ hội lớn nhỏ ở Lào đều tổ chức vui chơi hợp quần trong đó không thể thiếu tiết mục múa. Có điệu múa một người, hai người hoặc tập thể vài chục người (lăm-vông). Những đêm hội, già trẻ, gái trai đều tham gia múa ca một cách tự nhiên thoải mái. Các điệu múa của Lào thường uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhịp trống, động tác khá tự do, mang đậm màu sắc dân tộc.

Các điệu múa xuất hiện sớm nhất ở Lào là múa “Bẵng-phay”, “Lăm phen”, rồi đến điệu múa “Xỉ-nuôn”, “Kò-thạt”, Đoọc-bua (hoa sen)… Múa “Bẵng-phay” là điệu múa tập thể trong ngày lễ hội pháo thăng thiên (Bẵng-phay). Múa “Lăm-phen” giống múa tiên ở Ấn Độ, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xia. Múa “Kò-thạt” là múa tập thể xung quanh ngọn tháp trong các ngày lễ hội tôn giáo. Đặc biệt là múa “lăm-vông” (múa vòng tròn) tuy xuất hiện sau nhưng được phổ biến rộng rãi từ Bắc xuống Nam, từ nông thôn đến thành thị và được coi như điệu múa tập thể tiêu biểu của dân tộc. Múa “lăm-vông” xuất hiện vào thời điểm nào của lịch sử, đến nay chưa có lời giải đáp thống nhất của các nhà nghiên cứu văn hóa Lào, nhưng nó đã tồn tại nhiều thập kỷ qua và ngày nay nó vẫn có vai trò thật đặc biệt. Trong các ngày lễ hội, dịp vui chơi tập thể, các buổi liên hoan của một cơ quan, nhà trường, đơn vị vũ trang đều mở đầu và kết thúc bằng “lăm-vông”. Từng đôi nam nữ (có thể cả hai đều là gái hoặc trai) múa vòng tròn theo nhịp trống (nhịp 2/4 hoặc 4/4). “Lăm-vông” dễ múa, động tác sinh động, duyên dáng, uyển chuyển. Có thể “lăm-vông” xuất phát từ điệu múa “lăm-thôn” (múa 1 người).

Múa cung đình có múa đơn, múa đôi hoặc tập thể. Các vũ nữ múa cung đình được tuyển chọn kỹ và tập luyện khá công phu do một số nghệ sĩ được đào tạo ở nước ngoài (thường ở Ấn Độ hoặc Khơ-me) hướng dẫn. Khi biểu diễn các vũ nữ được ăn mặc hết sức lộng lẫy, sang trọng. Múa cung đình ít di chuyển, mà thường múa tại chỗ, kết hợp biểu diễn nhiều động tác mềm mại, dịu dàng, uốn lượn của ngón tay, bàn tay, cánh tay, vai, cổ, đầu, bàn chân cho đến ánh mắt, nụ cười, nét mặt theo tiếng đàn “la-nát”. Múa cung đình là dịp mua vui cho nhà vua, hoàng tộc và số quan chức gần gũi nhà vua. Một số điệu múa cung đình Lào được mô phỏng theo các điệu múa cổ Ấn Độ, Khơ-me và xoay quanh đề tài đề cao, chúc tụng, sùng bái nhà vua.

Về nhạc cụ người dân Lào thường dùng các loại sau:

– Khèn bè (khen): Là loại nhạc cụ phổ biến nhất ở các bản làng từ Bắc xuống Nam. Khèn bè dễ làm, dùng nguyên liệu ngay trong rừng, dưới sự hướng dẫn của “mỏ-khèn”, các tràng trai trong bản có thể tự làm được. Nhưng để có chiếc khèn bè âm thanh chuẩn phải tìm mua ở các chợ phiên, do các nghệ nhân chuyên sản xuất bày bán. Từ lúc còn tuổi thiếu niên con trai Lào đã học thổi khèn.

– Trống (kong): Trống cũng là nhạc cụ phổ biến ở Lào. Có thể nói rằng không có bản làng nào ở Lào không có trống và không ngày nào vắng tiếng trống, tiếng mõ ngân vang (bản có chùa). Có nhiều loại trống như trống cái, trống cơm, trống con…

Trống cơm (koong-tũm): Trống cơm được đánh cùng với một số nhạc cụ khác để múa tập thể trong ngày lễ hội “bẵng-phay” (pháo thăng thiên). Trống con (Koong kình) được đánh trong các buổi lễ cầu phúc.

Ngoài ra còn nhiều loại nhạc cụ khác được dùng phổ biến trong các ngày lễ hội sản xuất, tôn giáo, ma chay như: “khoọng” (chiêng), “xình” (rạo bạt), “pì” (sáo), “khùi” (tiêu), “mạc chặp pì” (đàn), “xo” (nhị), “pôông” (mõ), “xèng” (thanh la)…

Từ lâu trong mỗi bản mường, nhân dân có khả năng tự túc được các loại chăn, vải. Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào dùng các loại quả rừng, củ rừng. Các cô gái thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây hoa lá tự nhiên trong rừng núi bao la trùng điệp của quê hương mình. Kiểu áo quần, màu sắc cũng được chú ý sao cho tiện lợi, phù hợp với từng mùa, từng hoàn cảnh cụ thể khi đi lao động sản xuất, dự lễ hội, cưới xin, ma chay…

Lúc còn nhỏ, phụ nữ Lào để tóc hoặc hớt tóc. Trên mười tuổi thường búi tóc, một số địa phương như ở Luổng-pha-bang có tục búi tóc lệch hoặc thẳng để phân biệt giữa các cô gái có chồng và chưa có chồng. Ngoài năm mươi tuổi, phụ nữ Lào thường hay cắt tóc ngắn với quan niệm đã về già cần ăn mặc giản dị, gọn gàng, làm gương cho con cháu. Xưa kia cũng như ngày nay phụ nữ Lào thường mặc váy. Theo tập quán cổ truyền, phụ nữ Lào mặc váy có cạp, có gấu, không quá ngắn hoặc quá dài. Ai không mặc như trên hoặc dùng vải quá mỏng, quần chẽn bó lấy thân bị coi là không đứng đắn, trái với cách ăn mặc truyền thống của phụ nữa Lào. Các em bé gái dưới mười tuổi có thể châm chước trong cách ăn mặc nhưng vẫn kỵ mặc đảo ngược gấu váy lên trên. Đi lao động ngoài ruộng rẫy như gặt hái, làm cỏ, hái lượm trong rừng, phụ nữ mặc áo tay dài nhuộm màu chàm hoặc đen. Người lớn tuổi hay quấn trên đầu chiếc khăn rằn (phạ-phe). Đi dự lễ hội, phụ nữ Lào ăn mặc theo truyền thống dân tộc. Đó là váy toàn tơ, chân váy có những đường hoa văn mang màu sắc dân tộc, chiếc áo tay ngắn được may cầu kỳ hơn, có những đường viền hoặc thêu hình hoa lá, chim muông. Có cô gái mặc áo đính bằng khuy đồng hay khuy bạc, quàng chéo trước ngực chiếc khăn “phạ-biềng” màu. Bó sát lưng làm nổi thân hình thon thả của các cô gái là chiếc dây thắt lưng bằng đồng hay bạc gọi là “khểm-khắt”. Đi dự các ngày lễ hội các cô gái Lào thích đeo đồ trang sức như hoa tai, dây chuyền, nhẫn bằng vàng hay bạc. Nhưng phổ biến nhất là đôi bông tai và chiếc thắt lưng, đó là những vậy kỷ niệm của người con gái được cha mẹ sắm cho từ thưở nhỏ.

Nếu bạn đang có kế hoạch đi để hòa mình vào văn hóa, ẩm thực & con người nơi đây hãy cũngtrải nghiệm chùm tourdo công ty tổ chức.

Tính Cách Người Sài Gòn Xưa Và Nay…

1. “Đại Nam nhất thống chí”, phần tỉnh Gia Định, viết về người của tỉnh này như sau: “Tục chuộng khí tiết, trọng nghĩa khinh tài, sĩ phu ham đọc sách nhưng chỉ cốt hiểu rõ nghĩa lý mà vụng về văn từ. Nông dân siêng năng khi khởi công gieo cấy, nhưng sau lại ít hay bón xới, cứ để tùy theo thiên thời được mất mà thôi. Bách công kỹ nghệ thô sơ, đồ dùng tuy vụng mà bền, hay dùng đồ ngoại hóa. Nhà buôn lớn đều là người nước ngoài đến, người bản xứ chỉ buôn bán nhỏ, đem chỗ nhiều đến bán chỗ ít kiếm lời đủ tiêu dùng hàng ngày thôi. Đất lắm sông rạch nên nhiều người biết bơi. Người đến ở đủ cả bốn phương, mỗi nhà đều có tục lệ. Dân ở thôn dã thì chất phác, dân ở thị thành thì du đãng. Tang chế, hôn nhân có người giữ theo lễ chế, mà cũng có người bắt chước làm theo đạo Phật. Còn như lễ tiết cuối năm, Nguyên đán, ngày mồng 5 tháng 5, thờ cúng tổ tiên, cho đến tiệc mừng sinh nhật, ngày thưởng giai tiết đại khái các tỉnh Nam kỳ cũng giống nhau cả”.

Từ nhận xét đó của “Đại Nam nhất thống chí” có thể thấy, tính cách người Sài Gòn và nếp sinh hoạt, cách sống mang nhiều đặc trưng của người Nam kỳ xưa. Đó là sự phóng khoáng, ít câu nệ phép tắc, ít chuộng việc tích lũy để làm giàu mà cốt đủ sống, đồng thời linh hoạt, dễ thích nghi và dung hợp…

Người Sài Gòn thực chất là người của rất nhiều vùng miền, nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, với những nét văn hóa riêng, hội tụ ở vùng đất này và gần như bộc lộ những điểm vừa là tinh túy nhất của họ, vừa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sản vật tại chỗ. Chuộng khí tiết, trọng nghĩa khinh tài, ham đọc sách, siêng năng, sản xuất đồ đạc thì bền, biết giữ gìn lễ giáo… chính là những nét tinh hoa về phẩm chất con người. Đây là điều rất thú vị, bởi dân Sài Gòn gần như là người “tứ chiếng” (đúng là người “đủ cả bốn phương”), “phức tạp”, bởi phần nhiều xuất thân từ dân nghèo bỏ xứ đi khai hoang, một số là người thích phiêu lưu, một số khác là “chạy trốn” các chính quyền, trong đó có cả người bị lưu đày, người nước ngoài… Ban đầu, rất ít những người có học thức cao, có của cải, có địa vị… mà chịu đến với nơi “rừng thiêng nước độc” này. Những người đến đây mang trong mình những nét đặc sắc trong văn hóa của xứ sở họ, gặp người lạ thì nương nhau mà sống, tính dung hợp cao mà tính cạnh tranh thấp, nên thường “khoe” những phẩm chất tốt nhất của bản thân, của dân tộc hay quê hương mình.

Còn “vụng văn từ”, “tùy theo thiên thời”, “chỉ buôn bán nhỏ”, “hay dùng đồ ngoại hóa”, “nhiều người biết bơi”… là những đặc điểm thích nghi với đất, với người, với điều kiện vốn có của nơi ở. Ở vùng đất mới, sản vật dồi dào, cá dưới sông có thể lấy rổ mà vớt, rau mọc dại có thể thò tay mà bứt, cây trái mọc hoang có thể hái tùy ý, chỉ cần bỏ chút công sức có thể tìm được cây lá để cất nhà, tìm được đay để se chỉ dệt vải… Mùa nào thức ấy, không lo thiếu, không cần phải dự trữ, cũng không cần lo làm giàu, bởi gần như mọi thứ đều có sẵn, có thể tìm thấy bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu… Họ sống thực tế, ít chuộng hình thức, không sính chữ nghĩa, bằng cấp. Trong khi đó, ở vùng sông nước, dĩ nhiên phải tập bơi xuồng, lội sông để tiện đi lại, sinh hoạt. Và, ở vùng có đông người các dân tộc đến sinh sống, là nơi giao lưu, hội tụ, việc tiếp thu, dung nạp những cách sống, những sản vật, hàng hóa trở nên rất bình thường; sau này việc tiếp thu và phát triển các luồng tư tưởng mới cũng rất dễ dàng…

2. Người Sài Gòn xưa sống chan hòa, thuần phát như thế. Việc làm giàu, buôn bán lớn để mặc cho người nước ngoài thực hiện, không cần cạnh tranh, bởi dân ta ở đây gần như không có nhu cầu. Miễn sao sống hòa thuận, giúp đỡ nhau, cùng nhau chống thiên tai địch họa, đúng tinh thần trọng nghĩa khinh tài. Ở góc nhìn đó, nói người thành thị là “du đãng” thì không có nghĩa họ là những kẻ “lưu manh”, “côn đồ”, “du thủ du thực”, theo kiểu “đá cá lăn dưa” hay “đầu trộm đuôi cướp”. Đó là kiểu sống linh hoạt, khí khái, pha chút ngang tàng, phóng túng. Bởi vậy, trong câu chuyện thầy Thông Chánh giết chết tên biện lý người Tây Jaboin vì tên này dụ dỗ vợ thầy rồi can đảm đầu án để nhận lấy cái chết, người đời đã hết lời ca ngợi: Thầy Thông lanh lẹ cực kỳ/ Bắn quan biện lý tức thì mạng vong/ Phủ Hơn thấy hắn thấy kinh/ Nắm tay Thông Chánh giựt liền súng đi… Chưa vội đặt yếu tố yêu nước ở đây, ngay cả chuyện “trừng trị” kẻ “gian phu” cũng đủ cho thấy khí khái của người Sài Gòn xưa… Còn một tính cách đặc sắc nữa của người Sài Gòn, đó là sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Chuyện nông dân, người nghèo theo Quản Hớn, Nguyễn An Ninh, Phan Xích Long… là “quốc sự” không chỉ vì lòng yêu nước mà còn vì cái nghĩa với đồng bào, với cá nhân các thủ lĩnh. Còn trong dân gian, chuyện Thủ Huồng sau chuyến xuống âm phủ khi trở lại trần gian đã làm nhiều việc bố thí, tích đức. Từ Đồng Nai về Gia Định, đường sông Đồng Nai và sông Sài Gòn lúc đó còn hoang vắng, ghe thuyền lỡ con nước phải dừng lại, không có quán xá, chợ búa, nên Thủ Huồng quyết định ở lại và kết một cái bè lớn, trên bè dựng nhà, đủ chỗ nghỉ, có sẵn nồi niêu, đồ dùng, gạo củi và mắm muối… Ông ta còn cho họ tạm trú trên bè năm ba ngày mà không nhận tiền của ai, mãi cho đến ngày chết… Đó là sự tích đất Nhà Bè ngày nay. Đó cũng là chuyện phục thiện, phản tỉnh của những người có lúc vì cái danh, cái lợi mà bỏ qua cái thiện, cái nghĩa, vốn rất phổ biến ở vùng đất Sài Gòn nói riêng và Nam bộ nói chung. Nhưng trong sâu xa, đó là tinh thần chuộng nghĩa, hết lòng vì đồng bào của người Sài Gòn xưa…

3. Hiện nay, về cơ bản, người Sài Gòn – chúng tôi vẫn giữ những nét riêng về tính cách. Đó là tinh thần trọng nghĩa, mà hiện được khái quát thành đặc điểm “nghĩa tình” (trong công tác xã hội – từ thiện, trong giúp đỡ lẫn nhau của người dân trong cộng đồng, đến độ được gọi chung là “người Sài Gòn ưa làm việc thiện” hay “người Sài Gòn tử tế”…); đó là tinh thần tiên phong, đi đầu trong rất nhiều hoạt động (như phong trào xóa đói giảm nghèo, bóng đá nữ, đua xe đạp, xây dựng khu phố văn hóa…); đó là linh hoạt trong việc dung nạp các luồng tư tưởng, các lối sống mới, các hoạt động mới (thành phố là nơi đầu tiên trong cả nước “xé rào”, “bung ra”, làm cơ sở cho những đổi mới của Đảng ít năm sau đó)…

Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X có nêu: “Xây dựng môi trường văn hóa để con người phát triển toàn diện; nghiên cứu, phát huy đặc trưng, tính cách con người thành phố trong đặc điểm chung của con người Việt Nam. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, các giá trị văn hóa mang nét đặc trưng của nhân dân thành phố”. Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu xây dựng chúng tôi có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, hàm ý có thể so sánh với hệ thống chung về một thành phố sống tốt của các đô thị trên thế giới, đồng thời mang nét đặc trưng riêng của thành phố là đậm tính nhân văn. Phải chăng những nét đặc trưng đó xưa cũng như nay đều thống nhất nhau, chỉ có những thay đổi về cách biểu hiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể của thời kỳ mới?

Đặc Điểm Của Tính Thời Vụ Trong Du Lịch

1. Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch:

Về mặt lý thuyết, nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm (luôn giữ được lượng khách và doanh thu nhất định) thì tại vùng đó tính thời vụ là không tồn tại. Tuy nhiên, khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch.

2. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó :

Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch là chủ yếu như nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch là vào mù hè hoặc mùa đông.

Chẳng hạn như các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu của Việt Nam chỉ kinh doanh (và phát triển) loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ vào mùa hè.

Nhưng nếu như tại một khu nghỉ mát biển lại có nhiều nguồn nước khoáng giá trị, ở đó phát triển mạnh 2 thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghĩ dưỡng chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến ở đó có 2 mùa du lịch.

Tại một số vùng núi ở châu Âu (tại Áo, Pháp) phát triển 2 mùa du lịch chính là mùa đông trượt tuyết, mùa hè leo núi nghĩ dưỡng và chữa bệnh.

3. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau :

Du lịch chữa bệnh thường có mùa dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu hơn. Du lịch nghỉ biển (vào mùa hè), nghỉ núi (trượt tuyết vào mùa đông) có mùa ngắn hơn và cường độ mạnh hơn (do phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên nhiều hơn).

4. Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ kinh doanh:

Thời gian mà ở đó cường độ lớn nhất được quy định là thời vụ chính (mùa chính), còn thời kỳ có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính gọi là thời vụ trước mùa, ngay sau mùa chính gọi là thời vụ sau mùa. Thời gian còn lại trong năm còn được gọi là ngoài mùa. Ở một số nước chỉ kinh doanh du lịch nghỉ biển là chủ yếu thời gian ngoài mùa người ta gọi là “mùa chết”.

Thí dụ: Tại bãi biển Sầm Sơn vào tháng 6, 7, 8 là thời gian tắm biển đẹp nhất, nhiều người đi tắm nhất (và cũng vì vào kỳ nghĩ hè). Vào thời gian đó số khách đông nhất, cường độ thời vụ là lớn nhất hoặc gọi là mùa chính.

Vào tháng 4, 5, 9, 10 nước biển cũng tương đối ấm, có thể tắm biển được vẫn còn có khách đến tắm biển, nghỉ ngơi hoặc trước mùa và sau mùa.

Còn lại tháng 11, 12, 1, 2, 3 là những tháng ngoài mùa (mùa chết).

6. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du lịch :

Các trung tâm dành cho du lịch thanh, thiếu niên (sinh viên, học sinh) thường có mùa ngắn hơn và có cường độ mạnh hơn so với những trung tâm đón khách ở độ tuổi trung niên. Nguyên nhân chính ở đây là do thanh, thiếu niên thường hay đi theo đoàn, hội vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngắn hạn.

7. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu trú chính :

Ở đâu (đất nước, vùng) có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính – khách sạn, mo6tel, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và Camping. Ở đó mùa du lịch thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn.

Đặc điểm này là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Những nơi có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính thì việc đầu tư và bảo dưỡng tốn kém hơn dẫn đến các nhà kinh doanh phải tìm nhiều biện pháp kéo dài thời vụ hơn.

Những nơi có thời vụ du lịch ngắn thì nhu cầu đầu tư và xây dựng các cơ sở lưu trú chính ít hơn. Cơ sở lưu trú là nhà trọ và Camping vừa linh hoạt lại vừa tốn ít chi phí hơn.

– Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam:

+ Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh du lịch quanh năm.

Sự đa dạng về khí hậu. Nước Việt Nam hình chữ S trải theo chiều Bắc – Nam. Do vậy, chỉ có ở miền Bắc và miền Trung còn có mùa đông, ở miền Nam khí hậu quanh năm nóng ấm, bờ biển dài thuận lợi cho kinh doanh du lịch nghỉ biển cả năm.

Sự phong phú về tài nguyên nhân văn ở khắp mọi miền đất nước. Do đó, tính thời vụ có thể hạn chế và có điều kiện giảm cường độ của thời vụ du lịch.

+ Trong giai đoạn hiện nay đối tượng khách du lịch tại Việt Nam có động cơ và mục đích rất khác nhau.

Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là để nghỉ biển, nghỉ dưỡng và (đi tham quan) lễ hội, họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và các tháng đầu năm.

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp kinh doanh thăm dò thị trường), ký kết hợp đồng, một số với mục đích tham quan tìm hiểu (động cơ xã hội), khách đến Việt Nam chủ yếu vào từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm.

Luồng khách du lịch nội địa lớn hơn luồng khách du lịch quốc tế nhiều.

+ Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của thời vụ du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và các trung tâm du lịch biển là rất khác nhau.

Điều đó phụ thuộc vào sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịch khác nhau và cấu trúc, đặc điểm của các luồng khách du lịch.

Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong giai đoạn phát triển du lịch hiện nay thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử (di tích lịch sử); các giá trị văn hóa (các phong tục tập quán cổ truyền, các lễ hội), các dự án đầu tư, các hoạt động kinh doanh sản xuất, phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (và tổng số ngày khách của khách du lịch quốc tế) tập trung chính vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 trong năm bởi các nguyên nhân sau:

Phần lớn các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán tập trung vào những tháng đầu năm. Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết khách Việt Kiều (chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam) và khách du lịch với mục đích tham quan, tìm hiểu thường đến dịp này.

Các thương gia đến Việt Nam thường đến nhiều vào thời gian ngoài kì nghỉ hè, vì thời gian nghĩ hè họ thường cùng với những người thân của họ đi nghỉ ở những nơi nổi tiếng, truyền thống hấp dẫn cho các kỳ nghỉ hè gia đình của khách du lịch quốc tế trên thế giới.Ví dụ khách du lịch Pháp thường tránh đến Việt Nam vào tháng 7, 8, 9 vì họ sợ gió mùa, bão của những tháng đó.

tính phổ biến thời vụ du lịch

tính thời vụ của sản phẩm du lịch

đặc điểm củA thời vụ du lịch

,

Cập nhật thông tin chi tiết về Tính Cách Đặc Trưng Của Người Hàn Quốc trên website Tuyensinhtdnceovn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!